Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

17/10/2020

Thư luận

Lê Hữu Khóa

Hồi âm trên dặm đường giãi luận

Thư tới như sấm chớp, bão giông…

Hồi âm như vượt suối, trèo đèo…

thuluan1

Thư gởi sinh viên Trương Thị Hà

(Tặng các bạn sinh viên đã xuống đường để chống luật đặc khu tháng sáu năm 2018, đã bị bạo quyền công an của tà quyền độc đảng đàn áp, bắt bớ, hành hung, tra tấn…)

 

thuluan3

Lương tâm người thầy, lương tri giáo dục

Thư của sinh viên Trương Thị Hà, (người bị công an đánh vào ngày 17/6/2018) gửi ông Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

From : Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

To : Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng đào tạo ; và Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng truyền thông của trường (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).

***

Thầy Hạ kính mến,

Khi viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 với những con người đáng sợ mang danh "công an nhân dân". Em không giận thầy cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ đáng giận thầy ơi.

Em là lớp trưởng lớp 17/2 Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho các bạn trong lớp. Em luôn cố gắng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khóa học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triều, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy lớp em ạ. Em nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của thầy, em là một Lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những người "công an nhân dân" kia nói em là : "con điếm", "con đĩ", "con phản động", "bị đuổi học"…

****

Tao Đàn, ngày 17/06/2018

Thầy ơi, chỉ thầy mới có thể cứu được em lúc này thôi ạ…

Công an 1 : Tôi sẽ gọi thầy Phó Hiệu trưởng của em đến đây.

Thầy ơi, khi nhìn thấy thầy, em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng…

Công an 1 (đe nẹt) : Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…

Công an 2 (liên tục sỉ nhục) : Loại này làm đĩ, làm điếm, chứ Lớp trưởng gì. Tao khinh !

Công an 3 (vỗ về) : Em "hợp tác" đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em mời Luật sư.

Hà (nhìn vào thầy khóc) : Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy hãy báo cho Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị bắt ở đây ạ. Số điện thoại của 2 Luật sư đây ạ.

Thầy : Im lặng…

Hà (khóc to hơn) : Em là người hành nghề Luật, em có quyền được mời Luật sư… Thầy có thể hỏi các thầy cô đại học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa sinh viên ngoan. Ngày xưa, các thầy cô đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy. Nếu các thầy cô đại học Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em. Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo Luật sư giúp em. Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy. Thầy ơi, thầy hãy nhìn vào mắt em. Em có giống một đứa sinh viên hư không ạ ? Thầy đừng im lặng như vậy mà. Thầy chỉ cần thông báo cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ.

Công an 1 : Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời Luật sư, Luật sư không có quyền đến đây cả ! Vô ích thôi.

Thầy : Thầy không biết về Luật.

Hà (khóc và bất lực) : Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của thầy nghi bị người của Báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã lên tiếng và Luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên ấy. Em cũng là sinh viên của thầy, em xin thầy hãy đối xử công bằng với em như em sinh viên kia. Hãy thông báo cho các Luật sư của em là em đang ở đây ạ.

Công an 4 : Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa ?

Hà : Im lặng và nhìn thầy.

Công an 4 (vả vào mặt Hà : Bốp) : Mày không "hợp tác" à. Mày nhắc đến 3 từ "mời Luật sư" nữa, tao vả cho vỡ mồm.

Thầy : Im lặng…

Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.

Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn ? Tại sao thầy nói với em là thy không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy ? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ ?

Xin thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự thật lòng với em vào email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. ạ.

Em tin rằng, lúc đó có công an nên thầy không thể làm những điều thầy muốn. Giống như các thầy cô đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở và bảo vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vụ của họ. Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ và che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy ơi.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này được thôi ạ. Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy. Thầy có thương em không ? Chỉ cần vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi. Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ạ.

----------------------

Hà con,

Thầy không quen con, thầy đọc được thư này của con qua mạng xã hội, thầy đã viết thư ngay cho con, con đã hồi âm cho thầy, trong thư này thầy thấy cần có thái độ cá nhân của kẻ làm thầy trước hoàn cảnh của con, vì đây là trường hợp mà môi trường giáo dục bình thường phải nhận diện được : lương tâm người thầy, lương tri giáo dục. Thầy xin được bày tỏ với con tâm sự của một người thầy đang giảng dạy tại các đại học Âu châu, và được các đại học này đào tạo khi còn là sinh viên, từ là trò giờ đã là thầy trong gần nửa thế kỷ qua tại đây.

Môi trường đại học là môi trường đào tạo đôi, đào tạo sinh viên bằng lý trí của khoa học, đào tạo sinh viên bằng tuệ giác của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành làm nên luân lý của công dân có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước, cặp đôi này luôn lấy tính khách quan để lý luận, tại đây mê tín của cuồng đạo, ý thức hệ qua tuyên truyền không hề có chỗ đứng, ghế ngồi trong môi trường đại học này. Nên thầy đề nghị với con, là thầy trả lời con bằng phương pháp luận của phân tích nội dung đã có chỗ đứng, ghế ngồi không những trong các ngành khoa học nhân văn (ngôn ngữ hoc, triết học, văn học…) mà cả trong khoa học xã hội (dân tộc học, nhân học, xã hội học…). Phương pháp luận phân tích nội dung 1 tự thượng nguồn tới hạ nguồn phải bám và không được rời ba hằng số của nhân tri, mà cũng là ba hàm số của nhân tính, nên luôn là ẩn số của nhân cách ; đó là : sự thật, chân lý, lẽ phải. Sự thật của nhân bản, chân lý về nhân vị, lẽ phải về nhân phẩm. Nội dung phương pháp điều khiển hành tác của kỹ thuật phân tích, nên thầy dùng chính nội dung của lá thư này của con, để thầy cùng con phân tích không gian giáo dục, để giải thích về môi trường học đường.

Nghiệp vụ học

Thầy Hạ kính mến,

Khi viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 với những con người đáng sợ mang danh "công an nhân dân". Em không giận thầy cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ đáng giận thầy ơi.

Thầy xin trả lời con và xin bắt đầu bằng sự tôn trọng đồng nghiệp, đây là một trong các hành xử bình thường mà người trong nghề gọi là : nghĩa vụ hoc (déontologie). Cụ thể là toàn bộ lá thư này, thầy sẽ không chỉ trích, phê phán, trách móc việc ông Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng đào tạo, đã không đủ nội công đạo lý, không có tầm vóc luân lý, không được trang bị trong hành trang giáo dục của ông một bản lĩnh làm thầy để bảo vệ con trong vòng vây hung tàn của bọn công an đã hành hung con một cách thô bỉ nhất 2.

Có đáng trách là nên trách bạo quyền độc đảng lãnh đạo hiện nay đã tha hóa nền giáo dục nước nhà, đã đưa phản xạ vắng nhân cách của họ : hèn với giặc, ác với dân, vào không gian giáo dục, vào môi trường học đường. Đưa không khí hèn vào các ứng xử không có đạo lý khi có một vài thầy cô không có đủ can đảm để bảo vệ sinh viên của mình đấu tranh cho lẽ phải, có lòng với dân, có tâm với đất nước.

Không khí hèn lan tỏa rồi trùm phủ lên thái độ sống của vài (hoặc nhiều) thầy cô, đúng ra họ phải là trí thức có đạo lý, tức là phải thẳng đầu-ngay lưng-vững chân, ngược lại họ lại cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc đảng, trước tà quyền cấp bộ, trước ma quyền cấp trường, qua chuyện buôn bằng bán cấp trong hệ thống giáo dục, để gian lận trong mua chức bán quyền trong cơ chế, mà trong đám chóp bu lãnh đạo đã có kẻ buôn dân bán nước cho Tàu tặc đã chiếm biển, chiếm đảo của ta ; cho Tàu họa với thực phẩm bẩn, hóa chất độc ; cho Tàu họan đã và đang hủy diệt môi trường Việt, môi sinh Việt ; cho Tàu nạn với bọn đầu cơ các công trình, đầu nậu luôn trong chuyện buôn người, tất cả chúng đang bần cùng hóa, đang bẩn thỉu hóa Việt tộc.

Ý đồ của Tàu tặc-Tàu họa-Tàu họan-Tàu nạn đang diễn biến trước mặt chúng ta, với sự thông đồng của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền. Hãy dùng nội dung của nghĩa vụ học để chế tác ra nội công cho phân tích, làm nên nội lực cho giải thích để thẳng thắn kết luận : tất cả bọn Tàu tà với ý đồ xâm lược nước ta, thông đồng trong bóng tối với bọn độc tài trong độc quyền phản dân hại nước, tất cả chúng chỉ là : âm binh ! (tà kiếp trong âm lộ). Và khi con cùng các bạn sinh viên biết xuống đường để nói lên : ý thức yêu nước, nhận thức thương nòi với sự tỉnh thức phải bảo vệ quê hương, dân tộc tới cùng ; thì đúng ra là tất cả thầy cô có nhân cách thẳng đầu-ngay lưng-vững chân phải ủng hộ các con. Không có nhân cách trong giáo dục, thì đừng mong có phong cách trong giáo khoa, thì đừng mong có tư cách trong giáo án, để trao truyền kiến thức đàng hoàng và tử tế tới sinh viên, học sinh 3.

Câu chuyện hèn với giặc, ác với dân 4, mang không khí hèn vào giáo lý, nó cũng mang không khí ác vào quan hệ thầy cô với học trò, cái ác ngày ngày xuất hiện trong không gian giáo dục, trong môi trường học đường hiện nay của Việt Nam, khi dân tộc và đất nước bị lãnh đạo bởi cái bạo, cái tà, cái ma, cả ba cái này làm nên cái ác bằng cái bạo. Trong đó có bạo động giữa thầy cô với học trò, bạo hành giữa học trò với nhau, bạo lực lên ngôi một cách thô tục nhất ; khi mà cái ác liên minh với cái bạo, nó điếm nhục hóa cả một hệ thống giáo dục ! Với tên bộ trưởng bộ giáo dục viết-rồi-bôi chuyện "trừng phạt" sinh viên : "bán dâm quá bốn lần" ; đây là cách hành văn của bọn ngọng ngôn ngữ, điếc ái ngữ, lòa nhân tri, què trí tuệ. Chúng điếm nhục hóa cả một hệ thống giáo dục, (gian giáo trong điếm lộ !).

Ba hệ giáo : lương, liêm, nhân

Em là lớp trưởng lớp 17/2 Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho các bạn trong lớp. Em luôn cố gắng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khóa học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triều, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy lớp em ạ. Em nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của thầy, em là một Lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những người "công an nhân dân" kia nói em là : "con điếm", "con đĩ", "con phản động", "bị đuổi học".

Lá thư này thầy gởi tới con, để ta phân tích rõ về nội dung : lương tâm người thầy, lương tri giáo dục, mà lương tri ở đây chính là tri thức của lương tâm, của một hệ thống giáo dục phải liêm chính, mới đào tạo được một đội ngũ thầy cô liêm sỉ để trợ lực và trợ duyên cho học sinh, sinh viên thành những công dân liêm khiết. Hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) song hành cùng hệ liêm (liêm chính, liêm sỉ, liêm khiết) chính là con ngươi của mọi hệ thống giáo dục, con à ! Trong lá thư này của con có đầy đủ cả hai hệ : lương liêm, nên thầy khẳng định là thầy : đứng về phía nước mắt của con ! Như thầy đã đứng về phía công bằng để chống bất công, như thầy đã đứng về phía dân chủ, về hướng nhân quyền để trực diện chống lại mọi hành vi, mọi hành xử bất nhân, tới từ bất cứ tà quyền lãnh đạo nào, từ bất cứ ma quyền tham quan nào, từ bất cứ bạo quyền công an nào.

Đi học là nhập nội vào môi trường đôi hài hòa giữa khoa học và trí thức, trong đó giáo lý được học-hiểu-trao-truyền, qua đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) làm nên luân lý của công dân có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước. Cả hai đạo luân làm nên đạo đức của người thầy trao-để-truyền cho học sinh, sinh viên hệ thức (từ kiến thức tới tri thức, từ ý thức tới nhận thức để luôn được tỉnh thức), trong mỗi người trong chúng ta biết trên kính dưới nhường, mà thi hào Nguyễn Du đã đúc kết được thành mô thức hành xử cho kẻ bề trên với bề dưới là : "phải dung kẻ dưới mới là lượng trên".

Xa hơn nữa không gian giáo dục, môi trường học đường là nơi phân tích sâu rộng và giải thích cao xa : đạo lý,luân lý, đạo đức để các chủ thể của kiến thức là thầy cô và học sinh, sinh viên có một niềm tin về nhân tính dựa trên nhân tri làm ra nhân trí được trao truyền ngay trong học đường, mà các con là sinh viên sẽ đại diện cho xã hội, cho dân tộc, cho đất nước khẳng định nhân vị bằng nhân nghĩa với đồng bào, bằng nhân đạo với đồng loại. Từ đây, tạo ra nhân văn trong cách hành xử của các con, dựng lên nhân bản trong thái độ sống của các con, đây chính là nhân phẩm của các thầy cô, nhân đạo của các con em học sinh và sinh viên. Giáo dục không hề rời bỏ hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) và hệ liêm (liêm chính, liêm sỉ, liêm khiết), vì cả hai tin vào hệ nhân (nhân tín, nhân tri, nhân trí, nhân vị, nhân nghĩa, nhân đạo, nhân văn, nhân bản, nhân phẩm) 5.

Mảnh lực của niềm tin

Tao Đàn, ngày 17/06/2018

Thầy ơi, chỉ thầy mới có thể cứu được em lúc này thôi ạ…

Công an 1 : Tôi sẽ gọi thầy Phó Hiệu trưởng của em đến đây.

Thầy ơi, khi nhìn thấy thầy, em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng…

Công an 1 (đe nẹt) : Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…

Công an 2 (liên tục sỉ nhục) : Loại này làm đĩ, làm điếm, chứ Lớp trưởng gì. Tao khinh !

Công an 3 (vỗ về) : Em "hợp tác" đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em mời Luật sư.

Hà (nhìn vào thầy khóc): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy hãy báo cho Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị bắt ở đây ạ. Số điện thoại của 2 Luật sư đây ạ.

Thầy : Im lặng…

Hà con,

Các công an đã hành hung con với bạo lực ở cấp thô bỉ nhất, đã nhục mạ con với ngôn từ tục tỉu nhất, với phong cách hành xử bỉ ổi nhất của họ, con hãy chọn bốn phân tích sau 6 :

- Phân tích chiều ngang, đây là loại chỉ biết thô tục qua bạo động vì họ không được giáo dục về đạo lý, luân lý, đạo đức, vì Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo họ chỉ dạy họ bạo lý, tà lý, vô đức.

- Phân tích chiều cao, đây là loại chỉ biết buộc tội bằng bạo lực vì họ không được giáo dục về hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) và hệ liêm (liêm chính, liêm sỉ, liêm khiết).

- Phân tích chiều sâu, đây là loại chỉ biết thóa mạ bằng vô minh, làm nên loại người vô tri, vô giác, nên rất vô cảm trước các chủ thể đại diện cho hệ lương và hệ liêm như con và các sinh viên, thanh niên, mọi thành phần xã hội trong tháng 6 năm 2016 đã đầy đủ bổn phận công dân trước họa "buôn dân bán nước" của tập đoàn tội phạm đang cai trị nước ta.

- Phân tích chiều rộng, qua lịch sử : con và các người đã xuống đường trong năm tháng đó là : những đứa con tin yêu của Việt tộc ! Mà trong lịch sử Việt tộc đã là một dũng tộc đánh thắng bao lần ngoại xâm phương Bắc ; là một minh tộc, biết thắng Tàu tặc trong lịch sử bằng chính sự thông minh của mình : Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung 7.

Con đừng quên nhé : Việt tộc là một dũng tộc, và là một minh tộc !

Nhưng trong thư này thầy muốn con đi cao, sâu, xa, rộng hơn nữa vào giáo lý được giáo dục tôn vinh, được đạo lý đạo đức xướng danh trong những thử thách của nhân loại, trong những thăng trầm của nhân sinh, qua hai phân tích của hai triết gia có chỗ đứng trung tâm trong tư tưởng hiện đại 8 :

- Levinas, ngọn núi cao của hiện tượng luận cùng lúc lại là bình nguyên mênh mông của triết đạo đức, yêu cầu trước khi ta phân tích về cách hành xử bạo ác của kẻ nắm bạo quyền để phán quyết về nhân cách và số kiếp của họ, thì ta hãy trở lại để đào sâu ngay trong nhân tính chúng ta : chất thánh ! Nếu chất thánh có trong mỗi ông thánh, thì chất thánh này có trong mỗi chúng ta : đạo chúa gọi nó là vị tha, đạo phật gọi nó là từ bi, chế tác ra bao dung, rộng lượng, khoan hồng để mở đường cho tha thứ.

- Derrida, chủ trì phái tháo cấu trúc tư tưởng để hiểu kiến trúc nhân tính, dặn chúng ta khi vị tha, từ bi, bao dung, rông lượng, khoan hồng để mở đường cho tha thứ, tha lỗi, tha tội. Mà nếu đúng là tha thứ thì phải tha thứ những chuyện không tha thứ được ! Mà nếu đúng là tha lỗi thì phải tha lỗi những chuyện không tha lỗi được ! Mà nếu đúng là tha tội thì phải tha tội những chuyện không tha tội được ! Còn tha thứ vì muốn được sống yên, tha lỗi vì muốn được sống lâu, tha tội vì muốn được sống riêng thì tha thứ, tha lỗi, tha tội chỉ loại này chỉ là vụ lợi bằng ích kỷ ! không phải là tha thứ thật, tha lỗi thật, tha tội thật 9.

Trên lưng cái hèn, trên vai cái ác, trên đầu cái bạo !

Hà (khóc to hơn): Em là người hành nghề Luật, em có quyền được mời Luật sư… Thầy có thể hỏi các thầy cô đại học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa sinh viên ngoan. Ngày xưa, các thầy cô đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy. Nếu các thầy cô đại học Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em. Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo Luật sư giúp em. Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy. Thầy ơi, thầy hãy nhìn vào mắt em. Em có giống một đứa sinh viên hư không ạ? Thầy đừng im lặng như vậy mà. Thầy chỉ cần thông báo cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ.

Công an 1: Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời Luật sư, Luật sư không có quyền đến đây cả! Vô ích thôi.

Thầy: Thầy không biết về Luật.

Hà (khóc và bất lực): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của thầy nghi bị người của Báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã lên tiếng và Luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên ấy. Em cũng là sinh viên của thầy, em xin thầy hãy đối xử công bằng với em như em sinh viên kia. Hãy thông báo cho các Luật sư của em là em đang ở đây ạ.

Công an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?

Hà: Im lặng và nhìn thầy.

Công an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à. Mày nhắc đến 3 từ "mời Luật sư" nữa, tao vả cho vỡ mồm.

Thầy: Im lặng…

Hà con,

Levinas Derrida, hai người thầy này là thầy của thầy trong cuối thế kỷ qua, họ đã qua đời nhưng bài học : chất thánh của tha thứ thật, tha lỗi thật, tha tội thật của họ luôn theo thầy qua những năm tháng này, thầy đã đơn phương áp dụng hai bài học này trước tà quyền lãnh đạo, trước bạo quyền công an, trước ma quyền bút nô 10 :

- Năm 1984, sau khi thầy xong luận án tiến sĩ thứ nhất, thầy đã tới thăm bác triết gia Trần Đức Thảo tại Hà Nội, tà quyền lãnh đạo lăm le chuyện trừng phạt thầy, (xảo phận trong bạo lộ).

- Năm 1986, thầy đi công vụ đại học cho Âu châu, thầy tới thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn, bạo quyền công an lẩn lút rồi de dọa thầy tại phi trường Tân Sơn Nhất, (tà kiếp trong ma lộ).

- Từ 1987 tới 2000, thầy giúp đỡ các văn nghệ sĩ miền Nam ra tù, từ các trại học tập (Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên…), xây lại mộ thi sĩ Hoàng Trúc Ly, mà không quên Bùi Giáng một thân một mình trong cuộc đổi đời xuống địa ngục sau 1975. Cùng thời điểm này, thầy không quên trợ giúp các thi sĩ kính yêu của Việt tộc, sống tại miền Bắc : Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Trần Huyền Trân… bọn công an nhắn lời hăm dọa thầy, (họan ngôn trong âm tướng).

- Từ 1983 tới 2019, với 50 đầu sách về Việt Nam và Việt kiều, luôn lấy sự thật-chân lý-lẽ phải làm định hướng để vạch mặt tà quyền lãnh đạo, bạo quyền công an, thì bọn bút nô, ký nô, văn nô sống nhờ bổng lộc của tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam, chúng từ vu cáo tới vu khống các công trình nghiên cứu, điều tra, điền dã của thầy, chúng không dám ký tên thật, ẩn danh giấu tướng như âm binh, (gian nghiệp trong điếm lộ).

Thầy đã trả lời, tự bài tới sách của thầy, là thầy không sợ chúng 11 ! Cùng lúc thầy nói rõ cho chúng biết : vị tha, từ bi, bao dung, rộng lượng, khoan hồng để mở đường cho tha thứ, tha lỗi, tha tội của thầy không cần chất thánh, mà chỉ là chất nhân ! Một chất nhân an nhiên trong tự tại, thong dong trong ung dung, và thư thái trong tuyệt đối bất bạo động ! Chỉ có cách này, chúng ta mới đi trên lưng cái hèn, trên vai cái ác, trên đầu cái bạo ! tất cả từ niềm tin của thầy về nhân tính làm nên nhân phẩm 12.

Mãnh lực của niềm tin

Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩn và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.

Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn ? Tại sao thầy nói với em là thấy không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì Công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy ? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ ?

Xin thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự thật lòng với em vào email: Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. ạ.

Em tin rằng, lúc đó có Công an nên thầy không thể làm những điều thầy muốn. Giống như các thầy cô đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở và bảo vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vụ của họ. Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ và che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy ơi.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này được thôi ạ. Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy. Thầy có thương em không? Chỉ cần vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi. Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ạ.

Niềm tin vào hệ nhân làm ra chất nhân, có hùng lực vô song, chuyện lạ là nó không cần một tôn giáo cuồng đạo nào cổ vũ nó, nó chẳng cần một ý thức hệ cực đoan nào cổ súy nó, nó thảnh thơi bằng nội lực của nó, nó thong thả bằng sung lực của nó, vì sinh lực của nó là niềm tin vào nội dung đạo lý, vào giá trị của luân lý. Niềm tin vào hệ nhân mang hệ lực (hùng lưc, nội lực, sung lực, sinh lực) vô song vì nó vô hình trước mắt tà quyền nhưng hiện diện ở mọi nơi, nó có trong nội dung bầu ơi thương lấy bí cùng, nó có trong giá trị một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, nó có trong nhân phẩm hạt muối cắn làm đôi giữa các con là sinh viên đang đấu tranh cho một xã hội công bằng, cho một đất nước không bị Tàu tặc đô hộ, cho một đồng bào sống trong dân chủ để hưởng trọn vẹn dân quyền 13.

Khi thầy còn là sinh viên, có lần bọn sinh viên nhóm của thầy hỏi chính thầy của mình là giáo sư Ricoeur (Trường Giang của triết luân lý, Nam Tào của hiện tượng học phương Tây) là : "Niềm tin tới từ đâu vậy thầy ?", cụ thể là nó trên trời rơi xuống, hay dưới đất mọc lên ? Thì thầy Ricoeur trả lời là (mà câu trả lời này thầy nhớ trọn kiếp làm người) : "Niềm tin tới từ những người tin nó, chính con người chế tác ra niềm tin, vì biết vào cuộc sống, để được sống chung, sống hòa, sống vui với nhau !".

Câu chuyện lương tâm người thầy, lương tri giáo dục 14 , có nền của nghĩa vụ học, dựa trên gốc của ba hệ giáo : lương, liêm, nhân ; có rễ là mãnh lực của niềm tin, làm tâm điểm cho cuộc đối thoại giữa con và thầy, chúng ta không lạc đề, vì không gian giáo dục, môi trường học đường luôn mang cái sáng của trí tuệ, cái trong của giáo lý, vì cả hai luôn biết dựa vào một liên minh của trí thức : sự thật- chân lý-lẽ phải, luôn song hành cùng nhau như một phương trình toán cho nhân kiếp, giúp nhân sinh tìm ra nhân đạo, nhân thế tìm ra nhân tri, nhân loại tìm ra nhân phẩm. Vì vậy, thầy xin con giữ những tên những người thầy sau đây, để họ được đồng hành cùng con trên con đường đi tìm sự thật-chân lý-lẽ phải 15 :

- Platon, mang tới cho chúng ta một định nghĩa : sự thật là sự định hình của chân lý, rồi nó trở thành bất di bất dịch, nó sẽ không thay đổi, sẽ không chuyển hóa, để được mọi người nhận như một giá trị vừa hiển nhiên, vừa vĩnh hằng.

- Augustin, đề nghị định nghĩa : sự thật được tìm ra bởi thiện ý như là một ý chí muốn nhập nội vào sự thật để hiểu tới nơi tới chốn sự thật. Tại đây, khi ý chí dựa vào thiện ý đã trở thành ý lực thì ý lực này chính là thể lực của niềm tin, và cái tin này cũng là bước đầu của trí tuệ, giúp ta khởi hành trên lộ trình đi tìm ra cái lý để hiểu cái thật. Cả hai cái tin, cái lý sẽ tìm ra cái thật, nơi mà cái tin chọn cái lý để tạo nền tảng để đón cái thật được tới.

- Descartes, một triết gia lấy thượng nguồn là duy lý để đi tìm cái đang ẩn sâu trong cái lý, khi ông xem sự thật khi được tung ra như một loại ánh sáng có sức sáng vô song tới để khai phá ý chí của con người muốn biết tận gốc rễ của cái thật. Chính độ sáng mãnh liệt này làm ngời cái thật được hiện hữu tròn đầy rồi hiện hình trọn vẹn giữa nhân sinh.

- Pascal, một nhà toán học lỗi lạc, nhưng cũng biết gởi niềm tin mình vào thượng đế, lại chọn một con đường khác khi ông đề nghị ta phân tích sự thật như một nghệ thuật sống mà con người biết tự thuyết phục mình trước cái hiển nhiên vì nó rõ ràng trong tuyệt đối, đó chính là sự thật. Mà muốn tới sự thật này thì phải biết yêu cái thật để thấu cái thật. Ông chắc chắn một điều là cái yêu đi tìm cái thật làm nên cái biết, cái hiểu về cái thật.

- Kant, có niềm tin sâu sắc về thượng đế đã chế tác ra muôn loài, nhưng cũng chính triết gia này lại đề nghị là không có niềm tin nào vô điều kiện cả, ông khuyên ta hãy đến với sự thật với sự thành thật học để hiểu. Khi ta có thiện chí để học, có công cụ của tri thức đúng để tìm ra kiến thức mới và đúng về sự thật, thì sẽ hiểu mọi điều kiện cần thiết để nhìn, để thấy, để nhận và để hiểu ra sự thật.

- Flaubert, phân tích sự thật của con người qua vụ lợi để bảo vệ tư lợi của mình, nên sự thật trong xã hội xuất hiện với sự xung đột về quyền lợi, nơi mà mỗi tư lợi bám vào chỗ đứng của nó, cùng lúc muốn lớn ra và đe dọa các tư lợi khác. Đã giàu rồi thì muốn giàu hơn, đứng núi này trông núi nọ cao hơn, và nói theo cách của Flaubert : quyền lực này không thể yêu quyền lực kia, chúng sinh hoạt trong xã hội để vô hiệu nhau, và nếu có điều kiện là chúng hủy diệt nhau, mọi thỏa thuận về quyền lợi đều tạm thời, mọi liên minh về quyền lực đều chóng chày, thay đổi liên hồi như nắng sớm mưa chiều.

- Husserl, cha đẻ của hiện tượng luận đưa ra luận thuyết sự liên đới của các chủ quan để cùng công nhận là cái biết đã mở cửa cho cái thật xuất hiện, để sự thật tới như một chân lý có rễ sâu, gốc chắc mà không ai bứng được. Để cụ thể hóa luận thuyết này, ông khẳng định là : sự thật đã có từ lâu, đã có sẵn, đã có trước câu hỏi sự thật là gì ? Chính cái biết là chìa khóa để mở ra không gian của sự thật để cái thật được nhập nội vào cái biết.

- Heidegger, môn sinh của Husserl và là triết gia sắc nhọn nhất về các luận hiện tượng học, khi ông tin rằng luôn có một bản thể nội tại giúp ta nhận ra sự thật, khi chủ thể muốn tìm ra sự thật, thì chủ thể phải là chủ thể mở : mở để sống, mở để nhận, mở để biết, mở để đón sự thật, để được sống thật, sống đúng, với hai bản thể : bản thể của chủ thể song hành cùng bản thể của sự thật. Tại sao lại dùng cụm từ bản thể ? Vì bản thể bên trong không phải là sự giới thiệu tên tuổi bên ngoài, tức là gặp sự vật rồi đặt tên cho sự vật đó, mà không biết nội chất và sự vận hành của sự vật này.

- Char, là thi sĩ hàng đầu của thi ca Pháp trong thế kỷ XX, mà cũng là bạn tri thức tâm giao của Heidegger, có tặng cho triết gia này một bài thơ khi ông ví sự thật như diễn biến linh hoạt của mùa thu, đã vượt hạ để chuyển mình mà vào đông : "Mùa thu sao luôn nhanh hơn cái cào đất của người làm vườn", chỉ vì trí tuệ của con người thường chậm hơn sự vận hành của thiên nhiên đang trùm phủ lên nó.

- Foucault, khi nối các định đề của triết học với các thực trạng của xã hội mà con người đang sống, thì đứa con tin yêu của triết học cận đại và xã hội học đương đại này đã đặt sự thật vào giữa tri thức quyền lực. Như vậy, sự thật luôn bị chi phối bởi hai cực này, ông tin là sự thật không vô tư và không vô điều kiện, vì cả hai tri thức và quyền lực đều không vô điều kiện.

- Bourdieu, là nhà xã hội học đã đi sâu và đi xa trên chủ thuyết khống chế để thống trị này, thầy khuyên các môn sinh phải luôn mài dũa xã hội học thật sắc nhọn, mang thể chất của một sinh lực luôn đủ hùng lực để chiến đấu vì sự thật, nằm ngay trong sự bất bình đẳng, tạo ra bất công trong mọi quan hệ xã hội

- Marion, là triết gia khi nghiên cứu sự quan hệ giữa sự thật và lòng tin ; sự thật xuất hiện như sự vén màn mà bóng tối không còn giúp gì được cho sự giả dối đang che lấp sự thật. Khi sự thật tới như ánh sáng vừa lan tỏa, vừa xóa đi bóng tối, thì sự thật vén màn tới đâu là nhân gian khám phá cái thật tới đó, tại đây có quá trình của vén-lật-nhìn-thấy-hiểu, các đồng từ này chính là các chỉ báo khách quan để định nghĩa thế nào là khám phá sự thật.

- Badou, triết gia đang có ảnh hưởng sâu rộng nhất hiện nay trong triết học hiện đại, yêu cầu chúng ta là mỗi lần đi tìm sự thật thì nên đi tìm sự bất công trước đã, chính cái bất tín làm nên sự bất công cũng chính là cái phản sự thật đang xiết cổ sự thật, để bất công được tồn tại, để bất nhân được che

giấu. Và con người sẽ tìm ra sự thật của số phận mình ngay trong sự nổi dậy chống bất công, đây là một mệnh đề mới của học thuật đương đại, vì sự nổi dậy để lật đổ độc tài chính là gốc, rễ, cội, nguồn của bất công, và bất nhân, đưa ta tới con đường của sự thật ; Ông khẳng định : không phải chỗ nào có bất công là chỗ đó có nổi dậy, nhưng chỗ nào nổi dậy rồi chỗ đó chắc chắn có bất công !

***

và các bạn sinh viên, thanh niên đã đứng lên-ngẩng đầu-thẳng lưng- mạnh bước trong các cuộc biểu tình năm 2016, chống lại luật đặc khu, mà nội chất mang ẩn số của buôn nước-bán dân cho Tàu tặc, các bạn hãy đem theo hành trang tri thức của các bạn các tác giả này nhé ! Vì họ giúp ta nhận ra những thử thách để ta kiểm chứng Việt tộc có phải là một dũng tộc, một minh tộc hay không trước thăng trầm hiện nay của dân tộc ta.

Thầy quý trọng các con,

thầy tin các con như thầy tin vào lương tri của Việt tộc.

 

------------------------

Thư gởi người bạn vô sản khuyên tôi vô vi

 

thuluan4

Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị cấp đảng ủy - Ảnh minh họa

Vô sản - vụ lợi , cộng sản - tư lợi

Chào bạn,

Cụm từ vô sản nhưng vụ lợi, bạn cũng có thể đổi lại theo ý bạn là cộng sản nhưng tư lợi, đây có lẽ là sự bất đồng của chúng ta trong nhiều năm qua ; may quá là tình bạn của chúng ta từ bao năm nay đã biết vượt thoát cái thấp của vụ lợi và vượt thắng cái hẹp của tư lợi, mong sao tình bạn này luôn thật sự là hạnh ngộ giữa cuộc sống này, nhiều trầm luân, lắm thăng trầm.

Tôi xin thành thật trả lời các câu hỏi, kể cả các chỉ trích của bạn về các bài tôi đã đăng, các sách tôi đã xuất bản, phương pháp trả lời của tôi thành thật nên tôi dùng chính lý lẽ của bạn để xây dựng hành trình các câu trả lời của tôi. Trong ngoại giao, thì các chuyên gia đặt tên cho phương pháp trả lời này là nhân địch luận, dùng chính luận điệu của địch thủ để đập ngã địch thủ, chúng ta là bạn nên tôi xin đổi lại là nhân hữu luận. Thân hữu là bảo vật mà đời trao tặng bạn à ! Nên cũng xin cho bạn biết thêm là cả đời tôi sống không có địch thủ, vì không xem ai là đối thủ, không có đối phương vì không coi ai là đối nghịch, không có ai là tử thù, nên tới cho ngày rời khỏi cuộc đời này tôi cũng sẽ không có kẻ thù. Nhưng cũng xin bạn hiểu thêm là trong nhân hữu luận của tôi không những có nhân tâm nhận ra bạn là bạn, mà có cả nhân nghĩa biết giữ bạn trong đời mình, không những có nhân đạo song hành cùng bạn qua các thử thách mà có cả nhân từ biết cưu mang bạn khi bạn gặp hoạn nạn, nên phương pháp luận trả lời của tôi hoàn toàn ngược với nhân địch luận, chúng ta hãy đặt tên cho nó là nhân bản luận nhé !

1. Câu trách móc đầu tiên của bạn là : "Anh hay dùng từ "Việt tộc", "Việt học"..., tức là chỉ quan tâm đến người Việt (Kinh), trong khi Việt Nam còn 53 dân tộc khác nữa. Điều đó đã được xác định trong tên gọi ngành "Việt Nam học" đối với giới học thuật thế giới… chuyện "Việt tộc" - có vẻ như anh cũng giống những người theo "chủ nghĩa Đại Hán" : chỉ thấy Hán tộc trong đất nước Trung Hoa mà không thấy các dân tộc khác...

Xin trả lời :

- "Việt tộc" là ngữ pháp của ngữ văn dân tộc Việt ; còn "Việt học" chuyên ngành về "Việt Nam học", mà chúng tôi dùng giữa các đồng nghiệp mà cũng là đồng hương tại Paris có cùng một sở thích và mong muốn được nghiên cứu về đồng bào Việt, quê hương Việt… cụm từ này bác Hoàng Xuân Hãn, anh Tạ Trọng Hiệp, anh Nguyễn Khắc Hòe, anh Nguyễn Văn Toàn… vẫn thường dùng với tôi, nên tôi dùng nó với phong cách thoải mái của đàn em qua nhân cách thư thái của đàn anh… Tôi cũng xin trả lời bằng một hành tác khoan dung khác, cụ thể là ai trao "Việt học" tôi cũng nhận, mà ai dùng "Việt Nam học" tôi cũng đón, vì theo M. Weber nếu cả hai nghĩa cùng có thể hiểu được vì giải thích được thì ta cứ dùng cả hai ; nếu cả hai đều giải thích được thì cả hai xem như đã được hiểu rõ rồi. Bùi Giáng nói về chuyện này rất cao : "Đã mở cõi thì đừng ngăn miền", bạn có thấy cả Weber lẫn Bùi Giáng với thái độ vừa khoan hồng, vừa khoa học này, nó có "dễ thương" không ? Tôi thấy nó rất " dễ thương " vì nó rất "dễ hiểu", nên ta rất "dễ nhận", bạn cứ nhận cả hai nhé.

- Riêng khẳng định của bạn : "Việt tộc", tức là chỉ quan tâm đến người Việt (Kinh), trong khi Việt Nam còn 53 dân tộc khác nữa". Bạn ơi, bạn nên thận trọng vì "bút sa gà chết" bạn à, tôi tôn trọng các dân tộc ít người miền núi lẫn miền xuôi, nên tôi đã làm một chuyện "động trời" mà các nguời cộng sản hiện nay không sao chấp nhận được : tôi yêu cầu mọi chính quyền, tôi kêu gọi mọi chính phủ hãy trả lại sự tự chủ cho hơn 50 dân tộc này, nếu có liêm sỉ chính trị phải trả lại luôn đất cho họ. Xin bạn xem lại các cuốn sách của tôi về vấn đề này 16. Vì tôi kịch liệt chống bọn bạo quyền lãnh đạo, bọn tà quyền tham quan, bọn ma quyền lâm tặc đang chặt hết gỗ, đang đốn hết rừng, đang tàn hủy môi trường, đang truy diệt môi sinh của hơn 50 dân tộc này. Đây là điểm dị biệt lớn giữa chúng ta, có lần tôi thấy bạn cầu nguyện tại các chùa để thỏa mãn được các mong cầu của bạn trong cuộc sống, và ngược lại thì bao năm nay bạn không bao giờ thấy tôi chắp tay cầu nguyện vì tư lợi, mượn cửa chùa để vụ lợi. Tôi tởm bọn lãnh đạo tham nhũng, chúng xây chùa để "rửa tiền", rồi lấy vé du khách thăm chùa, chúng mượn chùa để buôn gian, bán lận, chúng buôn thần bán thánh để làm ra tiền, chúng đâu có "vô sản", chúng đâu có "cộng sản". Nhưng khi bạn thấy tôi chắp tay, cúi đầu, miệng thì "lầm bầm" trong các miếu đền của người Chàm, từ Quy Nhơn tới Nha Trang, từ Bình Định tới Phan Thiết, bạn biết tôi đang "lầm bầm" gì không ? Tôi đang xin lỗi một mình, nghiêm cẩn và sám hối, để xin lỗi về chuyện các dân tộc Chiêm Thành, Chân Lạp bị người Việt chiếm đất, rồi xóa tên trên bản đồ thế giới. Tôi không hề có một tự hào nào về việc lấy đất của láng giềng, nên tôi kịch liệt với bọn lãnh đạo Bắc Kinh đang chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của chúng ta, tôi tự chế tác ra ngữ pháp riêng để gọi chúng là : Tàu tặc, Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu nạn ; mặc dù tôi luôn tôn kính Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, là những minh sư lớn của nhân loại.

2. Câu thứ hai bạn vừa chỉ trích, lại vừa chỉ giáo : "Nếu để tuyên truyền, giáo hóa về dân chủ, tự do, nhân quyền, nâng cao dân trí, thì các bài viết và diễn đạt cần ngắn gọn, súc tích, không trùng lặp. Những bài anh viết cho giới trẻ Việt tộc mà dài dằng dặc như thế thì "tuổi trẻ" nào có đủ thời gian và trải nghiệm cuộc đời để đọc từ đầu đến cuối"...

- Bạn bị sa lầy trong ngộ nhận rồi, tôi không hề có có ý định tuyên truyền, nên không hề có ý muốn giáo hóa về dân chủ, tự do, nhân quyền, nâng cao dân trí ; chỉ vì tôi được sống nửa thế kỷ trong các xã hội Âu châu, họ có dân chủ, tự do, nhân quyền, nên họ đâu có cần phải tuyên truyền, họ xem chuyện tuyên truyền mang ý đồ hỗn man của ngu dân pha lẫn với mỵ dân, là một quá trình ung thư hóa não bộ của công dân, nên họ tránh tuyên tuyền như "tránh tà".

- Bạn vừa bị sa lầy trong ngộ nhận lại vừa bị sa lưới trong nhận định, tôi chỉ phân tích để giải thích những gì tôi hiểu về dân chủ, tự do, nhân quyền, qua ba cuốn sách 17. Cuốn thứ nhất viết về dân chủ, có tựa là Dân luận, có tiểu tựa là dân chủ nâng dân sinh, dâng dân trí, trọng dân tộc, tôi phân tích bạo quyền đã độc tài vì tư lợi của nó thì đừng mong nó nâng dân sinh, tà quyền tham quan đã là "cướp ngày là quan" rồi thì đừng mong chúng dâng dân trí, ma quyền ngày đêm cướp đất, cướp của thì đừng mong chúng trọng dân tộc. Cuốn thứ nhì viết về tự do, với tựa là Tự luận, qua tính liên kết của phương trình tự do, tự chủ, tự tin, tự trọng, tôi đưa ra lập luận là trong một chế độ bạo quyền độc đảng, thì công dân mất đi cả một khối bảo vật : tự do-tự chủ-tự tin-tự trọng, tức là mất đi chính nhân phẩm của mình. Cuốn thứ ba viết về nhân quyền, với tựa là Nhân luận và Nhân Việt, có tiểu tựa Nhân cách giáo lý Việt tộc nơi mà nhân tâm, nhân nghĩa, nhân đạo làm nên nhân tính ; nơi mà nhân lý, nhân tri, nhân trí làm nên nhân vị ; nơi mà nhân bản, nhân văn, làm nên nhân cách để mỗi người sống ngẩng đầu trong nhân sinh, để mỗi người sống thẳng lưng trong nhân thế ; để mỗi người sống mà không quỳ gối ngay trong nhân kiếp của chính mình.

- Bạn vừa bị sa lầy, lại sa lưới, giờ lại sa vào mê luận : "thì các bài viết và diễn đạt cần ngắn gọn, súc tích, không trùng lặp…", thưa bạn các cuốn sách của tôi khi được đăng lên báo, trước đó ban biên tập của báo đó sẽ cắt ra từng phần để đăng nhiều kỳ. Các phần này không phải là bài viết đơn lẻ mà là các bản thảo được tổ chức theo phần, chương, mục, đề nên nó dài hơn bài báo, chỉ vì nó mang nhiều kết quả của một quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã… trong nhiều năm ; thì làm sao viết ngắn gọn, súc tích. Nếu bạn biết cách giới thiệu đầy đủ các kết quả nghiên cứu này dài hơi bằng các bài ngắn gọn, súc tích, xin bạn cứ chỉ giáo, riêng tôi thì nghiên cứu làm ra công trình, còn nếu biến công trình thành bài viết ngắn gọn, súc tích thì đó cũng là cách "xiết cổ" nghiên cứu, trong học thuật phương Tây thì người ta tối kỵ cách "ám sát" này !

- Bạn bị sa lầy, sa lưới, sa vào mê luận, giờ sa sâu vào ảo luận, vì bạn đã là nạn nhân, phải lãnh nhận tất cả hậu quả mà nền giáo dục tuân theo giáo điều của độc đảng bằng độc tài hiện nay tại Việt Nam chỉ cho phép các người nghiên cứu là mô tả tin tức rồi kể lễ dữ kiện. Đảng trị không cho các bạn có tự chủ để phân tích, có tự tin để giải thích, có tự do để phê bình, mà chính sự khách quan phê bình là hùng lực của học thuật, hùng lực này không hề được cổ súy trong một chế độ chính trị độc tài (lại bất tài) hiện nay tại Việt Nam. Tại các quốc gia có dân chủ, tự do, nhân quyền, nên lãnh đạo dựa vào văn hóa, nên có nghiên cứu dựa vào văn minh, nên có học thuật dựa vào văn hiến ; mà giới trí thức trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn còn tự cho phép mình khi có tác phẩm riêng thì đi tiếp bước nữa để tự xây sự nghiệp riêng, và sự nghiệp này sẽ làm nền cho tư tưởng riêng của tác giả đó, mà không bị ý thức hệ độc đoán (vì độc tôn) nào vu cáo, buộc tội, bỏ tù đâu bạn ạ. Nếu không có phương trình tác giả riêng-tác phẩm riêng-sự nghiệp riêng-tư tưởng riêng thì đừng mong cầu là nền học thuật, chuyện nghiên cứu hiện nay của Việt Nam được song hành với các nền học thuật tiến bộ trong dân chủ, văn minh trong nhân quyền. Nên ở đây từ : riêng quý báo vô cùng, đó là chỉ báo khoa học cho sự nghiệp nghiên cứu, nơi mà tự do riêng của mỗi người làm nên nhân cách liêm chính của người đó trong học thuật.

- Bạn giảng cho tôi trong thế chòng chành vụng chèo khéo chống của bạn, đó là câu : "Những bài anh viết cho giới trẻ Việt tộc mà dài dằng dặc như thế thì "tuổi trẻ" nào có đủ thời gian và trải nghiệm cuộc đời để đọc từ đầu đến cuối"... Đồng ý với bạn là các bạn trẻ hiện nay đa số ít đọc, nhưng cũng có các bạn trẻ đọc nhiều và kỹ vì họ chăm chỉ, để đi tìm hệ chuyên, lấy chuyên cần để tạo ra tinh chuyên, thực sự chuyên nghiệp để được công nhận là chuyên gia trong chuyên môn của mình. Những bài mà bạn đọc trên báo bị bạn hiểu lầm rồi kết luận vội là dài dằng dặc, thật sự tới từ ba cuốn sách 18 : cuốn thứ nhất Tri Luận, với tiểu tựa tuổi trẻ soi, tuổi trẻ sáng, xây lại nhân sinh quan có nhân tính, thế giới quan có nhân loại, vũ trụ quan có muôn loài, để tuổi trẻ đủ sung lực mà bứng được vị kỷ, rồi thế vào bằng vị tha, mà cưu mang đời. Cuốn thứ hai Mỹ Luận, với tiểu tựa mỹ luận nhập mỹ quan, mỹ thuật, mỹ học trong quá trình đi tìm cái đẹp không những trong nghệ thuật tạo hình mà cả trong thi ca, không những qua kinh nghiệm của mỹ quan khi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, mà phải hiểu các công đoạn của sáng tạo trong nghệ thuật làm nên mỹ thuật, từ đó nắm được mỹ học mà làm đẹp cuộc sống. Cuốn thứ ba Duyên Luận, bằng phương pháp của tổ tiên ta là : nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây, lấy chuyện tầm sư học đạo làm kim chỉ nam cho nhân cách cá nhân biết tôn sự trọng đạo ; thậm chí khi không gặp được minh sư thì cứ chọn thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ làm bạn để được xem họ là thầy của mình. Tại đây, tôi đã lập chân dung của Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Thành Tâm Tuyền, Phạm Duy, Đinh Cường, Tô Thùy Yên… đó chính là cơ duyên biến sơ ngộ thành hội ngộ làm nên tái ngộ để được hạnh ngộ cho cả kiếp người, vì họ là những người bạn-người anh-người cha-người thầy của tôi.

- Nếu các bạn trẻ hiện nay, đọc nhiều để hiểu nhiều theo lời khuyên của Rousseau : "Les hommes soyez humains" (Con người ơi hay giữ nhân tính), tôi thấy nhiều chớ không ít qua Facebook, tôi trao đổi mà không biết chán, mà không biết mệt với các bạn trẻ về chuyện học, đọc viết, vì các bạn ấy biết tầm sư học đạo, vì hiểu chuyện học làm người qua tôn sự trọng đạo. Ngược lại, tôi rất xa lạ với các bạn trẻ không học cũng chẳng đọc, suốt ngày tụ họp trong quán nhậu, rồi la cà qua các quán cà phê, trong khi Tàu tặc ngoại xâm đang cướp lãnh thổ và lãnh hải của Việt tộc, trong khi giặc nội xâm là tà quyền tham nhũng đang bòn rút tận xương tủy tiền của của dân tộc và tài nguyên của đất nước. Tôi càng lạ lẫm hơn khi các bạn trẻ thích nhậu, thích la cà tán gẩu mang đầy ảo tưởng khi họ tán dóc với nhau là : dân tộc Việt rất thông minh, người Việt Nam rất giỏi… mà họ không thấy là chế độ độc tài (nhưng bất tài) hiện nay đang vùi tuổi trẻ xuống bùn nhơ, trai thì đi làm lao nô, gái thì đi làm tiện tỳ cho các nước làng giềng.

- Bạn bị sa lầy, sa lưới, sa vào mê luận, sa sâu vào ảo luận, giờ lại bị thêm sa cơ trong ngữ pháp, khi bạn viết "…không trùng lặp…". Thưa bạn, khi bạn xem lại các tác giả có tác phẩm riêng-sự nghiệp riêng-tư tưởng riêng, bạn sẽ thấy một điều là mỗi bài viết là , mỗi tác phẩm là cành, mỗi tuyển tập là cội, đều dựa trên nền là tư tưởng riêng có rễ chính là tác giả. Tại đây, không còn là chuyện trùng lặp khi ta lấy nền để phân tích , khi lấy rễ để giải tích cội. Một công hai việc, nhân cơ hội này tôi xin được tỏ bày cái riêng nhỏ cho cái rễ nhỏ của tôi, để chúng ta thông cảm nhau hơn bạn nhé, trong tất cả nghiên cứu của tôi từ bài tới sách, bạn sẽ thấy sự trùng lặp của :

* Hệ lý, tức là lấy lý luận để lập luận, tìm giải luận để diễn luận, qua hành trình đi tìm hệ nhân, tức là lấy nhân tính để đi tìm nhân lý qua nhân tri tạo nên nhân trí ; rồi đào nhân tâm, xới nhân từ, vung nhân nghĩa để tạo nhân bản, giữ nhân văn, và bảo vệ nhân vị, để vượt thoát các thử thách của nhân thế, để vượt thắng các thăng trầm đang đe dọa nhân sinh.

* Hệ công, đấu tranh vì công bằng, để xã hội có công pháp, dân tộc có công luật, giữ vững công tâm để hiểu hệ lương, nơi mà hành động lương thiện tạo ra hành tác có lương tri, nơi đây tri thức của thiện luôn có nguồn là lương tâm, làm nên cái sạch cho nhân phẩm, làm nên cái trong cho nhân tính, sạch và trong chế tác ra cặp đôi "chung lưng đấu cật" : công cạnh lương.

* Hệ tự, dụng tự do để xây tự chủ, dùng tự tin để giữ tự trọng, lấy tự quyết để gạt bạo quyền lãnh đạo buôn chức bán quyền, tà quyền tham quan buôn bằng bán cấp, ma quyền buôn thần bán thánh, chính hệ tự này sẽ cho ra đời hai đứa con sinh đôi : hệ thông, nơi mà thông minh làm nên thông thái ; và hệ sáng, nơi mà sáng kiến mở đường cho sáng tạo.

3. Bạn ơi, bạn phải thấy rõ hơn tôi vì bạn đang ở quê nhà, nơi mà độc đảng với độc đoán của nó đã giết hệ luận ; nơi mà độc trị sinh ra quái thai của nó là toàn trị đã giết đi hệ nhân ; nơi mà độc quyền trong lạm quyền đã giết đi hệ công ; nơi mà độc trị trong độc tôn đã giết đi hệ lương ; nơi mà độc tài trong bất tài đã giết đi hệ công, rồi tiêu diệt luôn cả ba hệ : tự, thông, sáng đósao !Bạn vẫn không tin là "bút sa gà chết" nên bạn mới viết câu này : "Nếu để gửi lời nhắn nhủ đến Bộ Chính trị, các Bộ trưởng, Quốc hội, đảng viên ; nếu nhằm mục đích đấu tranh đạt được hiệu quả thì (như anh từng dạy môn Nghệ thuật đàm phán) phải có sự khách quan và tôn trọng nhất định đối với người đối thoại. Anh không nhìn thấy những cố gắng và mặt tích cực của họ, mà chỉ toàn bêu riếu những cái xấu, cái yếu của họ thì đọc được một vài dòng họ sẽ bỏ qua luôn, nghĩ rằng đây là phần tử quá khích…".

- Trong lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam, từ ngày lập Đảng cộng sản Việt Nam, năm 1930 cho tới nay có lần nào lãnh đạo đảng này nghe những lời khuyên nhủ của trí thức không bạn ? Cụ thể là những báo cáo của bạn thì Bộ Chính trị, các Bộ trưởng, Quốc hội họ có nghe bạn không ? Hay công lao của bạn đã là công dã tràng ! Bạn biết là họ diệt trí thức như thế nào rồi, bác Trần Đức Thảo, bác Nguyễn Mạnh Tường… Còn văn nghệ sĩ, thì danh sách bị họ hãm hại rồi truy diệt không kể hết đâu : Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Phùng Khoán, Phùng Cung… Lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam là lịch sử diệt trí thức để dẹp tri thức !

- Trong xã hội hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam có nghe quần chúng không bạn ? Nếu họ nghe thì họ đâu biến dân chúng, thành dân oan, dân đen ! Nếu họ chân thành nghe lời than, tiếng oán trong nhân quần thì họ nên bỏ ngay cái thói cai trị dân bằng bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham nhũng, mà tổ chức tự do đầu phiếu, họ có thể bắt đầu bằng trưng cầu dân ý và chỉ cần hỏi một câu thôi là : "Việt tộc có đồng ý cho Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo dân tộc và đất nước không ?", hoặc "Việt tộc muốn có tự do, dân chủ, công bằng qua đa nguyên để có đa đảng, để tập hợp được đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu… không ?". Kết quả đầu phiếu chính là hiệu quả của chân lý, bạn ơi, riêng tôi không mong cầu cái độc hại của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc trị, độc tôn) rời bỏ cái độc đoán của .

- Trong sinh hoạt trí thức, các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có lần nào họ thành tâm đối thoại với trí thức không bạn ? Làm sao họ dám đối thoại qua đối luận với trí thức, vì họ biết rất rõ là họ không có hệ thức (lấy kiến thức để xây tri thức, trồng trí thức ; lấy ý thức để dựng nhận thức, để lãnh đạo trong tỉnh thức). Tại các quốc gia có tự do trong dân chủ, lấy nhân quyền làm nhân cách, các lãnh đạo thường xuyên gặp gỡ và đối thoại với trí thức trên truyền hình, truyền thanh, chưa kể qua các hội thảo, hội nghị, hội luận, từ quốc gia tới quốc tế, các lãnh đạo này họ không hề thiếu hệ thức, nên họ không né, không lách giới trí thức.

- Loạt bài trên báo mà bạn nêu, chính là kết quả của ba cuốn sách 19, không hề có ý định bêu riếu những cái xấu, cái yếu như bạn viết, vì cuốn thứ nhất tựa là Trực luận, với tiểu tựa là trực luận để trao luận, tôi luôn giữ thiện chí đối thoại để sự thật được công nhận như chân lý, rồi nhận chân lý để tìm ra lẽ phải cho nhân tính lẫn nhân sinh. Cuốn thứ nhì là Xã luận, lập chân dung cho một chuyên ngành mới là xã hội học nhận thức để chúng ta cùng nhau hiểu ra là xã hội Việt hiện nay đang bị không những tha hóa nặng nề mà còn bị khổ sai hóa, âm binh hóa, Tàu nạn hóa… Cuốn thứ ba, tựa là Oan luận, với tiểu tựa dân oan gào công lý, hét công luận, thét công luật, tôi dùng hiện tượng luận nhân kết để báo động cho đồng bào tôi biết khi độc đảng dùng độc tài để cướp đất, phá nhà dân chúng, thì ai cũng có thể là nạn nhân : kể cả bạn ! Đang làm cán bộ cao cấp trong cơ chế hiện nay, bạn nên cẩn trọng bạn à. Vì vật đổi sao dời ! Vì nắng sớm chiều mưa bạn ạ ! Vì không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời ! Nhưng một ngày kia nếu bạn là nạn nhân trong hiểm nạn dân oan bởi độc tài, tôi sẽ có mặt, vì tôi biết bạn không trông chờ gì được ở các đồng chí lãnh đạo của bạn, vô sản trong vụ lợi vì họ đã có nhà, có của bên Âu châu, có cả thẻ xanh để định cư tại Mỹ, lúc chúng cao bay xa chạy, thì chỉ có những người bạn chân chính mới cứu được bạn mà thôi !

- Riêng câu : "…nghĩ rằng đây là phần tử quá khích", thì đây là "chuyên ngành trong chuyên môn" của Đảng cộng sản Việt Nam với lưỡi gỗ để vu khống là "các lực lượng thù địch", cộng với hệ thống công an trị, đã tìm cách đe dọa tôi tại phi trường, rình rập tôi tại các đại học, mà không dám trực diện để trực luận với tôi. Họ đợi tôi rời Việt Nam rồi tới các đại học đó đe dọa các ban giám hiệu là đừng mời tôi giảng dạy nữa, sau đó là họ đe dọa đồng nghiệp, bạn bè của tôi. Tà kiếp trong điếm nhuc ! Nên tôi mới dùng các từ ngữ : bạo quyền sinh ra tà quyền, ma quyền sinh ra âm binh. Mà âm binh của Đảng cộng sản Việt Nam là bọn bút nô, ký nô, văn nô, bọn này từ vu khống tới vu cáo tôi qua các báo của hệ thống tuyên truyền chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng không đưa ra chứng từ chỉ có thóa mạ, không luận chứng trên dữ kiện mà chỉ bôi bác, không có thiện chí đối thoại để lập xác chứng khi đối luận, tệ hại hơn chúng thấp hèn tới độ không dám ký tên thật của chúng, vì vậy tôi mới nghe lời tổ tiên ta mà gọi bọn bút nô, ký nô, văn nô này là ma xó, ma bùn, ma trơi… Một loại ký sinh trùng trong tà dạng của âm binh ! Mà người đồng hương của quê miền Bắc của bạn gọi là "chó cắn trộm" ! bác Trần Dần nạn nhân của chúng sau Nhân Văn Giai Phẩm, đặt tên cho chúng là bọn "chém sau lưng" ; tôi thương bạn bạn lắm vì ngày ngày phải nhận kiếp sống chung với bọn này.

4. Khi bạn viết : Anh muốn thay đổi chế độ mà anh bảo là "độc đảng, độc tài" này là đúng, nhưng lật đổ Đảng cộng sản rồi, ai sẽ điều hành đất nước ? Đã có đảng phái nào, lực lượng chính trị nào đủ sức thay thế chưa ? Hay sẽ là một cảnh hỗn quân hỗn quan, hỗn loạn như mấy nước Trung Đông và các thế lực bên ngoài sẽ nhảy vào chia năm xẻ bảy đất nước ?

- Bạn lại sắp sa lầy, sa lưới, sa cơ rồi ! Tại sao bạn không nhắc tới thời sự tháng này qua cuộc đấu tranh của dân tộc Venezuela, dân chúng đứng lên để chống độc tài đảng trị vì nó là gốc của nghèo đói, rễ của bất công, cội của tham nhũng, nguồn của mọi chuyện mất nhân phẩm giữa cuộc sống. Xã hội Venezuela, còn sẽ bị biến động nữa, bất ổn nữa trong các ngày tháng tới, nhưng nhận thức về nhân quyền đã có trong tư duy của dân chúng, ý thức về tự do giờ đã sáng trong não bộ của họ, nên sự tỉnh thức này sẽ làm nên trận cuồng phong quét đi mọi rác rưởi, mà không một bạo quyền, một tà quyền nào, một ma quyền nào đứng vững được.

- Trở lại, câu của bạn : "…lật đổ Đảng cộng sản rồi, ai sẽ điều hành đất nước ? Đã có đảng phái nào, lực lượng chính trị nào đủ sức thay thế chưa ?" Bạn lại quên lịch sử cận đại trong cuối thế kỷ qua, cả khối Đông Âu cộng sản đang sống trong ảo-ác mộng là phải chịu cảnh "ăn đời ở kiếp" với bạo quyền độc đảng, với tà quyền độc trị cho tới chết, vì không có một lực lượng đối kháng nào có mặt trong các quốc gia này. Vậy mà một sớm một chiều trong vận tốc chớp nhoáng của sấm sét lịch sử, cả khối cộng sản Đông Âu tiêu sụp như lâu đài trên cát !

- Bạn lại sa vào mê luận : "Hay sẽ là một cảnh hỗn quân hỗn quan, hỗn loạn như mấy nước Trung Đông và các thế lực bên ngoài sẽ nhảy vào chia năm xẻ bảy đất nước ?". Thưa bạn, hàm số các lực lượng cực đoan hiểu đạo Hồi một cách quá khích không phải là hằng số của dân chủ, và dân chủ không hề là hỗn quân, hỗn quan, hỗn loạn… như bạn kể. Chuyện này tôi đặt tên là cuộc đấu tranh đôi của các dân tộc Trung Đông, họ phải vừa phải xóa bạo quyền độc tài và phải tẩy luôn bọn cực đoan cuồng giáo. Đây cũng chính là số phận của Việt tộc trong các ngày tháng tới với cuộc đấu tranh đôi, phải loại nội xâm bạo quyền độc tài, cùng lúc phải truy đuổi ngoại xâm Tàu tặc.

- Bạn lại sa vận nữa rồi khi bạn viết : "…các thế lực bên ngoài sẽ nhảy vào chia năm xẻ bảy đất nước ?", tại đây bạn nên phân biệt có hai loại thế lực bên ngoài. Loại thứ nhất là các quốc gia dân chủ lấy nhân quyền trong hòa bình để lập lại quan hệ quốc tế ; đó là các nước phương Tây đang sống với tự do, đang thở với dân chủ vì nhân quyền ; họ hoàn toàn chấp nhận các quy định trong công pháp quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Còn loại thứ hai là Tàu họa, trong khi Việt Nam ta đang có hòa bình mà Tàu tặc đã cướp đất, cướp đảo, cướp biển của chúng ta rồi ! Tàu họa đã ô nhiễm môi trường, diệt môi sinh của chúng ta, cùng lúc đầu độc dân Việt bằng thực phẩm bẩn độc, tạo ung thư tràn lan, đang giết dần giết mòn Việt tộc ; tại sao bạn không trao luận với tôi về việc này ? Vì đây chính là cuộc sống hằng ngày của bạn tại Hà Nội mà !

  1. 5. Bạn sa đà kéo tôi sa đà theo : Hôm trước do phải tham khảo để viết một báo cáo, tôi có đọc lại cuốn "Bàn về tính hiệu quả" của F. Jullien, trong đó có bàn về thuyết "vô vi" của Lão Tử. Tôi thấy F. Jullien quá thông minh. Vô vi không phải không làm gì, mà là lựa theo tình thế mà làm. Nếu truyền thống phương Tây đề cao sự "táo bạo", dám nghĩ dám làm, "dũng ở chỗ dám làm", thì phương Đông chủ trương bớt đi sự can dự, "sắng sở", tiết chế những việc "càng làm, càng mất", đủ tỉnh táo để "không dám làm" khiến cho "hỏng việc", thất bại, tránh "hữu dũng vô mưu". Không phải lúc nào cũng cứ "dấn thân" là tốt.

- Bạn lại lấy người vừa là đồng nghiệp, vừa là người bạn chí tình của tôi từ hơn 20 năm qua để "tấn công" tôi ; bạn ơi mặc dù là một triết gia nằm sáng trong khu Bắc Đẩu, một nhà Trung Quốc học sáng ngời trong cõi Nam Tàu của Đông phương học, nhưng F. Jullien rất gần gũi với tôi trong tình thâm của học thuật, với nhiều "bí mật học thuật" kiểu tri kỷ. Thưa bạn, chắc bạn không biết nhiều về nhân vật này mà bạn nhấn thêm : "Tôi thấy F. Jullien quá thông minh", như để "vô hiệu hóa" quá trình dấn thân của các đứa con tin yêu của Việt tộc, đang ngày ngày trực tiếp đấu tranh với bạo quyền độc đảng đang cai trị dân, mà không hề có sáng suốt để lãnh đạo số phận Việt tộc đang đứng cạnh vực sâu của nghèo nàn, lạc hậu, cạnh một vực còn sâu hơn là Tàu họa qua xâm lược của Tàu tặc.

- Thưa bạn, phạm trù lý luận vô vi của Lão Giáo, làm ra tác phẩm"Bàn về tính hiệu quả", của F. Jullien mà chính tôi là chủ biên khi được dịch ra tiếng Việt, cũng như tất cả các tác phẩm khác của F. Jullien được được lưu hành tại Việt Nam. Trong học thuật, chuyện biến thiên tới nhanh lắm bạn ạ ! Tôi xin gởi kèm theo thư này, là bài nhận định về tác phẩm mới nhất của tác giả này 20 : L’inouï, năm 2019 này, bài nhận định này tôi viết theo yêu cầu của chính tác giả. Trong tác phẩm này, tác giả phân tích hoàn toàn ngược lại với quy trình của vô vi đã làm nên minh triết, mà ngược lại tôn vinh cái chống vô vi, để được ngạc nhiên trong sững sờ trước cái đẹp của tự do, cái hay của sáng tạo, cái tốt của tha nhân, cái cao của cuộc sống, cái sâu của nhân phẩm, cái rộng của nhân loại. Bạn nên thận trọng bạn à ! Sau 20 năm, tác giả này thay đổi nhiều lắm !

- Riêng tôi, thì không cần phải có F. Jullien để được giảng về vô vi, để hiểu chuyện"hữu dũng vô mưu", vì tôi "bị" người khác giảng nhiều về chuyện "thời thế tạo anh hùng", rồi "thời bắt thế theo thời phải thế", nên phải cúi đầu-cắn răng để chờ thời, để chịu đựng thêm nhiều năm nữa bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham nhũng, để lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam rảnh tay mà độc quyền buôn dân bán nước. Những kẻ khuyên tôi kiểu vô vi này, tôi thấy họ cố tình hay vô ý đã rơi vào luận thuyết của tôi : vô sản-vụ lợi trong cộng sản-tư lợi. Vì tôi thấy rất rõ là họ vỗ ngực là vô sản nhưng trong nhà của họ có con hầu, thằng tớ phục vụ cho họ ; họ sống trong "ngập sản" chớ họ không vô sản đâu, nếu họ không vụ lợi qua tham nhũng thì họ cũng tư lợi qua bổng lộc của chế độ đảng trị hiện nay ban bố cho họ, đang "vất thẩy" cho họ những "móc mưa", để họ hãnh diện trong ảo vọng là được đứng cùng phía với giá cấp thống trị, mà không phải là nạn nhân bị trị như dân chúng, dân đen, dân oan. Tôi xếp họ vào khu cộng sản-tư lợi, vì họ không hề cộng sản bằng kiến thức hoặc bằng thâm tâm, họ chỉ mượn hoa cúng Phật, mà tổ tiên ta nói huỵch toẹt ra là : "mượn đầu heo nấu cháo". Tức là họ mượn danh nghĩa cộng sản nhưng họ từ chối đối thoại với tôi về chủ thuyết cộng sản, để làm rõ việc so ra mới biết ngắn dài về kiến thức của họ trên chủ nghĩa này ; họ chỉ mượn tổ chức công an trị kiểu chuyên chính đảng trị để cai trị Việt tộc, chớ họ không hề tri thức nhiều về chủ thuyết này, họ chỉ "mượn gió để bẻ măng", để tạo ra bất công "cốc mò, cò ăn", rồi dựng nên bất bình đẳng "kẻ ăn ốc, người đổ vỏ" để trục lợi cho tư lợi của họ. Họ ăn hiếp đồng bào mình, nhưng khi gặp các lãnh đạo của các quốc gia giầu mạnh phương Tây thì họ cúi đầu-khoanh tay trong hèn thế-yếu vị để mượn tiền, để xin viện trợ bạn à.

- Nên tôi thấy câu "hữu dũng vô mưu", dùng để trách từ bài tới sách của tôi rất : vô duyên vì nó vô hậu, những ai đã nhận bổng lộc của tà quyền vì họ chỉ "nằm chờ sung rụng", rồi giả vờ làm kẻ chờ thời, tôi xa lạ với loại người này, tôi cũng không phải là anh hùng gì cả, tôi suốt đời chỉ muốn làm công dân đòi hỏi cho bằng được công bằng, bằng chính công tâm của mình, từ đó dùng công pháp mà thực thi công luật, nên trong câu chuyện của chúng ta bao năm qua, tôi luôn khẳng định là : "tôi đứng về phía nước mắt !". Tức là tôi đứng về phía nước mắt của mọi nạn nhân trong mọi chế độ. Cụ thể là nếu có một cuộc vật đổi sao dời nào đó mà một sớm một chiều biến bạn thành nạn nhân của một bạo quyền mới, thì tức khắc tôi sẽ đứng về phía nước mắt của bạn, để song hành cùng bạn mà dẹp tà quyền mới này. Bạn ơi, danh chính ngôn thuận làm nên nhân dạng đường đường chính chính để nhân phẩm nói lên nhân lý của chuyện "có (sự) thực mới vực được đạo" bạn à !

6. Bạn lại sa đà vào chuyện : "Vì anh gửi nên tôi cũng đọc mấy bài liên quan đến Mẹ Nấm. May quá là đã hơn 3 tháng trôi qua từ khi cô ấy sang Mỹ, và chắc bây giờ cô ấy đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Tôi nghĩ cô ấy sẽ rất khó sống ở "xứ sở của tự do" ấy. Chưa biết phải gồng mình về chuyện cơm áo, gạo tiền thế nào, riêng việc bị những người "đồng chí hướng", "cùng hội cùng thuyền" nói xấu, lăng mạ, trách cứ cũng đã đủ phiền lòng rồi. Mà sao đều là những tù nhân lương tâm, "chống cộng" sao họ lại quay ra đấu đá, phỉ báng, phản bội nhau một cách thô bỉ như vậy, tôi không hiểu ? (như Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Ngô Kỷ... rồi Lê Thu Hà và Nguyễn Văn Đài...)".

- Trong mọi cộng đồng, trong nước cùng như ngoài nước, luôn có các lực lượng cực đoan được kích thích bởi các thành phần quá khích, lấy khủng bố bằng vu cáo làm nên hành động xấu, tồi, tục, dở cho tập thể của họ, nhiều lúc tới từ các ý đồ thâm, độc, ác, hiểm của các lãnh tụ trong các thiểu số này. Vì họ thực sự là thiểu số, nếu một cộng đồng hải ngoại biết tôn vinh nhân quyền, biết cổ vũ cho tự do, lại còn biết trân quý dân chủ, thì các bọn quá khích, các phái cực đoan tuổi thọ sẽ "yểu" đi.

- Đa số cộng đồng người Việt hải ngoại đau đáu với đồng bào trong nước trước họa nội xâm bạo quyền tham nhũng song hành cùng họa Tàu tặc ngoại xâm, đồng bào hải ngoại trằn trọc với bao vấn nạn đang tới trong nhân kiếp của Việt tộc, họ đâu dễ dàng bị thao túng, bị giật dây bởi các lực lượng xấu này. Nói gần nói xa không qua nói thật : hằng bao nhiêu tỷ đô la hằng năm mà Việt kiều gởi về đất nước, đã và đang vừa nuôi cán cân kinh tế quốc nội, lại vừa vô tình nuôi chế độ bạo quyền độc đảng hiện nay, đây mới chính là bi kịch của Việt tộc.

- Riêng các tù nhân lương tâm, thì bạn đã biết thâm kiến của tôi rồi, tôi quý trọng họ bởi chữ lương tâm, vì họ có lương tri nên họ mới dấn thân, nên mới trao tặng cuộc đời của họ cho dân tộc, cho đất nước. Còn chuyện giữa họ có chia rẽ, có xung đột với nhau thì đây là chuyện rất người, "rất Việt Nam" khi họ chưa nhận ra trọn vẹn nhân vị của họ. Vì nếu họ thật sự lương thiện thì họ sẽ nhận lại lương tri của họ, để giữ vững lương tâm vì dân, vì nước của họ. Còn họ sa đà vào chuyện lạc lương tâm, mất lương tri, vì thiếu lương thiện thì họ đã tự đánh mất danh nghĩa tù nhân lương tâm của họ rồi.

  1. Bạn tiếp tục giảng cho tôi : "Riêng ở mảng Linh luận, vì tên chủ đề là Linh luận, nên cái gì anh cũng quy về "tâm linh", song thực ra nhiều chỗ theo nghĩa tiếng Việt phải là "tâm hồn". Người ta sẽ nói cô ấy/anh ấy có một tâm hồn đẹp, không thể là tâm linh đẹp". Vì quý bạn nên tôi gởi cho bạn vài bài đọc trước, còn bản thảo Linh Luận, có tiểu tựa là Chiều sâu tâm linh Việt tộc, có hơn 100 bài, với hơn 100 chỉ báo để dựng lên hơn 100 định nghĩa về tâm linh, song hành cùng 100 tác giả, tư tưởng gia, lý thuyết gia… để có hơn 100 kinh nghiệm về tâm linh, không liên quan gì tới mê trận của mê tín, và mê lộ của tín ngưỡng hoang tưởng. Trong cấu trúc định luận làm nên kiến trúc định đề cho bản thảo về tâm linh, tôi không hề dùng cụm từ tâm linh đẹp, mà chỉ sử dụng chiều sâu, chiều cao của cõi tâm linh qua các giá trị tâm linh. Bạn đừng "lo ra" nhé, tôi sẽ gởi trọn vẹn bản thảo này tới bạn trong nội tuần tới ; nhưng trước mắt, tôi xin làm rõ câu chuyện của bạn : "Người ta sẽ nói cô ấy/anh ấy có một tâm hồn đẹp, không thể là tâm linh đẹp", thưa bạn có tâm hồn đẹp chưa chắc có nhân từ, nhân tâm, nhân nghĩa trong đối nhân xử thế làm nên nhân bản, nhân văn, lại còn biết dựa lên nhân tri, nhân trí, để giữ nhân lý, nhân tính, để tìm ra nhân đạo để dựng lên cỏi tâm linh bạn à. Ngược với tâm hồn đẹp theo cách hiểu của bạn, bản thảo tâm linh của tôi phải nhận cho đủ để trao cho trọn tất cả hệ nhân (nhân từ,nhântâm, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn, nhân tri, nhân trí nhân lý, nhân tính, nhân đạo).
  2. Trước khi dứt thư, bạn dạy thêm cho tôi : "Anh cũng nên thận trọng những người trong nước khó chấp nhận chuyện lỗi chính tả…". Không biết người trong nước kiểu bạn đưa ra là loại người nào ? Tôi xin chỉ đưa ra ba lập luận:

*         Chuyện lỗi chính tả là chuyện Việt kiều phải chăm lo hằng ngày, tôi đọc và sửa nhưng không đăng tức khắc mà chờ các bạn trong các nhà xuất bản, trong các ban biên tập chỉnh sửa thêm, thật kỹ lưỡng trước khi đăng, đây là lòng kính trọng của tác giả đối với độc giả, mà chúng tôi phải tinh chuyên hằng ngày 21.

*         Chuyện lỗi chính tả nên đặt vào bối cảnh của những Việt kiều xa quê hương, xa tiếng Việt 22, hàng ngày phải vật vã bằng ngoại ngữ cho chuyện giá áo, túi cơm ; bạn ơi chuyện chén cơm manh áo chưa xong mà vẫn ngồi cặm cụi viết tiếng mẹ đẻ thân thương với nhiều lỗi chính tả, thì đây là hình ảnh đẹp lắm bạn ạ ! Tôi đi lưu vong cả nữa thế kỷ, tôi rất tâm giao đắc khí với một thi sĩ vĩnh viễn mất quê hương, đó là Celan, khi "bị" người xa lạ hỏi : "Khi ông mất quê hương cha sinh mẹ đẻ rồi, bây giờ thì quê hương của ông là đâu ?", Celan trả lời mà tôi rơi nước mắt : "Bạn ơi, quê hương tôi chính là tiếng mẹ đẻ của tôi đó, tôi không bao giờ lưu vong, tôi không bao giờ thấy lạc lõng trong tiếng mẹ đẻ của tôi". Hôm đó tôi "mít ướt" quá, vừa khóc, vừa nhớ sư phụ của mình là nhạc sĩ Phạm Duy : "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời người ơi !".

* Chuyện lỗi chính tả trong "dọa cảnh" của bạn là : những người trong nước khó chấp nhận chuyện lỗi chính tả, nếu tôi rơi nước mắt vì câu trả lời của Celan, thì tôi thấy rất "mắc cười" "mắc cở" cho những người trong nước khó chấp nhận chuyện lỗi chính tả. Tôi thấy họ quây quần trong "ao làng" để tra lỗi chính tả, mà ông bà ta gọi là đám "ếch ngồi đáy giếng" chỉ truy, tra, xét, xử, lỗi chính tả mà họ không để thì giờ đi học ngoại ngữ. Tôi "van xin" bạn gặp những người trong nước khó chấp nhận chuyện lỗi chính tả này, mà khuyên họ nên khoan dung để sống trong khoan hồng với chữ nghĩa, bằng cách gởi tới họ câu dặn dò của thi sĩ Goethe : "Bạn không thể nào yêu thương sâu xa tiếng mẹ đẻ của bạn được, nếu bạn không biết thêm ít nhất một ngoại ngữ !". Bạn thấy câu này hay không ? Tôi thấy nó tuyệt đẹp !

Kính thư trong bằng hữu.

 ----------------------

 

Thư trả lời người bạn đồng nghiệp "trách móc" dân oan

 

thuluan5

Lương tri trí thức

Chào bạn,

Bạn biết tôi nghiên cứu về DÂN OAN từ nhiều năm qua, tôi đã gởi tới bạn đầu sách OAN LUẬN về công trình này, nghĩ bạn muốn biết thêm về chủ đề, phạm trù, thực địa của điều tra và điền dã của tôi, nên tôi mới gởi tới bạn phóng sự : Dân oan biểu tình, chặn xe Quốc hội Việt Nam 06-07/06/2019, được loan truyền rộng rải trên mạng xã hội, và hôm nay, tôi nhận được lá thư này của bạn :

Chào anh,

Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra tòa, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi.

Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức...

Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu Quốc hội họp về cái gì, lại muốn Quốc hội bàn về chuyện của họ... Vậy thì làm sao mà đấu tranh được ?

Thực sự, tôi vẫn chưa "hoàn hồn" về ngôn từ, về diễn đạt, về nội dung của bạn trong lá thư này, tức là tôi vẫn chưa "hết hồn" về lương tâm của một công dân, lòng lương thiện của một con người, nhất là lương tri của một trí thức, nhất là vị thế trí thức của chúng ta (bạn và tôi) là phó giáo sư, giáo sư tại các đại học trong khoa học xã hội nhân văn. Cụ thể là lý do làm tôi "mất hồn" trước thư này của bạn chính là bối cảnh của một cơ chế giáo dục cấp quốc gia tin và giao cho chúng ta một nhiệm vụ : giảng-dạy-trao-truyền tới sinh viên, tới các công dân tương lai hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) giúp ta thường xuyên tỉnh thức trước hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân thế, nhân quần, nhân tình).

Lương tâm dựa vào lương thiện để xây dựng lương tri

Khi quốc gia và chính quyền "bầu" ra để chúng ta trở thành trí thức đại học tức là họ tin vào hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) của chúng ta, biết dùng kiến thức để hiểu nhân loại, biết dụng tri thức để thấu nhân sinh, biết vận hành trí thức để nhập nội vào nhân thế, biết vận dụng ý thức để hướng dẩn vào nhân quần, biết mô thức hóa nhận thức để giúp nhân tình tỉnh thức ! Làm sao chúng ta lại không rõ ràng về chức năng này ? Làm sao chúng ta lại không rành mạch về vai trò này ? Nơi mà ngày ngày chúng ta lao tác trong sự nghiêm túc của lý trí, sự nghiêm minh của trí tuệ, làm nên tuệ giác để phân tích khách quan các dử kiện xã hội, các diễn biến nhân văn. Một trí thức khi được đào tạo qua quá trình khoa học, chưa đủ ! Một trí thức phải có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, làm nên luân bổn phận với dân tộc, trách nhiệm với đất nước ; chính đạo luân lý này là gốc, rể, cội, nguồn dựng lên giáo lý để định hướng giáo khoa, giáo trình, giáo án của bạn và của tôi, làm nên giáo dục cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc.

Sự thật mất lòng, đó là "lời khuyên ngoại giao" của ông bà ta, vì ông bà rất cẩn thận, dặn dò con cháu là khi muốn giữ quan hệ tốt, muốn giữ được bạn bè, thì phải nhớ : "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nới cho vừa lòng nhau". Nhưng trong môi trường giáo dục mang lý trí của khoa học qua những mô hình của kiến thức làm nên mô thức cho trí tuệ, thì chính phương trình sự thật-chân lý-lẻ phải dẩn dắt ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp chớ không phải ngược lại. Nên tôi, lần này tôi phải nghe một lời khuyên khác, rất chân thật của tổ tiên : Nói gần nói xa, không qua nói thật ! Khi nghe "lời xúi" chân thật rất này nên tôi "nghe luôn" lời thẳng thắng sau đây của tổ tiên ta : So ra mới biết ngắn dài, sau lời thẳng thắng này là thái độ minh triết của tổ tiên ta. Vì mọi chuyện trong cuộc đời của một người trí thức đều là : chuyện của mức độ làm nên trình độ của bạn, của tôi trong trí giới cũng như trong giáo giới.

Trình độ can-dự-để-can-thiệp từ kiến thức tới lý trí, từ trí tuệ tới lý luận, từ đạo lý tới đạo đức. Tại đây, tôi xin tâm sự với bạn một điều là khi chúng ta nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã thực địa thì : lý thuyết luận (lấy lý thuyết mới trợ lực cho lý thuyết cũ) để hiểu thực tế của nhân sinh, với phương pháp luận (lấy phương pháp này để hổ trợ cho phương pháp kia) để thấu thực cảnh của nhân thế, rồi dụng khoa học luận (lấy khám phá khoa học để cũng cố các định đề của khoa học) để thấm vào số kiếp của nhân loại. Cả ba lãnh vực tri thức này khơi lên một cách trực tiếp hay gợi ra một cách gián tiếp : sự hình thành nhân sinh quan của chúng ta trước nổi khổ niềm đau của nhân quần, thế giới quan của ta trước các thăm trầm của nhân gian, vũ trụ quan của ta với muôn vật, muôn loài, trong đó môi trường có môi sinh được quyền sống, không những có động vật, thực vật, mà cả mọi sinh vật hữu hình hoặc vô hình trước mắt chúng ta 23.

Ba tri cách : lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận dựng lên ba nhân cách : nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan, để xếp loại ta chỉ là người, hay ta đã thành nhân ? Vì không phải sinh ra là người thì đương nhiên được thành nhân ! Câu hỏi này cắm sâu vào kiếp người, câu hỏi này ngày ngày tra vấn lương tri trí thức (đây chính là trung tâm câu chuyện của chúng ta). Một trong những vòm trời cao tư tưởng về nhân quyền là Rousseau có một sự nghiệp với các tác phẩm mà ta để cả đời ra cũng chưa biết-hiểu-thấu-thấm hết được, nhưng tư tưởng gia này có để lại một câu để giúp ta song hành cùng tha nhân có lương tri, cùng nhân loại có nhân tính : Les hommes soyez humains ! (Con người ơi hãy giữ nhân tính !) 24 .

Tránh "lời dặn ngoại giao" (sự thật mất lòng) gần lời khuyên thành thật (nói gần nói xa, không qua nói thật), theo lời thẳng thắng của tổ tiên (So ra mới biết ngắn dài, nên tôi không ngần ngại trả lời bạn ngay trên luận điểm của bạn, từng quan điểm một, tức là từng câu của bạn trong thư của bạn, để không "lạc đề" nói theo câu chữ của giáo dục, mà ngoài xã hội đã gắn tên để gắn lỗi là : "đánh trống lảng". Tôi xin phép bạn được dùng bốn phương pháp chủ yếu của phương pháp phân tích nội dụng, có ch đứng, ghế ngồi thường xuyên trong khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học) và trong khoa học xã hội (nhân học, sử học, xã hội học) :

- Phương pháp cấu trúc, làm nên tổng thể, trong đó mọi phần tử này ảnh hưởng chi phối phần tử kia, và quan hệ giữa các phần tử là quan hệ sống còn của một thân thể, khi tim ngừng đập thì óc, phổi và các nội tạng khác sẽ ngừng theo và thân thể sống giờ đã thành thây xác 25 . Cũng như hiện nay về mặt xã hội, hệ thống công an trị dùng bạo lực để hành hung, áp chế, tù đày… dân oan (mà bạn đã thấy trong vidéo do tôi gởi) hệ thống công an trị chỉ tồn tại với bạo quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, khi dân chủ tới cùng nhân quyền trong đa nguyên thì hệ thống công an bất chấp công lý và pháp luật này sẽ "tan biến" theo Đảng cộng sản Việt Nam.

- Phương pháp trùng phương, tại đây X xuất hiện thì Y xuất hiện, nếu X là hằng số thì Y là biến số, tức là Y diễn biển rồi chuyển hóa theo X, đây là kiến thức căn bản để tổ chức các phương trình toán, mà cũng là nội chất của mọi diễn biến trong xã hội việt nam hiện nay : có bất công vì có bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, nên con quan thì được làm quan, còn con sải chùa thì quét lá đa), nên hiện tượng "thái tử đảng" "vô tài, mất nết" nhưng vẫn "cởi đầu, cởi cổ dân tộc, xuất hiện với phương trình trùng phương này, một loại ung thư trên toàn xã hội của Việt tộc : độc đảng sinh ra độc tài nhưng bất tài, đẻ ra độc trị nhưng không biết quản trị.

- Phương pháp loại trừ, phân tích xung đột qua sự kình chống tuyệt đối, khi A xuất hiện thì A không cho B xuất hiện để thảo luận, tức là dùng tranh luận để trao luận ; và B cũng vậy khi B xuất hiện thì A biến mất không có mặt để tranh cải bằng lý luận hay lập luận. Đó là mâu thun tuyệt đối giữa hai hệ : hê độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) và hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), có cái này thì không có cái kia bạn à !

- Phương pháp lợi luận, trong đó mọi quan điểm đều xuất phát từ các con tính về quyền lợi làm nên tư lợi, dùng quyền lực để giữ quyền lợi, hòa tan quyền lực và quyền lợi làm một bằng ích kỷ, thậm chí lấy cái chung làm cái riêng cái chung, tạo nên ung thư xã hội qua hệ tham (tham quan để tham ô, tham nhũng tham tiền). Tồi hơn na là tái tạo hệ tham qua tiền tệ-hâu duệ-quan hệ để diệt trí tuệ. Tôi xin thành thật hỏi bạn, không biết bạn sinh ra và lớn lên, giờ lại có chức quyền, bạn có thoát được vòng lợi luận này không ?

Tôi biết bạn không tham ô, tham nhũng (nên chúng ta mới thành bạn nhau), nhưng bạn tiến thân nhờ gia đình mà cha mẹ là đảng viên, giờ bạn lại là đảng viên nồng cốt, có mọi bổng lộc của chế độ " đảng viên quan ". Bạn có " lo ra " là các cuộc đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ thực sự làm được chuyện " vật đổi sao dời " ngay trong tiện nghi từ vật chất tới chức tước của bạn không ? Hãy trả lời tôi câu hỏi này, vì tình bạn từ bao năm qua, và nên trả lời thành thật như ông cha khuyên nhé (nói gần nói xa, không qua nói thật), có (sự) thực mới vực được đạo (lý) mà.

Hãy bắt đầu bằng câu đầu tiên của bạn nhé :

Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không ? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra tòa, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi.

Đầu thư, tôi kể là tôi "mất hồn", "hết hồn", vì ngay câu đầu này của bạn là tôi "hoảng hồn" : Trời ơi ! bạn của tôi bao năm mà "hồn, vía, thần, sắc" để đâu mà lại viết một câu như vậy ?

Lương tri trí thức chống bất công, loại bất chính, xóa bất lương, vất bất nhân

Xin được phân tích ngữ vựng trước rồi ngữ văn, ngữ pháp sau nhé : Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Động từ uất ức của bạn nhẹ quá ! Nếu tôi là dân oan bị phá nhà, cướp đất, đuổi ra khỏi môi trường sống của mình, của gia đình mình và của tổ tiên mình thì tôi : "mất (linh) hồn", tức là mất tâm lực, mất trí lực, mất luôn cả thể lực, mất cả ba lực này tức là mất tất cả rồi ! Bị cướp nhà, cướp đất là bị vừa động đất, vừa động trời. Đây không phải là mất mát mà là mất hết, đây không phải là mất mùa mà là mất trắng bạn ạ ! Tôi van xin bạn đổi trạng từ quá nhẹ uất ức, và nên đi tìm một trạng từ khác cao hơn cả : uất nghẹn, uất gục, uất điên, uất chết lên được ! Chuyện đi tìm câu chữ để hệ ngữ (ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp) tương xứng với hệ cảnh (họa cảnh, thảm cảnh, bi cảnh) chính là tri thức luận của lương tri trí thức đó bạn ! Chuyện này không khó : bạn hãy đặt hoàn cảnh của bạn vào thảm cảnh của dân oan là bạn tìm được ngay hệ ngữ thích hợp để thích ứng vào bi nạn dân oan.

Một ngày kia nếu bạn là nạn nhân của bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất mà "một sớm một chiều" thành dân oan, thì chính bạn s biến uất ức chớp nhoáng thành uất nghẹn, uất gục, uất điên, uất chết. Đây không phải là chuyện lý thuyết, chuyện trừu tượng, chuyện hoang tưởng đâu bạn ạ ! Vì tổ tiên ta dạy đi dạy lại con cháu là : thời gian và không gian đều trong "nắng sớm mưa chiều", nằm trong quy luật của "vật đổi sao dời", trong đó nhân sinh không sao thoát được nhân thế : "không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời" ! Nhưng tôi xin hứa với bạn là nếu một ngày kia bạn thành nạn nhân của bọn "cướp ngày là quan", làm ra bao bi nạn cho hàng triệu dân oan hiện nay, tôi s đứng về phía bạn, với tất cả sung lực của mình bằng phương trình nảo trạng uất ức-uất nghẹn-uất gục-uất điên-uất chết, để ngày ngày đấu tranh với bạn, đòi lại đất, đòi lại nhà, như đòi lại không những công bằng bằng công lý, mà còn cùng bạn đòi lại nhân phẩm bằng nhân tri ! Cũng như tôi đang song hành cùng dân oan bao ngày tháng qua bằng học thuật, lấy khảo sát, nghiên cứu, điều tra, điển dã để minh chứng rồi xác chứng đây là chuyện trộm, cắp, cướp, giựt đất của dân, đây là chuyện : không thể chấp nhận được !

Ngữ pháp uất ức bất công, tôi thấy chưa ổn (vì chưa đủ) mức độ và trình độ của thảm kịch dân oan bị cướp đất, đây không phải là bất công tới từ bất bình đẳng mà là cả một hệ bất : bất chính của một hiến pháp của ma thức (chớ không phải mô thức) : đất dai là sở hữu của toàn dân, do chính phủ quản lý, đảng chỉ đạo, loại câu chữ này thật bất lương, vì nó biến đất của công dân thành đất trong tay bọn bất nhân (bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, cấu kết với ma quyền tham đất vì tham tiền), để trộm, cắp, cướp, giựt có tổ chức. Xin bạn hãy xem lại các bài học căn bản của xã hội học : bất công có mặt trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt xã hội, trong quan hệ xã hội ! Còn bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất để tham tiền, tất cả chúng nằm trong hệ bất (bất chính, bất lương, bất nhân) đây lại là phạm trù của đạo đức học, phải lấy hệ lương (lương thiện, lương tâm, lượng tri) ra để trực diện mà trực luận với chúng.

Hệ lương (lương thiện, lương tâm, lượng tri) trong câu chuyện lương tri trí thức của chúng ta, nhắc tôi nhớ lời dặn dò của Thomas Mann, sau ngày bọn giết người Đức quốc xã sụp đổ là : khi nhìn thì phải thấy ! Nhìn mà không thấy thì khác gì mù lòa. Ông trách dân tộc Đức ông là bọn giết người Đức quốc xã không phải trên trời rơi xuống để gây ra thế chiến thứ hai (1939-45), cùng lúc thảm sát người Do Thái trong chương trình diệt chủng của chúng. Bọn này đã xuất hiện rồi thắng cử trước sự cúi đầu và nhắm mắt của dân tộc Đức, từ những năm 1930. Nhìn mà không thấy hệ bất (bất chính, bất lương, bất nhân) thì chắc chắn là có lỗi, chúng ta đừng để lỗi biến thành tội với đồng bào và tổ quốc chúng ta bạn à ! Tôi phân tích chuyện này vì đây là thắc mắc của tôi từ bao năm qua với các "trí thức quan chức" như bạn : Việt kiều đặt chân tới Hà Nội là thấy dân oan nằm ngồi la liệt tại cơ quan tiếp dân của Trung ương, đường Ngô Thị Nhậm, Việt kiều đặt chân tới Sài Gòn là thấy dân oan vật vờ qua lại khu Thủ Thiêm ; vậy mà các "trí thức quan chức" sống hằng ngày trên đất nước coi như bạn, lại không thấy, coi dân oan như không có, nhìn không thấy. Không thấy dân oan ngoài đường giữa phố đã là chuyện lạ ! Lại không thấy dân oan đòi công lý qua mạng xã hội thì rõ là chuyện thật lạ !

Còn câu sau của bạn : "Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra tòa, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi !". Bạn ơi, họ có bằng chứng hẳn hoi, bằng chứng đau thương là họ phải "đầu đường xó chợ" chưa đủ cho bạn sao ? Họ có kiện ra tòa nhưng tư pháp là con rối cho bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất, chúng lấy cái man trá để chế tác luật rừng man rợ của chúng : đất đai là sở hữu của toàn dân, do chính phủ quản lý, đảng chỉ đạoDân oan làm đúng quy trình, nhưng có ai bảo vệ họ đâu, nên câu này của bạn : "Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra tòa, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi !", câu này của bạn tàn nhn quá, nếu một người không quen biết bạn như tôi biết bạn bao năm nay để khẳng định bạn : không phải là người xấu ! Thì kẻ bàng quan mà đọc thư của bạn, có thể họ sẽ thấy bạn là kẻ vô tình giờ đã thành vô cảm. Bạn ơi "bút sa gà chết", có khi "người cũng chết" theo, đừng biến mình thành kẻ vô giác, để mang tiếng với đời là kẻ vô tâm đang đi trên mê lộ của nhân.

Mỗi lần bạn muốn hiểu về định lượng của bất công trong chế độ có lãnh đạo bất nhân tại Việt Nam hiện nay, bạn đừng quên phân tích vĩ mô nhé ! Theo thống kê hiện nay thì Việt Nam hiện nay là đất nước "phá kỷ lục về dân oan", không phải hàng trăm ngàn mà đã là hàng triệu trên ba miền của đất nước. Nếu chính quyền độc đảng hiện nay mà liêm chính thì hãy làm thống kê liêm sỉ về con số này, và tôi khuyên chính quyền chỉ cần lấy chỉ báo qua các đơn kiện, như bạn muốn ("Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra tòa, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi ! ") thì mọi việc sẽ rất rõ ràng thôi. Cùng lúc, tôi mong chính quyền độc đảng phải để giới đại học tự do nghiên cứu, điều tra, khảo sát, điền dã… qua định lượng định chất để biết thực chất của chuyện oan khiên này, vì đây là phạm trù của khoa học xã hội nhân văn mà.

Tại Âu châu, tôi làm việc trong mội trường có nhân quyền trong sinh hoạt trí thức có thật sự có dân chủ, nên tôi theo lời dặn của ông bà ta : "vắng mợ chợ vẫn đông !". Cụ thể là các đại học việt nam hiện nay, khi họ mời tôi giảng, họ yêu cầu tôi không nói, không lấy thí dụ về dân oan, tôi chỉ cười vì rất thông cảm với các đồng nghiệp ("vì sợ liên lụy tới chính quyền, tới công an"), vì "qua sông thì phải lụy đò" mà. Nên gần đây, tôi đã đưa giáo trình, giáo án về dân oan ngay tại Ban cao học Châu Á mà tôi làm giám đốc, tôi đưa luôn chủ đề này vào trường tiến sĩ của Âu châu mà tôi là thành viên của các hội đồng khoa học, như để bảo vệ một sự thật làm nên lương tri trí thức của tôi.

Nói nay rồi lại nói xưa, tôi xin kể cho bạn câu chuyện của Huyền Quang, một trong ba thiền sư sáng lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền rất Việt vì thuần Việt, mà Phật hoàng Trn Nhân Tông kính yêu của chúng ta là trưởng phái. Huyền Quang có nền của từ bi qua biểu tượng "cay mắt vì nhân thế", khi ông thấy các tù nhân trong vòng lao lý đi ngang qua ông :

Biên thư bằng máu nhắn tin nhau

Cô đơn chiếc nhạn vụt mây sầu

Bao nhà nhìn nguyệt đêm nay nhỉ ?

Hai chốn cùng chung một nỗi đau.

Nhắn tin nhau qua thư viết bằng máu, cô đơn bị dầm, ngâm, ngập, chìm trong mây sầu vây kiếp chiếc nhạn, bao kiếp người -chỉ là chiếc (lá)-, hãy nhìn trăng để đo, để đếm khổ nạn biệt ly. Vì sống là chung một nỗi đau, kẻ xa người và kẻ bị người xa có chung nỗi khổ niềm đau bạn à ! Khi đi tìm các giá trị của lương tri ngay trong nỗi khổ niềm đau của kiếp người, bạn hãy nhận ra nhân diện của các nạn nhân bằng hình tượng chiếc nhạn vụt mây sầu của Huyền Quang bạn nhé ! Mà chiếc nhạn vụt mây sầu chưa chắc đau khổ tới cùng cực như dân oan hiện nay : "màn trời chiếu đất" rồi "đầu đường xó chợ" bạn à !

Nói xưa xin được nói xa, St Augustin khi đi tìm các giá trị của lương tri, thì tách một con người thành hai con người : một là con người bên ngoài, của phản ứng phải sống, của phản xạ phải ăn, phải thở để mà sống. Con người thứ hai là con người bên trong, của nội tâm dày nội công lương tri, vì có lương tâm, nó bắt con người thứ nhất của bản năng phải đi trở lại bên trong để thấy con người thứ hai, nằm sâu trong chiều sâu, để nhận ra ý nghĩa của sự sống có nhân phẩm vượt qua sự sống của bản năng. Khi chưa thành trí thức, còn là sinh viên -bạn và tôi- đều có những lời nguyện, khi thành trí thức rồi thì những lời nguyện thuở nào, đã thành những lời nguyện xưa ; mà nó xưa hay mới, hoặc vừa xưa vừa mới, thì hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta muốn cái xưa không bao giờ xưa, mà luôn mới là do chính chúng ta. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có làm một bài thơ Nguyện xưa, ít người biết và thật hay :

Mát lòng, nhờ những giọt không

Bỗng dưng thuyền đã sang sông tới bờ !

Cát mềm

Bãi vắng

Nguyện xưa.

Lời Nguyện xưa, là lời thề xưa, là ý nguyện làm nên ý lực cho chí nguyện đi cứu đời, cho tâm nguyện làm cho đời vơi đau-bớt khổ. Một lời thề tưởng đã xưa, vậy mà nguyện này giúp ta tu cả đời, mà có khi tu cả đời cũng không đủ để xóa đi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh. Vì vậy, nên nguyện xưa luôn đeo đuổi, không phải để dày vò, để hành hạ, để đày đọa ta, mà để trợ lực cho ta vượt qua sự vị kỷ chỉ thấy cái có của ích kỷ, luôn mộng tưởng là mình khôn lanh hơn người, mà không đủ tầm (vì không có tâm) để thấy lòng vị tha của từ bi đi trên vai, trên lưng, trên đầu mọi con tính vị kỷ. Mà bạn ơi, chuyện đúng thì không bao giờ cũ, xưa, lỗi thời ; văn Hugo lần than vãn : "Chán nhất trên đời này ta chỉ tồn tại mà không sống ! Mà sống đúng chính là đấu tranh cho sự sống ! Dùng tự do của mình để đấu tranh, để chấm dứt đi cái ngu !".

Tuệ giác của công bằng

Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức...

Bạn ơi, tôi "điếng hồn" vì câu này của bạn, thật lạ là bạn sống mỗi ngày ngay trên đất nước này, mà bạn không biết là dân oan họ đã thưa kiện mọi nơi, họ đã đi "cùng trời cuối đất" để "kêu oan" ; mọi cơ quan có thẩm quyền đã thông đồng với nhau là không xử lý ni oan của họ bằng công lý, mà nhắm mắt làm ngơ để họ tiếp tục sống trong "màn trời chiếu đất", sáng chiều "đầu đường xó chợ". Họ kêu gào rồi lang thang từ hành pháp tới tư pháp, họ thét gọi các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam phải cứu họ, nhưng "tứ bề im ngặt" nên họ phải tới Quốc hội chứ, vì tại đây thì họ tin là có thể gặp để gọi được các đại biểu do họ bầu ra để bảo vệ họ mà ! Nhưng buồn thay "nồi nào úp vung nấy", họ chỉ gặp các đại biểu mà tuyệt dại đa số là đảng viên lấy "kịch trường" Quốc hội để diễn "hài kịch" cúi đầu-cong lưng-bấm nút, để bật đèn xanh cho các âm mưu của bạo quyền lãnh đạo ở cấp bộ chịnh trị, mà bạn biết rất rõ. Nhưng "kịch trường" Quốc hội của các "hài kịch" lại chính là "bi kịch" của Việt tộc, trong Quốc hội có một lực lượng đại biểu "hao tiền tốn của" cho thuế dân, lại âm mưu bằng thỏa hiệp âm binh với độc đảng : xảo nghiệp trong điếm trường !

Tôi là Việt kiều, tôi đề nghị bạn làm một "kiểm chứng thực địa" (rất dể) là ra đường vào dịp Tết gần nơi bạn đang cư trú để nhìn-và-thấy có hàng trăm dân oan vẫn ra Hà Nội, dù biết các cơ quan lãnh đạo đã đóng cửa nghỉ Tết ! Họ nằm lăn lóc trên đường Ngô Thì Nhậm, với khí trời lạnh mùa đông miền Bắc. Tại sao vậy ? Tại vì họ không còn đất, không còn nhà, họ mất hết, họ tới thủ đô để kêu oan, để đòi công lý, mà lãnh đạo chính quyền phải trả lại công lý cho họ, đừng lẻo miệng là "đầy tớ của dân" nữa ! Lãnh đạo đừng lẻo lưỡi "phục vụ dân", hãy thật sự phục vụ nhân dân, bằng cách chống bất công, chống bạo quyền, hãy bảo vệ dân bằng tuệ giác của công bằng.

Trí tuệ của lãnh đạo bắt đầu bằng trực diện để trực quan : các cơ quan có những tòa nhà đắt tiền, rộng lớn, cũng từ tiền thuế của dân mà ra ; chính các cơ quan đó, từ địa điểm của các hội đoàn tới các địa danh của các chính quyền, thì tất cả cửa nẻo đóng im ỉm ngay cả ngày hành chính bình thường, nơi mà chung quanh dân oan đứng, ngồi, nằm la liệt, họ đang đi ăn xin công lý đấy ! Họ trực diện với một chính quyền vô phép trước công pháp đấy ! Vì họ có kinh nghiệm với một chính quyền đi bắt cóc các nhà vận động dân chủ, tuyên bố xử họ công khai nhưng chặn công dân đi dự ngay trước cổng tòa, bỏ tù các nhà vận động dân chủ nhưng khi thả họ ra thì không có chứng thư giam giữ và phóng thích, cùng lúc chối leo lẻo trước quốc tế là Việt Nam : không có tù nhân lương tâm. Một chính quyền bắt cóc dân-xử đóng cửa tòa-nhốt bừa bãi-thả thô tục, đó là một chính quyền : xảo tri trong nhục lộ.

Tôi nhớ hai câu của Nietzsche, đứa con tin yêu của triết học, suốt đời nổi loạn trong triết học để triết học phải bỏ đi những "thói quen, tật thường" như phải bỏ đi chính là các "thói hư, tất xấu" có ngay trong cấu trúc tư tưởng của mỗi triết gia, chỉ ra cho ta hai bài học :

- Bài học thứ nhất : "Sự thật rất xấu, con người có một "nghệ thuật" gạt sự thật để sự thật đừng giết con người", cụ thể có rất nhiều người sợ sự thật, vì khi họ đi tìm sự thực, khi gặp sự thực, rồi đào sâu sự thực thì họ sẽ phải đối mặt với bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền như hoàn cảnh nước Việt hiện nay.

- Bài học thứ nhì : "Nếu bạn nhìn vực thẳm quá lâu, thì chính vực thẳm sẽ vào sâu trong bạn để nhìn bạn", đây là hậu quả của câu thứ nhất, đối với những ai sống quá lâu trong vực thẳm, bị cầm tù trong vực thẳm mà không thấy vực thẳm đang vùi, đang lấp, đang chôn, trước tiên là con mắt của mình, sau đó là thể xác của chính mình. Vì, vực thẳm vừa sâu lại vừa hẹp, cái tối tăm của nó làm ta bị lòa mắt ; nên bọn âm binh sống trong vực thẳm luôn có ý đồ làm cho chúng ta lòa mắt vì tối, âm binh thì sống nhờ bóng tối nên chúng thấy ta, mà chưa chắc ta thấy chúng, bạn à !

Nói triết rồi nhắc tới thơ, mà một trong các ngôi sao sáng của nhân loại trong thi ca chúng ta có Baudelaire, giữa những bài thơ, là tâm trạng bi quan của thi sĩ trước nhân tình thế thái, ông tâm sự với chúng ta ít nhất hai chuyện (hai chuyện nhưng thật ra là hai bài học thật "khiếp hồn" cho kiếp người) :

- Bài học thứ nhất : "Đừng tìm trái tim tôi các dã thú đã ăn nó rồi !", đây không phải là chuyện thơ để "thơ thẩn" bạn à, đây chính là câu chuyện "cận hồn, sát vía" của Việt tộc hiện nay. Vì chúng ta đang sống với các con dã thú : khi chúng ta cúi đầu trước bạo quyền tạo ra bao bất công làm chúng ta mất luôn cả nhân phẩm ; khi chúng ta khoan tay trước tà quyền tham quan sinh ra bao khốn cùng làm chúng ta mất luôn cả nhân tri, khi chúng ta quỳ gối trước mà quyền tham tiền tạo ra bao điều bất lương làm chúng ta mất luôn cả nhân tính ; tức là chúng ta đã bị dã thú ăn thịt rồi !

- Bài học thứ nhì : "Cuộc sống rồi sẽ dứt nhưng hối tiếc thì không". Chúng ta đừng để hối tiếc trước khi chúng ta rời cỏi đời này, mà khi chúng ta còn sống thì chúng ta đã nhắm mắt trước bất công của bạo quyền, đã cong lưng trước bất chính của tà quyền, trước bất nhân của ma quyền.

Nói triết, ghé thơ thi phải thăm sử, nhất là sử của Việt tộc, bạn có nhớ chuyện của Trần Thái Tông không ? Một vị vua đau khổ nhất của Việt sử, vì bị thái sư Trần Thủ Độ, ép phải lấy chị dâu của mình trong bạo luật nội hôn của nhà Trần, nhưng Trần Thái Tông lại là một minh quân hàng đầu mà Việt tộc rất tự hào, sáng suốt trong duy để tỉnh táo trong luận. Ngài bắc đẩu của nhà Trần đã chứng minh được Việt tộc, không những là một dũng tộc can đảm đối đầu với quân Nguyên Mông, mà còn là một minh tộc biết thắng trận bằng mưu lược của trí cao, đã tống cổ bọn cướp nước này ra khỏi bờ cõi Việt. Ngài biết đào sâu để khơi rộng đạo vị Phật giáo bằng chính sự tinh cần của mình, cõi lương tri của ngài có giới luật, có thiền định, có trí tuệ, mà tôi chỉ mong các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam có được một phần rất nhỏ của ngài, một phần rất nhỏ của rừng đầy hương :

"…Hương này trồng từ rừng giới luật

Tưới bằng nước thiền định,

Chặt trong vườn trí tuệ

Đẽo bằng đạo giải thoát…"

Trong đau khổ, trong cuộc sống đầy thử thách, ngập thăng trầm, ngài giúp con dân Việt tộc có đời sống tâm linh vững để có tỉnh táo bền bỉ, để có sáng suốt cao rộng, không bị rơi vào bi kịch sống say chết mộng, tức là sống mà không thật sự được sống, và say rồi trong mê loạn thì cái chết tới lúc nào mà không biết. Bạn ơi, trong một xã hội Việt Nam hiện nay với hàng trăm triệu đồng bào sống trong vô cảm vô giác trước nỗi khổ của dân đen, trước nỗi oán của dân oan, triệu triệu người vô cảm này, sống say trong vô minh để chết mộng trong vô tri, từ ô nhiễm môi trường tới thực phẩm bị đầu độc ; cả một dân tộc đang đánh mất định hướng lương tri, tìm tới mê tín dị đoan trong chuyện cầu vong, cầu hồn để rồi bị loạn tâm trong mê tín, mà còn gọi đó là tâm linh ! Riêng bạn, mỗi lần bạn bị lạc lõng giữa vô cảm, trong vô giác, rơi sâu vào mê lộ của vô minh, chìm xuống đáy của vô tri, bạn hãy tự đánh thức mình và nhớ về một đấng minh vương-minh sư, thật sự là minh chủ của lương tri, đó là Trần Thái Tông bằng hình ảnh của một con người thật tỉnh thức qua ngữ pháp của chính ngài :

Đừng ôm xác chết nữa…

(để) Ngẩng đầu lên thiên chân !

Cõi lương tri của Trần Thái Tông không lý thuyết, không trừu tượng, nó mang những động thái thường nhật cụ thể, nhưng bản lĩnh lương tri của nó thật cao, ngài có bài kệ Dâng hương thật hay bạn ạ :

Ngạt ngào trầm hương rừng Chính Định

Chiên Đàn vườn Tuệ đã vun trồng

Giới Đạo đẽo gọt lên hình núi

Đốt lại lò Tâm để hiến dâng.

Bạn ơi ! Chúng ta hãy giúp nhau "Đốt lại lò Tâm để hiến dâng" nhé bạn ! Để đừng quên dân oan cũng là dân Việt. Người bạn thân quý của tôi ơi ! Mỗi lần có những nỗi buồn lo ập đến trong tâm hồn bạn, mang theo bao độc chất của tà quyền đang biến thành ám chất trong cõi lương tri của bạn, với loại câu hỏi như sau, làm hỗn loạn tư duy của bạn :

- Tại sao Việt tộc ra nông nổi này ? Người Việt hiện nay chọn vô cảm làm phản xạ trước các nỗi khổ niềm đau với chính đồng bào mình.

- Tại sao Việt tộc lại đánh để mất đời sống tâm linh của nhân tâm như vậy ? rồi gọi tên mê tín, dị đoan là tâm linh, biến cõi tín ngưỡng, từ chùa chiền tới lăng miếu, thành nơi buôn thần bán thánh có vụ lợi, để phục vụ cho tư lợi.

- Tại sao Việt tộc lại cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối trước bạo quyền độc tài, trước tà quyền tham quan, trước ma quyền buôn người bán tình ? Mà không vận dụng chiều sâu tâm linh của tổ tiên, để biến nó thành chiều cao cho chính nhân phẩm của mình ; là đứng dậy, là thẳng lưng, là ngẩng đầu, để gạt đi cái bạo, xóa đi cái , vất đi cái ma, để lấy lại cái người (vì cõi người).

Bn có thể trả lời câu hỏi này qua ca khúc Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy :

"Việt Nam, Việt Nam tên gọi là người…

Việt Nam đem vào sông núi

Tự do, công bằng, bác ái muôn đời !"

nên chỉ có thể là nạn nhân của bao tàn phá chiến tranh, bị đổ nát sâu đậm trong tâm hồn như Việt tộc mới thấy hết giá trị của tự do, công bằng, bác ái. Vì ba định đề này là ba tiền đề cho nhân quyền, một nhân quyền bao la, đó là quyền yêu người để yêu mình, yêu đồng loại để yêu đồng bào… yêu muôn đời.

"Việt Nam không đòi xương máu,

Việt Nam kêu gọi thương nhau,

Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu"

Việt tộc không đòi xương máu, quyết tâm ra khỏi vòng điêu lụy của xương máu, để kêu to, để kêu xa, để kêu sâu bằng tiếng gọi thương nhau ; trong cõi thương nhau, luôn mang hai giá trị của hạnh phúc mà cũng là hai giá trị của tâm linh yên (và) vui, dài (và) lâu".

Việt Nam trên đường tương lai,

lửa thiêng soi toàn thế giới,

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời"

Việt tộc sẽ đi trên con đường tương lai không bằng sự vô cảm đã bị độc chất của tà quyền ám chụp bao lâu nay, mà chúng ta sẽ đi trên con đường tương lai bằng ý nguyện của lửa thiêng để biến nó thành ý lực đủ sức soi toàn thế giới ; chính sung lực của ý nguyện và hùng lực của ý lực trao tặng cho chúng ta bản lĩnh biết nguyện tranh đấu cho đời. Và,

"Việt Nam, Việt Nam…

tình yêu đây là khí giới,

tình thương đem về muôn nơi,

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người"

có bản lĩnh lấy tình yêu làm khí giới nhân phẩm Việt làm cao nhân ái ; có tầm vóc trao tặng tình thương cho muôn nơi nhân tâm Việt làm rộng nhân từ, có nội công với tiếng nói đi xây tình người nhân đạo Việt đi xa vào nhân bản.

Lương tri trí thức bắt đầu bằng hành tác : tự nghĩ về mình !

Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu Quốc hội họp về cái gì, lại muốn Quốc hội bàn về chuyện của họ... Vậy thì làm sao mà đấu tranh được ?

Thư bạn gởi tôi thật ngắn, nhưng đọc câu nào tôi bị "loạn hồn" tới đó, mà tôi càng đọc đi đọc lại thì tôi lại càng thấy : "điếng hồn" (đây là lý do tại sao tôi dùng các cụm từ : "hết hồn", "hoảng hồn", "mất hồn"…). Thưa bạn, trong vidéo mà tôi gởi tới bạn, thì đó là tuần lễ mà Quốc hội phải họp để bỏ phiếu về việc ngăn cấm rượu khi lái xe đã gây ra bao thảm kịch thương vong trong lưu thông, làm tử vong hơn chục ngàn người, như một quốc gia đang bị bạo chiến.

Vậy mà, Quốc hội lại bỏ phiếu (theo đa số) là chống lại chuyện soạn ra luật nghiêm túc có liêm sỉ để chặn chuyện nghiện ngập rượu bia, ma túy đang là một ung thư vĩ mô trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội ; một loại ung thư của "thói hư tật xấu" không những lỗi mà còn có tội với dân tộc. Chúng ta đã bàn về chuyện này mỗi lần được nói chuyện với nhau. Tại sao là tội ? Đó chính là tội đầu độc cả một dân tộc vào chuyện nghiện ngập, để truy diệt sinh khí của đồng bào, để vùi dập sinh lực của bao thế hệ thanh niên, l ra phải là nguyên khí của quốc gia, đây không phải là tội thì là gì thưa bạn ?

Câu này của bạn, rõ là "kinh hồn" : Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu Quốc hội họp về cái gì, lại muốn Quốc hội bàn về chuyện của họ... Vậy thì làm sao mà đấu tranh được ? Bạn ơi, họ hiểu loại Quốc hội, họ hiểu luôn kiểu Quốc hội họp về cái gì, mà họ còn hiểu thấu là Quốc hội bàn về chuyện của họ, vì đây chính là vai trò và chức năng của mỗi đại biểu Quốc hội ; vì là chuyện sống còn của dân oan, vì là chuyện thuộc về phân phẩm của Việt tộc

Céline, một văn sĩ luôn có được sự hâm mộ của độc giả về văn phong, lại luôn tạo ra sự tranh cãi thường xuyên về lương tri của ông luôn nhìn cuộc sống thật quá đổi bi quan, nhưng ông để lại một bài học vượt lên sự bi quan hay lạc quan trong mỗi chúng ta, để giúp chúng ta gầy dựng lương tri cho chính mình, mà khởi điểm là sự quay về với chính mình, ông viết : "Người ta không bao giờ đủ thời gian để sống, vì người ta không đủ thì giờ để nghĩ về chính mình". Cùng thời với Céline, có Camus mà bản lĩnh văn chương đã đưa văn học sánh vai cùng triết học để trả lời các câu hỏi lớn của nhân sinh bằng nhân tính, các câu hỏi lớn của nhân thế bằng nhân tri, các câu hỏi lớn của nhân loại bằng nhân phẩm, qua ba luận điểm :

- Lòng rông lượng chân thành nhất của chúng ta đối với tương lai là dâng hiến tất cả ngay bây giờ cho hiện tại.

- Nếu kẻ chủ không sống được nếu không có kẻ hầu, thì một trong hai kẻ này ai là người thực sự có tự do ?

- Ở giữa mùa đông, tôi tìm ra trong tôi mùa hạ không bao giờ biết bại !

Luận điểm thứ nhất trong tình hình của Việt tộc hiện nay là chúng ta phải đấu tranh cho công bằng, tự do, bác ái qua đường đi no về của nhân quyền, dân chủ và đa nguyên. Luận điểm thứ nhì trong hiện trạng của xã hội Việt là kẻ chủ (Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng bạo quyền nhưng "hèn với giặc, ác với dân")người tớ (dân đen bị áp chế, dân oan bị áp bức) cả hai đều không có tự do, đây là bi kịch làm nên thảm kịch của đất nước hiện nay. Luận điểm thứ ba trong thực trạng của bi nạn bộ ba (nội xâm tiếp tay cho ngoại xâm) :

- Đảng cộng sản Việt Nam lấy độc đảng để độc quyền, độc tài, độc tôn, độc trị trong bất tài và bất trị.

- Tham quan của Đảng cộng sản Việt Nam lấy tham quyền để tham ô, tham nhũng, đang làm suy kiệt tới dân tộc, môi trường, đạo lý… tới cùng cực.

- Tàu tặc cướp đất, biển, đảo song hành cùng Tàu họa gây ô nhiểm môi trường để diệt môi sinh, song đôi với Tàu hoạn qua thực phẩm bẩn đi cùng với hóa chất độc tạo nguồn cho ung thư vĩ mô trên số phận của Việt tộc, làm nên Tàu nạn với bao công trình có quy mô từ cấp quốc gia tới cấp địa phương rơi vào tay Tàu .

Trước thảm kịch này của đất nước, chúng ta hãy tìm lại các nẻo đường của lương tri qua các trí thức của các nước được xem là có văn hóa cao, có văn minh rộng, có văn hiến đẹp, chỉ để nhìn lại cho rõ lương tri của mỗi chúng ta. Những tư tưởng gia như St Augustin, Plotin, Montaigne… hay các triết gia Kant, Pascal, Ricoeur… khi họ t đi tìm con đường của lương tri thì họ có sẵn hai nhân lộ. Con đường thứ nhất bằng định hướng thần học, chóng chầy họ sẽ tìm tới thượng đế, đấng sinh thành của muôn loài và vạn vật ; con đường thứ hai bằng định hướng của luân lý, đi tìm nhân tính bằng nhân phẩm. Nhưng dù đi trên hai đường khác nhau, nhưng họ thường tâm sự là họ đã gặp nhau trên : cái tôi tỉnh thức để tin yêu. Chính cái tôi tỉnh thức để tin yêu này là một định luận có nhiều định đề khác nhau, và khi được hội tụ lại thì các giá trị của lương tri hiện rõ trong cấu trúc của định luận này. Cái tôi tỉnh thức có hành trình của tỉnh táo để sáng suốt của thức, lấy kiến thức để lập tri thức, có ý thức để tạo nhận thức. Đây là định nghĩa thông minh về chữ hiền, làm nên hiền triết, dựng lên minh triết lấy hiền mà xoa du mọi điều hung, bạo, ác, dữ đang phùng man trợn mắt giữa nhân thế. Từ đây, cái tôi của chủ nghĩa trung tâm được nuôi nấng bởi cái ích kỷ đã được trút rũ khỏi não trạng, để trưởng thành mà nhận ra cái tôi tỉnh thức, đã tỉnh thức trước thân phận con người, trong đó cái tôi vị kỷ thuở nào có số phận thật nhỏ bé của cát bụi (theo ca từ của Trịnh Công Sơn), cát bụi những biết thức để : "Tôi là ai mà yêu quá đời này ?".

Montaigne, tư tưởng gia thế kỷ thứ XVI, đứa con tin yêu của thể loại tùy bút khuyên chúng ta nếu muốn đi tìm lương tri, hãy ghé qua : chủ thể trong tự do, tại đây, bạn cứ đào thật sâu tâm hồn của mình để nhận ra các giá trị của lương tri, vì con đường tự do đang sâu lắng, đang hiện diện trong mỗi chúng ta. Như vậy, muốn đi tìm lương tri thì hãy tìm ra con đường đi tới cõi đó ; muốn nhận ra các giá trị của lương tri thì phải để đầy đủ thời gian để đi tìm ra các giá trị ấy. Và, trên các nẻo đường này, ta đã có niềm tin vui sống để nuôi hy vọng sống vui, với tâm hồn rộng mở, chỉ cần thêm sự nhạy cảm với nỗi khổ niềm đau của nhân thế, với nỗi vui mang điềm phúc của nhân sinh, lấy sự cảm thông để cõng, bồng, bế, nâng cái nhạy cảm này. Con đường đi tìm cõi lương tri có kho tàng là các giá trị của lương tâm, bạn hãy giữ trọn công thức : Hãy làm hơn cái tôi đã có bằng cách vượt cái tôi đang có ! Để tìm bạn, tìm thầy, như tìm các lương tri mới, mà cũng chính là sự thông minh mới ; một cái tôi mới để biến cái tôi nhỏ bé trở thành cái tôi mênh mang. Mà Plotin đặt tên cho nó là : một tâm hồn trọn vẹn biết ở trên cao ! Nhưng không phải ở luôn trên cao, vì là tâm hồn rộng mở nên tâm hồn này lên xuống qua lại, để tiếp người, để nhận đời, để yêu cuộc sống hơn. Bác Hoàng Cầm, đã chỉ cho ta con đường đó :

"Bỏ lại sau lưng hoàng hôn ráng đỏ.

Gậy nghiêng mình chào những sớm mai xanh".

Trong Việt sử, chúng ta có đầy đủ các chuyện của các tư tưởng gia, triết gia phương tây về lương tri, bằng chính là tri thức Việt của lương tâm Việt, bằng những kinh nghiệm rất Việt :

- Tuệ Trung thượng sĩ, được vua Trần Thái Tông phong tước Hưng Ninh vương, tên thật là Trần Quốc Tuân, chính là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung cũng là người dạy dỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông, vì là bạn thâm giao với vua cha là Trần Thánh Tông. Khi hoàng hậu Thiên Cảm qua đời, vua Trần Thánh Tông quyết định cúng chay ngay cung, vua mời Tuệ Trung thượng sĩ, rồi vua mời Tuệ Trung viết một bài kệ, đây là bài kệ :

Viết kề trình kiến giải

Như dụi mặt thấy quái

Dụi mặt thấy quái xong

Lại rỡ ràng tự tại.

Hôn mê giữa cuộc đời, chớp mắt khoảng khắc là thấy quái, thấy ma, nhưng biết dụi mắt là để sáng mắt, vì sáng mắt nhờ các súc mạnh của lương tri qua tu tập, qua rèn luyện để sống giữa đời, mà nhận ra chiều sâu của tâm, để chủ động với cảnh.

- Trần Nhân Tông lấy nhân từ là rễ của nhân đạo, gốc của nhân nghĩa, cội của nhân bản, nguồn của nhân văn. Câu chuyện nhân từ trong cuộc đời minh quân của ngài không phải là câu chuyện lòng trắc ẩn của Mạnh Tử, cũng không phải là lòng thương hại trong các đạo giáo ; mà nó là câu chuyện lấy nhân cứu nhân. Đây là sự thông minh ở trên cao, trùm phủ xuống mọi định nghĩa về sự thông minh, đây là trí khôn của nhân lý, làm lý trí cho nhân tri, biết tìm về nhân tâm mỗi lần nhân thế xa rời nhân đạo. Đây chính thị là lương tri làm nên tầm vóc phái Trúc Lâm Yên Tử có : Phật tại tâm để giữ tâm tại thế ! Lương tri của Phật hoàng Trân Nhân Tông là cõi của bản lĩnh tâm sự tự tâm ! Chuyện lương tri, không hề lý thuyết, muốn có chiều sâu của lương tri, thì phải theo đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, thì hãy hình dung ra hình tượng một nhân dạng : đứng lên, thẳng lưng, ngẩng đầu và nhìn cao lên trời. Tìm chiều cao để nhìn lên, không chỉ để tìm tự do cho tầm nhìn, vì không muốn bị tù đày trong những toan tính thấp kém dưới nhân thế, mà nhìn lên cao để hướng thiện : tìm cái thiện theo chiều cao để có cách đối nhân xử thế theo chiều rộng, đây là bản lĩnh làm nên thiện dạng, được dựng lên từ lương tri, với ý lực hướng thiện.

- Nguyễn Du, thi sĩ của tâm cảm Việt, người thầy tin yêu của thi ca Việt, đưa chân dung Kiều rất rõ qua hình tượng dư nước mắt :"Khéo dư nước mắt khóc người thời xưa", khi giữa tiết Thanh Minh, đi tảo mộ, lại gặp ngôi mộ hoang bên đường, không ai chăm sóc, ngôi mộ đó chính là của Đạm Tiên, một nạn kiếp (sống làm vợ khắp người ta, tới khi chết sớm làm ma không chồng). Sự thương cảm số phận của một người quá cố, trước ngôi mộ này Thúy Kiều đã khóc, tức là đã sống trọn vẹn các giá trị nhân cảm của cõi lương tri. Và số kiếp Đạm Tiên có thể là số kiếp của tất cả người đang sống trên cõi đời này, chỉ cần một cơn bão táp của hoạn nạn (như họa nạn của dân oan) là cuộc đời sẽ rơi vào bi kịch của Đạm Tiên (nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương). Hôm đó, những người có mặt cùng Thúy Kiều trước ngôi mộ không tên, đó là hai đứa em, Thúy Vân và Vương Quan, chúng cứ trách chị mình : khéo dư nước mắt khóc người thời xưa ! Đây là ranh giới giữa hai kiếp làm người, một bên là loại người không chưa biết các giá trị của lương tri (Thúy Vân, Vương Quan) ; còn bên kia nhân tính với đầy đủ các giá trị của lương tri (Thúy Kiều) nên luôn có dư nước mắt.

Một công hai việc, nhân tiện đây tôi tâm sự luôn với bạn là mỗi lần tôi thấy hình ảnh dân oan qua phóng sự, mỗi lần tôi thấy hoạn cảnh trong bi nạn của dân oan trên các nẻo đường khảo sát, điều tra, điển dã của tôi về dân oan, là tôi khóc ! Có khi khóc thầm trên đường phố, có khi khóc òa trong phòng riêng của mình, có khi khóc tức tưởi, có khi khóc khúc khích. Vài người thân chê trách tôi : "Đàn ông sao mà mít ướt quá !". Họ không thấy tôi buồn, mà ngược lại họ còn thấy tôi vui na, Họ thấy lạ lắm ! Họ đâu biết là tôi : "khoái trá" vô cùng với biệt danh : "mít ướt" này !

(Tạm) kết :

Có lần, tôi đến chào bạn sau chuyến công vụ đại học, trong đó có chuyện đin dã về dân oan, hôm đó bạn "không tha" cho tôi, bạn trách tôi : "Việt Kiều ở bên phương tây mọi thứ có đầy đủ sao cứ "lấy chuyện đất nước" ra phân tích hoài vậy ? Tôi ở đây hằng ngày mà đâu mất thì giờ để làm chuyện này !". Hôm đó, tôi nghe lời dạy của các tổ sự về vô ngôn, nên tôi chỉ cười mà không trả lời bạn, bây giờ tôi xin trả lời nhé ; tôi trả lời bằng phương trình Tin yêu-Hướng thiện-Nhận thức-Tâm nguyện được cấu trúc gẫy gọn qua lời Kiều của sự phụ Nguyễn Du :

Nhớ lời nguyện ước ba sinh

Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?

Bạn hãy tìm ngay trong chiều sâu lương tri mình để mời các ẩn số lương tâm sau đây lên tiếp sức với bạn :

* Tin yêu vừa là niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu, vào tình thương làm nên nỗi niềm sâu lắng, trầm kín trong nội tâm bạn, nó là người-bạn-sâu-bên-trong, nó thân thuộc trong thân quen trong tâm khảm của bạn, vì tin yêu này quá thân thương với bạn, nên bạn luôn tin vào nó.

* Hướng thiện được chế tác từ tin yêu làm nên quyền năng ngay trong không gian tâm linh của riêng bạn, nó yêu cầu bạn phải trả lời ba câu hỏi : Tôi là ai ? Ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì ? Tôi muốn làm gì và có thể làm gì để đưa cuộc đời theo hướng thiện ?

* Nhận thức được chế tác từ hướng thiện của tin yêu này, làm nên từ ý thức về cuộc đời của bạn, nơi mà cuộc đời là không gian và thời gian luôn bị các biến cố xé tan nát, chính những sự cố này làm nên kinh nghiệm cho tâm thức phải luôn ở dạng tỉnh thức để nắm chính lương tri của mình ngay trong hiện tại, để bạn sáng suốt mà chuẩn bị cho tương lai.

* Tâm nguyện ngụ ngay trong tâm thức có chiều sâu của nội tâm ở dạng thức tỉnh nhất ; sẽ tạo điều kiện để bạn khởi duyên, trợ lực bạn cho đời sống xã hội, trợ duyên bạn trong các quan hệ xã hội, trợ tâm bạn trong sinh hoạt xã hội, tha nhân và bạn sẽ gần nhau hơn trong các giá trị của tin yêu bằng tâm nguyện.

Gần đây, bạn có gởi tôi một lá thư cũng làm tôi "điếng hồn", trong đó thay vì trách tôi thì bạn viết câu "ăn cơm nhà, cỏng ngà voi" ! Thưa bạn, câu này chỉ thực tiển cho kẻ ích kỷ, chỉ biết kéo chăn lại phía mình để trùm phủ mà che lấp các tư lợi của riêng mình, mặc kẻ khác (Ai chết mặc ai ! Bây chết mặc bây !). Đây là dp tôi trả lời bạn, chỉ bằng một câu của Phạm Thiên Thư, mà Phạm Duy đã phổ nhạc : "Muôn loài như sương rơi. Xin làm hoa trắng đỡ…" Bạn hãy tới cõi lương tri của trí thức bằng chính tự do của bạn, bằng chính tâm hồn trong, linh hồn sáng của bạn, hãy đi trên con đường : nhân tính làm nên nhân tình ; nhân từ biết chở che cho nhân nghĩa ; từ đó mọi tuyên truyền ngu dân, mọi khẩu lịnh mỵ dân tự nhiên thành bọt bèo, rồi tự biến mất trong cõi sinh, cõi sống của bạn. Sương thì yếu yểu, rơi là tan, mà hoa cũng vậy, rất mong manh, vậy mà hoa biết hứng đỡ sương, lấy chính thân mong manh của mình để hứng đỡ cái chóng chày, cái đang phôi pha giữa sự sống. Đây là một bài học quý về lương tri, nếu bạn đang yếu lả, đang mong manh, bạn vẫn có thể giúp, có thể cứu những ai yếu hơn mình, mong manh hơn mình. Lương tri thật cụ thể bạn à, vì nó không bỏ quên ai, dù kẻ cứu cũng đầy các khó khăn, ngập các thử thách, tràn các thăng trầm, nhưng phải giúp-cứu-nâng-đỡ kẻ yếu "trước đã", còn mọi chuyện khác thì để "tính sau" !

Câu chuyện lương tri trí thức của chúng ta có thể ghé qua các công trình nghiên cứu của triết gia Jerphagnon khi ông nghiên cứu toàn bộ hệ thống tư tưởng Âu châu để hiểu tại sao các minh sư triết học ngày càng đi sâu vào minh triết để hiểu các giá trị tâm linh. Nơi đây, minh triết là minh lộ để con người tới được các chân trời tâm linh, tại các chân trời này con người sẽ thấy các kinh nghiệm của nhân phẩm, luôn song hành cùng các trải nghiệm của nhân văn. Tại tụ điểm của lương tri này, con người sẽ nhận ra rồi nhận rõ các giá trị của cuộc sống, để hiểu tại sao lại có chuyện trễ, tại sao lại có chuyện chậm ? Platon khi được Jerphagnon soi rọi qua cấu trúc triết học của chính Platon, luôn đi tìm để phân tích quan hệ giữa con người, linh hồn và thượng đế ; nơi mà mỗi con người sống trong cuộc đời như đi trên một con đường, và trên con đường đó con người gặp-nhận-hiểu-thấu nhân vị của linh hồn, nhân sinh qua thượng đế, mỗi lần gặp- nhận-hiểu-thấu như vậy con người luôn tự đặt cho mình câu hỏi tại sao ta gặp-nhận-hiểu-thấu trễ như vậy, chậm như vậy ?

Augustin là trường hợp mà Jerphagnon ở lại thật lâu trong nghiên cứu của mình, trước hết St Augustin có tất cả các thành công trong xã hội, bằng tinh hoa của học thuật dựa trên tinh anh có trong sự thông minh của ông ; nhưng năm 33 tuổi Augustin đã bỏ tất cả để đi tìm thượng đế, vì nếu nhận ra thượng đế thì sẽ hiểu linh hồn là gì ? Cũng với sự thông minh xuất chúng của mình, Augustin không rơi vào chuyện mê tín, dị đoan, hoang tưởng, mà ông tổ chức một cuộc đối thoại với thượng đế với tấm lòng kính cẩn tuyệt đối. Nhưng khi ta đọc kỹ tác phẩm Xưng tội (Confessions) của ông, người ta nhận ra ông mượn chuyện xưng tội là để vinh danh nhân phẩm của nhân loại. Như vậy, chuyện ông tổ chức một cuộc đối thoại với thượng đế có thể chỉ là một cái cớ chăng ? Cớ để ông biến đối thoại thành độc thoại, ông độc thoại với thượng đế để đốí thoại với đời, với người, với chính thân phận của mình. Một cuộc độc thoại luôn muốn tìm con đường tâm linh để đi lên, lên cao, cao mãi để được ngang tầm với thượng đế. Như vậy sự thông minh làm nên nhân tri có thể hiểu được và thấu được sự thông minh của thượng đế ; cho nên các giá trị của lương tri, tự chúng là những con đường cao tốc, cho phép chúng ta đi nhanh đẻ gặp các giá trị thiêng liêng.

Pascal là trường hợp mà Jerphagnon thấy được cái ý thức của con người luôn khiêm tốn để tỉnh táo, luôn khiêm cẩn để sáng suốt, để nhận ra tâm trạng trễ, tâm cảnh chậm khi con người đứng trước các chân lý của khoa học, các sự thật của nhân sinh, các lẽ phải của đạo đức. Pascal luôn tìm định nghĩa để giữ định đề, giữ định đề để không lạc đề khi phân tích và giải thích mọi giá trị, từ toán học tới triết học, từ ngôn ngữ tới nhân sinh. Và khi vào để phân tích và giải thích các giá trị tâm linh, con người sẽ có định hướng qua định nghĩa của ngữ vựng rồi từ đó mà đi tìm ngữ pháp rồi ngữ văn cho các chiều hướng của tâm linh.

Câu chuyện tri thức của chúng ta cũng là câu chuyện của bác Trần Dần, bị bạo quyền độc tài đầy đọa nhiều năm sau oan án Nhân văn giai phẩm 1956-1960 ; bị tà quyền văn nô hãm hại liên tục cho tới thế kỷ mới, năm 2000 ; bị ma quyền bút nô trù dập cho tới ngày qua đời. Nên thi ca của bác Trần Dần là sự sáng đi tối về của các giá trị nhân tâm sắc nhọn, nhận chướng kiếp và nhận luôn tử kiếp. Khi thế kỷ mới tới, bác đặt câu hỏi : "Ai tăng cửa sinh ? ai rình cửa tử ?", vì bạo quyền, tà quyền, ma quyền vẫn quanh quẩn bên nhau, quyện lấy nhau để thành âm binh, trùm phủ bóng tối của chúng lên số phận của Việt tộc, chúng rình rập để đe dọa sự sống. Mặc cho âm binh rình rập, nội dung tâm linh có trong thi ca, vì thi ca là ngã tư của bốn nhân tố :

- tự do đưa nhân tri gặp nhân tính,

- tự chủ dắt nhân lý gặp nhân phẩm,

- tự tin dìu nhân tâm gặp nhân từ,

- tự trọng dẫn nhân cách gặp nhân bản.

Khả năng của hệ tự (tự do, tự chủ, tự tin, tự trọng) khi nhập nội vào tiềm năng của hệ nhân (nhân tri, nhân tính, nhân lý, nhân phẩm, nhân tâm, nhân từ, nhân cách, nhân bản) sẽ làm nên hùng lực tâm linh, để phân tích sâu xa cõi sinh, cõi tử. Từ đây, cá nhân sẽ thấy mình có cá tính để trở thành cá biệt, để tách xa âm binh ; từ đó lấy số phận của chính mình để tra, suy, xét, đoán nhân sinh, để trả lời cho bạo quyền, tà quyền, ma quyền là mọi sự sống đều thiêng liêng.

Bạn thân mến,

Câu chuyện lương tri trí thức của chúng ta cũng là câu chuyện hiểu đời để được đời hiểu của Bùi Giáng ; thi sĩ thân thương này có để lại cho đời một giòng thơ :

Em chợt thấy yêu đời vô cùng tận

Vì đời là rất mực thiêng liêng

Em chợt thấy không buồn đau oán hận

Vì thiêng liêng không chia biệt cõi miền.

Bùi Giáng lội ngược dòng để chống vô cảm, bơi trái chiều để chận hững hờ, lướt trên mọi lãnh đạm chung quanh để được sống trọn, sống sâu, nhờ vậy thi sĩ mới đồng cảm rất tự nhiên với mọi tâm phận, luôn chia sẽ với mọi tâm nạn, biến cái bao la của cõi người thành sát kề, khích cận với chúng ta. Nên mang ơn Bùi Giáng khi thi sĩ chỉ cho ta đường đi nẻo về của một loại nhân dạng có lương tri : Em chợt thấy yêu đời vô cùng tận. Thấy thượng đế, thánh thần, tôn giáo, tín ngưỡng là thiêng liêng thì là chuyện thường, và đây chưa chắc là chuyện nhân tri, còn chuyện người biết thương người, nơi mà tâm hồn làm nên linh hồn để người thương người hơn. Còn riêng Bùi Giáng thì ông khẳng định : vì đời là rất mực thiêng liêng. Cuộc đời thiêng liêng vì con người linh thiêng, trong đó kiếp người từ số phận tới duyên phận đều thiêng liêng, trong đó mọi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh đều linh thiêng ; và sức mạnh của lương tri là kết được cái đời thiêng liêng vào cái người linh thiêng, để làm nên cõi thiêng, mà cõi này là thuộc về người chớ không phải thuộc về thượng đế, về trời cao đất dày nào cả ! Biết vượt thoát thăng trầm rồi vượt thắng trầm luân, Bùi Giáng còn trao cho mọi người cách chế tác linh dược này, cách làm ra loại thuốc thần diệu này : vì thiêng liêng không chia biệt cõi miền. Sống mà biết vượt qua dị biệt, để tránh rơi vào sự phân biệt giữa người và người, rồi từ khinh thường tới khinh miệt tha nhân, thì như tự chế rào cản cấm nhân tri mình không được gặp nhân đạo của người khác, thì như cấm nhân vị mình không được gặp nhân tri của mọi người chung quanh. Bùi Giáng để lại cho chúng ta một di chúc tâm linh vô cùng quý, vì nó vừa thật hay, vừa thật hiếm : Đã mở cõi thì đừng có ngăn miền !

(Tiền) kết

Trong lương tri giáo dục, khi thế hệ đi trước có trách nhiệm phải trao truyền ít nhất ba giá trị giáo dục cốt lõi cho các thế hệ đi sau là sự trao truyền sự thật của lịch sử, mà sự thật làm xuất hiện chân lý với sử liệu, sử chứng, không ai chối cãi được, song hành cùng các tang chứng, làm nên chứng tích luôn có mặt trong kỷ niệm, trong ký ức, tạo ra chất sống cho sử học. Chính sự thật làm nên chân lý giúp nhân sinh thấy ra lẽ phải. Chính lẽ phải giúp ta nhận diện ra các giá trị của đạo đức cùng lúc trên hai nhân lộ, con đường đầu tiên giúp nhân sinh nhận ra đạo lý của các chuyện hay, đẹp, tốt, lành có mặt trong nhân đạo. Con đường tiếp theo là khi có đạo lý rồi thì nhân sinh sẽ tìm ra luân lý khám phá ra bổn phận với xã hội, trách nhiệm với đồng loại. Từ đây, ranh giới giữa đạo lý luân lý sẽ bị xóa dần đi, để tạo nên sự hòa hợp mới, làm nên các giá trị của lương tri.Hãy lập nên một phương trình mới cho nhân tâm biết bảo vệ nhân phẩm :

(sự thật + chân lý = lẽ phải) + (đạo lý + luân lý = đạo đức) = các giá trị tâm linh.

Và khi phương trình này hình thành thì ta được trao nhận một định nghĩa mới về : tự do, một định nghĩa đẹp vì đây là cùng có tự do với tha nhân, với đồng bào, với đồng loại, để cùng hưởng chung với mọi người, mọi loài. Ngược hẳn với loại định nghĩa thấp hèn về tự do qua cái ích kỷ chỉ cho một người, một phái, một đảng có trong não trạng của bạo quyền lãnh đạo, đã thành tà quyền hãm hại dân tộc, rồi sẽ thành ma quyền buôn dân, bán nước. Sự vận hành toàn bộ của các giá trị của lương tri đi từ cái tôi tới tha nhân, tâm linh là trao không để cùng hưởng chung, mà không hề đòi trả ân, trả oán, từ đây chúng ta có được một định nghĩa về các giá trị tâm linh, qua các chỉ báo rành mạch trong sinh hoạt xã hội, trong đời sống xã hội, trong quan hệ xã hội, vì tâm linh không thể tự định nghĩa, mà phải dựa trên sự phối hợp giữa : luân lý, đạo lý, đạo đức luôn đi đôi kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức ; và công bằng, công lý có từ công tâm, công đức luôn chung lứa với lương tâm, lương thiện, lương tri.

Đó chính là chuyện bạn "phê phán" tôi chỉ đi nghiên cứu : "các đồ quốc cấm : dân oan, trẻ bụi đời, công bằng, tự do, nhân quyền, dân chủ, đa nguyên…", tôi cũng xin trả lời luôn cho bạn "yên lòng", mà để tôi cũng "mát dạ" (mà "định hồn" lại), tôi xin trả lời bằng kinh nghiệm của mục sư L. King và thiền sư Thích Nhất hạnh ; chỉ vì tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã vè chuyện "con người" thôi bạn ạ ! Mục sư L.King (đứa con tin yêu của lòng tin bất bạo động để chống kỳ thị) phân tích trong thời buổi hiện đại của khoa học, cái người (humain) trong cái thánh (sainteté) phải có mặt để bảo vệ các giá trị tâm linh, giúp con người luôn cẩn trọng ngay trên chính mạng sống của mình, khi ông giải thích rằng con người dùng khoa học để chế ra các hỏa tiễn được điều khiển tự động, nhưng chính con người thi đang lầm đường lạc lối trong mê lộ của sự giết chóc lẫn nhau, thì các hỏa tiễn điều khiển tự động này là sự tự sát của con người, chớ không phải là một tiến bộ văn minh gì cả ! Khi đấu tranh chống chiến tranh vì hòa bình, vì muốn bảo vệ con người và sự sống, trong lần chuẩn bị cho một cuộc biểu tình ngoài đướng phố tại Mỹ, mục sư L. King có hỏi thiền sư Thích Nhất hạnh là nên chọn khẩu hiệu nào để làm biểu tưởng hòa bình cho cuộc xuống đường này ? Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên mục sư L.King nên chọn một ca từ của Phạm Duy, nói lên ý lực của con người tự chối diệt con người :

"Tôi từ chối giết người ! Vì giết hết người rồi tôi sẽ sống với ai ?".

Ta cũng đừng quên Bergson, khi triết gia này phân tích ra hai loại thông minh có mặt trong đời sống của tri thức :

* Loại thứ nhấtthông minh tức khắc đó là sự thông hiểu tính lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian để hiểu cách vận hành của chúng, rồi từ đó đặt cứu cánh hợp lý và phương tiện hợp thời để đạt kết quả.

* Loại thứ hai : thông minh xét nghiệm biết xem xét tính lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian để khảo nghiệm thực chất của các hiện tượng này. Và khi lương tri xuất hiện trước hai loại thông minh này, nó sẽ vận dụng nhân sinh quan của nhân tâm, phối hợp cùng thế giới quan của nhân từ, để chế tác ra một vũ trụ quan của nhân lý, trong đó kẻ tự cho mình là thông minh phải lấy nhân tính cao nhất của mình để cùng tha nhân bảo vệ nhân phẩm, nâng cao nhân vị cho nhân sinh.

Trên thượng nguồn, thông minh để quyết định và thông thái vì cẩn trọng khi nhận ra sự lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian, cả hai sẽ hiểu nguyên nhân của các sự kiện, cũng như quy luật của các sự cố, để tránh sai lầm trong hành động. Còn tâm linh tìm hiểu chiều sâu của sự kiện bằng nhân tri để cảm nhận sự cố bằng sự rung cảm của nhân tâm. Dưới hạ nguồn, thông minh biết nhận ra nguyên nhân của sự thất bại, còn thông thái thì tổng hợp các nguyên nhân của sự thất bại để tránh thảm bại, rồi đi tìm con đường đi khác để tới thành công, mà không kinh qua quá khích và cực đoan. Còn lương tri thì lùi ra để đứng xa trong tỉnh táo, mà phân tích thất bại, để sau đó lương tâm sẽ trở lại đứng gần, sát, cận kề sự thất bại để tìm ra sự cảm thông với kẻ thất bại. Từ đó tìm cách đưa ra một ánh sáng mới, để chỉ cách thoát nạn cho kẻ thất bại, được ra khỏi đường hầm của sự bại trận, để tìm con một con đường khác, bại ít thắng nhiều, vì mang các sắc xuất thành công rõ nét. Chuyện lương tri trí thức không dùng các con tính số học mang tính toán của toán học, mà bằng sự cảm nhận đa chiều về nhân thế, qua sự đa dạng của nhân gian.

(Tri) kết

Có lần bạn biết tôi vừa cho xuất bản hai đầu sách Oan luận Bụi luận 26 về dân oan trẻ bụi đời, không nhìn tôi mà bạn cúi đầu lầm bầm khi : "Tiếc quá, người học cao như anh mà cứ lần mò vào các chuyện dân oan mất đất, trẻ bụi đời lêu lỏng trên vỉa hè". Bạn nhớ không ? Hôm đó tôi không cúi đầu như bạn mà tôi ngẩn đầu cười vui, nhưng tôi không trả lời ; hôm nay tôi xin trả lời nhé bằng câu chuyện vừa rất thường mà cũng vừa rất lạ : "có lần lang thang trên các vỉa hè chúng quanh chợ Bến Thành, thong dong trong thư thái, nhưng mắt chăm chú nhìn cuộc sống, tai lắng nghe nhịp đời trên các nẻo đường, (bạn hãy thử làm như tôi dù chỉ một lần), bạn có thể gặp cách đối xử này giữa người với người. Hôm đó, tôi đi ngang một phụ nữ bán hàng rong trên vỉa hè, bỗng thoắt thấy chị ta mời một người ăn mày đang đói gục bên đường : "Vào đây ăn chén bún đã !", kẻ ăn xin như được cứu trong cơn đói rã, trả lời gọn với gương mặt vui : "Dạ ! Con cám ơn". Câu chuyện chưa hết ! bạn hàng bên cạnh người phụ nữ bán bún đâm thọc : "Bộ cho ăn chùa hả ! Sao ngu vậy !", kết thúc câu chuyện là người phụ nữ bán bún mà biết "cho ăn chùa" trả lời với bà bạn hàng của mình thật nhỏ nhẹ, thật gãy gọn là : "Thấy thương quá !".

Chỉ một câu thật ngắn này thôi :"Thấy thương quá !", có đầy đủ lương tri thức trong đó, dù chị bán hàng không là trí thức, một câu vừa đầy đủ nhân phẩm, vừa trọn vẹn nhân tâm, nên tự nó đã là một lương tri vững vàng, vì nó đại diện cho nhân tính của mọi nhân tính ! Mà không cần thần thánh giáo dục mình, không cần một mê tín nào xúi dục mình. Lương tri cao hơn bất cứ các giá trị tài chính nào đang có mặt trên cuộc đời này, vì nó bất chấp chuyện định giá ! Vì nó bất cần chuyện trả giá ! Vì nó bất tuân chuyện đấu giá ! Nên nó thấy chuyện "cho ăn chùa" (ăn mà khỏi cần trả tiền) là chuyện vô cùng đẹp ! Và là chuyện rất thông minh giữa-người-với-người ! Trong đó quan hệ với nhau bằng nhân từ là vô giá ! Mặc dù đồng loại ích kỷ chung quanh thì kết luận là : "Sao ngu vậy !". "thấy thương quá !" nên rất hãnh diện nhận bản hiệu mới : "Sao ngu vậy !" (cũng như tôi đã rất vui mà nhận nhãn hiệu : "Đàn ông sao "mít ước" quá vậy !"). Vì nếu ngu nhân đạo, dốt vì nhân nghĩa, dại vì nhân tính, khờ vì nhân từ, thì tôi xin nhận nhân vị này, xin đón nó với nềm vui của kẻ, không "bị" gọi, mà "được" gọi là : ngu !

Bạn ơi ! Nếu bạn tặng cho người, trao cho đời một cái gì đó vì bạn : "thấy thương quá !", mà đồng loại trách rồi xếp loại bạn vào (nhất) loại : "cho ăn chùa" "sao ngu vậy !". Bạn hãy cứ vui trong lòng, nhớ "hoàn hồn", rồi "cười trong bụng" là bạn vừa nhận được một quà thưởng của tâm linh vô giá, tên gọi của nó là : "Thấy thương quá !". Bạn à, nhờ kể được cho bạn nghe câu chuyện "Thấy thương quá !" này mà tôi đã hết : "hoảng hồn", "loạn hồn", "điếng hồn", "mất hồn", "hết hồn", "kinh hồn"… vì lá thư của bạn, tôi đã "hoàn hồn" rồi bạn ạ. Thú thật với bạn là hai ngày qua, thật sự là tôi đã : "hoảng hồn", "loạn hồn", "điếng hồn", "mất hồn", "hết hồn"… vì lá thư của bạn ; nói gần nói xa không qua nói thật, tôi đã ở tâm trạng của sư phụ của tôi là Hàn Mạc Tử : "Một nữa hồn tôi đã chết/ một nửa hồn kia bổng dại khờ", giờ được tâm sự với bạn về câu chuyên lương tri của trí thức, nên tôi đã thật sự "hoàn hồn". Bạn yên tâm nhé.

Người được bầu làm sư tổ của triết học là Platon, có một người thầy bị hại bởi tà quyền rồi bị giết bởi bạo quyền, người đó chính là Socrate, ông thầy của sư tổ để lại cho đời một câu, mà ta nên trích ra đây để thêm nội cộng cho cuộc đối thoại của chúng ta : "Những vương quốc cao nhất của tư tưởng, chúng ta sẽ không sao tới được, nếu trước đó chúng ta không đủ trình độ để tới gặp lòng từ bi ".

Chào tương tri trong bằng hữu, chúc bạn có lương trong tri ! Thấy trong thương nhé !

 ---------------------

 
Thư trả lời cho một người bạn tìm cách "chạy tội" cho Đảng cộng sản Việt Nam

 

thuluan6

 

Tội phạm cầm quyền, tội ác cầm dao

Chào bạn,

Bạn gởi cho tôi một lá thư thật dài, bạn biết là tôi đang tổng kết các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã về tội phạm học qua trường hợp của Việt Nam, từ khi dân tộc và đất nước này phải gánh chịu bạo quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, từ 1930 tới nay. Thư của bạn dài, mà từ đầu tới cuối là biện minh, là bào chữa, là "chạy tội" cho Đảng cộng sản Việt Nam, vì bạn là đảng viên, lại đang là quan chức, đang nhận bổng lộc của Đảng cộng sản Việt Nam, nên từ khi chúng ta quen nhau não trạng quyền lực-quyền lợi không sao tách được nhân sinh quan, thế giới quan của bạn để chúng ta có thể cùng nhau khách quan hóa từ sự kiện tới sự cố, theo đúng yêu cầu của khoa học 27, cụ thể là đưa chứng từ vào dữ kiện để sự thật làm sáng lên chân lý. Nhưng tôi sẽ trả lời bạn trong thư này bằng sự chân thành trong mạch lạc, với chân thật của luận chứng, để chúng ta hiểu nhau hơn, trên tinh thần của học thuật là tôn trọng lẫn nhau, để sự thật được song hành cùng chân lý, sẽ giúp chúng ta nhận ra lẽ phải. Quy trình sự thật-chân lý-lẽ phải được kết tụ thành một tổng thể, mà không ai có thể tách ra được, để vo tròn bóp méo, để đánh tráo, rồi bào chửa, sau đó là "chạy tội" cho tội phạm đã gây ra tội ác ; khi mà các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của tội phạm học đã được thực hiện tới nơi tới chốn rồi thì chuyện "chạy tội" xem như vô ích !

Dù là một chuyên ngành mới mẻ của khoa học xã hội và nhân văn, nhưng các lãnh đạo không thể tham ô, các quan chức không thể tham nhũng trên các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của tội phạm học. Khi chuyên ngành sinh sau đẻ muộn này ra đời thì công việc thường nhật của nó là : lột trần tội ác ! lột mặt nạ tội phạm ! Nên nó không sợ bất cứ bạo quyền nào ám hại nó, không lo bất cứ tà quyền nào mua chuộc nó, không để bất cứ ma quyền nào bán đứng . Đây chính là nền lý học luận (dùng học thuật để xây dựng lý luận) của lá thư này, giúp tôi trả lời từng câu hỏi của bạn, và sẽ tôi trả lời luôn các loại khẳng định sai trái bạn, tới từ mê thức của tuyên truyền một chiều của một chế độ độc tài-toàn trị, mà bạn đang mộng tưởng là kiến thức khách quan. Mà mộng tưởng là nguồn của mê thức, dắt con người vào mê lộ để bị lạc bẫy trong tà lộ, nơi mà thủ phạm và nạn nhân đã vào tử lộ, từ đó vô tình hay vô tâm : tội phạm đã gây ra tội ác, mà tội phạm học phải vạch mặt chỉ tên, vì đây là nghiệp vụ học của tội phạm học.

Quy trình sự kiện-chứng từ-xác chứng 28 làm gốc, rễ, cội, nguồn cho tội phạm học, khi sự kiện đã thành sự cố với các hậu quả hại người-giết người-chết người, nơi mà chứng tích đưa đường dẫn lối cho chứng từ, thì xác chứng của nghiên cứu sẽ định hình cho minh chứng để sự thật được đưa ra ánh sáng, để chân lý được quang minh chính đại từ tòa án của lương tâm tới tòa án của công pháp. Nên đây cũng là phương pháp luận của lá thứ này 29, tôi chỉ trả lời bạn qua ba quy trình : sự kiện-sự cố ; chứng tích-chứng từ ; xác chứng-minh chứng, nên tôi sẽ không trả lời các phần khác của lá thư của bạn : vu cáo mà không có phân tích sự kiện-sự cố ; vu khống mà không có giải thích chứng tích-chứng từ ; vu họa mà không có giải luận xác chứng-minh chứng. Đó là thói quen của bạn từ bao năm, mà cũng là phản xạ của những kẻ lãnh đạo, các quan chức của Đảng cộng sản Việt Nam : khi nạn nhân của họ phân tích sự kiện-sự cố, thì bị họ vu cáo là "các lực lượng thù địch" ; khi nạn nhân của họ giải thích chứng tích-chứng từ, thì bị họ vu khống "phản động chống cách mạng" ; khi nạn nhân của họ giải luận qua xác chứng- minh chứng thì bị họ vu họa là "bôi nhọ lãnh đạo của Đảng". Bạn muốn bỏ các thói quen vu cáo, vu khống, vu họa cho người khác, cho bất cứ ai không đồng ý với bạn hay với Đảng cộng sản Việt Nam của bạn, thì rất dễ ! Để tôi hưởng dẫn bạn chút chút nhé trên chuyện này 30 :

- Đừng viết những câu xuôi đầy tĩnh từ của thóa mạ.

- Không viết những câu ngắn tràn ngập trạng từ của chụp mũ.

- Bỏ viết những câu dài đầy các tĩnh từ thóa mạ xen lẫn với các trạng từ của chụp mũ.

Chuyện này không khó, khi bạn viết hãy nghĩ tới tổ tiên Việt dạy ta cẩn trọng : bút sa gà chết (mà còn làm người chết nữa), đó là câu chuyện của tội ác trong Cải cách ruộng đất (1954-1958) : chỉ cần vài chữ tố cáo không chứng từ là tòa án nhân dân quyết tội (không có) lên đầu những ai bị vu cáo là "địa chủ" ; để ngay tức khắc sau đó là đám đông quần chúng (bị giật dây) vu khống cho các nạn nhân là "bóc lột" nông dân ; rồi dẫn tới (cũng tức khắc) chuyện tử họa của các nạn nhân này là bị bắn giết ngay tại chỗ. Tổ tiên Việt không quên nghiêm cẩn dạy con cháu : sai một ly đi một dặm, nên ngay ngày mai, bạn cứ loại các câu xuôi đầy tĩnh từ thóa mạ, khử các câu ngắn tràn ngập trạng từ chụp mũ, vất các câu đầy các tĩnh từ thóa mạ xen lẫn với các trạng từ của chụp mũ, bạn sẽ thấy là bạn đã rời cõi tục để vào cõi thanh, vì ông bà mình cũng đã dạy chúng ta : đố tục giảng thanh mà. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, bạn nhớ giữ thanh bạn nhé ! Đó là nhân cách đối nhân xử thế làm nên tư cách cá nhân, dựng lên phong cách trí thức của của mỗi chúng ta trong học thuật, vì học thuật không bao giờ đứng về phía tục, học thuật thảnh thơi trong cõi thanh bạn à !

Tôi "rào trước đón sau" như làm chuyện "rào dậu, tát ao" trong chính mảnh vườn chữ nghĩa của mình thật kỹ lưỡng trước khi trả lời các câu hỏi của bạn, tôi làm chuyện này, vì tôi xem bạn luôn là bạn của tôi, hoàn toàn khác với đám tuyên giáo (tà nghiệp trong xảo lộ) vu cáo mà không dám đối thoại để hiểu thế nào là sự thật ; hoàn toàn khác với lũ lãnh đạo độc tài nhưng bất tài (gian kiếp trong tà lộ) vu khống mà không dám trực diện để thấu thế nào là chân lý ; hoàn toàn khác với bọn bút nô, ký nô (ma nghiệp trong điếm lộ) vu họa i mà không dám đối luận để thấm thế nào là lẽ phải. Các ngữ-văn-xây-ngữ-pháp : tà nghiệp trong xảo lộ ; gian kiếp trong tà lộ ; ma nghiệp trong điếm lộ31, không hề là câu xuôi tĩnh từ thóa mạ, câu ngắn trạng từ chụp mũ, câu dài đầy các tĩnh từ thóa mạ xen lẫn với các trạng từ của chụp mũ ; mà là các phạm trù của lý luận để định luận (conceptualisation), dụng khái niệm để xây luận thuyết (théorisation), đây là tri thức luận mà tôi sẽ dùng để trả lời lá thư này của bạn. Tôi bắt đầu trả lời các câu của bạn, từ đầu đến cuối, theo trật tự được xếp đặt trong thư của bạn :

"Anh thích tổng kết, phê phán… vơ đũa cả nắm".

Xin được trả lời cặn kẽ câu này, vì trong một câu của bạn có nhiều phần, không biết bạn có ý thức về chuyện này không ? Nhưng tôi xin trả lời từng phần một :

Tổng kết

Tổng kết là một bộ phận phải có trong chung kết của nghiên cứu, mở cửa cho kết luận của một công trình, sau khi đã qua các công đoạn : nghiên cứu hồ sơ và tư liệu ; khảo sát và điền dã thực địa ; thu thập và tuyển lọc dữ kiện và chứng từ ; phân tích và giải thích sự kiện và sự cố. Chưa hết, tổng kết còn là nơi dung thân của lý luận biết làm cầu nối giữa lý thuyết luận 32 (dùng lý thuyết để phê bình và hỗ trợ lý thuyết) và phương pháp luận (dùng phương pháp để phê bình và hỗ trợ phương pháp). Chưa xong, tổng kết còn là đất dụng võ có đủ nội lực để làm cầu treo giữa phương pháp luận (dùng phương pháp để phê bình và hỗ trợ phương pháp) và khoa học luận (dùng khoa học để phê bình và hỗ trợ khoa học). Chưa dứt, ngã ba giao lưu giữa lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận được vận dụng để đánh giá và phán quyết về định chất cũng như định lượng của một công trình. Với bộ ba : lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, tôi sử dụng từ tổng kết không như các văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam, nên đây là sự hiểu lầm về học thuật, giữa bạn và tôi ; mà nguyên nhân của sự hiểu lầm này là hiện nay không có một cuốn sách giáo khoa nào làm nền cho khoa học xã hội nhân văn-khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam hiện nay về sự liên kết làm nên tính liên minh của bộ ba : lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận 33.

Chưa hết… chưa xong… chưa dứt… vì chưa toàn lý, vì trong khoa học xã hội nhân văn của Việt Nam hiện nay, các bạn đang ở thế "cá nằm trên thớt" dưới bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài, nên các bạn không tới được một nơi sắc nhọn của tổng kết là : phê bình ! Tại đây, tôi thấy sự có mặt vô cùng quý giá của dân chủ qua đa nguyên (đa tài, đa trí, làm ra đa hiệu, đa năng để đa lực) dựa trên nhân quyền (nhân tri, nhân trí trợ lực cho nhân lý, nhân tính làm nên nhân bản, nhân văn, để nhân vị chỗ đứng, nhân đạo đường đi tới gặp và nhận nhân phẩm) 34. Vì "cá nằm trên thớt" mà cá muốn sống còn hay sống sót thì phải nhận tủi nhục mà tủi thân chịu nhục dưới một chế độ của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị) làm nên cái độc hại chống tri thức. Và bạn đã chấp nhận cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước cái ác đã làm nên cái tội ; ngược lại đường đi nước bước qua các quá trình giải luận của tội phạm học là : vén cái ác để vạch cái tội. Khi mất nhân cách vì không dám phê bình qua phân tích và giải thích các tội ác của bạo quyền độc đảng, các tội phạm của tà quyền độc trị, các tội lỗi của ma quyền độc tài, thật sự tôi lo cho bạn là khi ta "nhắm mắt làm ngơ" thì ta đã đồng lõa, là đồng phạm với các tập đoàn tội phạm này rồi !

Một tập đoàn tội phạm luôn biến quyền lực thành bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài để vơ vét qua hệ tham (tham quyền để tham ô, rồi tham nhũng, chỉ vì tham tiền) nên quyền lợi của chúng thật ra chỉ là tư lợi, vì chúng buôn thần bán thánh qua chiêu bài cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là khi còn đi học chúng đã biết buôn bằng bán cấp để sau đó là mua chức bán quyền, chúng mang dã tâm buôn đất bán người (biến dân lành thành dân oan), nên trong bọn chúng dã có kẻ bước qua buôn dân bán nước, đối với chúng chỉ là vài bước, có khi dễ như trở bàn tay, vì những kẻ này đã chuyển qua phương Tây tiền của vơ vét được của dân tộc, chúng đã có nhà, có thẻ xanh, thẻ cư trú tại Tây Âu và Bắc Mỹ, để chớp nhoáng cao bay xa chạy, khi bọn Tàu tặc tới xâm lược đất nước của chúng ta, biến Việt tộc thành lao nô cho chúng.

Chỉ tội nghiệp cho bạn chỉ nhận vài bổng lộc (thật ra là cỏn con) của chúng mà phải mang thân, mang tư cách cá nhân của bạn để "chạy tội" cho chúng, nhưng khi chúng bỏ chạy thì bạn sẽ làm gì ? Càng tội nghiệp hơn khi thấy bạn có tài lại để bọn độc tài nhưng bất tài trong chuyện bảo vệ dân tộc, phát triển đất nước điều khiển, thao túng, giật dây, "xỏ tai, kéo mũi", để chung quy là ngụy biện các thảm họa trên một dân tộc mà đa số cằng ngày càng túng thiếu, mà tuyên truyền ngày ngày ra rả là "thành quả cách mạng". Rồi chung cuộc là ngụy tạo các thảm nạn trên một đất nước thành "định hướng xã hội chũ nghĩa" ; tại sao bạn phải làm loa tuyên truyền cho các tội phạm này ? Bạn không xấu tại sao bạn lại làm những việc xấu này, khi bạn biết rất rõ là dân tộc Việt hiện nay cứ bỏ đất nước ra đi dù ra ngoài chỉ để làm lao nô, nô tỳ, nô bộc cho các quốc gia láng giềng vì họ đã quá nhờm tởm bạo quyền, tà quyền, ma quyền ngày ngày dẫm lên lưng, đạp trên vai, nhấn lên đầu của họ bao bất công và tội ác không sao chấp nhận được. Khi bạn hiểu rất rõ là đất nước Việt hiện nay cạn kiệt tài nguyên tới vì bọn mafia lãnh đạo, với bao ô nhiễm môi trường, môi sinh bị truy diệt35. Độc hóa từ thiên nhiên tới thực phẩm, với âm mưu của ngoại xâm Tầu tặc thông đồng với nội xâm tham nhũng mà thế giới có đầy đủ dữ kiện, trong khi dân tộc vẫn bị bộ máy tuyên truyền độc đảng bưng bít, che giấu, đây một tội ác tội phạm học không thể nào bỏ qua được. Thật tội nghiệp cho bạn phải làm loa tuyên truyền với các bổng lộc không xứng tầm thông minh của bạn, trong khi bọn bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài, bạn biết không có vài đứa khi gặp tôi tại phương Tây, chúng vỗ bụng tục rồi cười đểu mà nói là với số tiền của dân tộc mà chúng vơ vét được, thì chúng và con cái, cháu chắt của chúng : "ăn năm đời, mười đời không hết !".

Hãy tổng kết cho chính bạn đi ! Đám đầu nậu tham nhũng này chính là những tội phạm đã gây ra những tội ác, nên tội phạm học phải có mặt để tổng kết bằng vạch mặt chỉ tên (lột mũ bạo quyền, lột mặt nạ tà quyền, lột trần ma quyền) bằng các tiêu chí của :

-     Hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ).

-     Hệ chính (chính tri, chính kiến, chính lý).

-     Hệ đạo (đạo lý, đạo đức, đạo hạnh).

"Sống lâu mới biết lòng người có nhân" 36 nhân đây là nhân tính làm nên nhân cách để được song hành cùng nhân từ, nhân nghĩa, nhân tâm, làm nên nhân vị nhân lý, nhân bản, nhân văn, vì biết đi vào nhân đạo để tạo dựng nên nhân phẩm bạn à !

Phê phán :

Nếu ngữ văn phê phán tới từ ngữ pháp phê bình phán xét, thì thì phê phán là hạ nguồn của phê bình, và phán xét là thượng nguồn của xét xử, đây chính là nghệp vụ học của học thuật, cụ thể là trách nhiệm của trí thức. Nếu làm học thuật mà không có phê phán, phê bình, phán xét, xét xử thì chỉ làm phân nửa, chính cái phân nửa này làm cho học thuật trong chế độ độc đảng hiện nay : chột, què, lãng, ngọng ngay trong tổng kết. Hãy xem lại các công trình nghiên cứu trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay, mà không quên các công trình của bạn : mô tả xong là kể lễ, mà không quên cúi nịnh khi trích dẩn những văn bản, các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam. Tội nghiệp cho chính các công trình của bạn là tự kiểm duyệt để không bị Đảng kiểm thảo, nên phê phán, phê bình, phán xét, xét xử vắng mặt ! Nếu không dụng cái đúng để lột mặt nạ cái sai, nếu không dùng cái lành để lột trần cái ác, nếu không dụng cái tốt để lột vỏ cái xấu, nếu không dùng cái để lột trắng cái tội, thì các công trình nghiên cứu trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay, nói theo ông bà ta là đi từ : vô thưởng vô phạt tới vô tâm, vô cảm !

Đây cũng là sự khác biệt, giữa trời và vực của hai hệ thống giáo dục đã đào tạo ra hai loại trí thức khác nhau, nơi mà phê phán trong khoa học xã hội nhân văn không hề là chuyện của cảm tính cá nhân, mà luôn có tiêu chuẩn của lý thuyết, có phạm trù của phương pháp và có khuôn mẫu của khoa học 37. Tôi nhớ rất rõ những lần tới giảng tại Viện nghiên cứu của bạn, rồi tới giảng các đại học mà bạn biết, tôi nhận ra là các đồng nghiệp của bạn cứ tưởng chuyện phê phán trong khoa học xã hội nhân văn là chuyện của chủ quan, chuyện ưa thích hay ghét bỏ của cá nhân, thưa bạn hoàn toàn không phải vậy ! Đây là dịp tôi xin trở lại các phương pháp căn bản của phê bình làm nên phê phán trong quy trình đào tạo bình thường của các quốc gia có dân chủ :

- Xã hội luận phê bình (Sociocritique), định hình môi trường sống của công trình nghiên cứu trong một vũ trụ xã hội, nơi mà khảo sát, điều tra, điền dã, nghiên cứu là một quá trình phê bình xã hội, mang tính chất xã hội hóa riêng của nó và mỗi quá trình xã hội hóa luôn nằm trong một môi trường ý thức hệ nào đó (độc đảng hay đa nguyên, độc tài hay đa tài, toàn trị hay đa trị…). Bản thân người nghiên cứu và người đọc cũng không thoát khỏi môi trường ý thức này, nên công trình nghiên cứu luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường xã hội và các ý thức hệ trong xã hội đó. Chính xã hội luận phê bình có cơ sở nghiên cứu khách quan đã mang lại những tiến bộ lớn trong học thuật và ngay trong các xã hội có dân chủ đa nguyên, khi chính các công trình nghiên cứu đã lột mặt nạ của mê thức giả danh kiến thức để làm chuyện "đánh lận con đen" mà định hướng dư luận. Nên các chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, như Việt Nam thường vu oan, vu cáo, vu khống, vu họa để chống phương pháp này, vì khi xã hội luận phê bình được thực hiện tơi nơi tới chốn thì bộ máy tuyên truyền sẽ bị vô hiệu hóa, và đám tuyên giáo sẽ bị lột mặt nạ !

- Dân tộc luận phê bình (Ethnocritique), nơi mà dân tộc tính được đánh giá qua cá tính của dân tộc đó qua sinh hoạt văn hóa, qua quan hệ xã hội, qua đời sống tâm linh… Dân tộc luận phê bình có thể bắt đầu bằng nghiên cứu các văn bản từ lịch sử tới văn học, để đi sâu vào các điều tra thực địa, nơi mà phê bình tới từ phân tích và giải thích sẽ làm rõ sức thông minh và lực sáng tạo qua các cộng đồng quốc gia, qua các tập thể xã hội, qua các cá nhân có cá tính được định nghĩa như các chủ thể của sáng tạo. Nói gần nói xa, không qua nói thật dân tộc luận phê bình còn đi xa hơn thế nữa để vào sâu từng dân tộc tính qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể là thủa xưa Việt tộc là một dũng tộc đã thắng bọn Tàu tặc khoảng 20 lần bằng chính lòng dũng cảm của ý chí bất khuất quyết tâm giữ nước ; cũng đã là một minh tộc biết thắng Tàu tặc bằng chính sự thông minh của mình : Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo bằng thủy chiến ; Nguyễn Trãi bằng sự phối hợp giữa kháng chiến, ngoại giao và tâm lý chiến ; Quang Trung bằng tri thức luận quân sự về quản lý không gian và thời gian… Vậy mà dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, thì chí khí của dũng tộc, sáng tạo của minh tộc, xem như bị tiêu tán hóa cùng trước thực chất đớn nhục của Đảng cộng sản Việt Nam là : hèn với giặc, ác với dân ! Đẩy Việt tộc từ dũng tộc, minh tộc sang "hèn tộc", "nhục tộc", đây là một tội ác ngay trên dân tộc tính, là tội đồ trước tiền đồ của tổ tiên, mà cũng là một tội ác trước các thế hệ mai hậu của Việt tộc.

- Địa dư luận phê bình (Géocritique) là phương pháp phân tích đặt ưu tiên cho nghiên cứu về tính đặc thù của một không gian địa lý trong phân tích và giải thích. Địa dư luận phê bình chống lại các quy phạm sơ cứng về không gian, thí dụ cụ thể là tháng bảy năm 2019 này bọn Tàu tặc đã vào lãnh hải của Việt Nam tại bãi Tư Chính, với thái độ xâm lược mà chính phủ độc đảng Việt Nam đã giấu nhẹm dân chúng, hơn 700 trăm tờ báo bồi bút cho Đảng cộng sản Việt Nam đã "im hơi lắng tiếng", để chính các báo đài ngoại quốc thông báo mà dân chúng biết được qua truyền thông quốc tế. Địa dư luận phê bình cho thấy rất rõ trong năm 2019 này là dân Hồng Kông, dân Đài Loan không sợ Trung Quốc, trước đó Philippines còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về "đường lưỡi bò" của Tàu tặc trên biển Đông, tại sao chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam là sợ Trung Quốc ? Địa dư luận phê bình cho xuất hiện phương pháp giải luận chỉnh lý là Đảng cộng sản Việt Nam sống còn nhờ Đảng cộng sản Trung Quốc, phương pháp này cho xuất hiện luôn phương pháp diễn luận toàn lý là lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam từ mật ước Thành Đô, 1991, chỉ có não trạng cứu đảng, chớ không hề đặt ưu tiên cứu nước lên hàng đầu, tại đây có những lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã mở ra con đường bán nước 38, và đã chuẩn bị não bộ để chấp nhận chuyện mất nước.

- Định dạng luận (Formalisme) một phương pháp phân tích và giải thích dựa trên hình thức, mà hình thức ở đây chính là nội dung của nội dung ! Nơi mà lời nói là nhân cách (học ăn học nói, học gói học mở). Nơi mà nhân dạng làm nên nhân vị (cái tai cái tóc là vóc con người) nơi mà tầm vóc vừa là nội công, vừa là bản lĩnh của chủ thể, chính tầm vóc nói lên trình độ tri thức và mức độ tư duy của chủ thể 39. Thư của bạn tới với tôi, cùng lúc với tin tức về ba thảm trạng cho trí thức và cho trí thức, trực tiếp liên quan tới định dạng luận mà bạn biết rất rõ là : ba lãnh đạo cấp bộ, cấp cục, cấp ngành của bạn, mỗi người một cách, làm cả một dân tộc xấu hổ đến "độn thổ" :

*         Một tên thứ trưởng Bộ Văn hóa đương nhiệm trao bằng giáo sư cho một ca sĩ chưa bao giờ đặt chân tới đại học để làm luận án tiến sĩ nhạc học, rồi sau đó phong một chức mới "nữ hoàng tâm linh" cho một bà hát hầu đồng.

*         Một bà giám đốc cục của Bộ Văn hóa, được quần chúng đặt tên là bà "tiến sĩ lon", vì bà ra lịnh cấm Coca Cola dùng chữ lon trong quảng cáo (mở lon Việt Nam), vì qua cảm nhận của bà "tiến sĩ lon" này, thì bà thấy "quan ngại" chữ lon trong "mộng tưởng" của bà có thể bị thêm dấu, thêm mũ để hiểu sang một chữ khác mang nghĩa của một chữ tục có thể xúc phạm tới phụ nữ…

*          Một bà đại biểu của hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chính Minh, lại là trưởng ban Đô thị trong hội đồng này, cũng là giám đốc ban Nhân học của đại học cũng tại thành phố này, bà được quần chúng đặt tên là bà "tiến sĩ lu", vì bà đề nghị mỗi nhà nên một cái lu để chống lại chuyện ngập lụt trong thành phố hơn 10 triệu dân này vào các mùa mưa. Não trạng của bà "tiến sĩ lu", làm cả nước "hoảng hồn" đến "điếng hồn" về trình độ não nạn của bà. Và trong cơn vừa bực tức quần chúng, lại vừa hờn căm mạng xã hội, bà đề nghị luôn là nên dùng "luật an ninh mạng" để trừng phạt những ai "dám giễu cợt" trên đề nghị mỗi nhà một cái lu của bà. Chưa xong bà còn biến cái ngu thành cái ác khi bà đề nghị là "tống cổ" dân định cư, theo bà là trái phép ra khỏi thành phố mang tên "Bác Hồ" ! Đây là một hành vi kỳ thị rất bất chính và hoàn toàn ngược lại với nghiệp vụ học của người trí thức.

Định dạng luận cũng như xã hội luận phê bình, dân tộc luận phê bình, địa dư luận phê bình không hề lý thuyết và rất cụ thể, vì đa năng nên đa hiệu để phân tích nhân diện, nhân dạng, nhân cách của các lãnh đạo bất tài vô tướng, có quyền lực qua quan hệ-tiền tệ-hậu duệ để truy diệt trí tuệ. Bạn ơi ! Trong khi quần chúng giễu cợt-cười trêu : "thứ trưởng văn hóa của nữ hoàng tâm linh", "tiến sĩ lon", "tiến sĩ lu"… (gian nghiệp trong điếm lộ), tôi không vui mà buồn cho bạn. Ví sao vậy ? Vì bạn là người thông minh mà có các lãnh đạo, các cấp trên của bạn với não trạng lon lu gây bao não loạn rồi não nạn cho dân lành ; bạn "chạy tội" cho bọn não sạn này không khác gì chính bạn đang thanh trừng thông minh của bạn, thì không khác gì chính bạn đang truy diệt trí tuệ của bạn !

"Vơ đũa cả nắm"

Đây là câu bạn trách tôi, nhưng tôi phải cảm ơn bạn, vì : "vơ đũa cả nắm" chính là hình tượng mà tôi dùng để định nghĩa các chế độ độc đảng-toàn trị, chúng ngự một mình trên cao để vơ hết ! mà bản chất của chế độ chính là mâu thuẫn của quản lý, vì nó không sao giải quyết được các hoài bão dân chủ và các nguyện vọng nhân quyền. Nên nó phải lấy hết sinh lực của nó để tái sản xuất cái ngu bằng cái ác. Cụ thể là nó độc đảng trong độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn, mà muốn tồn tại thì nó phải toàn trị trên toàn bộ đời sống xã hội, trên toàn thể sinh hoạt xã hội, trên toàn khối quan hệ xã hội, vừa qua tuyên truyền, vừa qua đàn áp. Nó dùng sinh lực của nó để kiểm duyệt thông tin, kiểm soát trí tuệ, kiểm định đối kháng, nó không ngần ngại thanh tra để thanh lọc, thanh trừng để thanh toán ngay cả đồng đội, đồng chí của nó, nên nó dễ dàng bước từ cái độc tới cái ác. Đây chính là quá trình giải luận của tội phạm học thấy cái ngu dẫn tới cái xấu, hiểu cái xấu dẫn tới cái độc, thấu cái độc dẫn tới cái ác ; mà ngu-xấu- độc-ác là một phương trình trong đó có hằng số : khi tội phạm cầm quyền thì tội ác cầm dao, cầm súng để truy-giết-hủy-diệt những cái hay, đẹp, tốt, lành trong nhân tính bạn à !

Một chế độ độc đảng-toàn trị biết là nó không sao "bao thầu" tất cả mọi quan hệ xã hội, biết là nó không sao "cáng đáng" nổi tất cả mọi đời sống xã hội, biết là nó không sao "xiết cổ" nổi tất cả mọi sinh hoạt xã hội, nên nó phải "vơ đũa cả nắm" ! Tôi thành thật cảm ơn bạn đã dùng ngạn ngữ "vơ đũa cả nắm" giúp tôi biến thành định nghĩa mà vạch mặt chỉ tên chế độ độc đảng-toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang vùi dập số phận của Việt tộc xuống bùn nhơ. Giờ đây, tôi lại có luôn đường đi nước bước rõ ràng khi biến định nghĩa "vơ đũa cả nắm" để lột mặt nạ chế độ độc đảng-toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam, vận dụng như các chỉ báo để nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã, và các chỉ báo này rất dễ hiểu qua bốn hệ sau :

-     Hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn).

-     Hệ toàn (toàn trị, toàn bộ, toàn thể, toàn khối).

-     Hệ kiểm (kiểm duyệt, kiểm soát, kiểm tra, kiểm định).

-     Hệ thanh (thanh tra, thanh lọc, thanh trừng, thanh toán).

Các chỉ báo này giúp tôi phân loại các thế hệ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ra từng thành phần trong từng giai đoạn khi họ đi từ tội phạm này sang tội phạm khác, từ tội ác này sang tội ác khác, qua phương pháp phân loại hóa (catégorisation) của xã hội học 40 ; và khi tổng kết về các chế độ độc đảng-toàn trị trên thế giới, thì tôi thấy câu nói của tổ tiên ta rất đúng : cá mè một lứa ! Tôi lại xin trở lại cấu trúc của phương pháp này đã dựa trên nhiều phương pháp khác của khoa học xã hội nhân văn, nếu bạn không biết các phương pháp này thì không phải lỗi tại tôi, mà là lỗi của nền giáo dục đại học hiện nay do độc đảng quản lý với thực trạng học giả-thi giả- điểm giả-bằng giả ; vì vậy bạn nên cẩn trọng khi buộc tội người khác, đây là những phương pháp cần biết khi tiếp cận với nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã thực địa 41 :

Chức năng luận (Fonctionnalisme) là phương pháp tương đối phổ thông trong khoa học xã hội nhân văn đề nghị nghiên cứu về tổ chức qua chuyên môn của chức năng, để khảo sát các quyết định trong hành chính, từ đó tổ chức sự vận hành của cơ chế, cùng lúc nghiên cứu luôn các khủng hoảng có thể xẩy ra không những trong cơ chế mà còn lan tỏa ra xã hội. Chức năng luận chuẩn đoán những khủng hoảng qua định nghĩa để định vị chức năng, tại đây lý luận mọi tổ chức là một tập hợp của các chức năng khác nhau được xếp theo hàng dọc rồi hàng ngang, để giới hạn các tự do của cá nhân, và cá nhân chỉ được đánh giá qua chức năng. Chức năng luận chỉ thấy mỗi cá nhân là một con số, không có cá tính, chỉ có chức năng, chỉ là một phần tử trong một tập hợp chính là guồng máy, mà từ sáng kiến tới sáng tạo cá nhân không được tôn vinh, từ đó nó duy lý hóa một cách máy móc mọi quan hệ xã hội, mọi sinh hoạt xã hội, mọi đời sống xã hội. Nó lý luận cạn tàu ráo máng là mọi chức năng, mọi phần tử đều có thể thay thế được, như người ta thay thế cầu chì, bóng đèn là điện cứ phát điện, nên khi áp dụng vào nhân sinh, thì nó càng ráo máng cạn tầu hơn, vì nó luôn có ý đồ vắt chanh bỏ vỏ ! Đây là cách đối nhân xử thế giữa những người cộng sản, mà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam rất nhẫn tâm trong vô cảm khi họ thành trừng nhau. Tất cả các đảng cộng sản trên thế giới này điều bị vướng vào tội ác này, không những thanh trừng nhau mà họ còn tàn sát dân lành, họ diệt chủng luôn chính dân tộc họ, đó là trường hợp của bọn diệt chủng Khmer đỏ. Nên khi định lượng về các cuộc thảm sát do các lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới, từ khi chế độ độc đảng-toàn trị tại Liên Xô 1917, thì con số nạn nhận đã vượt lên hơn một trăm triệu người, gấp nhiều lần tội ác của bọn Đức quốc xã trong đệ nhị thế chiến. Chức năng luận thật là con dao hai lưỡi, khi nó được dùng để tổ chức các nhà máy trong giai đoạn xây dựng công nghệ cơ khí và sản xuất xe hơi, thì nó làm ra bao của cải cho các nước phương Tây, nhất là Mỹ ; nhưng khi nó bị các lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới vo tròn bóp méo nó, thì hậu quả của nó thật tán tận lương tâm !

- Cấu trúc luận (structuralisme), tìm cách đi ngược lại với chức năng luận, nếu chức năng luận lý luận là mọi chức năng, mọi phần tử, mọi bộ phận đều có thể thay thế được, hư thì vất đi, thế bằng cái mới thì nguồn máy sẽ hoạt động trở lại ; đây là bản chất máy móc trong quan hệ giữa phần tử và tổng thể. Cấu trúc luận thì lý luận ngược lại là quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội là những tổng thể sống như cơ thể của con người, phần tử này tùy thuộc phân tử kia, bộ phận này lệ thuộc vào bộ phận kia, nên chức năng này được định nghĩa và định vị bởi chức năng kia, làm nên quan hệ sống còn của nguồn máy, của tổ chức, của cơ chế. Cụ thể là khi tim ngừng đập, thì các nội tạng khác sẽ ngừng theo, và thân thể sẽ chết, chính tính lệ thuộc lẫn nhau này làm nên quan hệ tùy thuộc nơi mà một tổ chức là tập hợp những phần tử, phần tử này sống nhờ phần tử kia. Quan hệ sinh tử này được ứng dụng trong dân tộc học mà tên gọi hiện nay là nhân học để giải thích quan hệ huyết thống tự gia tộc tới thống tộc, theo hàng dọc tự tổ tiên tới con cái, cháu chắt, làm nên quan hệ sống còn trong trật tự gia đình. Cấu trúc luận không ngừng ở dân tộc học, xã hội học… mà còn đi sâu vào ngôn ngữ học, khi nó giải thích trong một câu luôn luôn có : chủ từ, động từ, túc từ, chỉ cần một trong ba phần tử này mất đi, thì ngôn ngữ sẽ không sử dụng được, sẽ đưa đối thoại, trao đổi, truyền thông đi vào ngõ cụt, tức là không ai hiểu ai hết ! Cấu trúc luận xếp cá nhân vào trật tự sống còn của tập thể, nên nó tổ chức luôn nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của cá nhân. Tại đây, cấu trúc luận đã bị các đảng cộng sản lạm dụng để lập ra một cơ chế xã hội toàn trị, nơi mà độc tài qua độc đảng nắm toàn bộ bộ máy tuyên truyền để đánh lận con đen về các sự thật của nhân sinh, các chân lý của nhân tính, các lẽ phải của nhân tâm, để chế tác ra các quái thai chống nhân nhân tri : "dân chủ thì phải tập trung" ; "dân làm chủ nhưng đảng lãnh đạo" ; "đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý và đảng chỉ đạo"42. Đây không phải là cấu trúc luận khoa học mà là kiến trúc luận lưu manh ! Nơi mà duy vật hiểu theo nghĩa tồi tệ nhất để trở thành tội lỗi nhất, kiến trúc lưu manh với lý luận côn đồ xuất đầu lộ diện để truy diệt duy lý theo nghĩa nhân lý nhất ; và duy tâm theo nghĩa nhân tâm nhất 43.

- Văn hóa luận (culturalisme), nơi mà văn hóa là kiến thức của cộng đồng, tri thức của tập thể, tại đây văn hóa luận phân tích và giải thích văn hóa như một hệ thống trật tự để tổ chức các phong tục tập quán, thói quen… như văn hóa đã tổ chức các kinh nghiệm, các kiến thức, các vốn liếng của tổ tiên để làm nên đạo lý cho cộng đồng và ý thức cho tập thể. Văn hóa luận tôn trọng để tôn vinh truyền thống, từ thờ cúng tới lễ hội… nơi mà các giá trị văn hóa chính là các giá trị tâm linh với ý nghĩa của đạo lý, với nội dung của luân lý. Chính văn hóa xếp đặt các hành vi của cá nhân được lập lại theo truyền thống, nó xếp đặt luôn các lề thói về cưới hỏi, kinh tế, trao đổi… Văn hóa luận còn đi xa hơn nữa khi nó tổ chức các sinh hoạt ưu tiên : ngôn ngữ trong truyền thông, tư tưởng trong xã hội, ý thức trong hành động, nên văn hóa vừa có mặt trong quản lý xã hội, vừa có mặt trong môi trường giáo dục của một cộng đồng ; của một dân tộc. Chính văn hóa làm nên cho ý thức tập thể ; văn hóa biết biến cái tối đa của kiến thức thành cái tối đa của ý thức, để tạo nên sự đồng cảm giữa các thành viên có chung một văn hóa. Khi các đảng cộng sản muốn cướp chính quyền, để sau đó áp đặt độc đảng qua độc trị, độc tài, độc quyền, độc tôn, thì các lãnh đạo cộng sản luôn tìm cách tấn công văn hóa, truy diệt truyền thống của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của một dân tộc, giúp dân tộc đó sống có bổn phận với giống nòi, và sống có trách nhiệm với đất nước. Mao đã giật dây dân tộc của hắn để làm Cách mạng văn hóa, chính là để hủy diệt văn hóa truyền thống. Và tên tội đồ này đã thí mạng bao triệu nạn nhân trong cuộc thảm sát này, mà nó không hề là một cuộc cách mạng văn hóa, mà thực chất là hủy diệt truyền thống văn hóa. Rồi Đảng cộng sản Việt Nam nối gót theo Đảng cộng sản Trung Quốc để làm Cải cách ruộng đất, vừa để thảm sát hàng trăm ngàn sinh linh bị vu cáo rồi vu khống là các thành phần địa chủ. Đây không hề là một cải cách mà là cuộc truy cùng diệt tận quan hệ làng nước trong quan hệ láng giềng cao đẹp trong văn hóa truyền thống Việt : bán bà con xa, mua láng giềng gần.

- Chủ động luận (dynamisme), đề nghị nghiên cứu thật sâu vào tính đa nguyên tạo ra đa tài, đa lực, đa trí, đa hiệu, đa năng, không những làm nền cho dân chủ, mà cũng là nội lực của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc để hiểu tính chủ động thường trực trước mọi đổi thay xã hội, biến hóa thời cuộc, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Chủ động luận đề nghị xem cạnh tranh trong thương mại, kinh tế là hằng số của nhân sinh, có cạnh tranh mới có tiến bộ ; cùng lúc chấp nhận tranh đua trong khoa học kỹ thuật như là một thực thể thường nhật của nhân sinh, vì có tranh đua mới có hiện đại hóa. Chủ động luận luôn đặt ra các câu hỏi để đánh giá lại các quyết đoán được rà soát lại bởi quá trình đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động. Đây chính là sung lực của đa nguyên, làm nên quá trình đối thoại-đối trọng-đối lực-đối kháng bằng phản biện để phản luận, làm hùng lực cho dân chủ đưa xã hội thăng tiến, đưa dân tộc thăng hoa. Chính hai quá trình này : đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động trong đa nguyên để khơi dậy đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu, tạo sinh lực cho đối thoại-đối trọng-đối lực-đối kháng, từ đó lấy cái đúng thuyết phục được cái sai, vì cái đa luôn khôn ngoan hơn cái độc, và khi dân chủ cô lập được độc tài, khi đa nguyên vô hiệu hóa được độc đảng, thì cái độc hại của độc trị sẽ không vận dụng được cái ác để gây ra tội ác. Không nên trông chờ hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) chấp nhận chia lợi, chia quyền, cụ thể là chung-chia với hệ đa (đa nguyên, đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu). Vì chung để chia, thì hệ độc sẽ mất hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân) 44 của nó !

- Chỉnh lý luận (rationalisme), bắt đầu bằng đề nghị tìm hiểu để giải thích tính duy lý khi con người đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của người khác, cụ thể là cá nhân chỉ thấy tư lợi của mình, nếu duy lý như vậy thì tự lợi của người này có thể gây nên thiệt hại cho người kia, thfi đây chỉ là loại ích kỷ thô thiển. Nên từ đây, chỉnh lý luận phân tích các thỏa thuận giữa các duy lý khác nhau, đang xung đột nhau để tìm ra tính hợp lý được tập thể, cộng đồng, xã hội công nhận, từ đó định nghĩa lại quyền lợi của cá nhân, vẫn giữ tư lợi nhưng phải biết là tư lợi không được gây hậu quả xấu tới tha nhân. Khi có được thỏa hiệp về quyền lợi cá nhân làm nên tư lợi cho mọi cá thể, thì tính toàn lý sẽ xuất hiện để bảo đảm tự do cá nhân được có mặt và được tăng tư lợi trong cuộc sống ; mà không quên công bằng xã hội giữa các cá nhân, các tập thể, nơi mà công bằng luôn có chỗ dựa là công lý 45. Và, chính tự do cá nhân công bằng xã hội cho phép bác ái ra đời trong đoàn kết và tương trợ, qua các cơ chế xã hội có mặt tự do cạnh tranh, nhưng cũng có mặt các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện, các tổ chức nhân đạo… Nên phương trình tự do-công bằng-bác ái tưởng là mâu thuẫn nhau, nhưng thực sự hỗ trợ cho nhau trong quan hệ hỗ tương chung-chia để chung-sống. Khi duy lý đã được điều chế bởi quá trình chỉnh lý-hợp lý-toàn lý thì duy lý sẽ rộng mở và sẽ rời duy lợi vì tư lợi để nhập nội vào quy trình chung để chia và chia để chung với tha nhân, với đồng loại, trên nguyên tắc của cộng hòa vì công ích xã hội qua phương trình tự do-công bằng-bác ái của dân chủ. Đây là chuyện mà một chế độ độc tài-toàn trị không bao giờ làm được, vì tự do dẫn tới đa nguyên, công bằng dẫn tới dân chủ, và bác ái dẫn tới nhân quyền, một quá trình của nhân trí phục vụ nhân vị, nhân tri phục vụ nhân tính, nhân lý phục vụ nhân tâm. Một chế độ độc tài-toàn trị không bao giờ muốn có tự do-công bằng-bác ái để phải công nhận đa nguyên-dân chủ- nhân quyền. Vì vậy các chế độ độc đảng-toàn trị luôn luôn đi về hướng : bất nhân !

- Cá nhân luận (individualisme), không phải là cá nhân chủ nghĩa sẽ dẫn tới ích kỷ chủ nghĩa, mà cá nhân luận đưa ra định đề là mỗi cá nhân là một đơn vị tính toán của thống kê, đối tượng của điều tra, khảo sát, nghiên cứu về một sắc tộc trong dân tộc học, về một xã hội trong xã hội học, về một đơn vị lao động trong kinh tế học…46 . Nên cá nhân là căn bản của mọi phân tích, nguyên tắc của mọi giải thích, và Weber đã cho ra đời cá nhân phương pháp luận (individualisme méthodologique) để đi sâu vào các dữ kiện xã hội, trong đó có các nguyên tắc tổ chức của tập thể, của cộng đồng, và sâu hơn nữa là các giá trị luân lý được đại diện bởi chính các cá nhân, thay mặt cho thân tộc, thống tộc, dân tộc của mình. Cá nhân luận là nơi nhận diện các trách nhiệm cá nhân trong chọn lựa cũng như trong quyết định trước khi hành động. Chính Tocqueville đã thấy được cá nhân luận là tiền đề của xã hội dân chủ, vì nó biết chống lại các thái độ độc tài, các hành vi độc đoán, các hành động độc tôn. Cách hành xử cả vú lấp miệng em không có chỗ đứng, ghế ngồi trong cá nhân luận, cho nên các chế độ độc đảng-toàn trị đứng ngồi không yên rồi mất ăn mất ngủ với cá nhân luận. Vì nó biết cổ súy tính đa nguyên của các cá nhân, vì nó biết cổ vũ tính sáng tạo qua sáng kiến trong phương pháp giải quyết của cá nhân luận để chống lại các quy luật độc trị được độc tài phổ biến qua tuyên truyền. Cá nhân luận còn đi xa hơn khi nó phân tích quá trình thành lập các phong trào xã hội, tới từ các công đoàn tôn vinh dân chủ, các nghiệp đoàn tôn trọng nhân quyền để tạo ra các so sánh lực lượng mới, làm tiền đề cho cải cách thực sự đưa dân tộc thăng hoa. Cá nhân luận định nghĩa cá nhân không chỉ là một cá thể mà là một chủ thể có sáng kiến để có sáng tạo làm nên lực đẩy, dàn phóng cho chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng tích cực. Cá nhân luận làm ra chủ thể có ý thức, không bao giờ vô cảm trước bổn phận với dân tộc, không bao giờ vô tâm trước trách nhiệm với đất nước. Cá nhân luận xây dựng chủ thể có lương tâm với với đồng bào, sống lương thiện với xã hội, luôn giữ lương tri với tiền đồ dân tộc. Và trong bối cảnh của Việt nam hiện nay, các chủ thể chính thống lại là các tù nhân lương tâm, đang trong vòng lao lý, vì quả cảm đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, họ đang bị hành hạ, đày đọa bởi bạo quyền. Chính các tù nhân lương tâm này đã và đang đại diện cho hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) cho Việt tộc ! Cá nhân luận là một trong những gốc, rễ, cội, nguồn để thay, để tháo, để gỡ, để xóa độc đảng-toàn trị đang sâu dân mọt nước qua hệ tham (tham quan, tham ô, tham quyền, tham quan, tham tiền), đang bòn rút của cải dân tộc, đang tiêu hủy tài nguyên đất nước.

- Tri thức luận (cognitivisme), rời bỏ để dứt khoát với mọi phương pháp dựa trên siêu hình học (linh hồn, thiên đàng, địa ngục…) để lập lại quá trình xây dựng ý thức chỉ bằng kiến thức thí nghiệm được, tri thức kiểm chứng được. Tri thức luận thẳng thắn chấm dứt với mê tín, dị đoan, và đã chọn khoa học não bộ và khoa học thần kinh làm tiền đề và thượng nguồn để khám phá quá trình xây dựng tri thức của con người biết chế tác ra niềm tin dựa trên đạo hay, đẹp, tốt, lành, đạo đức của chân, hiện, mỹ, luân lý của bổn phận và trách nhiệm của mọi cá thể muốn sống đúng và sống chung cùng một xã hội với tha nhân. Hai trường phái chính của não bộ học vừa đối lập nhau, vừa bổ sung cho nhau trong qua trình giãi thích các sinh hoạt của não bộ : trường phái duy vật mang định đề chỉ có bộ óc là nơi quyết định tất cả mọi việc ; và trường phái môi trường thì tạo định luận qua bối cảnh của môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp lên năng lực của não bộ, cụ thể là não bộ thay đổi và chuyển hóa theo môi trường. Trong nghiên cứu về tâm lý học tri thức thì Jame nhận định vai trò của bộ óc là để bảo đảm thăng bằng bền vững cho cá nhân ; và Watson đã đi sâu thêm khi giải thích bộ óc mang sung lực tổ chức hóa mọi hành động của cá nhân. Trong các công trình về não bộ học thì Churchland đưa ra các phân tích về bộ óc là nơi có khả năng diễn luận kinh nghiệm của cuộc sống, từ đó biến thành ý thức để xây dựng ra các hành động cho tương lai, lý luận này được tiếp nối bởi các công trình của Edelman nhận định bộ óc như một hệ thống biết tự tổ chức, nơi mà ý thức làm tiền đề tạo dựng lên các cơ sở lý giãi để phân loại và so sánh các sự kiện. Chính não bộ học 47 thăng tiến liên tục với những khám phá mới về các khu vực sinh hoạt của nảo đã cũng cố vai trò giãi luận của tri thức luận, hiện có chỗ đứng trung tâm trong hầu hết các chuyên ngành của khoa học xã hội nhân văn. Trong tình hình của xã hội Việt Nam dưới bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền thì tri thức luận là nguồn nước ngầm sẽ trở thành sóng thần trong tương lai để giúp mọi công dân của Việt tộc thay đổi não trạng sau bao năm làm nạn nhân của bộ máy tuyên truyền ngu dân trong mê lộ của dối trá, gian manh, lừa đảo 48. Tri thức luận đủ nội lực để xóa đi nguồn máy độc tài nhưng bất tài trong việc bảo vệ đất nước, đủ sung lực để loại bỏ bộ máy độc trị nhưng không biết quản trị để đưa dân tộc vào tiến bộ và văn minh. Tri thức luận biết phối hợp với tất cả các nghành khoa học xã hội nhân văn để giúp dân chủ trong đa nguyên lột mặt nạ bọn tổ chức học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, cùng lúc lột trần quá trình mua điểm-bán bằng trong tà lộ của mua chức chức-bán quyền, để vạch mặt chỉ tên bọn sâu dân mọt nước đang lẩn lút như âm binh trong ma lộ của buôn dân-bán nước cho Tàu tặc. Vì tri thức luận biết quản lý sự thật-chân lý-lẽ phải bằng hệ thức, nơi mà kiến thức là sung lực của tri thức, ý thức là hùng lực của nhận thức.

Tại sao anh lại dùng ngữ pháp : Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoạn-Tàu họa ?

Xin được trả lời : ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp là một tổng thể hoàn chính để định nghĩa một thực tế, từ đó lập nên định đề để định luận qua hệ luận : có lý luận để tìm ra đường đi nước bước, có lập luận biết xây dựng từ nền lên mái ; có giải luận để hiểu đâu hằng số, đâu biến số của tội ác, để thấu luôn đâu làm hàm số, đâu là ẩn số của tội phạm ; có diễn luận theo cấp bậc : đâu là lỗi, đâu là tội, bằng phương pháp luận của khoa học xã hội của thực địa (dân tộc học, sử học, nhân học…) 49 và của khoa học nhân văn của văn bản (ngôn ngữ học, triết học, văn học…), nên định nghĩa dọn đường cho định đề, chọn chổ cho định luận :

- Tàu tặc đã chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển, rồi còn bắn giết, sát hại ngư dân Việt trước một Đảng cộng sản Việt Nam nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước Tầu tặc, từ ngày quy hàng Đảng cộng sản Trung Quốc qua mật ước Thành Đô, từ đó cho tới nay Tầu tặc đã nắm dao đằng chuôi để Đảng cộng sản Việt Nam phải đứng trước mũi dao để ngày ngày phải : hèn với giặc-ác với dân.

- Tàu nạn, đang hằng ngày đe dọa Việt tộc với ô nhiễm môi trường, nơi môi sinh bị truy diệt bởi chính các tập đoàn mang công nghiệp bẩn của Tàu sang đất Việt, từ các nhà máy luyện thép tới các nhà máy điện than, đang tạo ra các làng ung thư. Với cả Tây nguyên bị khai thác vô tội vạ, bầy nhầy nhiễm ô. Mà ta không được quên thực phẩm bẩn với hóa chất độc tới từ Tầu tạo ra ung thư cấp quốc gia mà các cơ quan y khoa quốc tế đã xếp Việt Nam là một quốc gia đang trong vòng tử nạn của ung thư hóa, một chuyện chưa bao giờ có tại Việt Nam, và không thể tưởng tượng được trong tư duy bình thường của các công dân các quốc gia văn minh.

- Tàu hoạn, không những thông đồng với bọn phản dân hại nước, mà Việt tộc gọi chứng là : nội xâm ! Cả ngoại xâm Tàu hoạn và nội xâm (tham quyền để tham tiền, tham quan để tham nhũng), đã và đang biến dân Việt thành lao nô, nô tỳ thấp kém nhất cho chúng sĩ nhục ngay trên đất Tàu, bị hành hạ như loại nô lệ giữa thế kỷ XXI này. Chưa hết, chúng còn tổ chức bắt cóc người Việt từ trẻ con tới phụ nữ để mổ mà cướp nội tạng của đồng bào ta, cái hoạn của Tầu là cái hèn của Đảng cộng sản Việt Nam làm nên cái nhục cho Việt tộc.

- Tàu họa, đúng là họa : họa mất nước, họa nô lệ, họa diệt vong… tất cả từ Tầu, dưới bóng đêm của âm binh buôn dân bán nước của bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền lẩn lút trong gian nghiệp của điếm lộ. Bắt đầu là Tầu trúng thầu qua tham nhũng để tham quan vơ vét trước, sau đó chính dân tộc lãnh mọi hậu nạn, với các công trình đội vốn, rồi dân Việt còng lưng để trả thuế, lẫn nợ công đã ngập đầu, ngập mặt. Một dân tộc nheo nhóc trong mê lộ, với một tập đoàn lãnh đạo mà thực chất là một tập đoàn tội phạm đã có nhà, có của, có thẻ xanh, có thẻ cư trú tại phương Tây.

Bạn của tôi ơi ! Mô thức giải luận của tôi về Tàu nạn-Tàu tặc-Tàu hoạn-Tàu họa, lập ra để dẫn đến mô hình lập luận thế nào là Tàu tà nơi mà cái xấu, tồi, tục, dở của Tàu tà sẽ được thực hiện qua cái thâm, độc, ác, hiểm của Tàu tặc sẽ xóa, loại, diệt, hủy mọi đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của Việt tộc !

Tại sao lại dùng ngữ pháp đốn mạt nghiệp-mạt vận kiếp đối với các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Đây không chỉ là ngữ pháp, mà là mô thức giải luận cũng để tới được mô hình lập luận về đám bạo quyền lãnh đạo, về lũ tà quyền tham quan, về bọn ma quyền tham tiền, khi tôi lập nhân dạng qua xã hội học để nhận ra nhân diện của chúng qua tâm lý học, rồi phân tích nhân cách của họ qua chính trị học ; với các chỉ báo sau đây :

  1. Họ tự kiêu dù họ biết họ tồi hơn thiênhạ.
  2. Họ tự mãn dù họ biết họ xấu hơn bátánh.
  3. Họ tự phụ dù họ biết họ thấp hơn quốctế.
  4. Họ tự đại dù họ biết họ dở hơn thanhân.
  5. Họ tự kiêu nhưng họ không tự tin, vì họ không có nội công trong lý củatrí.
  6. Họ tự mãn nhưng họ không tự chủ, vì họ không có bản lĩnh trong trí củatuệ.
  7. Họ tự phụ nhưng họ không tự trọng, vì họ không có tầm vóc trong tuệ của giác.
  8. Họ tự đại nhưng họ đầy tự ty, vì họ không có hùng lực trong đạo củalý
  9. Họ dùng độc đảng của họ để họ ăn hiếp dân tộc họ, nhưng họ lại cúi đầu trước bạo quyền Tàutặc
  10. Họ dùng độc tài của họ để họ hiếp đáp dân tộc họ, nhưng họ lại cong lưng trước tà quyền Tàuhoạn.
  11. Họ dùng độc quyền của họ để họ trấn áp dân tộc họ nhưng họ lại quỳ gối trước ma quyền Tàuhọa.

Nên mô thức giải luận của mô hình lập luận đốn mạt nghiệp-mạt vận kiếp rất hợp với "chân dung quyền lực" của họ !

Chúc bạn thoát được tặc, tránh được nạn, vượt được hoạn, lách được họa.

Kính thư.

Lê Hữu Khóa

(17/10/2020)

PS : Mà bạn muốn : thoát, tránh, vượt, lách được tặc, nạn, hoạn, họa thì phải thấy ra các ý đồ tà ác của chúng và đừng để quá trể, quá muộn, để rồi sau đó ngồi đó than thân trách phận.

------------------------

Ghi chú :

1 Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

2 Trực luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

3 Nhân luận và nhân Việt, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

4 Kiếp luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

5 Mỹ luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

6 Tri Luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

7 Tâm luận tìm sử luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

8 Chính Luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

9 Dân luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

10 Chính Luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

11 Duyên luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

12 Linh luận (chiều sâu tam linh Việt tộc), Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

13 Tự luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

14 Giáo Luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

15 Việt Luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

16 Bạn có thể tham khảo qua trang Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) NHÂN LUẬN (l’argumentation humaine), CHÍNH LUẬN (l’argumentation politique), TÂM LUẬN (l’argumentation affective)

17 www.facebook.com : VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) TỰ LUẬN (l’argumentation libérée), DÂN LUÂN (l’argumentation démocratique), NHÂN LUẬN (l’argumentation humaine)

18 Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) TRI LUẬN (l’argumentation cognitive), MỸ LUẬN (l’argumentation esthétique) DUYÊN LUẬN (l’argumentation relationnelle)

19 Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) TRỰC LUẬN (l’argumentation directe), XÃ LUẬN (l’argumentation sociétale), OAN LUẬN (l’argumentation contre injustice).

20 Compte-rendu pour L’inouï.

21 Facebook.com : VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa), tôi có phân tích kinh nghiệm này trong : NGHỆ LUẬN (l’argumentation artistique), THI LUẬN (l’argumentation poétique) , TÌNH LUẬN (l’argumentation sentimentale), VĂN LUẬN (l’argumentation littéraire).

22 www.facebook.com : VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa), tôi có phân tích hiện tương này trong : KHOA HỌC LUẬN (l’argumentation épistémologique), LÝ THUYẾT LUẬN (l’argumentation théorique) , PHƯƠNG PHÁP LUẬN (l’argumentation méthodologique).

23 Lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

24 Nhân luận và nhân Việt, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

25 Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)

26 Oan Luận, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa) ; Bụi Luận, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)

27 Lê Hữu Khóa, KHOA HỌC LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

28 Lê Hữu Khóa, CHÍNH LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

29 Lê Hữu Khóa, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

30 Lê Hữu Khóa, ANTHROPOL-ASIE, tome1, Editions les Indes Savantes.

31 Lê Hữu Khóa, VIỆT LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

32 Lê Hữu Khóa, LÝ THUYẾT LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

33 Lê Hữu Khóa, LIENS METHODOLOGIQUES ET PARENTE ÉPISTEMOLOGIQUE, Edition Presse Universitaire du Septentrion.Lille.

34 Lê Hữu Khóa, NHÂN LUẬN-NHÂN VIỆT, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

35 Lê Hữu Khóa, XÃ LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

36 Lê Hữu Khóa, TÂM LUẬN TÌM SỬ LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

37 Lê Hữu Khóa, GIÁO LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

38 Lê Hữu Khóa, KIẾP LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

40 Lê Hữu Khóa, TRI LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa

41 Lê Hữu Khóa, PHƯƠNG PHAP LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa

42 Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 4, Editions les Indes Savantes. Paris.

43 Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 5, Editions les Indes Savantes. Paris.

44 Lê Hữu Khóa, OAN LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa. Lê Hữu Khóa, BỤI LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

45 Lê Hữu Khóa, DÂN LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

46 Lê Hữu Khóa, LÝ THUYẾT LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

47 Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 3, Editions Les Indes-Savantes. Paris.

48 Lê Hữu Khóa, TRỰC LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

49 Lê Hữu Khóa, CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CĂN BẢN CỦA khoa học xã hội nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

---------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 889 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)