Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

26/10/2020

Tầm luận

Lê Hữu Khóa

Thơ triết luận & Triết luận thơ

 

thiluan1

Khi triết nhận ra thi ca có mang thượng nguồn của tư tưởng, thì triết sẽ đồng hành cùng thi ca tới tận hạ nguồn để nhận ra hệ thống giá trị của tư tưởng đó.

 

Thơ triết luận

Nếu bạn không cảm nhận được thơ, nếu bạn không cảm thông được với triết, thì bạn cũng cứ vào cõi thơ triết luận bạn à. trong cõi này, bạn sẽ hai người bạn mới. Một là thơ một người bạn dẫn chứng những sự thật của nhân sinh, hai triết một người bạn luận chứng những sự thật của nhân loại. Hai người bạn này sẽ trở thành hai người bạn quý trên nhân lộ của bạn, khi bạn rèn đúc nhân sinh quan của bạn hai người bạn này sẽ có mặt, khi bạn tôi luyện thế giới quan của bạn hai người bạn này sẽ hiện diện, khi bạn mài dũa vũ trụ quan của bạn hai người bạn này sẽ xuất hiện. Từ đây, nhân lộ của bạn sẽ là nhân đạo muôn phương của bạn.

Triết luận t

Việt tộc ta có tâm cảm thơ, đã thấy và thấu cõi thơ là cõi người vừa cao, vừa sâu, vừa rộng, vừa xa, nhưng Việt tộc mình không có triết để thấy thơ là cõi người có lẽ, có lý, có luận, có giải. Như nhiều dân tộc trong nhân sinh ta không có thơ triết luận để có triết luận thơ, đây không là lỗi của ta, cũng chẳng phải lỗi của tổ tiên ta. Như bao dân tộc khác có tư tưởng, nhưng không có triết học, và triết xuất hiện để lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận tư tưởng. Cụ thể rèn đúc, tôi luyện, mài dũa tưởng phải sắc nhọn hơn, nên những dân tộc có có thơ triết luận để có triết luận thơ, là những dân tộc chấp nhận thử thách vượt suối trèo đèo trong tư duy, cam nhận thăng trầm thiên sơn vạn thủy trong suy nghĩ, họ có nhiều điều cần tâm sự với chúng ta lắm !

Tiền thân triết, tiền kiếp triết

Khi người cha của triết là Scorate đã định dạng của triết học để từ đó Platon, rồi Aristote đặt móng, nền, tường, mái cho triết học, thì tất cả các tưởng gia trước Scorate đều được gọi -và bị gọi- thời tiền triết, tức là tiền thân triết, tiền sử triết, tiền kiếp triết. Các tư tưởng gia thời tiền triết này đã nhận ra gốc, rễ, cội, nguồn của triết học, và chính họ đã định vị các chủ đề lớn của triết : sự thật, chân lý, bản thể, thời gian, thiên nhiên, trụ… họ đã chuyển tải tư tưởng của họ bằng thơ, thi ca với nội lực nhạc tính, với sung lực thi từ đã đặt lý luận triết học vào quỹ đạo của thi ca. Mà Parmennide là tác giả dày hùng lực đã vận dụng thi ca để cõng, bồng, bế, ẵm triết học, ngay trên thượng nguồn của triết đã có : thi ca triết. Parmennide không những đã nêu ra những chủ đề lớn của thi ca triết của mình, Parmennide đã giúp triết học nhận ra : nhân tính chính là thước đo phổ quát để nhân loại đi sâu vào thiên nhiên, đi xa vào vũ trụ.

Bạn tvắng triết

Nếu bạn yêu thơ nhưng chưa gặp triết, bạn hãy song hành cùng Lucrète, như một chủ thể đi tìm niềm tin để tới không gian của đạo lý, nơi trụ cùng thiên nhiên như của thi ca biết cõng, bồng, bế, ẵm nhân sinh để nhân loại không lạc lõng giữa nhân gian. Bạn hãy song hành cùng Parmenide như một chủ thể đi tìm tư tưởng của bản thể trong đó cái tôi biết nhận ra những cái không tôi bao la như vũ trụ, sinh động như thiên nhiên, để cái tôi được thăng hoa bất tận trong những cái không phải của tôi.

Bạn hãy song hành cùng Hölderlin như một chủ thể đi tìm bao dĩ vãng, để biến quá khứ thành những tâm cảm biết lắng nghe hiện tại, nghe thấu luôn tương lai. Bạn hãy song hành cùng Nietzche, như một chủ thể đi tìm thượng nguồn của triết chính thơ, để thơ vần, điệu, nhạc của triết. Bạn hãy song hành cùng Heidegger như một chủ thể đi tìm cuộc đối thoại giữa thi ca triết học thông minh nhất của nhân tri, đi tìm cuộc đối luận giữa triết học và thi ca thông thái nhất của nhân trí. Bạn hãy song hành cùng Celan như một chủ thể đi tìm nhân lộ để thấy đời và thấu người bằng sung lực biết cảm nhận nhạc tính của thi ca, bằng nội lực biết thẩm thấu triết luận của tư tưởng.

Bạn triết trống thơ

Nếu bạn thấu triết nhưng chưa cảm nhận thơ, thì bạn cứ nhập nội vào cõi thơ, bạn sẽ nhận ra tầm vóc tưởng của thi từ : "Đập vỡ hình hài để tỉnh giấc" của Thanh Tâm Tuyền. Nếu bạn thích triết nhưng chưa có rung cảm thơ, thì bạn cứ nhập nội vào chốn thơ, bạn sẽ nhận ra tầm vóc tư tưởng của thi từ : "Thế giới vui tự mỗi lẻ loi" của Tô Thùy Yên. Nếu bạn yêu triết nhưng chưa yêu thơ, thì bạn cứ nhập nội vào căn nhà thơ, bạn sẽ nhận ra tầm vóc tư tưởng của thi từ : "Đã mở cõi thì đừng ngăn miền" của Bùi Giáng. Nếu bạn thương triết nhưng chưa thương thơ, thì bạn cứ nhập nội vào không gian thơ, bạn sẽ nhận ra tầm vóc tư tưởng của ca thi từ : "Tay người đã thả mây bay cho đường dài" của Trịnh Công Sơn. Nếu bạn cõng triết nhưng chưa bồng thơ, thì bạn cứ nhập nội vào cõi thơ, bạn sẽ nhận ra tầm vóc tưởng của ca thi từ : "Khóc cười theo vận nước nổi trôi " của Phạm Duy… Cứ nhập nội vào thơ nhé !

 

Triết thơ chận quyền

Triết thơ chóng chày sẽ gặp nhau trên nhân lộ của nhân quyền, nhân lộ này chận đường đi nẻo về của bạo quyền luôn muốn truy hủy nhân nghĩa dân tộc. Triết-thơ ngăn đường đi nước bước của tà quyền luôn muốn hủy diệt nhân đạo tổ tiên. Thơ triết cấm luôn đường tắt lối tối của ma quyền luôn muốn bán đứng giống nòi. Cùng triết của luân lý, cùng thơ của đạo lý chặn âm quyền của âm binh.

Triết thơ canh vực

Triết thơ thường muốn đi cùng một lộ trình, lộ trình đi trước nhân sinh để báo động những vết nứt của lương tâm nhân loại. Và, nếu những vết nứt này không được chữa lành ngay, sẽ trở thành vực thẳm, sớm chiều thể thành mồ chôn cả nhân sinh. Báo động lương tâm, báo thức lương tâm là vết nứt đã thành vực thẳm trong các cuộc chiến tranh diệt chủng. Báo động để hành động, báo thức để tỉnh thức là con người diệt con người bằng chiến tranh nguyên tử. Hãy canh gác các vết nứt không cho nó thành vực thẳm nhân sinh, mồ chôn nhân loại, triết thức suốt cùng thơ.

Thơ triết ngờ lý

Thơ xa lý, triết gần lý, nhưng từ khi triết gặp thơ triết đã theo thơ mà xa lý, tại sao vậy ? Lý gì vậy ? Đó là bộ mặt trái của lý. Kẻ tổ chức diệt chủng dùng lý của toan tính để diệt sạch một sắc tộc. Kẻ sử dụng bom nguyên tử dùng lý của tính toán để triệt gọn một dân tộc. toan tính diệt, lý tính toán triệt, giờ đây cả thơ lẫn triết đều ngờ vực lý.

 

Triết tngăn quyền

Triết thơ chóng chày sẽ gặp nhau trên nhân lộ của nhân quyền, nhân lộ này chận đường đi nẻo về của bạo quyền luôn muốn truy hủy nhân nghĩa dân tộc. Triết thơ ngăn đường đi nước bước của tà quyền luôn muốn hủy diệt nhân đạo tổ tiên. Thơ và triết cấm luôn đường tắt ngõ tối của ma quyền luôn muốn bán đứng giống nòi. Cùng triết của luân lý, cùng thơ của đạo lý chặn âm quyền của âm binh.

 

Sáng kiến nhân kiếp

Thơ đào thật sâu thẳm trong ngôn ngữ, để ngôn ngữ nói lên, viết được những gì ngôn ngữ chưa nói, chưa viết. Triết trèo thật cao ngất trong ngôn ngữ để ngôn ngữ sáng lý, rực luận những gì mà ngôn ngữ chưa có lý, chưa có luận. Thơ đi sâu, triết leo cao, làm sao gặp được nhau ? Thơ và triết gặp được nhau trong không gian của những chủ thể xác nhận rồi xác chứng về tự do của mình, tự do của thơ trong sáng tác thơ, tự do của triết trong sáng tạo lý. Hai tự do này chỉ một sáng kiến ngay trên nhân kiếp.

 

Trao sự thật và gởi chân lý

Thơ khẳng định chủ thể thơ bằng chủ đề thơ trên lãnh thổ của thơ trong tự tạo, tự tồn, tự tại. Triết đi vào nhân sinh, đi ngang nhân gian, đi xuyên nhân thế để nhận diện nhân loại bằng luận của lý, bằng phê của phán. Nếu thơ đứng ngay trên lãnh địa của mình không cần tự biện lý; nếu triết đi vào nhân sinh, đi ngang nhân gian, đi xuyên nhân thế, thì khi triết gặp thơ trên nhân lộ của nhân loài, triết và thơ sẽ có cùng một lộ trình. Lộ trình đi tìm sự thật, đi lùng chân lý, từ đây thơ cùng triết là những chủ thể sáng tạo trao sự thật gởi chân cho nhân loại phải tự đi tìm ra lẽ phải của nhân đạo.

Một cuộc sống thật

Khi chính bọn lũng đoạn chính trường và xã hội đã buộc tội để tìm mọi cách xử tử Scorate là lũng đoạn tuổi trẻ, thì chính người cha của triết học đã trả lời chúng : "…Tại sao lại lũng đoạn ? Tôi chỉ muốn vỏn vẹn một điều là con người được sống thật trong cuộc sống thật, mà cuộc đời thật là cuộc đời có nhiều tư tưởng phong phú…". Ngay thượng nguồn triết đã đi tìm cái thực trong cái phong phú, vì ở đây tư tưởng không hề có hứa hẹn về một thiên đường vật chất, vì hạnh phúc của con người không hề nằm yên trong vật chất. Bao thế hệ trôi qua tới thế kỷ thứ XIX, thi sĩ tràn sung lực tuổi trẻ Rimbaux đã trở lại thế nào là cuộc sống thật : "…Cuộc sống thật vẫn vắng mặt trong tôi… thế giới này chưa cho tôi cuộc sống thật… Nhưng tôi từ chối làm bộ xương cúi đầu… các người không giết được tôi đâu ! …Tôi vẫn đang đi tìm cuộc sống thật". Triết và thơ có thể chọn hai nhân lộ khác nhau, nhưng cả hai sẽ gặp nhau, tao ngộ nhau trong nhân đạo về một cuộc sống thật.

Bứt rễ nô lệ

Triết đi tìm sự thật để thực chứng gốc rễ của luân lý, thơ đi tìm tự do để chứng thực cội nguồn của lẽ phải. Muốn làm được những điều này, triết và thơ phải bứt rễ của nhân sinh cúi đầu trước bất công, khom lưng trước bạo quyền, khoanh tay trước độc tài, quỳ gối trước bóc lột khi nhân sinh nhận kiếp nô lệ. Cả triết lẫn thơ còn biết đi xa hơn nữa không chấp nhận nhân kiếp kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, kẻ chủ người tớ, kẻ trên người dưới… Triết đòi công lý, thơ gào công tâm, cả triết lẫn thơ cùng thét lên : công luật !

Rứt nọc đặc quyền

Bạo quyền xây đặc quyền bằng bạo lực, tà quyền xây dựng đặc ân bằng gian dối, ma quyền lập đặc lợi bằng thủ đoạn. Triết và thơ đi trên lưng bạo quyền, tà quyền, ma quyền. Triết và thơ đi trên vai đặc quyền, đặc ân, đặc lợi. Cuộc sống thật đi trên đầu bạo chúa, tà ma, âm binh, trút ánh sáng của sự thật, hào quang của chân lý, mặt trời của lẽ phải vào âm lộ của âm giới cuồng quyền, để cực quyền phải nhận kiếp bụi đời của oan hồn mà xa nhân thế.

Chiếu sâu tâm linh – Giá trị thiêng liêng

Triết đi tìm sự thật cho nhân sinh, chân cho nhân trí, lẽ phải cho nhân phẩm. Nhưng khi triết nhận ra thơ chính là thượng nguồn của tư tưởng, cụ thể là gốc, rễ, cội, nguồn của tư duy biết tìm về các chiều sâu tâm linh, các chiều cao của các giá trị thiêng liêng. Triết đã nhập nội vào nhân lộ của thi ca để cùng thơ nhận ra hai cõi : tâm linh thiêng liêng, mà không cần qua đạo giáo hoặc thần linh, tín ngưỡng hoặc mê tín, hai kẻ đồng hành đã nhận ra tâm giao trong đắc khí trước nhân tri.

Sao không trùng kiếp

Nhưng tại sao thơ lại không trùng kiếp với triết từ ngày triết ra đời ? Bạn ơi, câu trả lời có trong nhân sinh quan lưỡng nguyên trong định nghĩa về con người, luôn có hai phần như hai bộ phận tách biệt. Một bên này con người của lý tính, luôn sáng suốt để luận, một bên kia là con người của tâm cảm, sẽ mất tỉnh táo khi đam mê. Chưa hết đâu ! Một tổ của triết chính là Platon đã kết tội thơ là không có lý, chẳng có luận, lại dùng đam mê để tán tỉnh, để chiêu dụ tha nhân. Người cha này đã vạch ra một khuyết lộ cho triết làm nên khuyết tật của ông đã không thấy chiều sâu của lý, chiều cao của luận vẫn thường tới từ đam mê…

Triết vị nhờ t

Từ Platon phải trải qua bao thế kỷ mới tới Heidegger đã đưa đẩy triết gia này định nghĩa của cõi người nơi triết không còn được độc quyền về lý để luận, mà thơ không chỉ là mộng để mơ. Sự phủ nhận triết vị độc tôn của triết học bằng triết song hành cùng sự mời gọi nhập nội vào cõi thơ như nhập tâm lẫn nhập trí vào cõi lý của thơ, tại đây lý trí sẽ sáng lên nhờ thơ !

 

Nhân vị tư tưởng

Khi Heidegger trước đệ nhị thế chiến đã theo và ủng hộ Đức quốc của Hiler gây ra đệ nhị thế chiến, cũng chính là tội phạm của công cuộc diệt chủng chống dân Do Thái, mà thân bằng quyến thuộc của thi Celan đã nạn nhân. Khi Celan chấp nhận cuộc đối thoại về tương quan giữa thơ và triết, mặc dù trước đó chính các trăn trở về sự tàn sát sắc tộc Do Thái đã làm thi sĩ Celan luôn phải tránh Heidegger. Nhưng những người vừa thông minh bằng lý trí, lại vừa can đảm bằng đạo lý đã đối thoại được với nhau, để thơ và triết cùng nhau đi trên lưng các tỵ hiềm, trên vai các hận thù, trên đầu các đố kỵ. Từ đó nhân ra hai luồng tư tưởng, một của triết, một của thơ, cùng tạo ra một giòng sinh mệnh tư tưởng chung và lớn cho nhân loại. Sau đó Celan đã tâm sự là một triết gia lớn như Heidegger sức nghe bén, cùng sức hiểu nhọn, mới thấy để thấu được nhân vị tư tưởng trong thi ca.

Hồi sinh triết lực

đCũng chính Heidegger, từ 1934 tới 1939, trước khi thế chiến chưa khởi sự, đã từ chức, rời đại học, vì đã nhận ra Đức quốc xã là đám tội đồ diệt chủng với tên chủ soái Hitler là đao phủ thủ. Tại đây, Heidegger đã tìm vào cõi thơ với thái độ minh triết để nhận ra thơ chính là không gian tâm niệm trong mặc niệm về các tội lỗi của nhân sinh ngay trong nhân gian. Trong không gian tâm niệm này, triết gia đã nhận ra sung lực của thi ca là cõi sống được cho những ai tự thấy cõi lòng của mình đã chết từ lâu. Vượt lên loại tư tưởng lý luận máy móc, thi ca làm hồi sinh những ai đã thấy triết lực của mình tắt hơi, vì đã bị bạo quyền bóp ngộp.

 

Đối thoại ngang hàng

Khi Heidegger, cây đa của triết học thế kỷ XX gặp được Char, bắc đẩu của thi ca Pháp cũng thế kỷ XX, Char đã tâm sự đây là lần đầu tiên thi sĩ đã gặp được một nhà tư tưởng lớn không dạy đời phải suy nghĩ thế này, phải viết lách thế kia. Mà đây là một triết gia đã đặt triết và thơ ngang nhau, để cả hai được đối thoại ngang hàng, và từ đó công nhận sinh hoạt của tư tưởng chỉ giành không riêng cho lý luận trong triết học, và thi ca chính là tư tưởng không nhất thiết phải mơ màng.

 

*********************

 

Nẻo triết cõi thơ

 

thiluan2

Nhân lộ của triết tới nhân bản của thơ là nhân đạo của các giá trị phổ quát và vĩnh hằng có trong tư tưởng của thi ca mà triết sẽ cùng thơ đi tiếp để nhận ra nhân phẩm bằng nhân quyền.

 

Gặp nhau trong cõi người

Thơ đi vào chiều sâu của tâm hồn, triết đi tìm chiều cao của tư tưởng, một muốn đào sâu, một lại leo cao, nhưng chính sự nghịch chiều, sai hướng này mới đưa thơ triết gặp nhau trong cõi người, vừa muốn cái cao, vừa muốn cái hồn sâu.

Biết trước – đi trước

Thơ và triết cứ phải gặp nhau trên nhân lộ làm nên nhân đạo của nhân sinh, vì cả hai đều muốn có nhân bản của ngày mai, nhân văn của ngày mốt, nhân phẩm của ngày kia. Thơ và triết cứ phải gặp nhau trên nhân vị, vì cả hai đều muốn biết trước để đi trước nhân gian, nhân thế và nhân loại…

Ý thức nhân bản

Thế chiến, diệt chủng, nguyên tử… nơi nhân sinh bình địa của nhân loại, thơ và triết cứ phải gặp nhau trong cõi sinh và trong cõi tử, để cùng nhau khám phá tâm địa của nhân thế luôn song hành cùng ý thức về nhân bản. Thơ và triết phải hiểu từ đâu đến cái chủ quan của cuồng quyền luôn muốn hủy diệt tha nhân, để hiểu luôn tâm nguyện bất bạo động đã làm nên thiền lực, để từ nhân quyền mà giải phẫu cho bằng được và bứng cái sát nhân ra khỏi cái nhân.

Cần thơ để hiểu triết

Nhưng Lucrète đã xuất hiện, đã đưa giòng tư tưởng của mình qua lời nói, qua chữ viết, bằng trung gian của giòng máu nóng thi ca. Nên triết của Lucrète về mọi chủ đề từ niềm tin tới đạo đức, vũ trụ tới thiên nhiên là luồng thơ chuyển tải triết như vận chuyển tới người bằng nhạc tính của thi ca. Đây là một trong rất ít người cha của thơ triết, đã những hành khúc triết trong trường ca tưởng của mình, nơi thi calà hùng lực của thượng nguồn sẽ chảy lai láng vào não bộ bình nguyên của nhân sinh luôn cần thơ để hiểu triết.

Không phải bản thể

Còn Parmennide nữa, tưởng như sinh đôi với thi ca, nơi thi ca giúp tưởng, nâng triết học để cùng song hành cùng thi ca mà biết đưa huyền thoại của nhân loại vào lý luận. Hệ thống luận của Parmennide bản thể biết đại diện cho chủ thể, tưởng sinh lực rồi sẽ sung lực của bản thể để bản thể nhận ra tất cả chung quanh bản thể không phải là bản thể, không chỉ có trong cái tôi đâu. Chung quanh bản thể sao cùng phong phú, đó chính là vũ trụ, đó chính là thiên nhiên… biết sinh động hóa, biết sống động hóa bản thể, biết triết hóa bằng cách nối lại cả ba : bản thể, tư tưởng, không phải là bản thể bằng thi lộ của thi ca.

Lạc lõng thi ca

Kant đề nghị phân giải rồi phán xét các tiêu chuẩn về mỹ thuật, Hegel phân tích rồi phân xử các kinh nghiệm về mỹ quan, triết luôn muốn phân loại rồi phân tích mỹ học, nhưng thi ca lạc loài ngay trong triết mỹ học, lạc lõng giữa âm nhạc và nhạc thuật tọa hình. Chỉ có Nietzche là thấy được sung lực của thi ca ngay trên thượng nguồn của mọi tư tưởng, thấu được hùng lực của thi ca ngay trong hạ nguồn của triết luận. Hình như với Nietzche, thi ca đi trước, đi trên, đi sâu hơn triết học.

Trầm luân nhân sinh

Nếu triết cứ tranh giành ngôi vị thượng tầng của trí, mà đẩy thơ vào mơ mộng để mơ tưởng phi lý, thì làm sao triết gặp được thơ. Muốn gặp thơ, triết phải nhận ra thơ cũng là một hệ thống tư tưởng như triết, nếu triết đi tìm lý, thì thơ đi tìm cảm, từ linh cảm để đến với tâm linh, để xây nên tâm hồn. Cõi của cảm, tâm, hồn, một hệ thống tư tưởng quy luật luận của nó, mời triết vào thăm cõi tư tưởng thơ, mà triết phải đi cho tới nơi về cho tới chốn để biết hệ tư tưởng nào sẽ có ngôi vị thượng tầng của lý trí lẫn tâm hồn, mà không quên tuệ giác chính là sự tỉnh thức của nhân tri trước trầm luân của nhân sinh ?

Nhận ra tiếng người

Có triết trong thơ, có thơ trong triết, để thơ vãng lai thư thái trong triết, để triết lai vãng thong dong trong thơ, vì cả hai đã khởi đầu sinh mệnh của chính mình bằng lời nói, làm nên ngôn ngữ của tưởng. khi thơ thượng nguồn của tư tưởng để triết thăng hoa nơi hạ nguồn, có khi chính triết là tiềm lực để thơ là dàn phóng cho mọi ý nguyện nhân gian. Cả hai, thơ và triết, đã nhận ra nhau qua tiếng người, tiếng người nói biết làm nên tiếng vọng, xây lên tiếng vang, tạo nên tiếng dội để nhân sinh nghe được cả tiếng lý lẫn tiếng tâm của nhân phẩm.

Nhân phẩm hành hương

Hãy nhận ra tiếng người nói, trong thơ và trong triết, đây chính là nhân lộ của nhân loại. Với tiếng vọng chính là nhân đạo của một cuộc hành hương đi tìm nhân phẩm. Với tiếng vang của nhân văn đang cõng bồng nhân bản trong phiêu lưu, trong mạo hiểm để tìm đường mà nhận lại nhân vị. luôn tiếng dội của nhân phẩm dặn nhân loại phải luôn biết nói hai chữ : nhân quyền để dìu dắt nhân tâm cùng nhân .

Tâm cảnh ngập tâm cảm

Nếu thi ca và triết học đều vận dụng ngôn ngữ để xây dựng không gian tư tưởng của mình, thì cả hai, thơ lẫn triết, đều có một hùng lực là vượt thoát ngữ vựng thông thường, vượt thắng ngữ văn thông lệ, để ra khỏi khung tù của ngữ pháp, mà thấy cho thấu thuật ngữ của thi ca, tại đây triết học cảm và nhận ra tâm cảnh sinh ra tâm cảm của thi ca. Thí dụ như nhà thơ có thể nói với triết gia rằng : "Trước mặt là rừng cây, mà trong rừng không chỉ có cây, mà có cả chim muông. Và khi con người nghe được tiếng chim hót, thì con người sẽ cảm xúc làm nên cảm động, để từ đó xây dựng được tư tưởng biết rung cảm, đây chính là huyền lực của thi ca".

Trao bằng thi từ

Khi thi ca kể để trao bằng thi từ là : có rừng là có chim muông, có chim muông là có tiếng hót, tiếng của thiên nhiên, tiếng của vũ trụ, đã làm nên được tiếng lòng bằng tiếng thơ. Từ đây, triết sẽ nhận ra có rừng, có chim, có tiếng hót, có tiếng thiên nhiên, có tiếng của vũ trụ, sung lực của thi ca là đây ! Vì thi ca vừa mở ra cho triết học một không gian, không gian của cảm nhận làm nên cảm xúc, chế tác ra cảm động để làm rộng lý trí, làm cao trí tuệ, làm sâu tuệ giác của tư tưởng triết.

Nhân bản của nhân loài

Khi gặp thơ, triết không nên có thái độ xem thi ca như một vật thể để nghiên cứu, một đối tượng để mổ xẻ, bằng hành tác khách quan triết để phân tích rồi giải thích chủ quan thơ. Mà triết, phải trưởng thành từ lý trí tới trí tuệ, là vượt thoát hành tác khách quan triết, để vượt thắng nhận định sai về sự chủ quan của thơ. Vượt thoát hành tác tự cho mình là khách quan, để vượt thắng nhận định tự xem thơ là một đối tượng chủ quan. Nếu triết muốn được đối thoại với thơ bằng ngôn ngữ của tư tưởng, thi triết phải đồng hành cùng thơ trong lộ trình vận dụng ngôn ngữ để làm rõ thế giới của nhân sinh, làm sáng vũ trụ của nhân loại. Để từ đấy nhân thế nhận ra nhân vị của mình mà tìm cho ra nhân bản của nhân loài.

Mời gặp thiêng liêng

Từ thủa sinh, triết khởi hành bằng nhân lộ để đi tìm sự thật, khi sự thật là sơ ngộ thì triết đã hạnh ngộ với tự do, khi sự thật và tự do đã là nhân duyên đưa đẩy triết nhận ra sung lực của chủ thể, là một cá thể có trách nhiệm với với nhân loại, bổn phận với nhân gian, lại sáng kiến vì nhân sinh, sáng tác nhân tri, sáng tạo nhân trí. Đây là lúc triết phải gặp thơ ngay ! Để thơ mời triết gặp thiêng liêng, gặp chiều cao của tâm linh, gặp chiều sâu của tâm hồn, chiều rộng của tâm cảm, chiều dài của tâm cảnh.

Chạm vào cái thật

Triết đã gặp thơ trên nhân lộ của nhân lý đi tìm sự thật. Triết dùng tư tưởng có lý luận đã chạm vào cái thật để nhận diện ra sự thật, bằng luận chứng qua chứng minh. Thơ đi tìm sự thật bằng cảm quan, nơi tâm cảm thấy để thấu tâm cảnh mà không cần chứng minh bằng luận chứng tới tự lý luận. Triết vận dụng mọi kiến thức, kể cả kiến thức toán để cầm, nắm, giữ, xiết sự thật, thơ ôm, bồng, bế, ẵm sự thật một cách trực tiếp nhất mà không cần các kiến thức khác làm trung gian.

Hữu hạn – vô biên

Triết và thơ đã gặp nhau ít nhất trên hai nhân lộ : nhân lộ hữu hạn nhân lộ biên. Trên nhân lộ hữu hạn, triết và thơ dẫn dắt nhân tính và nhân lý đi tìm nhân đạo và nhân phẩm. Trên nhân lộ vô biên, triết và thơ dìu dẫn nhân gian nhân thế đi tìm nhân tri nhân trí. Vậy mà vẫn chưa đủ, triết cùng thơ sẽ cõng bồng nhân loại tới nhân lộ thứ ba nhân bản nhân văn đi tìm nhân vị để đến đại nhân lộ thứ tư của nhân quyền.

Triết phải căng thân

Lịch sử của triết học nêu triết học như một chuyên ngành dựa trên văn bản, và ngay trên văn bản của triết lấy bằng chứng để luận chứng, thì triết luôn bị căng thân giữa hai ngôn ngữ rất trái ngược nhau. Một bên là ngôn ngữ của toán lấy tính toán tuyệt đối để khách quan hóa luận chứng, Spinoza đã chọn đường đi nước bước này. Một bên là ngôn ngữ của thơ lấy cảm nhận trực tiếp để tiếp nhận sự thể rồi sự thật của sự thể này mà không cần dẫn chứng, bằng chứng từ với chứng nhân, ngay thời tiền triết thì Lucrète, Pamenide đã có đường đi nẻo về này. Kể cả Platon là triết gia đã buộc tội thi ca chỉ mượn tiệc vui để quyến rủ người, mà không có lý của luận; thì ngay trong văn bản về huyền thoại học của Platon, ngừơi đọc đã nhận ra cái đẹp của ngôn ngữ của Platon, nhạc tính thi từ của thi ca.

Triết phải chia thân

Khi triết luôn bị căng thân giữa hai ngôn ngữ rất trái ngược nhau, giữa toán và thơ, thì triết học như bị chia thân. Một bên là giải luận khách quan bằng chứng minh, bên kia là diễn luận về mong cầu dựng lên lý tưởng và đạo đức. Căng thân thì chắc chắn là nhọc thân, chia thân thì chắc chắn là cực thân, và khi triết đi vào không gian của các toan tính chính trị, của các tính toán kinh tế cần sự giải luận của duy lý, thì triết phải vận dụng chứng minh chỉnh lý. Trong không gian duy lý rồi chỉnh lý của các toan tính chính trị, tính toán kinh tế, thì triết đã bị căng thân, chia thân, nhọc thân, cực thân, thì chắc chắn triết sẽ : khổ thân !

Triết đã khổ thân

Đã bị căng thân, chia thân, nhọc thân, cực thân, rồi khổ thân khi vào khung toan tính chính trị, khi vào khuôn tính toán kinh tế, nơi mà mọi lý luận phải chỉnh lý, mọi lập luận phải hợp lý, mọi giải luận phải toàn lý. Nhưng tại đây, chính triết sẽ khám phá ra là sinh hoạt chính trị là loại sinh hoạt của tham vọng đam mê đến cuồng nhiệt, triết sẽ khám phá thêm hoạt náo kinh tế là loại hoạt náo của kỳ vọng đê mê đến cuồng loạn. Chính tại đây, các chính khách của chính trường, các chủ thể của thị trường lại sử dụng, lại vận dụng, lại tận dụng ngôn ngữ của thi ca, thi từ lẫn nhạc tính, để thuyết phục rồi chiêu dụ các đối thủ hoặc đối tác, thì triết sẽ phải nhận ra nội lực, sung lực, hùng lực, mãnh lực của thi ca.

Thơ có yên đâu ?

Khi triết chịu cảnh căng thân và chia thân giữa toán và thơ, khi triết nhận lảnh cảnh nhọc thân và cực thân giữa chính trị kinh tế, toàn cảnh khổ thân, thì bản thân thơ đâu có yên ! Thơ cũng phải đi giữa hai lằn ranh, mà cũng là hai chiến tuyến; một bên là chính trị và kinh tế nơi mà mọi phạm trù lý luận khi đã hợp lý, chỉnh lý thì sẽ trở thành luật lệ để tổ chức trật tự xã hội. Bên kia là triết đi tìm sự thật để nhận ra chân lý, vận dụng chân lý để tìm ra lẽ phải cho chủ thể. Chủ thể có hai tay, một tay nắm sự thật, một tay cầm luân lý. Thì tại đây, thơ đâu thể là kẻ bàng quan ! Thơ phải chọn đi bên này thì phải bỏ bên kia, giữ chiến tuyến này thì loại địa đạo kia. Nếu thơ muốn đi giữa hai làn đạn này, thì thơ phải tự chuyển hóa, tự diễn biến, để tự có tự do mà sáng tác ra lối đi thứ ba. Một lối đi mà cũng là một lối ra, hoàn toàn khác hai lằn ranh kia, hai chiến tuyến kia, thơ không đi ngoài để trốn tránh, đi trên, đi cao để kham nhận nhân sinh lối thoát cho một nhân loại không có chiến tuyến.

Khung khuôn sự thật

Khi triết đặt thơ bên lề, đẩy thơ ngoài xa, để đi tìm ba loại sự thật : sự thật trong khoa học bằng minh chứng khách quan, sự thật trong chính trị bằng xác chứng chỉnh lý, sự thật trong tình yêu bằng thực chứng dấn thân. Thì cả ba sự thật này đã là đường đi nẻo về của thi ca, từ khi thi ca ra đời. Nếu triết nhận ra trong thi ca có khung cho hành động khoa học, có khuôn cho hành tác chính trị, có dạng cho hành giả tình yêu, thì triết sẽ không bao giờ còn đặt thơ bên lề, đẩy thơ ngoài xa nữa !

**********************

Đường thơ chốn triết

 

thiluan3

Đường đi nẻo về của thi ca đột biến tới được không gian lý luận để lập luận, giải luận để diễn lập của triết học, nơi đây thi ca nhận ra không gian giải lý mâu thuẫn của triết trước các giá trị nghịch lý của tư tưởng, từ đây thơ sẽ đồng hội đồng thuyền với triết trước các thử thách của nhân sinh trên đường đi tìm nhân vị.

Trùng trùng muôn kiếp

Chúng dọa sẽ vận dụng cái ác để giết tôi. Tôi trả lời chúng là cái chết của tôi sẽ cái họa trùng trùng muôn kiếp của chúng. Tổ tiên của chúng sẽ bị trần trụi hóa về nhân cách, con cháu chúng sẽ bị mồ côi hóa về nhân giáo. Tôi còn dặn thêm chúng đây là chỉ báo triết trong chỉ báo thơ chúng nên tâm niệm.

Xé toang tấm lòng

Bạn muốn cùng tôi thấy tâm cảnh dân đen, thấu thảm cảnh dân oan ? Bạn ơi, trước hết hãy xé lòng không biết là đang thiền hay đang ngủ của bạn; xé toang tấm lòng đang hiu hiu giấc để mọi ánh sáng của sự thật, của chân lý; của lẽ phải được nhập nội vào tấm lòng, vào tâm can… rồi cùng tôi lên đường đi gặp dân đen, đi tới dân oan nhé !

Vứt tâm an lạc

Thưa thiền , mỗi lần được gặp thiền sư, tôi xin gọi thiền sư là thầy, nhưng thú thật tôi không muốn thiền cùng thiền sư. Thiền cứ khuyên tôi : "tâm bình thì cảnh cũng bình", thưa tâm của tôi không hề bình, đồng bào dân oan của ta đang màn trời chiếu đất. Thiền sư cứ dặn tôi :

"tâm an thì cảnh an", thưa là tâm của tôi không an vì cảnh đồng bào của ta là đám trẻ bụi đời đang đầu đường xó chợ. Thiền cứ dạy tôi : "phải giữ tâm an lạc", xin tạ lỗi với thiền sư, là tôi đang muốn vứt tâm an lạc của tôi, để đồng hành với tâm loạn an của đồng bào của tôi dân đen đang sống nay chết mai đây !

Không có tử thù

Chúng đã tra tấn mẹ tôi trong lao tù thế kỷ qua. Thế kỷ này, chúng đe dọa sẽ hảm hại rồi thủ tiêu tôi. Chúng xem nhân sinh đối phương của chúng, chúng xem nhân gian là đối thủ của chúng, chúng xem nhân thế là đối nghịch của chúng, chúng xem nhân loại là tử thù của chúng. Tôi vừa báo cho chúng biết là tôi sống không có đối phương, tôi ăn không có đối thủ, tôi ngủ không có đối nghịch, tôi hít thở không có tử thù. Vì tôi thấy để thấu được những khoảng khắc nhân tính của chúng, khi chúng đút cháo cho những người mẹ già của chúng, khi chúng mua thuốc cho những người vợ của chúng, khi chúng vuốt tóc những đứa con thơ dại của chúng. Tôi báo cho chúng rõ là tôi đi lại thoải mái ngay trong nhân tính của chúng, nên tôi không bao giờ có đối phương, đối thủ, đối nghịch và tử thù gì cả !

Nhân trí của lương thiện

Bạn tự cho phép sửa một ngữ vựng trong bài của tôi, như vậy lương tri của bạn có cho phép bạn làm chuyện này không ? Lương tri chính nhân tri của lương tâm đó ! Nếu sửa một ngữ vựng thì sẽ làm thay đổi ngữ văn, biến chất ngữ pháp. Có nhân tri của lương tâm mới có nhân trí của lương thiện, đổi ngữ vựng, thay ngữ văn, tráo ngữ pháp tức là trần truồng hóa thuật ngữ để trần trụi hóa văn phong. Tôi không cho phép bạn làm chuyện này để bảo vệ nhân lẫn nhân tính của bạn. Tôi không cho phép bạn làm chuyện này để bảo trì nhân tri lẫn nhân trí của bạn. Tôi không cho phép bạn làm chuyện này để bảo hành nhân vị lẫn nhân bản của bạn. Cả triết lẫn thơ đều không cho phép bạn làm chuyện này !

Nhân đạo tự do

Tôi thú thật là không nhớ nhân diện của bạn, tôi chỉ nhớ ngôn ngữ của bạn đã giúp nhân diện của tôi ngẩng lên trời cao để không tiếp tục nhận nhân dạng của kẻ cúi đầu. Tôi thú thật là không nhớ nhân dạng của bạn, tôi chỉ nhớ ngôn từ của bạn đã nâng nhân cách của tôi mà xoay về phía chân trời để nhìn thật xa không tiếp tục nhận nhân hành của kẻ chỉ biết khom lưng. Tôi thú thật không nhớ nhân tình của bạn, tôi chỉ nhớ nhân tính của bạn đã vực nhân lý của tôi một kẻ chỉ biết quỳ gối trước bạo quyền, đã đẩy nhân tri của tôi vào nhân đạo của tự do.

Nhân đạo bác ái

Tôi thú thật là không nhớ chức danh của bạn, tôi chỉ nhớ hành động của bạn đã giúp hành vi của tôi phải thắng lưng đi tới để nhận nhân quyền. Tôi thú thật không nhớ chức vụ của bạn, tôi chỉ nhớ hành tác của bạn đã nâng hành thái của tôi phải ngẩng đầu, mở mắt, vươn vai mà ôm lấy công bằng. Tôi thú thật là không nhớ chức năng của bạn, tôi chỉ nhớ nhân tri hành giả của bạn đã dìu nhân trí của tôi vào nhân đạo của bác ái, nơi có tha nhân là tri kỷ.

Nhân loại trong tôi

Sao lại cứ dặn tôi phải hành động, tôi sẵn sàng hành động, tôi chỉ chờ một tiếng thơ đẹp để hành động. Tôi cũng đang chờ trời gởi tiếng của trời qua tiếng suối, tiếng sóng để hành động. Tôi cũng đang chờ đây tiếng nói của bạn là nạn nhân là lẽ phải không cần bạo động. Vì giết người là giết nhân loại đang ẩn náu trong tôi.

Cái phản tôi trong tôi

Nếu tôi chấp nhận vô ngã, để vứt cái tôi đi, thì tôi phải chấp nhận xây dựng một cái phản tôi, ngay trong tâm-trí- thân của tôi. Mỗi lần cái tôi trỗi dậy trong tôi, tôi phải cam nhận cái phản tôi trừng trị rồi trừng phạt cái tôi đang trỗi dậy trong tôi. Cái phản tôi chính là đối thủ, đối phương, đối thù của tôi, và tôi phải nuôi dưỡng và giáo dưỡng nó hằng ngày để nó có hùng lực mà trừng trị rồi trừng phạt cái tôi.

Nhân sinh chưa gặp

Tôi phải đấu tranh chống bạo quyền không phải vì nó ngược lại với đạo lý của tôi, mà vì nó đang diệt nhân bản của tha nhân quanh tôi mà tôi chưa được gặp. Tôi phải tranh đấu chống quyền không phải nghịch lại với luân lý của tôi, mà vì nó đang diệt nhân tâm tiên tổ của tôi tôi chưa được học tập đầy đủ. Tôi phải kình chống ma quyền không phải chống lại với đạo đức của tôi, mà đang hủy môi sinh của nhân sinh chưa ra đời và chưa có trong vũ trụ của tôi.

Khuyết tật ngày mai

Hãy cứ trao tặng tôi những tri thức sống để tôi có những kinh nghiệm sống mặc dầu tôi chưa sống. Nhưng đừng cấm tôi phải trí thức tôi phải tự học về một sự tháo gỡ những tri thức của quá khứ đã bị rối bời, những kinh nghiệm tổ tiên đã bị xiết cổ bởi bạo quyền. Tôi muốn gặp và học về tình yêu với người yêu vừa mới mặt trên cõi đời này. Tôi muốn gặp và học về tình thương với những nạn nhân của tà quyền vừa bị tra tấn đêm qua. Tôi muốn gặp và học về tình nghĩa với những đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời với bao khuyết tật sắp bị sinh ra ngày mai.

Bạo cực cuồng quyền

Tôi chống bạo quyền không chỉ vì nó dùng bạo lực với đồng bào tôi, bạo hành với giống nòi tôi, mà tôi chống bạo quyền trong não bộ của không chỗ đứng cho nhân vị của tha nhân mà chính tôi cũng chưa được gặp. Tôi chống cực quyền không chỉ vì nó cực đoan để độc quyền, cực độc để toàn quyền, mà tôi chống cực quyền vì não trạng của nó không có ghế ngồi cho nhân giáo của tổ tiên tôi mà chính tôi cũng chưa được gặp. Tôi chống cuồng quyền không chỉ vì nó cuồng mê trước đặc quyền của nó, cuồng điên trước đặc lợi của nó, mà tôi chống cuồng quyền não dại của không giường nằm cho các đồng loại của tôi đang thập tử nhất sinh với bao nan bịnh vì đã là nạn nhân của nó !

Nếm mật nhân phẩm

Tôi muốn gặp Chúa không phải để được quỳ dưới chân Chúa, mà để được nghe Chúa kể về những chân trời ý nguyện thiên đường của chúa. Tôi đến gặp Phật không phải để được chắp tay cúi đầu đảnh lễ Phật, mà để được nghe Phật kể về tâm địa nhân sinh như một đại dương sâu. Tôi nhập giòng sinh mệnh của nhân loại không phải để tha phương cầu thực vì cơm áo gạo tiền, mà để cùng nằm gai nếm mật với nhân loại, để thấy cho thấu là nhân phẩm.

Chuyển đổi sát na

Đáng lẽ ra văn xuôi phải cận kề triết hơn là thơ, chỉ vì văn xuôi giải bày sự việc bằng cách bám vào giòng tư tưởng đi từ tả chỉnh tới thuật truyện toàn lý, một lộ trình rất quen thuộc của triết. Ngược lại, thi ca không ưu tiên cho tả, không ưu ái cho tự thuật truyện, thi ca biết biến đổi kẻ thưởng ngoạn thơ là đặt kẻ này tức khắc vào một trạng thái mới, ngay tức thì chỉ bằng một vài thi từ. Chính sức mạnh biến đổi bối cảnh chớp nhoáng của thi ca, nên triết phải đi thật sâu vào nội lực của thi ca để hiểu cho ra sung lực chuyển đổi bối cảnh trong sát na của thi ca.

Nhân sinh nhân chứng

Triết giải sự thật để nắm giữ sự thật bằng một hệ thống của lý, thơ sống với sự thật nơi thi đại diện cho nhân sinh chính là nhân chứng, cận kề và sống chết cùng sự thật của nhân loài, mà không cần giải thích sự thật bằng một hệ thống của lý, của một lý hay của nhiều lý. Nhân sinh là nhân chứng trao thẳng sự thật của nhân gian, của nhân thế, của nhân tình không cần giải, luận giải…

Biệt tích âm binh

Tôi tuổi nặng sắp qua đời, tôi có giữ 5 chiếc chìa khoá của 5 con đường hầm đầy những âm binh luôn muốn trồi lên cõi người để đoạt hồn nhân sinh. Tôi muốn trao lại bạn, để bạn thay tôi canh giữ cõi đời, bảo vệ cõi người. Chìa khoá thứ nhất cửa đóng chận luồng lửa bạo quyền của công an trị. Chìa khoá thứ nhì cửa đóng chận luồng âm khí tà quyền của tham nhũng trị. Chìa khoá thứ ba là cửa đóng chận luồng nước đen ma quyền của tham tiền trị. Chìa khoá thứ tư là cửa đóng chận luồng sát khí cực quyền của gia đình trị. Chìa khoá thứ năm là cửa đóng chận luồng sát nhân cuồng quyền của đảng trị. Nếu bạn không muốn giữ 5 chiếc chìa khoá của 5 con đường hầm để chận bọn âm binh này, thì bạn không nên trao cho một ai khác nhé, đừng để bất cứ một ai mở các đường hầm này để phóng thích bọn âm binh này. Nếu bạn không muốn giữ nữa, thì hãy ném các chìa khóa này xuống đại dương sâu, cho mất chúng mất tăm, mất tích, để các chìa khóa này biền biệt miệt đâu đâu; để âm binh phải sống nơi âm giới, chúng không xứng đáng sống cõi người…

Độc đảng âm binh

Tại sao tôi cứ phải sống xa quê hương. Cách đây nửa thế kỷ, tôi đi du học giữa mùa trận mạc huynh đệ tương tàn. Đã nửa thế kỷ, vậy đêm qua tôi lại nằm thấy mình đào thai thành lao nô cho các nước láng giềng như đồng bào hiện nay của tôi, cúi đầu đi làm lệ trong quyết sách điếm nhục hoá Việt tộc của độc đảng toàn trị hiện nay. Bọn quyền này vỗ ngực làm cách mạng đã trần trụi hoá giáo lý của tổ tiên tôi. Bọn ma quyền này rống họng     là giải phóng đã vong thân hoá giống nòi của tôi. Tại sao tôi đã lưu vong nửa thế kỷ rồi mà tôi vẫn gặp ác mộng giữa đêm, hoạn cảnh chậu chim lồng, hoạ cảnh nằm trên thớt trong ám khí của bọn độc đảng âm binh này ?

Thì thầm, lao xao, lầm bầm, rỉ rả, mím môi

Khi mọi người vào giấc ngủ sâu, bóng đêm đè đất khuya nặng một màu đen, ánh sáng tủi hờn mà chết ngộp, đó là lúc tôi nghe thật tiếng âm binh, miệt âm giới, miền âm phủ. Tôi nghe bạo quyền của công an trị thì thầm "phải xây thêm nhà tù, phải thêm nhiều nhục hình mới". Tôi nghe tà quyền của tham nhũng trị lao xao : "phải vơ vét nhiều nữa tiền của, phải nạo vét nhiều nữa tài nguyên". Tôi nghe ma quyền của tham tiền trị lầm bầm : "phải tẩu tiền của qua Mỹ châu, phải mua quốc tịch Âu châu". Tôi nghe cực quyền của gia đình trị rỉ rả : "phải xây thêm biệt phủ, phải xây thêm biệt dinh". Tôi nghe cuồng quyền của đảng trị mím môi : "phải lấy thêm đất, mặc xác dân oan, phải nhốt thêm nhiều tù nhân lương tâm, mặc kệ nhân quyền". Lúc mọi người say ngủ, là lúc chúng thì thầm, lao xao, lầm bầm, rỉ rả, mím môi… Tôi nghe chúng hằng đêm, bây giờ muốn bịt tai, thì không kịp nữa rồi, bây giờ không muốn nghe cũng không được. Chúng thì thầm, lao xao, lầm bầm, rỉ rả, mím môi mỗi đêm.

Tôi xin thú tội

Tôi xin thú tội là tôi đã tố cáo trước các chủ thể của các các chủ thể của Liên Hiệp Quốc : bạo quyền độc đảng công an trị đã biến những đứa con tin yêu của Việt tộc thành những tù nhân lương tâm. Tôi xin thú tội là tôi đã tố cáo trước các chủ thể của các hội đoàn nhân quyền của thế giới : tà quyền độc đảng tham nhũng trị đã biến đồng bào dân lành của tôi thành dân oan trong màn trời chiếu đất. Tôi xin thú tội là tôi có tố cáo trước các chủ thể dân chủ của nhân loại : ma quyền tham tiền thất nhân trị đã biến đồng bào dân đen của tôi trai thành lao nô, gái thành nô tỳ cho các nước láng giềng. Tôi luôn sẵn sàng xin thú tội để tiếp tục tố cáo bọn âm binh này !

Gieo mù tư tưởng

Nếu bạn còn ngờ vực thi ca có phải là thượng nguồn của triết học hay không ? Thì bạn hãy chọn ra những bài thơ có tư duy, nghĩa là những bài thơ tạo ra những suy nghĩ mới ngay trong chính tư duy của bạn. Những bài thơ tạo ra sức duy mới chính chất liệu của tưởng, tiếp đến bạn hãy hình dung thi ca là chiếc cầu nối tư tưởng với triết học. Sâu hơn nữa, rộng hơn nữa thi ca xới, cấy, vun, đất tư tưởng, rồi gieo mầm, giống, hạt tư tưởng mới, và triết học tới để gặt, hái, thâu những nụ, hoa, trái nếu triết gia biết hái theo mùa tư tưởng giữa cõi thi ca này...

 

*********************

 

Gởi triết cho thơ

 

thiluan4

Triết nhập nội vào tư tưởng của thơ như trở về gốc, rễ, cội, nguồn của nhân loại để nhận ra nhân vị qua nhân bản nhân văn, tự đây triết sẽ cùng thơ đi cao lên nhân phẩm, đi sâu trong nhân tính, đi rộng trong nhân tâm, đi xa trong nhân văn, đi biền biệt miệt nhân tri…

Cái sáng với cái trong

Sáng tin sương, tôi còn thấy bóng đêm của cái xấu trong cái gốc độc đảng toàn trị lấy cái ác để che đậy cái ngu. Trưa đứng nắng, tôi vẫn thấy bóng tối của cái tồi trong cái rễ độc tài toàn quyền lấy cái độc để bao phủ cái tục. Hoàng hôn gọi dương, tôi thấy càng bóng tối của cái hiểm trong cái cội độc trị để toàn trị lấy cái thâm để trùm phủ cái dở. Hãy giúp tôi trở lại với cái sáng của triết, hãy đưa tôi trở về với cái trong của thơ.

Tiền sử thi ca

Khi ngôn ngữ học nghiên cứu về thi ca qua tiếng nói của người : tiếng người, thì khám phá ra rằng thì ca rất sớm trong tiếng than, tiếng sấm, tiếng lòng, trước cả nhạc. Và nhạc tính của thi ca không cần nhạc cụ thì có lẽ thi ca ra đời sớm hơn âm nhạc. Khi sử học cùng nhân học khảo sát về thi ca thì nhận ra là thi ca nhập tâm, nhập hồn, nhập lòng rất nhiều, rất sâu, rất đậm vào những người bình thường yêu thanh bạch, những người tầm thường yêu thanh đạm, những người rất thường yêu thanh bần. xã hội học khi điều tra về thi ca cùng công nhận là thi ca có chỗ đứng trung tâm trong lịch sử của nhân loại, xa hơn nữa thi ca chỗ ngồi tâm điểm trong văn hóa, văn minh, văn hiến của hầu hết các dân tộc trong hành trình đi tìm nhân bản, nhân văn, nhân vị, nhân phẩm, nhân quyền của các dân tộc này.

Bận tìm cái đẹp

Khi được hỏi tại sao thi ca cứ hay rời vào các chủ đề có liên can tới hư vô, thì thi sĩ Mallarmé trả lời : "Tôi cũng vậy thôi, tôi xin báo tôi đã gặp rồi, sau đó tôi gặp cái đẹp, từ mỹ quan tới mỹ thuật, từ mỹ cảm tới mỹ học, nên bây giờ tôi đã gạt hư vô qua một bên, để không phải bàn về cái vô thường, về cái chết, vì tôi đang bận đi tìm cái đẹp…". Xin đừng áp đặt cái hư vô vào thơ, và cũng xin đừng ép uổng cái thường vào triết, khi cả hai thơ và triết đang bận đi tìm cái phổ quát trong cái vĩnh hằng. Hãy đọc lại hình tượng đi tìm của thơ luôn biết lùng tìm tư tưởng của Tô Thùy Yên : "con chim bói cá trong tàn tối/ Soi vĩnh hằng xanh rợn mặt hồ".

Biệt dạng thi ca

Người ta nhớ có khoảng hơn hai triệu rưỡi người đã dự đám tang của thi sĩ V.Hugo, ông có viết văn, ông có làm chính trị, nhưng quần chúng Pháp giữa nhân gian thế kỷ XIX rất thuộc thơ của ông. Vậy mà chỉ qua một thế kỷ thôi, tới thế kỷ XXI, thơ vắng mặt trong sinh hoạt hội, trống loãng trong quan hệ xã hội, lạc lõng trong đời sống xã hội. Nhưng chính xã hội học đã điều tra, khảo sát, và công bố kết quả nghiên cứu rất nhiều người làm thơ, nhưng thơ không được công bố trong đại chúng, vì đại chúng đã những nhu cầu khác dễ dùng hơn thơ, dễ xài hơn thơ, dễ tiêu hơn thơ. Như vậy, thi ca không vắng mặt trong những người đang làm thơ vì tin vào thơ, thi ca chỉ vắng diện, vắng dạng, vắng bóng, trong quần chúng đang lầy lội trong những xã hội tiêu thụ với các sản phẩm xài ngay, xài liền, xài tức khắc. Thơ xa lạ với tiêu xài, triết xa lạ tiêu khiển… Nên thơ và triết biết lẩn trốn trong cõi tự tư duy.

Cáo tôi đổ vụn

Trước hết hãy nhận ra tiềm lực của triết học thi ca vận dụng để sử dụng rồi tận dụng ngôn ngữ, với thuật ngữ trong triết để giải luận rồi diễn luận, với thi phong trong thơ giải bày rồi diễn tâm, nơi mà mãnh lực của ngôn ngữ dường như vô tận. Thi ca và triết học luôn ở thế sẵn sàng trong khẩn cấp trước các tai họa đang trù dập nhân sinh, trước các tai ương đang phủ lấp nhân thế, trước các tai ách đang bùn hóa nhân gian. Khẩn cấp trong tức khắc, khẩn trương trong tức thì, để biến sung lực ngôn ngữ thành hùng lực của sáng tác. Trong cuộc nội chiến Bắc Nam huynh đệ tương tàn trong thế kỷ XX vừa qua, kẻ thắng cuộc đã mang nội tạng ung thư của một ý thức hệ âm binh, với tên gọi là cộng sản chủ nghĩa đã điêu linh hóa linh hồn rồi ô nhục hóa tâm hồn của Việt tộc. Tại đây, ta hãy nhận ra những đổ nát có ngay trong tư tưởng thơ việt qua thi từ của Lê Thị Ý : "Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình". Khi ta biết đặt các câu hỏi về sự mất mát, sự đổ vỡ ngay trong nhân kiếp, nơi mà cái chết ngày ngày siết kiếp sự sống, thì ta đã mở ra con đường đi tìm tưởng thơ Việt. Trên lộ trình này, ta thấy có đổ nát không những mọi giá trị tâm linh, mà có luôn cái đổ vụn ngay cái tôi đang sống (để thấy mình không là mình). Triết học phải khám phá ra sự đổ nát này ngay trong bản thể, cái đổ vụn này ngay chủ thể để thấy cho thấu cái tôi đang lạc lõng giữa nhân sinh, đang lạc loài giữa nhân loài.

Kháng lực thi ca

Không gian của thơ sự nổi loạn như sức đối kháng mà Rimbeau gọi là kháng lực chống lại các giá trị có mặt để an bày nhân kiếp nhân sinh trong độc đoán. Khi thi ca nổi loạn, đối kháng, như kháng lực trực diện với hệ thống chính trị độc tài, với cơ cấu chính quyền độc trị, với định chế độc tôn của một loại ý thức hệ nào đó. Thì đây chính là lúc thi ca đi tìm nhân phẩm cho nhân vị, nhân quyền cho nhân tri. Hãy đọc lại chỉ một thi từ của Thanh Tâm tuyền : "Tôi chờ đợi lớn lên cùng giông bão", tức là tôi đã sẵn sàng, đang chuẩn bị để lớn lên cùng nhân phẩm vì nhân vị, nhân quyền vị nhân tri. Không có một độc đảng toàn trị nào, không có một tà quyền tham nhũng nào, không có một ma quyền điếm lực nào có thể ngăn chặn chuyện tôi lớn lên, chuyện thi ca đứng lên, chuyện triết học đi tới để chế tác ra một nhân đạo mới vì một nhân tâm đã bị vùi lấp bởi bọn âm binh điếm quyền đang điếm nhục hóa nhân bản.

Sống với tai ương

Khi bắt đầu đi tìm tư tưởng của thi ca như thượng nguồn của tư tưởng nhân sinh làm nền cho triết học, thì ta nên nhận ra nhân tâm là chiều sâu của nhân loại đã mang bao nhiêu rễ của hoài bảo nhân đạo, bao nhiêu gốc của hoài vọng nhân bản, bao nhiêu cội của hoài ước nhân quyền. Ngay trên thượng nguồn, tư tưởng thơ đã sống với cái thiếu, đó là cái thiếu của cá nhân luôn đi tìm tha nhân để nhận ra nhân tâm. Tìm tha nhân để nhận ra tình yêu, tình thương, tình người, hãy nhận ra sự khao khát tha nhân trong nhân lộ của cá nhân, lần tìm trong chợ đợi, chỉ qua một thi từ của Phạm Hầu : "Thuyền không giao nối đây qua đó/ Vạn thủa chờ mong một cánh buồm". Nhưng khi nhận ra tha nhân rồi, thi chính thi ca đã đi thêm bước nữa, rồi nắm tay mà chỉ đường cho triết học phải nhận diện ra cá nhân này, sẽ rời bỏ cá thể lẻ loi, mà thành chủ thể với chủ quyết trong chủ đoán, báo động cho tha nhân biết sẽ có bao biến động sẽ tới đe dọa tính mạng của nhân, đe nẹt sinh mạng của tha nhân, chỉ qua một thi tự của Tô Thùy Yên : "Có ai bên cõi vô cùng tận/ Bắt gặp lòng ta những đảo điên" . Triết hãy cùng thơ nhập nội vào những đảo điên này để sống với tai ương.

Sáng tạo hệ thức

Ngôn ngữ trao cho triết học ngữ pháp làm nên diễn luận trong đó không gian lý luận của triết là không gian của thuyết luận, tức là có giải luận để lập luận, không gian này cần thiết để cấu trúc hóa tư tưởng trong triết học. Ngôn ngữ trao cho thi ca thuật ngữ pháp làm nên tâm cảnh trong đó không gian tâm cảm của thi ca là không gian của tâm hồn có tâm linh để chế tác ra tâm luận, không gian này tự độc lập để tự cấu hóa tưởng trong thi ca. Chính sự hội lực giữa triết học và thi ca đã sáng tạo ra hệ thức, nơi mà kiến thức cần ý thức để hành động trong nhân sinh, nơi mà tri thức cần nhận thức để hành tác trong nhân thế. Và cả thơ lẫn triết đều phải luôn tỉnh thức trước tai họa có thể tới với nhân kiếp, hãy nhận ra thi từ của Bùi Giáng, khi chân trời tương lai lại luôn bị giông tố vần vũ để truy diệt : "Ba phương trời về chung gục bên giông".

Nhìn ra cái đẹp

Khi phải nói về sự trưởng thành của thi sĩ qua thi ca, Baudelaire rất nghiêm túc : "Ở tuổi trưởng thành, anh phải chịu trách nhiệm về ngay cả cái nhìn của anh". Cái nhìn của mỗi người là thượng nguồn của trực quan khi chưa có phán xét lẫn phán xử nơi hạ nguồn, khi mà nhân sinh quan chưa định dạng, thế giới quan chưa định hình, vũ trụ quan chưa định vị. Vậy mà tôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cái nhìn của tôi, tại sao tôi nhìn cái này và tự chối nhìn cái kia, tôi có đầy đủ lý do để chọn lựa chỉ nhìn cái thanh, và từ chối nhìn cái tục, mặc dầu tôi không muốn phán xét lẫn phán xử cái tục. Đó chính là định nghĩa về nhân quyền của tôi. Trong cuộc sống còn bao cái đẹp, tôi phải khen vì chúng thật sự đẹp mà tôi chưa khen, đừng bắt tôi chê rồi chửi những cái xấu, tồi, tục, dở. Nếu chung quanh không có cái gì hay, đẹp, tốt, lành để tôi gởi, trao, đặt, để cái nhìn của tôi, thì tôi sẽ nhìn người yêu của tôi, qua thi từ của Thanh Tâm Tuyền, để thấy người yêu tôi đẹp vô cùng :

"Em gối đầu sương xuống

Chuyện trò bằng bóng mình

Tôi đẹp như hình tôi

như mọi người, như cuộc đời…".

Khi thơ nhận ra cái đẹp bằng cái nhìn, thì triết sẽ theo thơ để tạo ra triết mỹ học với mỹ quan đẹp, mỹ cảm cao, mỹ thuật sâu… Triết xin đồng hành cùng thơ từ đây.

Cái muốn tốt

Triết không chỉ đi tìm sự thật để khám phá ra chân lý mà dựng lên lẽ phải, triết còn biết nói lên cái muốn của mình, chính là cái muốn của nhân tri vị nhân trí, nhân bản vị nhân văn, nhân quyền nhân phẩm. Triết gia Ricoeur đã nói gọn và nói rõ trong triết đạo đức của mình là : "Tôi muốn sống trong một hội tốt, hội quan hệ hội tốt, định chế hội tốt, những cái tốt này sẽ làm tiền đề cho một cuộc sống tốt". Cái muốn đã trao thân gởi phận cho cái tốt, vì cả hai đều muốn ăn đời ở kiếp với nhau trong cái muốn tốt. Đây chính là sự hạnh ngộ bền kiếp giữa triết và thơ, vì thơ đã có tuyên ngôn của mình về cái muốn tốt, chỉ qua một ca thi từ của Trịnh Công Sơn : "Tôi là ai mà yêu quá đời này ?".

Tiếng thơ là tiếng người

Thơ như tiếng người khởi lên sự thật, khơi lên chân lý, thơ khởi nguồn cho lẽ phải để khởi động nhân kiếp, mà chỉ qua tiếng nói, chỉ bằng ngôn ngữ, chỉ là tiếng người. Thi ca như tiếng người có nội lực tự đứng dậy, có sung lực từ chiều sâu của nhân tri, hùng lực tự đi tới nhân phẩm. Tiếng thơ tiếng người làm rễ sâu cho nhân vị, là tầm nhìn nâng tầm vóc của nhân quyền, rồi lấy tầm vóc nhân quyền để làm tầm cao cho nhân loại. Trồi lên, vùng dậy, vươn vai, đi tới… là sự vận hành của thi ca cho qua tiếng người. Đây một thứ tiếng không hề sợ bạo quyền độc tài, không hề hoảng trước tà quyền độc trị, không hề lùi trước ma quyền độc tôn. Tiếng người trong thơ sẽ thắng, luôn tiếng báo tin thắng trận của nhân sinh vị nhân bản trước ám khí của âm binh. Tiếng người trong thơ phải thắng, chỉ tiếng người mang lõi của nhân tâm, chỉ qua một thi từ của Trịnh Công Sơn : "Miệng ngậm hạt từ tâm". Thế nên triết cứ vững tâm mà yên tâm mỗi lần triết muốn làm bạn đồng hành cùng thơ.

Chủ thể tự do

Thơ cùng triết đi tìm một sự sống chung, biết sống chung vì biết sống chia, trong cuộc sống đó không có cai tù vì không ngục tù, không quản giáo không lao lý. Thơ cùng triết sống với mọi sinh linh, có thực vật, có động vật, vì mỗi sinh vật đều có giá trị thiêng liêng của nó. Thơ cũng như triết chân, rễ ăn sâu vào lòng đất, nhưng thơ cùng triết luôn muốn đi xa, như gió, như mây, nơi mà rễ sâu không hề ngăn chân được thơ, không hề chặn bước được triết. Jabès nhận ra sự tự do tuyệt đối này : "Tâm hồn chúng ta rộng hơn thế giới, chính chúng ta sẽ có mặt trong những vết nứt, vết rách, vết rạn, vết thương của tâm hồn và của thế giới". Sau chiến tranh 1954-1975 là hòa bình, vậy mà bao triệu con dân Việt phải bỏ nước ra đi, không chấp nhận bạo quyền độc đảng công an trị quyết định nhân kiếp của mình. Họ đã dùng chính sự tự do tuyệt đối để quyết định chính nhân vị của mình, một nhân vị chấp nhận bứt rễ ra đi, mà cả ruộng đồng quê hương tiên tổ cũng không đoán được sự tự do tuyết đối trong ván bài sinh tử vượt biên, vượt biển này, chỉ qua một thi tự của Bùi Giáng :

"Ruộng đồng chưa thể đoán ra

Rằng trong ý bạn là ta lên đường !".

Chính lòng quyết đoán, quyết tâm trong quyết trí, quyết chí để quyết lực là phải bảo vệ cho bằng được sự tự do tuyệt đối này. Nên triết luôn là bạn tâm giao, là đồng hành đắc khí của thơ, vì cả hai luôn đi trên nhân lộ của các chủ thể đấu tranh vì tự do.

Hành giả gương soi

Thơ lẫn triết là những hành giả, ngay trên chính địa lý chôn nhau cắn rốn của mình, ngay trên chính địa dư quê cha đất tổ của mình. Chỉ vì thơ muốn đến mọi nơi, chỉ vì triết muốn đi khắp chốn; vì muốn đến mọi nơi, vì muốn đi khắp chốn để làm tấm gương cho mọi người soi, để chính thi nhân và triết gia cũng phải biết tự soi trong gương của chính mình khi mọi người đã soi xong. Là hành giả thơ, thi sĩ là kẻ xác nhận rằng mình đã sống nơi đây trước khi ra đi biền biệt miệt tâm linh; hành giả triết xác chứng triết gia là kẻ đã sống nơi này trước khi đi xa miền thiên sơn vạn thủy. Hai hành giả này không những xóa biên giới hạn hẹp vì một không gian vô biên, mà cả hai còn làm vụn khối thời gian ra từng mảnh để từ đó lắp, gắn, ráp, nối lại một chuỗi thời gian mà nhân gian thấy được những thử thách của nhân tính, để nhân loại thấu được những thăng trầm của nhân phẩm. Từ đó, thơ lẫn triết, sẽ có một hành trình đi ngược về thượng nguồn, đi trở lại thủa tiền sử của nhân loại, đường đi có khi chỉ là một thi từ của Hoàng Cầm : "Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử".

Lò rèn nhân phẩm

Thơ lẫn triết không nhốt cái thật vào lồng, không đóng khung sự thật vào thi từ hay luận thuyết, cụ thể là không giam cầm chân lý dù bằng tư tưởng. Thơ lẫn triết cũng như người, bị bạo quyền độc đảng truy hiếp, bị tà quyền độc trị truy hãm, bị ma quyền độc tài truy diệt, nên hành tác cả thơ lẫn triết đập nát lồng, đập vỡ khung, đập vụn nhà giam, vì một nhân sinh không lao lý dưới bất kỳ ý thức hệ nào. Thơ lẫn triết còn muốn nâng nhân loại cao hơn, có tầm nhìn nâng tầm vóc, cao hơn nữa để thơ lẫn triết sẽ đưa nhân loại vào một vùng ánh sáng mới, để cùng nhân tính lẫn nhân lý đi tìm một tiếng nói mới cho nhân bản và nhân văn. Chúng ta càng thông cảm các sức ép của thời cuộc và lịch sử trong cuộc đời của Nguyễn Khuyến : "Ngủ đi còn sợ chiêm bao trước", nên chúng ta càng tin vào thông điệp của tư tưởng của thơ lẫn triết có trong tiếng-người-vì-con-người của Char : "Cổ họng người lò rèn chuyện thần tiên"… vì nhân phẩm.

Nhân đạo bất diệt

Thi sĩ sáng tác thơ, triết gia sáng tạo luận, có thể cả hai khi lìa đời đều rời cõi đời này với niềm thất vọng, có khi là nỗi tuyệt vọng. Nhưng thi ca đã trao thi từ cho nhân sinh, khi triết học đã gởi thông điệp cho nhân thế; thi sĩ lẫn triết gia đều gởi những tín hiệu của hiện tại cho nhân quần để báo tin là nhân phẩm sẽ hiện hình, và nhân gian sẽ thấy được nhân dạng của nhân quyền. Heidegger tin là các tín hiệu mà thi nhân và triết nhân gởi tới nhân loại đó vừa là con đường, vừa là chân trời. Thi ca và triết học đã vạch ra nhân đạo, chính là đường đi nước bước cho nhân bản, cho nên thi ca đi ngoài cái chết, triết học đi ngoài cái tử. Trần Dần thấy và thấu rất rõ nhân lộ này, trước bạo quyền độc đảng toàn trị, chung đôi song lứa với tà quyền độc trị cùng ma quyền độc tài, thi đã thấy cách bày binh bố trận của bọn âm binh này : "Ai tăng cửa sinh ? Ai rình cửa tử ?", nhưng cũng chính thi sĩ dạy chúng là : "Càng chết tôi càng bất tử".

Đạp lùi âm lực

Thi ca cùng triết học đánh vỡ rồi đánh cho tan bạo quyền ngay trong lõi bạo chất của nó. Thi ca cùng triết học luôn mang sứ mệnh nhân trị này vì nhân loại trong nhân sử. Ý đồ của mọi chế độ độc tài đang tận diệt tự do. Tự do từ chối bị khuất phục. Thi ca cùng triết học định vị tự do để kình chống mọi ý đồ thuần hóa nhân phẩm. Thi ca cùng triết học định chất tự do để chống đối luôn sự hèn, cái nhục. Thi ca cùng triết học định luận tự do bằng chuyện phá rào, đập khuôn, bỏ khung, đạp tường, chặt xiềng, hủy nhà tù để thấy ánh sáng, để chọn chân trời, để khám phá rồi phát minh ra các số kiếp mới được sinh ra, được tổ chức, được quản lý bởi động cơ và hành động của tự do như một giá trị thiêng liêng trong thi ca lẫn trong triết học. Trần Dần nhận ra tự do thiêng liêng này trong nhà tù chật hẹp của bạo quyền, nơi mà thi sĩ chấp nhận kiếp phù du : "Ta con phù du ao trời chật chội". Giữa lao tù của độc đảng toàn trị, hoàn toàn không tự do trong đất trời rộng rãi, thì chính thi sĩ sẽ : "chỉ còn ta đạp lùi tinh tú" trên mặt ao. Đó chính là hành động tự do đạp lùi tinh tú, như đạp tan hình tượng một ngôi sao độc đảng vô ân với dân tộc lại bắt dân tộc "phải mang ơn Đảng", một ngôi sao biểu tượng cho một sự bội phản, thất nhân bất đức, mà triết lẫn thơ có sứ mệnh phải vạch mặt chỉ tên bọn âm binh này.

Đi tìm quang lộ

Thi sĩ và triết gia có cùng một lộ trình, có cùng một vận hành, có cùng một hành tác, để trở thành chủ thể trong sáng tác thơ cũng như trong sáng tạo luận, đó hai kẻ đi trao ít nhất ba thông điệp. Thông điệp thứ nhất là sự thật, thông điệp thứ nhì công bằng, thông điệp thứ ba là tự do. Cả thi triết gia, chẳng ai muốn làm mặt trời để giành độc quyền tỏa sáng nhân gian, nhưng cả hai một huyền lực mà bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài không có ! Đó là mãnh lực sáng tác thơ và hùng lực sáng tạo luận để chỉ đường đi nước bước cho nhân loại đi tìm cho ra ánh sáng ngay trong âm giới tối đen khi âm binh còn đang toàn trị. Thanh Tâm Tuyền đã vạch ra đường đi nẻo về cho quang lộ này :

"Chúng tôi đập vỡ những hình hài

Cuộc sống phải thừa như không khí

Cuộc sống phải thừa nhưsớm mai...".

Nhận định thắng thiên

Chắc chắn thi ca và triết học phải gặp nhau trên nhân lộ của tự do qua nhân trí với phương trình nhân tính để thơ và triết cùng khai phá sự thật, cùng khai quật chân lý, để cùng nhau khai sáng lẽ phải, cùng lúc khai thị cho nhân sinh. Thi ca và triết học là quá trình tự mở mắt nhìn đời bằng ý thức được dựng nên từ tri thức, biến ý thức thành nhận thức. Thi ca và triết học quyết đoán để quyết định ba định luận của tự do : tư duy vì tự do, hành động vì tự do, đấu tranh vì tự do. Quá trình nhận thức về tự do của Thúy Kiều chính là ý thức về tự do của Nguyễn Du. Một quá trình nhận thức tự do gian nan trong tiềm thức tập thể :

"Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người thân"

dẫn tới phản xạ tưởng thụ động nhưng thực chất là thách thức thiên mệnh : "Cũng đành nhắm mắt xuôi chân/ Để xem con tạo xoay vần tới đâu", để cuối cùng là nắm trong tay nhận thức về một tư tưởng tự do biết tôn vinh nhân phẩm, biết trân quý nhân quyền : "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều !".

Sống để làm người

Thi ca trong sáng tác thơ và triết học trong sáng tạo luận trao tới nhân sinh nhân cảnh của hiện thực nhân gian chính là thực cảnh của nhân loại. Nơi mà Thi ca trong sáng tác thơ và triết học trong sáng tạo luận cùng nói lên một sự thật qua những sự cố, biến cố như chứng từ cho một diễn biến của nhân loại. Thi ca cùng triết học tồn tại ngay trong sát na của biến cố của một nhân loại muốn tìm lại nhân phẩm, muốn nhận lại nhân vị, muốn lấy lại nhân bản, muốn giành lại nhân tâm. Trong nhân quyền, thi ca cùng triết học song hành cùng một nhân lộ trong đó nhân đạo chính là nhân quyền, sống để làm người, chớ không sống để phải sống thấp hơn nhân kiếp, như một ca thi từ của Trịnh Công Sơn đã chối bỏ : "Kiếp cỏ hèn mọc đầy núi sông !".

************************

Tầm luận tư tưởng Việt

 

thiluan5 (2)

Lấy hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để tầm -tầm là tìm, mà tầm cũng là tầm vóc- tư tưởng Việt, một tư tưởng có đầy đủ trong thi ca Việt, đã hiến dâng thật nhiều cho văn minh Việt, nhưng tư tưởng này vẫn bèo dạt mây trôi trong học thuật Việt, một học thuật vắng bóng triết học.

Tư tưởng tuệ luận

Khi ta đọc các bài kệ của vua Trần Thái Tông, ta đừng đóng khuôn các bài kệ này vào khung bất di bất dịch của của Phật thuyết, mà hãy nhận ra tư tưởng thi ca của ngài. Vì ngài có đời sống nhân tâm thật cao, với một chiều sâu nhân tri, của một chủ thể dầy nhân trí biết quyết đoán trong thiền định, không hề bị thiền thuyết giam lõng. Chính ngài đã đào sâu, khơi rộng đạo vị Phật học bằng tư tưởng riêng làm nên tuệ giác của ngài :

"...Hương này trồng từ rừng giới luật

Tưới bằng nước thiền định

Chặt trong vườn trí tuệ

Đẽo bằng đạo giải thoát...".

Tâm cảnh nhân sinh

Hãy thấy tư tưởng của Tuệ Trung thượng sĩ để vượt lên khuôn pháp của các bài kệ, mà nhận ra giá trị nhân bản biết phục vụ nhân tri của ngài :

"Viết kề trình kiến giải

Như dụi mặt thấy quái

Dụi mặt thấy quái xong

Lại rỡ ràng tự tại".

Hôn mê giữa cuộc đời, chớp mắt khoảnh khắc là thấy quái, thấy ma, nhưng biết dụi mắt là để sáng mắt, sáng mắt nhờ các giá trị tâm linh làm nên tưởng có trong kệ, trong thơ, trong triết, để nhận ra chiều sâu của tâm, để chủ động với cảnh. Tuệ Trung thượng sĩ giải luận được phạm trù tâm cảnh của nhân sinh :

"Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sinh

Xưa nay không một vật

Chẳng hạt chẳng mầm xanh

ằng ngày khi đối cảnh

Cảnh đều do tâm sinh

Tâm cảnh đều không tịch

Khắp chốn tự viên thành".

Cốt lõi cõi tâm linh

Khi ta gặp tư tưởng của Trần Nhân Tông qua thi ca của ngài, ta nhận ra các giá trị tâm linh làm nên tâm hồn của Việt tộc, biết giữ nước trước bọn Nguyên Mông, nhưng cũng biết tiếp nhận lòng từ bi đến từ Phật học. Chính Trần Nhân Tông cũng đề nghị cái đẹp phải được nhận rõ để hưởng sâu, lấy cái nhìn sâu sắc để sống trọn với cái đẹp. Trước mùa xuân thật đẹp trong cõi sinh sôi của màu sắc, Trần Nhân Tông chiêm nghiệm cả hai : cái vô thường có và cái đẹp cũng có, ta hãy sống trọn vẹn với cõi sinh :

"Thân như hơi thở qua buồng phổi

Kiếp tựa mây luồn đỉnh núixa

Chim quyên kêu bao ngày tháng

Đâu phải mùa xuân dễ luống qua".

Tư tưởng của Trần Nhân Tông giác ngộ ngay giữa cõi sống, hãy tạo trọn vẹn tuệ giác qua chính sự sống. Kiếp người nhanh vụt như : Thân như hơi thở qua buồng phổi, chỉ là hơi thở của một : Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa; nhưng đừng để mùa xuân vuột tầm nhìn của sự sống : Đâu phải mùa xuân dễ luống qua. Những cái mong manh nhất : hơi thở qua buồng phổi, mây luồn đỉnh núi xa, mùa xuân đễ luống qua… Tư tưởng thi ca của Trần Nhân Tông là những yếu tố cốt lõi tạo nên cõi tâm linh hãy nhận ra buồng phổi của vạn vật, nhận ra mây luồn giữa trời cao, với mùa xuân ta giữ cho bằng được để "khai thị" nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan cho chính ta.

Chung một nỗi đau

Nơi thanh vắng Côn Sơn, ta sẻ tìm ra tư tưởng thi ca của Huyền Quang về chuyện "mai danh, ẩn tích" của ngài : "Ngửa mặt trời xanh hỏi do/Hiên ngang trong núi mọc thành hoa/ Bẻ về, không dễ chưng vừa mắt/ Chỉ mượn màu xuân đỡ bịnh già. Chốn Côn Sơn của Huyền Quang rất dễ có, có hằng ngày nhân dạng của : Ngửa mặt trời xanh, có cõi núi mọc thành hoa, xa cõi tục, xa cõi trần, xa luôn cả phản xạ hái hoa, cắt hoa, bẻ hoa mang về nhà… hãy để hoa yên thân hoa, yên với núi của hoa, yên trên núi đầy hoa, để chúng ta và Huyền Quang thấy trọn màu xuân. Bạn cứ liên kết hai hình tượng : núi mọc thành hoa màu xuân ta cứ vào đi vào phong thái tâm linh của Huyền Quang qua bài Ngủ trưa :

"Mưa tạnh, khe núi tĩnh

Ngủ mát dưới rừng phong

Nhìn lại cõi nhân thế

Mắt mở vẫn cay nồng.

Cõi tâm linh làm nên tư tưởng riêng của Huyền Quang được tự do tìm chỗ mát : Ngủ mát dưới rừng phong, nhưng khi nhìn lại nhân thế (ngoài kia-dưới kia-xa kia) thì : Mắt mở vẫn cay nồng. mắt cay nồng ta mới tỉnh lại giữa nhân thế, hay ta cay mắt buồn cho nhân thế ? Các giá trị tâm linh làm nên tư tưởng yêu cầu ta cảm nhận cả hai : thức tỉnh giữa nhân thế cay mắt vì nhân thế. Tư tưởng của Huyền Quang có nền của từ bi, ông luôn "cay mắt vì nhân thế", khi ông thấy các tù nhân trong vòng lao lý đi ngang qua ông :

Biên thư bằng máu nhắn tin nhau

đơn chiếc nhạn vụt mây sầu

Bao nhà nhìn nguyệt đêm nay nhỉ ?

Hai chốn cùng chung một nỗi đau.

Thương mình xót xa

Việt tộc gặp tử tưởng của Nguyễn Du ngay trong Nghiệp chướng của Kiều trong phận lầu hồng là thân xác bị đày đọa từng giờ, đêm tới xác thân rã rời, mệt lả mà không sao ngủ được, chưa ngủ mà ác mộng chập chờn, trùm phủ : "Giật mình mình lại thương mình xót xa". Một lần khác, Kiều cũng giật mình âm thầm và sâu đậm trong nhân cảm, trước đức biết tạo ra duyên, nơi đây các giá trị tâm linh mang hiệu quả của phúc; của sư cô Giác Duyên đã cứu chính sinh mạng của Kiều : "Trước sau cho vẹn một lời. Duyên ta mà cũng phúc người kia không ?". Ta có thể gặp tử tưởng của Nguyễn Du ở một chổ khác, qua chân dung Hoạn Thư độc thoại trong trạng thái của một não bộ đang bị điều khiển bởi những cái xấu, tồi, tục, dở tới từ ghen tuông, đây là sự quy hàng của tuệ giác trước ghen tuông chỉ muốn đưa ra con tính thấp của kẻ ghen tới vực của các chuyện thâm, độc, ác, hiểm để bắt cóc, để hành hạ, để nhục mạ, để chà đạp nhân cách của Thúy Kiều, để diệt tha nhân. Vậy mà ngay trong ám chất đầy bóng tối của hờn ghen, Tố Như-Nguyễn Du đã tự mở ra một ánh sáng, như để tự chính mình ra khỏi độc chất trong tham, sân, si của Hoạn Thư : "Phải dung kẻ dưới mới là lượng trên".Dung, một động từ thật thảnh thơi trong nhân đạo, đi từ khoan dung tới dung thứ nơi mà khoan hồng là tụ điểm của rộng lượng, của vị tha, ở đây chắc chắn từ bi, để chế tác ra một động thái nhân từ, để làm sáng nhân tâm.

Vũ trụ quan tri luận

Phạm trù thi ca của Hàn Mạc Tử có thể bắt đầu bằng nỗi đau về nan bịnh của ông, đã làm nên nhân sinh quan của ông khi người còn sống phải cách lý, cách giản, sống bằng khoảng cách : "Anh đứng cách xa hàng thế giới/ Lặng nhìn trong mộng miệng em cười/ Em cười anh cũng cười theo nữa/ Để nhắn hồn em đã tới nơi". Cái nan bịnh làm tăng khoảng cách giữa người bị bịnh người không mang bịnh, nó tạo ra cái khoảng cách (thật khốn kiếp) giữa người và người, nên người ta không cách xa nhau hàng ngày, hàng dặm mà cách xa hàng thế giới. Cái thế giới không bị bịnh không nhận ra vì không hiểu được, không thấu được nỗi khổ niềm đau trong thế giới của người lâm trọng bịnh. Nhưng thi ca của Hàn Mạc Tử đi xa hơn nhân sinh quan nan bịnh, mà ta nên tìm để nhận ra bản thể quan của thi tâm hồn tấm gương soi :

"Hồn là ai ? Là ai ? Tôi chẳng biết/ Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi/ Môi đầy hương tôi không ứa ngậm cười/ Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng". Khi ta nắm được phương pháp luận để thấy cho thấu nhân sinh quan và bản thể quan của Hàn Mạc Tử ta sẽ nhận ra trụ quan trong tư tưởng thơ của thi sĩ. Một tư tưởng thơ hiếm hoi đã trở nên quý báu cho thi ca của nhân loại, nơi trụ quan vừa hiện tượng luận, lại vừa tri thức luận :

"Trăng… trăng… trăng… này trăng… trăng… trăng… Ai mua trăng tôi bán trăng cho".

Chôn sống chân mây

Khi ta đọc thơ của Trần Dần, ta thấy không những không khí lao tù trùm phủ lên sáng tác, mà bối cảnh lao lý bao trùm lên cả một xã hội tai ách bạo quyền độc đảng toàn trị. Nhưng ta phải đi thêm bước nữa, vừa bằng tư tưởng của thi ca, vừa bằng kinh nghiệm của tri thức chính chúng ta đã từng ít nhiều sống nạn nhân của bạo quyền độc đảng toàn trị. Trong tưởng thi ca của Trần Dần, ta nhận ra sự vận hành liên hồi của lao lý, của nhục hình, của khổ sai… Chính những thăng trầm này đã tôi luyện, đã rèn đúc các giá trị tâm linh của thi sĩ, giúp thi sĩ đi trên nhân lộ tra, suy, xét, đoán lịch sử. Từ đó đòi hỏi pháp luật phải truy, phán, phạt, xử bọn bất nhân, thất đức qua lời của thi sĩ. Sử-Luật đã trong thi từ của Trần Dần :

"Tha cho tôi. Tôi chưa đánh vỡ gì cả

Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống : đời tôi".

thi còn dặn thêm nếu lịch sử cùng pháp luật không thực hiện được công truy, phán, phạt, xử, thì chính nhân sinh sẽ bị mất mọi chân trời :

"Có những chân trời không có người bay

Lại có những người bay không có chân trời".

Mất chân trời không những là mất tương lai, mà còn mất luôn các giá trị tâm linh, tại đây nếu con người không tự bảo vệ được các giá trị thiêng liêng, thì mất chân trời là mất lối thoát, là mất hẳn nguồn sinh linh của mọi sinh mạng, và sinh linh sẽ rơi vào tay của âm binh. Nếu Việt tộc vẫn cúi đầu, khom lưng, khoanh tay, quỳ gối trước bạo quyền độc đảng toàn trị, thì nhân kiếp của Việt tộc thật thảm thương : "Mỗi người chôn sống một chân mây".

Hư vô , hữu thể ngủ yên

Hãy đi ngay vào tư tưởng thi ca của Bùi Giáng :

"Người con gái hôm nay

mặc quần rách

Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành

Lành và rách đều vô cùng trong sạch

Bởi vì lành rách cũng long lanh"

để vượt luôn cả chuyện bề ngoài lành rách, chỉ vì thi sĩ muốn mỗi người trong chúng ta phải vượt cho bằng được cái hình thức dị biệt lành rách để thấy được nội dung : bởi vì lành rách cũng long lanh. Tư tưởng thi ca của Bùi Giáng là hiểu đời để được đời hiểu :

"Em chợt thấy yêu đời cùng tận

đời là rất mực thiêng liêng

m chợt thấy không buồn đau oán hận

Vì thiêng liêng không chia biệt cõi miền".

Bùi Giáng lội ngược dòng để chống vô cảm, bơi trái chiều để chận hững hờ, lướt trên mọi lãnh đạm chung quanh để được sống trọn, sống sâu, nhờ vậy thi sĩ mới đồng cảm rất tự nhiên với mọi tâm phận, rất đắc khí với mọi tâm nạn. Uống đúng thuốc tâm linh, dung đúng liều lượng cho tâm hồn, thì chợt thấy cuộc đời thiêng liêng, con người linh thiêng, biết vượt buồn đau để vượt thăng trầm, biết vượt oán hận để vượt trầm luân. Bùi Giáng để lại một tư tưởng thi ca vừa thật hay, vừa thật hiếm : Đã mở cõi thì đừng có ngăn miền ! Khi vào tư tưởng thi ca này thì các hình thể mâu thuẫn hiện ra cùng lúc, thiên thu có mặt trong hiện tại, có hư vô cận kề cùng hữu thể, vì vậy cõi tâm linh không duy lý, không chỉnh lý, không thuần lý, mà nhiều lúc trong cõi này cái tâm còn dắt tay cái bằng cái tưởng (mộng tưởng để đi tìm lý tưởng) để nhận ra cái nhân.

"Thiên thu lời tạ bên lời

ư vô, hữu thể bên đời ngủ yên"

Ôm lấy muôn loài

Khi đi tìm tưởng ca thi từ của Trịnh Công Sơn, thì hãy nhận ra sung lực tổng kết lịch sử thế kỷ thứ hai mươi chỉ bằng một câu, giờ đã thành dấu ấn trong tâm linh : "Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì". Ngọn gió hoang vu nào đã mang theo cái ác, cái sai, cái tối vào các thế hệ Việt, để rồi cái ác hà hơi cho cái bất công, cái sai bồi sức cho cái nhân, cái tồi nuôi dưỡng cái cúi đầu. Trước đó, thế hệ trước của thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã báo động cho thế hệ sau của Trịnh Công Sơn : "Chúng tôi tuổi trẻ đầu thai lầm thế kỷ". Khi nhập nội vào tư tưởng ca thi từ của Trịnh Công Sơn ai cũng nhận ra sự chối từ dứt khoát không bao giờ chấp nhận hận thù : "Một bàn cơm ngon, chiếu ghế không người. Mẹ bầy cho con với nước mắt rơi... Đường về phố lớn đoàn quân đi tim không mang hận thù...". Tư tưởng của Trịnh Công Sơn là lòng tự tin của lương tâm biết dặn dò lương tri : "Khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi thăm... Đi để quên chuyện non nước mình...", đi đây không phải là vừa đi vừa cúi đầu, mà đi để mở ra con đường hoà hợp hoà giải dân tộc sau ngọn gió hoang vu huynh đệ tương tàn, vậy đã gần nửa thế kỷ rồi mà bạo quyền độc đảng toàn trị vẫn ở thế thật thấp - quá thấp- trước ca thi từ của Trịnh Công Sơn : "Việt Nam ơi ! Cho mắt nhìn rạch tan căm thù". Với tà quyền độc đảng man trị thì không sao với tới tư tưởng của Trịnh Công Sơn : "Người ôm lấy muôn loài. Nằm trong tiếng bi ai". Vì tư tưởng của Trịnh Công Sơn có hai trí tuệ, một là vấn tâm : "Miệng ngậm hát từ tâm"; hai là vấn nạn : "Chim thiêng hót lời mệnh bạc".

Sâu vào ghẻ lạnh

Con đường đi vào tư tưởng thơ của Thanh Tâm Tuyền luôn là con đường trắc trở, vì trong cái cô độc tuyệt đối của thi sĩ, người đọc phải tìm cho ra nhân phẩm trong nhân cách cô đơn, làm nên nội chất của của nhân tri cô lẻ : "Trưa nắng cháy. Vào sâu trong ghẻ lạnh. Với máu trong tim. Chảy nhanh như máy móc đau ốm. Tiếng nói gọi về phía trước, bước sóng dài, người sẽ gói vào lòng bàn tay… Gợi những hơi thở đã đốt lửa trái tim vào những gì đang xuất hiện...". Con đường nhập nội và tư tưởng thơ của Thanh Tâm Tuyền lại càng khúc mắc hơn trước cái chết : "Tôi buồn chết như buồn ngủ. tôi đang đứng bên bờ sông. Nước đen sâu thao thức. Tôi hét tên tôi cho nguôi giận. Thanh Tâm Tuyền". Nỗi buồn của anh nhiều lúc đưa anh đi thật xa. "Tôi thèm giết tôi... Tôi thèm sống như thèm chết". Con đường đi vào tưởng thơ của Thanh Tâm Tuyền là vượt suối trèo đèo : "Không gian tâm hồn trong nhà ngục tâm hồn. Thế giới nói thêm lời hoa cỏ thiên nhiên. Sống không dễ và chết cũng không dễ. Mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều. Các anh nhớ tôi còn sống…". Con đường đi vào tư tưởng thơ của Thanh Tâm Tuyền sao "thiên sơn vạn thủy" quá : "...Đất nước tôi có một lần. Tôi ghì đau đớn trong thân thể. Những dòng sông những đường cây núi nhọn. Những biệt ly rạn nứt lòng đường...". Nhưng đừng nản, sẽ tao ngộ với thi sĩ : "Đừng bắt tôi từ biệt. Vì tôi còn chất đầy tiếng nói. Tôi đã bao giờ muốn chết... Tôi còn muốn sống muốn sống. Thực hiện rừng danh từ của chúng tôi". Rồi hạnh ngộ : "Tôi biết những người khóc lẻ loi. Không nguôi một phút. Những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình…".


Xoa sầu nhân thế

Khi ta đi tìm tưởng thơ của Thùy Yên thì ta hãy tìm ngay trong thi từ của thi sĩ nơi mà các giá trị tâm linh ngày ngày bị thủ tiêu bởi bạo quyền độc đảng toàn trị. Trong tư tưởng thơ của thi sĩ có hiện tượng luận của tri thức, nhận sự thật của cái chết trong liêm sỉ để thấy một loại bình minh lạ sẽ tới, để ra khỏi cái thấp của bạo quyền, cái tục của tà quyền, cái ma của âm binh : "...Ra đi như một bình minh lạ... Trên kỷ nguyên chưa kịp hiện hình...". Tư tưởng thơ của Tô Thùy Yên luôn mang tầm vóc của siêu hình học lấy lời thơ như tiếng nói tạo dựng được sự sống, làm sự sống chuyển động một cách sống động để tự bảo vệ. Đây chính tầm vóc tưởng thơ của Thùy Yên ! Biết tái tạo lại rạng đông, trên bao đổ nát của tâm hồn Việt qua chiến tranh, giờ thì nhân phẩm Việt lại bị chà đạp bởi bạo quyền độc đảng toàn trị. Tô Thùy Yên dặn dò : "...Sẽ lo chẳng những cho người sống/ Lo cả cho người khuất mặt kia/ Quen lạ bạn thù chung giấc ngủ/ Chung lời thương tiếc khóc trên bia...". Nội công này mang sức mạnh của tâm linh để thực hiện được chuyện giải oan, xóa cái oan cho kẻ thua trận và đủ nội công để giải oán luôn cho kẻ thắng trận. Cùng một nòi giống Việt thì hãy đi về hướng của nhân tâm mà làm rộng nhân bản, làm cao nhân phẩm. Vì cái oan chỉ là chuyện bể dâu của nhân thế, nó không phải là dấu chàm vĩnh viễn của nhân sinh. Câu chuyện giải oan qua tư tưởng thơ của Tô Thùy Yên chính sức mạnh của tâm linh đi trên lưng, trên vai, trên đầu cái oán : "Ta về như hạt sương trên cỏ/ Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời/ Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt/ Tội tình chi lắm nữa, người ơi".

Quyền yêu người

Phạm Duy yêu thâm đậm thi ca để được đi thật sâu vào ca khúc, đi hát để thấu được thảm kịch của Việt tộc đã bồng thảm cảnh của bao chiến tranh : "Nước mắt len sau từng nụ cười". tưởng của ông là : "Khóc cười theo vận nước nổi trôi", một tưởng không biết chùng bước trong cuộc tầm xuân : "...Người ôm nhân loại trong mình : Cười trong nước mắt cho xuân tình dấy men...".

Một tư tưởng không ngừng yêu, vì đã bị mất mát quá nhiều, biết vui lên khi cuộc sống trở lại bình thường :

"Tình xuân chớm nở đêm qua khi mùa chinh chiến đã lùi xa ngoài đời", với số phận của một dân tộc đếm bằng mùa chinh chiến. Một dân tộc cứ phải tìm nhau "Tìm nhau khi nhân loại được trùng tu..." để gặp nhau : "Gặp nhau trong vinh dự của đời người...". tưởng của Phạm Duy biết làm chứng nhân cho sự thật và lẽ phải : "Đừng ngậm miệng im hơi thành xác không hồn...", cũng chỉ vì :

"Lời tôi thay cho tiếng đạn bay/ Lời tôi khâu vá tình thương/ Đừng cho ai ăn cướp tình ta/ Lời tôi sâu như tiếng tình yêu...". Một tư tưởng có tên là : "Việt Nam tên gọi là người... Việt Nam đem vào sông núi tự do, công bằng, bác ái muôn đời…". Ba tiền đề tự do, công bằng, bác ái biết phục vụ cho nhân quyền, một nhân quyền bao la, đó là quyền yêu người để yêu mình, yêu đồng loại để yêu đồng bào... yêu trọn đời : "Việt Nam không đòi xương máu, Việt Nam kêu gọi thương nhau…". Tư tưởng của Phạm Duy luôn đi xa bằng tiếng gọi của ý nguyện làm nên ý lực luôn tâm nguyện tranh đấu cho đời : "Việt Nam trên đường tương lai, lửa thiêng soi toàn thế giới, Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời… ".

Mát lòng nguyện xưa

Tư tưởng của thiền sư Thích Nhất Hạnh có tự thượng nguồn trong Nguyện xưa :" Mát lòng nhờ những giọt không/ Bỗng dưng thuyền đã sang sông/Cát mềm/ Bãi vắng/ Nguyện xưa". Đó là lời thề xưa là ý nguyện làm nên ý lực cho chí nguyện đi cứu đời, cho tâm nguyện làm cho đời vơi đau-bớt khổ. Một lời thề tưởng đã xưa, vậy mà nguyện này giúp ta tu cả đời, có khi tu cả đời cũng không đủ để xóa đi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh. Khi mát lòng nhờ những giọt không, tại đây mát lòng chính là sự hiện diện của tâm linh bằng tình thương xoa cái bức, xóa cái nóng đang làm bỏng nhân sinh. Nhưng ẩn số của tư tưởng thiền sư-thi đưa ra đây câu chuyện chung quanh : giọt không ! không ở đây không phải là không có gì cả, mà là câu chuyện sắc là không, và không cũng là sắc trong kinh Phật. Cho nên cái không này không phải là con số không, mà nó là cái bao la của vô thường, cái mênh mang của ngã, giúp kẻ hành thiền thấy được niết bàn sẽ tới khi con người buông bỏ được cái có trong cái ngã, gây ra mộng tưởng cho cái ta đang bị lấp đầy bởi cái có, đang tràn ngập ta từ tham lam vật chất cho tới tham, sân, si. Bước tiếp theo của tư tưởng cũng thật đột biến : Bỗng dưng thuyền đã sang sông, đây là định nghĩa về sự giác ngộ của thiền sư : thuyền đã sang sông để tới bờ giác, nơi mà tuệ giác về niết bàn là sự buông bỏ cái có hạn hẹp, để nhận giọt không bao la, vô bờ bến vì biết dựa vào tứ vô lượng tâm, trong từ, bi, hỉ, xã. Và là nơi chứa và giữ vô lượng tâm, cát mềm dưới chân ta, với nguyện xưa vẩn còn nguyện vẹn trong ta !

Tan kiếp thăng trầm

Hãy tới tư tưởng thi ca của Phạm Thiên Thư bằng động từ xin : "Muôn loài như sương rơi. Xin làm hoa trắng" như đi trên con đường : nhân tính làm nên nhân tình; nhân từ biết chở che cho nhân nghĩa trong cõi sinh, cõi sống của ta. "Muôn loài như sương rơi, xin làm hoa trắng đỡ… " sương thì yếu yểu, rơi là tan, nhưng hoa cũng mong manh vậy, vậy mà hoa biết hứng đỡ sương, lấy chính thân mong manh của mình để hứng đỡ cái chóng chày, cái đang phôi pha giữa sự sống. Muôn loài như cát trắng, xin làm dòng nước trong. Khi cát đang bị nóng, đang bị khát, nếu bạn là dòng nước trong thì bạn sẽ cứu được vô vàng hạt cát; chỉ một động thái mở lòng nhân từ để làm dòng nước trong. :Muôn loài như hoa thắm, xin làm một ánh dương… Tư tưởng đã nằm sẵn trong vũ trụ hằng ngày tạo ra bởi cả một vũ trụ của ánh sáng, mang sức nóng của mặt trời để sự sống tự nói lên rằng : sự sống rất đẹp ! " Muôn loài như hương thơm, xin làm cơn gió sớm "… Hãy nhận ra nhân tâm của ta :" Muôn loài như con suối, xin làm biển khát khao". Động tự xin :"Xin làm hạt cây nhé hoa cho đời hiện hữu xuân"; làm hạt mầm trong lòng đất, làm hạt cây để cây sẽ được làm cây, để cây sẽ tặng hoa cho đời, dâng trái cho người. " Xin làm chim gõ mõ gõ tan kiếp thăng trầm"; gõ tan kiếp thăng trầm, cho người bớt khổ, cho đời bớt buồn, cho thăng trầm phải qua đi, cho trầm luân không còn ám kiếp nhân sinh nữa. Giờ đây, giòng đời có tiếng thương muôn loài, có tiếng thương yêu người, có tiếng thương yêu mình : Thương người như thương thân…Thương người như thuong mình…

Khai tử để báo sinh

Hãy cùng nhau đi tìm tư tưởng Việt trong thi ca Việt, trong văn hóa Việt, văn minh Việt, văn hiến Việt, văn bản Việt. Hãy biến thành phản xạ ý nguyện, ý muốn, ý định, ý chí đi tìm tư tưởng Việt mỗi lần có trong tay, trong tầm mắt thi ca Việt, văn bản Việt, lịch sử Việt... Đừng ngừng ở ngữ vựng đẹp, ngữ văn hay, ngữ pháp lành, ngữ thuật tốt, mà đi vào chiều sâu -dù trong tăm tối của ngữ nghĩa- để thấy cho thấu tư tưởng Việt.

Nhưng khi nhận ra được tư tưởng Việt trong và ngoài thi ca Việt, thì chúng ta vẩn chưa có triết học ! Nếu định nghĩa tư tưởng là không gian được xếp đặt lớp lang thứ tự các giá trị của nhân bản và nhân văn, từ đạo đức tới tâm linh, từ giáo dục tới văn hóa, từ kinh tế tới xã hội…Thì chính triết học sẻ rèn, đúc, mài, dủa cho tư tưởng vững, bền, sắc, nhọn bằng tiềm năng lý luận, bằng khả năng lập luận, bằng kỷ năng giãi luận, bằng trí năng diễn luận của triết.

Có rất nhiều dân tộc, như Việt tộc, có một nền thi ca vô cùng phong phú, nhưng không móng nền của triết học, mà triết học chỉ báo để nhận ra chiều rộng của một văn hóa, chiều sâu của một văn minh, chiều cao một văn hiến.

Xa hơn nữa, sự hiện diện của triết học trong và ngoài thi ca là "điềm báo" sự xác chứng của nhân phẩm, sự xác thực của nhân bản, sự xác minh của nhân quyền.

Sâu hơn nữa, sự hiện hữu của triết học luôn là ngày báo tận thế của mọi bạo quyền độc tài toàn trị, ngày báo tử mạng của mọi quyền độc trị tham ô, ngày báo tang điếu của mọi ma quyền độc tôn âm binh trị…

Cao hơn nữa, đây chính là khai sinh của dân chủ, cũng là ngày sinh nhật của đa nguyên, vì đó là ngày thật sự chào đời của ba định đề cộng hòa : tự do – công bằng – bác ái.

Rộng hơn nữa, đây chính là thử thách của nhân phẩm ngay trong nội công và bản lỉnh của Việt tộc.

Lê Hữu Khóa

(26/10/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tầm luận
Read 920 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)