Sáng
Sáng kiến thường nhật * Sáng tác thường xuyên * Sáng tạo thường trực
Sáng kiến thường nhật
Trong thế kỷ có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền, thì một chính quyền khi thực hiện được cơm no áo mặc cho dân, chỉ là bước đầu trên con đường đi tìm nhân phẩm. Và con đường này sẽ dài và nếu có các lãnh đạo tinh anh, thì nhân lộ này sẽ vô cùng sáng lạn khi chính quyền thực sự thông minh đi vào hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng chế, sáng lập, sáng tạo). Tại đây mỗi công dân được giáo dục và giáo dưỡng như một chủ thể sáng tạo không những có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước, và luôn vận dụng hệ sáng để phục vụ đồng bào và đồng loại.
Ngay trong khẩu hiệu hiện nay của bạo quyền độc đảng toàn trị, trên đầu dòng trên mỗi văn bản, mỗi tờ giấy hành chính đều có một câu mơ tưởng trong mơ ảo với ba mệnh đề : độc lập - tự do - hạnh phúc. Cả ba khẩu hiệu này đều không có thật trong một chế độ ngày ngày tạo ra bất công, cho sản sinh ra hai quái thai thất nhân bất đức : tà quyền tham nhũng trị và ma quyền tham tiền trị. Hai quái thai này vừa tham tài nguyên, vừa tham đất đai, ăn chia cùng bạo quyền độc đảng toàn trị để một sớm một chiều biến dân lành thành dân đen và dân oan.
Trước Tàu tặc thì cúi đầu để mất đất, khom lưng để mất đảo, quỳ gối để mất biển, nắm quyền mà bị chính dân dán cho khẩu hiệu : "hèn với giặc, ác với dân", mà hèn với giặc thì làm sao có độc lập, mà ác với dân thì làm sao dân có hạnh phúc. Còn tự do thì hoàn toàn là mơ mòng dẫn tới mơ hảo trong một chế độ quỷ quyền công an trị, đã đày ải những đứa con tin yêu của Việt tộc đấu tranh chống bất công vì dân chủ, tự do và nhân quyền. Những đứa con tin yêu đều bị biến thành các tù nhân lương tâm trong vòng lao lý của một nền tư pháp bị âm binh hóa bởi tà pháp của Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi ngồi xổm lên hiến pháp, giờ thì ngồi-đè-cho-ngộp luôn cả tư pháp.
Khi một chính thể ra đời từ đa nguyên, có nền là dân chủ, có gốc là nhân quyền, thì chính thể này sẽ dựa trên hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) từ giáo dục tới văn hóa, từ kinh tế tới thương mại, từ chính trị tới ngoại giao… Từ đây đưa dân tộc và đất nước nhập nội một cách sớm nhất, nhanh nhất vào nhân lộ văn minh vì nhân phẩm. Nhưng hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) không khơi khơi trên trời rơi xuống, không tự nhiên dưới đất trồi lên, mà nó là con tính của não bộ, có sáng suốt "nhìn xa trông rộng", có tỉnh táo "biết người biết ta". Đó là một chính quyền sáng tạo biết hành động hợp lý trong bối cảnh văn minh khoa học kỹ thuật nhanh, biết hành tác toàn lý trong hiện cảnh văn minh kỹ năng tin tức và truyền thông rộng, biết hành giả chỉnh lý trong không gian hợp tác quốc tế sâu. Hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) xuất hiện trong đa nguyên của dân chủ, có hiền tài là nguyên khí của quốc gia lãnh đạo một chính quyền liêm chính và thông minh, vì một dân tộc biết sáng tạo để thay đời đổi kiếp cho chính mình :
- Sáng kiến thường nhật, ngược lại với phản xạ làm công như phản xạ cúi đầu chờ lương tháng, hoặc loại công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, mà với những chủ thể đến với công việc bằng những sáng kiến thường nhật. Hàng ngày, có tự chủ để tạo hiệu năng, có tự tin để tạo hiệu suất, có tự trọng để tạo hiệu quả tăng trưởng ngay trong công việc của mình, mà không cúi đầu chịu đựng công việc, không khom lưng lãnh nhận công tác, không khoanh tay thụ động trong công vụ.
- Sáng tác thường xuyên, không phải là biến nhân kiếp thành bộ máy, biến nhân sinh thành công cụ, biến nhân gian thành vật liệu trong sản xuất, mà chủ động như những chủ thể, có chủ đoán trong chương trình, có chủ quyết trong phương án. Sáng tác trong văn hóa tới nghệ thuật ; sáng lập các năng suất, hiệu suất, hiệu quả mới từ giáo dục tới đào tạo, sáng chế những đồ án, dự án, phương án mới để tập thể, cộng đồng, dân tộc được thăng hoa càng sớm càng hay trên nhân lộ văn minh.
- Sáng tạo thường trực, không những trong khoa học kỹ thuật mà cả trong văn hóa và giáo dục, không những trong văn học và nghệ thuật mà cả trong kinh tế và thương mại… Sáng tạo chính là sự chuyển đời đổi kiếp của quá trình chuyển hóa tích cực não bộ, chuyển biến hiệu quả não trạng ; đó là sự vận não rồi động não, vắt não để thoát khổ, mở não để thoát nghèo. Không chấp nhận số kiếp xuất khẩu lao động, không chấp nhận nhân kiếp trai làm lao nô, gái làm nô tỳ cho các quốc gia láng giềng, vì Việt tộc không hề thua kém về thông minh và sáng tạo trước bất cứ một sắc tộc, chủng tộc, dân tộc nào trên hành tinh này.
Chỉ cần một chính quyền có hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng chế, sáng lập, sáng tạo), một chính phủ có quyết sách đường dài với quyết đoán của phương trình sáng kiến thường nhật-sáng tác thường xuyên-sáng tạo thường trực là có thể đưa đồng bào và đất nước từ âm đạo của âm binh tà quyền độc đảng toàn trị vào nhân lộ của văn minh vì nhân phẩm của Việt tộc. Đây không hề câu chuyện lý thuyết viễn vông mà là kinh nghiệm đã có và đã thành công của các quốc gia láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên với Việt Nam, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mà ta không quên Trung Quốc, chỉ nhờ một minh chủ loại Đặng Tiểu Bình, chỉ trong hơn 20 năm là thoát được nghèo nàn lạc hậu, giờ lại thành một loại cường quốc, chỉ sau Hoa Kỳ.
Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam là không có bản lĩnh của minh chủ kiểu Gorbachev của Liên Xô cuối thế kỷ XX để từ bỏ ý thức hệ cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Lại không có nội công của minh chúa loại Đặng Tiểu Bình để thăng hoa dân tộc qua con đường thương mại đẩy kinh tế, kinh tế đẩy phát triển, phát triển đẩy tiến bộ. Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam chính là thảm kịch của Việt tộc hiện nay, một Đảng cộng sản Việt Nam không có tâm với dân tộc nên không có tầm với giống nòi, không có tài lãnh đạo đất nước, nên gây bao hiểm nạn qua nhiều thế hệ.
Khi các lãnh đạo cùng các chuyên gia quốc tế của phương Tây, từ Âu châu tới Bắc Mỹ, được-hoặc-bị tiếp xúc với các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì tất cả họ đều nhận ra rằng : các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam dù có trọn chính quyền trong tay, họ độc tài nhưng họ lại bất tài, họ độc trị nhưng họ không biết quản trị. Khi các lãnh đạo cùng các chuyên gia quốc tế của phương Tây tiếp cận để tìm hiểu về nội công chính quyền, bản lĩnh chính phủ, tầm vóc lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì họ nhận ra rằng các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thiếu, vắng, trống, rỗng ba loại kiến thức căn bản sau đây để lèo lái một dân tộc về hướng văn minh vì nhân phẩm :
- Kiến thức tổng quát, từ nhân sinh tới nhân loại, từ nhân tri tới nhân trí có rễ của lịch sử, có gốc của văn hóa, có cội của giáo dục, có nguồn của đạo lý… các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không có kỹ năng lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận. Họ không có những tri thức cần thiết trong lãnh đạo trước hiện tình của thế giới và họ có kiến thức mờ nhạt về văn hóa Việt, họ có ý thức lỏng lẻo về văn minh Việt, họ có nhận thức lèo bèo về văn hiến Việt…
- Kiến thức chuyên môn, nơi mà một lãnh tụ hay một lãnh đạo phải là chuyên gia có chuyên môn, được giáo dục qua một chuyên khoa, được đào tạo bằng một chuyên ngành. Lại phải liên tục được huấn nghiệp để có chuyên nghiệp sắc nhọn trước tình hình tiến hóa của nhân loại. Ngược lại các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cạn cợt với sách lược đoản kỳ, họ lạng quạng với chính sách trung kỳ, họ hời hợt với quyết sách trường kỳ.
- Kiến thức hợp tác, nơi mà các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tự đóng khung vào ý thức hệ xã hội chủ nghĩa viễn vông, mà không có đồ án về liên minh ngoại giao quốc tế, không có dự án về liên hiệp chính trị quốc ngoại, không có phương án về liên kết kinh tế liên châu lục, với tầm nhìn của một toàn cầu hóa mở, rộng, nhanh…
Đây là câu chuyện hoàn toàn kiểm chứng được, khi ra khỏi Việt Nam, các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không dám tới các hội nghị có tầm vóc vĩ mô để đối thoại với các lãnh đạo của các quốc gia tiên tiến có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền. Các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không dám tới các hội thảo có vai vóc chuyên môn để đối luận với các chuyên gia quốc tế về các hệ vấn đề tự do là tiến bộ, công bằng là nhân quyền và bác ái là dân chủ. Thậm chí, các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không có nội lực tự tin để tới các đại học mà đối thoại để đối lý với các sinh viên trong các hội luận như các lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Á, châu Phi… Đây là câu chuyện hoàn toàn thể nghiệm được, khi ta vận dụng ba chuyên ngành sắc nhọn của khoa học xã hội và nhân văn hiện nay :
- Chính trị học tri thức, tức là chỉ có tri thức luận của chính khách mới làm nên tri thức học của chính sách. Còn chính khách mà vô minh và vô tri thì chính sách sẽ vô giác và vô cảm.
- Tâm lý học truyền thông, nơi mà nội dung truyền thông của một lãnh đạo có trong ý nghĩa ngôn ngữ mà lãnh đạo đó muốn truyền đạt đã chuyển tải các giá trị nhân bản và nhân văn nào ? Từ đây, nội dung truyền thông, ý nghĩa ngôn ngữ, giá trị nhân bản chỉ là một trong tuyên bố, trong lời ăn tiếng nói của lãnh đạo đó.
- Xã hội học ngôn ngữ, tại đây ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp của một lãnh đạo làm nên thuật ngữ ngay trong chính ngữ của chính khách. Qua ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp, người nghe khi tiếp nhận tin tức, dữ kiện, chứng từ của lãnh đạo này thấy và thấu được nhân tính, nhân lý, nhân cách của lãnh đạo đó.
Mà nhân tính, nhân lý, nhân cách của lãnh đạo này tới từ nhân tri, nhân trí, nhân văn của hắn, biểu hiện nhân đạo, nhân tâm, nhân nghĩa của hắn trước hằng số của nhân quyền và nhân phẩm của nhân loại. Nên khi ứng dụng ba phương pháp này để xem, xét, tra, kiểm nhân cách, phong cách, tư cách của các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì ta có các kết quả rất cụ thể, mà đây là một thảm kịch cho Việt tộc là từ ông Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chủ tịch nước CHXHCNVN, tới thủ tướng đại diện cho hành pháp, qua tới bà chủ tịch Quốc hội thì các chuyên gia quốc tế phải kết luận là trình độ học vấn và học lực của họ không hơn một sinh viên cấp cử nhân của các quốc gia phương Tây có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền.
Các học hàm lẫn học vị của các lãnh tụ hoặc lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là cao học hay tiến sĩ, vì các bằng cấp mà họ trưng ra trong lý lịch và hồ sơ cá nhân của họ không hề là kết quả của học thật. Nên các học hàm lẫn học vị của các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đến từ một hệ thống giáo dục học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả. Và chỉ có (sự) thực mới vực được đạo, chỉ có học thật-thi thật-điểm thật-bằng thật tới từ học thật bằng học lực mới làm nên học vấn của lãnh đạo. Đối với các lãnh đạo cùng các chuyên gia quốc tế của phương Tây thì chuyện đánh lận con đen trong mua bằng bán cấp để mua chức bán quyền chỉ làm trò hề, trò cười, trò bịp trong hợp tác quốc tế mà thôi !
Sáng tác thường xuyên
Sáng tác trong nghệ thuật, sáng chế trong lao động, sáng lập trong các sinh hoạt của xã hội dân sự, chính là dàn phóng của nhân tri để nhân trí thăng hoa là những chỉ báo cụ thể của một chế độ dân chủ. Mà dân chủ tới từ đa nguyên luôn chuyển tải đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu qua sáng tác, sáng chế, sáng lập tạo chuyển hóa tích cực ngay trong não bộ, tạo chuyển hóa thường xuyên ngay trong não trạng.
Định luật của sáng tác, sáng chế, sáng lập là thay đổi tích cực hiện tại để tương lai được nhập nội vào nhân lộ hay, đẹp, tốt, lành của nhân phẩm. Nhưng ngược lại não bộ là não trạng thì luôn bị tác động bởi quá khứ, bám vào lịch sử nhưng lại bất lực khi phải toan tính cho tương lai gần, sống với ký ức nhưng bất an khi phải tính toán cho tương lai xa. Đây là sự khác biệt một trời một vực của các não bộ tự chủ và tự tin với sáng tác, sáng chế, sáng lập, luôn ngược chiều và luôn đối kháng với loại não trạng tiếc xưa nhớ cũ, quẩn quanh với quen thói đường mòn của ngựa quen đường cũ.
Nhân kiếp nhàm chán trong tẻ nhạt, với sớm, trưa, chiều, tối, chỉ biết lập đi lập lại một cách dễ dãi chuyện thường nhật vô thưởng vô phạt, loại người này, tránh vận não, để lách động não, để trốn vắt não. Một chính quyền thông minh một dân chủ thông thái muốn thay đời đổi kiếp dân tộc theo hướng thăng hoa, biết dứt khoát rời, rũ, buông, bỏ với loại não trạng này chỉ biết mang số kiếp chờ sung rụng, số phần gà què ăn quẩn cối xay. Những động cơ của sáng tác, sáng chế, sáng lập phải dựa trên gốc, rễ, cội, nguồn của tri thức về sự thật, trí thức về chân lý, nhân trí về lẽ phải, đây là những định đề của sự chuyển hóa tích cực của não bộ phục vụ sáng tác, sáng chế, sáng lập :
- Sự chuyển hóa tự nhiên, nơi mà tất cả sinh vật, đều được hoặc chịu sự chuyển hóa tự nhiên, hàng ngày, tất cả đều phải chịu sự chuyển hóa qua thời gian và không gian. Chân lý của định đề sinh, lão, bịnh, tử khi được hiểu đúng rồi, thì mỗi chủ thể phải thấy cho thấu là cuộc đời của mình rất ngắn ngủi, và ta phải làm gì cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, để có một nhân sinh đầy giá trị. Một câu hỏi được thi sĩ Vũ Hoàng Chương mô hình hóa bằng thi luận : "Ta làm chi đời ta ?", đây là thượng nguồn của quy trình sáng tác, sáng chế, sáng lập, cụ thể là đang sinh sống tức là đang sáng chế, tức là đang chủ động chuyển hóa.
- Sự phản chuyển hóa của quá khứ, không ai thay đổi được quá khứ, ký ức, lịch sử, vì ta không thể thay đổi những gì đã xẩy ra : bạo quyền công an trị đã giết người, tà quyền tham nhũng trị đã cướp của, ma quyền tham tiền trị đã phá nhà, cướp đất… biến dân chúng, dân lành thành dân đen, dân oan… Chúng ta không thay đổi được quá khứ của chế độ vô học trị đã ngu dân hóa dân tộc, của ý thức hệ bạo lực trị đã gây bao lầm than cho Việt tộc. Nhưng chúng ta phải học bài học của lịch sử để tái tạo lịch sử tương lai bằng cách nhân tính hóa lịch sử, là làm ngược lại, cụ thể thay bạo quyền bằng nhân quyền, thay ngu dân trị bằng tri thức trị.
- Sự chuyển hóa tất yếu, khi mà chúng ta phải bắt buộc thay đổi để tồn tại, bó buộc chuyển đổi để sinh tồn trong thử thách bịnh tật, thiên tai, trong thăng trầm của nghèo đói, lạc hậu. Trước tất yếu bịnh tật, thiên tai, nghèo đói, lạc hậu, khoa học lẫn kỹ thuật vẫn cung cấp cho nhân sinh một cuộc sống ngày càng nhiều tiện nghi, y khoa vẫn bảo vệ ngày càng tốt hơn sức khỏe của nhân sinh, liên tục làm tăng tuổi thọ của nhân loại
- Sự chuyển hóa tích cực, khi con người nhận ra nếu không chuyển hóa tức thì sẽ bị tai ương hủy diệt, nếu không chuyển biến tức khắc thì sẽ bị bất công nuốt chửng. Lấy sáng kiến để tạo sáng tác, sáng chế, sáng lập chống lại tai ương của dịch bịnh, chống lại bạo hành của bạo quyền. Sự chuyển hóa tích cực chống lại loại triền dốc đi xuống của nhân sinh, đang lao vào vực thẳm, nếu không tỉnh thức thì chắc chắn là thiệt mạng.
- Sự chuyển hóa tích cực đóng dấu hay, đẹp, tốt, lành cho nhân sinh, mang dấu ấn cao, sâu, xa, rộng cho nhân quyền. Nó hoàn toàn ngược lại với sự chuyển hóa tiêu cực đã xấu, tồi, tục, dở rồi, giờ lại lao mình như con thiêu thân để thành quỷ, ma, tà trong thâm, độc, ác, hiểm. Và trong bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay, Việt tộc đang trên triền dốc đi xuống của xấu, tồi, tục, dở, và đang lao thân vào vực thẳm của thâm, độc, ác, hiểm của loại tà quyền buôn dân bán nước.
- Sự chuyển hóa cùng tha nhân, nếu chuyển hóa chỉ một thân thì không sao xoay chuyển được tình hình, nếu chuyển hóa chỉ một mình thì không sao xoay dời được thời cuộc. Khi cùng chuyển hóa với tha nhân thì chính sự hợp tác với tha nhân làm nên cái chung trong đồng cam cộng khổ và cái chung này sẽ là cái chia trong đồng hội đồng thuyền với tha nhân, nơi mà đoàn kết và tương trợ sẽ tạo được thành công.
- Sự chuyển hóa được tuyển chọn, nếu chuyển hóa là tự nhiên, là tất yếu, là hiển nhiên, thì khi cá nhân định vị mình như chủ thể đang làm chủ cuộc đời của chính mình. Chủ thể này phải chọn lựa những quyết định, phải tuyển chọn những hành động, phải tuyển dụng những hành tác hợp với sự thật, chân lý, lẽ phải bằng nhân bản, nhân tri và nhân quyền. Từ đó, chuẩn bị một tương lai ít xấu, tồi, tục, dở, và luôn mong cầu được tiếp cận với nhân phẩm hay, đẹp, tốt, lành. Mà nhân phẩm hay, đẹp, tốt, lành đã có ở thượng nguồn, đó chính là lý tưởng, là hoài bão, là dự phóng về một nhân vị cao, sâu, xa, rộng.
- Sự chuyển hóa sâu rộng vì nhân sinh, nơi mà các chủ thể đại diện cho văn minh dân chủ, văn hiến nhân quyền luôn có mặt trong các lĩnh vực khác nhau từ khoa học tới kỹ thuật, từ chính trị tới kinh tế, từ văn hóa tới giáo dục. Đó là những chủ thể nhìn xa trông rộng, dám nghĩ và dám làm vì mục đích cao cả là phục vụ nhân quyền vì nhân phẩm. Các chủ thể này tổng hợp được công việc chuyên môn của mình để chế tác ra những nhân sinh quan, để chế tạo ra những thế giới quan, để hành tác bằng những vũ trụ quan đứng đắn biết bảo vệ từ môi trường tới môi sinh. Không những biết tự thay đổi cuộc đời của họ mình mà chuyển hóa cả nhân loại theo hướng chuyển hóa sâu rộng qua nhiều thế hệ, qua nhiều thế kỷ.
- Sự chuyển hóa để tìm ra chính mình, khi vào quyết tâm chuyển hóa não bộ, khi vào quyết đoán thay đổi não trạng, trên nhân lộ đi tìm văn minh vì nhân phẩm, thì các chủ thể sẽ tự nhận ra mình. Nhận ra chính mình với ý nguyện sống sao cho có ý nghĩa, làm nên ý lực sống sao cho có trí lực, để đưa cuộc đời của chính mình cùng với tha nhân để vào nhân lộ văn minh. Một nhân lộ có đồng bào, đồng loại cùng với mình, tất cả nhận ra nội công của nhân quyền, bản lĩnh của nhân bản, tầm vóc của nhân vị.
- Sự chuyển hóa biết giữ gìn tiền đồ, trong đó có vốn liếng của dân tộc, có di sản của tổ tiên, có tài nguyên của đất nước không những phải được bảo trì mà phải vận dụng sự chuyển hóa tích cực để bảo quản cho bằng được những gì mình đã có, đang có. Từ đó cái mình sẽ có sẽ bồi đắp, bồi bổ, bồi dưỡng cho những gì mình đã có, đang có. Một chính quyền tới từ sự thông minh của đa nguyên, tới từ sự thông thạo của dân chủ, tới từ sự thông thái của nhân quyền là một tập hợp của các chủ thể biết tiến tới tương lai, biết đi tới chân trời, cùng lúc biết cõng, bống, bế, ẵm một cách nâng niu và trân quý cơ ngơi của tổ tiên, dân tộc, đất nước.
- Sự chuyển hóa cùng các giá trị phổ quát và vĩnh hằng, qua nhân sinh quan cùng thế giới quan của những chủ thể biết tôn trọng các giá trị thiêng liêng của nhân loại, các giá trị tâm linh của dân tộc các giá trị đạo đức của nhân phẩm, mà ta phải giữ cho bằng được các giá trị này trong suốt quá trình chuyển hóa dù phải qua bao thử thách, bao thăng trầm, bao trầm luân. Hãy hiểu tới cùng các cuộc biến thiên, làm thay trời đổi đất, để thấy cho thấu là qua vật đổi sao dời các giá trị nhân bản làm nên nhân vị vẫn luôn tồn tại và được vun đắp ngày càng phong phú hơn.
- Sự chuyển hóa theo ước nguyện ban đầu, với thủa ban đầu của một hoài bão đẹp, một lý tưởng cao, một mong cầu đất nước thanh bình với một dân tộc được sống trong một nhân loại thái hòa. Ước nguyện thủa ban đầu là ước nguyền triền miên của một nhân sinh quan không ích kỷ đóng cửa để thụ lợi, không vị kỷ đóng kín để tư lợi, mà hành động vì đồng bào, hành tác vì đồng loại. Biết hợp tác với tha nhân để làm rộng nhân thế, làm cao nhân bản, làm sâu nhân tâm. Sinh và sống với não bộ luôn ở tuổi thanh niên dù hiện nay đã qua tuổi thanh niên, đã quá tuổi thanh xuân nhưng luôn trẻ trung từ tư duy tới hành động bằng những dự phóng cho tương lai, bằng những dự án cho các thế hệ mai hệ. Trẻ trong não bộ để không già trong não trạng, đây là thử thách thông minh cho một chính quyền sáng tạo, mong muốn có một chính thể yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền với não bộ của sáng tác, sáng chế, sáng lập.
Sáng tạo thường trực
Sáng tạo thường trực không hề là sáng tạo vô lý trong vô luận, mà sáng tạo trên một hệ lý luận chỉnh lý cho tương lai, khi bạo quyền độc đảng toàn trị sụp đổ, thì một minh chủ tạm thời nắm quyền hay một chế độ dân chủ thật sự ra đời. Muốn não bộ chuyển biến tích cực, não trạng chuyển hóa linh động thì phương pháp luận nhận định tương lai cho dân tộc là tiền đề tiên quyết, nội dung tiền đề này có gì ? Ý nghĩa của nó ra sao ? Tư tưởng của nó thế nào trong những năm tháng trước mắt ?
- Nhận thức về thời gian, mà thời gian tính đã được thay đổi, hàng ngày, bị biến đổi liên tục với những khám phá mới của khoa học, những ứng dụng mau của kỹ thuật. Cùng lúc truyền thông với vận tộc tức thì, trên quy mô toàn cầu hóa, thì cách sống hằng ngày và các tiếp cận với tin tức của con người cũng bị thay đổi với vận tốc khám phá của khoa học, ứng dụng của kỹ thuật.
- Tâm trạng bất an, trong một nhân loại khai thác tối đa năng lượng để sản xuất, tiêu xài năng lượng ngày càng nhiều để xây dựng, cụ thể là hủy năng lượng và cùng kiệt hóa năng lượng thiên nhiên cùng lúc gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Mà trong tương lai không xa, trong 9 tỷ người khoảng 2030, thì có ít nhất 1 tỷ người là nạn nhân và sẽ là lực lượng tị nạn khí hậu, rời bỏ các vùng cận biển đi di dân, rồi nhập cư qua các quốc gia, các châu lục chưa là nạn nhân của mặt biển dâng từ biến đổi khí hậu.
- Thay đổi quan niệm về tiến bộ khoa học, rời bỏ quan niệm khoa học luôn làm nên văn minh cho nhân loại, cũng thay đổi trước các thục tế mới : nỗi lo về chiến tranh nguyên tử, hóa học, cộng thêm nỗi lo về ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh hiện nay… Tất cả sẽ tạo ra một tâm lý tiếp nhận tiến bộ khoa học với sự thận trọng, có sáng suốt trong nhận định, có tỉnh táo trong quyết định. Được hình tượng hóa qua hiện cảnh con người luôn yêu quý thiên nhiên, nhưng cùng lúc biết phòng xa trước các thay đổi khó đoán trước được của thiên nhiên. Vẫn yêu rừng, núi, biển, nhưng vào rừng, leo núi, ra biển với các phương tiện vi tính để định vị, và điện thoại thông minh để liên lạc với các hệ tống cứu nguy và bảo hiểm.
Từ đây, tương lai học có chỗ dựa của các ngành khoa học chính xác và thực nghiệm, cùng các khám phá của các ngành khoa học mới : khoa học não bộ, khoa học thần kinh, đã biết đi tới một khoa học luận có tri thức luận làm nền tảng để tới các lập luận sau đây :
- Phương án dài hạn để cứu nguy, đây là luận điểm của tương lai luận, cụ thể là nhân loại chỉ có thể tự cứu mình với những phương án dài hạn, thay đổi thói quen của não trạng, biến đổi đường mòn của não bộ qua các phương án cứu nguy, đi tới trong thế thăng bằng và đi tới bằng các chương trình dài hạn. Được cụ thể hóa qua biểu tượng của một nhân loại đang chơi các trò chơi thể thao thăng bằng (đi xe đạp, trượt tuyết, trượt sóng, trượt băng) nếu muốn không ngã, không té, không rớt thì phải đi tới, tiến tới với lý trí của chương trình, trí tuệ phương án, tuệ giác của đồ án tới cả phục vụ cho tương lai lâu dài.
- Phương án dài hạn với nhân bản, của một nhân loại có nhân tri sáng suốt, có nhân trí tỉnh táo, trong nhìn xa trông rộng, tiếp nhận khám phá khoa học với sự thận trọng về ý nghĩa của nó có đóng góp gì không cho nhân phẩm, tiếp đón ứng dụng kỹ thuật với sự cẩn trọng về nội dung của nó có trao truyền tích cực gì không cho nhân quyền. Khi con người biết đặt ra các câu hỏi chỉnh lý này để bảo vệ nhân bản và nhân vị, thì con người phải suy nghĩ vè những phương án dài hạn vì nhân bản. Khi Descartes ra luận thuyết con người phải làm chủ thiên nhiên để xây dựng hạnh phúc và tự do của mình bằng các phương tiện của khoa học và kỹ thuật ; thì sau ba thế kỷ tư duy trong não bộ của con người đã thay đổi rất nhiều. Giời đây, con người không muốn làm chủ thiên nhiên để tàn phá thiên nhiên, mà muốn sống chung, cùng lúc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, môi sinh như chính bảo vệ nhân phẩm của mình.
- Phương án dài hạn về nhu cầu cơ bản, chính nhân loại phải có phương án rõ ràng và rành mạch về nhu cầu của mình, đủ xài để đủ sống, chớ không được hoang phí thiên nhiên, lãng phí năng lượng, phung phí tài nguyên. Môt quan niệm đứng về nhu cầu căn bản của mình là một phương án vừa cụ thể cho hiện tại, vừa thiết thực cho tương lai khi các câu trở lời chỉnh lý về nhu cầu sẽ vạch ra nhân lộ mà còn người muốn tới. Một nhân lộ văn minh, không tiêu xài bừa bãi, không thiêu hủy năng lượng lẫn môi sinh một cách vô tội vạ, không vung tay quá trán, không lãng phí lương thực lẫn tài nguyên.
Thảm trạng của Việt tộc hiện nay, thảm kịch của đất nước Việt hiện giờ, là bạo quyền độc đảng toàn trị trong tay Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đi ngược, làm nghịch lại 3 loại phương án này. Cụ thể là không có chính sách cứu nguy dân tộc, không có quốc sách nhân bản vì giống nòi, không có quyết sách về các nhu cầu cơ bản. Mà ngược lại, dân tộc chỉ thấy một tập đoàn lãnh đạo bán tài nguyên cho Tàu tặc ngoại xâm, tiêu hoang thiên nhiên, xài phí môi trường, với cây rừng nguyên sinh thành vật liệu xây cất và trang trí các biệt dinh, biệt phủ, biệt thự của các lãnh đạo, đã vào lộ trình buôn dân bán nước.
Chuyển hóa não bộ là tất yếu, chuyển biến não trạng là tự nhiên, trong quy luật của những ai biết sống còn, sinh tồn, mà còn biết thăng hoa ngay trong kiếp người này, và không đợi một ý thức hệ hứa hẹn ảo để gian trá hóa nhân kiếp, không để một bạo quyền độc đảng toàn trị điếm nhục hóa nhân phẩm của mình mà phải có ít nhất hai định hướng bằng :
- Tương lai luận ngay trên nhân bản, nhân văn, nhân lý, nhân tính của mình bằng những dự án cùng những dự phòng biết bảo vệ nhân tri, nhân trí, nhân vị, nhân quyền của mình.
- Tương lai học ngay trên nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa, nhân giáo của mình bằng những phương án cùng những phương sách biết bảo trì nhân đạo, nhân cách, nhân ái, nhân phẩm của mình.
Từ đây chỉnh lý trong đề án, hợp lý trong thảo luận, toàn lý trong quyết định để tìm cho ra một cuộc sống biết vị nhân quyền mà phục vụ cho một cuộc đời biết vị nhân phẩm.
Lê Hữu Khóa
(22/11/2020)
---------------------
Lê Hữu Khóa
- Giáo sư Đại học Lille
- Giám đốc Anthropol-Asie
- Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á
- Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc
- Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris
- Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á
- Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.