Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

24/12/2020

Lam Phương, ngôi sao tân nhạc miền Nam vừa băng

Nhiều tác giả

Nhạc sĩ Lam Phương : tác giả của những tác phẩm lan tỏa trong lòng người Việt !

Thanh Trúc, RFA, 24/12/2020

Một vài báo Nhà nước Việt Nam như VnExpress, VietnamNet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… trong ngày 22 tháng 12 đã dành một chỗ trang trọng với lời lẽ thân thiện về một nhạc sĩ tài danh đã không còn. Các báo dẫn phát biểu của nhiều nghệ sĩ từng tiếp xúc hay hát các bài hát của người vừa tạ thế.

lamphuong1

Nhạc sĩ Lam Phương - Hình tư liệu gia đình

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh quán tại Rạch Giá, Kiên Giang, một người bình dị, dễ gần như nhận xét của nhạc sĩ Trần Chí Phúc :

" Nhạc sĩ Lam Phương viết khoảng 200 ca khúc chủ đề quê hương và tình yêu, được coi là một trong vài nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Nhắc đến nhạc sĩ Lam Phương tôi nghĩ đến "Khúc Ca Ngày Mua", giai điệu lóng lánh nắng đẹp miền Nam màu mỡ hiền hòa"

"Không ngạc nhiên khi mấy báo lớn trong nước đăng tin Lam Phương qua đời. Rõ ràng một số năm đổ lại đây nhạc Lam Phương rất phổ biến tại Việt Nam, những ca sĩ nổi tiếng như Lệ Quyên đã làm một CD hát nhạc Lam Phương và bán rất chạy. Tên tuổi của Lam Phương, sự ái mộ của đồng bào quê nhà đối với Lam Phương giống như thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Tin nhạc sĩ qua đời là tin lớn nên báo chí phải đăng".

Ca sĩ Chế Linh hát Thành phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương

Kèm theo tin buồn về nhạc sĩ Lam Phương, báo chí ở Việt Nam gần như cùng nhắc đến ca khúc tiêu biểu mà ông sáng tác trước năm 75, bài "Thành Phố Buồn". Đối với ca sĩ Chế Linh, "Thành Phố Buồn đưa anh vào kỷ niệm buồn có vui có : 

"Sau 75 Chế Linh có tham gia một chương trình văn nghệ ở Thốt Nốt, Cần Thơ, trong đó có anh Thanh Việt, anh Trường Hải, chị Nhật Thiên Lan, anh Thanh Việt và nhiều ca sĩ khác. Chế Linh hát những bài họ cho phép như cái bài "Bồ Câu Trắng", đại khái thế. Nhưng đến cuối thì khan giả mà đa số là bộ đội, yêu cầu bài Thành Phố Buồn và chỉ Thành Phố Buồn mà thôi. Chế Linh không thể từ chối được vì họ không cho kéo màn, Chế Linh đã hát bài hát này. Cuối bài thì 4 cây súng đưa Chế Linh đi vào Ủy ban Quân quản, một kỷ niệm hết sức đâu buồn".

"Năm 2011, Chế Linh chính thức được giấy phép hát tại Mỹ Đình của Hà Nội, chổ đó có sức chưa hơn 4.000 người. Coi như buổi hát nào cũng không thể thiếu Thành Phố Buồn. Cảm nghĩ của tôi dòng nhạc Lam Phương là dòng nhạc bolero sống vững lại, là giá trị tốt cho người nghe và cho cả chính quyền".

Được ưa chuộng trong nước, được báo trong nước tiếc thương khi qua đời là kết quả từ dòng nhạc đi thẳng vào tim óc người nghe mà không cần bất cứ lý luận hay định kiến nào, là lời ca sĩ Thanh Tuyền, năm 2016 từng hát một nhạc phẩm của Lam Phương một thời bị cấm ở Việt Nam

"Không có thể nào ngờ khi Thanh Tuyền hát nhạc phẩm Chuyện Buồn Ngày Xuân của anh Lam Phương tại thủ đô Hà Nội thì sự cảm xúc của những người yêu nhạc dâng trào. Khi đó tôi mới thấy dòng nhạc Lam Phương đi khắp mọi miền đất nước, phá tan sự cách biệt, vượt qua quan điểm và ý thức chính trị. Khi tôi về thì khan giả trong nước vẫn yêu cầu tôi hát nhạc Lam Phương. Khi anh nằm xuống mà được sự trân trọng thương yêu thì tôi thấy rằng nhạc Lam Phương sẽ sống mãi".

Bạn chẳng thể nhân danh điều gì để dập tắt một hay nhiều tác phẩm âm nhạc, bởi dòng suối đầy sức quyến rũ đó từ những Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương đã len vào huyết quản người nghe từ lúc nào. Đây là khẳng định của người tên Lộc, biệt danh Lộc Vàng, vì quá yêu và thích hát nhạc vàng mà đã lập một nhóm bạn chuyên hát nhạc vàng. Năm 1968 thì cả nhóm bị bắt :

"Nhà nước miền Bắc Việt Nam bảo chúng tôi là phản động, cuối cùng tôi bị Nhà nước xử 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền cộng dân là 14 năm. Khi ra tù, về tới ga Lào Cai thì tôi mới ngã ngửa ra, tất cả những quán nước ở ga Lào Cai mở đầy những bản nhạc ngày xưa chúng tôi hát. Cả nước hát những bản nhạc trữ tình chủ đề tình yêu tình người từ trong miền Nam tràn ra miền Bắc".

"Đến bây giờ báo chí ca tụng nhạc sĩ Lam Phương, tôi nghĩ một khi đã không đè bẹp được làn sóng âm nhạc Lam Phương thì người ta phải chấp nhận, phải thừa nhận. Những gì hay đẹp sẽ tồn tại mãi mãi dù anh có muốn vùi dập cũng không vùi dập nỗi đâu".

Với nhạc sĩ Tuấn Khanh, cũng là một blogger, chuyện nhạc sĩ hải ngoại Lam Phương qua đời và được báo chí trong nước ca ngợi khả năng sáng tác, nhắc nhớ một giai đoạn đen tối của văn hóa nghệ thuật dưới một chính sách trái khoáy, đi ngược thị hiếu của quảng đại quần chúng :

"Âm nhạc miền Nam Việt Nam, của hai nền Cộng Hòa, sau 1975 bị coi là tàn dư của chế độ cũ. Những tác giả như Lam Phương, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, vân vân, bị dìm, bị sỉ nhục không thương tiếc. Nhạc của Lam Phương bị gọi là dòng nhạc ủy mị, rên rỉ, làm băng hoại tâm hồn. Nhiều nhạc sĩ còn ở lại Việt Nam ngậm ngùi chứng kiến mình bị chà đạp một cách công khai như vậy".

"Sau gần 45 năm thì những người cầm quyền đã nhận ra một điều là g những bài hát đó vẫn nằm trong những ngôi nhà nhỏ, chỉ một người hay một nhóm bạn hát khe khẻ với nhau, bất chấp họ có thể ngồi tù giống anh Lộc Vàng ngoài Hà Nội vậy".

"Mới đây nhạc sĩ Trần Long Ẩn còn kêu gọi hủy bỏ văn hóa văn nghệ của miền Nam. Đó là tiếng kêu tuyệt vọng. Cách đây không bao lâu Nhà nước đưa ra quyết định không còn cấm nhạc trước năm 1975 nữa. Thực sự nhìn lại đã có bao giờ họ cấm được những thứ đó đâu, những tên tuổi như Lam Phương trong nền âm nhạc vàng son của miền Nam vẫn cứ như một làn sóng xâm thực chầm chậm, vẫn tiếp tục sáng lên trong đời thường".

Mọi người nhắc lại bài "Thành Phố Buồn" của nhạc sĩ Lam Phương khi ông vừa nằm xuống không hẳn vì bản nhạc quá hay mà vì người ta bị tác động bởi điều gọi là tự do sáng tác.

Sáng tác tự do, blogger Tuấn Khanh nhấn mạnh, là bài học để nhà cầm quyền thấy rằng tự do trong sáng tạo dẫn đến một nền âm nhạc nhân bản nằm sẵn trong lòng một chế độ đang vô cùng căm ghét nó. 

Nhạc sĩ tài danh Lam Phương, với những sáng tác bị cấm sau 30/4/1975, rồi mãnh liệt sống lại hơn một thập kỷ qua ở Việt Nam, đã vĩnh viễn ra đi lúc 6 giờ 07 phút chiều giờ địa phương ngày 22/12/2020 tại California, Hoa Kỳ. 

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 24/12/2020

*******************

Lam Phương, người viết s bng nhc

Đinh Yên Thảo, VOA, 24/12/2020

Hai tháng cui năm liên tiếp, người thưởng ngon li bùi ngùi chia tay vi nhng nhc sĩ ca mt thế h vàng còn sót li ca Vit Nam. Tháng 11 chia tay nhc sĩ Lê Dinh và nhng ngày cui năm 2020 này là nhc sĩ Lam Phương.

lamphuong1

Lam Phương trong mt chương trình âm nhc ti Dallas. (Hình : Đinh Yên Tho)

Ông biến âm tên tht ca mình, Lâm Đình Phùng thành Lam Phương, mà ông hay ai đó đã gii thích là mang ý nghĩa "phương tri ca màu xanh hy vng". Hy vng cho mt quê hương thanh bình, không chinh chiến, điêu linh. Hy vng v hnh phúc con người không gãy đ, chia lìa. Nhưng hy vng hay mơ ước là phm trù cm xúc, còn đnh mnh lch s là s tht ca thi gian. Chúng chng song hành.

Chng tranh cãi gì khi bo ông là mt trong nhng nhc sĩ kit xut và đi chúng hàng đu ca nn âm nhc Vit Nam. Vi nhiu cung bc xúc cm và dòng nhc khác nhau, Lam Phương là chng nhân cho quê hương, cho s phn con người như vy.

Nếu Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình... là dòng nhc quê hương êm đm thì chúng khác hn dòng nhc lưu x da diết như Chuyến Tàu Đnh Mnh, Chiu Tây Đô, Su Vin X... Tiết tu nhng bn nhc tình thn thc như C Úa, Lm, Bun Không Em... đi nghch hoàn toàn vi Thiên Đàng Ái Ân, Bài Tango Cho Em... lm rn ràng. Và hai bn nhc mt nào đó được xem là biu tượng ca Lam Phương là Thành Ph Bun và Cho Em Quên Tui Ngc là hai thái cc, gia mt bolero rt Vit và nhc phm thính phòng mang đy âm hưởng Tây phương. Nhng bn nhc đ hay tha đ trung tâm Thúy Nga Paris thc hin đến bn chương trình cho riêng ông, hình như không có người nhc sĩ th hai nào được vy.

Nên không ngc nhiên khi mi người thưởng ngon đu có mt hay vài bn nhc Lam Phương mà mình đc bit yêu thích. Vi tôi là Chiu Tây Đô, bi nó là mt bn nhc gn bó vi k nim và cm xúc riêng tư.

Thành Phố Buồn và những sáng tác thành công nhất của Nhạc sĩ Lam Phương

Sáu năm trước, Dallas có t chc mt chương trình nhc Lam Phương, mt trong nhng chương trình âm nhc có đông đo khán gi tham d nht ti thành ph này. MC Nguyn Ngc Ngn có hn mi chúng tôi ra ung cà phê trò chuyn nơi khách sn ông ng. Ung xong cà phê, nhc sĩ Lam Phương mi xung. Ông không nói được nhiu mà ch cười. Như trên sân khu và ngoài đi. N cười hin hòa, bình an như nhng bn nhc quê hương thanh bình, đôn hu ca ông.

Nhưng đàng sau n cười đó là nhng sóng gió, trc tr và thăng trm. Như s phn ca quê hương, ca không ít người. Trong gn by chc năm qua, ông vô tình làm công vic mt nhà s hc, ghi li tt c nhng ct mc, s vic và cm xúc theo giòng lch s qua trên dưới 200 bn nhc ca mình. Mt b s nhc đ s và quý giá ca nước Vit mà ông đã đ li cho nn âm nhc Vit Nam.

Xin cm ơn và chia tay nhc sĩ Lam Phương.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : VOA, 24/12/2020

****************************

Giáng sinh nơi "Thành phố buồn"

 Nguyên Thành, VNTB, 24/12/2020 

"Thành phố buồn" là một bài hát gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương (1937 – 2020).

Bài hát miêu tả về mối tình giữa đôi nam nữ trong bối cảnh thành phố Đà Lạt với rừng thông bao phủ sương khói tạo nên cảm giác buồn.

lamphuong4

Nhạc sĩ Lam Phương trong một buổi trình diễn ở tại hải ngoại  - Ảnh minh họa

Tôi còn nhớ mùa Noel 2017, danh ca Elvis Phương hoài niệm với ca khúc ‘Thành phố buồn’, anh đã chia sẻ trong giọng nói run run của giá lạnh cao nguyên và của sự xúc động dâng trào : "Lúc Elvis Phương còn đi học ở trường Yersin Đà Lạt, có rất nhiều kỷ niệm, vui có, buồn cũng có nhưng kỷ niệm vui nhiều hơn. Hôm nay, Elvis Phương rất hạnh phúc khi được đứng đây để mà hát trước quý vị Đà Lạt, dưới bầu trời tuy rằng lạnh lẽo nhưng mà trong lòng mình cảm thấy rất ấm. Đó là Elvis Phương được đón một mùa Giáng sinh tại thành phố mà tuổi thơ của mình đã trải qua ở đây, thời còn đi học đã có mặt ở thành phố này, nhất là hạnh phúc để hát cho mọi người trong đêm Giáng sinh".

Chắc rồi sau ngày Noel này, Đà Lạt sẽ dành hôm nào đó để tổ chức đêm nhạc tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa vừa ra đi trong dịp Giáng sinh 2020.

Việt Nam vốn không phải là một quốc gia Công giáo, nhưng lễ Giáng sinh từ lâu đã được xem là thời điểm khởi đầu mùa lễ hội lớn nhất năm, kéo dài cho đến Tết âm lịch.

Và rồi Covid-19 đã tạo ra một không khí Giáng sinh buồn tẻ với nhiều thành phố buồn bã hơn cả ‘Thành phố buồn’ hồi nào của nhạc sĩ Lam Phương.

Đường sá những khu phố không đông đúc và được trang hoàng lộng lẫy như mọi năm. Một vài cửa hàng, quán sá trang trí một cách chiếu lệ, như thể một loại nghĩa vụ đến hẹn lại lên, phải có cái gì đó cho ra vẻ Giáng sinh.

Và với riêng Đà Lạt, kể từ ngày 23 tháng 12 thì càng da diết hơn với ‘Thành phố buồn’ ở mỗi lúc người ta nhắc nhớ nhạc sĩ Lam Phương.

Giai thoại kể lại, năm 1970, Lam Phương đến Đà Lạt, cảm xúc chợt đến và ông viết ‘Thành phố buồn’ như một sự thôi thúc trong tâm tưởng. Ca khúc không hề cầu kỳ, hoa mỹ trong khúc thức hay hòa âm, mà chỉ được viết lên rất chân phương với giai điệu Slow Rock chậm buồn đặc trưng của Boléro miền Nam thời đó, nội dung kể về mối tình dang dở của ông với một giai nhân ông đã từng yêu tha thiết, ca sĩ Hạnh Dung.

"Thành phố buồn, lắm tơ vương

Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn

và con đường ngày xưa lá đổ

Giờ không em sỏi đá u buồn

Giờ không em hoang vắng phố phường

Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương

Tiễn đưa người quên núi đồi,

quên cả tình yêu…".

Bài hát không có từ nào nhắc đến Đà Lạt, mà chỉ bằng hình ảnh lãng đãng khói sương, đường quanh co quyện gốc thông già, hay con đường ngày xưa lá đổ… mà khói sương Đà Lạt được gọi về thật nhiều trong tâm tưởng người nghe. Tất cả hình ảnh đó được dùng để kể câu chuyện đúng phong cách Lam Phương : Lồng vào một chuyện tình tan vỡ – mô típ nhạc tình buồn của dòng bolero bình dân thịnh hành thời điểm này !

Người ta bắt gặp sự đồng cảm khi nghe ‘Thành phố buồn’ có lẽ vì khung cảnh Đà Lạt là thiên đường cho tình yêu, là tìm chốn êm đềm. Để rồi cũng chính đô thị khói sương ấy lại khắc khoải buồn trong bức tranh tiễn biệt.

Tôi còn nhớ hồi vừa "giải phóng", khi ấy bà ngoại của tôi sau khi bị "đấu tố" vì là gia đình tư sản với hai hãng dệt – 14 căn phố, bà đã chép miệng nói với mấy đứa cháu đại ý rằng, quả là điềm báo khi trên tivi cứ phát bài ‘Thành phố buồn’ do Chế Linh hát buồn quá, nên tới năm 1975 ‘mình mất nước’.

Thật ra thì bà ngoại nghe bài này khi bà coi thoại kịch của Ban Kịch sống Túy Hồng, vở "Phi vụ cuối cùng", nói về binh chủng Không quân, và nghệ sĩ kịch Túy Hồng đã đưa ca khúc ‘Thành phố buồn’ vào đây. Nghệ sĩ Túy Hồng chính là người vợ đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương.

Người ta nói rằng, một trong những giai đoạn hạnh phúc nhất đời Lam Phương, chính là cuộc sống hôn nhân với Túy Hồng. Đôi vợ chồng có tất cả những gì mà người đời mơ ước : danh vọng, tiền tài, sự nổi tiếng và cả cuộc sống yên bình bên con thơ…

Nhiều năm trôi qua, ‘Thành phố buồn’ đã không chỉ còn là một ca khúc viết riêng cho Đà Lạt hay cho mối tình của Lam Phương, mà đã được khái quát trở thành những giai điệu của nhớ nhung day dứt, mà chỉ cần vang lên, người nghe đã thấy dâng trào những niềm thương cảm vô bờ.

Một mùa Giáng sinh lại về !

***

Nhạc sĩ Lam Phương sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá, Kiên Giang.

Năm 1947, ông đặt chân đến Sài Gòn và sau đó được người bác thứ tư cho đi học nhạc.

Năm 1952, ông công bố bản nhạc đầu tay Chiều thu ấy. Đến năm 1954, ông bắt đầu có tên tuổi với hai bài hát Kiếp nghèo và Chuyến đò vỹ tuyến.

Năm 1958, ông gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa và có nhiều sáng tác về người lính. Đến năm 1959 thì lập gia đình với nghệ sĩ kịch Túy Hồng.

Năm 1960, ông bắt đầu chuyển hướng viết tình ca với Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Em là tất cả… và trở thành một nhạc sĩ thành đạt ; bắt đầu có cuộc sống khá giả về tài chính.

Năm 1963, ông là một trong những nhạc sĩ ăn khách bậc nhất miền Nam.

Năm 1965 – 1968, ông cùng nghệ sĩ Túy Hồng gầy dựng Ban Kịch Sống, đạt đến lên đỉnh cao nghệ thuật đại chúng trong sinh hoạt nghệ thuật Sài Gòn.

Năm 1970, ông sáng tác hàng loạt ca khúc trữ tình như : Thành phố buồn, Biển tình… Riêng Thành phố buồn đem lại thu nhập đến 12 triệu đồng.

Năm 1975, ông lên tàu Trường Xuân sang định cư Mỹ. Từ năm 1975 – 1978, ông làm thuê cho hãng Sears với các công việc lao động tay chân và cùng Túy Hồng dựng lại Ban Kịch Sống.

Năm 1979, ông chia tay Túy Hồng và nhận tin mẹ mất. Năm 1980, ông qua Pháp "tị nạn ái tình" trước mất mát từ tình cảm gia đình. Từ năm 1981 – 1994, ông sống ở Pháp với nhiều nghề từ lao động tay chân đến quản lý nhà hàng và cũng là giai đoạn sáng tác nhiều bản tình ca. Thời gian này, ông cưới người vợ thứ hai là Cẩm Hường.

Năm 1995, ông trở về Mỹ sau cuộc ly hôn lần hai. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác âm nhạc với các trung tâm Thúy Nga, Asia và đi lưu diễn ở nhiều nơi từ nước Mỹ đến Châu Âu. Tháng 3-1999, ông bị tai biến mạch máu não và phải điều trị nhiều lần, sức khỏe sa sút cho đến ngày mất.

Từ sau năm 1975 đến nay nhạc sĩ Lam Phương chưa trở về Việt Nam.

Đầu những năm 2010, nhạc của nhạc sĩ Lam Phương được nhiều đơn vị trong nước mua bản quyền để xin các cơ quan chức năng cấp phép phổ biến trong nước. Tính đến năm 2020, đã có 120/217 ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương được cấp phép biểu diễn trong nước.

Ngày 19-6-2017, lần đầu tiên một chương trình nhạc Lam Phương có tên là Lam Phương tuyệt phẩm được tổ chức tại Hà Nội. Trong chương trình này, 30 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Lam Phương được trình diễn trên sân khấu thủ đô nhưng nhạc sĩ không có mặt trực tiếp…

Nguyên Thành

Nguồn : VNTB, 24/12/2020

****************************

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83

BBC, 23/12/2020

Theo nguồn tin của BBC, nhạc sĩ Lam Phương vừa qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 sau khi quá trình điều trị vì chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng.

lamphuong3

Nhạc sĩ Lam Phương hồi năm 2015

Tâm sự với BBC News tiếng Việt vài giờ sau khi nhạc sĩ Lam Phương ra đi, bà Marie Tô từ Trung tâm Thúy Nga bày tỏ : "Đây là một mất mát quá lớn. Buồn hơn là chú mất trong bệnh viện thời Covid-19 nên người nhà không được vào thăm.

Tuần rồi nghe chú vào bệnh viện, tôi có gọi hỏi thăm em của chú là cô Bảy nhưng được cho biết là không ai vào thăm chú được vì Covid-19".

Trên trang Facebook của Trung tâm Thúy Nga - Paris By Night viết :

"Một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật đã vừa vụt tắt. Một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6g07 tối ngày 22 tháng 12, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California.

Cuộc đời đầy thăng trầm biến động của người nhạc sĩ tài hoa đã khép lại. Sự ra đi của ông là 1 mất mát to lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam. Trung tâm Thuý Nga cùng toàn thể các ca nghệ sĩ xin tri ân nhạc sĩ Lam Phương cho tất cả những đóng góp của ông, và thành kính phân ưu cùng tang quyến. Cầu mong nhạc sĩ yên nghỉ nơi cõi lành. "Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh..".

Hồi tháng 8, trong cuộc trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông Việt Nam, nhạc sĩ đã bày tỏ nỗi niềm rằng luôn mong ngày trở về nhưng vì sức khoẻ không cho phép nên hy vọng khán giả sẽ thông cảm cho mình. Ông nói :

"Tôi luôn giữ niềm hy vọng cho đời sống của mình. Dù bệnh nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương".

Ở tuổi 81, nhạc sĩ Lam Phương còn mắc nhiều bệnh trong người. Ông đã bị tai biến suốt 19 năm qua.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Văn, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và là anh cả trong một gia đình gồm 6 người con. Trong số có 2 người em gái ở Việt Nam mà một người đã qua đời vì bệnh tiểu đường.

Năm 15 tuổi, ông đã viết ca khúc đầu tay Chiều thu ấy, sau đó đến Kiếp nghèo được nhiều người yêu mến. Ba năm sau, ông viết hàng loạt bài về quê hương, nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như : Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...

Năm 1975, sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình nhạc sĩ Lam Phương được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach, trước khi dọn về Falls Church, tiểu bang Virginia. Năm sau gia đình ông lại dời về thành phố Dallas và kế đến là Houston. Thời gian này, cố nhạc sĩ đã phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện.

Đến năm 1981, ông đổ vỡ với người vợ đầu là nữ kịch sĩ Túy Hồng. Sau đó, ông quyết định sang Pháp cùng với cô em út ở Paris.

Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông.

Theo các nhà đánh giá, Pháp đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương, mối tình Paris với cô Cẩm Hường cũng khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc làm say lòng khán giả như : Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em hay Mùa thu yêu đương...

Đến năm 1995, ông trở về Mỹ và sống tại tiểu bang California cho đến khi ra đi.

Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước Châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Nhìn lại sự nghiệp của cố nhạc sĩ, có thể thấy những năm cuối của thập niên 60, tuổi Lam Phương nổi như cồn.

Tùng Phong, từ Sài Gòn hồi tháng 8 gửi cho BBC đã viết : "Những bài hát của Lam Phương ở giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác của âm nhạc thập niên 60, có một đặc điểm chung là buồn nhưng rất đẹp, buồn một cách sang trọng. Chính vì thế mà ngày từ khi đó người ta đã khó xếp âm nhạc của ông vào dòng nhạc trong những dòng thịnh hành thời đó.

Sau này, ông mở rộng phong cách sáng tác, có nhiều bài hát vui tươi - như thời gian ông hạnh phúc với cuộc tình mới ở Paris thập niên 80, nhưng cũng vẫn không thiếu những bài buồn-mà-đẹp, chẳng hạn một trong những bài hay nhất của ông giai đoạn sau này - Một Mình. Nhưng dù ở giai đoạn nào, với phong cách nào, thì hầu hết các bài hát của Lam Phương đều là câu chuyện về những cuộc tình dang dở, những mối tình của chính ông, với những bóng hồng đã trở thành huyền thoại".

Trang Facebook của Thúy Nga viết về cố nhạc sĩ : "Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu.

Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên...".

Nguồn : BBC, 23/12/2020

************************

Lam Phương, tác giả ca khúc ‘Thành phố buồn,’ ra đi ở tuổi 83

Đ.D., Người Việt, 23/12/2020

Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người, mà nổi tiếng nhất là bài "Thành Phố Buồn", vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai.

Tin này được một phụ nữ từng "rất thân thiết" với nhạc sĩ xác nhận với nhật báo Người Việt.

lamphuong2

Nhạc sĩ Lam Phương trong một lần đến thăm nhật báo Người Việt. (Hình : Người Việt)

"Chú đi thật rồi cháu ơi. Đi chiều nay. Chỉ biết ra đi trong bệnh viện, nhưng không biết bệnh viện nào. Bây giờ cô cũng lớn tuổi rồi, không muốn nói gì cả. Các con cô đang rất xúc động. Bây giờ người nhà của chú Lam Phương đang lo liệu mọi việc", phụ nữ này chỉ nói như thế, và không nói gì hơn.

Người phụ nữ này yêu cầu nhật báo Người Việt không nêu danh tính "vì cả Little Saigon này ai cũng biết cô là ai rồi".

Nhiều nguồn trên mạng xã hội cho biết nhạc sĩ tài ba và đào hoa này ra đi lúc 6 giờ 7 phút chiều tại Fountain Valley, ngay trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 Tháng Ba, 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).

Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của nhạc sĩ thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.

Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn.

Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng".

Ca khúc đầu tay của ông là bài "Chiều Thu Ấy", viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, nhạc sĩ Lam Phương càng miệt mài sáng tác.

Ba năm sau, ông tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là "Khúc Ca Ngày Mùa", được hầu hết các trường học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, ông phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,…

Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau.

Sau đó, ông sang Paris, Pháp, làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông theo người khác.

Năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào Tháng Tám, 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình Ca Lam Phương in Singapore.

Ngoài những ca khúc kể trên, ông còn sáng tác nhiều bài khác, được nhiều ca sĩ hát, mà đáng kể là "Kiếp Nghèo", "Duyên Kiếp", "Tình Bơ Vơ", "Đèn Khuya", "Nắng Đẹp Miền Nam", "Tình Anh Lính Chiến", "Đoàn Người Lữ Thứ", "Biển Tình", "Lầm", "Say", "Bài Tango Cho Em", "Mùa Thu Yêu Đương", "Tình Vẫn Chưa Yên",… 

Đ.D.

Nguồn : Người Việt, 23/12/2020

***************************

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời

Tâm Giao - Mai Nhật, VnExpress, 23/12/2020

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83, tối 22/12 sau thời gian chữa tai biến mạch máu não tại Fountain Valley, California.

Người thân cho biết nhạc sĩ qua đời sau hai tuần nhập viện. Thời gian dài trước khi mất, nhạc sĩ liệt nửa người do biến chứng của tai biến, bệnh tim và các bệnh tuổi già.

Hồi tháng 11, ca sĩ Quang Thành còn trò chuyện với ông qua điện thoại nhân lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Trong những cuộc trò chuyện cuối đời với Quang Thành, Lam Phương nói ước mong khi mất, ông có thể nằm cạnh mộ mẹ ở quê nhà Kiên Giang.

Lam Phương là tác giả âm nhạc tiêu biểu của Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975. Ông sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó, đa số là tác phẩm bất hủ trong lòng người mộ điệu từ thập niên 1950 đến nay.

Như Quỳnh, Thanh Tuyền hát 'Kiếp nghèo' (sáng tác : Lam Phương).

Hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, ca sĩ Thanh Hà nói như "sét đánh ngang tai". Chị xem ông là một trong những người quan trọng nhất trong con đường ca hát của mình. Ngày đầu vào nghề, chị được cùng ông thực hiện album Tình đẹp như mơ, gồm 10 tình nhạc phẩm Lam Phương. Ông gò từng cách luyến láy của chị, giúp chị nhập tâm để hiểu tinh thần tác phẩm. Ông giới thiệu chị đến các trung tâm âm nhạc hải ngoại, từng bước đưa chị vào nghề. Những năm cuối đời, Lam Phương phải ngồi xe lăn, chị thường mua đồ ăn sang nhà mời ông. Sức khỏe yếu, ông bầu bạn với chiếc tivi, lấy âm nhạc làm nguồn sống. Thanh Hà nói : "Ông hiền hơn cả chữ 'hiền'. Tôi chưa từng thấy một nghệ sĩ nào mộc mạc hơn thế".

lamphuong5

Nhạc sĩ Lam Phương lịch lãm thời sống tại Paris.Ảnh tư liệu gia đình.

Phương Dung cho biết bà tiếc nuối khi làng nhạc mất đi một tác giả tài hoa. Danh ca nói : "Các thế hệ người yêu nhạc không ai không biết đến nhạc phẩm của anh. Anh là người hiền lành, sống lành mạnh, không kiêu ngạo, được rất nhiều người yêu mến".

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/1937 ở Kiên Giang, là con đầu trong gia đình năm người con. Cha nhạc sĩ là ông Lâm Đình Chất, người gốc Hoa, và thân mẫu là bà Trần Thị Nho, một thôn nữ nghèo. 10 tuổi, ông lên Sài Gòn học nhạc, may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và Lê Thương chỉ dẫn. Ông lấy bút danh Lam Phương để làm nhẹ đi hai chữ Lâm và Phùng trong họ tên, với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng".

Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết năm 15 tuổi. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền bạn bè để tự phát hành tác phẩm. Thành công với bài hát đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.

Năm 1955, Lam Phương tung loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. 1959 ông kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng. Bối cảnh sinh hoạt văn hóa Sài Gòn từ những năm 1960 hun đúc tài năng ông qua nhiều tình khúc. Từ đó, nhạc sĩ Lam Phương dần thoát kiếp nghèo của đời nhập cư, gia nhập vào làng nhạc, sân khấu kịch nghệ và tỏa sáng.

Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện. Sau khi cuộc sống nơi đất khách dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ông và Túy Hồng có cơ hội sống lại với nhạc kịch.

Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông sang Pháp sinh sống cùng em gái. Đổ vỡ hôn nhân, chuyện buồn tình cảm, thăng trầm trong cuộc sống khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc say lòng khán giả như : Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương...

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước Châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Tâm Giao - Mai Nhật

Nguồn : VnExpress, 23/12/2020

*********************

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ

Mi Ly, Tuổi Trẻ Online, 23/12/2020

Thông tin từ giới nghệ sĩ Việt tại Mỹ cho biết nhạc sĩ Lam Phương trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18h07 ngày 22/12 tại thành phố Fountain Valley, bang California (theo giờ địa phương). Ông hưởng thọ 83 tuổi.

lamphuong6

Nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời được trung tâm Thúy Nga và một số nghệ sĩ Việt tại Mỹ thông báo chiều 23-12 (giờ Việt Nam). Khi nghe tin, nhiều khán giả đã bày tỏ lòng thương tiếc người nhạc sĩ tài năng của nền tân nhạc Việt Nam.

Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ : "Đây là người nhạc sĩ mà Hương trân quý. Xin được phép chia sẽ nỗi đau này với gia đình và khán giả mộ điệu tác phẩm của nhạc sĩ Lam Phương. Còn đâu những bữa cơm ngồi nghe chú nói về lịch sử tác phẩm của chú".

Khán giả Nguyễn Quỳnh Trâm viết : "Xin được chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Lam Phương, người nhạc sĩ tuyệt vời đã cho con nghe biết bao bài nhạc hay bất hủ. Mong ông an nghỉ nơi thiên đàng".

Nhạc sĩ Lam Phương sinh năm 1937. Ông là nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến từ thập niên 1950 đến nay. Các ca khúc nổi tiếng nhất của ông là : Kiếp nghèo, Thành phố buồn, Khóc thầm, Một mình, Cho em quên tuổi ngọc...

Vào năm 1952, khi mới 15 tuổi, nhạc sĩ Lam Phương khởi đầu sự nghiệp với sáng tác đầu tay Chiều thu ấy. Ca khúc được nhiều ca sĩ trình bày nhiều lần trên các đài phát thanh. Tiếp đó, ông sáng tác các bài hát mang âm hưởng vui tươi : Trăng thanh bình, Khúc ca ngày mùa, Nhạc tình khuya... 

Lam Phương từng nói những bài hát đầu đời được ông sáng tác khi "tâm hồn còn trong trắng". Bài Kiếp nghèo được sáng tác sau, một bài hát được sáng tác từ tâm thế của cậu học sinh nhà nghèo, viết nhạc để kiếm tiền đi học. 

Điều bất ngờ là bài Kiếp nghèo lại giúp ông kiếm được tiền, cuộc sống "dễ thở" hơn. Sau Kiếp nghèo, Lam Phương sáng tác một loạt bài nhạc tình được khán giả yêu thích : Biển tình, Em là tất cả, Biển sầu... 

Đến thập niên 1960, ca khúc Thành phố buồn được ông sáng tác trong một lần lên Đà Lạt đã được bán với giá 12 triệu đồng, một tài sản lớn vào thời đó. 

lamphuong7

Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh và nhạc sĩ Lam Phương tại Mỹ - Ảnh : T. HƯƠNG

Về đời sống riêng, Lam Phương kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng vào năm 1959. Bà lập ra đoàn kịch Sống - Túy Hồng, đưa tên tuổi hai vợ chồng trở nên nổi tiếng trong giới nghệ thuật Sài Gòn. 

Âm nhạc của Lam Phương cũng được sử dụng trong các vở kịch và phát trên truyền hình. Năm 1975, Lam Phương cùng gia đình sang Mỹ định cư. Về sau, ông có thời gian sống ở Pháp trước khi trở lại Mỹ và sống đến cuối đời.

Trong nền âm nhạc Việt Nam hiện nay, âm nhạc của Lam Phương vẫn có sức lan tỏa mạnh mẽ khi các ca sĩ thế hệ sau yêu mến, hát nhạc của ông và yêu thích lối sống, phong cách của ông. Gần đây nhất, ca sĩ Đức Tuấn ra mắt album Trọn một kiếp yêu, làm mới những ca khúc của Lam Phương.

Mi Ly

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 23/12/2020

****************************

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83 tại Mỹ

Thùy Trang, Người Lao Động, 23/12/2020

Nhạc sĩ Lam Phương vừa qua đời tại California (Mỹ), hưởng thọ 83 tuổi.

Cách đây ít ngày, nhạc sĩ Lam Phương nhập viện cấp cứu ở Fountain Valley, California (Mỹ) vì bệnh tim và tai biến mạch máu não. Ông đã qua đời cách đây ít giờ (giờ địa phương) sau thời gian chữa bệnh nhưng không qua khỏi.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 ở Rạch Giá, Kiên Giang. Ca khúc đầu tiên của ông được viết vào năm 15 tuổi, mang tên "Chiều thu ấy". 

Sau đó, ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc đi vào lòng người, đặc biệt những ca khúc về quê hương. Nhiều giọng ca nổi tiếng đều chọn hát ca khúc của ông, đặc biệt là ca khúc "Khúc ca ngày mùa". Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như : Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...

lamphuong8

Nhạc sĩ Lam Phương và ca sĩ Phạm Quỳnh Anh

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/ ở Kiên Giang. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". 

 Khi sang Mỹ định cư năm 1975, ông làm nhiều nghề để mưu sinh từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện. Khi ổn định cuộc sống, ông bắt đầu trở lại với đam mê nghệ thuật của mình với việc thuê sân khấu để sống lại với nhạc kịch cùng vợ là ca sĩ Túy Hồng. 

Sau khi ly hôn với Túy Hồng, ông sang Pháp sinh sống cùng em gái. Đổ vỡ hôn nhân, chuyện buồn tình cảm, thăng trầm trong cuộc sống khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc say lòng khán giả như : Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương... 

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ. Từ năm 1996 - 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước Châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Thùy Trang

Nguồn : Người Lao Động, 23/12/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Trúc, Đinh Yên Thảo, Nguyên Thành, Đ.D., Tâm Giao, Mai Nhật, Mi Ly, Thùy Trang, BBC tiếng Việt
Read 1028 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)