Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

08/06/2021

1. Chủ thể vị tha

Lê Hữu Khóa

Vị tha có rễ là khoan dung vun đắp cho khoan hồng, vị tha có cội là dung thứ biết vững bền với dung tha, vị tha có gốc là rộng lượng biết quyết đoán trong độ lượng, vị tha có nguồn của từ bi biết tưới mát tình thương.

***

Chủ thể vị tha biết xem sự kiện bằng khoan dung, biết xét sự cố bằng dung thứ, để thấy biến cố bằng rộng lượng, để thấu hậu quả bằng tình thương. Vị tha luôn phải cõng, bồng, ôm, nâng tình thương trước các thử thách của nhân gian, nhân thế, nhân loại.

vitha2

Định luận vị tha

Vị tha có rễ là khoan dung vun đắp cho khoan hồng, vị tha có cội là dung thứ biết vững bền với dung tha, vị tha có gốc là rộng lượng biết quyết đoán trong độ lượng, vị tha có nguồn của từ bi biết tưới mát tình thương. Tình thương giữa người với người này không những biết vì cứu sự sống, chất sống, nguồn sống mà còn biết cưu mang mọi rễ, gốc, cội, nguồn của chữ nhân. Vì vị tha biết ôm nhân phẩm, bồng nhân bản, cõng nhân vị trên nhân lộ của nhân đạo. Đừng bắt buộc, đừng cưỡng ép vị tha phải rời chữ nhân, vì đó là nhân của nhân tri biết bảo bọc nhân từ, và nhân của nhân trí biết đùm bọc nhân tâm.

Hành luận của chủ thể vị tha

Chủ thể vị tha biết xem sự kiện bằng khoan dung, biết xét sự cố bằng dung thứ, để thấy biến cố bằng rộng lượng, để thấu hậu quả bằng tình thương. Vị tha luôn phải cõng, bồng, ôm, nâng tình thương trước các thử thách của nhân gian, nhân thế, nhân loại :

- Thử thách thứ nhất của vị tha : xem để xét, thấy để thấu, vẫn chưa đủ phải xem-xét-thấy-thấu để hiểu, mà hiểu được, hiểu tới nơi tới chốn rồi thì vị tha sẽ có những hành động cụ thể nào ?

- Thử thách thứ nhì của vị tha : hiểu được thì có thông cảm được hay không ? Nếu thông cảm được thì vị tha được định vị ra sao giữa nạn nhân và thủ phạm ?

- Thử thách thứ ba của vị tha : hiểu đượcthông cảm được thì có thương được hay không ? Thương với tình thương trọn vẹn từ cứu vớt tới cưu mang, chớ không chỉ nói thương trước tòa án.

- Thử thách thứ tư của vị tha : thương được thì có tha được hay không ? Mà tha sẽ là xóa lỗi, gạt tội cùng lúc tạo điều kiện cho thủ phạm của tội ác làm lại cuộc đời theo chiều của hướng thiện.

- Thử thách thứ năm của vị tha : tha lỗi khác tha tội ra sao ? Vì tha lỗi là nhận ra thiệt hại nhưng không nạn nhân, còn tha tội là xóa bỏ đi các tội của một thủ phạm đã gây ra tội ác không những với một người mà nhiều người, của nhiều gia đình, qua nhiều thế hệ.

- Thử thách thứ sáu của vị tha : lỗi dễ tha, nhưng tội thì khó tha, phải mang ra xử, như vậy tòa án của pháp lý khác tòa án của đạo lý ra sao ? Khi đạo lý vận dụng nhân tâm, thì pháp lý vận hành bằng nhân trí, thì mâu thuẫn rồi xung đột, thì vị tha sẽ được định vị ra sao giữa đạo lý và pháp lý ?

- Thử thách thứ bảy của vị tha : nếu pháp lý đại diện cho pháp luật khác chiều, nghịch hướng với đạo lý đại diện vừa cho đạo đức vừa cho luân lý, thì nạn nhân sẽ ra sao, và thủ phạm phải chịu những bản án gì ?

- Thử thách thứ tám của vị tha : khi pháp lý cùng đạo lý xử đúng người đúng tội rồi, thì vị tha giúp đỡ và cáng đáng nạn nhân bằng phương pháp gì ? Vì phương pháp của nhân tâm không cùng chiều với phương pháp của nhân lý.

- Thử thách thứ chín của vị tha : khi từ văn hóa tới xã hội, từ giáo dục tới tôn giáo thuận chiều rồi cổ vũ cho quá trình ân đền oán trả, với mắt đổi mắt, răng đổi răng, nơi mà bạo động được tự do hành động thì vị tha có chức năng gì, có vai trò gì ?

- Thử thách thứ mười của vị tha : khi vị tha biết tha lỗi lẫn tha tội thì động cơ của vị tha là gì ? Vì nếu tha lỗi lẫn tha tội để được bồi thường, để được yên tâm, để nhận bồi thường, để được xã hội cưu mang… thì đây có phải là thực sự là vị tha ?

Hãy tổng kết lại mười thử thách này để tới một tổng luận, ngay trên lý lịch làm nên bản lai diện mục từ định vị tới định nghĩa vị tha là gì ? Để tìm cho bằng được : nội lực, sung lực, hùng lực, mãnh lực của vị tha có phải là biết tha tội trước những thủ phạm không thể nào tha tội được ? Nếu vị tha đã quyết đoán rồi quyết định rằng vị tha có thực lực tha tội trước những thủ phạm không thể nào tha tội được ? Thì chính vị tha có bị lạc hướng, lầm đường hay không ?

vitha1

Vị tha giữa tội ác và tình thương

Từ tôn giáo tới triết học hai phạm trù tội ác và tình thương thường xuyên được phân tích rồi phân giải, giải thích rồi giải luận song song nhau. Từ cổ triết của Platon và Aristote tới triết học của thế kỷ ánh sáng với Kant, thì phương pháp lý luận lấy tội ác để thấy cho thấu tình thương và ngược lại lấy tình thương để xem, xét, xử tội ác đã trở thành phương pháp luận hỗ tương. Lấy cái này soi cái kia, và ngược lại dùng cái kia để làm rõ cái này, cả hai bổ sung cho nhau, bổ túc cho nhau trong học thuật, trong nghiên cứu. Nhưng với thế kỷ XX, thì cái ác đã tăng từ cường độ tới mật độ, làm nên một trình độ không tưởng tượng được, biến các khung tư tưởng cũ không còn đủ lý luận để phân tích, để giải thích cái ác.

Đó là cái ác các cuộc tàn sát trong hai thế chiến, và nó lại đưa đường mở lối cho các cuộc diệt chủng, Đức quốc xã diệt chủng sắc tộc Do thái với một chương trình thủ tiêu nhiều triệu người để hủy diệt không phải cá nhân, tập thể, cộng đồng mà cả một sắc tộc. Câu chuyện diệt một chủng tộc khác đã là chuyện không tưởng tượng nổi trong hệ thống triết học, trong trí thức học, trong đạo đức học. Mà ngay trong thế kỷ XX, trường hợp của Khmers đỏ dưới sự chỉ huy của Pon Pot đã vào quy trình tự hủy diệt một bộ phận lớn của dân tộc mà hậu quả được xem như là quá trình tự diệt dân.

Tại đây, thì phương pháp lý luận lấy tội ác để thấy cho thấu tình thương và ngược lại lấy tình thương để xem, xét, xử tội ác thủa nào là phương pháp luận hỗ tương giờ đây bị đặt vào môt khung phân tích rồi phân giải, giải thích rồi giải luận hoàn toàn mới. Mới trong lãnh thổ mới của cái ác là có một bộ phận của nhân loại sẵn sàng truy cùng diệt tận các bộ phận khác trong cùng một nhân kiếp. Mới trong ranh giới giữa cái thiện và cái ác, nơi mà cái ác không còn ranh giới khi nó nhân danh một ý thức hệ để thanh trừng rồi tiêu diệt không những động loại mà cả đồng bào của nó.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản với quyền lực tới từ bạo động cách mạng nơi mà chuyên chính vô sản chính là chuyên chính của tự do chém giết của kẻ cướp được chính quyền. Từ Lenin tới Stalin tại Liên Sô, cho tới Mao tại Tàu, thì số nạn nhân bị các kẻ nắm quyền lực này tàn sát lại nhân lên gấp nhiều lần so với tổng số nạn nhân qua hai cuộc thế chiến. Và nhân kiếp của Việt tộc không nằm ngoài quỹ đạo các cuộc tàn sát này từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền năm 1945, vì luôn được hà hơi tiếp sức bởi Liên Sô và Tàu. Qua các chính sách thanh trừng, với các phản xạ tiêu diệt của Lenin, Stalin và Mao những thành phần bị xem là "những lực lượng thù địch". Với hàng trăm ngàn nạn nhân trong Cải cách ruộng đất 1956-1958, với cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn cũng do chính Đảng cộng sản Việt Nam chủ mưu với nhiều triệu nạn nhân trên mọi miền đất nước 1954-1975.

Rồi khi đất nước dứt chiến tranh thì tới ngay chính sách trại cải tạo, trại học tập, nơi mà thể chất cùng tinh thần của các nạn nhân bị vùi dập tới tận cùng qua trừng phạt, khủng bố, tra trấn, truy sát… Vẫn chưa dứt, cái ác truy lý lịch để tạo kỳ thị, cái ác loại cái tốt để độc quyền bằng độc đảng để đẩy ra biển khơi bao triệu đồng bào, phải tìm đất sống trên Từ Bắc Mỹ tới Tây Âu, nơi có đất sống để được sống và sống được, cũng là nơi dung thân của bao trí thức, bao trí tuệ, bao nguyên khí của quốc gia, nơi mà cái ác đã thực hiện được cái thâm, cái hiểm, cái độc là tống đi mọi cái nhân. Để chỉ riêng cái ác độc tài nhưng bất tài trước quá trình phát triển đất nước, nơi mà cái ác độc trị nhưng không biết quản trị tiến bộ xã hội, nơi mà cái ác độc tôn nhưng không hề biết gì về tôn ti trật tự của văn hiến Việt do tổ tiên Việt để lại cho dân tộc Việt, cho giống nòi Việt.

Học thuật không thể nghiên cứu trọn vẹn về cái ác nếu không điều tra sâu rộng về cái thâm, cái hiểm, cái độc, nếu không khảo sát cao xa về cái thiện, cái nhân là chỗ dựa của cái tốt, cái hay, cái đẹp, cái lành. Và khi cái ác cướp được chính quyền thì những cái xấu, cái tồi, cái tục, cái dở sẽ lên ngôi để tiếp tục tác động để tác hại lên nhiều thế hệ, lên nhiều dân tộc. Khoa học xã hội và nhân văn phải điền dã sâu xa vào hành động của các lãnh đạo lấy cái ác để bạo trị, từ công an trị tới thanh trừng trị. Chúng nó bất chấp vị tha, bất cần tình thương, và sẵn sàng làm những chuyện không tưởng tượng nổi là truy cùng diệt tận từ đồng loại tới đồng bào của chúng nó.

Vị tha giữa tội ác và nhân tính

Những nỗi khổ niềm đau của nhân loại do cái ác gây ra, trong thế kỷ XX, đã đưa cái ác vào một vùng học thuật mới, nơi mà :

- Cái ác khi được hiểu là "không tưởng tượng nổi" bởi nhân tính, thì chính nhân lý của nhân tính đã "không đo lường nổi" sự vận hành của cái ác.

- Cái ác khi được hiểu là "không tưởng tượng nổi" vì "không đo lường nổi" thì chính nhân tri của nhân tính đã "không chỉnh lý nổi" những hành động của cái ác.

- Cái ác khi được hiểu là "không tưởng tượng nổi", "không đo lường nổi" rồi "không chỉnh lý nổi" thì chính nhân trí của nhân tính đã "không hợp lý nổi" những hành tác của cái ác.

Ba nhận định trên giúp ta nhận ra là cái ác không nằm trong khung chỉnh lý của đạo lý, không có trong khuôn hợp lý của đạo đức, cái ác tìm hiệu quả ngay trong hậu quả mà nó gây ra cho đạo lý, đạo đức, luân lý. Mà đạo lý là lý trí của vị tha, đạo đức là trí tuệ của vị tha, và luân lý là tuệ giác của vị tha, nên chính cái ác chóng chầy sẽ là thủ phạm truy, hủy, giết, diệt vị tha. Chỉ vì liên minh của lý trí-trí tuệ-tuệ giác của vị tha chính là kẻ thù "không đội trời chung" với tội ác. Cụ thể là sự phân cực qua đối kháng giữa :

- Tội ác bất chấp nhân tính để thực hiện những hành động "không tưởng tượng nổi", "không đo lường nổi", "không chỉnh lý nổi", "không hợp lý nổi" từ đạo lý tới luân lý.

- Vi tha thì hành tác trong cái hợp lý vì "tưởng tượng nổi", trong cái chỉnh lý vì "đo lường nổi", thuận lý vì "chỉnh lý nổi", thuần lý vì "hợp lý nổi" với từ đạo lý, đạo đức và luân lý.

Tại đây, học thuật không được ngây thơ, nghiên cứu không được ngây dại, khảo sát không được thơ dại để nghe các kẻ gây ra tội ác phân tích rồi phân trần, giải thích rồi giải trần các chính sách chính trị của tội ác. Vì những chính sách này chỉ là công cụ và kỹ thuật để thực hiện tội ác và sẽ không cho đạo lý, đạo đức và luân lý một chỗ đứng, ghế ngồi nào trong ý đồ làm nên ý định, ý muốn của tội ác.

Đây chính là tiền đề của lý luận về vị tha, đây chính là thượng nguồn của lập luận vì vị tha, nếu một ngày nào đó có một tòa án quốc tế đại diện cho lương tâm của nhân loại để xem, xét, xử các tội ác của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 1930 tới khi nó cướp được chính quyền 1945, nó đã tiêu diệt các phong trào, các đảng phái không đồng ý với nó, không theo nó. Rồi chính Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra nhiều cuộc thảm sát từ Cải cách ruộng đất 1956-1958 tới cuộc thảm sát tại cố đô Huế vào dịp Tết Mậu thân 1968… Cùng nhiều cuộc thảm sát khác dọc chiều dài nội chiến 1954-1975.

Nếu cái ác đã thực hiện những chuyện "không tưởng tượng nổi", "không đo lường nổi", "không chỉnh lý nổi", "không hợp lý nổi", thì bản thân nó cũng sẽ không có duy lý, hợp lý, thuận lý, thuần lý để giải thích rõ ràng và minh bạch chính hành động ác của nó. Từ đây, thì hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân bản, nhân vị, nhân tri, nhân trí, nhân đạo, nhân tâm, nhân từ) cũng sẽ không sao giải thích thay thế cho cái ác, nên vị tha phải cẩn thận khi biện minh và cẩn trọng khi biện luận cho cái ác đã làm nên tội ác. Chính cái ác đã thực hiện những chuyện "không tưởng tượng nổi", "không đo lường nổi", "không chỉnh lý nổi", "không hợp lý nổi", đã được đặt tên trong giáo lý Việt : "trời không dung, đất không tha".

vitha3

Sĩ quan, viên chức dân sự Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trung tâm tập trung trước khi bị di chuyển vào các trại "học tập cải tạo". Ảnh tư liệu.

Vị tha giữa tội ác và nhân lý

Thầy Levinas đề nghị một loạt những chỉ báo sau đây để nhận ra bản lai diện mạo của cái ác đã làm nên tội ác :

- Trước hết, nên tách nguồn cơn của cái ác và thủ phạm gây tội ác, nơi mà cái ác đã có mặt vì đã có trước ngay trong tâm-trí-lực của thủ phạm.

- Câu chuyện đã có mặt vì đã có trước trong tâm-trí-lực của thủ phạm nên cái ác có thể kể được sau khi nó đã làm nên tội ác, và cái ác sẽ không xuất hiện khi không có ngôn ngữ và hành động tới để thể hiện nó.

- Không thể trông chờ từ thượng đế tới tôn giáo để giải thích cái ác, cũng như không trông mong đạo đức học giải luận cái ác, vì cái ác được khám phá trong sự bất ngờ, trong sự đột biến với cường độ không tưởng tượng được, với mật độ không lường được, với tốc độ không đoán được của nó.

Thầy Ricoeur thì đề nghị phải thấy để thấu bản lai diện mạo của cái ác đã làm nên tội ác :

- Mặc dầu chúng ta không giải thích được trọn vẹn, không phân tích được đầy đủ về sự xuất hiện của cái ác đã làm nên tội ác, nhưng chúng ta hiểu được hậu quả và hậu nạn do nó gây ra.

- Khi chúng ta hiểu được hậu quả và hậu nạn của tội ác, thì chúng ta phải đặt tên cho nó, để thực hiện được chuyện đúng người-đúng tội, và chuyện nó có tên giúp ta tố cáo nó trước đạo lý và pháp lý.

- Khi chúng ta hiểu rồi đặt tên cho cái ác đã gây lên tội ác, thì chúng chúng ta phải cho cái ác một không gian riêng của nó để chúng ta luôn nhận diện, dạng, dáng của nó ngay trong không gian của lịch sử của nó.

Khi kết hợp hai khu vực giải luận về cái ác của hai thầy Levinas và Ricoeur, chúng ta sẽ có những định hướng để hiểu thêm về cái ác đã gây ra tội ác, mà nội công cùng bản lĩnh của vị tha phải có những chính kiến sau :

- Sự có mặt của cái ác trong không gian của nhân lý để luôn nhận ra nó đang đối diện như một phản diện chống cái nhân làm nên cái tốt, cái thiện làm ra cái lành, sẽ giúp chúng ta củng cố rồi bồi dưỡng chính đạo lý và đạo đức của chúng ta và các thế hệ mai hậu.

- Vạch mặt chỉ tên cái ác đã gây ra tội ác chính là lập ra lý lịch của tội ác để vô hiệu hóa cái ác, để bảo vệ cái nhân, cái tốt, cái thiện, cái lành, cùng là để bảo trị vị tha trước cái ác luôn muốn truy diệt nó.

- Sứ mệnh làm nên bổn phận và trách nhiệm của vị tha không phải để dung tha cái ác, tha thứ tội ác, khoan hồng thủ phạm gây ra tội ác. Mà cũng không phải phân tích để thông cảm với cái ác, giải thích để xí xóa tội ác, để "phóng sinh" tội phạm. Mà là nhận diện rồi đối diện với cái ác, trực diện với tội ác để đấu tranh chống tội phạm, để ngăn các cá nhân đang chuẩn bị đi trên quỷ lộ của tội ác.

Đối với Việt tộc, trước các tội ác của Đảng cộng sản Việt Nam từ gần một thế kỷ nay, thì các thế hệ mai hậu phải đi xa, sâu, cao, rộng để định vị cho vị tha. Cụ thể, là sẽ không có phát triển đất nước, sẽ không có tiến bộ xã hội, sẽ không có văn minh dân tộc nếu không có một khu vực của khoa học xã hội và nhân văn thông hiểu tường tận về sự vận hành của cái ác, về các hành động của tội ác, nếu không thấy được để nhận ra :

- Cái thâm, cái độc, cái hiểm làm nên cái ác của bạo quyền độc đảng công an trị.

- Cái tồi, cái tục, cái dở làm nên cái xấu của tà quyền độc đảng tham nhũng trị.

- Cái bất nhân làm nên thất đức của tuyên truyền trị làm nên ngu dân trị, của độc quyền trị làm nên thanh trừng trị.

Vị tha : cường độ, mật độ, trình độ

Câu hỏi của đạo đức học về vị tha phải có nền của tri thức học, có móng của hiện tượng học, và có tường cùng mái của luật học : nếu tòa án hình sự bình thường thì chỉ xử tội ác của một cá nhân thôi, thì tòa án này có đủ cường độ tri thức, mật độ ý thức làm nên trình độ nhận thức của nó để xử tội ác diệt chủng hằng triệu người hay không ? Từ tội ác diệt chủng của Đức quốc xã chống người Do Thái trong đệ nhị thế chiến tới tội ác diệt chủng của Khmers đỏ của Pon Pot, thì phải lập loại tòa án nào cho thích hợp tự pháp lý tới đạo lý ? Tại đây, phạm trù lý luận của vị tha phải đủ nội lực để xem rồi xét, và xét rồi xử các tội ác của các chính quyền với các chính sách giết người hàng loạt, giết cả thế hệ, giết hẳn một sắc tộc…

Các câu trả lời phải có cấu trúc lý luận từ gốc tới ngọn :

- Tội ác tới từ bạo động, vừa có hậu quả, vừa có nạn nhân, lại mang các hậu nạn từ hiện tại tới tương lai. Mà hậu quả trước mắt thì dự đoán được, hậu nạn dài lâu trong tương lai thì không tiên đoán được rành mạch, câu chuyện đời cha ăn mặn, đời con khát nước là câu chuyện dại không dự đoán được qua nhiều thế hệ.

- Bạo động thì có tác nhân và nạn nhân, nhưng bạo động lại leo thang trong quá trình oán trả oán, mắt đổi mắt, răng đổi răng, với thời gian thì bạo động nhập vào quá trình ăn miếng trả miếng, và từ tác nhân tới nạn nhân không ai kiểm soát được quá trình leo thang của bạo động.

- Xem tội ác để xử tội nhân, thì trước hết phải thấy tội phạm rồi thấu tội đồ, tại đây phải đặt thủ phạm của tội ác vào khung của pháp luật. Nơi mà thủ phạm được phân xử qua đạo lý của công bằng, và thủ phạm được trần tình qua lời nói của mình, và lời nói này được thâu nhận như d kiện, như chứng từ của thủ phạm.

Tại đây, nội dung của vị tha đã nhập nội vào một quá trình tới từ sự công bằng của công lý đã làm ra công luật :

- Khi thủ phạm của tội ác được phân trần thì thủ phạm này không những đưa ra các d kiện, các chứng từ, mà còn đưa ra các quan điểm chủ quan tạo nên luận điểm riêng của thủ phạm. Chính những luận điểm riêng này của thủ phạm sẽ tạo ra một cơ hội cho các nguyên tắc đạo lý của vị tha được hành tác bằng đối luận qua đối thoại.

- Thấy thủ phạm của tội ác và nghe được luận điểm của thủ phạm, để từ đây vị tha vận dụng những đối lực để đối trọng với tội ác, đối kháng để đối diện với thủ phạm bằng lý luận vừa của pháp lý, vừa của đạo lý. Vị tha không đứng chung chiến tuyến với thủ phạm của tội ác, theo kiểu dàn xếp "huề cả làng", mà vị tha đứng đối diện để nhận diện cho bằng được tội ác, tội đồ, tội phạm, tội nhân.

- Khi pháp lý và đạo lý cho phép thủ phạm của tội ác được phân trần rồi trần tình, để các nguyên tác của vị tha được áp dụng trong đối thoại và đối luận, nơi mà mọi bên đều được có tiếng nói. Tại đây, một sức mạnh mới rất tích cực được hình thành từ liên minh giữa công lý và vị tha, sẽ làm quần chúng thức giấc, xã hội tỉnh giấc trước các hậu quả và hậu nạn của các tội ác đang đe dọa xã hội.

Từ đây, xã hội học sẽ nhận ra vai trò tích cực của đạo đức họcluật học trong quá trình xây dựng con người có đạo lý, hiểu đạo đức, thấu luân lý. Khi xã hội học phân tích tổ chức xã hội để giải thích cơ cấu xã hội, thông hiểu sinh hoạt xã hội để thấu đáo quan hệ xã hội, tất cả làm nên đời sống xã hội ; thì xã hội học phải nhận ra ch đứng của vị tha và công lý từ an ninh xã hội tới an sinh xã hội. Liên minh giữa công lý và vị tha không mơ hồ, không trừu tượng mà là một liên minh làm nền móng cho mọi vận hành xã hội trước các cá nhân, các tập thể, các cộng đồng, các chính quyền có quyền lợi khác biệt nhau, có khi mâu thun nhau, xung đột nhau.

vitha4

Vị tha cùng công lý tạo thức tỉnh

Vị tha tạo thức tỉnh bằng công lý để công pháp đánh thức xã hội trước các tội ác, như một khám phá mới về một khu vực tối tăm trong tiêu cực của chính nhân tính mà vị tha sẽ đứng về phía nhân lý của nhân đạo để nhận diện nhân vị bằng nhân bản. Vị tha không mù quáng với danh nghĩa của nhân từ, vị tha không đui chột với danh hiệu của nhân tâm, mà vị tha song hành cùng công lý đ bảo vệ nhân phẩm, bằng nội lực tạo tỉnh thức để quần chúng nhận ra phạm trù phòng thân cho mỗi cá nhân, mà cũng là công dân được pháp lý và đạo lý bảo vệ.

Hãy cụ thể hóa vai trò của công lý trong quá trình xây dựng v tha, nơi mà cả hai công lý và vị tha biết đánh thức xã hội. Khi các thủ phạm diệt chủng của Đức quốc xã đã lẫn trốn rồi g nua bên các quốc gia tại Nam Mỹ, khi Pol Pot và đồng bọn Khmer đỏ của hắn đã già nua trong bnh tật, nhưng công lý và vị tha phải tiếp tục công việc xem để xét, rồi xét để xử, để lịch sử của tương lai không bị lập lại bởi các tội ác, tội đồ, tội phạm loại này.

Trên đây, chủ thể v tha phải nhận ra sự khác biệt của hai phân tích khác biệt nhau :

- Một bên hiểu được thì thông cảm được, mà thông cảm được thì thương được, và thương được thì tha thứ được ; tại đây tình thương đã rời công lý để nhập nội vào từ bi, với "xí xóa" (chín bỏ làm mười).

- Một bên thì phân biệt để phân minh giữa ân và oán, mà oán gây ra tội ác thì phải xem để xử, và nếu xử trong sáng suốt để công minh vì công lý, thì tại đây công lý phi đi sâu vào quy trình đúng người-đúng tội.

Tại đây, đạo đức học cùng triết học luân lý cho xuất hiện hai phạm trù : chủ thể và tha nhân, với hai câu hỏi sắc nhọn cho chủ thể vị tha là chủ thể và tha nhân có cùng một giá trị trước sự sống, trước sinh mệnh hay không ? Hay tha nhân chỉ là gốc, rễ, cội, nguồn trong lương tri của chủ thể ? Trên hành trình đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi này, mà câu trả lời sẽ có trong phương cách của chúng ta định nghĩa thế nào là chủ thể ? và sẽ định vị chủ thể vị tha ra sao ? Đây là hành trình của chủ thể :

- Chủ thể có tự do hành động, nhưng chủ thể hành động với trách nhiệm trước tha nhân, có bổn phận với đồng loại, có sự mệnh phải bảo vệ sự sống.

- Chủ thể có tự do hành động và hành động bằng hành trang của đạo lý biết bảo vệ cái tốt, của đạo đức biết bảo trì cái lành, của luân lý biết bảo trị cái thiện.

- Chủ thể có tự do hành động và hành động bằng tự trọng của chủ thể song hành cùng sự tôn trọng lẫn nhau giữa chủ thể và tha nhân, chính tại đây sự ân cần biết giúp đỡ, biết bảo vệ tha nhân là nền móng để chủ thể xây dựng chính nhân phẩm của mình.

Tại đây, chủ thể vị tha phải nhận ra công lý xã hội làm nên công bằng, tự do và bác ái :

- Như vậy, một chủ thể vị tha đấu tranh cho quốc thái dân an, không thể nào nhắm mắt và cúi đầu trước bạo quyền độc đảng toàn trị đang hành hung các chủ thể dân chủ đã dấn thân vì đa nguyên và nhân quyền.

- Như vậy, một chủ thể vị tha đấu tranh chống bất công xã hội, không thể nào khom lưng và quỳ gối trước tà quyền độc đảng công an trị đang bạo hành các tù nhân lương tâm đã dấn thân vì tự do và công bằng.

- Như vậy, một chủ thể vị tha dấn thân vì đạo giáo để độ thế cứu đời không thể nào quay mặt làm ngơ trước ma quyền độc đảng tham nhũng trị đã tạo ra bao nỗi khổ của dân đen, niềm đau của dân oan.

Định lý chủ thể v tha

Muốn định lý vị tha để xây dựng chủ thể v tha, thì hãy mở ra cánh cửa của nhân tính dựa trên nhân tri, là không chỉ học để làm ngườihọc để thành nhân,vì sinh ra là người nhưng phải học mới thành nhân. Hệ nhân được người thầy tin yêu của Việt tộc đã chứng minh Việt tộc vừa là một dũng tộc biết đánh thắng mọi ngoại xâm, vừa là một minh tộc có minh trí để chế tác ra mưu lược, đã bứng quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt, đó là Nguyễn Trãi. Ngài mở ra chân trời giúp các chủ thể v tha hiểu thế nào là chữ nhân của hệ nhân ; luôn đủ hùng lực lập nên hệ đối (đối diện để đối thoại, đối trí để đối luận, đối đầu để đối kháng) : "Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo" !

Chủ thể v tha hành tác trong hệ nhân, nơi mà nhân sinh được bảo trì bằng nhân tính, con người không phải là loài dã thú, mà bọn gây tội ác thì chúng còn tồi tệ hơn dã thú, vì chúng hại người rồi giết người chỉ vì tham (tham quyền để tham ô, tham nhũngtham tiền). Nơi mà, nhân thế được bảo hành bằng nhân lý, nơi mà cái nhân phải song hành cùng cái thiện, để tha nhân công nhận cái nhân lẫn cái thiện đều chỉnh lý, hợp lý, toàn lý vì nó tôn trọng tha nhân, nó không làm nên cái lỗi, nên nó không sa vào cái tội, để gây tội lỗi bằng tội ác.

Chủ thể v tha hành động trong hệ nhân nhân loại được bảo vệ bằng nhân bản, nơi con người sống với căn bản của nhân tínhnhân lý, làm nên bản thể của nhân văn, nơi mà văn hóa, văn minh, văn hiến được thấy qua nhân cách, nhân dạng, nhân diện. Nơi mà, nhân tâm được bảo lưu bằng nhân từ, có từ bi song hành cùng nhân đạo, có từ tâm song hành cùng nhân nghĩa, nơi mà ăn ở có hậu, biết người biết ta, quý ta trọng người không phải chỉ là lòng thương hại. Mà là sự thông minh biết gỡ cái độc để loại cái ác, biết tháo cái thâm để khử cái tội, một sự thông minh biết vượt thoát cái vô tâm, để vượt thắng cái bất nhân.

Chủ thể v tha mang hành vi của hệ nhân, nhân tri được bảo hộ bằng nhân trí,kiến thức để dựng tri thức, lấy tri thức để lập ý thức, nhận ý thức để xây nhận thức. Sống là để dựng, lập, xây cái thiện làm nên hệ lương (lấy lương tâm dựng lương tri, có nền là lương thiện), để được sống với nhân giáo giúp thế thái nhân tình luôn giữ được nhân phẩm.

Chủ thể vị tha dứt khoát không được vô tâm, vô tình, vô minh, vô giác, vô cảm với hệ nhân (nhân tính, nhân lý, nhân bản, nhân văn, nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân tri, nhân trí, nhân phẩm), tất cả làm nên nhân vị, như thành lũy kiên cố để chống lại cái tội làm ra bởi cái ác. Từ đây, chủ thể v tha có đường đi nước bước để thấy, để hiểu, để thấu cái độc của một chế độ độc đảng-toàn trị là : diệt hạ nguồn trong hệ đa (đa nguyên, đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), để hủy thượng nguồn trong hệ nhân. Nên khi Đảng cộng sản Việt Nam truy cùng diệt tận các chủ thể của tự do yêu dân chủ, các tập thể của nhân quyền quý công bằng, các phòng trào xã hội trọng đa nguyên để phát triển đất nước, tất cả họ là những đứa con tin yêu của Việt tộc được đại diện bằng hào khí của các tù nhân lương tâm, tức là chế độ độc đảng-toàn trị đang gây tội ác lên cả hai : hại người để diệt nhân !

Chủ thể vị tha vận hành trong không gian xã hội với phương châm "Không chịu đựng những chuyện không chịu đựng được", bằng nhân tính làm nên nhân phẩm, với định đề của Rousseau : Con người ơi hãy giữ nhân tính, vì không phải sinh ra làm người là đã có nhân tính, có những kẻ sống cả đời mà không có nhân tính, muốn có nhân tính phải có giáo dục về đạo lý (giáo lý), phải được tu tập về luân lý (nhân lý). Giáo lý là chỗ dựa cho nhân lý. Chủ thể vị tha biết đúc kết được rằng : kẻ có nhân tính là kẻ tự tôn trọng mình nhưng không quên ân cần và hữu ích cho người khác, mong muốn có một cuộc sống hay, đẹp, tốt, lành và đòi hỏi xã hội cùng các cơ chế phải thực hiện và bảo đảm những cái hay, đẹp, tốt, lành đó.

/vitha5

Định hướng chủ thể vtha

Khi chủ thể v tha có đầy đủ nhận thức rằng : tội ác là nguồn, tội phạm là rễ, tội nhân là gốc, tội trạng là cội… có cành thâm, lá hiểm, trái độc đe dọa nhân phẩm, triệt dit nhân tâm, truy hủy nhân tính, thì chủ thể v tha phải đặt ưu tiên hàng đầu cho sự sống còn của nhân loại và đồng loại khi vị tha vận hành trong khoan dung để khoan hồng, dung thứ để dung tha, rộng lượng để độ lượng, từ bi để hỷ xả.

Định hướng của chủ thể v tha ngày càng cần các khám phá mới của khoa học xã hội và nhân văn, tại đây tội phạm học có đóng góp tích cực vào các hành luận của chủ thể v tha. Và chủ thể v tha có thể khởi hành bằng đề nghị của một trong những sư tổ của xã hội học. Durkheim : "Khi chúng ta nghiên cứu có những cá nhân mang đặc tính giống nhau là gây tội ác bằng tội phạm của mình mà chúng ta gọi là tội nhân, thì chúng ta nên có một khoa học chuyên môn rồi đặt tên khoa học cho nó là tội phạm học".

Chính sự thật cùng chân lý s đưa chủ thể vị tha tới nhận thức về lẽ phải nơi mà cái ác được nhận ra bằng quá trình của ý thức, vì ý thức trước đó biết là có cái tốt hoàn toàn ngược lại với cái ác, và chủ thể vị tha chọn đứng về phía cái lành cùng cái tốt, có mặt trong cuộc sống để bảo vệ sự sống, để chống lại cái ác. Chủ thể vị tha không hề ngây ngô, mà luôn tỉnh táo để nhận ra cái độc là nền của động cơ hành động cho ra cái ác. Chính sự hiện diện của lý trí báo thức cho ý thức biết là cái lành có trong cái nhân, để duy trì cuộc sống trong xây dựng, chống lại sự tàn phá của cái độc.

Chủ thể vị tha cũng không ngây thơ để không thấy được cái thâm là con tính của cái độc, để biến cái ác thành tội ác trong nhân sinh. Nhưng chính tại đây, ý thức hợp lực với lý trí để chế tác ra vị tha, để bảo vệ cho bằng được cuộc sống bằng cái lành biết song hành cùng cái tốt, để tiếp tục bảo hành cuộc sống. Chủ thể vị tha cũng không quên cái hiểm, là thủ đoạn của cái thâm, là gốc rễ của cái độc, là cội nguồn của cái ác. Nó luồn lách bằng tà quyền, nó chui rúc để bám bạo quyền, nó thích bóng tối hơn ánh sáng, vì nó sợ sự thật, nó sợ bị lột mặt nạ, nên bóng tối là nơi ẩn nấp của cái hiểm để nó thực hiện tội ác.

Chủ thể vị tha phải thấy cho thấu là tội ác, không những mượn bóng tối để ẩn nấp, mà còn để che dấu tội trạng, để khỏa lấp tội phạm, giấu diếm tội nhân, luôn lẩn trốn ánh sáng của sự thật, chính sự thật sẽ đưa tội phạm ra trước ánh sáng của công lý ! Nơi đây, chủ thể vị tha nhận diện được tội trạng, sẽ được xử bằng công lý, có cái lý của công bằng, có cái luận của công luật, cái cái quyết của công pháp, nơi đây pháp luật thực thi cái luật trên nền của công tâm.

Chủ thể vị tha nhận ra tội phạm, khi bị lên cán cân, một bên là đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) và một bên là luật pháp (công bằng, công lý, công pháp, công tâm), thì nguyên nhân, động cơ, hành động, hậu quả của tội ác, nơi mà tội trạng, tội phạm, tội nhân sẽ bị vạch mặt, chỉ tên. Và khi tội nhân, bị vạch trần lý lịch qua bằng chứng của tội ác, qua tang chứng của tội trạng, qua minh chứng của tội phạm, để luật pháp có đầy đủ luận chứng để luận tộikết tội thủ phạm của tội ác ; dù đó là một đảng, một chính quyền, một chính phủ, một bọn tham quan, một tập đoàn tội phạm, một nhóm sát nhân… dù chúng có sự hỗ trợ của một tà đảng như Tàu tặc, Tàu phỉ hiện nay.

Định vị chủ thể v tha

Định vị chủ thể vị tha dựa trên định vị của nhân tính, Ferri đề nghị định nghĩa sau để tách nhân tính ra khỏi tội ác :"Phạm nhân gây tội ác phải được sát nghiệm, nghiên cứu ngay trên thượng nguồn của nó, tại sao nó khác biệt với các người bình thường không phạm tội như nó, hãy xem kỹ trong cấu trúc cá nhân nó, để biết nó có nhân tính hay không ?". Tại đây, chủ thể v tha phải tỉnh táo trong phân tích và sáng suốt trong giải thích : kẻ gây ra tội ác luôn giấu diếm sự thật, che phủ chân lý, để phủ lập lẽ phải.

Chính các nhận thức của khoa học nhân văn, từ văn học tới triết học, cho tới ngôn ngữ học có cơ sở là văn bản từ dữ kiện tới chứng từ, từ phân tích tới giải thích, văn bản làm nền cho diễn luận và giải luận. Nhưng chủ thể vị tha phải đi xa hơn nữa để nhận ra dữ kiện mà tạo tiền đề cho tang chứng, nơi có chứng từ là thượng nguồn để nhận ra tang vật, từ đó thấy rõ tội ác để nhận diện tội nhân. Chủ thể vị tha còn phải song hành cùng khoa học xã hội, từ xã hội học tới dân tộc học mà tên gọi mới là nhân học cho tới sử học, có nền cũng là văn bản, nhưng định vị qua điều tra thực địa, qua nghiên cứu thực tiễn, qua đin dã thực nghiệm tại chỗ. Nơi đây, "mắt thấy tai nghe" ngay "tại chỗ, tại nơi" làm rễ cho thực trạng, trong"bây giờ và ở đây" làm gốc cho thực tế. Tại đây, chủ thể vị tha phải đào sâu hơn nữa trong cách diễn đạt các tội ác không nằm trên mặt nổi của xã hội, mà trong các mạch ngầm, bóng khuất, xó gian, luồn bẩn… luôn được giấu kín và được bảo kê bởi tà quyền độc đảng tham nhũng trị.

Chủ thể vị tha hiểu sử học, ghi nhận sự kiện, mô tả dữ kiện, gii bày sự cố, rồi xếp vào một trật tự của không gian, một thứ tự của thời gian, trong đó các diễn biến được phân tích và giải thích bằng chứng từ, làm nên luận cứ cho sử học. Nhưng chủ thể vị tha phải đi rộng hơn nữa trong cách phân giải các sử kiện có liên quan tới quá trình thâm, độc, ác, hiểm của tội nhân luôn ép nghẹn, các tội trạng luôn phủ lấp cho tội phạm để thủ tiêu các tội ác của nó.

Chủ thể vị tha hiểu văn học, biết ghi nhận sự kiện để sáng tác ra hành động của các nhân vật trong tiểu thuyết, biết mô tả dữ kiện để sáng tạo ra các cá thể với hành vi đặc thù để phong phú hóa các diễn biến. Đồng thời, biết gii bày sự cố qua không gian và thời gian được tổ chức vừa theo thực trạng, vừa theo sức tưởng tượng của tác giả, qua văn xuôi hoặc qua thi ca. Nhưng chủ thể vị tha phải khách quan bằng sự chính xác của tang chứng, qua minh chứng của tang vật. Tại đây tội ác gây ra có tác động dây chuyền không những trên nạn nhân của nó, mà còn lan tỏa ra xã hội, thâm nhập vào giáo dục, làm hư úng đạo lý cộng đồng, luân lý tập thể, đạo đức tổ tiên.

Chủ thể vị tha thấu triết học, dựng tư tưởng để xây lý luận trên các khái niệm, rồi dựng ra kiến thức lý thuyết để lập luận các vấn đề của nhân sinh bằng các quá trình tri thức để tìm tới sự thật. Từ đây, chủ thể vị tha phải tỉnh táo để cặn kẽ, biết tập hợp đầy đủ tang chứng, tang vật, qua biến cố mà hậu quả được thấy-biết-hiểu ngay trong môi trường của nạn nhân. Chủ thể vị tha thấy được hành động của tội nhân, ngay trên môi sinh của một dân tộc, của một quốc gia, từ đó xét nghiệm các hậu quả của cái ác trên đồng bào và đồng loại của mình.

Chủ thể vị tha thấy rõ vai trò của xã hội học, nghiên cứu về đời sống xã hội, điều tra về sinh hoạt xã hội, xét nghiệm các quan hệ xã hội, để tìm hiểu các mâu thuẫn, các xung đột, qua phân loại và phân tầng trong xã hội. Xã hội học thấu hiểu hợp tác giữa các cộng đồng qua tính đoàn kết hay qua quá trình bị tha hóa ; các sáng kiến của tập thể tự đòi hỏi tới đấu tranh ; các sáng tạo của cá nhân luôn củng cố quyền lợi xã hội của mình qua các công trình mang lợi ích vì an sinh xã hội.

Chủ thể vị tha biết đào sâu hơn nữa quá trình liên đới giữa quyền lực-quyền lợi-tư lợi để nhận diện được cái ác có mặt không những qua quá trình bóc lột đồng loại để trục lợi, mà nó còn dựa dẫm lên bạo quyền để trộm, cắp, cướp, giật ; Nó còn biết đeo bám vào tà quyền để giết, loại, hủy, bỏ các cái hay, đẹp, tốt, lành của đạo đức xã hội, bằng tội ác để vơ vét, để đục khoét, để bỏ đầy túi tham tư lợi của nó.

Chủ thể vị tha nhận ra chức năng của nhân học, nghiên cứu toàn bộ nhân sinh, khảo sát toàn diện nhân tình, điều tra toàn cõi nhân thế, nhận diện nhân loại bằng chiều sâu để hiểu chiều cao, thấu đáo chiều rộng để biết chiều dài của nhân vị. Chủ thể vị tha có ý thức về tính chính xác của phương pháp để có tính chuẩn xác trong phân tích và giải thích các bóng tối của nhân sinh nơi mà tội ác đang ẩn náu. Các góc khuất của nhân thế nơi mà tội phạm đang luồn lách, các mạch ngầm của nhân tình nơi mà tội trạng không được phơi bày, nơi có các luồn vừa bẩn, vừa độc của tà quyền đang bao che cho đồng phạm của nó. Chúng đang giết, loại, thiêu, hủy đồng loại, chúng bất chấp nhân tính được định vị qua không những qua nhân bản và nhân văn, mà còn qua nhân nghĩa và nhân từ.

Chủ thể vị tha luôn song hành cùng luật học, lấy công bằng để bảo vệ nhân sinh, dùng công luật để duy trì nhân thế, dụng công pháp để bảo trì nhân tính, đại diện cho công tâm để xử lý các vấn đề của nhân tình, phán quyết bằng hệ công (công bằng, công luật, công pháp, công tâm) để lập nên công pháp, làm nên công luận để tuyên án tội phạm. Chủ thể vị tha biết giúp luật pháp tra, quyết, xét, xử các tội ác với sự tỉnh táo của khách quan, với sự sáng suốt của liêm minh, nơi mà sự liêm chính của chứng từ được vạch ra bởi sự liêm khiết của công dân.

vitha6

Định luận chủ thể v tha

Định luận của chủ thể vị tha không đơn thuần trong độc chất của vị tha, mà là một tổng luận tới từ tổng hợp của nhiều tri thức để nhận cái ác đã làm nên cái tội, tại đây, chủ thể vị tha phải biết bảo vệ nhân phẩm của mình và của đồng loại. Đây là khả năng của chủ thể vi tha biết nhn ra đường đi nước của tội phạm học bằng đề nghị của Grasberger : "Tội phạm học được xem như một quần thể học thuật tụ hợp nhiều chuyên ngành, trong đó có sự hiện diện của ba trung tâm tại quần thể này : nghiên cứu về hiện thực của tội ác với sự liên kết của tâm lý học, xã hội học, hiện tượng học ; nghiên cứu về quá trình xem tội, xét tội và xử tội với sự hỗ trợ của luật học ; nghiên cứu về phương pháp chống tội ác với sự có mặt của luật học song hành cùng chính trị học".

Chủ thể vị tha học hỏi để hiểu biết về nội chất của lý thuyết là biến đúc kết kiến thức thành mô hình qua công thức, khi kiến thức trở thành mô thức thì tri thức thành hình qua lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận của lý thuyết. Lý thuyết luận dụng lý thuyết mới để xét nghiệm lại lý thuyết cũ, tập hợp lý thuyết cũ và mới để lý thuyết luận có thể sử dụng lý thuyết để củng cố lý thuyết ; từ đó lý thuyết luận tận dụng lý thuyết để bổ sung cho lý thuyết. Tại đây, định chất lý thuyết luận của tội phạm học mang nội hàm của các thành quả đã đạt được trong tất cả các ngành khoa học xã hội nhân văn.

Chủ thể vị tha vận dụng các thành quả các ngành khoa học xã hội nhân văn để nhận diện ra cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái thiện, vì nó diệt không những nhân phẩm có trong nhân tính, nhân bản có trong nhân tri, nhân nghĩa, nhân từ có trong nhân vănnhân vị ; mà nó còn giết, diệt, hủy, thiêu các điều kiện làm người bình thường nhất đã có trong nhân loại, nhân tình, nhân thế, nhân sinh.

Cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái lành, vì chính cái lành làm nền cho hệ tự (tự do, tự chủ, tự quyết, tự trọng), có trong quan hệ giữa người, tạo nên sự sống chung trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội. Chính từ cái lành này, mọi người có cùng một quá trình tư duy tự làm người biết sống chung qua sự tôn trọng lẫn nhau để tiến tới chuyện làm người biết làm việc chung, biết chia sẻ với nhau trong điều kiện làm người vì cái lành.

Chủ thể vị tha tận dụng các thành quả các ngành khoa học xã hội nhân văn để vạch trần cái ác đã gây ra tội ác, ngược lại với cái tốt biết chế tác ra hệ công (công ích, công lợi, công pháp, công luật để bảo vệ công bằng), trực diện để đối kháng lại với cái ác. Và, chính cái tốt nói rõ bổn phận với cộng đồng, trách nhiệm với tập thể của mỗi công dân, từ đó biến đoàn kết thành tương thân, tương trợ làm nền cho cái tốt để tạo ra bác ái ! Từ định chất này, cái tốt làm được bác ái, vì nó mang nội hàm của vị tha, bằng khoan dung, rộng lượng để tới thẳng từ bi, mà nhân từ là kết quả tích cực của cái tốt biết làm nên nhân phẩm.

Chủ thể vị tha luôn giữ nhận thức cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái tốt không hề là chuyện của bẩm sinh, mà là chuyện của giáo dục. Nó không trên trời rơi xuống mà là chuyện rèn luyện qua phẩm chất của giáo khoa, làm nên giá trị nhân tính qua giáo trình, chế tác ra chất lượng của nhân bản qua giáo án. Vì cái tốt mang cái thiện, cái lành vào cuộc sống xã hội, bằng đường đi nẻo về của nhân sinh quan tốt của mỗi cá nhân, qua thế giới quan tốt của một dân tộc, qua vũ trụ quan tốt của một chính quyền. Và, nếu chính quyền hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là bạo quyền, hoặc tà quyền thì không thể cấy, cày, tưới, tẩm được cái tốt để chống lại cái ác.

Chủ thể vị tha biết bản lai diện mục của cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái đẹp, tới từ ý muốn của nhân phẩm, ý định của nhân ái, ý lực của nhân lý.

Nơi mà con người biết đứng dậy và đi tới để đi xa hơn trách nhiệm cá nhân và bổn phận công dân, để tới phương án mà cũng là phương trình của cái đẹp : tự do luôn song hành cùng nhân phẩm, cả hai không để cái ác lộng hành, rồi biến tự do lẫn nhân phẩm thành nạn nhân của nó. Đứng dậy, đi tới để lấy, cầm, giữ, nắm hệ tự (tự do, tự chủ, tự quyết, tự trọng), để bảo vệ tự do lẫn nhân phẩm, phải được xem như ngang hàng, lắm lúc còn cao hơn cả hạnh phúc của một cá thể, cao hơn cả sự bình yên của một tập thể. Cái đẹp thật sự đẹp vì nó đẹp ở trên cao (cao hơn cả trời), ngay trong tư duy của con người tự do biết yêu người, của con người tự trọng biết yêu cuộc sống.

Chủ thể vị tha tách xa cái thiện ra khỏi cái ác đã gây ra tội ác, vì cái ác luôn chống lại chủ thể chính là cá thể có cá tính luôn biết đòi hỏi công bằng qua công lý, luôn thấu hiểu tự do để có tự chủ. Chủ thể tôn trọng bổn phận và trách nhiệm, nhưng chủ thể muốn làm công dân trong ý nghĩa toàn vẹn nhất, với giá trị phổ quát nhất : chủ thể của tự do hành động vì công lý. Cá tính của chủ thể trong sáng tạo biết song hành, biết chung lưng đấu cật với cái lành, cái tốt, cái hay, cái đẹp để sáng tạo của chủ thể phải là tác phẩm của cái thiện, hoàn toàn mâu thuẫn với cái ác. Vì cái ác gây ra tội ác, ngược lại với cái nhân, có sự thương yêu biết hiến dâng lòng bác ái, có thiện chí biết hiến tặng thiện tâm ; trong khi đó cái ác không những gây nên nỗi khổ, niềm đau cho nạn nhân của nó, mà còn truy, hủy, giết, diệt nhân phẩm của nạn nhân này.

Cái ác không phải chỉ là lỗi, mà chính là tội : tội ác đã giết thân xác, diệt cuộc sống, hủy nhân cách của nạn nhân, bằng bạo lực của bạo quyền, bằng bạo hành của tà quyền, nó mang bản chất của bạo động, hoàn toàn ngược lại với phẩm chất bất bạo động của hệ nhân (nhân từ, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn).

Định chất chủ thể v tha

Chủ thể vị tha tách biệt hẳn cái tốt ra ngoài xa cái ác đã gây ra tội ác, đã diệt cái sinh, chính là sự sống đang bị cái ác gây thương tích, tạo thương tật, gây ra thương đau trong xã hội. Chính cái ác báo hiệu cái chết đang tới, nó báo động cái sinh trong sự sống đang bị đe dọa bởi bạo lực, được bảo kê bởi bạo quyền, được hà hơi tiếp sức bởi tà quyền, bất chấp công tâm và công lý. Muốn chống lại cái ác, thì sự hiểu biết về công bằng và công lý không đủ, sự thấu đáo về tự do, tự chủ không đủ, mà phải vận động tư duy qua hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) trên hệ nhân (nhân phẩm, nhân từ, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn). Cả hai hệ (luận nhân) này, phải đủ hùng lực để chế tác ra hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) biết bảo vệ cái sinh trong nhân thế, bảo hành sự sống cho nhân sinh.

Chủ thể vị tha chính là cậu nối giữa sự thật chân lý để làm sáng lên lẽ phải là chính các chế độ của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) mang bản chất toàn trị từ hành vi tới hành động, có phản xạ gây tội ác để thuần hóa dân chúng. Các chế độ độc đảng-toàn trị mang phản ứng dễ dàng gây tội ác vì không có công lý nghiêm minh của tam quyền phân lập như các chế độ dân chủ. Các chế độ độc đảng-toàn trị không có tam quyền phân lập, không có dân chủ, nên có phản xạ và phản ứng truy hiếp nhân dân, vì không có lý trí, không có trí tuệ, không có tuệ giác về nhân quyền. Không nhượng bộ, không thỏa hiệp, Chủ thể vị tha sẽ đi đến kết luận là các chế độ độc đảng-toàn trị gây tội ác nhiều hơn các chế độ dân chủ ; các chế độ độc đảng-toàn trị giết người nhiều hơn các chế độ tôn trọng nhân quyền. Các chế độ độc đảng-toàn trị gây tội phạm qua nhiều thế hệ đậm hơn, sâu hơn, rộng hơn các chế độ dân chủ, biết tôn trọng nhân quyền.

Cái ác của các bạo quyền độc đảng toàn trị thấy được trong nhân kiếp của các nạn nhân, mà thí dụ cụ thể là cách hành xử của Đảng cộng sản Việt Nam từ khi cướp được chính quyền 1945 : tù đày vô hạn định, không được xét xử, không có tòa án, với sự vắng mặt tuyệt đối của tư pháp, của tòa án, và nhất là sự im hơi lắng tiếng trong toàn bộ của các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi chủ thể vị tha phân tích sâu vào quan hệ quyền lực giữa các lãnh đạo cấp trung ương, các kết quả điều tra về sử tính của Đảng cộng sản Việt Nam cho xuất hiện các hằng số sau đây : cái ác xuất hiện tức khắc trong đấu tranh nội bộ vì quyền lực, mà bạo động của tội ác thanh trừng nhau giữa các đồng chí là phản xạ giết chóc thay cho đối thoại. Một loại tội ác mà công chúng và xã hội không được thông tin và tuyệt đối cấm có ý kiến, mọi đối thoại để đối luận đều bị bóp chết ngay trong trứng nước.

Cái ác hành xử với mật độ trừng phạt và hãm hại khốc liệt cả một kiếp người. Tại đây, tội phạm gây ra tội ác không cần chứng từ, chứng nhân để buộc tội nạn nhân, mà hoàn toàn có tự do sinh sát trên mạng sống và cuộc đời của nạn nhân. Cái ác trấn áp tràn lan, một cách vô tội vạ, bất chấp công lý, bất cần xã hội, bất tuân công pháp, nó hoành hành ngay cả trên hàng trăm nạn nhân vô tội bị vu oan, vu khống, vu cáo. Chủ thể vị tha phải có phương pháp luận nghiên cứu về tội ác, mà thí dụ cụ thể là tội ác thảm sát ở Huế 1968 đã thủ tiêu nhiều ngàn người trong một thời gian chớp nhoáng. Tại đây, có tất cả các trách nhiệm từ cấp trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, cấp quân ủy của Đảng cộng sản Việt Nam, cấp bộ đội địa phương, mà chúng ta không quên các trí thức, các văn nghệ sĩ theo cộng sản, các điềm chỉ viên lợi dụng tội ác để vu oan, vu cáo, vu khống các nạn nhân. Và chủ thể đại diện cho vị tha cũng không được quên : các tuyên bố man trá của cấp trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam phủ nhận sự cố này, các lời khai giả dối của cấp địa phương của Đảng cộng sản Việt Nam chối bỏ sự cố này, các lời trần tình gian xảo của các tác nhân tìm cách "chạy tội" cho Đảng cộng sản Việt Nam về sự cố này. Cuối cùng thì chủ thể vị tha không được quên quá trình ăn năn, hối lỗi của các tội phạm.

VIETNAM-TRIAL-CORRUPTION

Ông Đinh La Thăng nghẹn giọng nói : "Hãy đối xử với tôi công bằng", "Hằng ngày tôi phải chịu tù đày, tra tay vào còng, phơi mặt trên báo. Vì vậy, theo quyền và luật, Hội đồng xét xử hãy cho tôi được nói và được nói sự thật" (VnExpress, 18/12/2020)

Chủ thể v tha trước bạo quyền trị

Các chứng nhân chính là nạn nhân của các trại học tập từ Nam ra Bắc đều công nhận có tra tấn, có thủ tiêu các nạn nhân trong các trại học tập, cách giết người dã man mạt vận nhất không tốn kém một viên đạn nào là đập vỡ sọ các nạn nhân giữa đêm trên bãi vắng hay ngay trong trại. Song hành với tội ác là sự man trá của tà quyền trong đời sống thường nhật qua các bản kiểm thảo, các lời tự khai, các khảo tra bằng tra tấn hoặc cái buổi phê bình và tự phê bình cùng với chiến dịch nhục mạ nạn nhân bằng những khẩu lệnh, những tuyền truyền bất nhân nhất. Sỉ nhục chế độ miền Nam qua tuyên truyền một chiều, nhục mạ các quân nhân, viên chức, trí thức, văn nghệ sĩ của miền Nam bằng những lời lẽ tồi tệ và thâm độc.

Cạnh đó không quên khai thác sự sợ hãi của các nạn nhân, để tổ chức các điểm chỉ viên là các tác nhân chấp nhận làm "antenne" cho quản giáo, để chia rẽ, để phân hóa, để truy cùng diệt tận các nạn nhân bị nghi ngờ là vẫn còn nguy hiểm cho chế độ mới. Tất cả từ điểm chỉ viên tới các công dân liêm chính mang số kiếp "cá nằm trên thớt" mà các quản giáo, các cai ngục có quyền sinh sát. Tất cả những ai đã là nạn nhân của các trại học tập đều xác nhận là không phải trại mà là nhà tù, không có học tập mà chỉ có cái ngu cầm quyền bằng cái độc để cái ác lộ diện nguyên hình của kẻ thắng trận bằng bạo lực, chớ chưa hề thắng cuộc bằng nhân tâm, vì chính kẻ thắng đã mất hẳn nhân đạo của đồng bào, nhân tính làm nên nhân nghĩa giữa các con dân của Việt tộc.

Thảm trạng thuyền nhân không chỉ có ở miền Nam sau 1975, nó lan tràn ra Bắc với dòng người Việt gốc Hoa, trong quy trình bị quy chụp là nội gián cho Trung Quốc khi đang có chiến tranh với Việt Nam năm 1979, ngay sau chiến tranh biên giới với Campuchia từ 1977 tới 1979. Rồi cái ác lại tái diễn với bạo hành của bạo lực, với cái tội tới từ cái tham qua các chặng đường : chuẩn bị vượt biên, trên đường đi bị công an biên phòng trấn lột, tù đày, ra biển không gặp giông bão, lại gặp hải tặc.

Chủ thể vị tha không thơ thẩn với các quan điểm mơ hồ về khoan dung, mà phải biết nhập nội vào một chuyên ngành mới : tội phạm học tổng quan, trong đó tội phạm học thượng tầng, tội phạm học chính thể, tội phạm học bạo hành, tội phạm học định chế, tội phạm học lý lịch, tội phạm học kỳ thị tương tác để bổ sung cho nhau làm rõ nét Việt sử cận đại dưới bạo quyền độc đảng toàn trị. Nơi mà Đảng cộng sản Việt Nam độc trị trong độc tài với các tội ở các mức độ, mật độ, cường độ ở mức, ở tầng, ở dạng bất nhân thất đức cao.

Chủ thể vị tha không ngoa ngoắt với các quan niệm ba phải về khoan thứ, mà phải thấy hệ dây chuyền của tội ác, từ một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn (1954-1975) với nhiều triệu nạn nhân, cho tới thảm trạng thuyền nhân (1975-1985) đã lên tới hằng trăm ngàn nạn nhân, với một hình tượng tuyệt vọng tuyệt đối của một Việt tộc sống cạnh biển, với nửa quê hương là biển, lại không phải là một dân tộc với kinh nghiệm đường thủy cao, đã vô tình biến Biển Đông của mình thành nghĩa trang mênh mang chôn vùi bao đồng bào thuyền nhân. Đây là hậu quả của hậu quả về một chính sách nơi mà bạo quyền độc đảng toàn trị luôn cầm dao, cầm súng để trừ, để khử, để vứt ra khơi, đưa đồng bào vào lối chết : tội ác của bạo kiếp bằng tử lộ !

Chủ thể v tha trước tham nhũng trị

Chủ thể vị tha xem chuyện bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác của bạo quyền độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham đất ! Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác, mà công lý không dung, lương tri không tha. Dân oan đòi đất, dân oan đòi quyền được trong ấm ngoài êm… trên mảnh đất của mình. Dân oan đòi đất, dân oan đòi nhân quyền đuợc sống trên mảnh đất của mình, để nhân lý phải có mặt trong công lý. Dân oan đòi đất, dân oan đòi nhân vị được sống trên mảnh đất của mình để nhân phẩm được bảo vệ bởi công pháp. Dân oan đòi đất, dân oan đòi nhân cách đuợc sống trên mảnh đất của mình để nhân nghĩa được bảo vệ bởi công luật. Dân oan có nhân cách toàn diện, không những đấu tranh để đòi lại đất của mình, mà còn đấu tranh rộng hơn chống chính quyền dùng bạo lực đàn áp, khủng bố dân oan.

Chủ thể vị tha nhìn dân oan đang phải chịu kiếp bụi mà thủ phạm là bạo quyền độc tài, tà quyền tham quan, ma quyền buôn đất. Số kiếp dân oan bị vùi dập bởi bạo quyền độc tài nhưng nhân cách lớn ra trong tiếng thét đòi công lý ! Số kiếp dân oan bị vùi lấp bởi tà quyền tham quan nhưng nhân cách dân oan lớn ra trong tiếng thét đòi công pháp ! Dân oan đòi nhân địa của mình, vì không muốn ma quyền buôn đất thổ âm hoá nhân địa của mình, chúng vùi nhân cách dân oan, chúng ngăn chặn, chúng đàn áp, chúng bóp ngộp dân oan để bứng họ ra khỏi đất của họ, đây là tội ác mà tội phạm học phải điều tra tới nơi tới chốn. Vùi nhân cách dân oan, ma quyền buôn đất phá nhà, đập nát bàn thờ, có khi chúng đá đổ rồi dẫm lên mâm cơm gia đình, chúng tra tấn dân oan ngay trên mảnh đất của họ : đây là dung mạo của tội ác.

Chủ thể vị tha thấy dân oan sống trong oan luật được viết bằng tội ác, vì bạo quyền đã cướp luật pháp để cướp đất của dân, vì tà quyền đã trộm công luật để giật đất dân. Dân oan đòi công pháp, dân oan chỉ gặp : ma trận ! Nơi mà quỷ quyền đang vây bủa dân oan ! Thủ phạm là bọn tham quan cướp ngày, chúng cướp đất bằng quy hoạch, chúng cướp đất vì chúng không có nhân tính, chúng cướp đất vì chúng không có lương tri, chúng cướp đất vì chúng không có đạo lý, chúng cướp đất vì chúng không có tình nghĩa.

Bọn bạo quyền độc tài bất tín xua đuổi dân oan, bọn tà quyền tham quan bất trung bắt oan dân, bọn ma quyền buôn đất bất nhân loại bỏ dân oan. Bọn gây ra tội ác này vì chúng trống lương tri, chúng chỉ biết trộm, cắp, cướp, giựt ! Nên tội ác đã nhuộm đen nhân cách của chúng, chúng ăn tươi nuốt sống, chúng không có đạo đức, chúng sống nhờ buôn chức bán quyền, chúng không có luân thường, chúng chỉ biết ăn trên ngồi trốc, chúng không biết ăn ở có hậu, nên nhân kiếp của chúng sẽ vô hậu ! Mọi tội ác của chúng phải được xét xử nghiêm minh.

vitha8

Chủ thể v tha trước công an trị

Chủ thể vị tha biết phân tích phải biết đường đi nước bước để tìm tới nhân bản mà chống lại cái ác, mà rõ các định đề của nhân quyền, biết lấy nhân vị của tự do để bảo vệ nhân bản và nhân văn ; có nhân tri của dân chủ để bảo đảm nhân lý và nhân tính ; nhận nhân đạo của bác ái để bảo hành nhân tâm và nhân từ, tất cả hệ nhân này phải trực tiếp phục vụ cho : nhân phẩm để chống lại tội ác, vô hiệu hóa tội nhân, vô dụng hóa tội đồ, cô lập hóa toàn bộ liên kết tội ác-tội nhân-tội đồ.

Chủ thể vị tha thấy được hàng trăm nạn nhân hàng năm bị hành hung, tra tấn cho tới mất mạng trong các đồn công an, và xã hội sẽ không tính được bao nhiêu nạn nhân khác bị tra tấn đến trọng thương, khi về lại được gia đình chỉ vài ngày là tử thương. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có thống kê tử suất trong các đồn công an cao nhất. Đây là một thực tế với các chứng tích về một loại tội ác chỉ có trong các chế độ độc đảng toàn trị, nơi mà pháp luật của dân chủ, công lý của nhân quyền không sao tới được để bảo vệ các nạn nhân nằm trong bàn tay giết người của cả một hệ thống công an trị, bất chấp công lý.

Tội ác giết người trong các đồn công an, phải được tội phạm học khảo sát và điều tra qua ít nhất là ba định hướng đã làm nên tầm vóc của chuyên ngành này, khi nó nghiên cứu về các chế độ độc đảng-toàn trị, kiểu Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba và Việt Nam. Chủ thể vị tha nhận cho rõ về nạn nhân tràn lan, nơi mà tội ác tới từ công an trị luôn được bảo kê và bao che bởi độc đảng-toàn trị, nơi mà chính các thủ phạm là công an có đầy đủ ý thức khi giết hại dân chúng với khẩu hiệu của bảo hộ độc đảng-toàn trị : "còn đảng, còn công an".

Chủ thể vị tha thấy được hậu nạn không tư pháp, nơi mà tòa án cùng công lý không có các điều kiện bình thường để điều tra về thực cảnh của tội ác, hành vi của tội phạm, từ đó kiểm tra về bản chất của cái ác trong tay các công an khi cái ác quyết định cái độc "đòn thù" của công an đã dẫn đến cái chết. Chủ thể vị tha hiểu rành mạch các hệ lụy của tử nạn, thân nhân của nạn nhân muốn biết sự thật trong các đồn công an đã gây ra cái chết, thì họ sẽ bị một hệ thống tư pháp là công cụ đã bị thuần hóa bởi cơ chế độc đảng-toàn trị, ngăn cản không cho tiếp nhận sự thật về tội ác. Thủ phạm chính là công an, những kẻ nhận nhiệm vụ phải bảo vệ công dân, nhưng làm chuyện ngược lại là giết dân.

Chủ thể vị tha biết xem để xét các tội ác công an trị và tội ác độc đảng-toàn trị chỉ là một ; nơi mà tội ác công an trị là hạ nguồn của tội ác độc đảng-toàn trị là thượng nguồn, chính cái ác của lãnh đạo làm ra tội ác của công an để bảo vệ nó. Tội ác công an trị và tội ác độc đảng toàn trị chỉ là một ; nơi mà tội ác công an trị là hạ tầng của tội ác độc đảng-toàn trị là thượng tầng, nơi mà chính sách của độc đảng-toàn trị đã mở cửa, đặt nền, dựng tường, che mái cho các tội ác của kẻ giữ cửa, giữ nhà, giữ đất, giữ quyền cho độc đảng-toàn trị. Tội ác công an trị và tội ác độc đảng toàn trị chỉ là một ; nơi mà tội ác công an trị là hành động của tội ác độc đảng-toàn trị là ý đồ, nơi mà tội ác đóng đầy đủ vai của nó là lấy cái ác để gieo sợ hãi, diệt đối kháng.

vitha9

Một buổi đấu tố trong cải cách ruộng đất và nạn nhân bị hành hình ngay tại chỗ

vitha10

Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp năm 1955 tại Việt Nam

Chủ thể v tha trước tội ác của chính quyền

Qua các chặng đường đi lên của tội phạm học, chuyên ngành này có những bước tiến ngày càng cao, sâu, xa, rộng để nhận định tội ác, để phân tích và giải thích các tội ác về mặt vĩ mô. Bằng kinh nghiệm đau thương của hai thế chiến trong thế kỷ XX, nhất là thế chiến thứ hai, khi Đức quốc xã đã tàn sát chủng tộc Do Thái bằng một ý thức hệ kèm theo một hệ thống truy diệt có quy mô cả Âu Châu. Các tòa án quốc tế đã ra đời khi thế chiến thứ hai chấm dứt, không những chỉ xử các cá nhân là thủ phạm chính mà còn xử một chính quyền, một chế độ, một cơ chế đã tổ chức quy mô các cuộc tàn sát.

Tại các tòa án quốc tế này, thủ phạm trước vành móng ngựa là : chính quyền ! Có động cơ lẫn hành động lấy cái ác để giết người, để diệt một sắc tộc ! Khi các tòa án quốc tế ra đời, thì phạm trù lý luận không những của luật học mà của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn đã có định đề để định luận rồi định nghĩa thế nào là : tội ác của chính quyền. Tội ác này mang ý định của một chính sách, có ý muốn của một chính phủ, mang theo ý đồ của một chính quyền, lấy cái diệt để hủy cái sống trên bình diện rộng mà nạn nhân là một sắc tộc, một dân tộc, một cộng đồng, một tập thể.

Chính sự lớn mạnh của các cuộc đấu tranh vì nhân quyền đã trợ lực trực tiếp để làm rõ cái giết để hủy cái sống của các chính quyền sẵn sàng gây tội ác, không những bất chấp vấn đề lương tâm của nhân tính, mà còn bất tuân các luật pháp quốc tế muốn bảo vệ sự sống. Khám phá về tội ác của một chính quyền qua điều tra, nghiên cứu, khảo sát, điền dã… các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, luôn được sự hỗ trợ của các quốc gia có dân chủ vững, có nhân quyền mạnh, luôn muốn bảo vệ văn minh của họ, họ chống lại cái ác sinh ra cái giết chóc, họ chống lại cái man rợ của tội ác luôn ngược chiều với nhân tính. Sự ra đời và hiện diện thường trực của Liên Hiệp Quốc luôn được hậu thuẫn của các quốc gia dân chủ, muốn bảo toàn nhân quyền, muốn bảo vệ văn minh, tất cả đều muốn làm rõ để hiểu từ lý luận tới giải luận, từ lập luận tới diễn luận về phạm trù tội ác của chính quyền. Và không một chính quyền nào được đứng ngoài vòng pháp luật, đứng trên luật hình sự quốc tế.

Khi định tội để xử tội các tội ác của chính quyền, thì nhân chứng và chứng từ của nạn nhân của chính quyền sẽ đóng vai trò chứng thực để luật pháp vào cuộc. Với sự có mặt của sử học, nơi đây ký ức tập thể sẽ trợ lực cho hồi ký cá nhân, nơi đây bút ký của chứng nhân sẽ có chỗ dựa là tri thức của cộng đồng về các dữ kiện giờ đã là chứng tích của tàn sát, của thảm sát, của giết chóc, của tra tấn, của tù đày, của cái nhẫn tâm diệt cái nhân tâm trong não bộ của một chính quyền. Nhưng khi có định đề để định luận rồi định nghĩa về tội ác của chính quyền nạn nhân của chính quyền, thì cũng vẫn chưa đầy đủ, các chuyên gia về tội phạm học phải trở lên thượng nguồn để nhập nội vào tư duy của tội phạm, tức là vào cấu trúc tri thức của một chính quyền, của kẻ nắm quyền lực trong tay để hiểu tại sao thủ phạm tạo ra tội ác có tổ chức vĩ mô truy diệt một sắc tộc, một dân tộc, một cộng đồng, một tập thể…

Tại đây, phải tìm hiểu một chính quyền có định đề gì để định luận rồi định nghĩa về : kẻ thù của chính quyền của nó : Tại sao một thể chế lại xem một sắc tộc, một dân tộc, một cộng đồng, một tập thể là đối phương rồi biến họ không những thành đối thủ mà thành tử thù để diệt đường sống của họ ? Quan niệm kẻ thù đã trở thành tử thù giúp chúng ta hiểu trọn vẹn quá trình tư duy của thủ phạm : đề nghị-bàn luận-quyết định-hành động-kết quả ; trong quá trình này kẻ sát nhân hay thủ phạm chặn đường sống của nạn nhân qua trại tập trung, trại cải tạo, qua tù đày, qua tra tấn… luôn hành động với ý thức là tìm kết quả cho nó bằng cách gây nên hậu quả cho các nạn nhân của nó.

Khi nghiên cứu về tương quan giữa tội ác của chính quyền, nạn nhân của chính quyền kẻ thù của chính quyền, các chuyên gia về tội phạm học phân loại ra hai loại thảm sát khác nhau cả về động cơ lẫn hậu quả : thảm sát một sắc tộc khác, trường hợp của Đức quốc xã diệt dân Do Thái ; và thảm sát chính sắc tộc của mình, trường hợp của Khmers đỏ, chính quyền của Pon Pot tiêu diệt chính đồng bào của nó. Khi khảo sát về trường hợp của Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng cộng sản Việt Nam thì quá trình tư duy của thủ phạm : đề nghị-bàn luận-quyết định-hành động-kết quả trở nên phức tạp, vì có nhiều quá trình gây tội ác theo kinh nghiệm của kinh nghiệm, mà các chuyên gia về tội phạm học đặt tên là kinh nghiệm bồi đắp cho kinh nghiệm, trong ngạn ngữ phương Tây nó còn mang tên là quá trình quả cầu tuyết. Được hình tượng hóa qua một vài hạt tuyết quyện vào nhau trên đỉnh núi và khi lăn từ đỉnh núi xuống chân núi thì nó có thể biến thành một quả cầu lớn nghiến nát mọi trở lực trên con đường tự tiến của nó. Triết học đạo đức và luân lý lại đưa ra một hình tượng khác là : vòng xoáy của bạo lực, nơi mà cái ác tạo ra cái ác, vì bạo lực tạo ra bạo động để bạo động luôn bị trả-giá-rồi-đấu-giá qua thách thức, để cái bạo ngày càng bạo, cái ác ngày càng ác ; cứ thế mà để cái bạo leo thang cùng cái ác, để rồi không ai có thể nắm dao đằng chuôi được, như tổ tiên ta đã dặn dò con cháu.

Hãy cụ thể hóa trường hợp của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình tư duy tội phạm : đề nghị-bàn luận-quyết định-hành động-kết quả qua các giai đoạn lịch sử cận đại và hiện đại mà nạn nhân lần này là cả một dân tộc : Việt tộc ! Khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, thì giai đoạn tội phạm đầu tiên là truy diệt các đối thủ bị xem như "tử thù" có mặt trong chính giới, hiện diện trong chính trường mà nạn nhân là các đảng, các nhóm từ Quốc dân đảng tới Đệ tứ cộng sản (Trotskistes)… Chính kinh nghiệm giết hại các đối phương, mà dân tộc không có quyền năng và phương tiện để buộc tội, không có pháp luật để truy tố Đảng cộng sản Việt Nam, nên cướp chính quyền bằng bạo lực năm 1945 thì sẽ nắm chính quyền qua bạo hành sau 1954 ; cái ác đã lần mò tới để tổ chức thảm sát chính dân tộc mình qua Cải cách ruộng đất 1956-1958.

Bạo lực theo vòng xoáy bạo lực, với đàn anh là Mao tác giả của tử thuyết : "sự thật chỉ nằm trên đầu súng", trong bối cảnh của các phong trào cộng sản mà Liên Xô chủ trương "bạo động cách mạng" để lập "chuyên chính vô sản", thì mọi tội ác được tầm thường hóa với cuộc nội chiến mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc vào tử lộ với hơn 6 triệu đồng bào cả hai miền Bắc Nam bị giết hại. Tầm thường hóa cái ác để bình thường hóa cái bạo chủ mưu cho cái tội, thì chuyện bỏ tù (trá hình với tên gọi trại học tập) các trí thức, nghệ sĩ, viên chức… của miền Nam sau 1975 là một quy trình tội phạm vĩ mô trên bình diện quốc gia.

Từ đó, chuyện bao triệu đồng bào bỏ trốn chính quyền này bằng đường biển, mà số liệu người bỏ mạng trong biển khơi hoặc bị hải tặc truy giết lên tới nhiều trăm ngàn nạn nhân.

Tầm thường hóa cái độc để bình thường hóa cái tà làm chỗ dựa cho cái ác đối với Đảng cộng sản Việt Nam giờ đã thành "cơm bữa". Bỏ tù những người yêu nước biểu tình chỉ vì hô to "Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam" ; khủng bố những ai bảo vệ môi trường chỉ vì chỉ mặt gọi tên bọn Formosa là bọn giết môi sinh miền Trung của đất nước. Bắt bớ các nhà hoạt động cho dân chủ chỉ vì công bằng và tự do ; truy nã những nhà hoạt động cho nhân quyền chỉ vì muốn sống trong một thể chế pháp quyền, nơi mà tự do được làm người lương thiện phải được bảo vệ bằng pháp luật trước tội ác hằng ngày của chính quyền. Quá trình quả cầu tuyết song hành cùng vòng xoáy của bạo lực từ cái độc qua cái ác, từ cái lỗi tới cái tội đều có quy luật nhân quả của nó, trong lịch sử của nhân loại, với ngạn ngữ mà cả nhân loại đều biết : gieo gió gặt bão !

vitha11

Tam giác luận của vị tha :

Chữa trị-chữa lành-chữa khỏi đau khổ

Nếu vị tha biết chữa trị, chữa lành, chữa khỏi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh, thì vị tha vừa là phạm trù thông minh, vừa không gian thông thái có tiếp cận, có phương pháp của nó. Như vậy, chủ thể vị tha không những có mặt để vô hiệu hóa cái ác, để hữu hiệu hóa cái thiện, mà còn để giúp các nạn nhân của cái ác chữa trị, chữa lành, chữa khỏi từ hậu quả đến hậu nạn của tội ác.

Nếu quan niệm vị tha một phạm trù của sự thông minh, thì chủ thể vị tha sẽ được trợ lực bằng ba sự thông minh khác :

- Sự thông minh biết công nhận sự công bằng trong mọi quan hệ xã hội giữa mình và tha nhân.

- Sự thông minh biết công nhận sự tôn trọng lẫn nhau trong đời sống xã hội giữa mình và tha nhân.

- Sự thông minh biết chống kỳ thị làm ra sự miệt thị trong tổ chức xã hội giữa mình và tha nhân.

Nếu quan niệm vị thamột không gian của sự thông thái, thì chủ thể vị tha sẽ được trợ sức bằng ba sự thông thái khác :

- Vị tha là gốc của đạo lý để nhận ra cái rễ hay, đẹp, tốt, lành của nhân lý.

- Vị tha là cội của đạo đức để nhận ra cái nguồn cao, sâu, xa, rộng của nhân phẩm.

- Vị tha là nền của luân lý để nhận ra trách nhiệm của nhân đạo, bổn phận của nhân tâm và sự mệnh của nhân từ.

Khi chủ thể vị tha nhận ra cả hai : vị tha vừa là phạm trù thông minh và vị tha vừa là không gian thông thái có tiếp cận, có phương pháp của nó, thì chúng ta sẽ lần tìm đến các tam giác luận sau :

- Vị tha có trách nhiệm-bổn phận-sứ mệnh trợ lực cho các nạn nhân của cái ác chữa trị, chữa lành, chữa khỏi các hậu quả do tội ác gây ra, thì vị tha là hiện thân của nhân đạo-nhân tâm-nhân từ.

- Vị tha khi là hiện thân của nhân đạo-nhân tâm-nhân từ thì vị tha phải lập ra một tam giác luận mới : chủ thể-tha nhân-đồng loại, nơi mà cả ba có cùng một nhân vị-nhân bản-nhân phẩm.

- Vị tha khi công nhận sự cùng làm nên sự chung nhân vị-nhân bản-nhân phẩm, thì vị tha phải chế tác ra một tam giác luận chung trong đó cái chúng tôi-cái chúng ta-cái chúng nó phải có công bằng mà không có dị biệt, có công lý mà không có kỳ thị, có công luật mà không có phân biệt đối xử.

Chủ thể vị tha sẽ tìm tới nhận thức làm nên từ kiến thức tới tri thức là :

- Ý thức biết chọn lựa vị tha để đứng về phía cái thiện.

- Ý nguyện đứng về phía cái thiện để bảo vệ cái nhân.

- Ý nguyền bảo trì cái thiện và cái nhân bằng cách bảo vệ nạn nhân của tội ác.

Tam giác ý thức-ý nguyện-ý nguyền không hề mơ hồ mà cũng chẳng hề trừu tượng, vì tam giác nhận thức này sẽ xây dựng được ý muốn-ý định-ý chí của chủ thể vị tha để bảo vệ :

- Sinh hoạt xã hội tốt trong quan hệ xã hội tốt.

- Tổ chức xã hội tốt trong đời sống xã hội tốt.

- Cơ chế xã hội tốt trong định chế xã hội tốt.

Khi chủ thể vị tha hội tụ được hai tam giác luận ý thức-ý nguyện-ý nguyền cùng với ý muốn-ý định-ý chí từ tính toán tới toan tính, thì chủ thể vị tha sẽ hành động không những bằng quyết mà cả bằng quyết chí để tạo ra :

- Những tiềm năng mới cho vị tha dấn thân để chống lại tội ác.

- Những khả năng mới cho vị tha đấu tranh chống cái ác.

- Những tiềm năng mới cùng khả năng mới vì vị tha thay đổi nhân sinh, đưa nhân loại ra khỏi cái ác, đưa nhân thế xa rời tội ác.

Tại đây, chủ thể vị tha sẽ khám phá ra một tam giác luận mới nữa, tam giác luận của cùng và của chung một nỗi khổ niềm đau :

- Nỗi lo của riêng tôi có cùng một nguồn với nỗi lo của tha nhân.

- Niềm đau của tôi có cùng một cội với nỗi khổ của tha nhân.

- Nỗi khổ niềm đau của tôi và tha nhân có cùng giòng sinh mệnh trong cùng một nhân kiếp.

Khi tam giác luận nỗi khổ niềm đau xuất hiện, thì chủ thể vị tha sẽ thấy rồi thấu rằng :

- Khi công nhận sự công bằng trong nhân sinh đây chính là nền tảng của công lý xã hội.

- Khi công nhận sự tôn trọng lẫn nhau đây chính là nguồn cội của sự tự tôn trọng mình.

- Khi vị tha đứng chung rồi đứng cùng với cái thiện, cái nhân để làm ra cái tốt, cái lành thì vị tha không bao giờ đứng chung với cái ác, đứng cùng với tội ác ; và vị tha sẽ không bao giờ ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm với cái thất nhân bất đức.

Lê Hữu Khóa

(23/04/2021)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1207 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)