Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

08/06/2021

4. Chủ thể công lý

Lê Hữu Khóa

"Công lý không hiển hiện trong nhân sinh, mà là kết quả của một quá trình đấu tranh chống bất công, mà bất công có thượng nguồn là bất bình đẳng và bất công có hạ nguồn là bất nhân thất đức. Công lý có rễ là công tâm, có nguồn là công bằng, có gốc là công luật, có cội là công pháp. Mà liên hợp công lý-công tâm-công bằng-công luật-công pháp sẽ hình thành liên minh vì trí tuệ của nhân sinh, để trở thành liên hiệp vì tuệ giác của nhân loại…".

"Chủ thể công lý Việt phải bắt đầu đọc lại Việt sử, để thấy hành trình của Việt tộc luôn là hình trình đi tìm công lý trước ngoại xâm và nội xâm. Khi chủ thể công lý Việt này đã nhận ra công lý thì sẽ bảo vệ toàn vẹn đất nước, bảo đảm đạo lý dân tộc, bảo hành đạo đức giống nòi tới cùng trước mọi ngoại xâm và nội xâm".

 

 

chuthecongly-pdf.pdf

 

congly1

Định luận của công lý

Công lý không hiển hiện trong nhân sinh, mà là kết quả của một quá trình đấu tranh chống bất công, mà bất công có thượng nguồn là bất bình đẳng và bất công có hạ nguồn là bất nhân thất đức. Công lý có rễ là công tâm, có nguồn là công bằng, có gốc là công luật, có cội là công pháp. Mà liên hợp công lý-công tâm-công bằng-công luật-công pháp sẽ hình thành liên minh vì trí tuệ của nhân sinh, để trở thành liên hiệp vì tuệ giác của nhân loại. Tính liên kết công lý-công tâm-công bằng-công luật-công pháp vừa là hành lý để dấn thân, vừa là hành trang để đấu tranh, sẽ lập nên hành vi, dựng lên hành động, tạo ra hành tác của chủ thể công lý. Nghiên cứu để phân tích, điều tra để phân giải, khảo sát để phân minh phạm trù công lý không hề bị giới hạn để bị đóng khung trong lãnh thổ học thuật của luật học, mà phạm trù công lý đòi hỏi một phương pháp luận liên ngành. Tại đây, các điền dã thực địa của nhân họcxã hội học sẽ trợ lực cho sử học, để sử học sẽ trợ duyên cho triết học, và tất cả sẽ trợ lý cho luật học phải đúng trong phán quyết để trúng trong trong phán xử.

Hành luận của chủ thể công lý

Chủ thể công lý Việt phải bắt đầu đọc lại Việt sử, để thấy hành trình của Việt tộc luôn là hình trình đi tìm công lý trước ngoại xâm và nội xâm. Khi chủ thể công lý Việt này đã nhận ra công lý thì sẽ bảo vệ toàn vẹn đất nước, bảo đảm đạo lý dân tộc, bảo hành đạo đức giống nòi tới cùng trước mọi ngoại xâm và nội xâm. Vì chủ thể công lý Việt đã nhận ra độc lập đất nước, nhân phẩm dân tộc và tương lai giống nòi chỉ là một. Chủ thể công lý Việt phải trực diện trước thử thách về vận mệnh của Việt tộc ngàn cân treo sợi tóc, với một tà quyền độc đảng toàn trị hèn với giặc, ác với dân, ngày ngày truy cùng diệt tận các đứa con tin yêu của Việt tộc đấu tranh vì công pháp của dân chủ, vì công lý của nhân quyền.

congly2

Đi tìm cái công bằng cái lý

Con người nhận ra công lý qua cái bất công có mặt trong cuộc sống, khi con người thét lên : "bất công quá !", "bất bình quá !", "bất nhân quá !", thì con người đã bước vào nhân lộ để đi tìm nhân lý cho nhân sinh. Thấy bất công rồi tìm công lý bằng chính cái lý làm nên nhân tri, dựng lên nhân trí trong có cái công được chế tác ra bằng cái lý, để công lý biết bồng cái đúng của nhân bản, để cõng cái trúng của nhân vị.

Trong học thuật cũng vậy, ngay trên thượng nguồn của cổ triết từ Platon tới Aristote, chính họ đã giật mình rồi sửng sốt trước cái bất công, và các triết gia này đã nhập nội để nghiền ngẫm phạm trù công lý. Họ đã thấy đường đi nẻo về từ công lý tới công luật, để làm chỗ dựa cho luật pháp, họ mở ra con đường triết : muốn thấy được cái luật thì phải có cái pháp, mà muốn có cái pháp phải bắt đầu bằng cái triết.

Triết học về luật pháp sẽ trợ lực cho lý trí công luật, cho trí tuệ công pháp, trên tuệ giác của công bằng. Các tư tưởng gia thế kỷ thời ánh sáng cũng vậy từ Kant tới Montesquieu, từ Rousseau tới Voltaire, họ chỉ là vài tư tưởng gia của nhân loại nhưng họ đã đưa nhân loại vào quỹ đạo của công lý để chống bất công bằng tam quyền phân lập của dân chủ để bảo vệ nhân quyền. Họ đã phân tích để giải thích là nhân phẩm không chấp nhận bất công, nên nhân quyền phải vận dụng nhân lý để nhân trí bảo vệ cho bằng được công lý.

Khi đi tìm cái công bằng cái lý, để bồng cái đúng, để cõng cái trúng, thì không gian của công lý đã bắt đầu hiện hình với sự hiện diện của chính lý, nơi mà chính tâm làm nên chính luật, cụ thể là không có chính trị vì công lý nếu không có đạo lý vì nhân lý. Chính nhân lý với mắt thấy tai nghe về các bất công trong xã hội, đã làm nên cái bất nhẫn trong nhân sinh, từ đây đạo lý đóng vai trò chủ lực giữa nhân tri là : không thể chấp nhận bất công, chỉ vì bất công không chấp nhận được !

Hành luận 1 của chủ thể công lý phải là chủ thể của nhân loại luôn muốn bảo vệ nhân bản trong nhân gian, nhân vị trong nhân thế, chủ thể công lý phải đấu tranh cho công lý, vì công lý, để được sinh tồn bằng công lý. Và chính công lý sẽ là gốc, rễ, cội, nguồn của mọi định nghĩa về nhân lý, định đề về nhân tri, định luận về nhân trí, tất cả sẽ làm nên nội dung của nhân phẩm.

congly01

Cầm công lý để chặn cái ác

Khi lập luận trên không gian của công lý bằng đầu hiện hình với sự hiện diện của chính lý, nơi mà chính tâm làm nên chính luật, thì chúng ta phải cẩn thận với chính trị luôn đi tìm quyền lực, với chính giới là tác nhân của quyền lực, với chính khách là chủ thể của quyền lực. Qua lịch sử của nhân loại thì quyền năng của phương trình chính trị-chính giới-chính khách chỉ tồn tại được qua quyền lực, bằng quyền lực, rồi biến quyền lực thành chính quyền để quản lý xã hội, thậm chí để quản thúc nhân sinh. Bi kịch của nhân loại là có rất nhiều quyền lực tới từ bạo lực, bạo lực của chính quyền được mạo danh là cách mạng, với bạo hành chống dân tộc với mạo danh là đấu tranh giai cấp, với bạo động chống xã hội cũng với mạo danh là chuyên chính vô sản.

Hệ bạo (bạo lực, bạo hành, bạo động) làm nên bạo quyền không bao giờ chấp nhận "đội trời chung" với hệ công (công bằng, công lý, công luật, công pháp). Đây cũng chính là bi nạn của Việt tộc, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam 1930, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền 1945, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam áp đặt nội chiến huynh đệ tương tàn 1954-1975, cho tới nay đã gần một thế kỷ. Bi nạn làm nên thảm nạn, vì hệ bạo không làm nên chuyện thay đời đổi kiếp của Việt tộc theo hướng thăng hoa, mà ngược lại đã tạo lập ra một chế độ dựa trên cái ác : thanh trừng trị nội bộ song cặp cùng công an trị trên toàn dân, đặc quyền trị trong chính trị song lứa cùng tham nhũng trị trong xã hội…

Phạm trù của công lý là hành động bằng công luật, hành tác bằng công pháp luôn song hành với hành vi bằng công bằng, thì công lý không sao "ngồi cùng mâm, ăn cùng chiếu" với hệ thanh (thanh lọc, thanh toán, thanh trừng), với hệ tham (tham quyền, tham ô, tham nhũng), với hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân). Hệ hành (hành vi, hành động, hành tác) của công lý đứng về phía ánh sáng, còn hệ bạo (bạo lực, bạo hành, bạo động) của bạo quyền đứng về phía bóng tối của cái ác ! Mà các nạn nhân từ thảm án Nhân văn Giai phẩm tới thảm kịch của các tù nhân lương tâm hiện nay, mà tất cả đều là những đứa con tin yêu của Việt tộc, họ đã đặt tên cho cái ác của loại bạo quyền này chỉ là : "bọn chém sau lưng".

Hành luận 2 của chủ thể công lý là trực tiếp chống bạo quyền, hành sát những kẻ lương thiện trong bóng tối bằng tà quyền thì không thể nào chung lưng đấu cật với công lý, vì công lý đã đòi hỏi ngay trong thượng nguồn một nhân đạo mà bạo quyền không sao có được, đó là chính nghĩa ! Và khi công lý đã nhập nội vào chính nghĩa rồi thì chính cái ác sẽ chung mồ một mã với cái bất công.

516552201

Bồng công lý để ngăn cái bạo

Khi nghiên cứu về cái ác, thì ta thấy nó sẵn sàng giết người để cướp quyền, hại nhân để cướp của, mà ta còn phải thấy cho thấu là cái ác luôn làm ra những cái xấu, tồi, tục, dở tới từ những toan tính làm nên những tính toán thâm, độc, ác, hiểm của nó. Khi nó chưa sát hại được người thì nó vận dụng tuyên huấn, tận dụng tuyên giáo để thao túng, để giật dây, và khi nó chưa ám hại được người thì nó sẽ sử dụng bọn dư luận viên để quy chụp, để bôi nhọ các chủ thể yêu nước thương nòi mang nhân quan của công lý.

Nếu bạo quyền là "bọn chém sau lưng", thì đám dư luận viên đã mang một mạt hiệu mà nhân gian Việt gọi tên là "bọn chó cắn trộm". Hãy tìm hiểu bằng xã hội học thực nghiệm qua xã hội học thực địa để xây dựng nên xã hội học nhận thức, là giữa "bọn chém sau lưng""bọn chó cắn trộm", chủ thể công lý phải nhận ra thành phần âm binh thứ ba là đám ký nô, bút nô, văn nô. Chúng thuộc loại gà què ăn quẩn cối xay sống với thói ngậm máu phun người, có tên gọi mới là "bọn rắn gầm giường" lúc nhúc trong gần một ngàn cơ quan báo chí của bạo quyền với cốt lõi của tà quyền, vì tham quyền để cực quyền trong cuồng quyền.

Hệ công (công bằng, công lý, công tâm, công pháp, công luật) luôn đứng về phía ánh sáng, nên phải tránh âm giới của hệ quyền (bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền). Vì công lý không chỉ là công lý, mà phạm trù công lý đại diện không những cho các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) mà còn đại diện cho các giá trị của dân chủ (đa nguyên, đa đảng, nhân quyền).

Hành luận 3 của chủ thể công lý là hiểu luật chơi của công pháp, thấy trò chơi của công luật, thấu sân chơi của công lý luôn công bằng, nơi mà nhân loại biết dựa vào công lý để khai thác rồi khai sáng hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu…) chính là gốc, rễ, cội, nguồn của đa nguyên, làm nên nhân tri để phục vụ cho nhân lý.

congly4

Nắm công lý để cầm công luật

Khi ta nghiên cứu về phạm trù của công lý, ta không được quên hàm số của lịch sử, hằng số của văn hóa, cả hai đã làm nên ẩn số ngay trong giáo dục ; đó là câu chuyện ân đền oán trả. ân đền thì không nguy hiểm vì không có liên can gì tới cái ác, nhưng oán trả trong quy luật răng đổi răng, mắt đổi mắt, bất chấp luật mà giải quyết các vấn đề nhân sinh bằng ân oán giang hồ, thì đây là nơi mà cái ác sẽ chủ trì quan hệ giữa người với người ! Đó là không gian bạo động của oán thù, luật pháp bị vất đi, để cái oán được bạo hành, được truy diệt đối phương, truy sát đối thủ, truy cùng diệt tận đối thù bằng bạo lực. Nơi mà chỉ lấy oán tạo ra oán, nơi mà công tâm không được có phân tích, công luật không được có phân xét, công pháp không được có phân xử. Nếu bất chấp luật pháp, mà chỉ biết lấy oán tạo oán không những là một hành vi vắng từ bi, một hành tác trống khoan dung, một hành động rỗng vị tha, mà còn thể hiện một nhân sinh không nhân bản, một nhân gian không nhân vị.

Tại đây công lý không được rời công luật, không được xa công pháp, không được bỏ công tâm để xây nền đắp mái cho phạm trù bất bạo động ngay trong pháp lý, vì pháp lý không hề là pháp trường. Nên chủ thể công lý phải biết loại bỏ bạo động mà không sa vào man lộ lấy oán trả oán. Chính công lý có mặt là để ngăn, chặn, rào, chắn hệ bạo (bạo lực, bạo hành, bạo động, bạo quyền). Từ đây, chủ thể công lý phải vô cùng cẩn trọng với các án tử hình, vì kết án giết người chống thủ phạm giết người lại bằng án hành sát giết thủ phạm, mà không tạo cơ hội cho thủ phạm lấy lại nhân tính, để nhận lại nhân tri bằng nhân đạo ; thì kẻ kết án tử hình vẫn chưa đi trên con đường nhân đạo bằng chính nhân tâm của mình.

Vết thương của nạn nhân thường dẫn tới tâm lý báo thù, tự giải quyết oán thù, thay công lý để tự xử một mình chuyện ăn miếng trả miếng, trong khi đó công lý biết đề nghị sự xuất hiện một đệ tam nhân, và người thứ ba này có phân tích khách quan hơn, vì có phân xử không bị điều kiện hóa bởi "đòn thù". Từ điều tra tới tòa án, từ tuyên án tới kháng án, đệ tam nhân chính là pháp lý sẽ bảo vệ pháp luật, cùng lúc bảo vệ nạn nhân và không để nạn nhân tự xử bằng bạo lực của lấy oán trả oán. Tại đây, chính khả năng loại bỏ bạo động của công lý sẽ tránh được chuyện răng đổi răng, mắt đổi mắt. Chính chủ trương bất bạo động của Ghandi đã hóa giải luận chuyện lấy bạo lực trị bạo lực : "Nếu lấy mắt đổi mắt, thì nhân loại sẽ bị mù lòa bởi bạo lực của oán thù !".

Hành luận 4 của chủ thể công lý là khả năng tạo khoảng cách với tội ác, để có sự sáng suốt trước tội nhân, rồi tìm hiểu về nội chất của tội đồ, cùng lúc giữ tỉnh táo trứơc mọi hành động trả thù của nạn nhân, bất chấp công lý để leo thang trong bạo động lấy oán trả oán. Chính khả năng giữ khoảng cách để ngăn bạo động giữa hai bên thủ phạm và nạn nhân sẽ làm nên công tâm của chủ thể công lý.

congly5

Nắm công lý để giữ dân chủ

Nhân lộ của chính lýchính tâm làm nên chính luật, là lộ trình của nhân tri đã phải trả những giá rất đắt trước các bạo quyền độc đảng toàn trị đã tạo ra bất công, của tà quyền tham nhũng trị đã tạo ra bất bình đẳng. Mà bạo quyền và tà quyền này hành tác ngay trong chính trị, nơi mà chính giới đã bị lũng đoạn, nơi mà chính khách đã bị tha hóa, chính tham quyền sinh ra lạm quyền, chính cực quyền sinh ra cuồng quyền.

Đấu tranh vì công lý trước hết là đấu tranh vì công lý ngay trong phương trình chính trị-chính giới-chính khách, được kiểm soát rồi kiểm tra bằng phương trình chính lý-chính tâm-chính luật để chế tác ra chính tri, có nguồn cội từ nhân quyền, có gốc rễ từ dân chủ. Liên hợp công lý-nhân quyền-dân chủ chính là liên minh giữa các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) và các giá trị của đa nguyên có đa tài song hành cùng đa trí, có đa năng song lứa cùng đa hiệu, có đa lực bảo vệ đa tri. Khi con người bất nhẫn trước bất công, khi con người bị phản bội ngay trên các giá trị căn bản của nhân đạo, sự bất nhẫn trước các hành vi bội phản đã hình thành nên những tri thức của công lý để chống bất công, đã có mặt trong ngay quan hệ giữa nạn nhân với thủ phạm :

- Sự hứa hẹn không được tôn trọng, khi đảng cướp quyền đẩy dân tộc vào con đường cách mạng với nhãn hiệu vì công bằng xã hội, nhưng khi nắm được chính quyền rồi, thì đảng cầm quyền không thực thi công bằng xã hội. Ngược lại, nó còn chế tác ra một hệ thống xã hội mới với đặc quyền, đặc lợi, đặc ân của đảng cầm quyền, và nhân dân sẽ là tôi tớ để phục vụ cho hệ thống bất công mới này.

- Sự phân phối không công bằng, từ các điều kiện từ vật chất tới kinh tế, các cơ may từ giáo dục tới xã hội, nơi "con vua thì được làm vua" thuở xưa và thưở nay "con quan thì được làm quan". Với sự phân biệt ngay thượng nguồn của Đảng độc trị từ "hạt giống đỏ" tới "cán bộ nòi" cho tới tận "thái tử đảng".

- Sự phân xử bằng bạo lực thái quá, biến các công dân yêu nước thương nòi khi nói lên sự thật về bất công xã hội sẽ bị trừng trị nặng nề, từ khủng bố tới lao tù, từ ám hại tới ám sát, biến các đứa con tin yêu của dân tộc thành "các lực lượng thù địch" của chế độ.

Hành luận 5 của chủ thể công lý là yêu cầu rồi bó buộc đảng phái nắm quyền lực chính trị để tổ chức xã hội, phục vụ dân tộc chỉ có một định nghĩa về công lý, đó là : phải trả lại cho công lý những gì thuộc về công lý ! Tại đây, chủ thể công lý là chủ thể bảo vệ công lý tới cùng ! Không có công lý thì không những không có dân chủ lẫn nhân quyền, mà cũng sẽ không có luôn bốn mệnh đề rường cột là : phát triển đất nước, tiến bộ xã hội, văn minh vì dân tộc, văn hiến cho giống nòi.

congly6

Từ bất công khốn nạn tới bất nhân khốn kiếp

Cũng như các phạm trù học thuật khác, khi ta nghiên cứu về công lý sẽ gặp bất công từ thượng nguồn tới hạ nguồn, và khi ta quyết định không còn muốn cào cào trên mặt phẳng của hiện tượng, mà phải đào mạnh vào bản chất của hiện tượng thì chúng ta phải đi vào chiều sâu của sự thật. Từ đây, không còn chuyện cào cào, sới sới chung quanh hiện tượng mà phải đào sâu, đạo rộng, đào xa vào sự thật của bất công, để nhận ra bản lại diện mục của sự bất nhân thất đức ngay trong một chế độ độc đảng toàn trị. Đào càng sâu thì ta thấy không gian khảo sát về nghiên cứu công lý, cũng như mọi không gian điều tra khác luôn là chuyện : mức độ và mật độ làm nên trình độ. Mà trình độ thì tổ tiên Việt dặn dò kỹ lưỡng con cháu Việt là : So ra mới biết ngắn dài, và đến cụ Tiên Điền Nguyễn Du lại chỉ bảo thêm : Phải lần cho tới tận nguồn lạch sông, chính đây là hai phương pháp luận thực địa cụ thể trực tiếp giúp các chuyên gia điền dả về bất công đang có trong xã hội việt hiện nay.

Dưới sự chủ trì một hệ thống bất công của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó mọi chỉ báo nghiên cứu phải được đào tới nơi, xới tới chốn, tại đây chỉ có sự thật mới phục vụ được chân lý của khoa học, mà khoa học xã hội và nhân văn phải bứng ra, trốc lên những ý đồ làm ra tính toán, những toan tính làm ra âm mưu của đảng cầm quyền. Nơi mà sự bất công không còn là riêng rẽ, mà cả một hệ thống, bất chấp vận mạng giống nòi, sinh mệnh dân tộc và tương lai đất nước. Phân loại hóa để phân tích sâu, phân giải nhọn để phân luận sắc, vì bất công không còn là một hành động qua lý lịch, mà là một hệ thống có cơ cấu, cơ chế để bảo vệ cơ ngơi của nó :

- Tam quyền phân lập dưới "sự chỉ đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam".

- Hiến pháp phải "thấp hơn điều lệ đảng".

- Lập pháp với "đảng cử dân bầu".

- Tư pháp với "án bỏ túi".

- Hành pháp với "chính phủ của bộ chính trị".

- Bộ Công an với "còn đảng, còn mình".

- Bộ Quân đội với "lấy đất để làm kinh tế".

- Bộ Môi trường với "phát triển bằng thủy điện, nhiệt điện thang".

Mà ta không quên Bộ Giáo dục với học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, với bất công của kiến thức bị mạo danh, với bất công của tri thức bị mạo dạng với hệ gian (gian dối, gian manh, gian trá, gian xảo). Và khi hệ giả sinh đôi cùng hệ gian trong một cơ chế xã hội bị bất công trùm phủ từ thượng tầng xuống hạ tầng, thì chuyện mua bằng bán cấp sẽ song lứa với chuyện mua chức bán quyền, để người giả kẻ gian chóng chày sẽ vào quỷ lộ của đám buôn dân bán nước.

Hành luận 6 của chủ thể công lý là thấy hệ giả để thấu hệ gian, xét bất bình đẳng để xử bất công, mà bất công không còn là quan hệ tay đôi giữa người này với người kia, mà nó đã biến thành hệ thống bất công với bạo quyền tái sản suất đặc quyền, đặc lợi, đặc ân cho chính nó. Vì bản chất của nó là một hệ thống bất công với tà quyền tự tái tạo hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tại độc trị, độc tôn) để phục vụ cho hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền) chỉ vì nó.

congly7

Từ bất nhân khốn kiếp tới thất đức truyền kiếp

Trong hệ vấn đề nghiên cứu về công lý khi phải trực diện với bất công, thì liên minh các chuyên ngành từ nhân học tới triết học, từ xã hội học tới luật học yêu cầu ta phải điều tra về tội ác để khảo sát về tội đồ, phải nghiên cứu đường đi nước bước của tội nhân để thấy cho thấu tội phạm. Vì đây chính là gốc, rễ, cội, nguồn của mọi bất công, nơi mà công lý bị bóp chết ngay trong trứng nước với một Đảng cộng sản Việt Nam :

- Cướp quyền để cướp dân quyền và dân chủ của cả một dân tộc.

- Tham quyền để lập ra cả một hệ thống tham nhũng.

- Độc quyền để diệt đa nguyên, diệt đa tài, triệt đa tri…

- Độc tài để được độc hành trong bất tài, bất chấp văn minh.

- Độc trị để được độc lộ vô minh trong quản trị đất nước.

- Độc tôn để bất chấp tôn ti trật tự của đạo lý tổ tiên Việt.

- Đặc quyền để tự tạo đặc lợi, rồi đặc ân cho riêng mình.

- Cực quyền để áp đặt công an trị lên toàn bộ số phận của nhân dân.

- Cuồng quyền để hành tác như chủng loại ký sinh trên sinh lực của dân tộc, trên tài nguyên của đất nước, trên cơ đồ của tổ tiên…

Khi bất công đã thành hệ thống trong tay của Đảng cộng sản Việt Nam, thì chủ thể công lý phải thấy cho thấu là các hành vi vì công lý, các hành tác vì công luật, các hành động vì công pháp đều sẽ là nạn nhân của chúng. Sẽ bị từ đàn áp tới trấn áp, từ ám hại tới sát hại, đây là kết quả của mọi ý đồ lấy toan tính của cứu cánh thâm, độc, ác, hiểm để điều hành các phương tiện xấu, tồi, tục, dở của kẻ bất nhân chủ trì bất công. Chúng xem đồng loại không phải là cứu cánh đạo đức của chúng, mà chỉ là cá nằm trên thớt, mà chúng là kẻ nắm dao đằng chuôi ! Chúng có quyền sinh sát chính đồng bào của chúng, và sẵn sàng chém, giết, tiêu, diệt đồng loại. Kẻ chủ trì bất công bằng tội ác chính là kẻ lấy tội ác để tạo tội ác, đây là loại bất công biết sát nhân.

Cùng lúc, có một lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam mà cùng là chủ tịch nước, già nua trong bán thân bất toại mà dân tộc không trông mong gì được vào sự sáng suốt trong lãnh đạo, sự tỉnh táo trong quyết sách. Thông minh kiểu minh quân thì ông hoàn toàn không có, và nhân dân đã đặt biệt danh cho ông là : lú ! Mà lú thì không phải là nguồn cơn tạo ra bất công, nhưng lú lẫn trong mê lộ của bạo quyền, trong hoang lộ của tà quyền, lấy cực quyền tạo cuồng quyền, gạt xé chính điều lệ của đảng mà ông là đảng trưởng để ngồi luôn suốt 3 nhiệm kỳ, thì ông là nguồn cội sẽ tạo ra rất nhiều bất công, lấy quỷ quyền để diệt công lý.

Từ lãnh tụ thủa xưa tới lãnh đạo thủa nay, đều có quá khứ và hiện tại đi từ lỗi tới tội với đất nước, dân tộc, giống nòi, ông đảng trưởng nhắm mắt khi Tàu tặc chiếm biển đảo Việt, ông khoanh tay khi Tàu họa gây ô nhiễm môi sinh từ Tây Nguyên tới 6 tỉnh miền trung. Chưa hết, ông cúi đầu ký khoảng 20 mật ước với Đảng cộng sản Trung Quốc, chính là bọn Tàu họa, mà nhân dân không hề được thông báo về nội dung, không biết gì về hậu quả của các mật ước này. Cũng như bọn đàn anh của ông đảng trưởng này, cũng đã cúi đầu trong quỳ gối trước Tàu nạn mà ký mật ước Thành Đô năm 1990, mở đầu cho quá trình mất nước, cho tới nay đã hơn 30 năm mà Việt tộc cùng không hề biết gì về tính toán thấp hèn của Đảng cộng sản Việt Nam, cùng các toan tính thâm độc của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Hành luận 7 của chủ thể công lý là nhận ra sau hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tại độc trị, độc tôn) và hệ tham (tham quyền, tham quan, thâm ô, tham nhũng, tham tiền) trong hệ thống tái sản xuất bất công do Đảng cộng sản Việt Nam chủ trị còn có cặp con sinh đôi của nó là hệ bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành, bạo sát) sinh ra bạo quyền toàn trị của quá trình (cướp quyền, tham quyền, độc quyền, đặc quyền, cực quyền, cuồng quyền). Đây là loại tâm bịnh của một tập đoàn tội phạm sinh sống và sinh tồn trong quy luật tà quyền là tái sản xuất bất công xã hội, bất chấp vận mệnh của đất nước, bất cần số phận của đồng bào, bất kể nhân kiếp của giống nòi.

congly8

Từ thất đức truyền kiếp tới bất nhân diệt vong

Bất công ngay trên nhân kiếp của đồng bào, ngay trên giòng sinh mệnh của giống nòi, nơi mà Đảng cộng sản Việt Nam trong tà luận "cứu đảng hơn cứu nước" với tính toán "còn đảng Tàu thì còn đảng Ta". Khởi điểm của hậu quả bất công đã và đang trùm phủ lên cả giòng sinh mệnh của Việt tộc là phản xạ "thưa, bẩm, dạ, vâng" của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã biến thành phản ứng "hèn với giặc, ác với dân". Khởi điểm này đã làm nên tà lộ của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam là cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước mọi hành tác của Tàu phỉ với :

- Tàu tặc, chiếm đất từ ải Nam Quan tới Bản Giốc, chiếm đảo từ Hoàng Sa tới Trường Sa, với bất công đến "nghẹn họng" là bãi Tư Chính cách nước Tàu hơn 600 hải lý, cách Việt Nam chỉ 200 hải lý, luôn là hải phận của Việt Nam, nhưng Tàu đã chiếm với cách vẻ đường lưỡi bò của nó, và hiện nay là Tàu chiếm từ Bắc tới Nam tất cả hải phận Việt.

- Tàu tà, thao túng từ thương mại tới kinh tế, từ canh nông tới nông phẩm với giá cả do Tàu thương quyết định, từ xuất khẩu tới nhập khẩu. Hàng ta tới Tàu thì bị tự hạch sách tới bài thị, hàng Tàu tới ta thì tràn ngập để diệt hàng ta từ sản xuất tới tiêu thụ.

- Tàu gian, với nhập cảnh trái phép, mang tệ nạn xã hội từ du đãng cướp của giết người tới buôn gian bán lận, từ ma túy tới đĩ điếm, với những hành động tội phạm buôn người, buôn nội tạng.

- Tàu hoạn, đưa vào đất nước Việt thực phẩm bẩn cùng hóa chất độc, vừa tìm cách giết dần giết mòn giống nòi Việt, cùng lúc tiêu diệt môi trường Việt, từ Tây Nguyên tới Vũng Áng, với tầng xuất ngày càng lan rộng lên toàn đất nước.

- Tàu họa, với nhiệt điện than vừa lỗi thời với thế giới văn minh hiện nay, vừa ngày ngày thiêu hủy môi trường, tiêu diệt môi sinh, mà không quên hủy hoại dần mòn thể lực dân tộc Việt, với các làng ung thư ngày càng tăng, cùng với toan tính tăng tốc cho những năm tháng tới.

- Tàu nạn, với hiện nạn ngay trên đất nước Việt, không còn là quê hương gấm vóc, với tài nguyên thiên nhiên phong phú do tổ tiên Việt để lại cho con cháu thủa nào, mà giờ đây chỉ còn là bãi rác của Tàu, với vận mệnh của một Việt tộc đang như chỉ mành treo chuông.

Hành luận 8 của chủ thể công lý là không chỉ ngừng phân tích về sự bất công của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tại độc trị, độc tôn) và hệ tham (tham quyền, tham quan, thâm ô, tham nhũng, tham tiền). Và không chỉ ngừng phân giải về sự bất công của hệ bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành, bạo sát) và hệ quyền (cướp quyền, tham quyền, độc quyền, đặc quyền, cực quyền, cuồng quyền). Mà phải giải thích sâu để giải luận xa về hệ Tàu (Tàu phỉ, Tàu tặc, Tàu tà, Tàu gian, Tàu hoạn, Tàu họa, Tàu nạn) khi ẩn, khi hiện, như ung thư đại tràng đang phủ trùm lên toàn bộ nhân kiếp Việt.

congly9

Quý công lý để trọng nhân quyền

Một định nghĩa đúng về nhân quyền luôn được kèm theo những định nghĩa trúng về công lý, và muốn bảo vệ định nghĩa đúng về nhân quyền thì ta phải nhận ra ít nhất là bốn không gian công lý có mặt trong quan hệ xã hội được bảo chứng và bảo vệ bởi :

- Công lý phân chia, từ vật chất tới kinh tế, từ xã hội tới văn hóa… khi phân chia thì công bằng sẽ chủ đạo, mặc dầu mỗi cá nhân sinh ra trong môi trường gia đình, trong thực cảnh giáo dục, trong hiện cảnh tài chính khác nhau. Nên công bằng trong phân chia phải luôn song hành với công bằng trước các cơ may được thành người từ văn hóa tới xã hội.

- Công lý xã hội, nơi mà từ điều kiện làm người tới điều kiện nên người, từ thành tựu trong học đường tới thành tài trong nghề nghiệp, rồi thành đạt trong kinh tế tới thành công trong xã hội, phải được công bằng bảo hành.

- Công lý hợp đồng, với sự hợp lực của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc trên các quy ước xã hội, lấy đoàn kết để tổ chức tương trợ, lấy nhân đạo để bảo vệ nhân sinh. Từ đây loại ra hành động mạnh được yếu thua, khử đi hành vi cá lớn nuốt cá bé, để xây dựng nhân bản bằng nhân từ, lấy công lý mà phục vụ cho bác ái.

- Công lý hình sự, với pháp luật biết xem tội trạng, xét tội đồ, xử tội phạm bằng công lý, biết dựa lên công tâm, có công luật biết đặt lên công pháp. Có lỗi khác với tội, có tội có thể giáo huấn, có tội phạm được phân xử tới nơi tới chốn bằng con đường nhân quyền của nhân tri biết bảo vệ nhân phẩm.

Hành luận 9 của chủ thể công lý là bảo vệ tiếng nói của công lý, bằng định nghĩa đúng về nhân quyền, luôn phải được song hành với những định luận đúng về công lý, nơi mà tiếng nói của công lý thay thế cho bạo lực của oán trả oán, thù trả thù, ăn miếng trả miếng. Một tiếng nói mang đủ nội lực của công tâm, sung lực của công pháp, hùng lực của công luật, ngăn chặn không cho bạo động tay đôi, không cho luật pháp sẽ tạo ra bạo hành mà lây lan trong xã hội. Vì tiếng nói của công lý bảo vệ quan hệ xã hội, tại đây đời sống xã hội không có bạo động, sinh hoạt xã hội không có bạo hành, tổ chức xã hội không có bạo quyền. Tiếng nói của công lý biết lấy công bằng để chế tác ra quy trình bất bạo động trong mọi định chế của xã hội.

congly10

Công lý của sự thật và lý công của đối thoại

Công lý phải có nền của sự thật và khả năng đối thoại để đi sâu vào dữ kiện, đi xa vào chứng từ để đi cao trong phán xét đóng góp rộng vào phán quyết của công lý. Từ triết học đạo đức tới xã hội học truyền thông, Habermas đề nghị khi đối thoại song hành cùng công lý, thì đối thoại vừa là đạo lý của quan hệ giữa người và người, mà đối thoại còn là một phần xương thịt của sự thật, vì sự thật sẽ được phơi bày qua đối thoại.

Ngay trên mệnh đề lý công của đối thoại, thì các chế độ độc đảng toàn trị, như Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay rất sợ đối thoại, vì khi chấp nhận đối thoại trước sự thật, thì sự thật sẽ tạo ra đối trọng, chân lý sẽ dựng lên đối kháng và lẽ phải sẽ xây lên đối lực… Chính hệ đối (đối thoại, đối lý, đối luận, đối trọng, đối kháng, đối lực) luôn là nguồn cội của sự thật được phân tích đa diện, của chân lý được giải thích đa chiều, làm nên cơ sở cho đa nguyên, mà các chế độ độc đảng toàn trị xem là "kẻ thù không đội trời chung" của chúng.

Khi sự vận hành của công lý được song hành bằng hành động đối thoại thì tiếng nói của mỗi bên từ nạn nhân đến thủ phạm, từ thẩm phán tới nhân chứng được tôn trọng. Sự tôn trọng bắt đầu từ tin tức tới dữ kiện, từ chứng nhân tới chứng thư, từ mô tả tới phân tích, từ phân trần tới giải thích, đây chúng là xương, thịt, máu, da… làm nên thể lực và sức sống của sự thật, mà công lý phải dựa vào để phán xét rồi phán xử. Chính đối thoại khi đại diện cho đạo lý trong quan hệ giữa người và người, cho quá trình của sự thật được xếp đặt và xếp loại tự điều tra tới khảo sát, từ phân tích tới phân giải.

Hơn thế nữa chính đối thoại sẽ đưa chứng nhân, chứng tích, chứng thư vào quy trình của sức liên hợp các dữ kiện, sức liên kết các chứng từ để tự đó lập ra liên minh giữa sự thật và đối thoại. Để từ đây lý luận về dữ kiện, lập luận về chứng từ được đi về hướng của giải luận các khúc mắc của hệ cảnh (hiện cảnh, thực cảnh, bối cảnh) đã làm nên sự cố, đã gây ra biến cố, trong đó có thủ phạm và có nạn nhân, có chứng nhân và có chứng tích…

Có hai loại đối thoại chung quanh một toàn án : một là đối thoại mở và hai là đối thoại đóng, mà đối thoại mở mang nền móng của ba giá trị cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), được trợ lực bằng hai giá trị khác của dân chủ (nhân quyền, đa nguyên). Nơi đây, tin tức được tự do truyền thông phân tích, nơi mà công bằng trong thông tin bảo vệ được bác ái đối với nạn nhân và bảo đảm luôn đa nguyên trong dữ kiện đối với thủ phạm, tất cả đều được các nguyên tắc của nhân quyền bảo chứng và bảo trợ.

Ngược lại, trong thì các chế độ độc đảng toàn trị, như Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, thì rất sợ các giá trị cộng hòa lấy công bằng để trợ duyên cho công lý, rất ngại giá trị của dân chủ lấy đa nguyên làm nên tự do đa chiều của tin tức, đa dạng của chứng tích, mà xây dựng sự thật cho công lý, vì một sự thật không bao giờ một chiều.

Hành luận 10 của chủ thể công lý là đối thoại đóng cửa thì các chế độ độc đảng toàn trị, như Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, chỉ có thể lập ra những bản án bỏ túi, nơi mà độc đảng toàn trị sử dụng công an trị, thanh trừng trị, cực quyền trị… để thay thế tư pháp, để mạo danh tòa án mà làm nên những bản án ngược sự thật, trái luân lý, phản lẽ phải. Nơi mà tòa án bị đóng kín, và các tên thẩm phán chính là loại tội đồ vào vai, gây thêm tội ác ngay trên tội ác đang bị chúng che lấp, trùm phủ, giấu kín theo lệnh của chuyên chính vô sản với tên gọi nhưng hoàn toàn là chuyên chính vô học trước công lý, trước công tâm.

congly11

Công lý của lẽ phải và lý công của đối chất

Nhân kiếp hiện nay của Việt tộc bị siết ngộp bởi loại tòa án diễn tuồng, chánh án diễn trò, thẩm phán diễn vai, để tráo sự thật, để lận chân lý, để gian lẽ phải. Từ án oan của Hồ Duy Hải mà chính các cơ quan từ công an tới tư pháp tự cho phép tráo chứng tích, đổi chứng nhân cho tới vết bẩn phản công lý của Đảng cộng sản Việt Nam khi nó biến các đứa con tin yêu của Việt tộc đã yêu nước thương nòi thành các tù nhân lương tâm.

Hơn hàng trăm tù nhân lương tâm hiện nay với các bản án vô cùng nặng nề đang trong vòng lao lý ngay trong cơ ngơi tội ác của độc đảng toàn trị ngày ngày tận dụng công an trị, thanh trừng trị, cực quyền trị… Chính đây là tội ác vòng thứ ba có lao tù trong cực hình, có khủng bố tinh thần với đe dọa về thể xác, có ám hại bằng bạc đãi song hành cùng ám sát dần mòn, từ thể lực tới trí lực các tù nhân lương tâm.

Hành tác của công lý không ngừng ở phân tích chứng tích, phân giải chứng thư, phân loại chứng nhân mà công lý còn đi xa hơn nữa trong việc thấu đáo sự thật để lĩnh hội lẽ phải. Nơi mà, nạn nhân được phân bày, và tội phạm được phân trần, trong những tình huống nhất định làm câu chuyện có thể được kể từ gốc rễ ngọn ngành tới dây mơ rễ má.

Hành tác của công lý còn phải đi xa hơn nữa là trên chỉ một câu chuyện nhưng có nhiều người kể, và có nhiều cách kể khác nhau, tất cả đóng góp vào quá trình nhận ra sự thật, xa hơn nữa là quy trình nhận ra lẽ phải, bằng chỉ báo của đạo lý có mặt trong sự kiện, chỉ báo của đạo đức có mặt trong sự cố, chỉ báo của luân lý có mặt trong biến cố.

Chính tại đây, công lý bằng đối thoại đã tạo điều kiện cho đối chất giữ các chứng tích, chứng từ, chứng nhân không những đã lập lại được quá trình nhận ra sự thật, mà để mở cửa cho lẽ phải xuất hiện với đạo lý, đạo đức, luân lý. Hành tác của công lý phải đi sâu thêm về cường độ của tội ác, mật độ của tội trạng, để nhận ra là mỗi lần tội phạm leo thang bằng tội ác thì lẽ phải sẽ bị chà đạp, vùi lấp theo toan tính về mức độ gây tổn hại cho đồng loại, cho tha nhân.

Hành tác của công lý trước phương trình cường độ-mật độ-mức độ của tội ác phải là nội công sáng suốt của công lý, bản lĩnh tỉnh táo của công pháp, tầm vóc minh triết của công luật, hãy đi sâu vào hành tác của công lý trước phương trình cường độ-mật độ-mức độ của tội ác :

- Một kẻ dùng thuốc độc giết một kẻ khác không thể xử cùng cường độ, xử chung mật độ, với một tập đoàn dựa vào quan hệ gia đình với bà bộ trưởng Bộ Y tế, để trúng thầu rồi bán thuốc ung thư giả cho các bịnh viện, mà nạn nhân lên hằng nhiều ngàn người.

- Một nạn nhân qua bè đảng trong quan hệ ô dù-chống lưng-sân sau, sa vào vòng lao lý và bị thủ tiêu ngay trong nhà tù bởi đồng bọn trong quy luật cấm khẩu để che lấp tội ác, không thể xử cùng cường độ, xử chung mật độ với các phương cách thanh trừng trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, với những tướng lĩnh, những lãnh đạo bị thanh trừng trước mỗi đại hội đảng, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm độc quyền chính trị.

- Một bè đảng tướng lĩnh tổ chức đánh bạc lậu trực tuyến để vơ vét tiền tỷ không thể xử cùng cường độ, xử chung mật độ với các lãnh tụ đã kết trao Hoàng Sa cho Tàu tặc, lại ký thêm mật nghị Thành Đô cùng một loạt mật ước với Tàu phỉ, đã trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện chuyện buôn dân bán nước cho Tàu tà.

- Một đám buôn người, buôn nội tạng vận dụng chuyên xuất khẩu lao động bán nam giới để làm lao nô, bán nữ giới để làm nô tỳ, cả trẻ con qua các nước láng giềng không thể xử cùng cường độ, xử chung mật độ với chính sách Cải cách ruộng đất 1956-1958 đã giết hại hàng trăm ngàn sinh mạng của đồng bào miền Bắc.

- Một tại họa ô nhiễm môi trường trên sáu tỉnh miền Trung do Formosa gây ra làm chết ngư trường không thể xử cùng cường độ, xử chung mật độ với chính sách thủy điện gây lũ lụt chết người hằng năm, với chính sách nhiệt điện đang sinh ra các làng ung thư, giết dần giết mòn dân tộc.

Hành luận 11 của chủ thể công lý là cương quyết chống lại mọi nguyên nhân gây nên tội ác của độc đảng toàn trị, đã bày biện bằng giả dối, nơi mà xét xử không qua đối thoại công khai, không qua đối chất chính thức. Chủ thể công lý phải thấu được hành tác của công lý trước phương trình cường độ-mật độ-mức độ của tội ác. Từ đây, chủ thể công lý xem mà xét cho tới nơi tới chốn nơi mà độc đảng toàn trị sử dụng công an trị, thanh trừng trị, cực quyền trị… đã xây bất công bằng bất công để tiêu diệt công lý, đã gây ra tội ác để đắp bồi cho tội ác mà thủ tiêu công tâm. Đừng ngừng ở tội ác của một cá nhân, mà phải thấy cho thấu rồi xem để xét tội ác của một chế độ, một cơ chế, một hệ thống tạo đặc quyền, đặc lợi, đặc ân bằng bất công và tội ác, chống lại chính đồng bào, giống nòi.

congly12

Công lý bảo vệ công dân qua công bằng

Công lý bảo vệ công dân bằng hiến pháp làm nên nền móng của pháp luật trên cội nguồn của công bằng, nơi mà nạn nhân và tội phạm được xem, xét, xử trên định vị công dân của họ. Trên cơ sở này, công lý được đại diện bởi toà án có những hành tác sau :

- Đối thoại giữa nạn nhân và thủ phạm qua trọng tài của tòa án, nơi mà tòa án có tiếng nói của pháp luật được định vị như một phạm trù của pháp lý, sẽ làm khung chung cho đối thoại. Chính khung chung này làm nên cái chung của luật pháp phải xử một lỗi, một tội có bối cảnh riêng, với thực cảnh riêng làm nên hiện cảnh riêng, mà luật pháp xây dựng khách quan lại hiện trường.

- Đối chất giữa nạn nhân, thủ phạm với thẩm phán trước tòa án, nơi mà thẩm phán đại diện cho tiếng nói của công lý bằng luật pháp. Cũng tại đây, thẩm phán vừa đại diện cho luật pháp, vừa thấy sự cố, thấu biến cố, để lập luận trên chứng từ, chứng tích, cùng lúc phải diễn luận trên quá trình tự sự của mỗi chứng nhân. Thử thách của thẩm phán là sự thông suốt luật pháp luôn biết bảo vệ công dân, song hành cùng sự thông hiểu sự cố đã làm nên biến cố với các hậu quả của nó đối với nạn nhân.

Khi lập được tính liên kết công lý bảo vệ công dân qua công bằng, thì thẩm phán vừa đại diện cho luật pháp, vừa đại diện cho liên hợp công lý-công bằng-công dân, nơi mà nạn nhân, thủ phạm đều là công dân, tại đây thẩm phán phải tuân thủ quy trình công lý-công pháp-công tâm sau :

- Tách bạo lực ra khỏi mọi phán xét trước khi phán quyết, không sử dụng bạo lực để trị bạo lực.

- Loại bạo động ra ngoài mọi phán quyết trước khi phán xử, không vận dụng bạo động để ngăn bạo động.

- Khử bạo hành ra xa mọi phán xử trước khi tuyên án, không tận dụng bạo hành để chặn bạo hành.

Thảm kịch của độc đảng toàn trị do Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang áp đặt lên dân tộc một bạo quyền của hệ bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành) đã công cụ hóa tư pháp, nơi mà tư pháp chỉ thực hiện quyết định của hệ bạo, trống công lý, vắng công pháp, rỗng công tâm. Nơi mà các án bỏ túi làm theo bạo lực của độc đảng trị, bạo động của độc quyền trị, bạo hành của công an trị, đã biến các chủ thể của công lý thành các tù nhân lương tâm. Cụ thể là biến các đứa con tin yêu của Việt tộc thành những tội phạm trên các luật hình sự do chính bạo quyền độc đảng toàn trị đặt ra, viết ra để tự sử dụng cho loại tòa án tôi tớ của Đảng cộng sản Việt Nam, nơi mà những thẩm phán là đám nhắm mắt-cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước mọi mệnh lệnh ngược công lý, trái công pháp, phản công tâm của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính nền tư pháp thất nhân bất đức loại này đã bạo hành hóa luật pháp, với những bản án vô cùng nặng nề đối với các chủ thể công lý chống bọn tham quyền để tham nhũng, chống đám độc tài nhưng bất tài, chống lũ độc trị trong vô pháp trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Hành luận 12 của chủ thể công lý là phải nhận ra tầm vóc của các chủ thể xã hội đã bị những án oan bởi án bỏ túi của một tư pháp không bảo vệ công lý mà sẵn sàng gắp lửa bỏ tay người, ngậm máu phun người, chỉ biết tuân lệnh theo mệnh lệnh của bạo quyền độc đảng toàn trị. Chủ thể công lý còn phải nhìn xa, đào sâu, đi rộng, leo cao hơn nữa để thấy mọi hậu nạn qua nhiều thế hệ, nơi mà tội ác gây ra tội ác, cụ thể là tội ác bây giờ đang vun, bồi, đắp, dựng ra tội ác cho mai sau. Với một loạt hậu nạn mà chưa có một nghiên cứu cao, sâu, xa, rộng nào của khoa học xã hội và nhân văn tìm tới nơi, đi tới chốn. Đó là quá trình tham quyền để tham nhũng, độc tài nhưng bất tài, độc trị nhưng không tôn trọng tôn ti trật tự đạo lý của tổ tiên Việt của Đảng cộng sản Việt Nam. Tại đây, các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra một loại tội ác vô hình, nhưng đã lan tỏa ra cùng khắp nhân kiếp Việt đó chính là chặn đường phát triển đất nước, ngăn lối tiến bộ xã hội, khử nhân lộ văn minh của dân tộc, để cuối cùng là gạt phăng đi cơ may thăng hoa của giống nòi Việt.

congly13

Công lý của xem, xét, xử

Thượng nguồn của hành tác công lý là xem và xét, để chuẩn bị cho hạ nguồn là xử trong phán quyết, xử như kết luận của công lý trên kết cuộc của đối thoại giữa nạn nhân và thủ phạm qua trọng tài của tòa án, qua đối chất giữa nạn nhân, thủ phạm, cùng các luật sư dưới trọng tài của thẩm phán. Nếu đối thoại và đối chất là quy trình mở, thì phán quyết để phán xử là một quy trình đóng, đóng lại sau khi đã có đầy đủ từ tin tức tới dữ kiện, với chứng tích, chứng từ, chứng nhân. Tại đây, một toà án lấy công tâm làm công minh để bảo vệ công lý bằng công luật, phải thể hiện những năng lực sau :

- Từ lập luận của chứng từ tới diễn luận của phán quyết, nơi mà luật là chung cho tất cả công dân, nhưng sự kiện làm nên sự cố trong đó có nạn nhân và có thủ phạm trong một hoàn cảnh đặc thù thì đòi hỏi khả năng và trình độ diễn luận của phán quyết.

- Từ diễn luận của phán quyết tới kết luận của phán xử, nơi đây có sự xung đột không những giữa lập luận của chứng từ và diễn luận của phán quyết, mà còn là nơi có thể có xung khắc giữa phán quyết và phán xử. Tại đây, có hai loại tòa án, loại thứ nhất là tòa án tồi là nhắm mắt xử theo luật hiện hành đã có sẵn, và loại thứ nhì là xử theo công lý của công bằng, trong đó có công tâm làm nên công minh để soi đường chỉ lối cho công luật.

Thảm kịch hằng triệu dân oan, bị bạo quyền độc đảng toàn trị tự lập ra luật : "Đất đai là sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý", với phạm trù hoàn toàn mơ hồ là sở hữu của toàn dân để nhà nước quản lý với hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền). Từ đó cho phép nhà nước mượn danh của quy hoạch để phá nhà cướp đất dân lành, một sớm một chiều biến họ thành dân oan, trong nạn cảnh màn trời chiếu đất, trong hoạn cảnh đầu đường xó chợ, nhận kiếp bụi đời như oan hồn ngay trên quê hương Việt.

Đây là loại bất công đôi của mạnh được yếu thua trong một chế độ bạo quyền độc đảng toàn trị với man luật cá lớn nuốt cá bé, một loại bất công vĩ mô lên hằng triệu con dân của ba miền, phải nhận lãnh oan luật trong bạo pháp. Một thước vuông bị cướp đi thì chỉ được bồi thường có vài ngàn nhưng khi bạo quyền làm ô dù rồi chống lưng cho đám sân sau của chúng là các tập đoàn trọc phú -chỉ biết sống để vơ tiền- thì chúng bán lại một thước vuông hàng chục triệu, thì đây là loại bất công mà nhân gian Việt đã đặt tên là : trời không dung, đất không tha !

Hành luận 13 của chủ thể công lý là phải hiểu tầm vóc ngoại lệ của một vụ án, không còn là của một người với một nạn nhân và một thủ phạm, mà đây là vụ án với nạn nhân lên hằng triệu người, mà các chuyên gia quốc tế đã nhận ra là dưới bạo quyền độc đảng toàn trị của phá nhà cướp đất, Việt Nam đã trở thành một cường quốc dân oan. Một vụ án lớn trên nhân kiếp của hằng triệu đồng bào thì cần một tòa án lớn, với công tâm trong công minh để công lý thực hiện cho bằng được công luật ! Nơi mà luật pháp không những phải bảo vệ mọi công dân, mà còn phải bảo hộ kẻ yếu, chính là kẻ không tự bảo vệ mình được. Và nhất là những kẻ yếu từ khi trở thành dân oan vẫn tiếp tục đấu tranh không những cho công lý của sự thật, công bằng của lẽ phải, mà còn đấu tranh cho nhân bản, nhân vị và nhân phẩm của họ.

congly14

Quy trình đúng của luật bằng quy trình trúng của pháp

Khi luật pháp đại diện cho công lý nêu một dữ kiện trong một tòa án, thì dữ kiện này sẽ được lập lý bằng chứng tích, lập luận bằng chứng từ, giải luận bằng chứng nhân, giúp thẩm phám của phiên tòa có được những diễn luận trong quy trình đúng của luật bằng quy trình trúng của pháp. Tại đây, không có những dữ kiện "vô thưởng vô phạt", và không có những chứng tích "vô tích sự", những chứng từ "vô căn cứ", với những chứng nhân "ba phải". Mà tất cả phải nhập nội vào quy trình đúng của luật bằng quy trình trúng của pháp, tại đây thẩm phán vừa phải áp dụng cái đúng của luật pháp, vừa phải có diễn luận trúng các dữ kiện, chứng tích, chứng từ, chứng nhân, vì :

- Mọi dữ kiện không lơ lửng mà được đặt trong một cấu trúc của sự cố, có tích và có sử của nó.

- Mọi chứng tích không hờ hững mà hiện diện hữu hiệu trong một cơ cấu, có đầu và có đuôi.

- Mọi chứng tích không ởm ờ mà có mặt trong một diễn biến nơi mà sự kiện đã thành sự cố.

- Mọi chứng nhân không vờ vĩnh mà được chứng kiến một cách trực tiếp hay gián tiếp vào sự cố đã thành biến cố, giờ đây có nạn nhân và có tác nhân có thể là thủ phạm gây ra thiệt hại cho nạn nhân.

Khi nhận diện được quy trình đúng của luật pháp bằng quy trình trúng của phương pháp diễn luận những dữ kiện, những chứng tích, những chứng từ, những chứng nhân, thì chính cái đúng liên kết cùng cái trúng để phán xét công tâm sẽ tạo nên phán quyết công minh, tự đó bảo vệ lẽ phải của công lý trước pháp luật. Từ đây, chúng ta sẽ nhận ra sự bất công của các tòa án do bạo quyền độc đảng toàn trị áp đặt lên luật pháp để chế ra các "án bỏ túi".

Cụ thể là bạo quyền sẽ làm ra bạo quyết ngay thượng nguồn để chế ra bạo luật và bắt buộc các quan tòa ứng dụng bằng cách áp chế lên các nạn nhân, và biến các nạn nhân này thành thủ phạm, đây là một thảm kịch cho dân tộc Việt, xã hội Việt, và mai hậu sẽ là của giống nòi Việt, mà ta đã thấy qua các vụ án của :

- Dân oan, giờ đã là hàng triệu, không những không lấy lại được đất của mình, mà qua đấu tranh còn bị tù đày bởi những bạo luật giờ đã thành tà luật buộc tội dân oan là : "quấy rối trật tự công cộng" !

- Tù nhân lương tâm, những đứa con tin yêu của Việt tộc đã đấu tranh vì công bằng xã hội, công lý cho dân tộc, bằng công tâm của bác ái, bằng công minh của đạo đức tổ tiên, bị khủng bố, bắt bớ và phải nhận những bản án nặng nề của bạo luật giờ đã thành quỷ luật là "lợi dụng các quyền tự do…" !

Khi vận hành từ khảo sát tới điều tra bằng phương pháp luận của xã hội luật pháp, thì các chuyên gia đã thấy và thấu là bạo quyền độc đảng toàn trị đã lao lý hóa toàn bộ xã hội Việt, dân tộc Việt. Nơi đây thì tổ chức của xã hội được dựa trên bạo luật của bạo quyền, nơi mà sinh hoạt xã hội đã bị lao lý trị bằng công an trị, nơi mà quan hệ xã hội đã bị lao lý trị bằng tuyên truyền trị, nơi mà đời sống xã hội đã bị lao lý trị bằng ngu dân trị. Bạo quyền toàn trị làm ra bạo lực cai trị luôn dựa trên : công an trị, tuyên truyền trị ngu dân trị.

Hành luận 14 của chủ thể công lý là phải phân biệt công lý với luật pháp, nhất là khi luật pháp đang nằm trong tay bạo quyền độc đảng toàn trị luôn chế ra những bạo luật không phải để quản trị xã hội, bảo trị đất nước, mà để cai trị xã hội, thống trị dân tộc, và sẵn sàng trừng trị bất cứ ai muốn bảo vệ công lý. Tại đây, chủ thể công lý phải đi xa hơn để thấy cho thấu là bạo lực của bạo quyền luôn thao túng luật pháp để biến nó thành công luật, mang bản chất của bạo luật, nơi mà đảng cầm quyền luôn đi trên lưng hiến pháp, trên vai công bằng, trên đầu công lý. Cụ thể là nó ngồi xổm lên hiến pháp, để đè bẹp công bằng, để nghiến nát công lý, vì nó đã tự cho phép nó chọn tư-cách-không-nhân-cách của Mã Giám Sinh : "Ghế trên ngồi tót sổ sàng".tót sổ sàng vì nó không nghe công tâm, không biết công minh, và không thấy công lý.

congly15

Công lý có ý nghĩa làm nên công lý của chính nghĩa

Khi tòa án đại diện cho công lý và thẩm phán đại diện cho pháp luật, thì chính thẩm phán phải có khả năng cùng kỹ năng :

- Áp dụng chỉnh lý để chỉnh luật là đưa ra khung chung của luật pháp để khuôn khổ hóa một sự kiện riêng rẽ đã thành một sự cố, và trước luật pháp là một biến cố, có thủ phạm đã gây ra những thiệt hại cho nạn nhân. Đây là quá trình diễn luận đòi hỏi lý trí của kẻ nhận vai trò tìm hiểu để thông hiểu.

- Áp dụng ý nghĩa là tìm hiểu nội dụng của sự kiện, nội hàm của sự cố, và ý nghĩa của biến cố (tại sao ? vì sao ?) ; đây là quá trình diễn luận đòi hỏi trí tuệ của kẻ nhận vai trò xem xét để xét xử.

- Áp dụng chính nghĩa là đưa các nội dung đạo lý của cái tốt, các nội hàm đạo đức của cái lành để xây dựng chính nghĩa cho luân lý của cái phải (làm nên lẽ phải). Chính nghĩa không bao giờ rời lẽ phải để tồn tại và sống còn như nhịp tim của công lý, đây là quá trình diễn luận đòi hỏi tuệ giác của kẻ nhận vai trò phán quyết để phán xử.

Thảm kịch của Việt tộc hiện nay như cá nằm trên thớt của bạo quyền độc đảng toàn trị được thực hiện bằng công an trị, tuyên truyền trị và ngu dân trị, nơi mà bạo luật đã thế công lý, tà luật đã thay công tâm, quỷ luật đã xóa công minh. Với công cụ của một tư pháp đã bị âm binh hóa, đã cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc đảng toàn trị bằng những "án bỏ túi", để biến nạn nhân thành thủ phạm, lấy tội ác chồng chất lên tội ác ngay trong những phiên tòa kín.

Nơi đây, bạo quyền độc đảng toàn trị hành tác bằng phản xạ truy cùng diệt tận, và ngay luật sư của nạn nhân là những chủ thể của luật pháp cũng phải cùng chịu sự đe dọa, khủng bố, trừng phạt như nạn nhân, với các tòa án diễn trọ bịp bợm với bối cảnh chứng tích bị tráo, chứng từ bị lận, chứng nhân bị đổi. Như ta đã thấy trong án oan của Hồ Duy Hải và nhiều nạn khác từ khi bạo quyền đã dùng bạo luật để quỷ trị con dân Việt.

Khi nghiên cứu về triết học của luật pháp, Kant có đề nghị là mọi khung chung của luật pháp cũng phải có tư duy để suy nghĩ bằng lý trí, suy ngẫm bằng trí tuệ, suy luận bằng tuệ giác, để công lý vừa hiểu được cái chung của luật, lẫn cái riêng của mỗi hoàn cảnh. Muốn thực hiện quá trình đi tìm công lý có ý nghĩa làm nên công lý của chính nghĩa bằng quá trình của lý trí-trí tuệ-tuệ giác, thì kẻ cầm kỷ cương của luật phải tuân thủ :

- Một luật pháp công minh không những là một luật pháp có chính nghĩa, mà còn là một luật pháp khi phán xét để phán xử hiểu được hoàn cảnh riêng bằng con người riêng, từ thủ phạm tới nạn nhân. Nơi mà mỗi hoàn cảnh có hiện cảnh riêng, với thực cảnh riêng của nó, nơi mà mỗi cá nhân có nhận thức riêng với ý muốn riêng với ý định riêng làm nên ý đồ riêng của cá nhân đó.

- Một luật pháp công minh không những là một luật pháp bảo vệ được công pháp làm nên công luật, mà còn là một luật pháp khi phán xét để phán xử thấu được tính liên hợp giữa luật pháp và công lý ; tính liên kết giữa con người và sự kiện, để có phán xét đúng mà phản xử trúng.

Hành luận 15 của chủ thể công lý là thấy đươc công lý để thấu công tâm bằng tình công bằng không những trên mỗi công dân, để nhận ra nhận thức riêng của mỗi con người với ý muốn riêng với ý định riêng làm nên ý đồ riêng của con người này trong hiện cảnh riêng với thực cảnh riêng của nó. Câu chuyện công lý thấu công tâm không lý thuyết, cũng chẳng trừu tượng, mà là khả năng pháp lý của thẩm phán và tòa án nhận ra mối liên hệ giữa luật pháp trước diễn biến của một sự kiện mà trong đó công lý giải thích được ý nghĩa của sự kiện bằng công minh của luật pháp. Như vậy, trước khi công lý giúp luật pháp phán xử, thì công lý đã mở đường cho công tâm, để công tâm soi sáng mọi phán quyết bằng công minh.

congly16

Phán xét công bằng để phán xử công minh

Khi kết hợp luật học với xã hội học hình sự để nhận ra chân dung hình tướng của tội phạm, từ đó xây dựng tội phạm học, thì các chủ thể của luật pháp đã nhận ra :

- Khi nạn nhân cất tiếng nói về sự kiện đã làm nên sự cố trong đời của mình và đã gây ra những biến cố như là hậu nạn ngay trên cuộc đời của mình, thì lời nói của nạn nhân không những là phân bày để phân giải mà là tiếng nói của đau thương của nạn nhân, tiếng nói trước tòa án này không "ba phải", không "vô thưởng vô phạt", đó là tiếng nói có nỗi khổ niềm đau.

- Khi thủ phạm có tiếng nói về sự kiện đã làm nên sự cố do mình gây ra với những hậu quả lường được, kể cả hậu nạn không lường được. Thì lời nói của thủ phạm thường đi từ phân trần tới phân bua để giới hạn hành vi phi pháp, hành động phạm pháp của thủ phạm, cùng lúc tự giảm thiểu các hậu quả do mình gây ra, khi thủ phạm này không biết tự nhận lỗi, nhận tội, để vào quy trình hối lỗi.

Từ đây, công lý phải trợ lực cho luật pháp để vượt thắng ba thử thách ngay trong :

- định nghĩa : luật pháp là gì ?

- định vị : khả năng của luật pháp gì ?

- định luận : niềm tin của luật pháp ở đâu ?

Đây là ba loại câu hỏi mà luật học luôn cần sự trợ lực của tất cả các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn, và ba câu trả lời này đã có ba quy trình sau :

- Luật pháp vì công lý là luật pháp giữ được khoảng cách khách quan giữa lời nói của nạn nhân lẫn thủ phạm và sự hiện diện của hệ chứng (chứng từ, chứng tích, chứng nhân).

- Luật pháp vì công lý là luật pháp tách ra được bạo lực đã gây ra sự kiện, bạo hành đã gây ra sự cố, bạo động đã gây ra biến cố để từ đó mà bảo vệ quan hệ giữa người và người được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng lẫn nhau, từ tính mạng tới tài sản, từ đạo lý tới luân lý…

- Luật pháp vì công lý biết tổ chức đối thoại để đối chất bằng đối lý và đối luận ngay trong tòa án, mà luật pháp vì công lý còn biết ngừng đối thoại để vào quy trình phán xử khi hệ chứng (chứng từ, chứng tích, chứng nhân) đã đầy đủ.

Phán xét là quy trình mở để mọi tiếng nói từ nạn nhân tới thủ phạm, từ luật sư tới thẩm phán được phân bày, nhưng phán xử lại là quy trình đóng, xét xong thì phải xử. Và xử với cán cân của công lý có tay cầm là công bằng, tự biết giữ được thăng bằng trước mọi xung đột từ quyền lợi tới quyền lực. Và phán xử sẽ đi vào một quy trình mới :

- Kẻ nhận quyền phán xử phải hiểu xử-là-tách, tách ra những tác nhân đang bị mâu thuẫn về quyền lợi dẫn tới xung đột bằng bạo lực, trong đó bạo động trên thân xác lẫn bạo động qua kinh tế, tài chính… mà ta không quên qua ngôn ngữ, kỳ thị, phân biệt đối xử… Tất cả phải được phân xét rành mạch và phân xử rõ ràng.

- Kẻ nhận quyền phán xử phải tôn trọng công dân -từ nạn nhân tới thủ phạm- luôn được bảo vệ bảo vệ bởi luật pháp, và từ đây tiếng nói phán xử của một luật pháp chính thống là xác nhận sự phủ nhận của công lý trước mọi hành động gây ra bất công.

- Kẻ nhận quyền phán xử còn đi xa hơn nữa về chân lý của công lý, nơi mà sự thật làm nên phản xử, thì chính sự thật này sẽ là liều thuốc chữa trị các vết thương tinh thần của nạn nhân.

Sự thật cùng công lý còn biết chữa trị các đau thương của nạn nhân, nơi mà có những nạn nhân không cần tòa án trừng trị một cách sát phạt tội nhân, mà chỉ yêu cầu tòa án nói lên tiếng nói của luật pháp đại diện cho công lý để tuyên bố về sự thật của sự cố. Và khi sự thật được đưa ra ánh sáng của tòa án qua phán xử thì nạn nhân sẽ nhận được sự công nhận của công lý qua phán xử của luật pháp để vào quy trình chữa trị để xây dựng lại hiện tại và tương lai của mình. Đây chính là nội dung đạo lý của cái tốt, các nội hàm đạo đức của cái lành để xây dựng chính nghĩa cho luân lý của cái phải (làm nên lẽ phải) làm nên nội lực của công lý. Mà một bạo quyền độc đảng toàn trị vô tri, một hệ thống tư pháp vô minh, một mạng lưới tòa án vô giác, hoàn toàn vô cảm trước mọi nạn nhân, trước mọi hậu quả cho xã hội, trước mọi hậu nạn cho dân tộc không sao thực hiện được. Vì ngay trên thượng nguồn nó đã vô luân, cụ thể là nó lấy cái thất nhân bất đức cai trị và nếu cần là trừng trị những cái hay, đẹp, tốt, lành của công lý.

Hành luận 16 của chủ thể công lý có trong quá trình tỉnh thức qua hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) là nếu một bạo quyền độc đảng toàn trị vô cảm, một hệ thống tư pháp vô giác, một tổ chức thẩm phán vô minh thì không sao xây dựng được công minh cho xã hội, văn minh cho dân tộc. Cho nên hành vi công lý không bị khung của luật pháp giới hạn, hành động công lý không bị khoanh chung quanh các bộ luật, hành tác công lý không bị khuôn của công luật chi phối. Mà công lý phải được đại diện bởi công dân, giờ đã là chủ thể công lý biết có tiếng nói trước các phiên tòa bất công, biết vạch mặt chỉ tên các thẩm phán bất nhân đã cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc đảng toàn trị bằng những "án bỏ túi".

***

Chân lý của công lý sẽ song hành cùng chủ thể công lý trong dấn thân, trong đấu tranh như một hằng số nhân tâm để đòi hỏi công lý. Chính các giá trị của cộng hòa là tự do, công bằng, bác ái là gốc rễ, cội, nguồn của công lý để xây dựng dân chủ trong đa nguyên vì nhân quyền, đã làm sáng tỏ câu chuyện văn minh của một dân tộc, văn hiến của một giống nòi.

Lê Hữu Khóa

(03/06/2021)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 853 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)