Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

21/06/2021

Lão luận

Lê Hữu Khóa

Nhân học về hiện trạng vô gia cư

Người già không nhà

gia1

Lão_luận.pdf

 

Vài triệu người già bỏ rơi

Một gốc rễ đạo lý tổ tiên bị điếm nhục.

Viết lại nhân giáo của tổ tiên

Để không cúi đầu trong bẩn phận

Tôi thấy trên chính nhân diện của tôi

Bàn thờ tổ tiên đang trôi dạt phiêu linh

Nếu Việt tộc đào sâu vào nhân giáo tổ tiên sẽ gặp một câu hỏi : "Bao giờ thì các con, các cháu sẽ chăm lo cho người già, tuổi trọng như chăm sóc chính nhân phẩm của mình ?".

Bạn ơi ! Tất cả các người già, tuổi trọng vô gia cư, nhọc thân lao động trong nhục kiếp ngoài đường phố không phải là kẻ xa người lạ đâu, đó là mẹ, là cha, là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội của bạn đó ; rồi mai mốt họ sẽ là tổ tiên Việt của dân tộc Việt đấy !

Chắp tay lạy trời đất

Cho trần ai vang vang giọng tổ tiên…

Kính tất cả các bậc tuổi trọng,

Ông, bà, mẹ, cha đã mất những mái nhà,

Mất cả con cháu, mất cả tình người, mất… mất…

 

Kính tặng nhạc sĩ Xuân Tiên,

tác giả ca khúc Về dưới mái nhà

Người ơi, mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay

Cười lên chan chứa tươi làn môi, nhớ phút vui đêm nay

Về đây cho lòng say, tìm nhau mấy mùa hoa còn tươi

Tìm khi nắng lên hay chiều rơi, ta nhắn nhau về đây

Nhà ai trong chiều nay, lửa đêm đốt hồng vai kề vai

Và nghe câu hát yêu đời ai, hát mãi không nguôi

Vì thương yêu đời nhau, vì thương những chiều mưa về đâu

Vì thương những người không tình yêu, nên nhớ đi tìm nhau

Ơi bếp hồng sưởi ấm, bếp hồng tươi

Tiếng ca xa vời, hát mừng, mừng lửa hồng tươi

Hỡi nỗi lòng chan chứa, hỡi người ơi

Biết bao cho vừa tình thương của bếp hồng soi

Chiều nay mưa còn rơi

Chiều nay bếp hồng đang còn say

Chiều nay vui sống trong tình yêu

Nhớ phút vui không nguôi

Nào ai xa ngàn khơi

Kìa bao mái nhà đang chờ ai

Kìa bao bếp hồng đang còn tươi

Thương nhớ lên đầy vơi…

*************************

laoluan1

Mục

Nhân nhập

Nhân học & nhân lý

Người già ? Người già lớn tuổi ? Người tuổi trọng ?

Nhân học & nhân trí

Già nua trong cái chết xã hội

Nhân học & nhân nghĩa

Già đời trong sống đời

Nhân học & minh triết phương Đông

Tam giáo chưa hề đồng nguyên

Nhân học & triết học phương Tây

Đang sống là đang già, sống để già

Nhân học về hiện trạng vô gia cư

Nhân kết

-------------------

Thư gửi các đứa con đã đuổi ông, bà, mẹ, cha của mình ra khỏi nhà, giờ phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.

Tự oan hồn hóa chính linh hồn của mình

Thư gửi các đứa con đã đẩy ông, bà, mẹ, cha của mình phải lao động trong cảnh đầu đường xó chợ.

Tự bụi đời hóa chính tâm linh của mình

Thư gửi các con, các cháu của giống nòi Việt đã bảo vệ ông, bà, mẹ, cha của mình không phải màn trời chiếu đất, không phải đầu đường xó chợ.

Giá trị đạo đức chính là sự thông minh rất văn minh

Thư gửi tới chính quyền của bạo quyền độc đảng toàn trị

Vô đạo của vô tri, vô luân của vô trí là vô học của vô hậu

--------------------------

Nhân nhập

gia2

Nhân học & nhân lý

Người già ? Người già lớn tuổi ? Người tuổi trọng ?

Nhân lý có ngay trong ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp của chúng ta, mỗi lần chúng ta sử dụng một thuật ngữ : người già, người già lớn tuổi, người tuổi trọng… thì ngôn ngữ vừa phản ảnh giá trị của chúng ta trước quan hệ xã hội, vừa nói lên nhân sinh quan và thế giới quan của chúng ta ngay trong sinh hoạt xã hội. Xã hội học về các thế hệ đặt trực tiếp một câu hỏi trung tâm : già, thì mấy tuổi bị xem là già ? và già đối với ai ? Khi xã hội học lao động tới với câu trả lời là những người ngừng lao động và về hưu thì bắt đầu được xem là già. Nhưng xã hội học tổ chức lại đưa ra một chỉ báo, thứ nhất là tuổi về hưu rất khác nhau giữa các quốc gia, giữa các văn hóa. Và khi xã hội học canh tân xuất hiện và chứng minh được là những nhà khoa học lớn của Âu châu khi về hưu, thì họ được mời qua Hoa Kỳ với lương bổng cao, với điều kiện lao động thăng hoa, với cơ chế khoa học kỹ thuật tối đa, thì tuổi bị xem là phải về hưu, lại là tuổi có có nhiều sáng kiến mới, sáng tạo mới. Tuổi càng cao thì đóng góp của họ đối với khoa học và xã hội càng lớn. Xã hội học y tế đề nghị một mạng điểm về người già là những người mà thể lực và trí lực theo chiều đi xuống, ngày càng phụ thuộc vào gia đình, và xã hội. Ngược lại, thì xã hội học sức khỏe lại đưa hai chỉ báo mới : trong các quốc gia có văn minh y học, trong các xã hội có kinh tế phát triển với chế độ dinh dưỡng tốt, thì thể lực và trí lực giữ được sự bền bỉ, cùng lúc tuổi thọ tăng liên tục của những người bị hoặc được xem là già. Và, xã hội học tri thức yêu cầu một phân vùng mới ngay trong phân loại chung về tuổi già : 60 tuổi nhóm một, 80 tuổi nhóm hai, hơn 90 tuổi nhóm ba. Nhưng đây, cũng là phương pháp phân loại hóa rất tương đối, và thời gian với các chuyển biến văn hóa, xã hội, sự phân loại này còn phải nhận chịu nhiều thay đổi khác. Riêng xã hội học ngôn ngữ thì nhắc nhở chúng ta ngay trong các phương pháp sử dụng thuật ngữ, nơi mà chữ nghĩa có sức nặng cùng sức tàn phá của nó ngay trong quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội. Khi chúng ta tiếp đón, trợ lực, đồng hành cho người lớn tuổi thì chúng ta có cách nói, cách thể hiện, hoàn toàn ngược lại với những kẻ xem người tuổi trọng là : gánh nặng, là bịnh tật, là khuyết tật, là "ăn bám". Chính những kẻ này đang làm người già phải già đi rất nhiều, già nhanh hơn thời gian mà họ đang có cho khoảng đời còn lại của họ. Nhân lý ngôn ngữ chính là nhân tính làm nên nhân phẩm của tất cả những người đang còn sống, già hay chưa già.

Nhân học & nhân trí

Già nua trong cái chết xã hội

Khái niệm cái chết xã hội là cái chết trước cái chết của thể xác, khi một người già bị bỏ rơi bởi môi trường gia đình, bị bỏ quên bởi đời sống xã hội, dù đang sống nhưng phải sống trong cô đơn, cô độc, cô lẻ, không được xã hội chung quanh ngó ngàng tới. Tất cả các chuyên ngành của xã hội học, từ xã hội học lao động tới xã hội học giáo dục, từ xã hội học kinh tế tới xã hội học y tế, từ xã hội học tri thức tới xã hội học sức khỏe… đều thống nhất với nhau về phân tích để phân giải hiện tượng cái chết xã hội. Nơi mà gia đình nguyên tử hai thế hệ không những thay thế gia đình tứ đại đồng đường hoặc ba thế hệ, mà cùng lúc gia đình nguyên tử tôn vinh cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ chủ nghĩa. Tại đây cái tôi trung tâm nơi mà tư lợi của cá thể tự cho phép đi trên lưng đoàn kết gia đình, đi trên vai tương trợ giữa các thế hệ, có khi đi cả trên đầu đạo đức gia đình đã làm nên gia phong. Ý niệm cái chết xã hội luôn dùng bề ngoài để xử lý bề trong, lấy hình thức để xét xử nội dung, nơi mà lời ăn tiếng nói của xã hội : già rồi ! già quá ! già đấy !... chế tác ra các tĩnh từ thuộc loại phê phán xã hội : già thì vô dụng, già thì bịnh tật, già thì lệ thuộc, già thì thành ký sinh trùng trong xã hội… Tĩnh tự già này đến như để kết tội, buộc tội, xử tội giai đoạn cuối của một nhân kiếp, từ đó tạo ra các mặc cảm tội lỗi, và chính người già có khi phải tự buông bỏ, tự rũ bỏ, tự cắt bỏ những quan hệ xã hội cần cho sự quân bình tâm lý cá nhân của người già, để được sống bình thường trong một xã hội bình thường. Quan niệm cái chết xã hội lại âm thầm chế tạo ra các quan niệm xã hội sai lầm, bắt người già phải "đánh lận con đen" ngay trên tuổi tác của mình, với các ngôn ngữ đểu xảo : già nhưng phải sống như tuổi trẻ, già nhưng phải tươi trẻ, già nhưng phải tươi mát… Quan niệm già nhưng phải trẻ mang những dấu ấn của một loại ý thức hệ thương mại đẩy người già phải sử dụng giải phẩu thẩm mỹ, mỹ phẩm chống già, cùng các nơi có dịch vụ chống già từ thể thao tới dược mỹ phẩm… Nỗi sợ phải sống trong cái chết xã hội, đi từ ý thức hệ thương mại tới kinh tế giả tạo với các dịch vụ chăm sóc giành cho người lớn tuổi tạo ra một khu vực thương mại. Từ đó tách những người già ra thành hai thành phần, với phân cực hoàn toàn dị biệt : kẻ có tiền thì có quyền sống với ảo tưởng già phải trẻ ; ngược lại những người nghèo, không tiền, lại bị cô lập, thì phải cô lẻ trên còn đường của cái chết xã hội trước khi gặp cái chết thực sự, sẽ mang thể xác của họ vào cõi tử.

Nhân học & nhân nghĩa

Già đời trong sống đời

Tuổi già trong ngôn ngữ của một xã hội tôn vinh sự ích kỷ, cổ súy cái tư lợi giới thiệu hình ảnh người già như hậu quả của một sự suy tàn về thể lực, suy kiệt về trí lực, suy sụp về tâm lực. Nó đưa ra một không gian xã hội của những người lớn tuổi luôn sống với mặc cảm là họ đang ở lứa tuổi phải tàn phai, tức là phải quỵ gục trong nay mai. Nhưng sự thực của tuổi tác không bắt đầu bằng tuổi trẻ đang là tuổi xuân giữa cuộc sống, mà có gốc, rễ, cội, nguồn của tuổi dài trong một gia đình qua các thế hệ : ông bà, cha mẹ, con cháu. Nơi đây, từ tuổi thơ tới tuổi thiếu niên, từ tuổi thanh xuân tới tuổi trung niên là sự tiếp nối bình thường và liên tục, nơi mà ông bà trao vốn liếng lại cho bố mẹ, để bố mẹ trao gởi vốn liếng này cho nhiều thế hệ mai sau nữa. Khi vận dụng nhân khẩu học giữa các thế hệxã hội học gia đình để phân tích hiện tượng tuổi tác, thì tuổi già không hề là sự thất bại của tuổi đời, không hề là hậu quả tiêu cực của một người lớn tuổi, mà là tính trao truyền liên tục xuyên thế hệ, vừa theo nghĩa tre già măng mọc, vừa theo nghĩa đường mòn nhân nghĩa chẳng mòn. Nếu quy luật sống nay chết mai là đúng trong quy trình sinh lão bịnh tử, thì mọi cá thể dù đang trẻ hay đang già, đều chịu chung một quy luật (bất thành văn) : trẻ nay già mai. Tại đây, các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khi cùng nhau nghiên cứu về tuổi già đều đồng ý giải thích là có hai nguồn sợ tác động thẳng vào cội sợ của tuổi già là sợ bịnh tậtsợ cái chết. Chính hai nguồn sợ này (sợ bịnh tậtsợ cái chết) ngày ngày tưới tẩm, ngày ngày bồi đắp cho cội sợ của tuổi già, từ đây lại tạo ra một mặc cảm mới, mà tâm lý học gia đình và tâm lý học xã hội cùng nhận ra ngay trong các điều tra thực địa. Khi một bà ngoại, hoặc ông nội sống lâu với tuổi thọ cao, mà lại không vui cùng tuổi thọ, ngược lại xem-xét-xử tuổi thọ của chính mình như một tội lỗi. Đó là khi một bà ngoại, hoặc ông nội sống lâu với tuổi thọ cao, vừa khóc lại vừa phân trần cùng con cháu rằng : "Bà (ông) sống lâu, chờ chết mà chưa chết, thì đây đâu phải lỗi của bà (ông)". Chính tại đây các bậc con cháu có đạo lý tổ tiên Việt, có đạo đức gia phong Việt, có luân lý gia đình Việt phải biết tức thì, tức khắc chúc tụng ông bà mình thật vui vẻ bằng câu : "Chúc ông bà sống lâu hơn 100 tuổi". Ông bà và cha mẹ hãy sống cùng chúng con, chúng cháu với tâm tình :

"Đêm đêm thắp ngọn đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

gia3

Nhân học & minh triết phương Đông

Tam giáo chưa hề đồng nguyên

Tam giáo đồng nguyên là tên gọi quen thuộc của các quốc gia ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, mà ta không quên Đài Loan và Singapour, nơi mà Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo vừa biết sống chung, lại vừa biết sống chia trên các giáo lý học làm người. Nhưng khi phải "đào cho tới tận nguồn lạch sông", theo lời khuyên của Nguyễn Du, thì nhân sinh quan cùng thế giới quan về tuổi già rất khác nhau giữa Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Ba khu vực tri thức của tam giáo đồng nguyên rất khác nhau về văn hóa, nơi mà văn hóa có chiều dày của văn hiến, có chiều cao của văn minh, làm nên giáo lý của một sắc tộc, giáo dục của một cộng đồng, tựu chung là nhân giáo trong một dân tộc.

Khổng giáo khi tự đẳng cấp hóa xã hội theo thứ tự ưu tiên : sĩ, nông, công, thương, nó đã tự đẳng cấp hóa cả một hệ thống xã hội, nên nó mang nội chất bất bình đẳng, từ đó tạo ra nội dung bất công ngay trong sinh hoạt xã hội. Nên kẻ , có kiến thức được đi thi làm quan, và lại cũng kẻ này có tri thức để tạo ra một không gian hưu trí khi tuổi già tới. Nơi mà, kẻ tiếp tục đặt hành vi học vào hành tác nhân : học làm người, lấy nhân trí dựng nhân tri, lấy nhân lý xây nhân tính... Lão giáo không rơi vào cái bẫy của đẳng cấp hóa hệ thống xã hội, lấy sự vận hành trong tuần hoàn để nắm quy luật của cuộc sống, rồi chú tâm đi tìm trường thọ, có khi rơi vào hoang tưởng của mê thức về chuyện bất tử. Chính Phật giáo khi nhận được ra tính vô thường của mọi sự sống, thì chân lý của sinh-lão-bình-tử sẽ dẫn chúng sinh ở tuổi già tới một giáo khoa thường nhật rất rõ nét trong các kinh Phật, nơi mà tuổi già là tuổi phải tu tập, tức là tập dượt và tôi luyện thường xuyên ít nhất năm tri thức : học biết làm người ở tuổi già, học biết làm người tỉnh táo để đón nhận các bịnh tật sẽ tới, học biết chuẩn bị các tri thức để từ trần trong sáng suốt, học tự lập trong sinh hoạt cô đơn, học độc lập trong sự sống bình tĩnh trước cái chết. Từ định luận hiện pháp lạc trú, tạo ra ý niệm về hải đảo tự thân (tự tin trong tự chủ) của chính Phật tổ đến diễn luận của Phật hoàng Trần Nhân Tông : cư trần lạc đạo (ở đời vui đạo ; thì sự sáng suốt đi từ tuổi già tới ngày từ trần phải sống trong ấm ngoài êm với hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) tạo ra tỉnh thức trong một nhân sinh quan qua lại giữa sự sống và cái chết.

Nhân học & triết học phương Tây,

Đang sống là đang già, sống để già

Hai thuật ngữ : đang sống là đang già, và sống để già chính là hai thành ngữ của các xã hội Âu châu, muốn nhìn thẳng vào cuộc sống của một con người, đây là một một nhân sinh quan của phương Tây, ít nhiều tham dự vào quá trình xây dựng triết học tại đây. Một nền triết học từ cổ triết Hy Lạp tới hiện triết trong bối cảnh của toàn cầu hóa, không cởi bỏ được tính tương tác giữa triết học với các tôn giáo. Nơi mà các tôn giáo có giáo huấn về thiên đường và địa ngục, với lời hứa về một thiên đường sau ngày từ trần, sau ngày bước vào cõi chết. Khi tôn giáo bị khủng hoảng ngay trong xã hội hiện nay tự "vỗ ngực" cho nó là "hiện đại", thì cái tôi trung tâm làm nên cái tôi cá nhân chủ nghĩa, rồi sinh ra cái tôi vị kỷ trong ích kỷ, thì chính với lời hứa về một thiên đường sau ngày tạ thế cũng đang bị suy thoái trầm trọng. Trong xã hội hiện nay tưởng là"hiện đại" thì cái chết ngày ngày bị đẩy lùi, bị giấu đi, bị xua đuổi, tại đây chính nhân sinh quan về người già, cùng thế giới quan về tuổi già bị giới thiệu như một vùng cấm tiêu cực. Người già vừa bị xem là vô dụng, lại vừa bị xét như một gánh nặng ; với tuổi già vừa sinh ra một loạt những chi phí từ xã hội tới y tế, vừa tạo ra những phiền toái từ sức khỏe tới bịnh tật. Đây là một nhân sinh quan về người già phiến diện, một thế giới quan về tuổi già phiến lý, vì những kẻ cổ súy cho loại miệng lưỡi về sự vô dụng với những gánh nặng do người già gây ra ; rồi những chi phí cùng những phiền toái do tuổi già tạo ra, chỉ chế tác ra một loại phiến luận. Loại miệng lưỡi này đã quên đi những đóng góp của những người già khi họ chưa già, chúng quên luôn là những vốn liếng từ tri thức tới giáo dục, từ kinh tế tới xã hội… mà chúng đang sử dụng ít nhiều do những người già hiện nay tạo nay. Nhưng triết học tri thức đã tới để trợ duyên rồi trợ lực cho triết học đạo đức, từ Aristote tới Kant, từ Habermas tới Ricoeur… để khẳng định những tiền đề của nhân đức luôn song song hành cùng nhân tri : mọi công dân dù già hay trẻ đều có cùng một mong cầu là được sống trong một đời sống xã hội tốt, với quan hệ xã hội tốt, với sinh hoạt xã hội tốt. Mọi công dân dù già hay trẻ đều có bổn phận trước dân tộc, trách nhiệm trước giống nòi, nơi mà người già là cầu nối trực tiếp giữa thế hệ đang sống và tổ tiên đã từ trần. Một xã hội tiến bộ, một dân tộc văn minh luôn có các chính sách ưu tiên để bảo vệ người già ; không có các chính sách này thì đừng mong nói tới chuyện văn minh, văn hiến, văn hóa…

gia4

Nhân học về hiện trạng vô gia cư

Nhân học liên luận xã hội học thực địa

Già gần nhà, già xa nhà

Xã hội học thực địa có điền dã bằng phương pháp luận điều tra thực nghiệm tại chỗ, nơi mà hiện cảnh của những người già vô gia cư là hiện cảnh đôi : vô gia cư gần gia đình và vô gia cư xa gia đình. Điều tra thực địa tại các thành phố lớn thể hiện rõ nét hiện cảnh đôi này, với hai bản chất rất khác nhau :

* Người già vô gia cư gần gia đình gốc của mình, vẫn dựa được sự quen biết trong thân tộc, hàng xóm, láng giềng, với các quan hệ xã hội có sẵn để vượt qua các khó khăn hằng ngày khi phải lao động để kiếm sống.

* Người già vô gia cư gần gia đình gốc của mình, phải xây dựng các quan hệ xã hội mới, với đời sống xã hội mới qua sinh hoạt lao động một nơi mà họ không quen biết (lạ nước, lạ cái), các khó khăn hằng ngày là hậu quả của sự cô lập xã hội, tạo nên nỗi cô đơn thường xuyên.

Từ thực tế đôi này, khi khảo sát thực địa tại chỗ, trên những con đường như Phan Đình Phùng, rồi Phan Đăng Lưu, chung quanh quận Phú Nhuận, điền dã xã hội học có thể đi dần tới dư địa chí của người già vô gia cư, qua sự xuất hiện :

- Từ 8 giờ tối tới 12 giờ khuya để chờ các chủ thể thiện nguyện phân phát các bữa cơm từ thiện, những người già vô gia cư gần gia đình gốc của mình, có lúc ngồi chung với những hàng xóm, láng giềng mà họ quen biết.

- Cũng trong thời điểm này, những người già vô gia cư xa gia đình gốc của mình, lại có mặt riêng rẻ, cô đơn, không có quan hệ xã hội gốc.

Điều tra thực địa tại chỗ cũng đưa đường dẫn lối tới phỏng vấn về lý lịch cá nhân của những người già vô gia cư xa gia đình gốc của mình, thì hai xuất xứ được lộ rõ :

* Những người già vô gia cư xa gia đình gốc của mình tới từ miền Trung sau những biến nạn gia đình, mà cũng sau những họa nạn về môi trường từ hậu quả mất nhà sau các trận lũ lụt tới ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra trên sáu tỉnh miền Trung, tất cả tạo ra thảm cảnh thất nghiệp cho toàn vùng.

* Những người già vô gia cư xa gia đình gốc của mình tới từ miền Nam, cũng có với tên gọi là miền Tây của đông bằng sông Cửu Long đang trong họa nạn nhiễm mặn song hành cùng nạn thất nghiệp trầm trọng, với thực tế phải rời bỏ quê nhà, vì không muốn là gánh nặng cho con cháu.

Nhân học liên luận cùng tâm lý học xã hội

Các bạo hành chống người già

Trong ngạn ngữ của Bắc Mỹ, có câu : «Tuổi già là tuổi thơ thứ hai», mang nội dung của tuổi già khi mất đi sự sáng suốt, sự tỉnh táo, sẽ có những hành vi như trẻ con thơ dại. Nhưng trẻ con thơ dại vì được xem là chưa trưởng thành ; còn người già, ngày càng già, thì sự trưởng thành với kinh nghiệm cả đời bỗng tự nhiên biến mất đi, để nhận lại một tuổi thơ thứ hai trong thụ động. Đây chính là sự thụt lùi ngay trên sự minh mẫn của lý trí, của trí tuệ, đây cũng là một thực tế trong đoạn đời cuối của người già ; ngày càng gần đất xa trời. Nhưng tâm lý học xã hội khi vận dụng xã hội học về sinh hoạt thường nhật, song hành cùng tâm lý học tri thức để cân, đo, đong, đếm về sự minh mẫn, sự sáng suốt, sự tỉnh táo của những người già, đã đưa một nhận định mới, với các phân tích về các bạo hành mà người già là nạn nhân. Những người già có thể bị bạc đãi ngay trong môi trường gia đình, ngay trong quan hệ xã hội, kể cả ngay trong các viện dưỡng lão, với những cá thể đang làm việc chăm sóc họ. Đây là một thực tế xã hội của người già, với tuổi già sức yếu, không tự bảo vệ được mình. Khi phân tích để phân loại về các bạo hành mà người già là nạn nhân, thì người già là nạn nhân của khá nhiều bạo hành :

*Bạo hành xã hội, từ sinh hoạt xã hội tới quan hệ xã hội, từ tổ chức xã hội tới đời sống xã hội, nếu người già không được các chính sách ưu tiên để bảo vệ họ.

*Bạo hành thể chất, khi người già bị khinh rẻ như những cá thể vô dụng lại gây tốn kém cho gia đình, xã hội, thì ngay trong môi trường gia đình, thân tộc, láng giềng… người già có thể là nạn nhân của các bạo hành xâm phạm tới thể xác và thể lực của họ. Báo chí Việt vẫn thông tin về loại bạo hành này.

*Bạo hành ngôn ngữ, khi người già bị miệt thị bởi những lời lẽ xúc phạm từ tinh thần tới nhân phẩm, từ tâm lý tới đạo đức của họ, tới từ những người quyến thuộc hay những kẻ xa người lạ, thì sự tổn thương về tâm thần được xem khá lớn.

Với tuổi già sức yếu, không tự bảo vệ được mình, sự phân loại của tâm lý học xã hội về các bạo hành mà người già là nạn nhân, thì các bạo hành làm ông, bà, cha, mẹ đau đớn và khổ tâm là các bạo hành đến từ con, cháu, đến từ thân bằng quyến thuộc, sẽ gây ra các hậu quả tổn thương tâm thần sâu đậm nhất.

Nhân học liên luận xã hội học trực quan

Các bạo hành giữa những người già

Công cuộc kiếm ăn, kiếm sống trong bối cảnh vô gia cư của những người già với điều kiện cùng cực từ lao động tới sinh nhai, cho xuất hiện những bạo hành giữa những người cùng lao động trên một môi trường có cạnh tranh thường xuyên với nhau :

- Nhặt phế liệu chung quanh các chợ, có sự tranh giành dẫn tới xô xát giữa những người già, với thảm cảnh mạnh được yếu thua.

- Nhặt bao nhựa, nhặt ve chai trên các đường phố, cũng có cảnh giành giật dẫn tới ẩu đả, với họa cảnh cá lớn nuốt cá bé.

Các bạo hành giữa những người già lao động trên cùng một nơi :

- Qua các bãi rác, còn có chuyện bạo hành với các người trẻ mà người già là nạn nhân.

- Qua các nơi chuyển hàng hóa với các vật liệu được thải ra, người già vẫn là nạn nhân của nhiều đối tượng xã hội, khi những người già không tự bảo vệ được họ.

Khi phân phát các bữa cơm từ thiện vào buổi tối tới từ các chủ thể thiện nguyện phân phát, giữa những người già vô gia cư cũng xẩy ra các bạo hành. Trên các trục đường có phân phát các bữa cơm từ thiện thường có hai lề đường, với hai nhóm người lớn tuổi vô gia cư :

- Nhóm thứ nhất, biết tụ họp, biết hoạt náo, lại biết tranh giành, chụp giựt, với những hành vi gần với thú tính.

- Nhóm thứ nhì, thụ động, chờ đợi được phân phát các phần ăn, nhưng ngồi xa đám thứ nhất, vì muốn được "yên ac ".

Xã hội học thực địa với khảo sát tại nơi, với điều tra tại chỗ, với điền dã trực quan không thể không ghi nhận các bạo hành được phân loại :

- Khi đang lao động ngoại đường phố

- Khi đang nhận trợ giúp của từ thiện

- Khi đang tìm chỗ ngủ hằng đêm ngoài đường phố…

Mà không quên sự nhục mạ của những kẻ vô tâm khi những người già phải đi ăn xin trên các vỉa hè, trong các quán ăn, trong các nơi công cộng…

gia5

Nhân học liên luận đạo đức học

Cái đểu của ngu dân trị

Ngu dân trị sử dụng mê thức để thay tri thức, vận dụng xuyên tạc để tẩy não nạn nhân, tận dụng khuyết não để thống trị bằng độc tài, nên ngu dân trị luôn chung lưng đấu cật với tuyên truyền trịcông an trị để có chỗ đứng ghế ngồi đểu cáng của nó trong bạo quyền độc đảng toàn trị. Ngu dân trị thay não bộ của sự thật thành não trạng của tà kiến, tất cả được dàn dựng, bày vẽ, qua tà quyền tuyên truyền trị bóp méo sự thật và bằng quỷ quyền công an trị bóp chết chân lý, để lẽ phải không xuất hiện trước ánh sáng của lương tri. Khi một thành phố như thành phố Đà Nẵng tự "vỗ ngực""thành phố đáng sống nhất" tại Việt Nam, cấm tuyệt đối sự xuất hiện của "ăn mày", "ăn xin""hãnh diện" về chuyện này. Tại đây, cái đểu của ngu dân trị để lộ chân lai diện mạo của nó ngay trong đạo đức học, có mặt trong nhân giáo của tổ tiên Việt biết khuyên nhủ con cháu "Miếng khi đói bằng gói khi no", đã dặn dò con cháu "Bầu ơi thương lấy bì cùng". Đừng ac cái đểu của ngu dân trị để che giấu, phủ lấp là thành phố Đà Nẵng không có người tuổi trọng không đủ ăn, không đủ mặc, không có người tuổi đã già mà không có mái ấm che ac . Nhưng cũng tại Đà Nẵng hiện nay là nơi có nhiều quan chức trộm, cắp, cướp, giựt từ của cải tới đất đai của dân hiền giờ đã thành dân oan ; là nơi tụ bè tụ đảng của Tàu tặc. Phản diện của ngu dân trị chính là : văn hóa dân tộc, văn minh giống nòi dựa trên văn hiến tổ tiên biết giáo dục các thế hệ "Thương người như thể thương thân", rồi giáo dưỡng các con dân Việt "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". Dù đang là những công dân vô gia cư, nhưng những người tuổi trọng vẫn đang sống, đang thở trên chính quê hương của họ, trong thành phố của họ, không ai có quyền hạn hay quyền lực gì cấm họ đi lại vào ra chính quê hương đất nước của họ. Đây vừa là vấn đề nhân tri của nhân quyền, nhân đức của nhân nghĩa, nhân lý của nhân đạo, đó là đạo đức của Việt tộc. Hãy lấy thí dụ của Thụy Sĩ có kinh tế dồi dào, lại có các bộ luật hình sự là nếu kẻ nào tố cáo những ai phạm lỗi hay phạm tội sẽ được chính quyền thưởng tặng bằng tiền. Các quốc gia láng giềng luôn nhìn Thụy Sĩ là một nước không văn minh, vì nó chứa những khối tiền lậu lớn, nhưng lại xúi dục nhân dân mình tố cáo nhau. Nên những ai đang sống tại Đà Nẵng khi nhấc điện thoại gọi công an để tố cáo những đồng bào ac ơ phải "ăn xin", "ăn mày" trên đường phố thì phải suy nghĩ kỹ, phải "uốn lưỡi bảy lần" trước khi tố cáo tha nhân trong cơn hoạn nạn.

Phân tích xã hội học về tính tương đồng

Hành vi xã hội, quan hệ xã hội tổ chức xã hội

Trong điều tra thực địa, phân loại hóa các thành phần là giai đoạn kế tiếp của công đoạn thu thập kết quả điều tra, nơi đây xuất hiện một thành phần lớn của những người già tìm mọi cách đễ có một sinh hoạt lao động. Trong thành phần này, có hai tiểu nhóm :

* Tiểu nhóm thứ nhất : không có vốn, lao động bằng việc nhặt, lượm các phế liệu, chủ yếu là ve chai, lon sắt, thùng giấy…

* Tiểu nhóm thứ nhì : có vốn ít, rất nhỏ nhưng tìm mọi cách để có sinh hoạt lao động, dù với lợi tức rất thấp, như bán hàng gánh.

Khi phân tích đi tới giải thích về hành vi xã hội tương đồng, cụ thể là đi tìm các điểm giống nhau của hai thành phần này trong hành tác xã hội của họ, thì các chỉ báo sau đây xuất hiện :

- Những người già này có gia đình, nhưng những thế hệ sau, tức là con cháu của họ không gánh vác được chuyện chăm lo cho họ, vì bản thân các con cháu cũng gặp những khó khăn kinh tế, tài chính, nghề nghiệp.

- Những người già này có gia đình, có cả họ hàng, thân tộc, láng giềng, nhưng cùng lúc có những kinh nghiệm xã hội cụ thể là họ hàng, thân tộc, láng giềng không giúp đỡ, cưu mang họ lâu dài được, nên chuyện họ phải tự kiếm sống đối, tự xoay sở.

Từ hành vi xã hội tương đồng này, xã hội học thực địa sẽ dần đi tới quan hệ xã hội tương đồng của hai thành phần có vốn để buôn vặt và không có vốn phải đi nhặt các phế liệu, với hai chỉ báo sau :

* Vai trò ngày càng trung tâm của các hội đoàn từ thiện, của các chủ thể thiện nguyện trực tiếp phục vụ các bữa cơm từ thiện ngay trên đường phố, nơi có mặt các người già.

* Vai trò thường trực của các chùa, các nhà thờ với các chương trình thiện nguyện, với mạng lưới thông tin địa phương của họ để phân phát các phần cơm tới các người già vô gia cư hoặc đơn độc không có ăn.

Từ hành vi xã hội tương đồng này, tới quan hệ xã hội tương đồng xã hội học giải luận sẽ đi thẳng tới tổ chức xã hội, các người già vô gia cư hoặc đơn độc không có ăn đều công nhận hai chứng từ : thứ nhất là chính quyền độc đảng toàn trị hiện nay đã vắng mặt trong các chinh sách chăm lo cho các người già. Thứ nhì là sự đàn áp thường nhật của công an để xua đuổi, bắt bớ các người già vô gia cư hoặc hoặc buôn bán nhỏ trên các hè đường là sự có mặt độc nhất của chính quyền trong chế độ này.

Phân tích của xã hội học gia đình

Kinh tế cùng quẩn và hậu quả liên thế hệ

Khi gặp gỡ và phỏng vấn các người già đang lao động cực nhọc trên các đường phố, các vỉa hè, thì quan sát thực địa sẽ song hành cùng phỏng vấn cá nhân. Nơi đây, qua các tin tức do người phỏng vấn đưa cho tới quá trình thành lập dữ kiện cùng đối chiếu các chứng từ, thì hiện tượng người già phải lao động cực nhọc ngoài đường phố, còn mang một nội dung gia đình mà xã hội học phải xem xét về các hậu quả liên thế hệ. Như vậy, hiện tượng người già phải lao động cực nhọc ngoài đường phố không chỉ là một hiện trạng cá nhân mà là một vấn nạn gia đình, khi điều tra thực địa đã tiếp cận được một gia đình ba thế hệ với :

* Người cha thế hệ thứ nhất, ngày ngày bán vé số trên đường phố.

* Con gái thế hệ thứ nhì, lao động thu hoạch phế liệu chung quanh các chợ.

* Cháu là thế hệ thứ ba, phải đi ăn xin từ năm 8 tuổi.

Khi phỏng vấn đi vào tổ chức thường nhật của gia đình này, thì các dữ kiện gia đình, nghề nghiệp, xã hội sau đây được xuất hiện :

- Sáng sớm, thường không có bữa ăn sáng chung với nhau.

- Bữa trưa, các thành viên của gia đình này cũng không gặp nhau.

- Bữa tối, thường cũng không được ăn chung với nhau.

- Họ trở lại nơi cư ngụ thường xuyên hay tạm thời của họ chỉ để ngủ, sau một ngày nhọc thân ngoài đường phố.

Các dữ kiện nghề nghiệp thường song hành cùng các dữ kiện xã hội :

* Tiền ai nấy xài, tiền ai nấy giữ, người tìm ra tiền tự quản lý tài chính của mình.

* Xin qua xin lại, khi có một người trong gia đình, túng quẩn, cần chi tiêu gấp vào một việc, thì có thể xin các thành viên khác trong gia đình.

* Cùng nhau quản lý các món nợ gia đình, nơi mà chuyện thiếu nợ từ họ hàng tới láng giềng thường là thảm cảnh của những gia đình này, bị ám ảnh thường xuyên chuyện mang nợ và phải trả nợ.

Thảm kịch cá nhân cùng thảm cảnh gia đình làm nên một không gian chung của những nạn nhân này, nơi mà của chính quyền độc đảng để độc tài nhưng bất tài trước mọi mọi chính sách an sinh xã hội. Chính tại đây xã hội học khảo sát về các nạn nhân này đã nhập nội vào thực trạng của họ qua các ngôn từ : "sống ngày nào hay ngày nấy" ; "ăn được bữa nào hay bữa ấy", "sống cho qua ngày", "sống nay, chết mai mà"…

gia6

Phân luận của xã hội học xuyên thế hệ

Tuổi già là tuổi nhục : tủi nhục !

Xã hội học xuyên thế hệ khi quan sát ngay vào cấu trúc gia đình nguyên tử chỉ hai thế hệ : cha mẹ và con cái, sẽ cho xuất hiện hai chỉ báo trực tiếp đóng góp vào nhân khẩu học, hai chỉ báo này tới từ xã hội học thực địa :

* Các người già vô gia cư hoặc lao động cô đơn ngoài đường phố, là mẹ hay cha của các gia đình đông con, thường là hơn 5 người con, có khi tới hơn 7 đứa con.

* Các người già vô gia cư hoặc lao động cô đơn ngoài đường phố, là mẹ hay cha của các gia đình chỉ một con, lập gia đình xa nhà, hoặc đang túng quẩn từ tài chính tới nghề nghiệp.

* Các người già vô gia cư hoặc lao động cô đơn ngoài đường phố, là mẹ hay cha của các gia đình không còn con, có trường hợp con đã tử trận hoặc mất tích của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, có trường hợp con đã tử nạn trong các trại học tập cải tạo, hoặc trên đường vượt biên sau 1975.

Xã hội học xuyên thế hệ khi khảo sát sâu vào tổ chức gia đình, cho xuất hiện hai loại chỉ báo khác, trực tiếp trợ lực cho xã hội học giáo dục về sự tan vỡ tính tương trợ giữa các thế hệ khi :

- Khi một trong hai người, cha hoặc mẹ qua đời, người còn lại sẽ sống không những với sự cô đơn mà cùng phải gánh chịu những lời ăn tiếng nói : vô phép, vô lễ, vô luân tới từ chính con cái của mình.

- Khi một trong hai người, cha hoặc mẹ qua đời, người còn lại sẽ sống không những sự tự lập tài chính mới của mình, mà thường xuyên chịu sức ép của loài con cái sử dụng loại ngôn ngữ xem mẹ hoặc cha mình là kẻ ăn bám, là ký sinh trùng, là nhớt thây dày cốt…

Xã hội học xuyên thế hệ khi điều tra ngay vào sinh hoạt gia đình có cha hoặc mẹ qua đời, người còn sống thì phải chịu đựng sự bội bạc, lòng bất nghĩa, tính phản phúc, lại cho xuất hiện hai chỉ báo khác để phân tích về nhân học giáo lý. Khi cha lẫn mẹ còn sống thì sự đoàn kết của cha và mẹ là một sức mạnh hoàn chỉnh để giáo dục con cái, để giữ vững sự đoàn kết gia đình. Khi cha hoặc mẹ, mà một người trong hai người phải từ trần sớm, thì người còn sống biến thành nạn nhân trong các gia đình mà gia phong không có từ giáo dục tới giáo dưỡng. Một sớm một chiều, cha hoặc mẹ còn sống với tuổi già là tuổi nhục : tủi nhục !

Phân tích của xã hội học lao động

Lẩn tránh quan hệ thường ngày trong gia đình

Khi khảo sát của xã hội học lao động đi vào các thực trạng sinh hoạt nghề nghiệp của các người già, từ lượm nhặt các phế liệu (ve chai, đồ nhựa, lon sắt…) tới các người bán vé số hoặc có gánh hàng rong, thì chính xã hội học lao động này đã định dạng về các sinh hoạt nghề nghiệp của các người già ngoài đường phố đã cho xuất hiện hai loại chỉ báo về xã hội học thường nhật về vô gia cư. Thứ nhất là các người già thật sự vô gia cư, không còn chỗ cư trú thường xuyên, mà phải ngủ ngoài đường mỗi đêm, nơi mà chỗ ngủ thường xuyên bị xua đuổi, bị ngăn cấm không những bởi công an, mà còn bởi các thành phần an ninh khu phố, địa phương. Thứ nhì là các người già có hoàn cảnh bán vô gia cư, đây là những người còn gia đình, nhưng lẩn tránh quan hệ thường ngày trong gia đình với con cái, để tránh né những lời lẽ của loại con cái này trực tiếp làm tổn thương danh dự, nhân phẩm của kẻ làm mẹ hay làm cha. Thành phần thứ hai của các người già có hoàn cảnh bán vô gia cư này cho xuất hiện hai loại chỉ báo hữu ích trong quá trình phân tích và giải thích hiện tượng bán vô gia cư, đó là những người già :

- Rời nhà rất sớm, để lao động cả ngày ngoài đường, dù với lợi tức rất thấp, đầu tư vào gánh xôi không quá hai trăm ngàn đồng, để cuối ngày chỉ lời được khoảng bốn chục hoặc năm chục ngàn đồng đủ lo cho hai bữa ăn. Không quá hai đô la một ngày, nhưng tránh được một tâm trạng bất an trước những lời lẽ từ phỉ báng tới sỉ nhục mẹ cha của con cái.

- Về nhà rất trễ, thường là sau giấc ngủ của con cái để tránh phải gặp mặt đám con loại này và tránh được những lời lẽ xúc phạm làm tổn thương lâu dài tâm lý cũng như tâm thần mẹ cha mà chính đám con này cũng không ý thức đầy đủ về sự tổn hại của những lời lẽ bất nhân thất đức của chúng. Nhưng chính thành phần thứ hai của các người già có hoàn cảnh bán vô gia cư này lại là nạn nhân trực tiếp của một chế độ độc đảng toàn trị ngày ngày vận dụng công an trị để xua đuổi, để trấn áp, để ruồng rẫy họ, nhưng cùng lúc lại toàn vắng mặt trước các chính sách an sinh xã hội là phải bảo vệ người già.

gia7

Giải luận của xã hội học tổ chức thường nhật của cá nhân

Cá nhân là họa cảnh xã hội

Xã hội học tổ chức thường nhật của cá nhân đề nghị các chỉ báo khảo sát về tổ chức không gian và thời gian hàng ngày của một cá nhân, nếu là người già vô gia cư, vô nghề nghiệp, không lợi tức nhất định, không là đối tượng của các chính sách an sinh xã hội, thì quy trình điều tra sẽ cho lộ ra các thực tế sau đây :

* Không gian cư trú, thường là những nơi mà người già vô gia cư biết từ nhiều năm, có thể là một xóm, một hẻm, một khu, nơi mà được xem như là có an ninh tối thiểu, cụ thể là được an toàn nhất là vào đêm khuya.

* Thời gian cư trú, thường được phối hợp với các công việc tạm thời gần nơi ngủ đêm, thường là các quán cơm, tiệm ăn, có khi là các gánh hàng ăn. Nơi mà những người già có thể phụ giúp các việc từ dọn dẹp tới lau rửa bát đĩa, bàn ghế, những công việc có thể là buổi sáng, buổi trưa, hoặc buổi tối, mỗi buổi có thể kéo dài từ 3 giờ tới 5 giờ.

Xã hội học tổ chức thường nhật của cá nhân về hiện tượng xã hội của người già vô gia cư, vô nghề nghiệp, đưa ra hai loại chỉ báo khác cho xã hội học lao động :

- Có thù lao, nhưng là thụ lao rất thấp, các trường hợp chấp nhận trả lời phỏng vấn, thường đưa ra con số : năm mươi ngàn cho một buổi làm việc.

- Không thù lao, nhưng được nuôi ăn hằng ngày, có khi được hưởng phần ăn tối, để giành để ăn khuya khi có cơn đói tới.

Xã hội học tổ chức thường nhật của cá nhân về hiện trạng xã hội của người già vô gia cư, vô nghề nghiệp, cùng đưa ra hai loại chỉ báo cho xã hội học gia đình : thứ nhất là các người già không được các con cái thăm hỏi thường xuyên, đó là các người có con cái đi làm nơi xa, cư ngụ nơi xa, có cả thành phần con cái phải làm việc, ăn ngủ ngay nơi làm việc, không có cơ hội về thăm họ. Thứ nhì là các người già, sống hoàn toàn cô độc, mọi quan hệ gia đình bị cắt đứt, mọi tin tức của thân bằng quyến thuộc đều bặt vô tăm tích, một thân một mình, những người già này phải tự lo liệu tất cả.

Xã hội học tổ chức thường nhật của cá nhân về hiện trạng xã hội của người già vô gia cư, vô nghề nghiệp, cùng đưa ra hai loại chỉ báo cho xã hội học sức khỏe xã hội học y tế, với ngôn ngữ buông xuôi của họ : "Bịnh thì xách giỏ vào nhà thương", "Hết bịnh thì xách giỏ ra khỏi nhà thương", "Sống chết lúc nào không biết !"…

Giải thích của xã hội học chọn lựa sống vô gia cư

Tuổi già không là gánh nặng cho gia đình

Giải thích của xã hội học của những người già chọn lựa sống vô gia cư làm rõ thêm quan hệ giữa xã hội học gia đìnhxã hội học kinh tế, khi chính những người già chọn lựa sống vô gia cư, tự xoay sở bằng những sinh hoạt lao động cực nhọc với lợi tức hoặc thù lao hằng ngày rất thấp, chủ đủ cho ba bữa ăn : "Con cái nghèo lắm, chúng lo thân chúng không xong, đâu nỡ bắt chúng phải lo cho mình". Hoặc "Con trai phải gánh dâu, con gái phải gánh rễ, tụi nó lo cho gia đình tụi nó còn chưa đủ, lấy đâu ra mà lo cho người già". Khi xã hội học chọn lựa cá nhân đã minh bạch được quan hệ giữa xã hội học gia đìnhxã hội học kinh tế, thì chính các dữ kiện khác sẽ xuất hiện qua xã hội học sức khỏe xã hội học y tế :

- Những người già chọn lựa sống vô gia cư không những từ thực tế kinh tế gia đình cùng quẩn, mà trong các gia đình này đã có những họa nạn lớn, với các thành viên gia đình bị tử nạn hoặc bị mang trọng thương qua các tai nạn lạo động, lưu thông, hoặc các nạn bịnh như ung thư…

- Những người già chọn lựa sống vô gia cư cũng đang mang nhũng chứng bịnh mà họ không xác nhận được rõ nguyên nhân. Vì không được khám thường kỳ cũng như không được khám nghiệm qua y khoa, nên những người già này thường kể rõ các triệu chứng bịnh, mà không xác chứng được tên chính thức của con bịnh mà họ đang mang.

- Những người già chọn lựa sống vô gia cư cũng không chữa các bịnh ngoại da, các vết thương hằn sâu trên thân thể, kẻ cả các nội thương từ gân, xương hay các nội tạng. Những người già này thường sử dụng các loại thuốc mà các người quen biết biếu tặng, nhưng thường là không chữa đúng căn bịnh mà họ đang có.

Khi kết hợp các kết quả điều tra từ xã hội học gia đìnhxã hội học kinh tế, tới xã hội học sức khỏe xã hội học y tế, thì hai chỉ báo khác khác sẽ xuất hiện qua tới xã hội học đô thị xã hội học cư trú, hiện rõ trong các phỏng vấn về chọn lựa cá nhân của các người già vô gia cư :

* "Ăn ở ngoài đường lâu rồi, thì ở đâu quen đó, ăn ngủ ở đây sau bao nhiêu năm, ai ở đây cũng biết mình, nên họ còn gần mình hơn cả con cái của mình".

* "Ăn ở khu này quen rồi, dù là ngoài đường, vỉa hè, mà như ở nhà mình vậy, biết chỗ ăn, có chỗ ngủ, là mừng rồi, chỉ sợ là những đêm mưa gió lớn, vừa lo, vừa sợ, không ngủ yên được".

Điều tra xã hội học về thực trạng màn trời chiếu đất

Già với chòi

Trong điền dã thực địa lộ ra những dữ kiện về cảnh màn trời chiếu đất của những người già vô gia cư, nơi đây các chỉ báo về xã hội học tạm cư cho xuất hiện hiện trạng người già phải sống trong các chòi nhỏ, chật, hẹp, không điện, không nước, không vệ sinh... Muốn tìm để nhận ra các họa cảnh này thì không khó, các chòi này thường có :

- Trong các ngoại ô, nơi có các mảnh đất tạm thời không có xây cất

- Cả đồng quê, cũng có các loại chòi này, xa nơi có dân cư

- Chung quanh các hốc đá nơi miền sâu, miền xa

- Cả trong các nghĩa trang của thành phố…

Điều tra thực địa cho xuất hiện các nghề hằng ngày rất tạm bợ của các người già vô gia cư :

* Tại thành phố, thì thu bán các phế liệu, bán vé số, phụ việc các gánh hàng ăn trên các vỉa hè…

* Tại ngoại ô, thì thu lượm củi, nhận việc làm vệ sinh, lau quét…

* Tại nông thôn, tìm việc quanh quẩn các chợ, giữ ruộng…

Khảo sát thực địa cho thấy hình dạng các chòi rất sơ sài, nhưng thực tế tạm cư đã trở thành bền cư, vì có những người già đã sống trong các chòi, các lều trong nhiều năm. Có người đã sống hơn 20 năm trong các lều không quá 2 thước vuông, với bốn cây chống đứng, bốn cây làm mái, lợp mái bằng một vài mảnh nhựa. Đây là những cuộc sống hoàn toàn cô độc, khi trả lời các phóng vấn, thì các lý do sau đây được đưa ra : "không có tiền, nên con cháu không bao giờ tới thăm ; "nghèo quá nên không ai dám ghé chơi" ; "khổ quá nên không có người nào muốn sống chung với mình" ... Hiện trạng những người già vô gia cư sống trong chòi, trong lều không phải là hiện tượng mới trong xã hội hiện nay, mà đã có từ lâu và đã được nhận diện qua các trang Hồi ký miền Nam của các cựu quân nhân miền Nam bị nhốt trong các trại cải tạo. Khi những người này đi lao động vào rừng, núi, đồi tại miền Bắc sau 1975, họ vẫn thấy các chòi, và khi được tiếp chuyện với các người già trong chòi, thì họ khám phá là những bà mẹ liệt sĩ, mà các con đã tử nạn trong nội chiến trước 1975. Chính thiên tài thi ca của Việt Nam là thi sĩ Bùi Giáng đã sống trong một cái chòi tại Gia Định, gần chợ Bà Chiểu từ 1975 cho tới ngày thi sĩ từ trần, nơi mà màn trời chiếu đất qua thi ca của Bùi Giáng đã trở thành : "Gió phương trời về chung gục bên giông".

gia8

Điều tra xã hội học về thực trạng bịnh tật và thương tích

"Già thì quên đau, quên bịnh, quên thân"

Điều tra thực địa về các người già vô gia cư thường xuất hiện một chỉ báo đôi về sức khỏe và y tế, đó chính là các bịnh tật và thương tích thường xuyên có trên thân thể người già, mà hậu quả rất rõ nét là :

*Các bịnh tật không được khám thường kỳ và rõ ràng về y khoa, nên sự xác chứng không chính xác mà các nạn nhân này tự đặt tên là : đau tim, đau ruột, đau đầu

*Các thương tích về xương, gân, bắp thịt không được y tế xem xét và cứu chữa, chính các nạn nhân này gọi chung là : thấp khớp, nhức xương, đau gân…

*Đi lại khó khăn, di chuyển bị giới hạn, tạo ra thói mà chính các nạn nhân này quen gọi là : ngồi đâu sống đó, nằm đâu ở đó...

Khi không có láng giềng, hàng xóm trông nom hoặc ngó ngàng tới thì một loạt những phản ứng với thời gian sẽ biến thành phản xạ hằng ngày qua các câu trả lời khi được phỏng vấn, đây chính là thảm kịch của người già bị gia đình, thân tộc, xã hội bỏ quên :

- "Già thì quên đau", vì : "không có ai gần gũi đâu mà kể".

- "Già thì quên bịnh", vì "không có bác sĩ, y tá đâu để lo cho mình".

- "Già thì quên thân", vì "sống mà quên được thân của mình, thì quên được đau, quên được bịnh".

Hiện trạng mang bịnh tật cùng thương tích mà không được chạy chữa, của những người già vô gia cư thì :

- Tình hình tại nông thôn không có bịnh viện thì trầm trọng hơn thành thị.

- Tình hình của những người già sống biệt lập thì khẩn cấp hơn với nhũng người được sự quan tâm của thân tộc, láng giềng, hàng xóm.

- Tình hình của những người già sống tự cô lập thì rất báo động hơn với những người được sự chú ý của các hội đoàn tự thiện, của các chủ thể thiện nguyện.

Một chế độ độc đảng toàn trị khi vắng mặt trong các chính sách an sinh xã hội, thì nó sẽ vắng bóng trong các chính sách bảo vệ người già từ sức khỏe tới y tế. Mà một chế độ độc đảng toàn trị có hành vi cùng hành động của bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền đặc lợi trị thì nó càng biệt tăm, biệt tích trước thảm họa của người già.

Điều tra xã hội học về thảm trạng hành khất

"Già thì ăn xin"

Số người già vô gia cư rơi vào thảm trạng hành khất không những nhiều trong các đô thị, mà ngày càng rõ nét tại nông thôn, khi điều tra về hiện tượng này, thì phân tích các kết quả thực địa đưa tới phân loại sau :

- "Già thì ăn xin" trên các vỉa hè thành phố

- "Già thì ăn xin" trên các trục lộ liên tỉnh

- "Già thì ăn xin" trong các chợ, các ngõ hẻm có họp chợ

- "Già thì ăn xin" trong các tiệm, hàng, quán

- "Già thì ăn xin" ngay trong các làng, xã, huyện…

Khi phân loại về thảm trạng hành khất của người già vô gia cư, thì các chỉ báo khác xuất hiện :

- "Già thì ăn xin", cùng lúc bán vé số, lượm ve chai, nhặt phế liệu…

- "Già thì ăn xin", khi gặp khách du lịch, khi gặp người ngoại quốc…

- "Già thì ăn xin", ban ngày xin ngoài đường phố, buổi tối thì xin hàng xóm…

- "Già thì ăn xin" tại các chùa, các nhà thờ, có khi tại các bịnh viện…

Khi kết hợp điều tra giữa hai xã hội học : xã hội học lao độngxã hội học hành tác thường nhật của cá nhân, thì các dữ kiện xã hội khác sẽ xuất hiện qua các câu trả lời của các người già phải hành khất hằng ngày :

- "Già thì ăn xin" : "để có tiền ăn cơm mỗi ngày"

- "Già thì ăn xin" : "để có tiền mua thuốc men"

- "Già thì ăn xin" : "để có tiền trả tiền xe ôm"

- "Già thì ăn xin" : "để có tiền vô nhà thương khi bị bịnh" …

Tại đây, hành tác "Già thì ăn xin" tạo nên các hành vi rất khác nhau trong sinh hoạt của các người già vô gia cư :

- "Già thì ăn xin" với "tính toán đủ ăn ngày hai bữa" đủ tiền ăn thì ngừng xin.

- "Già thì ăn xin" với "con tính đủ mua tiền mua thuốc" phòng xa cho những năm tháng tới.

- "Già thì ăn xin" với "toan tính lo chỗ ăn và chỗ ở" lâu dài.

Chính xã hội học tổ chức cùng xã hội học cơ chế đã thâu nhận chỉ báo "Già thì ăn xin" như một chỉ báo liên giải của phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh dân tộc của một quốc gia.

Điều tra xã hội học về hiện trạng ẩn trú

"Già thì gầm cầu, men sông"

Khi phân biệt hai hiện tượng : thường trútạm trú trong xã hội học cư trú để phân loại hai thực tế về người già trong khảo sát này : thành phần thứ nhất là những người phải lao động nhọc nhằn hàng ngày nhưng có chỗ ở, chỗ ngủ ; thành phần thứ nhì là những người già vô gia cư không có chỗ ở, chỗ ngủ. Thì trong thành phần thứ nhì, lộ ra khuynh hướng về sinh hoạt chọn nơi ẩn trú, trong lao động và trong khi ngủ, nơi mà thuật ngữ ẩn trú hợp lý và chỉnh lý hơn thuật ngữ tạm trú :

- Khi các người già phải ở ngoài đường cả ngày để tìm cách sinh nhai, thì họ chọn làm việc, đi lại gần các gầm cầu để tránh nắng và tránh mưa.

- Khi các người già phải chọn chỗ ở để ngủ hằng đêm, thì họ ra các men sông, các mé rạch, để có nước trong sinh hoạt giặt quần áo, rửa bát nồi.

Chọn lựa "Già thì gầm cầu, men sông", là chọn lựa độc nhất của những người già :

- Khi "Già thì gầm cầu" kể rõ sự chịu đựng ngày càng giới hạn của những ngày nắng gay gắt, từ đó sinh ra cảm, cúm, bịnh…

- Khi "Già thì men sông", nêu rõ sự cần thiết của nước trong sinh hoạt hằng ngày, từ giặt giũ, lau dọn tới tắm rửa…

Tại đây, sự phối hợp giữa xã hội học đô thịxã hội học nông thôn đưa ra hai dữ kiện về ẩn trú khác nhau :

- Tại đô thị tìm gầm cầu dễ hơn tìm men sông.

- Tại nông thôn tìm gầm cầu khó hơn tìm men sông.

Khi những người già vô gia cư chọn những vùng ngoại biên giữa đô thị và thôn quê để có cả hai gầm cầu men sông, vì họ phải di chuyển cả hai nơi gầm cầu men sông, từ đây họ phải chịu tùy thuộc vào :

- Chi phí di chuyển hằng ngày với các phương tiện công cộng hay xe ôm.

- Nếu được thân thuộc, hàng xóm hoặc các chủ thể thiện nguyện giúp đỡ để di chuyển, thì họ phải theo giờ hẹn của các người này.

Chính xã hội học sinh hoạt thường nhật cùng xã hội học lưu động và giao thông đã giải thích hiện tượng ẩn trú của những người vô gia cư như một chỉ báo liên kết của ba tự do : tự do di chuyển, tự do giao thông, tự do công dân để xem-xét-xử về cái thực tài hay sự bất tài của một chính quyền. Mà chính quyền độc đảng toàn trị hiện nay thì hoàn toàn bất tài vô dụng để xử lý và giải quyết hệ cư trú-thường trú-tạm trú-ẩn trú của các người già vô gia cư.

Khảo sát nhân học về nhân sinh quan tuyệt vọng

"Già thì đi tu"

Khi xã hội học định chất cùng xã hội học định lượng nhận ra một chỉ báo thường trực như một hằng số lập đi lập lại trong khảo sát nhân học về các người già vô gia cư, là hành tác tìm tới Phật giáo vừa để được cứu vớt tức khắc, vừa để được cứu rỗi khi sắp phải từ trần ; tại đây có ba hành tác chính :

- Tu như người xuất gia, chấp nhận những công việc vệ sinh, dọn dẹp hằng ngày trong chùa.

*Tu tại gia, sống hằng ngày như người tu hành cùng lúc biến nơi ăn ngủ thành nơi thờ phụng.

- Tu bằng công quả, tình nguyện nhận các việc mà chính những kẻ tu hành hằng ngày không nhận, lấy công sức và thời gian để được sống trong môi trường của chùa.

Sự tương quan rồi tương tác giữa nhân học tôn giáoxã hội học cá nhân đã phân tích rồi giải thích vai trò của các chùa trong thảm trạng vô gia cư của các người già. ; Họ tìm tới cổng chùa, nơi cửa Phật không những để tìm nơi nương náu hằng ngày, mà chủ yếu là để :

- Tránh xa những bạo hành của chính con cháu trong gia đình.

- Lách ngoài những bạo động đang có trong xã hội.

- Lẩn tránh những bạo lực do công an trị gây ra.

Chùa mở cổng và chùa nhiều hơn nhà thờ, Phật giáo dễ thấy, dễ có hơn Công giáo, tại đây nhân học đạo giáoxã hội học đạo lý, trở lại ngay trên các phạm trù giải luận để diễn luận của Phật học :

- Biết về tứ diệu đế để khử, trừ, loại, bỏ các nỗi khổ niềm đau.

- Hiểu về khổ đau thường tới từ hệ bạo (bạo hành, bạo động, bạo lực).

- Giáo dục bất bạo động để giáo dưỡng từ, bi, hỷ, xả.

Nhưng điều tra thực địa, khảo sát tại chỗ, điền dã đúng nơi, thì sự thật về các chùa rất khác nhau, không phải lúc nào các người già vô gia cư cũng được đón tiếp, giúp đỡ, cưu mang. Có những chùa "cấm ăn mày", "cầm ăn xin", cụ thể là cấm các người già vô gia cư. Đó là các chùa mà trụ trì chính là những ma tăng, có gốc rễ là công an văn hóa, lại có nguồn cội là "xây chùa để hốt bạc". Với lòng tham không đáy, mà việc chùa là "ma chay để lấy tiền", rồi "cầu vong để vơ vét". Bọn ma tăng này thường là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, "tu vì tiền", tâm từ bi được thay bằng "Phật thích tiền", chúng thất nhân bất đức, đừng trông mong là chúng chăm sóc cho nghững người già vô gia cư.

Điều tra xã hội học về an ninh thường nhật

"Ăn nhờ, ở đậu"

Khi xã hội học thực địa muốn thấy để thấu về an ninh thường nhật của những người già vô gia cư, thì điều tra tại chỗ đưa tới những dữ kiện xã hội mang đặc tính riêng biệt của kiếp người lớn tuổi không nhà.

Điều tra tại nơi tạm trú về các tiện nghi tối thiếu, sẽ tới những nhân định sau :

- Các người già có chỗ ngủ trong một nhà bỏ hoang, một chòi, một lều, thường gặp những hiện trạng có chỗ nương thân, nhưng không có giường, có gối, có chăn, có mùng…

- Các người già có chỗ ngủ nhưng không có điện, có nước, mùa nắng với các mái tôn, mái nhựa rất nóng, mùa mưa thì bị dột nặng, còn chuyện khử ruồi muỗi thì xem như bó tay.

Điều tra về quy chế các bữa ăn hằng ngày, các dữ kiện quan hệ thường nhật khác xuất hiện :

- Có quan hệ với các hàng quán bán các bữa ăn với : "sổ ăn thiếu", "sổ ăn chịu", "ăn trước trả sau", "ăn cả tháng cuối tháng trả" … đây là hiện trạng có tại các xóm trong các thành thị, và thường xuyên có tại thôn quê.

- Có cơ hội : "lấy thức ăn một lần để ăn nhiều bữa, nhiều ngày", "có khi xin thức ăn trong các lễ tại các chùa", "có khi là đám cưới, đám tang", "những dịp lễ và dịp tết dễ có thức ăn, phải biết giữ cho nhiều ngày".

Điều tra về an ninh tại nơi ăn ngủ, thì người già vô gia cư ngủ đêm ngoài trên các vỉa hè, ngoài đường phố cũng như những người có người già có chỗ ngủ trong một nhà bỏ hoang, một chòi, một lều, thường là :

- Nạn nhân của trộm cắp, kẻ trộm không những trộm tiền bạc, mền chiếu, quần áo mà cũng trộm cả nồi, son, bát, đĩa…

- Nạn nhân của du đảng, phá phách, quấy nhiễu, trong đó có các trẻ con, chúng lấy quần áo, chăn chiếu của những người già vất xuống sông rạch, hoặc mang ra đốt để đùa giỡn.

Xã hội học điều tra thực địa còn đi sâu vào quan hệ giữa các người già vô gia cư và các chủ thể thiện nguyện hay các hội đoàn từ thiện : khi trao tiền, quà tới các người già vô gia cư thì phải gửi qua hàng xóm, nhiều lúc chỉ đếm tiền, xem quà, nhưng các người già vô gia cư không dám, không muốn chính họ phải giữ tiền, vì sau đó tính mạng có thể gặp nguy hiểm trước các nạn trộm, cắp, cướp, giựt.

gia9

Điều tra xã hội học về gia sản

Ba giai đoạn nguy hiểm cho người già

Xã hội học về quản lý gia sảnxã hội học về quản trị vốn gia đình, đã nêu rõ ba giai đoạn nguy hiểm cho người già khi họ quyết định : chia gia tài, chia của, chia tiền cho con cháu. Các hậu quả khó lường trước được sau khi mẹ cha trao rồi chia và con cháu, và chúng quyết định nhận hay không nhận của cải được chia. Tại đây, các căng thẳng, các hiềm khích, các xung đột, các đấu đá, các thưa kiện bắt đầu tạo rạn nứt đôi nội gia ngay trong gia đình :

- các rạn nứt quan hệ ang dọc giữa mẹ cha và con cháu,

- các rạn nứt quan hệ ang ngang giữa anh, chị, em.

Trong rạn nứt đôi có luôn các căng thẳng, các hiềm khích, các xung đột, các đấu đá tạo ra một rạn nứt đôi bán nội gia :

- các rạn nứt quan hệ ang dọc giữa mẹ cha và dâu rễ

- các rạn nứt quan hệ ang ngang giữa anh, chị, em và dâu, rễ.

Thực trạng của các căng thẳng, các hiềm khích, các xung đột, các đấu đá, các thưa kiện giữa mẹ cha, con cháu và dâu rễ không hề là tạm thời, chóng qua, dễ quên, mà ngược lại nó kéo dài với thời gian, tạo ra không khí chiến tranh trong mọi quan hệ gia đình, nơi mà giáo lý thờ cha kính mẹ không được tôn trọng nữa. Nó sống bám với thời gian, tạo ra sinh hoạt sát phạt lẫn nhau trong mọi tổ chức gia đình, nơi mà gia phong kính trên nhường dưới không còn được tôn vinh nữa. Trong hiện cảnh của xã hội ngày càng bạo động vì tiền, vì của, vì nhà, thì thông tin từ báo chí tới truyền hình đưa ra những thảm họa :

- Con cái bạc đãi cha mẹ vì chia tiền, chia nhà, chia đất không đồng đều.

- Anh, chị, em cùng một gia đình, cùng một mẹ chẹ nhưng sẵn sàng xô xát, sát phạt, thậm chí dẫn tới sát hại, giết chóc nhau vì tiền, nhà, đất.

Một xã hội không tôn trọng giáo lý tổ tiên, không kính trọng mẹ cha, sẵn sàng truy diệt nhau vì tư lợi, thì chuyện cha mẹ trở thành người vô gia cư sau khi chia tiền, chia nhà, chia đất cho con cái, chuyện họ bị đuổi ra khỏi nhà trong xã hội hiện nay bị xem như "cơm bữa". Một xã hội bị mạt vận hóa, nơi mà các tôn ti trật tự của gia giáo bị thay thế bằng các tư lợi của ích kỷ chủ nghĩa, của cá nhân chủ nghĩa, của "cái tôi muốn làm cha, làm mẹ ngay trên đầu trên cổ chính mẹ cha của mình". Đây là một loại xã hội không những thất nhân bất đức mà còn là một loại xã hội vô luân được xây dựng bởi các gia đình có con cháu mà tương lai của chúng sẽ : vô hậu !

Nhân học liên luận nhân tính

Hợp ước xã hội tương đồng

Trong Hợp ước xã hội, Rousseau đề nghị nếu hành tác tương đồng trong xã hội được bảo đảm, thì sự bình đẳng sẽ có chỗ dựa là công bằng, giúp xã hội đó đấu tranh để dẹp bất công. Cụ thể là ta không bao giờ muốn tha nhân làm những điều gì thiệt hại đến tính mạng, xúc phạm tới nhân phẩm của ta, vậy thì ta đừng làm điều gì tổn thương tới danh dự, tổn hại đến than xác của tha nhân. Trong đạo lý Việt thì tổ tiên Việt đã kết nối được năm giáo dục : "thương người như thể thương thân", "nói người phải nghĩ đến ta", "suy bụng ta ra bụng người", "có qua có lại mới toại lòng nhau", "sống có nhân mười phần không khó". Khi kết hợp được năm giáo dục thì hệ thống lý luận của tư tưởng về công bằng trong hợp ước xã hội của Rousseau sẽ hiện ra bản lai diện mạo của nó. Trong không gian xã hội, quan hệ ngang dọc giữa chính quyền và dân chúng là không gian đôi, có pháp lý bảo vệ luật pháp và có đạo lý bảo đảm luân lý. Một không gian đôi có bản lĩnh làm nên giáo lý để tạo ra giáo dục, để giáo dục trợ lực cho giáo dưỡng mà giúp cá nhân thành công dân, rồi thành nhân, thành nhân chớ không chỉ thành người. Vì chính Rousseau đã trăn trối ngay trong tư tưởng của mình chỉ bằng một câu ngắn gọn : "Con người ơi ! Hãy giữ nhân tính", vì không phải sinh ra là người là có nhân tính. Nhân tính có rễ là nhân lý biết bảo vệ nhân tâm, có gốc là nhân tri biết bảo trì nhân từ, có cội là nhân trí biết bảo đảm nhân nghĩa, có nguồn là nhân đạo biết bảo hành nhân phẩm.

Câu chuyện nhân tính đúng luôn cho một chế độ, một thể chế, một chính quyền, một đảng phái, và chúng ta có đầy đủ những giải luận để diễn luận, có trọn vẹn những lý luận để lập luận, đưa chúng ta tới kết luận :

- Bạo quyền độc đảng công an trị, cá chậu chim lồng cả dân tộc

- Tà quyền độc đảng tham nhũng trị, thừa nước đục thả câu

- Quỷ quyền độc đảng đặc lợi trị, ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

- Ma quyền độc đảng chuyên chính trị, cả vú lấp miệng em…

Chúng không có quốc sách cho các người già vô gia cư, không có trợ cấp tổi thiểu cho người lớn tuổi, thì chế độ, thể chế, chính quyền, đảng phái này không đại diện cho phát triển vì đất nước, tiến bộ vì xã hội và văn minh vì dân tộc. Chúng chỉ là phường thất nhân bất đức, nên phải kết luận là chúng : không có nhân tính !

Nhân học liên luận nhân đạo

Tham ô bất lương, tham nhũng thất nhân

Nếu một chế độ, một thể chế, một chính quyền, một đảng phái tuyên bố ra rả về các chính sách an sinh xã hội cho người già, mà chính những người già này không hề hưởng được gì về các chính sách đó ; thì cả hệ thống chính quyền này phải xem-xét-xử lại từ thượng nguồn tới hạ nguồn : Tại sao người già vô gia cư, người lớn tuổi lao động trong khổ nhục ngoài đường phố luôn trắng tay !

Trên thượng nguồn là thống kê về những hộ nghèo, nếu theo luật pháp thì chỉ có những hộ nghèo mới ưu tiên để hưởng các quy chế có trong các chính sách an sinh xã hội, vậy thì hiệu quả của chính sách này ở đâu khi các người già vô gia cư, các người lớn tuổi lao động nhọc nhằn ngoài đường phố không có mặt trong các chính sách này.

Tại trung nguồn là các trợ cấp tới từ các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện, quốc gia và quốc tế trong đó có Việt kiều đóng một vai trò rất tích cực. Khi họ trao tiền, quà qua trung gian các cơ chế của chính phủ, thì các hiện phẩm cứu trợ không tới tận tay các người già vô gia cư, các người lớn tuổi đang lao động khổ nhọc. Đây không phải tham ô bất lương, tham nhũng thất nhân thì là gì nữa.

Dưới hạ nguồn là hiện tượng cửa quyền qua công an trị để quản lý quan hệ xã hội giữa người cần giúp và người được giúp ; qua tham ô trị để lũng đoạn sinh hoạt xã hội là của cho không tới tay người cần ; qua tham nhũng trị bòn rút an sinh xã hội nơi mà người cần giúp và người được giúp, cả hai đều mất của, mất quà, mất tiền, cà hai đều là nạn nhân.

Các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện hiểu rõ và biết sâu là trong chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, thì nếu : muốn làm việc thiện thì phải biết hối lộ. Chuyện này đúng cho họ với những lần cứu đồng bào là nạn nhân trong lũ lụt miền Trung ; chuyện này đúng cho họ với những lần cứu đói đồng bào miền xa, miền sâu ; chuyện này ngày ngày đúng cho họ với những đợt cứu giúp quy mô các người già vô gia cư, các người lớn tuổi lao động nhọc nhằn ngoài đường phố. Ăn bòn trên thượng nguồn, ăn rút tại trung nguồn, ăn chặn dưới hạ nguồn, thì chế độ này là cha sinh mẹ đẻ ra các quái thai có mặt và lộng hành ngay trong cơ chế của nó : tham ô bất lương, tham nhũng thất nhân.

gia9

Nhân học liên luận nhân ân

Giáo ước gia đình ân nghĩa mời hiếu thuận

Trong không gian gia đình, quan hệ hàng dọc giữa cha mẹ và con cái chính là không gian của giáo lý làm nên giáo dục, để giáo dục trợ lực cho giáo dưỡng mà dạy dỗ con cái thành nhân, thành nhân chớ không chỉ thành người. Thành nhân trong giáo lý Việt của tổ tiên Việt qua ân sâu nghĩa nặng của công cha nghĩa mẹ, chúng ta cứ đặt tên cho quá trình này là giáo ước gia đình. Và giáo ước gia đình là có giáo lý hay, đẹp, tốt, lành của nó, vì nó gia giáo cao, sâu, xa, rộng ngay trong gia phong.

Giáo ước gia đình đi trên lưng giáo ước tập thể phải có qua có lại, đi trên vai giáo ước cộng đồng phải hai bên cùng có lợi, đi trên đầu giáo ước đảng phái phải có đặc quyền để có đặc lợi, đặc ân.giáo ước gia đình đưa ra ba pham trù vô tư lợi, nơi mà ba cái tôi trung tâm là : cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ chủ nghĩa, vụ lợi chủ nghĩa không hề có chỗ đứng hoặc ghế ngồi trong giáo ước gia đình. Và ba pham trù vô tư lợi này là : ân, nghĩa, hiếu. Nơi đây, từ ý thức đạo lý tới nhận thức luân lý về ân sâu nghĩa nặng của công cha nghĩa mẹ, chính là quá trình tự đặt các câu hỏi để tìm ra các câu trả lời. Và các câu trả lời này trực tiếp trợ giúp mọi kẻ tự xem là mình đã "trưởng thành" nhận ra gia giáo chính là nhân giáo khi ông bà, cha mẹ đã tuổi già sức yếu, đã răng long tóc bạc, đã hơi tàn lực kiệt :

- Mỗi lần các đứa con phải đút cơm cho cha mẹ ăn, vì tay của mẹ cha giờ đây đã run rẩy, không tự đút được, thì các đứa con này phải nhớ lại là bao ngày, bao tháng, bao năm xưa mẹ cha đã đút cơm cho mình thời nhỏ dại.

- Những bận các đứa con phải tắm rửa cho cha mẹ vì mẹ cha đã không còn tự tắm rửa được nữa, thì các đứa con này phải nhớ lại là bao ngày, bao tháng, bao năm xưa mẹ cha đã tắm rửa cho mình thời tấm bé.

- Vài lần các đứa con phải dắt dìu cho cha mẹ đi lại, vì mẹ cha đã không còn tự di chuyển được nữa, thì các đứa con này phải nhớ lại là bao ngày, bao tháng, bao năm xưa mẹ cha đã dắt dìu cho mình thời tuổi thơ.

Chữ hiếu vì các đấng sinh thành đang gần đất xa trời, luôn được trợ lực bằng chữ ân, lại được trợ duyên bằng chữ nghĩa, tất cả làm nên chữ nhân, mà ngã tư tạo nên sự vận hành nhuần nhuyễn chính là chữ thuận,hiếu thuận chính là gốc, rễ, cội, nguồn của nhân tâm.

gia10

Phương pháp khảo sát và thực tế điều tra

Những người thầy thực địa

Ngay trong điền dã thực địa, các khảo sát viên, các điều tra viên, các quan sát viên, được đào tạo kỹ lưỡng về lý thuyết của khoa học xã hội, mà cũng được đào tạo kỹ càng về các phương pháp nghiên cứu, khảo sát, điều tra, nhưng họ vẫn không sao có được vốn liếng và kinh nghiệm của các chủ thể thiện nguyện trực tiếp, thường xuyên có mặt trong các sinh hoạt thường nhật của các người già vô gia cư. Đây cũng là quá trình xây dựng tri thức, và người trao, tặng, gửi tới những tri thức này chính là các chủ thể thiện nguyện : những người thầy từ thượng nguồn tìm tin tức tới hạ nguồn kiểm chứng các dữ kiện về các đối tượng lớn tuổi vô gia cư. Khi gặp lần đầu các người già vô gia cư thì câu chào hỏi rất tự nhiên : "Bà ngoại đang đi đâu vậy ?", "Ông nội đang làm gì đó ?" tới các câu đề nghị vô cùng lễ phép : "Bà ngồi xuống đây cho mát nè", "Ông dừng tay lại để uống nước nhe"… Những chủ thể thiện nguyện này đã chủ động bằng chính ngôn ngữ tôn kính người tuổi trọng, để tiếp tục câu chuyện với các đối tượng lớn tuổi vô gia cư. Những chủ thể thiện nguyện này không máy móc đặt những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn trong các ghi chú như các khảo sát viên, các điều tra viên, các quan sát viên chỉ có chủ ý thâu lượm, chỉ có ý định gặt hái ngay tức khắc các tin tức, các dữ kiện, các chứng từ mà họ cần. Ngược lại, các chủ thể thiện nguyện mở lòng bằng các lời mời : "Bà nội ăn cơm chưa, con gửi bà phần cơm này nha", "Ông nội đi đâu đó, con chở ông nội đi nè, ông về nhà hay đi chơi đâu, con chở ông đi". Những ngôn ngữ tình nguyện thoải mái, ung dung, tự nhiên, không gò ép, hiếm khi nghe được từ lời nói của các khảo sát viên, các điều tra viên, các quan sát viên nhận nhiệm vụ của của khoa học xã hội, nhưng không có được một quan hệ xã hội đủ tình người như các chủ thể thiện nguyện luôn mở lòng để tình nguyện, để tạo quan hệ giúp đỡ với những người cần giúp đỡ. Ngay khi chia tay, khi các khảo sát viên, các điều tra viên, các quan sát viên của khoa học xã hội đã có tin tức, dữ kiện, chứng từ cho công trình nghiên cứu của họ, thì nhiều kẻ trong đám này quên hẳn quan hệ của giáo lý việt : ân tạo nghĩa. Nơi mà, ân của đời sống xã hội sẽ làm nên nghĩa bền để dài, lâu để vững trong quan hệ xã hội, các chủ thể thiện nguyện khi chia tay, họ có tri thức làm nên đạo đức của họ : "Bà ngoại ăn cơm đi, tuần tới con ghé thăm ngoại nữa nhe" ; "Ông nội đi nghĩ đi, tháng sau con mang quà tết tới thăm ông, ông nhớ giữ gìn sức khỏe nha".

Khảo sát về nhân học của mạng lưới xã hội gần

Láng giềng có đây !

Nhân học của mạng lưới xã hội gần tận dụng các phương pháp khảo sát của xã hội học về mạng lưới xã hội thường nhật, nơi mà sinh hoạt xã hội thường xuyên trong cùng một môi trường có nơi ăn chốn ở chung sẽ tạo ra quan hệ xã hội biết đoàn kết để tương trợ, từ đó sẽ xuất hiện tổ chức xã hội ngay trong đời sống xã hội. Sau đây là những chỉ báo thực địa đóng góp cụ thể và tích cực từ phân tích tới giải thích về mạng lưới xã hội thường nhật của những người già vô gia cư qua các phỏng vấn về tính tương trợ cùng lòng đoàn kết :

- "Giúp đỡ chỗ ngủ cho người già vô gia cư, để họ có chỗ che nắng, che mưa".

- "Giúp đỡ người già vô gia cư có chỗ che nắng, che mưa, thì cũng phải giúp đỡ họ miếng ăn miếng uống".

- "Giúp đỡ người già vô gia cư có miếng ăn miếng uống, thì cũng phải giúp đỡ họ thuốc men khi họ bịnh tật".

- "Giúp đỡ người già vô gia cư có thuốc men khi họ bịnh tật, mà có khi còn phải giúp đỡ đưa họ đi cấp cứu, vào nhà thương…".

Từ đây, xã hội học về mạng lưới xã hội thường nhật, sẽ dẫn tới hai phương pháp điều tra và khảo sát của :

- Xã hội học lý lịch cá nhân về người già vô gia cư do hàng xóm, láng giềng trao tới các điều tra viên thực địa, có khi nhiều hơn lời kể của những người già này về gia đình, họ hàng, thân tộc của họ.

- Xã hội học đoàn kết và tương trợ cá nhân về người già vô gia cư do hàng xóm, láng giềng trao tới các phỏng vấn viên thực địa, có nhiều tin tức chính xác về các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện, các mạnh thường quân Việt kiều đã giúp đỡ những người già này vượt qua rất nhiều thăng trầm có mặt hàng ngày.

Vai trò thực tiễn của các mạng lưới xã hội thường nhật, mang chức năng cần thiết cho các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện, các mạnh thường quân Việt kiều, không những để thông tin về các những người già vô gia cư, mà còn là mạng lưới nhận các phần ăn, phần quà khi các những người già này vắng mặt, và sẽ được trao lại tận tay họ khi họ trở lại chỗ ngủ hằng đêm của họ.

Điều tra về nhân học của mạng lưới xã hội xa

Việt kiều có mặt !

Nhân học của mạng lưới xã hội xa đề nghị các phương pháp nghiên cứu, khảo sát và điều tra thực địa của xã hội học về mạng lưới xã hội mang ba khả năng mới :

- Mạng lưới truyền thông toàn cầu hóa, mang khả năng kiểm chứng trực tiếp của các mạnh thường quân Việt kiều tại châu Mỹ, châu Úc, châu Âu ; nơi mà tiền, quà được trao tặng tận tay các người già vô gia cư.

- Mạng lưới truyền thông trực tuyến, bằng điện thoại di động, mang xác chứng là tiền, quà được trao tới nơi tới chốn, nơi mà người trao lẫn người nhận được biết danh tánh, lý lịch, hoàn cảnh của nhau.

- Mạng lưới xã hội trực tiếp, nơi mà trung gian là những chủ thể thiện nguyện khi trao tiền, quà điều có chứng thư, chứng tích, từ hình ảnh tới phóng sự.

Khi đi sâu vào điền dã về các hình thức cùng nội dung của mạng lưới tương trợ của Việt kiều gửi tiền, quà từ xa, thì nhân học của mạng lưới xã hội sẽ đi từ giải thích tới giải luận về :

- Sự tương tác tích cực giữa các hội đoàn từ thiện tại chỗ cùng sự trợ giúp của Việt kiều từ các châu lục xa chính là chỗ dựa ngày càng thiết yếu cho sự cầm cự từ thể lực tới tâm lục cho những người già vô gia cư.

- Sự tương tác hữu ích giữa các hội đoàn từ thiện tại chỗ cùng sự trợ giúp của Việt kiều đóng vai trò tinh thần và đạo lý lớn trong những dịp lễ lớn có trong truyền thống của đạo lý Việt.

Khi nhân học của mạng lưới xã hội xa thể hiện được giáo lý Việt :

- Thương người như thể thương thân

- Xem như bát nước đầy

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

- Sống lâu mới biết lòng người có nhân

- Sống có nhân mười phần không khó…

Tất cả giáo lý Việt này tạo nên từ những giá trị tinh thần sẵn có để tạo niềm tin giữa đồng bào, đồng loại, nhưng ngược lại sự mất niềm tin nơi mà chính quyền của độc đảng toàn trị càng lộ rõ bản chất cùng chân tướng của nó là : một thể chế rỗng an sinh xã hội, một cơ chế vắng đoàn kết tập thể, một chế độ trống tương trợ cộng đồng.

1222222222222222222222

Điền dã về nhân học của mạng lưới xã hội đô thị

Sài Gòn miễn phí !

Từ điều tra tới khảo sát, những chặn đường dong duổi của điều tra thực địa đưa tới sự khám phá về các địa điểm : quán ăn miễn phí, bữa cơm miễn phí, thực phẩm miễn phí, nước uống miễn phí, gạo miễn phí… đặc biệt có tại Sài Gòn, bất hạnh và vô phúc từ 1975 phải nhận lãnh cái tên quái lạ : thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chính xã hội học đô thị về đặc điểm văn hóa đại phương, nơi mà đạo lý cộng đồng, giáo lý tập thể mang những giá trị giáo dưỡng làm nên nhân cách người Sài Gòn từ lâu nay, mà các khảo sát viên, các điều tra viên, các quan sát viên thực địa không thấy ở những nơi khác, những thành phố khác. Không khó trong mùa đại dịch tự 2020, với suy thoái kinh tế, với khủng hoảng thất nghiệp hiện nay, thì ngay tại thành phố Sài Gòn, các người già vô gia cư vẫn tìm ra những nơi hoàn toàn miễn phí :

- Tiệm ăn từ thiện.

- Nơi phát gạo.

- Chỗ phát tiền.

- Vỉa hè nước sạch…

Những nơi mà lòng từ thiện là phản ứng tự nhiên, tính tương trợ là phản xạ bình thường, không tính toán vì chẳng cần toan tính, tại các nơi không những là chỗ dựa của các người già vô gia cư, mà còn là nơi lui tới thường xuyên của các trẻ mồ côi, các thiếu niên bụi đời… Còn có luôn cả các tài xế xe ôm, cùng các cá nhân, các gia đình với tên gọi là dân đen, dân oan. Người Sài Gòn hãnh diện về nhân cách thương người của họ, mà chế độ độc đảng công an trị hiện nay không sao có được. Một nhân cách thương người làm nên phong cách thương nhau, tạo nên tư cách có nhau trong :

- Miếng khi đói bằng gói khi no

- Đồng cam cộng khổ

- Đồng hội đồng thuyền…

Nơi mà chế độ độc đảng công an trị không bao giờ có được, với các quái thai do chính nó sinh ra :

- Tà quyền độc đảng tham nhũng trị, lấy tham tiền làm dưỡng khí.

- Quỷ quyền độc đảng đặc lợi trị, lấy đặc ân để tạo đặc quyền.

- Âm quyền độc đảng quan hệ trị, lấy tiền tệ cùng hậu duệ để diệt không những trí tuệ, mà cả tình đồng bào nữa !

gia14

Nhân kết

Thư gửi các đứa con đã đuổi ông, bà, mẹ, cha của mình ra khỏi nhà, giờ phải chịu cảnh màn trời chiếu đât.

Tự oan hồn hóa chính linh hồn của mình

***

Thư gửi các đứa con đã đẩy ông, bà, mẹ, cha của mình phải lao động trong cảnh đầu đường xó chợ.

Tự bụi đời hóa chính tâm linh của mình

***

Thư gửi các con, các cháu của giống nòi Việt đã bảo vệ ông, bà, mẹ, cha của mình không phải màn trời chiếu đất, không phải đầu đường xó chợ.

Giá trị đạo đức chính là sự thông minh rất văn minh

***

Thư gửi tới chính quyền của bạo quyền độc đảng toàn trị

Vô đạo của vô tri, vô luân của vô trí là vô học của vô hậu

Thư gửi các đứa con đã đuổi

ông, bà, mẹ, cha của mình ra khỏi nhà,

giờ phải chịu cảnh màn trời chiếu đât.

Tự oan hồn hóa chính linh hồn của mình

Những đứa con đã đuổi ông, bà, mẹ, cha của mình ra khỏi nhà, vô tình hay cố ý đã biến họ thành những người vô gia cư, bụi đời trên chính quê hương của họ, dần dà trở thành oan hồn trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của họ ; ngay từ bây giờ những đứa con này nên ngồi thật yên, thở thật sâu, để xem-xét-xứ lại cốt lương thiện, lõi lương tâm, rễ lương tri của chính mình. Hãy khoan bàn về ơn sâu nghĩa nặng của các đấng sinh thành đã tặng cho mình hình hài, đã trao cho mình sự sống, đã dâng cho mình một dòng sinh mệnh có nhân kiếp biết nhận ra nhân nghĩa. Mà chỉ bắt đầu câu chuyện của lá thư này bằng một minh chứng của khoa học là mỗi đứa con mang ngay trên thân thể, trong từng tế bào có ADN của ông, bà, mẹ, cha từ ngày ra đời cho tới ngày từ trần. Nên khi những đứa con này đã đuổi ông, bà, mẹ, cha của mình ra khỏi nhà, thì những đứa con này đã đuổi tất cả các AND từ đạo đức tới đạo lý ra khỏi nhân kiếp của mình. Vô thức tạo vô tri, những đứa con này đang bụi đời hóa, đang oan hồn hóa, đang súc kiếp hóa chính nhân kiếp của mình. Di truyền học và triết học đạo đức, chung lưng đấu cật rồi song hành để đi tới kết luận khoa học này ; mà không cần một tôn giáo hay một mê tín dị đoan nào giúp đỡ để lý giải ra chân lý này. Con cháu ở đâu, ông bà ở đó, châm ngôn của đạo lý và phương châm của luân lý do tổ tiên Việt để lại cho con cháu, và gốc, rễ, cội, nguồn của của câu chuyện này là bản lĩnh đạo đức của nó. Cụ thể là ông bà ở cận kề với con cháu là để phù hộ độ trì cho con cháu, mà ông, bà, mẹ, cha đang sống với mình vừa là cầu nối, vừa là hiện thân của tổ tiên luôn đang song hành để trợ lực cho con cháu vượt thoát các trầm luân, vượt thắng các thử thách trong nhân sinh. Dù răng long tóc bạc, dù thân già sức yếu, dù gần đất xa trời, nhưng ông, bà, mẹ, cha luôn mang nội chất đạo lý, nội công đạo đức, nội lực luân lý được trao truyền từ đạo thờ tổ tiên có trong AND của mỗi cá thể. Một cá thể không muốn oan hồn hóa chính linh hồn của mình, mà dân tộc học giáo dục giờ đã trở thành nhân học giáo lý khẳng định : đạo thờ tổ tiên và đạo đức thờ cha kính mẹ chỉ là một, một nhân giáo thông minh, tỉnh táo, sáng suốt và ngang hàng với bất cứ đạo giáo, tôn giáo nào đang có mặt trong nhân kiếp biết bảo vệ nhân phẩm của chính mình.

Thư gửi các đứa con đã đẩy ông, bà, mẹ, cha của mình

phải lao động trong cảnh đầu đường xó chợ.

Tự bụi đời hóa chính tâm linh của mình

Không ai trong chúng ta muốn ông, bà, mẹ, cha của mình phải chịu cảnh đầu đường xó chợ, khi nhặt bao nhựa, khi lượm ve chai để nuôi thân. Chính ông, bà, mẹ, cha của mình khi quyết định trao thân gửi phận trong nạn cảnh đầu đường xó chợ cũng là để đỡ đần cho con cháu, không muốn tuổi già của mình là một gánh nặng cho con cháu. Nhưng muốn làm con cháu theo đúng nội chất của đạo lý thương yêu cha mẹ, đúng nội công của đạo đức con cháu ở đâu ông bà ở đó, đúng nội lực của luân lý công cha nghĩa mẹ, thì mỗi cá thể Việt phải trở lại nền nhà của tứ đại đồng đường, có cột nhà là đạo thờ tổ tiên, có mái nhà là thờ cha kính mẹ. Liên minh giữa đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, với đạo đức cao, sâu, xa, rộng, và luân lý của bổn phận và trách nhiệm sẽ làm nên sứ mạng biết làm người, theo định đề của Rousseau : "Con người ơi hãy giữ nhân tính !". Vì sinh ra là người, nhưng chưa chắc người nào cũng có nhân tính, nơi mà nhân tính luôn có nhân lý biết thấy cho thấu nhân nghĩa, có nhân tri biết bền bỉ với nhân tâm, có nhân trí biết bền gan cùng nhân từ, tất cả làm nên nhân đạo (đạo biết làm người) trước mọi thăng trầm của nhân gian, trước mọi trầm luân của nhân thế. Ngay trong phương cách đối nhân xử thế mà tổ tiên Việt đã giáo dục con cháu, có phương pháp giáo dưỡng của một cuộc sống thanh bạch trong đồng cam cộng khổ ; của một đời sống thanh đạm trong hạt muối cắn làm đôi ; của một sự sống thanh bần biết có rau ăn rau, có cà ăn cà, có sắn ăn sắn, có khoai ăn khoai. Trong thử thách, trong thăng trầm, trong trầm luân, thì liêm hợp thanh bạch-thanh đạm-thanh bần chính là liêm minh giữa đạo lý-đạo đức-luân lý giúp mỗi cá thể chúng ta nhận ra bản lĩnh thông minh của giáo lý đồng hội-đồng thuyền trong suốt nhân kiếp của mỗi chúng ta. Nếu xã hội hiện đại tôn vinh gia đình nguyên tử, chỉ có hai thế hệ, để tứ đại đồng đường bị tan vỡ, tan vụn, tan nát, thì chính những chủ thể hiện đại hiểu về đoàn kết gia đình làm nên tương thân tương trợ giữa các thế hệ phải tìm ra đường đi nước bước mới để bảo vệ ông, bà, mẹ, cha lúc tuổi già sức yếu. Nếu một xã hội tự "vỗ ngực" là hiện đại với ích kỷ chủ nghĩa về vật chất, với cá nhân chủ nghĩa về tiện nghi riêng rẽ, với cái tôi trung tâm về tư lợi để hưởng lợi ; thì xã hội này không hề hiện đại, mà nó chỉ là loại xã hội : bất nhân thất đức !

Thư gửi các con, các cháu của giống nòi Việt đã bảo vệ ông, bà, mẹ, cha của mình không phải màn trời chiếu đất, không phải đầu đường xó chợ.

Giá trị đạo đức chính là sự thông minh rất văn minh

Câu chuyện của chúng ta khi quyết định bảo vệ vệ ông, bà, mẹ, cha của mình không phải màn trời chiếu đất trong nạn cảnh vô gia cư, không phải đầu đường xó chợ trong họa cảnh đầu tắc mặt tối, không phải lao động ở tuổi già sức yếu chính là câu chuyện của nhân nghĩa làm nên nhân lý, là câu chuyện của nhân tâm làm nên nhân tri, là câu chuyện của nhân từ làm nên nhân trí. Tại đây thì cái ích kỷ chủ nghĩa về vật chất, với cái cá nhân chủ nghĩa về tiện nghi riêng rẽ, với cái tôi trung tâm về tư lợi để hưởng lợi, không hề có chỗ đứng ghế ngồi trước các giá trị giáo lý của chúng ta. Đây là câu chuyện của các giá trị đạo đức của tổ tiên làm nên nội chất của giáo lý, làm ra nội công của giáo dục, tạo được nội lực của nhân giáo : đạo biết làm người trước thử thách của nhân sinh, trước thăng trầm của nhân thế, trước trầm luân của nhân gian. Nơi mà Kant đã triết định rằng : "cái đẹp của nhân kiếp không hề rời cái cao của đạo đức, cái sâu của đạo lý, cái rộng của luân lý". Nên cái đẹp được xem là thật sự đẹp, khi nó thực sự hay, đẹp, tốt, lành với tầm vóc cao, sâu, xa, rộng của nó. Và cái đẹp luôn trái hướng với những hành vi xấu, tồi, tục, dở ; nghịch chiều với những hành động thâm, độc, ác, hiểm, vì các hành vi và hành động này chính là hai phản diện chống lại các giá trị đạo đức. Đây cũng là câu chuyện về các giá trị đạo đức đã chế tác được ý nguyện đã làm ra niềm tin của chúng ta trước nhân sinh, với thời gian thì liên minh giữa ý nguyệnniềm tin sẽ trở thành các giá trị tâm linh của chúng ta trước nhân thế. Các giá trị tâm linh này không hề lỗi thời, vì chính các giá trị này quyết định mọi định đề hiện đại cho tập thể, cho cộng đồng, cho dân tộc, đó là phương trình với ba hàm số : phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh giống nòi. Nếu một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc, đạp lên đạo đức bầu ơi thương lấy bí cùng để vinh thân phì gia trong hoạn cảnh ai chết mặc ai ; nếu một đất nước, một xã hội, một giống nòi dẵm lên đạo lý một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ để ăn cỗ đi trước lội nước đi sau trong hoạ cảnh bây chết mặc bây ; thì chúng ta có thể chắc bẩm một điều là đất nước này chưa phát triển, là xã hội này không có tiến bộ, và giống nòi này chưa hề biết văn minh là gì cả !

Thư gửi tới chính quyền của bạo quyền độc đảng toàn trị

Vô đạo của vô tri, vô luân của vô trí là vô học của vô hậu

Một chế độ mà lại để cho các bậc tuổi trọng phải đầu đường xó chợ lao động nhọc nhằn trong đầu tắt mặt tối ; một chính quyền mà lại để cho người tuổi già sức yếu phải chịu nhục cảnh màn trời chiếu đất của những kẻ vô gia cư, thì chế độ này bất chính, thì chính quyền này bất lương. Đây là kết luận tổng quan của chính trị học xã hội. Từ bất chính tới bất lương, luôn mang theo nội chất của bạo quyền độc đảng toàn trịbất nhân thất đức, trong ý đồ thâm, độc, ác, hiểm của nó. Với ngân sách của Bộ Y tế không bằng một phần mười của ngân sách của Bộ Công an, với ngân quỷ về an sinh xã hội giành cho các bậc tuổi trọng không bằng một phần trăm các chi tiêu của Bộ Công an. Hậu quả của liên hợp của bất chính-bất lương-bất nhân làm nên từ hậu nạn của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) đã sinh đôi ra hai quái thai ngày đêm truy cùng diệt tận nhân phẩm của Việt tộc. Đó là hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân) song cặp cùng hệ tham (tham quyền, tham ô, tham nhũng, tham tiền), từ lãnh đạo tới quan chức. Đây là kết tri tổng luận của xã hội học quyền lực. Nếu các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam đang sống, đang ăn, đang ngủ trong các biệt thự, biệt dinh, biệt phủ mà ngày ngày thấy rõ các người già sức yếu trong cảnh vô gia cư với màn trời chiếu đất mà không thấy ngượng thì đám này đúng là quái thai của liên hợp của bất chính-bất lương-bất nhân. Nếu các quan chức của Đảng cộng sản Việt Nam đang vinh thân phì gia, ngày ngày trà dư tửu hậu mà sớm trưa chiều tối thấy rõ các người tóc bạc răng long trong họa cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối, mà không thấy nhục chính bọn này là quái thai của liên hợp của vô đạo-vô tri-vô luân-vô trí. Nếu đám đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam tận dụng đặc quyền, đặc lợi, đặc ân với hệ thống bịnh viện riêng, lại được đi phòng bịnh và chữa bịnh tại các quốc gia có tiến bộ y khoa. Mà cùng lúc lại để các người già bịnh tật rồi qua đời với thân phận con sâu cái kiến trong các nhà thương thí, mà không động lòng về đồng loại, không động tâm về đồng bào ; thì cái vô học tới từ vắng đạo lý, trống đạo đức, rỗng luân lý, tựu chung là vô tri (không có lương tri) sẽ chóng chày dẫn tới vô hậu ngay trong nhân kiếp, vì nhân giáo của tổ tiên Việt rất rành mạch : "Sống có nhân mười phần không khó". Đây là kết trí tổng nhân của nhân học giáo lý.

Lão_luận.pdf

Lê Hữu Khóa

(21/06/2021)

---------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1365 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)