Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

26/06/2021

Nhi luận

Lê Hữu Khóa

Điều tra thực địa & khảo sát tại nơi tại chỗ

Nghiên cứu thực nghiệm & điền dã thực địa

Dữ kiện đường dài & chân dung xã hội

Xã hội học nhận thức lương tri cộng đồng

Điền dã thực địa của "mắt thấy tai nghe" Nội công phương pháp luận

Điền dã thực địa của "vô trương bất tín" Nội lực khoa học luận

Điền dã thực địa của "tại nơi, tại chốn" : Nội luận lý thuyết luận

nhi01

Nhi_luận.pdf

 

Tặng các cháu đang phải lao động nhọc nhằn   đã hoặc chưa hát bài Ông Trăng Xuống Chơi của nhạc Phạm Duy :

Ông Trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo

Ông Trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút

Ông Trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa

Ông Trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính

Ông Trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ

Ông Trăng xuống chơi nồi chó thì nồi chõcho vung

Ông Trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa

Ông Trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tàu

Ông Trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưới (a í a a í a hah)

Ông Trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa

Ông Trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái

Ông Trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng

Ông Trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ

Ông Trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo

Ông Trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút

Ông Trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa

Ông Trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính

Ông Trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ

Ông Trăng xuống chơi nồi chõthì nồi chõcho vung

Ông Trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa

Ông Trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tàu

Ông Trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưới (a í a a í a hah)

Ông Trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa

Ông Trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái

Ông Trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng

Ông Trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ

Ông Trăng trả vợ đàn ông trả chồng cô gái trả trái cây cà (í a)

Trả hoa cây bưởi trả lưới cần câu trả tàu con ngựa

Trả nhựa cây sung trả vung nồi chõ trả mõ ông chánh

Trả lính nhà vua trả chùa ông bụt trả bút học trò

Trả mo cây cau

Ông Trăng trả vợ đàn ông trả chồng cô gái trả trái cây cà

Trả hoa cây bưởi trả lưới cần câu trả tàu con ngựa

Trả nhựa cây sung trả vung nồi chõ trả mõ ông chánh

Trả lính nhà vua trả chùa ông bụt trả bút học trò

Trả mo cây cau (cây cau oh oh)

Trả mo cây cau

Trả mo cây cau (ah hah)

Trả mo cây cau

Ông Trăng ơi xuống chơi em trả mo cây cau

Trả mo cây cau

---------------------

Tặng các cháu đang phải lao động khổ cực đã hoặc chưa hát bài Em Là Hoa Hồng Nhỏ  của nhạc Trịnh Công Sơn

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ

Em sẽ là mùa xuân của cha

Em đến trường học bao điều lạ

Môi mỉm cười là những nụ hoa

Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ

Em gối đầu trên những dòng thơ

Em thấy mình là hoa hồng nhỏ

Bay giữa trời là tháng ngày qua

Trời mênh mông đất hiền hòa

Bàn chân em đi nhè nhẹ

Đưa em vào tình người bao la

Cây cỏ rừng bầy chim làm tổ

Sông có nguồn như suối chảy ra

Tim mỗi người là quê nhà nhỏ

Tình nồng thắm như mặt trời xa

Điều tra thực địa & khảo sát tại nơi tại chỗ

Điều 161 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về Lao động chưa thành niên như sau : "Người lao động chưa thành niên người lao động dưới 18 tuổi". Rồi Điều 163 Bộ luật Lao động cùng năm 2012, theo danh mục do Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành đã quy định về nguyên tắc sử dụng lao động người chưa thành niên :

- Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo.

Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời gian làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày 20 giờ trong 01 tuần không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa.

Trên chủ đề : Thảm trạng bóc lột lao động của thiếu nhi và thiếu niên hiện nay, thì xã hội học lao động đã vận dụng phương pháp luận thực nghiệm để nhận định : Điều tra thực địa bằng mắt thấy tay nghe, thảm trạng bóc lột lao động của thiếu nhi và thiếu niên hiện nay, không xuống mà có khuynh hướng tăng. Vậy đâu là thống kê chính xác với số liệu kiểm chứng được của Bộ Lao động về số lượng của thành phần này  trong năm 2021 ? Và, khảo sát tại nơi tại chỗ về thảm trạng bóc lột lao động của thiếu nhi và thiếu niên đã kéo dài từ nhiều thập niên qua, mà các hội đoàn cùng các chủ thể bảo vệ thành phần này, không thấy chính quyền bao năm qua có một quốc sách gì để ngăn chặn, loại trừ, diệt tận gốc, trốc tận rễ thảm nạn này.

nhi0

Nghiên cứu thực nghiệm & điền thực địa

Điều 165 của Bộ luật Lao động quy định về các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên như sau làm các công việc sau đây : mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên ; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc ; phá dỡ  các công trình xây dựng ; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại ; lặn biển, đánh bắt cá xa bờ… Cùng các công việc khác gây tổn hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên, cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây : dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm ; công trường xây dựng ; sở giết mổ gia súc ; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp…

Khảo sát thực địa với dữ kiện của điền đã chứng từ cho phân tích và giải thích của xã hội học lao động trên chủ đề : thiếu nhi và thiếu niên nạn nhân của bóc lột lao động tại Việt Nam, thì sự xuất hiện bóc  lột có mặt trong : mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên ; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc ; phá dỡ các công  trình xây dựng ; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại… Điều tra thực địa, cũng có sự xuất hiện bóc lột lao động thiếu nhi và thiếu niên hiện diện trong các nơi : dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm ; công trường xây dựng ; cơ sở giết mổ gia súc… Đối với hội học thực nghiệm thì thực địa của khảo sát, điều tra, điền dã chính là "thực tế của bây giờ và ở đây", với mắt thấy tai nghe, thì các chỉ báo sau đây sẽ làm rõ thảm trạng về thiếu nhi và thiếu niên nạn nhân của bóc lột lao động tại Việt Nam : các kẻ mướn và bóc lột sức lao động thiếu nhi và thiếu niên thì khai là "không biết gì" về Điều 165 của Bộ luật Lao động. Các công an đại diện cho luật pháp, khi kiểm soát nạn bóc lột lao động của thiếu nhi và thiếu niên thì là những kẻ đã nhận hối lộ, nhắm mắt ăn tiền của các kẻ mướn và bóc lột sức lao động thiếu nhi và thiếu niên. Các hội đoàn cùng các chủ thể thiện nguyện chống bóc lột lao động để bảo vệ thiếu nhi và thiếu niên thì khẳng định là có luật nhưng luật không được thi hành, nên "có cũng như không".

Dữ kiện đường dài & chân dung xã hội

Khoản 12, Điều 6 của Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 nghiêm cấm : Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em ; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. Và Điểm C, Điều 17 Nghị  định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 quy định người nào lạm dụng thiếu nhi vào mục đích tư lợi, bắt buộc đi ăn xin, làm thuê, làm mướn..., sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, và phải xử lý nghiêm trước pháp luật...

Khảo sát thực địa nơi điền khi sau khi thu góp từ dữ kiện tới  chứng từ, từ đó bằng phương pháp phối hợp giữa trực quan và phỏng vấn để ráp nối lại các sử liệu của cá nhân, gia đình, thân tộc, láng giềng… Cùng lúc không quên các chứng nhân của các hội từ thiện và các chủ thể thiện nguyện bảo vệ thiếu nhi và thiếu niên, từ đây xã hội học thực nghiệm cho ra đời phương pháp : khảo sát liên kết quá khứ-hiện tại để xây dựng lại các dữ kiện đường dài về một cá nhân. Tại đây, xã hội học thực nghiệm cho xuất hiện chân dung xã hội của các nạn nhân thiếu nhi và thiếu niên bị bóc lột lạo động, với nhân kiếp của chân dung xã hội sau đây :

- Có thiếu nhi từ tấm bé đã bị đánh thuốc mê để có hình hài bịnh hoạn, có những trẻ em bị tàn tật hóa bởi người lớn, mà dụng ý là gây lòng thương hại của tha nhân, để đóng vai "ăn xin", "ăn mày" cho người lớn xem trẻ em công cụ để làm tiền.

- Các thiếu nhi đã nạn nhân của người lớn, phải đi "ăn xin", "ăn mày" tự thủa bé, khi thành thiếu niên lại tiếp tục bị bóc lột trong lao động với những nghề lao lực nhọc nhằn, nên vẫn là công cụ để làm tiền cho người lớn.

Khi đi vào chân dung xã hội của người lớn đang bóc lột lao động thiếu nhi và thiếu niên, thì các đặc điểm xã hội cá nhân của đám người này thường là : các con nghiện, có bài bạc, lấy lợi tức lao động của các nạn nhận để tiêu xài như lợi tức hàng ngày mà chính họ không phải lao động. Quan hệ của các kẻ đang bóc lột lao động thiếu nhi và thiếu niên là quan hệ của hệ bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành) để trấn áp thể xác cùng lúc khủng bố tinh thần và tâm lý của nạn nhân không được luật pháp hội bảo vệ.

nhi2

Những lời nói suông !

Theo điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 do Chính phủ Việt Nam cả nước có 1,75 triệu lao động trẻ em, chiếm gần 10% dân số trẻ em toàn quốc. Tháng 5 năm 2017, thủ tướng chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, với một mục tiêu cụ thể nhằm loại bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025. Mục tiêu thủ tướng chính phủ chắc chắn sẽ không thực hiện được, vì số lượng thiếu nhi và thiếu niên phải lao động có khuynh hướng tăng, chớ không giảm. Gia đình đói nghèo, cha mẹ với công việc bấp bênh trong khủng hoảng kinh tế hiện nay là những nguyên nhân chính khiến các thiếu nhi và thiếu niên phải tham gia lao động để chia sẻ gánh nặng tài chính cho gia đình. Cùng lúc chính quyền không có các quốc sách phúc lợi xã hội, hỗ trợ kinh tế gia đình, mà chính phủ lại vắng bóng trong mạng lưới chính sách hỗ trợ công ăn việc làm ổn định, kiểm tra an toàn vệ sinh và kiểm soát điều kiện lao động.

Trước thảm cảnh trẻ em bị ép buộc lao động sớm, bị tước đi quyền được giáo dục bởi học đường, cùng lúc nhận những thiệt hại, hao tổn về thể lực ; trực tiếp có tác động xấu lên trí tuệ của các nạn nhân đang ở tuổi thiếu nhi và thiếu niên... Không được giáo dục về tri thức, không nhận được giáo dưỡng về đạo lý, cùng lúc bị người lớn lợi dụng bằng các phương cách huấn nhục ở tuổi thiếu nhi là phải đi "ăn xin", "ăn mày" để lợi dụng lòng trắc ẩn của tha nhân. khi trưởng thành, thì các nạn nhân thiếu nhi và thiếu niên này không có ý thức về nhân vị cùng nhân bản làm nên nhận thức về nhân phẩm của chính mình.

Các nạn nhân này gặp nhiều khó khăn để trở thành công dân ; nguy hiểm và thậm tệ hơn là các nạn nhân này rất dễ rơi vào thảm nạn của tệ nạn xã hội. Giữa kế hoạch hành động quốc gia và các văn bản chính phủ là một khoảng cách một trời một vực. Trong đó các văn bản chính phủ đòi hỏi : sự phối hợp đa ngành đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả để xây dựng hệ thống một thông tin cấp quốc gia giữa các đơn vị liên quan cùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ; thì điều tra và khảo sát thực địa của xã hội học cho thấy là sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chống lại sự bóc lột trẻ em, đang những lời nói suông !

nhi3

Vắt chanh bỏ vỏ từng ngày

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 và Khoản 1 Điều 167 Bộ Luật lao động về mức lương khi nhận người lao động dưới 15 tuổi vào làm việc theo : Điều 90 về Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Điều 91 về Mức lương tối thiểu, là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Trên Hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu phải được  xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành ; nên không được trả cho người lao động dưới 15 tuổi vào làm việc mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng, ngành do chính phủ quy định.

Điền dã tận nơi, tại chốn có tệ nạn bóc lột thiếu nhi và thiếu niên bằng nhiều ngành nghề khác nhau, thì khảo sát xã hội học thực địa tiếp nhận được những dữ kiện và chứng từ sau : tiền lương hàng tháng theo luật lao động, là một quan niệm mà rất hiếm các nạn nhân là thiếu nhi và thiếu niên được hưởng. Mức lương tối thiểu theo luật lao động, cũng là một quan niệm các rất ít các nạn nhân thiếu nhi thiếu niên  được biết. Hợp đồng lao động, theo luật lao động, là một quan niệm càng xa lạ đối với các nạn nhân thiếu nhi và thiếu niên.

Khi kết hợp ba chỉ báo : tiền lương hàng tháng ; tức lương tối thiểu, hợp đồng lao động, thì điều tra thực địa có những dữ kiện và chứng từ sau :

-  Thù lao trực tiếp từng ngày, do người chủ trả công theo chủ quan của chủ, chớ không phải trả lương các nạn nhân thiếu nhi và thiếu niên.

-  Nuôi ăn từng ngày, do người chủ trả tiền ăn theo chủ quan của chủ, qua các bữa cơm do chính người chủ quyết định, chớ không theo yêu cầu các nạn nhân thiếu nhi và thiếu niên.

-  Vắt chanh bỏ vỏ từng ngày, do người chủ quyết định từ thời gian lao động từng ngày, cùng lúc người chủ quyết định luôn mật độ, cường độ từ năng suất tới hiệu quả của công việc. Tại đây không hề có điều kiện lao động theo luật lao động hiện hành.

Cái trống của quốc sách từ cái rỗng của quyền

Báo cáo quốc gia về lao động của trẻ em 2012 (gọi tắt là Báo cáo 2012) do Viện Khoa học Lao động hội thực hiện, khẳng định, "Không  phải mọi hình thức lao động của trẻ em đều được coi lao động của  trẻ em. Trong bối cảnh Việt Nam, khi kinh tế hộ gia đình còn chiếm tỷ   trọng lớn, thị trường lao động chưa phát triển thì trẻ em trong những  lứa tuổi nhất định thể tham gia làm một số công việc, với lượng thời  gian nhất định không gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe, học tập  sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một bộ phận trẻ em đang tham gia  vào những công việc thời gian kéo dài, nguy thuộc nhóm nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đòi hỏi phải những giải pháp  phòng ngừa, can thiệp để bảo vệ, tạo môi trường lành mạnh cho các  em phát triển toàn diện".

Các chỉ báo của xã hội học lao động được minh bạch hóa qua :

- Bị bắt buộc lao động, bởi gia đình, bởi đói nghèo, bởi thiếu thốn.

- Phải lao động nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tháng, khi nhiều năm.

- Bị bó buộc lao động dưới sự kiềm chế và lạm dụng của người lớn.

- Phải lao động với công việc quá sức, nặng nhọc, khổ cực so với độ tuổi.

- Không có điều kiện cùng thời gian, để được giáo dục, với hệ thống học  đường.

- Môi trường lao động ô nhiễm, độc hại từ sức khỏe tới tính mạng.

- Có khi còn bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và tình dục.

Có một ghi nhận "rất lạ" tới từ các nhận định của các kẻ được gọi là "chuyên gia" xem và xét như "ý nghĩa tích cực là trẻ em phải lao động để tham gia vào kinh tế gia đình". Đây là loại nhận định không có cơ sở về bảo vệ thiếu nhi và thiếu niên, nơi mà các chuyên ngành như tâm lý học, tâm thần học, phân tâm học thiếu nhi và thiếu niên vắng mặt. Cũng là nơi mà khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục thiếu nhi và thiếu niên vắng bóng. Chính các biện minh đã trở thành ngụy biện về sự vắng mặt và vắng bóng này đã và đang làm nên cái trống của quốc sách bảo vệ những nạn nhân vì thành niên, cái rỗng của tà quyền độc đảng độc tài nhưng hoàn toàn bất tài trước các quốc sách phải bảo vệ các nguyên khí quốc gia chính là các thiếu nhi, thiếu niên hiện nay.

ILO Social template

Khái niệm hồ có khi rất thất nhân bất đức

Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), đề nghị khái niệm Lao Động Trẻ Em có 3 tiêu chí gồm :

- Loại công việc và thời gian tương ứng với độ tuổi, điển hình như người chưa thành niên từ 15-18 tuổi làm các công việc bị cấm trong danh mục của Bộ Luật Lao động và thời gian làm việc không quá 40 giờ/tuần hoặc 8 giờ/ngày.

- Kế đến là nơi làm việc không được trái với quy định, đặc biệt trong nhiều ngành nghề nhạy cảm như quán bar, nhà hàng, khách sạn… ảnh hưởng đến nhân cách trẻ.

- Tiêu chí thứ 3 là những công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến thể chất, tâm sinh lý trẻ em và cuối cùng là các hình thức lao động tồi tệ, ngược đãi.

Nếu khái niệm Lao Động Trẻ Em là trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Điều tra gần đây của họ đưa ra hai thống kế : có khoảng 2,83 triệu trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế phụ giúp gia đình, và có khoảng 1,75 triệu được xếp vào Lao Động Trẻ Em.

Từ điều tra thực địa tới phân tích các kết quả khảo sát tại chỗ, thì khái niệm : tham gia các hoạt động kinh tế phụ giúp gia đình, là một quan niệm mơ hồ, một ý niệm mông lung. Đây là các chỉ báo của mắt thấy tai nghe, tại nơi, tại chốn : trẻ em nhận vai "ăn xin", "ăn mày" từ sáng tới tối ; trẻ em phải đi bán rong trên đường phố từ sáng tới tối ; trẻ em phải ngồi dệt, thêu, dũa, tiện… từ sáng tới tối. Mà thời gian lao động kéo dài "từ sáng tới tối" mang tới ít nhất ba hậu quả : các em không được tới trường để học hành, các em không được vui chơi, thảnh thơi, các em có công việc nhọc nhằn, cần nghỉ ngơi.

Chính điều tra thực địa đưa ra những dữ kiện lao động là các em này bị lạm dụng ngay trong khái niệm tham gia các hoạt động kinh tế phụ  giúp gia đình. Tại đây chính quyền phải có quốc sách, và các chuyên gia phải cẩn trọng ngay trên ngữ pháp để bảo vệ tính chính xác của khái niệm tham gia các hoạt động kinh tế phụ giúp gia đình. Vì khi một khái niệm bị sử dụng cẩu thả, thì nạn nhân vẫn là trẻ em không biết tự bảo vệ, những khái niệm hồ có khi rất : thất nhân bất đức.

Công cụ để làm tiền, chớ không phải là con người với nhân phẩm

Khi so sánh các thống kê về lao động trẻ em tại Việt Nam đều cho thấy đến 80% trẻ em làm việc trong các hộ sản xuất, có tầm vóc kinh doanh nhỏ, với công việc theo thời vụ, với các toan tính của những người chủ thuê, mướn và lợi dụng lao động trẻ em thì tính toán sau đây được "lộ" ra : thiếu nhi và thiếu niên được thuê làm việc vì tiền công rẻ, dễ phục tùng ; không cần có phiếu lương hằng tháng mà chỉ có thù lao theo ngày ; không cần có hợp đồng lao động, theo luật lao dộng hiện hành ; không cần điều kiện an toàn lao động theo quy định hiện nay.

Khảo sát thực địa là đa số lao động trẻ em được sự chấp thuận của cha mẹ, gia đình và chính phụ huynh nhân bảo trợ cho lao động trẻ em, chính các bậc phụ huynh vì sức ép của nghèo túng đã không có đầy đủ các nhận thức sau trẻ em lao động sớm sẽ bị loại ra khỏi hệ thống giáo dục, dễ bỏ học, trốn học và sau đó là rời bỏ học đường. Trẻ em lao động sớm sẽ bị tổn thương thể chất và tâm lý, tự thể lực tới tinh thần, vì  không biết tự bảo vệ mình trước các bạo hành. Trẻ em lao động sớm sẽ dễ bị lợi dụng, lạm dụng, và có thể bị bóc lột đến cùng cực trong những  điều kiện lao động tồi tệ. Có ít nhất ba tổng kết : xã hội học lao động cùng xã hội học giáo dục khi nghiên cứu về lao động trẻ em đã đưa ra chỉ báo : gia đình túng quẩn với các khó khăn kinh tế là những trở lực vừa ngấm ngầm, vừa dài lâu sẽ ngăn chặn sự tiếp cận hệ thống giáo dục ngay trong nhận thức của phụ huynh các trẻ em đang là nạn nhân của bóc lột lao động. Xã hội học lao động cùng xã hội học công ích tập thể khi nghiên cứu về lao động trẻ em đã đưa ra một chỉ báo khác : các trẻ em đã bị bóc lột lao động, thì khi trưởng thành vẫn tiếp tục là nạn nhân theo thói quen là nhận các công việc : không có hợp đồng lao động, không có lương bổng bảo đảm hàng tháng, không có điều kiện lao động tốt như luật lao động quy định. Xã hội học lao động cùng hội học kinh tế khi nghiên cứu về lao động trẻ em lại đưa ra một chỉ báo khác nữa : các trẻ em đã bị bóc lột lao động, thì khi trưởng thành sẽ là thành viên ngầm cho lực lượng lao động phạm pháp, sẽ bị bóc lột dài   lâu bởi các kẻ làm chủ chỉ xem các nạn nhân này chỉ là công cụ để làm tiền, chớ không phải con người với nhân phẩm.

Nửa lao động, nửa bụi đời

Điều tra thực địa của xã hội học thực nghiệm luôn có phương pháp : trực quan, của mắt thấy tai nghe, trực tiếp vừa bằng thâu nhận hình ảnh, vừa bằng thâu âm, sẽ trợ lực ngay trên thượng nguồn cho các phương pháp khác : bản câu hỏi, phỏng vấn, hội luận, nhật ký… Trực quan là một tập hợp của hiện tượng học, vô trương bất tín, không thấy không tin, thấy rồi mới tin, tại đây trực quan mang thực tế tới cho phân tích, mang thực tiễn tới cho giải thích sau khi đã thu thập các dữ kiện khảo sát tại chỗ tại nơi. Trực quan về chủ đề lao động của thiếu nhi và thiếu niên, đưa ra những hình ảnh :

- Tại thủ đô Hà Nội, giữa đông, với cái lạnh thâm thấu thân thể, ta vẫn nhận ra các trẻ em đi bán hàng trên các vỉa hè của các khu phố cổ, đi lang thang, thất thểu như những trẻ đang bụi đời.

- Tại các thành phố lớn, ta thấy các trẻ giữa tuổi thiếu nhi thiếu niên, từ 10 đến 12 tuổi, nhưng biết sửa xe với các động tác thuần thục, bất chấp việc giữ vệ sinh cho thân thể.

- Tại hai thành phố lớn nhất nước : Thành Hồ, và Hà Nội, ta thấy các em chỉ 5 hoặc 6 tuổi đã phải đi bán kẹo bánh trên các phố, có khi đi với cha hoặc mẹ, cũng có khi đi một mình.

Từ trực quan tới điều tra lịch ngay trong điền qua phỏng vấn, ta   sẽ có các chỉ báo khác :

- Các em phải lao động mà ta thấy được trên đường phố là các thành viên của các gia đình nhập cư, đã rời bỏ các vùng miền gần xa, nhập cư vào các thành phố bằng kinh tế "kiếm sống qua ngày".

- Các em phải lao động trong các khu vực thường không có hợp đồng lao động và gia đình lại không đăng ký tạm trú.

- Các em phải lao động trong nhiều khu vực lao động khác nhau, có khi sáng thì làm gia công, chiều thì đi bán hàng rong trong các trung tâm thành phố.

Xã hội học lao động cùng xã hội học pháp lý đã nhận định và đề nghị một chỉ báo khác có khuynh hướng chung : sự kiểm soát chính thức các công ty lớn từ hợp đồng lao động tới điều kiện lao động đã "di dời" các lực lượng lao động thiếu nhi và thiếu niên vào các xưởng nhỏ, thường các cấp gia đình bằng sinh hoạt lao động với chuỗi sản xuất và cung ứng thường ở ngoài tầm kiểm soát của pháp luật.

Bụi đời, bụi đường, bụi phố

Cũng bằng trực quan, nơi mà điền dã thực địa cho phép ta quan sát kỹ hơn để nhận ra các chỉ báo thiết thực cho xã hội học thực nghiệm :

- Các trẻ em phải lao động trên đường phố thường mặc các quần áo không thích hợp với mùa màng, nhất là mùa đông, các em thường mặc không đủ ấm, có khi không mang giầy dép.

- Các trẻ em phải lao động trên các vùng cao như Sapa, thường không giầy dép, không biết tự bảo vệ thân thể, và luôn có ảo tưởng là "chịu rét, chịu lạnh giỏi, và không bao giờ bịnh".

- Các trẻ em phải lao động tới đêm khuya, giữa đông, với các việc như giữ xe quanh các quán, giữ hàng ngoài đường, phải chịu những cơn rét lạnh dài cả ngày, có khi cho tới khuya.

Khái niệm bụi đời đưa ra hình ảnh các em không gia đình, và hai hình ảnh bụi đường, bụi phố chính là hiện cảnh của các thiếu nhi, thiếu niên đang nạn nhân của bóc lột lao động với :

- Thời gian lao động dài cả ngày ngoài đường, ngoài phố, với phương châm khi đói thì : "bạ đâu ăn đó".

- Cường độ lao động dài cả ngày ngoài đường, ngoài phố, với phương châm khi mệt thì : "mệt đâu ngủ đó".

- Hoang lộ lao động dài cả ngày ngoài đường, ngoài phố, với phương châm khi rảnh thì : "rảnh đâu giỡn đó".

Chính thân thế con sâu cái kiến làm ra nhân kiếp ít hơi ngắn tiếng, tạo nên số phận ăn chực nằm chờ, từ đây xã hội học thực nghiệm có thể phân tích về những mất mát mà các em phải nhận chịu như nạn nhân mà chính các em sẽ không cứu được các em :

- Mất giáo dục gia đình, với cha mẹ biết giáo dưỡng con cái.

- Mất giáo dục học đường, với trường lớp có giáo lý công dân.

- Mất giáo dục xã hội, biết bảo vệ lao động bằng hợp đồng lao động.

Các mất mát trên sẽ nguyên nhân nguồn cơn cho các mất mát sâu  nặng hơn ngay trong kiếp người của các em là :

- Mất mát về thể lực phải lao động sớm trong các điều kiện lao động  tồi tệ.

- Mất mát về trí lực không được trao nhận các trí thức của học  đường.

- Mất mát về tâm lực thường nạn nhân của bạo hành nơi kẻ làm   chủ.

nhidong6

Lao động trẻ em gốc người dân tộc các miền sâu, miền xa

Khi khảo sát thực địa về lao động trẻ em gốc người dân tộc các miền sâu, miền xa, thì phân loại đi trước phân tích sẽ giúp giải thích mang độ chính xác cao, có ít nhất ba thành phần lao động trẻ em :

- Các em lao động ngay trên ruộng, với công việc đồng án, có khi có cha mẹ, có khi làm công cho các gia đình khác.

- Các em lao động trong các khu du lịch, có khách quốc nội và quốc ngoại.

- Các em đi lại trên các vỉa hè để "ăn xin", tại các nơi có khách du lịch ngoại quốc .

Từ khảo sát thực địa tới điều tra về các hậu quả có ngay trên thân thể của các em, thì ta dễ nhận ra là các em là nạn nhân : các bịnh ngoài da, các bịnh đường phổi, kể cả bịnh tai mũi họng, cùng các thương tích không được băng chữa trị…

Riêng các em lao động trong các khu du lịch, khách quốc nội và  quốc ngoại trên các miền cao như Sapa, các em còn làm thêm các việc : dẫn mối khách tới các tiệm bán hàng lưu niệm địa phương ; dẫn mối khách tới các tiệm ăn địa phương ; dẫn mối khách ngay nhà mình ở để chỉ rõ sự thiếu thốn, nghèo khổ của gia đình mình.

Điều tra thực địa về lao động trẻ em gốc người dân tộc các miền sâu, miền xa, còn đưa ra các chỉ báo khác :

- Cha mẹ đưa các em từ miền núi xuống đồng bằng, tới các quận, huyện, thành phố để làm gia công.

- Cha mẹ đưa các em tàn tật từ miền núi xuống đồng bằng, tới các quận, huyện, thành phố để "ăn xin" tại các chợ.

- Cha mẹ đưa các em tàn tật từ miền núi xuống đồng bằng, rồi gửi cho các người quen, có khi không phải là họ hàng, thân tộc, để các em làm việc lâu dài xa nhà.

Cùng triết gia François Jullien, năm 2008, khảo sát về đề tài này tại Sapa, tôi có đề nghị phối hợp xã hội học lao động cùng xã hội học gia đình để nhận diện ra ba chỉ báo phân tích cho ba hiện tượng xa : hàng ngày sống xa cha mẹ, hằng tuần sống xa gia đình, hàng năm sống xa học đường. Mà ba hiện tượng xa này sẽ tạo ra các thảm họa tâm lý và tinh thần ngay trong nhân kiếp của các em phải lao động quá sớm.

Từ "đám mẹ mìn" tới "bọn bảo kê"

Điều tra thực địa về chủ đề bóc lột lao động trẻ em, chóng chày gì cũng sẽ rơi vào thực tế của các hành lang tối tăm và lén lút, vừa phạm pháp luật, vừa nghịch đạo lý của "đám mẹ mìn", của "bọn bảo kê" :

- "Đám mẹ mìn" đẩy trẻ em đi "ăn xin", "ăn mày" để làm lợi tức hằng ngày cho chúng.

- "Bọn bảo kê", xua các em đi bán rong trên đường phố, bán bánh, bán kẹo cũng bị "mạng lưới bảo kê" trùm phủ.

Các em nạn nhân rất sớm của một mạng lưới bất chính của bọn đầu  nậu bất lương :

- Chúng rất bất nhân khi đe dọa, đánh đập, tra tấn các em.

- Các em luôn sống trong nỗi sợ, nỗi lo bị bạo hành hằng ngày.

Các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện biết ràng về mạng  lưới, biết rành mạch về đường dây của "bọn bảo kê", họ biết luôn là :

- Công an khu vực biết rõ từ tổ chức tới các chủ mưu đầu lãnh, đầu sỏ  bóc lột lao động trẻ em.

- Công an khu vực "ăn chia" với "đám mẹ mìn" ; với "bọn bảo kê".

Hành tác thường nhật của "đám mẹ mìn", của "bọn bảo kê" là :

Sáng giao những việc, những "chỉ tiêu" bắt các em phải thực hiện. Sáng, trưa, chiều, tối, chúng canh gác, rình rập các em từ xa.

Tới cuối ngày thì chúng thu góp lợi tức lao động của các em.

khi chúng thâu nhiều lần trong ngày với phản xạ "bán đến đâu   thu tiền đến đấy".

Từ các người lớn bán rong tới các chủ tiệm ăn trong các khu trung tâm thành phố, họ cũng biết chính xác về mạng lưới và đường dây bóc lột trẻ em, nhưng họ không tố cáo, mà "làm ngơ" vì bọn đầu lãnh, đầu nậu, đầu sỏ chính là :

Đám côn đồ, du đảng, bất chấp pháp luật, sẵn sàng dùng bạo lực.

Xã hội đen từ đe dọa tới hành hung các người tố cáo chúng.

hội học lao động khi nghiên cứu về tệ nạn hội bóc lột lao động  trẻ em không thể không liên kết với : tội phạm học để nhận ra xã hội Việt hiện nay là một xã hội bất an ; mà nạn nhân hằng ngày là những trẻ  em không tự bảo vệ, không tự tự vệ trong sinh hoạt xã hội của người lớn.

nhidong7

Khu trọ

Khảo sát thực địa trên chủ đề bóc lột lao động trẻ em, cho xuất hiện  một thảm trạng về các "khu ổ trọ", nơi mà các em ngủ sau một ngày làm việc bán rong trên các đường phố. Khu trọ dốc Hoàng Cầu, giữa phố Hoàng Cầu và Nguyễn Phúc Lai là một trường hợp điển hình. Và khi xây dựng dư địa chí điều tra, thì các chỉ báo sau đây được nhận diện :

- Các em về khu trọ, chung ở, chung ngủ với nhiều người trong  một phòng.

- Các em đa số tới từ các vùng ngoại biên chung quanh Hà Nội.

Mỗi sáng các em được đưa ra bằng xe của bọn đầu nậu để vào   khu trung tâm thành phố mà đi bán rong.

Các em thường bán hàng ngoại phố cả ngày, về khu trọ   thường sau 10 giờ tối.

Điều kiện khu ổ trọ thiếu thốn tiện nghi và ẩm thấp.  Khu trọ này thể chứa hàng trăm em hàng đêm.

các căn trọ được lắp ráp bằng gỗ, ván, nhựa tạm bợ.

Các em thường ngủ chung với các đồ phế thải lượm nhặt được.

Khuynh hướng từ tạm trú tới tạm ẩn, lộ trong điều tra thực địa :

- Các khu trọ bị thu hẹp lại , nếu bị sức ép về xây cất các chung mọi nơi chung quanh các thành phố lớn, nhất là Hà Nội thành Hồ.

- Các khu ổ trọ bị phình ra, nếu chưa bị sức ép về xây cất các chung cư của bọn thầu đất cùng bọn tham quan trong chính quyền chưa lên quy hoạch chiếm đất.

Xã hội học lao động trên chủ đề bóc lột lao động trẻ em phải cùng tội phạm học đi sâu vào :

- Các hệ thống tổ chức đôi, vừa ép buộc các em phải lao động, vừa buôn  bán ngay trên chỗ nằm, chỗ ngủ của các em.

- Các hệ thống tổ chức đôi này có khi cùng một đầu sỏ, có khi là hai, một bên là đám đầu sòng buôn lao động trẻ em, một bên là đám đầu nậu chỗ ở, chỗ ngủ của các em.

Xã hội học lao động trên chủ đề bóc lột lao động trẻ em phải cùng tâm lý học thiếu nhi và thiếu niên đi xa vào các hiểm nạn hằng ngày của các em khi phải tạm trú, phải tạm ẩn, một thân một mình, không có cha mẹ, không được sự bảo vệ của gia đình trong các khu ổ trọ, không khác gì khu chuột dưới sự đe dọa của bọn đầu sỏ, đầu nậu.

Tuổi đời nhỏ "tuổi nghề cao"

Điều tra thực địa cho xuất hiện hiện tượng của nhiều em, được gọi là tuổi đời nhỏ "tuổi nghề cao", đây là một chỉ báo về một thảm nạn xã hội sẽ đưa phân tích về tuổi tác. Từ đây, giải thích về sự thật của các lưới tuổi từ thiếu nhi tới thiếu niên bị ép buộc lao động rất sớm, đưa ra những thực tế không có trong các quốc gia có văn minh của dân chủ, có  văn hiến của nhân quyền : 8 tuổi đời với 2 tuổi nghề 12 tuổi đời với 5 tuổi nghề 15 tuổi đời với 7 tuổi nghề.

tuổi nghề đây tuổi trong :

- Các nghề lao động tay chân,

- Bán hàng rong trên các vỉa hè,

- Đan, thêu, dêt, tiện, hàn, ráp,

- Giữ xe, giữ hàng,

- Ăn xin trên đường phố…

các em làm nhiều nghề khác nhau, và tất cả nghề các em đã làm thì :

- Không có hợp đồng lao động,

- Không lương bổng hằng tháng,

- Không an toàn lao động theo quy định,

- Không có điều kiện lao động theo luật hiện hành.

các em đã làm nhiều nghề khác nhau với :

- Thời gian sống ở ngoài đường phố dài cả ngày,

- Thời gian dứt việc trễ, có khi tới khuya,

- Môi trường lao động chung quanh các tệ nạn xã hội,

- Không gian lao động dưới các áp lực của người lớn.

Hệ thống tổ chức bóc lột lao động tự thể lực tới trí lực của các em là một hệ thống tuyệt đối bất công dựa trên phản xạ bạo hành của đám tổ chức, nơi mà bọn đầu lĩnh, đầu sỏ, đầu nậu, chặn ngay thượng nguồn bằng bạo lực qua bạo hành, các quy trình như đòi hỏi điều kiện lao động tốt hơn, đàm phán lại lương bổng hoặc lợi tức ; đấu tranh để có thời gian nghỉ ngơi… Nếu một chính quyền không có quyết sách cứu các em ra khỏi loại địa ngục lao động này, thì chính quyền đó cũng thất nhân bất đức đầu lĩnh, đầu sỏ, đầu nậu đang buôn sức lao động của trẻ em.

Bương chải… cám dỗ… thân… hỏng đời

Điều tra thực địa bắt đầu bằng quan sát thường nhật về các công việc   mà các em phải ngày ngày bương chải, tới quy trình các em bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội (chích hút, đĩ điếm…) rơi vào các môi trường làm các em hư thân, từ thể lực tới đạo lý làm người, để đi đến kết luận của chính các em là : hỏng đời. Tại đây, xã hội học thực địa bằng phương pháp trực quan và phỏng vấn đưa ra các chỉ báo phân tích sau : một em bé chỉ 11 tuổi, nhưng đã làm nhiều nghề giữ xe, đánh giày, bán hàng rong, buôn ve chai... các em xuất thân từ những gia đình có khó khăn về kinh tế lại có cha mẹ ly hôn, các em bỏ học rất sớm, và có em chưa hề được đến trường…

Khi xã hội học thực địa song hành cùng tâm lý học thiếu nhi, thì các chỉ   báo khác xuất hiện :

- Các em mất sự hồn nhiên của trẻ thơ, các em lại xem chuyện mất đi tuổi thơ "chuyện hay giúp các em trưởng thành sớm".

- Các em bị người lớn bạo hành, phải sống chung với những ngôn ngữ thô bạo, tục tĩu của người lớn, mà các em lại xem là "chuyện tốt giúp các em dày dạn với trường đời".

- Các em bị người lớn xâm hại, phải sống chung, ngủ chung với người lớn, mà các em không ý thức bảo vệ toàn vẹn thân thể.

Các em không có nhận thức về lao động, nên khi là nạn nhân của bóc lột lao động thì các em không có đầy đủ lý luận về lợi tức do chính các em tìm ra. Các chỉ báo thực địa sau đây sẽ giúp xã hội học lao động giải luận về sự bọc lột lao động bằng cách "cướp trắng" công sức của các em bởi bọn đầu sỏ, đầu nậu :

- Số tiền kiếm được hằng ngày phải nộp trọn cho bọn này.

Phải trả tiền chỗ ngủ trong các khu ở trọ, các khu ổ chuột.

- Phải trả cả tiền xe đưa đón bằng xe chính bọn đầu sỏ, đầu nậu tổ chức…

Cùng lúc các em phải học một loạt những phản xạ phản lại sự hồn nhiên của trẻ thơ : lẩn lút, trốn tránh, luồn lách… từ công an tới các đội kiểm tra theo đúng lời dặn dò trong đe dọa của bọn đầu sỏ, đầu nậu.

danh… danh… nặc danh

Ngay trong khảo sát thực địa, thì phương pháp trực quan không gặp nhiều khó khăn như phương pháp phỏng vấn, cụ thể là khi tiếp cận được với các em là nạn nhân của bóc lột lạo động, phải làm ra tiền bằng những ngày dài trên các đường phố, các vỉa hè. Những câu hỏi bình thường như : "Cháu tên gì ?", "Nhà ở đâu ?", "Quê ở đâu ?", "Bố làm gì ?", "Mẹ làm gì ?", "Có đi học không ?"… thì các em có ít nhất ba hành vi :

- Vô danh : không trả lời, không cho biết tên,

- Bí danh : trả lời không đúng, chỉ đưa ra tên giả,

- Nặc danh : trả lời sai, bằng cách khai tên một đồng nghiệp…

Phương pháp trực quan cho thấy các khó khăn thường xuyên của các em trong việc tổ chức đời sống hằng ngày :

- Buổi sáng và buổi tối nhiều em mà chỉ một vòi nước để tắm.

- Một diện tích chật chội mà phải ngủ nhiều em trên cùng một nơi.

- Một chu vi chật hẹp mà phải sống chung với nhiều đồ vật, phế liệu.

Phương pháp phỏng vấn đi sâu vào các tổ chức bất bình thường này thì chính các em không xem, không xét là bất bình thường, mà xem như là các phản ứng đã thành hành vi vì đã được bình thường hóa. Từ tư duy không đủ nhận thức về bất công, các em những nhận thức sai lệch về công lý. Chính tại đây, xã hội học thực nghiệm không nên ngừng ở phương pháp trực quan phương pháp phỏng vấn mà phải tìm lối ra, để trở đi trở lại các thái độ bất bình thường, đã được bình thường hóa bởi các em. Mà kết quả trực quan sau đây cho thấy rõ về quan niệm lệch lạc giữa bình thường bất bình thường :

"Một cặp vợ chồng đã bán hàng trong khu phố cổ từ nhiều năm, giờ bị bọn đầu nậu của các em đến hành hung tới phải nhập viện, và cấm cặp vợ chồng này trở lại chỗ họ đã buôn bán hàng ngày, mà phải nhường chỗ của họ cho các em sẽ buôn bán tại đây trong những ngày tháng tới".

Khi chứng kiến từ đầu tới cuối thảm kịch này, có em không có một cảm  xúc nào cho cặp vợ chồng nạn nhân này, mà lại xem chuyện bạo hành của bọn đầu nậu làm chuyện "bình thường".

Các nguyên nhân làm cho lao động trẻ em tăng

Khi xã hội học lao động cùng xã hội học gia đình cùng nhau phối hợp để phân tích và giải thích thực trạng bóc lột lao động trẻ em tại Việt Nam, thì các nguyên nhân nội tại sau đây được nhận diện trong điều tra   thực địa :

- Kinh tế gia đình khó khăn, lợi tức của cha mẹ không đủ bảo đảm các   chi tiêu của gia đình.

- Nguyên nhân ly hôn của cha mẹ làm rạn nứt gia đình, các em dù  chưa trưởng thành cũng phải tự xoay sở để kiếm sống.

- Thất nghiệp ngay tại địa phương gốc, nơi cha mẹ không tìm được  việc làm, con cái phải bỏ học phải lao động sớm.

Các nguyên nhân nội tại khi đặt vào môi trường hiện tại, nơi phương pháp luận của hệ cảnh (bối cảnh, hoàn cảnh, thực cảnh) sẽ đưa  ra nguyên nhân ngoại tại, với sự vận hành vĩ mô của nó, dẫn tới các chỉ báo phân tích rộng hơn :

bối cảnhkhủng hoảng kinh tế ngày càng tăng

hoàn cảnhkhó khăn tài chính của gia đình ngày càng khó

- thực cảnh lạmphátcaongàyngàyđedọacuộcsốnggia đình.

Xã hội học lao động cùng xã hội học môi trườngcòn đi xa hơn nữa đi tìmracácnguyên nhân làmtănglaođộngtrẻem : thảm họa thiên nhiên,  biếnđổikhíhậu, dịchbịnh.

Riêng dịch covid hiện nay là một thí dụ điển hình để nhận ra sự tương tác tiêu cực giữa các nguyên nhân nội tại và các nguyên nhân ngoại tại, nơi mà kinh tế của cả xã hội vừa bị suy thoái trước mắt, vừa bị khủng hoảng đường dài, thì hiện trạng lao động trẻ em lại tăng :

- Các em bỏ học sớm, để đi kiếm sống.

- Các em tuổi còn rất nhỏ nhưng phải tìm đường lao động sớm.

- Các em khó tìm được việc trong hoàn cảnh dịch bịnh nên dễ dàng chấp nhận mọi công việc với thu lao tồi, điều kiện lao động tệ.

Trong các văn bản của chính phủ, người đọc thường xuyên rơi vào các "khẩu lệnh suông" : "Việc bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em trong thiên tai đòi hỏi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội", không thấy các biện pháp thực tiễn nào được đề ra.

"Hợp đồng miệng"

Khi một kẻ làm chủ sử dụng như phản xạ : "hợp đồng miệng" để bóc lột lao động thiếu nhi thiếu niên, thì kẻ này đã ý đồ cùng toan   tính :

- Không hợp đồng theo một văn bản chính thức theo luật lao động hiện hành.

- Không bị ràng buộc bởi điều kiện lao động theo quy định. 

- Không phải tuân hành về phiếu lương chính thức…

Hiện trạng "hợp đồng miệng", trùm phủ lên toàn bộ lao động thiếu nhi và thiếu niên, mà điều tra thực địa nhận ra từ lứa tuổi 5 tuổi tới 17 tuổi. Tính bất chính của loại "hợp đồng miệng" là khi xảy ra tranh chấp thì không có cơ sở pháp lý để xử lý, nhưng mọi hậu quả của nó thì các nạn nhân trẻ em phải gánh chịu :

- Làm việc quá giờ, hơn 8 giờ mỗi ngày, hơn 40 giờ hằng tuần.

- Không được trả lương phụ trội khi làm thêm giờ.

- Tai nạn lao động thường xẩy ra bị bóc lột quá sức...

Ba khu vực lớn sử dụng lao động chưa thành niên, đều mặt của loại "hợp đồng miệng" :

-khu vực nông nghiệp.

-khu vực công nghiệp.

-khu vực dịch vụ.

Trong ba khu vực này, nhiều chủ nhân sinh hoạt trong khu vực kinh tế phi chính thức, loại "hợp đồng miệng" phổ biến, nơi các em ngày ngày bị đe dọa :

- từ sức khỏe tới thân thể,

từ điều kiện lao động tới an toàn lao động,

-    từ giáo dục tới đạo đức.

Loại "hợp đồng miệng" sinh ra một sinh hoạt lao động bất chính, mà những kẻ làm chủ trong các lĩnh vực nông nghiệp, nhà máy và xưởng sản xuất, công trường xây dựng muốn "dấu diếm", "che lấp", vì  không muốn bị phát hiện. Và những kẻ này áp đặt lên các em những phản xạ "lén lút", "lẩn trốn" với những lời khai man, khi các em được hỏi. Ngay trên những tai nạn lao động : các thương tích, các mệt mỏi vì lao động quá sức… đều bị khai không đúng nguyên nhân. Những tổn thương từ thể chất tới tinh thần không được giải bày đúng sự thật sẽ tác hại xấu tới quá trình xây dựng công dân một hội pháp trị.

nhi7

Vắng chính sách, trống chính phủ, rỗng chính quyền

Khi cả bốn chuyên ngành : hội học lao động, hội học gia đình, hội học giáo dục, hội học kinh tế, cùng phối hợp các chỉ báo để thực hiện khảo sát thực địa, điều tra tại chỗ, thì chóng chầy cũng sẽ tới một môi trường vô cùng tệ hại ngay trên chủ đề lao động trẻ em tại Việt  Nam hiện nay :

- bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại,

- bị vào các đường dây bán ma túy,

- bị đẩy vào những nhóm ăn xin tổ chức.

Trên thực tế này, thì thực tế "vắng chính sách, trống chính phủ, rỗng chính quyền", thấy rất rõ trong :

- Không có số liệu cùng thống kê về những tệ nạn nhân này.Không có quyết sách của chính phủ về những tệ nạn nhân này.

- Không quyết tâm của chính quyền về những tệ nạn nhân này.

Thực tế "vắng chính sách, trống chính phủ, rỗng chính quyền" dẫn đến các hậu quả :

- Nguy cơ bị lạm dụng tình dục từ khách du lịch, Nguy biến đất nước thành loại du lịch tình dục

- Nguy xuất hiện các mạng lưới, đường dây có hệ thống.

Các nguy trên thể sa đọa hội, tha hóa dân tộc như chúng ta đã   thấy trong hai trường hợp du lịch tình dục của Thái Lan và Phillipines một số hình thức bóc lột tình dục trẻ em mục đích thương mại. Và hiện nay, mại dâm trẻ em đã xảy ra trên đất nước, có trẻ em rơi vào hoạt động mại dâm khi tuổi còn nhỏ, từ 11 tới 15 tuổi. Khi cùng các chuyên gia của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như : chính trị học, kinh tế học, khoa học quản lý, tâm lý học, xã hội học để điều tra, khảo sát, nghiên cứu bằng điền dã thực địa trên chủ đề bóc lột lao động trẻ em tại Việt Nam, thì các chuyên gia thường đưa ra một thắc mắc, dưới dạng một câu hỏi : Chế độ độc đảng toàn trị muốn giải quyết các tệ nạn trên tự không khó chỉ cần có quyết đoán, quyết tâm làm nên quyết sách thì sẽ thực hiện được, tại sao chính quyền không làm ? Nhưng với thời gian, họ đã có câu trả lời : một bạo quyền độc tài nhưng bất tài, một tà quyền độc trị nhưng không hề biết quản trị, một quỷ quyền độc tôn nhưng không biết tôn trọng chính nhân phẩm của dân tộc mình.

Khung trống của công pháp,  khung rỗng của công luật

Khi nghiên cứu các công ước quốc tế, mà chính phủ Việt Nam đã ký :

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em CRC, 1990.

- Công ước 138, về độ tuổi làm việc tối thiểu,1994.

- Công ước 182, chống các hình thức bọc lột lao động trẻ em 1994.

- Công ước, chống lao động trẻ em trước 15 tuổi, 2007.

Cho tới các văn bản về chính sách của chính phủ, với chương trình  quốc phòng chống lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020, với các tổng kết mơ hồ của các cấp trách nhiệm với những lý lẽ thật lạ lùng, từ thụ động tới bất lực :

- Lao động trẻ em vấn đề nan giải.

- Hệ thống pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm những kẻ bóc lột lao động trẻ em.

- Công tác kiểm tra chưa được phát huy đầy đủ.

- Thiếu những quy định về chế phát hiện, tố giác, xử lý các vi phạm.

- Khi bắt được tội phạm, thì tội vẫn được xem là nhẹ.

- Tội phạm chỉ bị xử phạt hành chính, mà không hề bị xử phạt hình sự.

- Bất lực của kiểm tra trước các khu vực kinh tế phi chính thức.

- Chính quyền địa phương thụ động trong việc phát hiện và xử lý… Không một báo cáo nào nêu sự thật về thảm trạng bóc lột sức lao động của trẻ em, khảo sát thực địa điều tra tại nơi đã thâu lượm được :

- Hệ thống hối lộ giữa các chủ bao thầu lao động trẻ em công an địa phương trách nhiệm công việc kiểm soát và thanh tra.

- Hệ thống tham ô giữa các chủ bao thầu lao động trẻ em và các quan chức địa phương cùng nhau ăn chia trên trên mồ hôi của các nạn nhân.

- Hệ thống tham nhũng "ăn chia" giữa các chủ có bao thầu lao động trẻ em và công an địa phương ; các quan chức địa phương với sự mặt bất chính của hội đen.

Không một văn bản chính thức nào phân tích tận gốc rễ về thảm họa bóc lột sức lao động của trẻ em, mà điền dã thực địa đã nhận ra là sự bóc lột này là bản chất của :

- Bạo quyền độc đảng công an trị .

- quyền độc đảng tham nhũng trị.

Nghèo đói tệ nạn song hành cùng tham ô

Các kết quả điều tra thực địa xác chứng với :

- Xã hội học lao động về nguyên nhân nghèo đói dẫn tới lao động trẻ em.

- Xã hội học gia đình về nguyên nhân khó khăn kinh tế gia đình dẫn tới lao động trẻ em.

- Xã hội học giáo dục về nguyên nhân bỏ học sớm dẫn tới lao động trẻ em.

Nhưng tội phạm học gia còn đi sâu để tìm ra các nguyên nhân khác về các hậu quả xã hội trực tiếp liên quan tới các tệ nạn :

- trộm, cắp, cướp, giật

- xâm hại tình dục

- thương mại mãi dâm

- nghiện ma túy

- buôn trẻ em trong nước và ngoài nước

- buôn nội tạng trẻ em trong nước ngoài nước…

Khi kết hợp các nguyên nhân của các chuyên ngành này từ thâu lượm các kết quả điền dã, phân loại các kết quả, phân tích các chứng từ, để giải thích sự vận hành của cả một hệ thống đang tổ chức theo đường dây vĩ mô, theo mạng lưới từ địa phương tới quốc gia, thì sự thật về guồng máy bóc lột lao động các trẻ em đã lên tới khoảng 2 triệu nạn nhân. Đây không còn là một dữ kiện đơn lẻ, mà là một thảm họa xã hội của một dân tộc đang là nạn nhân của bạo quyền độc đảng toàn trị :

- với công an trị, trực tiếp chống nhân quyền với ngu dân trị, trực tiếp chống dân chủ ;

- với tuyên truyền trị, trực tiếp chống đa nguyên Cả ba hệ thống trên trực tiếp trợ lực cho ;

- với tham nhũng trị, trực tiếp tổ chức bóc lột lao động trẻ em với đầu nậu trị, các chủ thầu tổ chức bóc lột lao động trẻ em ;

- với xã hội đen-đỏ trị, có "ăn chia" giữa xã hội đen và công an trong tổ chức bóc lột lao động trẻ em.

Từ phân loại tới phân tích, từ giải thích tới giải luận, thì kết luận cho tương lai của Việt Nam trong tay bạo quyền độc đảng toàn trị là sẽ không có phát triển vì đất nước, sẽ không có tiến bộ vì xã hội, sẽ không văn minh vì dân tộc.

"Nhắm mắt làm ngơ" để "khôn quá hóa dại"

Cạnh các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng… thì các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản... cũng sử dụng lao động trẻ em. Nhưng chủ nhân các doanh nghiệp này được thông báo :

Các công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký để chống lao động trẻ em.

Các văn bản, quy định của chính phủ Việt Nam đang hiện hành chính phủ Việt Nam chống lao động trẻ em.

Các quyền hạn phát giác và xử lý của chính phủ về ngăn ngừa sử dụng lao động trẻ em.

Những chủ nhân các doanh nghiệp này biết nhưng họ không tôn trọng. Họ còn được khuyến khích tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về lao động trẻ em để nâng cao nhận thức về các nội dung để vào các chương trình tập huấn khác nhau cho doanh nghiệp ; nhưng phần lớn những chủ nhân các doanh nghiệp này không thực hiện. Những chủ nhân các doanh nghiệp này tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do, thì họ đều biết các quốc gia văn minh chống triệt để lao động trẻ em ; các xã hội dân chủ bài kích tuyệt đối lao động trẻ em ; các công pháp quốc tế lên án kịch liệt lao động trẻ em. Chính các hành tác văn minh, dân chủ làm nên nhân quyền trong thương mại quốc tế để bảo vệ trẻ em sẽ trực tiếp tác động lên :

- Khách hàng tiêu dùng có tri thức chống lao động trẻ em, không còn tiêu thụ dễ dãi, mà biết chọn mặt hàng với những hành tác thương mại có đạo đức.

- Xã hội dân sự có nhận thức chống lao động trẻ em sẽ tác động mạnh mẽ lên xã hội tiêu thụ mua những mặt hàng không có lao động trẻ em.

- Môi trường cạnh tranh thế giới , giữa các doanh nghiệp quốc tế đang  sử dụng triệt để các mô thức quảng cáo chống lại lao động trẻ em.

Những chủ nhân thông đồng với bọn tham quan cùng với công an "nhắm mắt làm ngơ" trước thảm họa lao động trẻ em, bọn chỉ biết vơ vét sức lao động trẻ em, chúng không hề nhìn xa trông rộng, chúng chỉ loại khôn quá hóa dại trước thế giới văn minh.

nhi8

Chính quyền liêm sỉ, chính sách liêm minh

Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà UNICEF có sứ mệnh thúc đẩy bảo vệ đã có những nhận thức tổng thể :

- Phân tích thực trạng nghèo đói , trong một cấu hội với thực tế  bất bình đẳng giữa các thành phần xã hội.

- Bảo đảm giáo dục, với cải cách thích hợp về chất lượng giáo dục qua các chương trình giáo dục, vừa đào tạo tri thức, vừa chăm lo đạo đức, mà không quyên huấn nghiệp các kỹ năng lao động để chuẩn bị tuổi trưởng thành.

- Huy động sự ủng hộ của cộng đồng thế giới để bảo vệ quyền trẻ em bằng những hoạt động phòng chống lao động trẻ em, trực tiếp bảo vệ an toàn thân thể và tính mạng của trẻ em trước các tổ chức, doanh nghiệp không tôn trọng quyền trẻ em.

Khi phải cụ thể hóa trong môi trường vắng pháp lý, rỗng chính sách, vắng quyết tâm chính trị với một chế độ độc đảng toàn trị, độc tài nhưng bất tài từ chính sách tới thực thi kiểm tra, thì vai trò của các hội đoàn từ thiện cùng các chủ thể sẽ tiên quyết trong nhận thức của cộng đồng, của dân chúng, của hội :

- Đẩy lùi thảm trạng lao động trẻ em là trực tiếp đẩy lùi những tệ nạn dễ  gây tổn thương cho trẻ, từ thể xác tới tâm lý củatrẻ em khi bị bóc lột   lao động.

- Củng cố các chính sách bảo trợ xã hội như : trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ hỗ trợ xã hội, được song hành cùng quy định về lao động đối với những thiếu niên chuẩn bị có đủ tuổi lao động.

- Giáo khoa xã hội với những nhận thức xã hội không chấp nhận lao động trẻ em, mà không quên đưa thảm họa về lao động trẻ em vào hệ thống truyền thông quốc gia, vào thông tin thường xuyên trên mạng xã hội, mà không quên đặt vào chỗ chính yếu của hệ thống giáo dục quốc gia.

- Vận động và khuyến khích khu vực tư nhân cùng các doanh nghiệp, song hành cùng và các tổ chức từ thiện, các chủ thể thiện nguyện có hành động quyết liệt chấm dứt lao động trẻ em.

Đường đi nước bước của các quốc gia phát triển, của các hội tiến bộ, của các dân tộc văn minh đã đầy đủ, chỉ còn chính quyền hiện nay liêm sỉ hay không với các chính sách liêm minh do mình đề ra.

Kiếp xa nhà, phận đông người

Điều tra xã hội học thực địa đưa ra hai hình ảnh trái ngược nhau trong nhân kiếp lao động trẻ em, khi kết hợp hai thực tế này thì tâm lý học sẽ nhận ra từ tủi hờn tới tủi nhục trong "kiếp xa nhà, phận đông người :

- Có những em chưa 10 tuổi đã phải xa nhà, bỏ quê lên tỉnh, tạm trú trong nhiều năm trời, một là ở nhờ nhà của một người trong họ hàng, hai là nạn nhân của bọn đầu nậu lao động trẻ em.

- Hàng ngày các em phải bán hàng rong trong các trung tâm thành phố, các nơi có nhiều hàng quán, các tụ điểm du lịch… là các chỗ có mật độ người đông đúc.

Khảo sát xã hội học thực địa hằng ngày vẫn nhận diện được các em tại Hà Nội :

- Các tuyến phố du lịch (khu phố cổ Nội), các hàng quán ăn nhậu : khu đường Giang Văn Minh, Lý Văn Phúc, Trần Huy Liệu…

- Những chỗ café, hóng mát : khu vực Mỹ Đình, quanh hồ Văn  Quán, quận Hà Đông…

Trực quan xã hội học thực địa rất dễ nhận ra những đứa trẻ bán hàng rong, trên tay cầm kẹo, bánh với hành tác "nửa bán hàng", "nửa ăn xin" :

- Các em vào từng quán : nửa chính thức, nửa lén lút.

- Các em tới từng bàn : vừa mời khách mua, vừa nài nỉ khách mua.

Phóng vấn xã hội học thực địa sẽ đưa đến những dữ kiện cá nhân của bóc lột lao động :

Làm việc cả ngày : từ sáng tới tối.

- Làm việc không ngày nghỉ.

Phân tích kết quả phỏng vấn thực địa thì xã hội học, tâm lý học cùng giáo dục học có thể đi sâu vào thảm trạng : khi các em từ quê ra tỉnh, ở thành phố đã lâu, nhớ mẹ cha, nhớ gia đình, nhớ quê, và có nguyện vọng được nghỉ vài ngày để về thăm nhà, thăm quê, các em thường bị đám người lớn đầu nậu trừng phạt, đánh đập, bạo hành. Sau đó, là các em không còn dám nhắc tới chuyện nhớ nhà, nhớ bố mẹ nữa.

Làm không lương-học không đáng

Khi phối hợp được xã hội học lao động cùng xã hội học giáo dục trong điều tra thực địa, thì các chỉ báo tại chỗ đưa ra hai thực tế :

- Làm không lương, các em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công lao động theo hộ gia đình, họ hàng thì hoàn toàn không có thù lao, không được hưởng lương.

- Học không đáng, các em bỏ học rất sớm với nhận xét sai lệch về giáo dục "học không bỏ công", "không giúp được cho gia đình", "không đỡ đần gì được cho cha mẹ"…

Khi một đứa bé lao sớm vào mưu sinh, và bỏ học sớm, thì có hai loại gia đình :

- Gia cảnh túng quẩn, bị cha mẹ bắt nghỉ học sớm, buộc đi lao động, ép đi bán hàng.

- Gia cảnh có bố mẹ đã mù chữ, không được tới trường, và cả hai thế hệ cha mẹ và con cái đều thấy chuyện đi học là vô ích, vì không làm ra tiền.

Khi tiếp cận với khảo sát trên chủ đề lao động trẻ em, thì nhân khẩu học, lại đề nghị hai chỉ báo khác cho hội học lao động :

- Các nam nữ kết hôn sớm, trong khi kinh tế gia đình chưa ổn định, nghề nghiệp của cha mẹ chưa vững chắc, thì trẻ con trong gia đình dễ rơi vào thảm trạng lao động trẻ em.

- Các gia đình sinh nhiều con, mà cha mẹ lại thất nghiệp, không được sự giúp đỡ của họ hàng, lại sinh sống trong những vùng bị khủng hoảng kinh tế, thì trẻ con trong gia đình dễ bị đưa đẩy vào thảm họa lao động trẻ em.

Số lượng lớn tới từ nguồn nhân lực trẻ em rất dễ quan sát tại các nơi có những nghề nguy hiểm cho thân thể, sức khỏe, cùng với các tai nạn lao động thường xuyên :

- Khu chế tác gỗ và đá mỹ nghệ tại xã Hiền Giang (Thường Tín, Hà Nội) thường có tới 200 hoặc 300 trẻ từ 5 đến 17 tuổi ngày ngày lao động. Các em làm việc cho các hộ gia đình, cho các cơ sở, với công việc dài cả ngày, có khi đến lẫn tối.

- Hai xã Lao Chải và San Sả Hồ thuộc huyện Sapa, có hơn 500 trẻ lao động, với độ tuổi từ 5 đến 15, với các công việc nặng nhọc, cùng điều kiện làm việc nguy hiểm.

Cái đói vây-cái nghèo siết

Vận dụng phương pháp liên kết giữa trực quan thực địa của mắt thấy tai nghe với phỏng vấn các thành viên trong gia đình, cùng lúc tổ chức các hội luận với các chủ thể thiện nguyện biết rõ về lao động trẻ em từ nông thôn ra thành thị, thì các chỉ báo sau đây xuất hiện :

- Các em phải bỏ học, lao động sớm, hoặc đi bán hàng xa nhà, mà sau 22 giờ đêm vẫn còn dong duỗi ngoài đường phố.

- Cha cũng phải lao động, chạy xe ôm cũng xong việc sau 22 giờ đêm.

- Mẹ làm gia công trong các xưởng thủ công cũng xong việc trễ.

Khi đời sống gia đình "coi như không có" "cả ngày không ai gặp ai", thì xã hội học gia đình sẽ đi sâu vào các thực trạng :

-  "mạnh ai nấy sống"

-"mạnh ai nấy làm"

"mạnh ai nấy lo".

Từ đây, tình gián tiếp sẽ dẫn tới :

-"thân ai nấy lo"

- "mạng ai nấy giữ"

- "ai chết mặc ai".

Thảm cảnh gia đình ngầm này được chính các nạn nhân xem bình thường, với những lý lẽ sau :

- Với cái đói vây, thì phải "lo ăn trước đã".

- Với cái nghèo siết, thì phải"lo sống sót trước đã".

Thảm kịch gia đình ngầm này lại được chính các nạn nhân "duy hóa" bằng các lập luận ngay trên hoàn cảnh ngặt nghèo của họ :

-"Không có đủ ăn làm sao có đủ tiền nuôi con học hành".

-"Cha mẹ mà vất vả thì con cái sẽ bỏ bê học hành".

Thảm trạng gia đình lại bị đắp bởi những khó khăn :

-Phải nhà thuê, với giá nhà hàng tháng cao.

-Kinh tế khó khăn lại gia đình đông con.

Khi cha mẹ không chăm sóc con cái được đầy đủ, thì các em "một sớm một chiều" là nhập vào các nhóm bán hàng rong, các nhóm làm gia công, các nhóm khuân vác… và có khi cha mẹ cũng không biết con của mình làm những việc trong ngày.

" Dưới 18 tuổi" hay "dưới 16 tuổi" ?

ENHANCE là dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam do Bộ Lao động, thương binh và xã hội, trong thời gian từ 2015 đến 2019 với   ba khẩu hiệu : nâng cao nhận thức, can thiệp trực tiếp, xây dựng năng lực.

Nhưng ngay trên Luật Lao động hiện nay thực tế lao động trẻ em cũng chưa xuất hiện trong luật mới chỉ lộ diện khái niệm : "lao động  chưa thành niên". Đây là loại xảo ngữ của một chính quyền không có quyết tâm trong chính sách, vì không có quyết đoán của lương tri, nên sẽ không có quốc sách của chính tri như các quốc gia có văn hóa đa nguyên, có văn minh dân chủ, có văn hóa nhân quyền.

Chính quyền của độc đảng hiện nay đã phê chuẩn hai Công ước cơ bản 138 182 của ILO liên quan đến lao động trẻ em, tại đây khái niệm  trẻ em là người dưới 18 tuổi ; nhưng chính phủ hiện nay lại quy định thấp hơn hai tuổi, tức là dưới 16 tuổi. Ngay trên chương trình quốc gia : phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020 đang được thực hiện cũng chỉ hỗ trợ, can thiệp áp dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi nên tạo dị chất cùng dị độ với các văn bản quốc tế, cùng lúc gây trở ngại cho các đơn vị thực thi kiểm tra.

Chính quyền hiện nay phải dứt khoát thống nhất quy định về độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi, cùng lúc chỉnh sửa các chính sách của luật pháp hiện hành để nhận diện và tiếp cận thảm trạng lao động trẻ em phải là quốc sách của một chính quyền liêm chính, có liêm sỉ ngay trong chính sách.

Chính quyền liêm khiết phải ngày ngày tăng cường hệ thống giám sát, kiểm tra, không ngừng xây dựng cơ chế xử phạt trực tiếp, bằng luật pháp nghiêm minh. Không ngừng thay đổi từ thái độ tới hành vi trước thảm họa lao động trẻ em, từ nhận thức tới hành động của các chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát và công an, doanh nghiệp, hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện không được quên gia đình và tương lai của các em đang nạn nhân của thảm họa này.

Nhận diện "mẹ mìn", nhận dạng "cha mìn"

Sự thật hiển hiện ngay trong điều tra thực địa, ngày ngày đám "mẹ mìn", "cha mìn" kề cận để ép buộc, rình rập để đe dọa, sẵn sàng đánh đập, tra tấn những em đang làm nô lệ lao động cho chúng. Khảo sát thực địa dễ dàng nhận ra :

- Đám "mẹ mìn", đứng gần, ngồi không xa, không ngừng quan sát, khi cau mày, khi trừng mắt, khi nghiến răng khi đám bé vừa bán hàng, vừa ăn xin, mệt lã, chỉ muốn ngồi nghỉ mệt chốc lát.

- Đám "cha mìn" vây bủa, lườm từ xa, không rời mắt, với hành vi vừa canh giữ, vừa doạ nạt, nếu không có hành tác bán, hoặc xin, thì chúng sẵn sàng ra tay bằng bạo hành.

Khảo sát thực địa phải đi sâu vào điều tra theo chiều sâu để nhận ra đây chính là nô lệ lao động dạng bất nhân thất đức nhất :

-Đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" này sống nhờ vào bóc lột lao động trẻ em.

-Đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" lợi tức thường nhật không cần phải lao động.

-Đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" cuộc sống sung túc nhưng vẫn để đám nô lệ trẻ em trong khổ cực, nghèo túng…

Chính quyền hiện nay sẽ không liêm sỉ, chính quyền hiện nay sẽ không liêm khiết, chính sách hiện nay sẽ không liêm chính, nếu không có những bộ luật hình sự để :

-Vạch mặt chỉ tên đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" trước luật pháp rồi biến quốc sách của chính phủ thành giáo khoa rộng rãi trong xã hội để quần chúng được tham gia tố cáo bọn này.

-Nêu tội để xử lý hình sự đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" bằng những hình phạt nghiêm minh nhất để lấy lại đạo lý cho xã hội, luân lý cho dân tộc.

-Diệt được đám "mẹ mìn", đám "cha mìn" làm chỉ báo của một đất nước tiến bộ, một xã hội phát triển, một dân tộc văn minh !

Nhân tính bảo đảm nhân bản,       nhân tâm bảo trì nhân vị

Khi xã hội học lao động phối hợp cùng xã hội học gia đình xã hội học giáo dục để nhận diện được thảm trạng về bóc lột lao động trẻ em :

- Khi người lớn trong các xã hội tiến bộ làm việc dưới 40 giờ một tuần, mà gần 2 triệu trẻ em tại Việt Nam đa số phải làm việc trên 40 giờ một tuần, thì hội này đang mất nhân tính.

- Khi lao động trong các đất nước phát triển làm việc có hợp đồng và bảo hiểm xã hội, mà gần 2 triệu trẻ em tại Việt Nam, phải lao động không có hợp đồng bảo hiểm hội, thì đất nước này đang mất nhân bản.

- Khi lao động trong các dân tộc văn minh làm việc có lương bổng có nghỉ ngơi, mà gần 2 triệu trẻ em tại Việt Nam, phải lao động không có lương bổng và không được nghỉ ngơi, thì dân tộc này đang mất nhân lý. Tổng kết của xã hội học lao động phối hợp cùng xã hội học gia đình xã hội học giáo dục chính là tổng luận của tri thức xã hội. Khi chính quyền của các xã hội tiến bộ, của các đất nước phát triển, của các dân tộc văn minh tôn trọng nhân tính, tôn vinh nhân bản, tôn quý nhân tâm, thì bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay tại Việt Nam đang ngược chiều, nghịch hướng với các đạo lý của nhân tính, nhân bản, nhân tâm làm nên nhân vị. Tâm lý học thiếu nhi cùng giáo dục học thiếu nhi cùng nhau khẳng định rằng thời gian tính từ tuổi thiếu nhi tới tuổi thiếu niên là :

- thời gian của hội học tập để phát triển thông minh cá nhân,

- thời gian của may được vui sống một tâm lý quân bình,

- thời gian của các dự phóng đẹp vì một tương lai lành.

Nhưng trong thực tế hiện nay tại Việt Nam thì :

- Bạo quyền độc đảng công an trị đã sinh đẻ ra tà quyền độc đảng tham nhũng trị tha hồ vơ vét từ thuế má của dân tộc tới tài nguyên của đất nước, rồi tha hồ phung phí trong vui chơi.

- Quỷ quyền độc đảng tuyên truyền trị, cùng ma quyền độc đảng ngu dân trị mở đường hầm cho trọc phú trị tha hồ trộm, cắp, cướp, giật từ đất đai tới sức lao động của dân tộc, kể cả của trẻ em.

Nên thực trạng của bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay là vô nhân tính, vô nhân bản, nhân lý, vô nhân vị.

Các liều thuốc độc đang đầu độc trẻ em

Tệ nạn bóc lột trẻ em là do bọn thất nhân bất đức tổ chức, nên khi luật pháp cấm hành vi ăn xin của trẻ em, thì bọn này chuyển các trẻ em qua chuyện chăn dắt trẻ em bán hàng rong trên đường phố, nửa rao bán, nửa ăn xin. Tại các quốc gia có chính quyền liêm chính, có chính phủ liêm khiết, với chính sách liêm sỉ, họ tổ chức các đội cảnh sát, công an tuần tra đặc biệt để xử lý bằng pháp luật nghiêm minh về chuyện bóc lột sức lao động trẻ em. Chính quyền độc đảng công an trị của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ tổ chức công an, cảnh sát để cai trị hội bằng đàn áp nhân dân, nên chính phủ của tà quyền toàn tham nhũng trị hiện nay chỉ chăm sóc cho các đám lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam không hề đủ liêm khiết với một chính sách liêm sỉ xóa bỏ bóc lột sức lao động trẻ em. Quyết tâm bằng quyết sách xóa bỏ bóc lột sức lao động trẻ em không chỉ khuôn trong nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của xã hội học lao động, xã hội học gia đình, xã hội học giáo dục mà là hệ vấn đề có gốc, rễ, cội, nguồn của chính trị học tri thức triết học đạo đức. Chính nhờ vào hai chuyên ngành này, mà xã hội học phải đi xa và đi sâu vào các tệ nạn xã hội như các liều thuốc độc đang đầu độc các em là nạn nhân vào một thế giới của người lớn tồi tệ nhất :

- Các em lao động nhọc nhằn cả ngày trong các khu động dân cư, như tối khuya tới thì các em phải ngủ trong các khu ổ chuột, có khi tại các bến xe, kể cả ngủ ngoài đường.

- Trên thể lực còm cõi của các em là sự thiếu ngủ, thiếu ăn cộng cùng sự mệt mỏi, đây lại là bề ngoài "đáng thương" để bọn thất nhân bất đức tổ chức bóc lột lao động trẻ em khai thác được sự "thương hại" của kẻ qua người lại.

- Các em mang trên thân thể nhưng bịnh tật, từ các bịnh truyền nhiễm tới các bịnh ngoài da… không hề được chăm sóc bằng y học. Tại các quốc gia có quyết tâm xóa bỏ tệ nạn bóc lột lao động trẻ em, thì liên minh giữa y tế đại chúng, trợ tá xã hội, các lực lượng công an bảo vệ trẻ em tạo nên một sức mạnh liên kết để cùng nhau bảo vệ trẻ em bị bóc lột lao động.

Điền thực địa còn kiểm chứng được bọn thất nhân bất đức tổ chức bóc lột lao động trẻ em còn "đánh thuốc ngủ", tạo những vết thương, thậm chí bị tàn tật hóa để biến trẻ em thành tật nguyền, ý đồ gây lòng thương hại của người khác, để tạo ra tiền của cho chúng.

Vắng tiến bộ, trống tiến bộ, rỗng văn minh

Không được đi học, nhưng các nạn nhân của bọn bóc lột lao động trẻ em thường học lỏm các câu tiếng Anh để trao đổi với khách du lịch. Từ đây, phương pháp phỏng vấn sẽ trợ lực cho phương pháp trực quan để nhận diện ra một chỉ báo về những diễn biến từ độ tuổi thiếu nhi tới lứa tuổi thanh niên, các em gái đã trả lời khi được phỏng vấn :

Ở tuổi thiếu nhi : "học tiếng Anh để bán hàng cho khách du lịch". tuổi thiếu niên : "biết tiếng Anh để bạn khách du lịch, khi để "cặp bồ" với họ".

tuổi thiếu nữ : "biết tiếng Anh để tìm cách lấy chồng khách  du lịch, để ra nước ngoài".

Những tính toán để thoát khỏi tệ nạn bóc lột lao động, thì các em có những toan tính của những nạn nhân muốn thoát kiếp nghèo đói cùng quẩn của mình. Nhưng trên thực tế, thì rất ít thiếu nữ thực hiện được con tính này. Ngược lại, chính con tính này còn dẫn tới những hậu nạn không lường trước được. Ngay tại những bản thôn Sa Pa, cận kề với các khu du lịch có khách ngoại quốc, đã có những thiếu nữ mang thai, cho ra đời những đứa con không cha. Những hậu nạn của chuyện chung sống tạm bợ với khách du lịch, biến các thiếu nữ này phải nhận lãnh một hậu quả khác, khó lường, nơi mà hậu nạn cụ thể là bị gia đình, làng xóm, cộng động trừ khử. Trên miệng lưỡi của chính quyền trung ương bất nhân cho tới môi mép của chính quyền địa phương thất đức, người điều tra về tệ nạn lạo động trẻ em cho tới những thiếu nữ không hôn thú, với các đứa con không cha, thì luôn luôn là một giọng điệu :

- "Muốn giải quyết dứt điểm vấn đề cũng cần có thời gian".

- "Chính quyền địa phương đã tuyên tuyền, vận động từ cơ sở chấm dứt việc để trẻ em đi bán hàng rong".

Khi được hỏi thảm trạng bóc lột lao động trẻ em có khi thuyên giảm chỉ được một thời gian ngắn, sau đó lại bùng phát mạnh trở lại thì nguyên nhân do tại sao ? Thì sẽ không bao giờ nghe được câu trả lời dựa trên sự thật là nghèo đói trong túng quẩn dẫn tới chuyện các em phải bỏ học, có khi bỏ gia đình để bị bóc lột trong lao động là do : một chính quyền độc tài nhưng bất tài, với một chính phủ độc trị nhưng không hề biết quản trị đất nước theo hướng phát triển, xã hội theo hướng tiến bộ và dân tộc theo hướng văn minh.

Đạo lý gia đình vụn nát từ bên trong của nghèo khổ

Những trẻ em bị bóc lột lao động bởi mẹ mìn, cha mìn không phải toàn bộ nạn cảnh của thực trạng trẻ em phải bỏ quê, bỏ học, phải lao động sớm để đi kiếm tiền nuôi cha mẹ. Trong khảo sát thực địa, thì điều tra tại chỗ cho thấy một thảm trạng khác của các em là : chính cha mẹ buộc các em phải bỏ học để lao động sớm nuôi gia đình. Khi điền đi vào các chân dung hội của từng trẻ em trong hoàn cảnh này, thì kết quả điều tra cho ra các loại chân dung sau :

- Cha mẹ thỏa thuận cho các con còn nhỏ nghỉ học để lao động dù tuổi còn rất nhỏ.

- Cha hoặc mẹ sau ly hôn đưa đẩy các con còn nhỏ nghỉ học để lao động dù tuổi còn rất nhỏ.

- Cha mẹ thỏa thuận cho đứa đầu lòng trai hoặc gái, lớn nhất trong đám con phải nghỉ học để lao động.

- Cha hoặc mẹ sau ly hôn đưa đẩy đứa đầu lòng trai hoặc gái, lớn nhất trong đám con phải nghỉ học để lao động.

Khi nghiên cứu về chân dung của các em phải bỏ học để lao động, thì có những lịch cá nhân của các em để lộ ra những chỉ báo khác :

- Có em lao động ngoài đường phố cả ngày, được về với gia đình và bố mẹ cuối ngày.

- Có em lao động ngoài đường phố cả ngày, nhưng xa nhà, phải nhờ họ hàng trong thành phố, vì gia đình gốc vẫn ở nông thôn .

Khi phân tích các kết quả về chân dung lao động của các em, thì một loạt các kết quả khác đến qua phỏng vấn, đây chính là thảm cảnh sâu sa của các mảnh đời trẻ dại lưu lạc chốn người lớn thất nhân bất đức :

- "Em phải bán rong ngoài đường phố từ 7 giờ sáng tới 12 giờ đêm".

- "Em phải đưa cho bác của em số tiền bán được trong ngày".

- "Em phải chi phí tiền ăn, ở, điện, nước cho chú của em".

- "Em phải gửi về quê cho bố mẹ ít nhất 50.000 đồng mỗi ngày".

Các câu chuyện phải trang trải cho nhiều "mối" trong ngày, trong tuần, trong tháng, còn che dấu những nhục hình khác, mà các em đang chính nạn nhân của thế giới người lớn thất tâm bất giáo :

- "Mỗi lần em xin được đi học đều bị bố đánh !"

- "Muốn đi đi học, nhưng em không dám nói với bố mẹ"…

Giãn cách xã hội, tăng giãn bạo hành

Trong đại dịch hiện nay, với tình trạng giãn cách xã hội, đã kéo dài từ 2020 tới 2021, thì các em đang phải lao động trước tuổi thành niên và gia đình là những nạn nhân trực tiếp. Tại đây kinh tế học đã nhận diện được tổ chức kinh tế của xã hội Việt Nam hiện này là :

- Tổ chức kinh tế của xã hội Việt Nam có lao động trẻ em là sinh hoạt dựa vào kinh tế đường phố, từ bán rong tới các dịch vụ rong, mà các em lại làm việc không hợp đồng, không thù lao hằng tháng, mà tình từng ngày công.

- Tổ chức kinh tế của xã hội Việt Nam có lao động trẻ em là sinh hoạt không dựa vào công nghệ truyền thông, nên khi bị giãn cách xã hội thì mọi sinh hoạt lao động ngừng hẳn lại.

Trong tình trạng giãn cách xã hội hiện nay vì đại dịch, thì các thành phần không làm việc được qua mạng xã hội, không phải là thành phần có hợp động lao động, cùng lương bổng hàng tháng, mà chỉ dựa vào em là sinh hoạt dựa vào kinh tế đường phố đang phải trả những cái giá thật đắt. Trong đó các em bị bóc lột lao động ngoài đường phố đang đi vào quỹ đạo tự khốn khó tới khốn cùng. Khi điều tra thực địa hiện nay nhận ra được những thảm cảnh của các thanh niên không có việc làm nên không có lợi tức đã phải tự vẫn, thì hoàn cảnh của các em phải xa nhà mà lao động tại các thành phố lớn càng bi thảm hơn :

- Các em không được về thăm nhà, thăm quê, vì tình trạng giãn cách xã hội.

- Các em không được về lao động và bán rong trên đường phố, vì tình trạng giãn cách hội.

Xã hội học lao động cùng tâm lý học thiếu nhi và thiếu niên đã nhận diện được các hậu quả mà các em hiện đang lãnh chịu trong tình trạng giãn cách xã hội hiện nay : Sinh hoạt ăn, ở, đi lại ngày càng khó trong bối cảnh lao động làm ra thù lao bị ngưng động. Từ đây, chính các em đang là nạn nhân thường xuyên của bạo hành của thế giới người lớn và bạo động ngay trong thế giới của thiếu nhi và thiếu niên.

Lao động trẻ em của khu vực kinh tế phí chính thức : lối thoát lậu

Khi hội học lao động nhận ra lao động trẻ em lực lượng nòng cốt của khu vực kinh tế phi chính thức theo nghĩa :

- Ở ngoài vòng kiểm soát của luật pháp hiện hành Không trong tầm kiểm tra của hệ thống thuế

- Ngoài lề của mọi hợp đồng lao động có pháp lý.

Nhưng khi tâm lý học thiếu nhi và thiếu niên dựa trên các chủ đề trách nhiệm và bổn phận với gia đình để phóng vấn các em đang là nạn nhân của bóc lột lao động, thì các lẽ của các em đi vào một nhận thức hoàn toàn khác với luật lao động :

- "Cha mẹ được quyền đòi hỏi các con phải làm việc khi gia đình bị nghèo đói".

- "Con cái phải đỡ đần cha mẹ để ăn uống, phụ giúp cha mẹ kiếm tiền là chuyện bình thường".

- "Phải đi làm vì cha mẹ không đủ sức nuôi cả nhà"…

Khi vận dụng xã hội học gia đình để đi sâu vào lý lẽ của cha mẹ tại sao lại để các con còn nhỏ phải lao động sớm, thì các viện dẫn sau được trình bày :

- "Các con phải bỏ học để lao động, chuyện rất đau lòng của bậc làm cha mẹ, nhưng đâu có cách nào khác đâu".

- "Các con lao động nhọc nhằn cả ngày ngoài đường phố, không biết chuyện xấu gì sẽ xẩy ra, làm cha, làm mẹ thì cũng rất lo lắng".

- "Các con còn nhỏ tuổi phải đi kiếm tiền sớm để phụ giúp gia đình, để tự lo cho thân, thì cũng là bài học để trưởng thành".

Khi đưa khoa học quản lý cùng khoa học kinh tế song hành cùng xã hội học lao động để nhận ra các khuyết tật đạo lý của chính quyền hiện nay được điều hành bởi bạo quyền độc đảng toàn trị thì các giải luận sau được xác chứng ngay trong điều tra thực địa :

- Chính quyền rỗng chính sách an sinh xã hội.

- Chính quyền vắng chính sách bảo vệ trẻ em bị bóc lột lao động.

- Chính quyền trống chính sách bảo trợ gia đình…

Chính sự rỗng, vắng, trống các chính sách thích nghi nên lao động trẻ em sẽ còn là lực lượng nòng cốt của khu vực kinh tế phi chính thức như một lối thoát lậu cho bạo quyền độc đảng toàn trị.

Sự bất lực của thanh tra lao động

Hiện nay, quy trình thanh tra lao động chống bóc lột sức lao động trẻ em thường đến sau các sự tác động qua tố cáo của :

Các hội đoàn từ thiện Các chủ thể thiện nguyện

Các thông báo của các dân cư lân cận trực tiếp chứng kiến Các cuộc điều tra báo chí…

Khi có thanh tra, thì chính các kẻ thanh tra gặp các khó khăn sau đây :

Kiểm tra khu vực kinh tế chính thức thì dễ, kiểm tra khu vực kinh tế phi chính thức thì khó.

Kiểm tra khu vực kinh tế có hợp đồng thì dễ, kiểm tra khu vực kinh tế gia đình thì khó.

Kiểm tra khu vực kinh tế chính thức phiếu lương, kiểm tra khu vực kinh tế bán chính thức phiếu lương thì khó.

Ngay trong khu vực chính thức tại các doanh nghiệp, thì các thanh tra cũng đều thừa nhận cũng rất khó thực hiện thanh tra đột xuất để phát hiện bóc lột lao động trẻ em. Tại đây, các thanh tra nhận ra sự bất lực trước :

Không được tiếp xúc với các em đang là nạn nhân của bóc lột lao động.

Không được điều tra dài hạn để biết ràng về tổ chức bóc lột lao động trẻ em.

Không dễ dàng xử phạt hành chính hay pháp lý…

Khi phỏng vấn các thanh tra, thì các sự thật sau đây được phơi bày :

Khi bị kiểm tra thì các doanh nghiệp cho nghỉ việc toàn bộ, các em sẽ  không còn một lợi tức nào khác.

Khi các em bị nghỉ việc thì không biết khi nào sẽ được làm việc trở lại.

Khi các em nghỉ học để lao động, khi bọ sa thải thì sẽ không còn cơ hội trở lại trường học.

Khi các em bị sa thải, thì các em lại phản xạ đi tìm các việc ít tiền hơn và điều kiện lao động ngặt nghèo hơn.

Khi các em bị mất việc, thì các em sẵn sàng chấp nhận các việc nguy hiểm hơn, với số giờ lao động dài hơn…

Lối ra vĩnh viễn để chống lại bóc lột lao động trẻ em là một quốc sách liêm chính bảo vệ thiếu nhi, thiếu niên như để bảo vệ toàn vẹn nguyên khí quốc gia : tương lai của một dân tộc, vị lai của một giống nòi.

Khoảng trống của thế hệ cột trụ

Điều tra thực địa về lao động trẻ em cho xuất hiện một loại chỉ báo mà xã hội học gia đình tạm đặt tên là : khoảng trống của thế hệ cột trụ, tại đây các em còn nhỏ phải bỏ học để phụ giúp ông bà thế hệ đầu tiên, vì chính mẹ của các em đã ly hôn, và mỗi người đi một nơi, để các em lại cho ông bà, bên nội hay bên ngoại chăm sóc. Đây là dạng gia đình có các tín hiệu sau :

Các em phải phụ giúp ông trong lao động, ông đã tuổi già sức yếu.

Các em nhận những việc nặng nhọc như khuân vác, chuyển hàng giúp ông bà buôn bán.

Các em nhận luôn tất cả các khâu lao động khi ông lâm bịnh, hoạc phải điều trị lâu dài tại nhà hay trong bịnh viện.

Khi kết hợp các chỉ báo này lại, thì xã hội học lao động sẽ nhận ra chuỗi ngày lao động nhọc nhằn của các em, không có ông bà bên cạnh, với sự vắng mặt thường trực của mẹ cha :

Ngày làm việc dài từ sáng tới tối.

Chuẩn bị cho một ngày lao động các em phải dậy rất sớm.

Những mùa trời oi bức, nhiết độ thường vượt quá 35° các em vẫn phải làm việc cả ngày ngoài đường phố.

Khảo sát thực địa tại nơi các em lao động như các chợ, như các khu vực giao, nhận hàng hóa thì các em sống với thế giới người lớn có hành vi tồi tục, có hành động xấu xa, mà chính các em không tự bảo vệ được mình. Tại đây, có những diễn biến rất tiêu cực sau này trên :

Cách hành xử của các em trong sinh hoạt xã hội.

Cách ứng xử của các em trong quan hệ xã hội.

Cách đối xử của các em trong đời sống xã hội.

Nơi khoa học giáo dục đã giúp hội học lao động tâm học thiếu nhi và thiếu niên nhận ra :

Gia giáo có luân lý giáo dục gia đình mất rất mau.

Gia phong có đạo giáo dục tổ tiên mất rất sớm.

Khi giáo dục gia đình bị mất, lại không giáo dục học đường thì các em không hiểu, không thấu về cách đối nhân xử thế nên có :

Thương người như thể thương thân,

Miếng khi đói bằng gói khi no,

Trên kính dưới nhường…

Huấn luyện để huấn nhục của đội ngũ bán hàng rong

Khi xã hội học lao động cùng tâm lý học thiếu nhi cùng nhau nghiên cứu về các nhóm trẻ em bán rong trên các trục trung tâm tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và thành Hồ, thì các chân dung cá nhân sau đây lộ ra như những chỉ báo để phân tích giải thích thảm nạn lao động trẻ em :

Các em tới từ những vùng nông thôn nghèo.

Các em có gia đình rạn nứt cha mẹ ly hôn.

Các em có cha mẹ thất nghiệp nên không có lợi tức…

Từ đây, khảo sát thực địa điều tra tại nơi cho xuất hiện các đường dây cùng các mạng lưới của bọn đầu nậu lao động trẻ em :

Bọn này hứa với cha mẹ của các em là sẽ tìm được việc làm ổn định, đàng hoàng, tử tế cho các em tại thành phố.

Bọn này hứa với cha mẹ của các em sẽ chăm lo ăn, ở, quần áo đầy đủ cho các em.

Bọn này hứa với cha mẹ của các em giúp các em tiết kiệm tiền hàng tháng để các em gửi về giúp gia đình…

Nhưng khi các em ra tới thành phố, thì các em phải sống với một loại "huấn luyện" như huấn nhục về các phương cách bán hàng rong, với những "huấn thị" sau :

Hiện diện tại các khu trung tâm,

Xuất hiện tại các khu có hàng quán,

Thường xuyên tại các khu du lịch,

Thường trực tại các nơi khu muasắm…

Các khu đông người qua kẻ lại, thì mặt tự sáng tới tối :

Tăng năng suất lao động với các giờ cao điểm tại các hàng quán vào bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối.

Tăng cường độ làm việc vào các giờ từ tối tới khuya tại các quán nhậu, các nơi ăn chơi.

Mỗi em không những phải phản xạ nhanh trong các khung giờ  cao điểm mà phải thuộc lòng địa bàn lao động được định sẵn bởi bọn đầu nậu.

Các em bị bóc lột dưới sự kiểm soát và kiềm chế của thế lực bọn "chăn dắt" thường là cùng đám với bọn đầu nậu lao động trẻ em đã hứa hão với cha mẹ và gia đình của các em, trước khi các em bị bóc lột tại các thành phố lớn hiện nay.

Rỗng liêm chính, trống nghiêm minh, vắng nghiêm trị trước hệ nạn lao động trẻ em

Khi xã hội học lao động nghiên cứu các văn bản của chính phủ hiện nay, thì người khảo sát các văn bản này có thể xem để xét các câu chữ loại sáo rỗng sau đây của bộ máy chính quyền độc đảng toàn trị :

-  Quốc hội thông qua Luật Trẻ em năm 2016 được có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 với các quy định nghiêm cấm bóc lột trẻ em.

-Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.

-Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã ban hành chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Chính phủ hiện nay có đầy đủ các tin tức khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thì phải thực hiện các cam kết quốc tế về lao động, trong đó có lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng sẽ được xem xét và xử lý bằng công pháp quốc tế của các hiệp định này. Nhưng thực tế cho thấy chính quyền độc đảng toàn trị hiện nay là không có quyết sách chính trị làm nên giáo dục toàn xã hội để tiến tới chấm dứt lao động trẻ em, ngay trong nhận thức của gia đình, cộng đồng, và các doanh nhân sử dụng lao động. Lại không có quốc sách chính tri làm nên giáo khoa cho dân tộc để dứt khoát loại trừ lao động trẻ em, ngay trong nhận thức của kinh tế, thương mại, hệ thống tổ chức lao động.

Rỗng quyết sách, vắng quốc sách, trống quyết tâm, nơi mà lãnh đạo chính trị không có trách nhiệm trước xã hội, không có bổn phận với dân tộc, vì một chính quyền liêm chính với một chính phủ liêm minh phải tấn công ngay, càng sớm càng tốt vào hai khu vực đang lạm dụng rồi bóc lột trẻ em là : khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế phi chính thức. Mà không quên giải quyết kinh tế gia đình, vì trước khó khăn tài chính của cha mẹ thì trẻ em thường rất dễ bị tổn thương ; cùng lúc các em lại có tâm lý với phản xạ là đỡ đần cha mẹ, sẵn sàng bỏ học để vào con đường lao động nhưng thực chất là sa vào tà lộ của các kẻ đầu nậu lao động trẻ em. Một chính quyền liêm chính với một chính phủ liêm minh phải có một hệ thống luật pháp nghiêm minh để nghiêm trị bọn đầu nậu, đầu sỏ, đầu sòng, đầu lãnh buôn bán lao động trẻ em. Mà hành tác nghiêm minh để nghiêm trị sẽ không thể có trong một hệ thống độc đảng tham nhũng trị như hiện nay.

Sự hợp lực giữa các phương pháp luận

Nếu chính quyền độc đảng toàn trị hiện nay muốn có quyết sách chính trị làm nên giáo dục toàn xã hội để tiến tới chấm dứt lao động trẻ em, ngay trong nhận thức của gia đình, cộng đồng, và các doanh nhân sử dụng lao động ; muốn có quốc sách chính tri làm nên giáo khoa cho dân tộc để dứt khoát loại trừ lao động trẻ em, ngay trong nhận thức của kinh tế, thương mại hệ thống tổ chức lao động. Cụ thể lảnh đạo chính trị nhận trách nhiệm trước hội, nhận bổn phận trước dân tộc, thì có thể bắt đầu ngay bằng phương pháp luận tương tác sau đây : bảo đảm quy chế lao động đầy đủ cho bậc cha mẹ để họ bảo vệ được ổn định kinh tế gia đình bằng những chính sách an sinh xã hội đẩy lùi bất bình đẳng với quyết sách của công bằng được bảo vệ bằng công và công luật. Phối hợp giáo dục gia đình với giáo dục học đường trực tiếp phục vụ tương lai của các em với các nghề nghiệp được đào tạo bằng tri thức của khoa học và của đạo lý. Phương pháp luận tương tác này phải tiến tới phương pháp luận trực tác vào ngay trong tư duy của các em đang nạn nhân của bóc lột lao động :

Đưa giáo dục pháp lý và đạo lý vào suy nghĩ của các em là tại sao người lớn muốn bảo vệ tương lai của các em thì chính quyền phải nghiêm minh ngăn chặn lao động trẻ em.

Đưa giáo dục cộng đồng và xã hôi vào suy nghĩ của các em là tại sao người lớn muốn bảo vệ an sinh xã hội cho các em thì toàn hội phải tham gia vào quá trình chặn đứng lao động trẻ em.

Phương pháp luận tương tác khi được hợp sức với phương pháp luận trực tác, thì phương pháp luận toàn quốc sẽ kết hợp với phương pháp luận địa phương, để mọi cấp xã, huyện, vùng miền, thành phố cùng nhau tích cực chống hệ nạn bóc lột lao động trẻ em :

sự hợp lực giữa gia đình các chính sách an sinh hội,

sự hợp lực giữa trường học và doanh nghiệp,

sự hợp lực giữa chính quyền trung ương và các hội đoàn từ thiện,

sự hợp lực giữa chính quyền địa phương các chủ thể thiện nguyện sự hợp lực giữa công luật quốc gia công pháp quốc tế.

Mà không quên nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ trẻ em, luôn ưu tiên đội ngũ thanh tra viên trên tuyến đầu phòng ngừa, phát hiện, can thiệp để ngăn chặn hệ nạn này.

nhi9

Mất trắng quy trình thăng tiến xã hội

Tình trạng đại dịch hiện nay cũng là thảm trạng kinh tế gia đình đã nghèo túng trước đại dịch, trong đại dịch thì sự nghèo khó một sớm một chiều trở nên cùng quẩn. Xã hội học lao động cùng xã hội học gia đình xã hội học giáo dục đã nhận ra các chỉ báo phân tích sau :

Khi kinh tế gia đình đã nghèo lại đi xuống, thì khả năng bỏ học để lao động của các em càng tăng.

Khi đi vào con đường bỏ học thì trở lại học đường sau này rất khó, thì lại càng sa lầy trong hệ nạn bị bóc lột trong lao động.

Khi cha mẹ để con lao động sớm thì có thể giải quyết tạm thời miếng cơm manh áo, nhưng sẽ làm mất cơ hội học tập và huấn nghiệp của các em qua hệ thống học đường.

Ba loại chỉ báo phân tích này có sức nội kết mạnh, báo động một tín hiệu xấu về tương lai của các em phải bỏ học để lao động sớm hơn tuổi thành niên. Các em sẽ rơi vào một quỷ đạo nơi mà tương lai bị "vô định hóa" vì các cơ hội phối hợp giữa gia đình, học đường và huấn nghiệp bằng tri thức sẽ bị mất trọn. Sự mất mát này chính là sự mất trắng một đồ hình mà xã hội học lao động, xã hội học gia đình, xã hội học giáo dục gọi quy trình thăng tiến hội theo qua thứ tự của bốn giai đoạn :

Thành tựu học đường,

Thành tài nghề nghiệp,

Thành đạt kinh tế,

Thành công xã hội.

Khi xã hội học lao động, xã hội học gia đình, xã hội học giáo dục nới rộng các chỉ báo phân tích không những trước đại dịch đã kéo dài từ 2020 qua 2021, mà cả ba chuyên ngành này cùng kinh tế học môi trường học cùng phân tích để nhận hơn các hệ nạn về lao động trẻ em có quan hệ trực tiếp tới biến đổi khí hậu hiện nay. Nơi mà lũ lụt hàng năm tại miền Trung, hạn hán gây mất mùa trên nhiều vùng miền của đất nước tác động tiêu cực lên :

Kinh tế gia đình, lao động của cha mẹ.

Gây thất nghiệp cho các thành viên đã thành niên đang lao động.

Tất cả sẽ trực tiếp tạo những khó khăn vật chất, tài chính ngay trong gia đình và sau đó tạo điều kiện xấu để trẻ em lại dễ rơi vào con đường của các nạn nhân bị bóc lột lao động.

Sau các thảm họa thiên nhiên, môi trường   đại nạn lao động trẻ em

Sau mỗi thảm họa thiên nhiên và môi trường thì hệ nạn của các trẻ em phải rơi vào con đường lao động trước tuổi thành niên sẽ tới, để một sớm một chiều các em trở thành nạn nhân của thảm trạng bóc lột lao động. Tại đây, sự thật phải được phân tích rồi giải thích tới nơi tới chốn :

Việt Nam là một trong vài quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một quốc gia không có chính sách an sinh xã hội xuất phát từ thực tế biến đổi khí hậu.

Chính quyền độc đảng toàn trị hiện nay sa lầy trong cơ chế của quyền độc đảng tham nhũng trị, chính tại đây từ dân tộc tới xã hội thì Đảng cộng sản Việt Nam không còn một chỗ dựa của niềm tin để thực hiện những quốc sách an sinh xã hội với quyết tâm xóa bỏ tệ nạn bóc lột lao động trẻ em. Ngay trong tình hình đại dịch từ hai năm nay gói cứu trợ được chính phủ hứa hẹn hằng nghìn tỷ không đến được các gia đình nghèo túng, thì làm sao chính quyền này có thực lực để ngăn chặn tệ nạn bóc lột lao động trẻ em. Mỗi lần xã hội cùng quần chúng bị những thử thách, những trầm luân từ thiên nhiên tới môi trường, thì niềm tin đối với chính quyền cùng các gói cứu trợ không đến được tay các nạn nhân. Quá trình bồi thường cho các nạn nhân trong biến cố ô nhiễm môi trường của sáu tỉnh miền Trung do Formosa gây ra là một trong những thí dụ. Cũng như trước và sau những lần cứu trợ lũ lụt miền Trung, khi tiền quà đã tới tay các nạn nhân lại còn bị thâu lại, giựt lại, cướp lại bởi đám cán bộ, quan chức địa phương.

Câu chuyện xây dựng các chính sách can thiệp để giảm thiểu, đẩy lùi, xóa bỏ lao động trẻ em cũng sẽ là câu chuyện của sự vắng niềm tin, trống lòng tin, rỗng sự tin cậy của hội quần chúng trước một chính quyền hành tác bằng : tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền… Câu chuyện về các chính sách hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, tổ chức huấn nghiệp để bảo vệ trẻ em không rơi vào quỷ lộ của bóc lột lao động cũng sẽ là câu chuyện của niềm tin. Nơi mà dân tộc đang cần một chính quyền liêm chính, chính là câu chuyện của lòng tin về một chính phủ liêm minh, với các chính sách liêm khiết. Đây là một "quốc chuyện" mà chế độ độc đảng toàn trị hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không sao làm được !

nhi10

Nhân phẩm của trẻ em làm nên từ nhân đạo của người lớn

Chương trình nghị sự của Thủ tướng chính phủ trong kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững cho 2030 với mục tiêu xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025, chắc chắn là sẽ không là sự thật, vì bây giờ là 2021 mà xã hội chưa thấy một quốc sách nào của chính quyền, một quyết sách nào của chính phủ. Hiện nay, không có một chỉ báo nào của xã hội học lao động để báo hiệu là bóc lột lao động trẻ em sẽ bị ngăn chặn.

Một chính quyền liêm chính với một chính phủ liêm minh phải có ngay một pháp luật nghiêm minh để xác nhận rõ ràng ba luận điểm của luật pháp : lao động trẻ em là quá trình bóc lột lao động không hợp đồng pháp lý ; lao động trẻ em là quá trình cưỡng bức lao động không được đạo lý xã hội chấp nhận ; lao động trẻ em là quá trình nô lệ lao động phản nhân bản và nhân vị của các công dân tương lai của một quốc gia. Khi khu vực phi chính thức lạm dụng, sử dụng, tận dụng lao động trẻ em thì lợi tức tới từ khu vực phi chính thức hoàn toàn bất chính ; buôn sức lao động trẻ em không tôn trọng pháp luật lẫn đạo lý xã hội là đã đi bước đầu tiên vào quá trình buôn người.

Theo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội có hơn 1,75 triệu lao động trẻ em, chiếm khoảng 10% số trẻ em toàn quốc hiện nay, thì một chính quyền độc đảng tạo dựng một chế độ toàn trị, mà lại để một số lượng lớn trẻ em là nguyên khí tương lai của một quốc gia lại chịu hệ nạn bóc lột, cưỡng bức, nô lệ lao động thì đây là một chế độ bất nhân, một chính quyền thất đức. Liên minh giữa xã hội học, tâm lý học, giáo dục học đã thiết lập những chỉ báo giải luận chung về số phận của trẻ em trong một hội, một dân tộc, một đất nước :

Nhân tri của trẻ em làm nên từ nhân trí của người lớn Nhân vị của trẻ em làm nên từ nhân bản của người lớn Nhân tính của trẻ em làm nên từ nhân lý của người lớn Nhân phẩm của trẻ em làm nên từ nhân đạo của người lớn.

Phụ ?

Điều tra thực địa được nghe đi nghe lại động từ : phụ, tức là phụ giúp gia đình, đỡ đần cho cha mẹ, đóng góp công sức vào việc nuôi gia đình, nên các em tự thấy mình có ích, hữu dụng, cùng chia sẻ các gánh nặng với bậc sinh thành. Khi phân loại các thành phần trẻ em chung quanh ngữ pháp phụ này, thì điền dã tại chỗ, từ thành phố tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền xa cho xuất hiện những chân dung sau :

Có em sáng đi học, trưa chiều đi bán hàng, hoặc lao động thêm.

em sáng chiều đi học, tối đi bán hàng, hoặc lao động thêm.

Có em cả tuần đi học, cuối tuần đi bán hàng, hoặc lao động thêm.

em cả năm đi học, mùa hè đi bán hàng, hoặc lao động thêm.

Khi phân loại xong các thành phần này, thì phải tiếp tục lập bản phân loại thứ nhì ngay trong tổ chức gia đình của các em. Các em có gia đình tại nông thôn, cha mẹ thu hoạch nông phẩm, các em đi rao bán tại chợ hay qua các khu phố. Các em có gia đình tại thành thị, cha mẹ tạo sản phẩm, các em đi rao bán tại các khu trung tâm thành phố. Khi có được hai phân loại này, một về chân dung, hai về hành tác, thì xã hội học lao động, xã hội học gia đình sẽ đi tới phân tích của tâm lý học thiếu nhi, với những hành vi đặc thù, và qua phỏng vấn sẽ có các cảm nhận khác nhau của các em :

- "Đi rong bán hàng ngoài phố rất vui, như được đi chơi" ;

"Đi bán hàng ngoài thành phố rất thích, vì được tự do" ;

"Đi làm thêm bên ngoài cũng sướng, có tiền lại biết thêm nhiều chuyện đời"…

Nhưng khi đi sâu vào phỏng vấn, về các khó khăn tạo nên sức ép hàng ngày, ngay trong tâm lý luôn bị truy bức của các em :

"Phải bán hết hàng mới được về nhà" ;

"Hôm nào không bán được, thì bị la mắng, quở trách" ;

"Khi bị mất hàng, thì sẽ bị mắng chưởi, đánh đập" ;

"Luôn sợ bọn côn đồ, du đảng cướp hàng, cướp tiền"…

Ngữ pháp : phụ phải được giải luận sâu hơn với các hiểm nạn mà các em phải đối diện, nếu phụ giúp gia đình giờ trở thành phụ trách với những trách nhiệm mà các em không kham hết được, thì xã hội đã sa thất nhân, gia đình đã rơi bất đức. Hãy đi rộng hơn với ngữ pháp : phụ trong lương tri của dân tộc là không được phụ lòng với tương lai tốt lành của các em, không được phụ bạc trước tâm hồn trong trắng của các em chưa trưởng thành. Đừng đẩy các em vào đời khi các em chưa chuẩn bị vào đời.

Một ngày lao động bao thảm nạn

Điều tra thực địa liệt kê được những khó khăn cùng bế tắc của các em trong hệ nạn bị bóc lột lao động, nơi mà khảo sát của xã hội học lao động phải được song hành cùng xã hội học gia đình, tâm lý học thiếu nhi và giáo dục học :

Áp lực lợi tức lao động , khi các em chưa trưởng thành phải chi lợi tức cho bọn đầu nậu, đầu mối, lại phải dùng lợi tức để giúp đỡ bố mẹ, gia đình, cùng lúc phải chi tiêu cho các chi phí ăn, ở, đi lại…

Áp lực năng suất lao động, khi các em phải làm việc từ sáng tới tối, năng suất cùng hiệu quả lao động bị người lớn áp đặt với đe dọa, trừng phạt, bạo hành…

Áp lực nơi cư trú, phải ở, ngủ trong những khu trọ cùng của những người lao động có thu nhập thấp, trong điều kiện tạm bợ, không bảo đảm vệ vệ sinh, thường xuyên bị đày đọa bởi cái đói, cái lạnh, cái nóng.

Áp lực về thể lực, phải lao động trong mọi điều kiện khí hậu, trong mọi bối cảnh ô nhiễm môi trường, chịu nắng mưa, lại không có đầy đủ nhận thức bảo vệ sức khỏe trước những hiểm nạn của bịnh tật, dịch bịnh, tai nạn lao động.

Những mất mát của tuổi thơ khi phải lao động sớm những mất trọn các kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ, cũng những mất trắng các tri thức trong tuổi thiếu nhi :

Được hưởng những sinh hoạt vui chơi, sau một ngày đến trường ;

- Được hưởng những sinh hoạt thiếu nhi, Tết Trung Thu ;

Được hưởng hè, đi chơi với gia đình, bạn bè…

Một hội tiến bộ, một dân tộc văn minh thì phải thấy cho thấu các đạo đức lao động làm nên giáo của thành công trong hội như : "Thức khuya dậy sớm", "Dãi nắng dầm mưa", "Một nắng hai sương"… Hoàn toàn đúng cho người lớn đã trưởng thành, nhưng nếu người lớn đã trưởng thành này áp đặt rồi áp chế các quy chế lao động này thì chính người lớn đã rơi vào lộ của thất nhân bất đức đối với trẻ em.

Áp buộc để bóc lột lao động trẻ em vào ma lộ phải vật lộn mưu sinh hủy hại hiện tại, hủy diệt tương lai của trẻ em không biết tự bảo vệ. Trong khi đó một hội tiến bộ, một dân tộc văn minh thì phải bảo vệ cho bằng được từ nhân bản tới nhân phẩm cho các em, các em.

Tai họa, hiểm nạn, hậu quả ngắn hạn và dài hạn

Nếu một dân tộc không tới một trăm triệu dân, mà có gần 2 triệu trẻ em bị bóc lột lao động, thì dân tộc này chưa có một đất nước văn minh, Nếu đất nước này có gần 2 triệu trẻ em bị bóc lột lao động, mà gần 40% các em phải lao động trên 42 giờ trong một tuần, thì dân tộc này chưa có một xã hội tiến bộ. Nếu lao động trẻ em tại nông thôn, trong sinh hoạt nông nghiệp chiếm hơn 70% thì dân tộc này chưa có giáo lý bảo vệ trẻ em. Nhưng câu chuyện cụ thể trong quyết tâm bảo vệ trẻ em bằng cách dứt khoát với bóc lột lao động trẻ em vẫn là quyết sách chính trị trong quốc sách chính tri, với một chính quyền liêm sỉ, một chính phủ liêm khiết, một pháp quyền liêm chính, tất cả biết lấy ngay quyết định :

Bảo vệ cho bằng được trẻ em, đưa các em từ 5 tuổi tới 17 tuổi ra ngay khỏi quỷ lộ bóc lột lao động trẻ em.

Quyết tâm nghiêm trị bằng luật pháp đám đầu nậu, đầu sỏ, đầu sòng, đầu lãnh đang bán buôn rồi làm giàu bằng bóc lột lao động trẻ em.

Quyết đoán bằng quốc sách bảo vệ trẻ em bằng an sinh xã hội ngay trong tổ chức gia đình, tạo lợi tức tối thiểu cho cha mẹ, để con em  được tới trường từ tiểu học cho tới hết trung học.

Liên minh giữa chính quyền và xã hội dân sự bằng chiến lược dài lâu trong bền bỉ qua hợp tác chặc chẽ giữa :

Hỗ trợ tài chính gia đình cùng xây dựng huấn nghiệp với các cá nhân đang vào tuổi trưởng thành, nghiêm cấm lao động trước 18 tuổi.

Liên hợp các hội đoàn từ thiện với các chủ thể thiện nguyện để bảo vệ các em từ gia đình tới học đường, từ huấn nghiệp tới hội nhập xã hội khi trưởng thành.

Đặt vào trung tâm các chính sách an sinh xã hội để bảo vệ trẻ em chức năng chủ động, vai trò chủ đạo của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, trao đầy đủ phương tiện trợ lý xã hội cho giáo dục học, tâm học thiếu nhi, hội học lao động.

Vận dụng tri thức của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn để tận dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu, khảo sát điều tra, điền dã để nhận rõ những tai họa, những hiểm nạn và những hậu quả ngắn hạn dài hạn về tệ nạn bóc lột lao động trẻ em.

nhi13

Năm 2021, năm quốc tế chống bóc lột lao động trẻ em

Liên Hiệp Quốc tuyên bố năm 2021 năm quốc tế chống bóc lột lao động trẻ em, nhưng chính Văn phòng tổ chức lao động quốc tế (Bureau international du travail) của Liên Hiệp Quốc lại đưa ra một thống chỉ 5 năm số lượng lao động trẻ em từ 150.000.000 đã lên tới 200.000.000, và 5 năm nữa số lượng lao động trẻ em sẽ vượt  250.000.000. Trong đó những quốc gia như Việt Nam sẽ bị tác động mạnh bởi những hệ nạn về bóc lột lao động trẻ em với các nguyên nhân khách quan :

Biến đổi khí hậu sẽ gây ra ngày càng nhiều thiên tai.

Nhiều thiên tai sẽ gây ra nhiều lũ lụt đưa tới các họa nạn mất mùa.

Khi thiên tai, lũ lụt, mất mùa sẽ trực tiếp làm tăng nghèo đói…

Các các nguyên nhân khách quan sẽ có hậu quả ngày càng lớn, càng rộng, cao sâu với các nguyên nhân chủ quan của một chế độ độc đảng toàn trị :

Độc tài nhưng bất tài, không có quyết sách về an sinh xã hội, để chống đói giảm nghèo, vận dụng công lý để bảo vệ công bằng.

Độc trị nhưng không biết quản trị, không có hệ thống giáo dục biết bảo vệ trẻ em ở tuổi đến trường để được trưởng thành trong học tập.

Độc quyền nhưng lại sa vào lạm quyền tham nhũng trị, không có quốc sách chống triệt để hệ nạn bọc lột lao động trẻ em, để bảo vệ nguyên khí của quốc gia.

Tất cả các chuyên gia của Văn phòng tổ chức lao động quốc tế đã có những dự báo -rất báo động- cho Việt Nam, sẽ là một quốc gia có thảm trạng mới trong hệ nạn bóc lột lao động trẻ em như một số quốc gia của châu Phi đang có, nơi mà trẻ em bị bóc lột lao động trong các khu vực :

Phải đào hầm mỏ với nhiều tai nạn lao động có tử suất rất cao.

Phải dùng hóa chất độc với nhiều hậu nạn lao động về sức khỏe…

Thảm nạn tồi tệ là các em sẽ chóng chầy rơi vào các mạng lưới sẽ là :

Nạn nhân của đường dây buôn người trong xuất khẩu lao động, trai lao nô, gái nô tỳ.

Nạn nhân của đường dây buôn nội tạng, nơi đại cận kề với Tầu cộng sẽ một hiểm nạn thật trong sinh mạng của các em.

Nạn nhân của đường dây mại dâm, nơi mà các quốc gia láng giềng gần xa như Thái Lan, Phillippines đã phải trả những cái giá rất đắt từ nhân bản tới nhân phẩm.

nhi12

Điền thực địa của "mắt thấy tai nghe" :  Nội công phương pháp luận

Điền thực địa của "mắt thấy tai nghe" vừa cầu nối giữa hệ vấn đề nghiên cứu trên thượng nguồn trung nguồn nơi thu hoạch các kết quả của nghiên cứu, các dữ kiện của điều tra, các chứng tích của khảo sát, từ đây hạ nguồn sẽ vào quy trình phân loại để phân tích, giải thích  để giải luận, luận kết quả để lập luận ngay trên thành quả. Không điền thực địa, khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học…) vẫn tồn tại phát triển bằng văn bản, bằng các tác phẩm của  các tác giả đã khẳng định các giá trị nhân văn của họ. Nhưng không điền thực địa, thì khoa học hội (nhân học, dân tộc học, hội học) như một cái xác không hồn, vì chất sống sức sống của khoa học   hội không khí ẩm thực tới từ điền dã. Không điền thực địa của"mắt thấy tai nghe" đúng nơi, đúng chỗ, thì một học giả của học thuật, một nhà nghiên cứu của khảo sát sẽ không sao hình dung được trước mắt họ. Một cậu không quá 10 tuổi, cao không quá 1 thước, thể dùng 2 tay của mình để bưng hơn 10kg gạch, từ sáng tới chiều, chính học giả của học thuật không khuân được 10kg gạch chỉ trong một lần. Một thiếu niên không quá 15 tuổi, cao không quá 1 thước rưỡi, thể dùng lưng của mình để vác hơn 20kg gạch, từ sáng tới chiều, chính nhà nghiên cứu của khảo sát không khuân được 20kg gạch chỉ trong một chuyến. Điền thực địa tại chỗ, tại nơi, luôn mang nội công của thực tế để thấy thực trạng, của thảm trạng để thấu thảm họa, ngay trên địa bàn thực địa, phương pháp luận của điền thực địa biết đẩy lùi những khái niệm hồ, biết xua đi những luận điểm trừu tượng, biết gạt ra những thuyết viễn vông về bình đẳng suông, về công suông, khi học giả, nhà nghiên cứu của"mắt thấy tai nghe" trực diện bằng trức quan của điền dã. Một em mới 6 tuổi, không được tới trường, ngồi bán hàng, từ sáng tới trưa, với nắng hơn 35°, học giả không sao chịu đựng nổi quá 2 giờ. Một cháu gái mới 10 tuổi, không được tới trường, ngồi suốt ngày bệt đất để dệt đan, từ sáng tới chiều, mà nhà nghiên cứu không sao chịu đựng nổi quá 3 giờ. Nên thực tế, thực trạng, thảm trạng, thảm họa qua mắt thấy tai nghe từ điền thực địa làm nên sự thật của tri thức, làm nên chân của trí thức trong khoa học hội, chớ không phải những khái niệm hồ, những luận thuyết trừu tượng, những thuyết viễn vông.

nhi11

Điền thực địa của "vô trương bất tín" Nội lực khoa học luận

"Vô trương bất tín" (thấy mới tin, không thấy không tin), là khởi điểm của quá trình xây dựng tri thức của khoa học xã hội (nhân học, dân tộc học, xã hội học), có rễ của thực tế, có gốc của thực tại, có cội của thực cảnh, nguồn của thực trạng. Nơi đây, những khái niệm hồ, những luận thuyết trừu tượng, những lý thuyết viễn vông không có chỗ đứng, ghế ngồi. Nhưng câu chuyện "vô trương bất tín" của khoa học xã hội không phải là câu chuyện của trắng hay đen, phải hay trái, đúng hay sai chỉ qua một mô hình toán học hay một mô thức của hóa học, sinh học, vật lý học. Thầy Popper đề nghị một luận điểm khoa học luận cho các khoa học mô hình và mô thức này là : "Cái gì đúng là khoa học thì người ta có thể làm giả được". cái giả có khi là cái sai, cái lệch, nhưng cũng có khi là cái giả cái gian, cái láo, cái lừa, cái tráo, cái xạo, thì khoa học phải đủ tri thức để lột mặt nạ mọi cái giả ! Nhưng khoa học xã hội (nhân học, dân tộc học, xã hội học) không phải là khoa học mô hình và mô thức, mà là khoa học biến chuyển, khoa học luân chuyển của hệ độ. Nơi mà cường độ của định lượng có thể làm thay đổi mức độ của định chất, nơi mà mật độ của định chất có thể làm biến đổi trình độ của định lượng. Cụ thể là làn ranh giữa trắng và đen, ranh giới giữa phải và trái, biên giới giữa đúng và sai không được quyết định bằng mô hình toán học, hoặc không được quyết đoán mô thức thực nghiệm. Cụ thể hơn nữa là chính sự thật của điền dã thực địa sẽ quyết định để quyết đoán cho chân lý trong khoa học xã hội :

- Trên một đất nước mà có khoảng hai triệu trẻ em bị bóc lột trong lao động, thì đây không còn là một trường hợp riêng rẽ mà là một cường độ làm nên thực tế của quê hương.

- Trong một dân tộc mà có hằng triệu thiếu nhi, thiếu niên bị bóc lột trong lao động, không được tới trường, không được đi học, không được có một tương lai bình thường thì đây là một mật độ thực trạng của dân tộc.

Trong một xã hội mà có ngàn ngàn trẻ em bị ép buộc phải đi bán hàng, mất trọn tuổi thơ thì đây một mức độ của thảm trạng xã hội.

Trong một giống nòi mà có nhiều trẻ em bị tàn phế hóa, bị tật nguyền hóa bởi người lớn, để bị sử dụng như một công cụ mà đi ăn xin trên hè phố, mất thể lực rồi mất cả tương lai thì đây một thảm họa giống nòi.

nhi14

Điền dã thực địa của "tại nơi, tại chốn" Nội luận thuyết luận

Ngữ vựng lý thuyết luận là nội lý của khoa học xã hội (nhân học, dân tộc học, xã hội học) khi ta sử dụng lý thuyết này để phê bình lý thuyết kia, thì ta cũng có thể vận dụng lý thuyết này để củng cố lý thuyết kia, tận dụng lý thuyết kia để bổ sung lý thuyết nọ. Ngữ văn lý thuyết luận lại đi xa hơn trong sự cạnh tranh, trong sự thi đua giữa các lý thuyết, vì có lý thuyết này rộng hơn, sâu hơn, cao hơn lý thuyết kia, vì có những lý thuyết này chính xác hơn, đúng hơn lý thuyết kia. Ngữ pháp lý thuyết luận còn muốn tìm sức lan tỏa mạnh hơn, khi khoa học xã hội tận dụng sự cạnh tranh, sự thi đua giữa các lý thuyết để nhận ra lý thuyết này hợp lý hơn, chỉnh lý hơn lý thuyết kia. Thuật ngữ hợp lý, chỉnh lý làm nên nội lý của lý thuyết trong khoa học xã hội, nhưng tại đây các lý thuyết cũng biết sống chung và sống chia với nhau một không gian có nghịch lý và có ngược lý, nơi mà chủ thuyết về bất bình đẳng sống chung và sống chia với các chủ thuyết về bình đẳng. Nơi mà chủ thuyết về bất công sống chung và sống chia với các chủ thuyết về công bằng. Nơi mà chủ thuyết về bất bình đẳng, bất công sống chung và sống chia với các chủ thuyết về tự do, bác ái. Nơi mà chủ thuyết về nhân quyền, dân chủ, đa nguyên sống chung và sống chia với các chủ thuyết về áp bức, bóc lột, toàn trị, độc tài…

Nhưng sự thật là sự thật, chân lý là chân lý, lẽ phải là lẽ phải, tại đây chính điền dã thực địa, của mắt thấy tai nghe, tại chỗ tại nơi, thì bóc lột những thiếu nhi, thiếu niên trong lao động do người lớn tổ chức thì đây bất công, vừa phạm pháp, vừa thất đức. Ép buộc trẻ con ra đường bán hàng để người lớn thu hoạch thì đây là bất lương, vừa bất chính, vừa bất luân. Tàn tật hóa trẻ con rồi đẩy chúng ra đường để ăn xin, ăn mày để người lớn vét thì đây là chuyện vừa pháp, vừa luân.

Chính liên minh sự thật-chân lý-lẽ phải làm nên tri thức của khoa học xã hội chống lại các mê thức của chính xã hội, rồi vạch mặt chỉ tên bọn bóc lột những thiếu nhi, thiếu niên ; đám ép buộc trẻ con ra đường bán hàng, lũ âm binh tàn tật hóa trẻ con rồi đẩy chúng ra đường để ăn xin, ăn mày, chính là đám tà nhân thất nhân bất đức, và khoa học xã hội phải tân dụng điền dã thực địa để vạch ra bản lai diện mạo của chúng.

Lê Hữu Khóa

26/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1200 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)