Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

09/03/2018

Mai Khôi, phiên bản Việt Nam của ban nhạc Nga Pussy Riot

Matthew Clayfield

Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cô ca sĩ với nghệ danh Mai Khôi, từ lâu đã được mô tả như một Lady Gaga của Việt Nam. Trong những năm gần đây, cô tích cực tham gia hoạt động chính trị, và với cách thể hiện của mình, cô được so sánh với ban nhạc bất đồng chính kiến Pussy Riot của Nga.

riot1

Ca sĩ Mai Khôi, phiên bản Việt của ban nhạc bất đồng chính kiến Pussy Riot của Nga.

Cả hai sự so sánh đều đúng. Mai Khôi là một nghệ sĩ nghiêm túc và cũng là nhà hoạt động nghiêm túc. Cô ấy nhấn mạnh rằng hai bên của đồng xu không thể dễ dàng bị cô lập với nhau.

"Các nhà báo phương Tây thường nhìn Việt Nam qua lăng kính chính trị", Mai Khôi nói. "Khi họ viết về tôi, họ tập trung vào các hành động bất đồng quan điểm và không xét đến âm nhạc của tôi".

Năm 2016, cô là một trong số nhiều ứng cử viên độc lập bị loại bỏ trong cuộc bầu cử Quốc hội, vốn là sân chơi chính củađảng viên Đảng cộng sản. Giữa năm đó, Mai Khôi là một trong số ít các nhà bất đồng chính kiến ​​được mời tới gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi ông viếng thăm Hà Nội.

Vào cuối năm ngoái, cô và chồng là Benjamin Swanton, một công dân Australia, bị đuổi ra khỏi căn hộ mà họ thuê ở Hà Nội của họ - theo những gì cô tin là có sự giàn dựng của mật vụ trong vai trò là nhân viên của chủ sở hữu tòa nhà - sau khi cô giương một khẩu hiệu "Piss on You Trump" khi Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội trong chuyến đi đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh APEC.

Có những nỗi sợ hãi thực sự vào dịp đó là cô có thể bị bắt, và cô đã nghĩ về việc rời đất nước.

Tuy nhiên Mai Khôi ở lại, và bây giờ chính phủ Việt Nam đã có một album khác để giải quyết. Tiêu đề của nó là Dissident (Bất đồng chính kiến).

riot2

Mai Khôi trên sân khấu

Cô và ban nhạc Dissidents đã công bố album mày vào tuần trước tại một sự kiện có sự tham dự của một số nhà ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều người quan tâm đến từ một số nước phương Tây.

"Việc phát hành album này là một sự kiện lịch sử", cô nói.

"Tôi không biết một album khác có tính chính trị đã được phát hành ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Việc chúng tôi ra mắt nó là một chiến thắng chính trị".

Trong quá trình sản xuất, nhiều buổi hòa nhạc của Mai Khôi đã bị cảnh sát quấy rối, nhà sản xuất của cô bị phạt tiền, cònngười chơi saxophone đã bị người cha của mình nói rằng gia đình sẽ từ anh nếu anh tiếp tục làm việc với cô, và tình bạn thân thiết đã kết thúc vì lý do chính trị.

Một số người cho rằng việc ra mắt album sẽ bị cảnh sát ngăn cấm.

"Thật không dễ dàng", Mai Khôi nói, nhấn mạnh rằng sự hiện diện của nhóm sản xuất cũng như nhiều nhà báo đã đóng một vai trò quan trọng.

"Ai đó đã gọi cảnh sát, nhưng lần này họ không dám đến".

Cô cũng đã thảo luận về việc ra mắt album với luật sư của mình trước. Họ đảm bảo rằng giấy tờ của cô là đúng với quy định của pháp luật.

Mai Khôi ra mắt album trong bối cảnh chính phủ Việt Nam tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ nhiều blogger, và không thực hiện các cuộc bầu cử công bằng.

Mai Khôi chỉ là một trong nhiều người ở Việt Nam, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quang Á, một nhà kinh doanh nổi tiếng, học giả và người ủng hộ dân chủ, cũng đã bị ngăn cản khi chạy đua trong cuộc bầu cử quốc hội hai năm trước. Tuy nhiên, Mai Khôi là một trong những người thu hút sự chú ý nhiều từ cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, không giống như Pussy Riot, một ban nhạc "bất đồng chính kiến" hơn là một ban nhạc thuần tuý, Mai Khôi khẳng định rằng trước hết nên nghe nhạc của cô ấy.

"Dòng nhạc bất đồng chính kiến quan trọng vì nó là một hướng mới",, cô nói. "Nó có ảnh hưởng truyền thống và dân tộc, nhưng nó không phải là âm nhạc truyền thống hay dân tộc. Ngoài ra, phong cách này không được nhập khẩu từ phương Tây hay Hàn Quốc, giống như phần lớn âm nhạc ở Việt Nam hiện nay".

Sự phẫn nộ phía sau album là có thực - một số bài hát được tạo ra với mức đáng kinh ngạc về âm thanh thuần túy. Mai Khoi thừa nhận "Thật khó tách riêng nghệ thuật và chính trị, bởi vì chính trị ở khắp mọi nơi".

"Tôi nghĩ âm nhạc và nghệ thuật có thể đóng vai trò khác nhau trong một xã hội như Việt Nam", cô nói. "Đối với tôi, đó là con đường dẫn đến những cách suy nghĩ và hành động mới, những điều không thể tưởng tượng được và không thể diễn tả được".

Cô đã phản đối chuyến viếng thăm Donald Trump đến Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái vì cô tin rằng ông ta có tính phân biệt chủng tộc.

"Ông ấy đã đến Việt Nam, không công nhận xã hội dân sự, và không làm gì để thúc đẩy nhân quyền. Tôi cũng ngừng nói về tự do ngôn luận mà bắt đầu thực hành nó".

Cô thấy kết quả của cuộc biểu tình của mình là đáng thất vọng.

"Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự độc đoán trong suy nghĩ của người dân Việt Nam", cô nói.

Ngay cả những người ủng hộ công việc của cô trước đây cũng chỉ trích việc cô giương khẩu hiệu phản đối Trump.

"Rõ ràng là chính phủ không phải là lực lượng độc tài duy nhất trong xã hội này. Điều này quan trọng nếu chúng ta muốn thay đổi xã hội".

Nghệ thuật, cô tin rằng, có thể đóng một vai trò ở đây, phá vỡ mọi khuôn mẫu. Mai Khôi hy vọng rằng Dissent có thể thúc đẩy một sự thay đổi, thu hút sự chú ý không phải từ lịch sử hiện đại đẫm máu của Việt Nam, nhưng là những vấn đề hiện tại và những người hoạt động tại quốc gia này. Đó sẽ là một sự khởi đầu.

"Chúng tôi đã trả giá cho dòng nhạc này", cô nói.

Matthew Clayfield

Nguyên tác : Vietnam's answer to Pussy Riot furiously dissents, The Sydney Morning Herald, 08/03/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 09/03/2018

Quay lại trang chủ
Read 780 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)