Cháy nhà ra… mặt Hội đồng !
Cánh Cò, RFA, 12/03/2020
Nếu quốc tế có duy nhất Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một tổ chức được dựng lên để bảo vệ và trợ giúp thế giới trên nhiều lĩnh vực thì Việt Nam lại có rất nhiều "Hội đồng" nhưng việc giúp đỡ cho nhân dân từ các Hội đồng này vẫn còn là câu hỏi rất lớn trong đời sống dân chúng.
Ông Nguyễn Quang Thuấn - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đương kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ - tự khoe là thành viên của sân golf Vân trì tọa lạc tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội - Ảnh minh họa
Thứ nhất là Hội đồng Nhân dân, được dựng lên để… làm vì thay vì làm việc. Người dân không biết sự hiện diện của Hội đồng này vì mục đích gì bởi cả đời họ chưa bao giờ thấy cái Hội đồng này xuất hiện để bênh vực, trợ giúp hay chia sẻ nỗi lo của quần chúng, ngược lại, một vài ông bà Hội đồng có biểu hiện rất tiêu cực mà trường hợp bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một thí dụ về chiếc dép của chị Dương ném thằng vào mặt bà khi bà tham gia tiếp dân tại Thủ Thiêm vào năm 2018.
Kế đến là Hội đồng quản trị, tuy được lập ra để điều hành một công ty hay một tập đoàn nhưng rất nhiều khuôn mặt trong đó làm lem luốc cho cái chức danh này. Không biết có bao nhiêu ông Chủ tịch Hội đồng quản trị của những tập đoàn nhà nước hay tư nhân đã vào tù vì tham ô, móc ngoặc. Tiếng thơm của cái job này đang bị xú uế hơn nữa khi mới đây ông Lê Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần điện gió H.T, có mặt trên chuyến bay Việt Nam 1547 từ Hà Nội vào Thừa Thiên-Huế, ông là hành khách bị nhiễm Covid-19 nhưng đã không khai báo chính xác với cơ quan chức năng ; thậm chí để cho nhân viên đi cách ly thay mình.
Còn một loại Hội đồng nữa mà không thấy thế giới tư bản có nó, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam là đưa nó lên hàng thượng tầng kiến trúc, được trọng vọng và cung kính khi nhắc tới nó, được ưu đãi và kinh phí cấp cho nó cũng là một con số khủng so với các cơ quan khác, nó là Hội đồng lý luận Trung ương.
Ngày 18/05/2020, ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng, Phó Thủ tướng chính phủ trao Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Vai trò của Hội đồng này là tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị. Có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu một số đề tài do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Hội đồng này còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những luận cứ về lý luận đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng. Giữ mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các Đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới.
Hội đồng Lý luận trung ương khóa XII nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 44 người : 1 Chủ tịch, 7 Phó Chủ tịch, 1 Tổng thư ký và 35 Ủy viên Hội đồng.
Trong 44 người chuyên săn lùng và nghiên cứu lý luận đấu tranh chống lại những kẻ phản động ấy có ông Nguyễn Quang Thuấn - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đương kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ.
Ông Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương Nguyễn Quang Thuấn là bệnh nhân Virus Corona số 21 : sở hữu 3 căn nhà mặt tiền ở Hà Nội, bay hạng thương gia, ăn ở khách sạn 5 sao, đi đánh golf, mời ca sĩ về hát trong buổi tiệc liên hoan sang trọng. Ảnh minh họa
Xưa nay người dân cứ ngây thơ nghĩ rằng mấy ông lý luận chính trị chỉ là vật tế thần cho Đảng cộng sản. Họ sống trong liêm khiết và tư tưởng chỉ nghĩ đến lợi ích của Đảng mà thôi, cho tới khi vụ ông Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương Nguyễn Quang Thuấn đổ bể thì người ta mới ngơ ngác hỏi nhau : Vậy là chúng cùng một giuộc hay sao ?
Ông Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương Nguyễn Quang Thuấn là bệnh nhân Virus Corona số 21 : sở hữu 3 căn nhà mặt tiền ở Hà Nội, bay hạng thương gia, ăn ở khách sạn 5 sao, đi đánh golf, mời ca sĩ về hát trong buổi tiệc liên hoan sang trọng. Từ việc ông Thuấn tự khoe là thành viên của sân golf Vân trì báo chí phanh phui ra rằng nó tọa lạc tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội và được mô tả ở vị trí rất thuận tiện, đảm bảo an ninh, là sân golf đáng chơi nhất tại miền Bắc. Sân golf Vân Trì được coi là có mức phí cao nhất ở miền Bắc. Với mức phí này, những khách chơi tại Vân Trì golf club được coi là những người có điều kiện, thuộc giới thượng lưu.
Báo Dân Việt dẫn lại biểu phí của sân golf này cho thấy mỗi hội viên phải trả phí ghi danh 3,6 tỉ đồng tương đương 155.706 USD cho thời hạn 30 năm, chưa kể phí thường niên 50,5 triệu đồng . Mức phí này được giải thích là các thành viên phải chi "để tận hưởng không gian riêng tư", vì sân golf này giới hạn chỉ 400 hội viên.
Ông Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương trên danh nghĩa có mức lương gần hai mươi triệu hàng tháng nhưng thích chốn riêng tư thì ông lại có thừa. Đánh golf riêng tư chưa đủ ông còn có bồ nhí cho đủ bộ riêng tư. Mới đây báo chí lại tung tin công an Hà Nội đã truy ra ông hội đồng Thuấn đã từng ghé chung cư Vincom thăm bà Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Châm và phát hiện mối dây liên hệ của bà này và ông hội đồng. Chính ông Nguyễn Quang Thuấn đã công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, và nhiều người còn cho rằng chính ông là người đề bạt bà Nguyễn Thị Phương Châm vào chức vụ Viện Trưởng viện Văn hóa.
Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Giáo sư Nguyễn Thị Phương Châm vào chức vụ Viện Trưởng viện Văn hóa ngày 22/05/2017
Virus Corona như một trận hỏa hoạn kinh thiên động địa, nó không những gây cho hàng ngàn người chết mà còn làm những chú chuột quen chui rúc trong bóng tối nay phải lộ mặt trước cuộc đời.
Tại Việt Nam, chẳng những chuột bị lộ mặt mà các hội đồng cũng không thoát cơn thịnh nộ của cúm Tàu, nhất là Hội đồng Lý luận trung ương có con chuột cống mang tên Nguyễn Quang Thuấn.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 12/03/2020 (canhco's blog)
*********************
Sau Corona là gì ?
Cánh Cò, RFA, 10/03/2020
Thông tin dồn dập về những bệnh nhân mới nhiễm cúm Corona tại Việt Nam đang góp phần làm cho xã hội không còn yên ắng như vài ngày trước đây khi chuyến bay từ Anh của 12 quan lớn cùng vài người cả Việt lẫn Anh đáp xuống phi trường Nội Bài và sau đó có hai con số làm cộng đồng mạng ồn ào như vỡ tổ đó là 17 và 21.
Con số 17 là số của cô gái 26 tuổi - Nguyễn Hồng Nhung từ Anh về sau khi tham gia một sự kiện trang phục. Còn số 21 là của ông Nguyễn Quang Thuấn - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đương kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cả hai người đều bị xác nhận là dương tính với virus Corona.
Cô Hồng Nhung ít bị chú ý hon ông Nguyễn Quang Thuấn một chút bởi vì ông này có những hoạt động sau khi về Việt Nam khiến người ta căm phẫn. Thứ nhất ông tham dự một buổi dạ tiệc do đích thân ông Bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khoản đãi được gọi là tiệc tẩy trần cho phái đoàn sang nhiều nước nhằm chuẩn bị văn kiện Đảng. Ông Dũng dẫn đầu phái đoàn và may mắn chưa bị nhiễm Corona.
Ông Thuấn còn khoe đi đánh golf và thăm gặp gần 400 người trong hệ thống cầm quyền. Vời tính cách này người dân ngao ngán cho một cán bộ tuyên giáo suốt ngày mài răng bằng những cụm từ hoa mỹ đánh bóng cho chế độ nhưng ăn chơi không hề thua kém bất cứ đại gia đỏ nào. Người dân nặng nể lên án ông Thuấn và 11 người cùng đi với ông không phải vì sự tởm lợm của họ nhưng do sự thù hằn từ trong tâm thức của người nghèo đối với cán bộ lần này hiện rõ hơn. Chiếc mặt nạ vì dân của họ đã bị rơi xuống và không ai cảm thấy có lỗi khi lên án hành vi ăn trên ngồi trốc bất kể cộng đồng chung quanh đang chắt chiu từ chiếc khẩu trang hay lặn lội chờ từ giọt nước ngọt của những chiếc xe bồn chở nước ở miền Tây… Tất cả hình ảnh phản chiếu ấy nói lên một đất nước mục ruỗng từ bên trong nhưng bên ngoài vẫn không ngớt những khẩu hiệu trấn áp sự thật đang lừng lững xuất hiện trên mọi miền đất nước.
Khi người ta vui mừng vì bị chính phủ vặn vẹo thông tin đến nỗi cả tin Việt Nam sắp không còn bị Corona khống chế và lại cố tình phớt lờ rằng chung quanh Việt Nam không một nơi nào an toàn nữa. Không ai tỉnh táo đặt câu hỏi tại sao Việt Nam lại may mắn như thế để khi hai con số 17 và 21 xuất hiện cả nước mới tỉnh ngộ ra và bắt đầu nhốn nháo.
Cũng vậy, không ai lo lắng sau cơn dịch này đất nước sẽ bị tàn phá đến đâu khi cả miền Tây đang oằn mình chống cái hạn hán kinh hoàng cùng những cánh đồng ngập mặn không phương cứu vãn. Không một chuyên gia nào trong hệ thống lên tiếng cho biết kinh tế Việt Nam sẽ rơi xuống tới đâu khi sàn chứng khoán tiếp tục bị nướng cháy một màu đỏ bao trùm.
Chỉ trong một ngày thứ Hai, tất cả các mã đều giảm kịch sàn và 10,5 tỉ USD vốn bốc hơi cùng với con Corona..
Đã thế, ông Thủ tướng vẫn tiếp tục tin rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng đạp lên khó khăn mà trỗi dậy chứ ông không cảnh báo kinh tế Việt Nam sắp rơi tự do nếu tình trạng Corona không được khống chế. Ngược lại với tình cách hài hước của ông, báo chí len lén đánh giá rằng nếu dịch Corona kéo dài đến 6 tháng, 74% doanh nghiệp sẽ phá sản. Từ khách sạn, du lịch, giáo dục, dệt may, da giày, đồ gỗ... do không thể bù đắp các chi phí trả lương, lãi vay, thuê mặt bằng...
Hình ảnh đen tối đó không làm cho guồng máy chột dạ, nhất là nhân vật cao nhất, nhiều lý luận nhất và giỏi im lặng nhất là ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Từ khi dịch bệnh xảy ra không thấy ông có một lời nào quan ngại đến sự an toàn của nhân dân hay cán bộ đảng viên, ông im lặng một cách đáng ngờ và nỗi nghi ngờ lớn nhất của nhân dân là liệu ông có còn sống trong Phủ chủ tịch hay đã được lặng lẽ mang đến một quốc gia nào đó ẩn mình… chờ hết dịch.
Bây giờ thì Việt Nam không còn ngạo nghễ trước con Corona nữa nhưng có vẻ đất nước đang tự lật mình nằm sấp để bớt nghe những than vãn, thống hận của nhân dân trước bộ máy cầm quyền.
Bởi rồi đây sẽ có phái đoàn đi Ý học tập cách chống dịch của họ nếu may mắn đất nước này thoát qua dịch bệnh và chúng ta không ai lên tiếng la ó họ nữa tuy biết rất rõ rằng bọn chúng chỉ tìm cách móc túi công quỹ còn số phận chúng ta do thượng đế quyết định.
Đừng vội cám ơn nhờ Corona mà chúng ta biết bộ mặt thật của Ban tuyên giáo. Còn hàng ngàn bộ mặt thất khác không bao giờ xuất hiện nếu chúng ta vẫn ngây thơ tin rằng có người tốt có người xấu. Nếu còn tin như vậy thì hãy tin rằng Corona nó chừa bạn ra vì biết bạn là người tốt.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 10/03/2020 (canhco's blog)
Khẩu trang lột trần thân phận thảm thương
Trân Văn, VOA, 04/03/2020
Khẩu trang vốn là vật được dùng để che chắn mũi, miệng, ngăn ngừa những yếu tố ngoại lai xâm nhập gây nguy hại cho cơ thể. Tuy nhiên tại Việt Nam, từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID–19 gây ra, bùng phát đe dọa cộng đồng, một số scandal liên quan đến khẩu trang lại lột trần thân phận con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa…
Từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID–19 gây ra, bùng phát đe dọa cộng đồng, một số scandal liên quan đến khẩu trang lại lột trần thân phận con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa…
***
Ông N.H.T – giáo viên tiếng Anh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân tọa lạc tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - vừa phải "cúi đầu nhận tội" vì "vi phạm chủ trương, chính sách về khẩu trang" : "Bán khẩu trang không đúng giá qui định" ! Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì ngày 2 tháng 2, ông T. đưa con từ Đầm Dơi đến thành phố Cà Mau học. Trên đường về, ông được một người bán hàng rong mời mua khẩu trang. Bởi khẩu trang là mặt hàng càng ngày càng khan hiếm, ông T bỏ ra 260.000 mua hai hộp khẩu trang...
Đến trường, khi nghe học trò than rằng không thể tìm được khẩu trang, ông T. quyết định chia lại một ít khẩu trang đã mua cho những đứa trẻ cần chúng với giá 3.000 đồng/cái. Con gái ông T cũng chia lại cho hai người hai cái khẩu trang mà cha cô đã mua với giá 4.000 đồng/cái.
Thế rồi chính quyền huyện Đầm Dơi ra lệnh cho Phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp với Quản lý thị trườn… điều tra việc ông T… "bán khẩu trang không đúng giá qui định". Sau khi Quản lý thị trường huyện lập biên bản, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi đã ra lệnh cho trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân thành lập Hội đồng Kỷ luật để kiểm điểm ông T !
Đem 130.000 (giá một hộp khẩu trang mà ông T đã mua) chia cho 50 (số lượng khẩu trang/hộp) thì giá mỗi khẩu trang là 2.600 đồng. Chia lại cho học sinh với giá 3.000 đồng/cái, ông T. lời… 400 đồng/cái. Tuy Việt Nam chưa thu hồi giấy bạc mệnh giá 200 đồng nhưng đó là của hiếm vì không ai dùng. Nếu lấy đúng giá vốn (2.600 đồng/cái), ông T. sẽ không có tiền thối và có lẽ chẳng đứa học trò nào được ông chia lại khẩu trang, mặn mà với hai tờ giấy bạc loại 200 đồng mà ông ráng tìm để đưa lại cho chúng.
Tương tự, tại Việt Nam, cho dù giấy bạc mệnh giá 500 đồng vẫn còn giá trị sử dụng nhưng lạm phát cũng khiến loại giấy bạc này thành của hiếm. Đó cũng là lý do khi chia lại hai khẩu trang cho người khác, con gái ông T tính với giá 4.000 đồng/cái. Theo… điều tra của "các cơ quan chức năng liên ngành" (Phòng Giáo dục và đào tạo và Quản lý thị trường) tại huyện Đầm Dơi thì cha con ông T đã "thu lợi bất chính" số tiền là… 8.000 đồng từ hành vi… "bán khẩu trang không đúng giá qui định".
Cần phải lưu ý, khoảng cách từ Đầm Dơi đến Cà Mau khoảng 60 cây số, cả đi lẫn về khoảng 120 cây số. Giá xăng tại Cà Mau là 19.220 đồng/lít. Tính cho tới khi bị điều tra, lập biên bản vì "bán khẩu trang không đúng giá qui định", khoản lợi… "bất chính" mà cha con ông T. đã… "hưởng" vẫn còn thiếu 1.610 đồng mới đủ để mua… nửa (1/2) lít xăng !
***
Tháng trước, từng có một scandal khác cũng liên quan đến quan hệ giữa giáo viên, học sinh và… khẩu trang. Ngày 6 tháng 2, bà L.T.P – Thủ thư trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phà Đánh tọa lạc tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đưa lên facebook những tấm ảnh chụp học sinh trường Phà Đánh phải dùng giấy để che mũi, miệng thay cho khẩu trang ! Những tấm ảnh không chỉ gây xúc động vì phơi bày sự thiếu thốn của trẻ con miền núi mà còn làm thiên hạ ái ngại về nỗ lực, khả năng phòng ngừa COVID – 19 tại Việt Nam.
Sau đó ông Nguyễn Quế Trường, Hiệu trưởng trường Phá Đánh, tiết lộ thêm, rất ít học sinh của trường Phà Đánh có khẩu trang y tế, hoặc khẩu trang vải để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Trường Phá Đánh từng cử người đi tìm mua khẩu trang cho học sinh nhưng các cửa hàng ở xã và trung tâm huyện không có, thành ra đa số học sinh đành phải dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang...
Câu chuyện vừa kể khiến Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An nổi giận. Lãnh đạo sở này đã… nhắc nhở Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn. Cũng vì vậy, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn đã triệu tập một hội đồng để xem xét – lựa chọn hình thức kỷ luật bà L.T.P và ông Trường. Cả hai bị phê bình trên phạm vi toàn huyện vì dù "có sao, nói vậy" nhưng "làm ảnh hưởng đến uy tín của địa phương và ngành, trái ngược với những gì huyện Kỳ Sơn cũng như ngành giáo dục đặc biệt quan tâm và chỉ đạo" (1).
Bị công chúng chỉ trích, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An – nơi từng "nhắc nhở" Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn phải có biện pháp đối với cô L.T.P và ông Trường – vội vàng phân bua rằng, việc Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn gửi thông báo kỷ luật cả hai đến các trường trong toàn huyện là sai. Tổ chức kiểm điểm để "phê bình" khác với phát hành thông báo kỷ luật nên Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn phải thu hồi thông báo vừa kể (2).
Tương tự, sau khi công chúng thi nhau nêu thắc mắc, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau nhấn mạnh : Đã yêu cầu Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi nhắc nhở thầy T. rút kinh nghiệm để tránh bị hiểu lẩm là giáo viên đầu cơ khẩu trang, kiếm lợi trong thời gian có dịch, chứ không kiểm điểm hay kỷ luật. Song Chủ tịch huyện Đầm Dơi không đồng tình, ông Chủ tịch huyện – người chỉ đạo… điều tra và xem xét kỷ luật ông T - vẫn khăng khăng : Việc nhỏ nhưng không ai cho phép bán khẩu trang (3) !
Giống như lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn, lãnh đạo trường Phà Đánh, đứng giữa các làn đạn, lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi, lãnh đạo trường Nguyễn Huân chọn đi… hai hàng, không thừa nhận việc tổ chức kiểm điểm, xem xét kỷ luật ông T. là sai. Tuy nhiên vì ông T. "thành thật và cam kết không tái phạm" nên chỉ yêu cầu ông "rút kinh nghiệm". Việc kiểm điểm ông T. được cho là cần thiết vì cần xử lý để làm gương do chính phủ đã cấm bán khẩu trang quá giá quy định đã là thầy giáo phải chấp hành nghiêm những quy định pháp luật (4).
***
Ông N.H.T – người có 20 năm làm giáo viên – cũng như cô L.T.P và ông Nguyễn Quế Trường ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, không dám kêu oan ! Ông chỉ tâm sự là ông không ngủ được vì buồn. Sau khi báo chí loan tin, có người chửi, có người thương. Ai thương thì cảm ơn và ông không oán trách ai cả vì mình sai – không biết qui định, không biết giá qui định đối với khẩu trang, chia lại cho học sinh theo đề nghị của chúng - thì mình chịu thôi !
Khẩu trang khan hiếm, cả phụ huynh lẫn trường học không thể tìm được khẩu trang đúng quy cách, lũ trẻ phải tự phòng vệ bằng cách dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang là sự thật nhưng tường trình thì… "phản cảm". Dẫu cũng xác định khẩu trang là hàng hóa đặc biệt cần kiểm soát về giá nhưng Nam Hàn cấp phát miễn phí khẩu trang cho trẻ con và những người thu nhập thấp (5) còn Việt Nam thì không. Thậm chí chia lại cho những người có nhu cầu như ông N.H.T chia lại cho học trò của ông cũng có thể chuốc vạ !
Ngay cả những viên chức hữu trách ở vị trí thừa hành như lãnh đạo các Phòng Giáo dục ở huyện Kỳ Sơn, trường Phà Đánh, huyện Đàm Dơi, trường Nguyễn Huân cũng không biết đường đâu mà lần giữa đúng và sai. Phẩm giá của những đứa trẻ, của những người giữ vai trò chuyển – trao tri thức ở Kỳ Sơn (Nghệ An), ở Đầm Dơi (Cà Mau)... rõ ràng là rẻ nhưng so với nhận thức – cách hành xử của cấp trên, phẩm giá của những viên chức thừa hành cũng chẳng cao hơn là bao !
Nếu "phản cảm" chỉ đơn thuần là gây khó chịu, làm tổn thương cảm xúc của người khác, xét ở khía cạnh… "phản cảm", chuyện những đứa trẻ phải dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang, hay xin thầy chia lại khẩu trang, hoặc chuyện những giáo viên phải cúi đầu nhận tội, chuyện những viên chức trong ngành giáo dục bị phê bình vì để những người chuyển – trao tri thức chia sẻ những chuyện "mắt thấy, tai nghe"... có lẽ mức độ "phản cảm" thua xa những tuyên bố kiểu như : Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay (6)… Ai, nơi nào sẽ tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở, phê bình ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 04/03/2020
Chú thích
(5) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&id=Po&Seq_Code=44688
*******************
Vụ thầy giáo bán khẩu trang cho học sinh ở Cà Mau : Cay đắng và chua chát
Học sinh đeo khẩu trang lớp học trong mùa dịch Covi-19 - Ảnh minh họa
Tôi không tin thầy Nguyễn Văn Thanh mua khẩu trang để bán kiếm lời, "bóc lột" học sinh. Vì "vốn" thầy bỏ ra có 260 nghìn đồng và nếu bán hết thì thu "lời" cũng chỉ được 40 nghìn bạc (1,7 USD). Tuy nhiên, thầy mới bán được 20 cái "lời" chưa đến 10 nghìn đồng thì đã bị cả hệ thống chính trị ngành giáo dục huyện Đầm Dơi vào cuộc.
Theo dõi vụ này thấy có mùi của đấu tố và nâng quan điểm.
Ai cũng biết đến đợt đấu tố địa chủ kinh hoàng thời cải cách ruộng đất. Sau đó, việc đấu tố vẫn tiếp tục diễn ra trong các cơ quan đơn vị tổ dân phố mỗi khi có ai đó được cho là mắc khuyết điểm. Những vụ đấu tố này dưới danh nghĩa tập thể góp ý cho cá nhân để tiến bộ. Trong mỗi buổi góp ý, "đối tượng" đều bị qui chụp, nâng quan điểm. Tôi cũng từng tham gia nhiều cuộc họp như vậy và cũng từng là nạn nhân của nó.
Một chiến sĩ đến bạn chơi ngày chủ nhật, ăn cơm ở đơn vị bạn bị nâng quan điểm là ăn vào xương máu của đồng đội. Một chiến sĩ đánh vỡ cái bát mượn của dân bị nâng quan điểm "ảnh hưởng đến hòa bình thế giới". Một học viên cưới vợ trong thời gian đi học nhưng vợ lại mang thai trước khi cưới cũng làm ảnh hưởng đến sức mạnh quân đội, "chưa cống hiến đã đòi hưởng thụ", v.v…
Thầy Nguyễn Văn Thanh có lẽ không gặp may khi bán khẩu trang vào giữa mùa dịch. Cuộc họp kiểm điểm thầy kết luận "Ông T. có vi phạm như trên là do nhận thức chưa đầy đủ việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của các cơ quan chức năng trong thời gian phòng chống dịch corona".
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân điều tra có lẽ không kém ngành an ninh. Họ biết tường tận thầy Thanh mua về 2 hộp khẩu trang mỗi hộp 50 cái giá 130 nghìn đồng/hộp và đã kịp bán 20 cái. Họ còn phát hiện trong đó có 1 cái bán giá 4 nghìn đồng (do không có tiền lẻ trả lại). Bắt thầy Thanh khai ra được tỉ mỉ như thế, kể cũng giỏi.
Cuộc họp cũng kết luận : "Ông T. đã thành thật nhận vi phạm của mình và cam kết không tái phạm". Không nhận sao được khi đứng trước cả một hệ thống chính trị của nhà trường với đầy đủ thành phần : Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Giáo viên kiêm nhiệm Văn thư ?
Chuyện xem ra rất khôi hài.
Được biết lãnh đạo huyện Đầm Dơi cũng đã chỉ đạo phòng Giáo dục và đào tạo huyện kiểm điểm, xử lý vụ việc trên.
Nếu có hỏi, chưa chắc thầy Thanh đã dám nói thật mục đích mua khẩu trang của mình vì trong cuộc họp, thầy Thanh đã thành khẩn nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm. Tuy nhiên rất khó có thể kết luận thầy mua khẩu trang về với mục đích bán kiếm lời bởi mấy lý do sau :
Thứ nhất là 40 nghìn tiền lãi (chưa tới 2 USD) không đủ hấp dẫn để thầy phải mua hàng tận Cà Mau, cách nơi ở 50 km. Cho dù là kết hợp chở con đi nữa, thì thầy mua về chỉ là để phục vụ các em học sinh mà thôi.
Thứ hai là về giá bán : Mỗi chiếc khẩu trang mua giá 2.600 đồng. Nếu thầy bán giá 2.600 đồng thì có ai có tiền lẻ để trả đúng 2.600 đồng không ? Rõ ràng điều này là không thể vì trong lưu thông người ta không dùng đến tiền mệnh giá dưới 1.000 đồng nữa.
Nếu thầy có bán giá 2.600 đồng thì chắc rằng người ta sẽ đưa cho thầy cả 3.000 đồng vì cả thầy lẫn người mua lấy đâu ra tiền lẻ mà trả lại. Vì vậy, thầy có lấy 3.000 đồng theo nguyên tắc làm tròn số "4 bỏ, 5 thêm" cũng là phải.
Trên thị trường hiện nay khó có thể mua khẩu trang với giá 3.000 đ/chiếc, cho dù là loại rẻ nhất. Đầu mùa dịch, nhà tôi đã phải mua với giá 5.000 đ/1 khẩu trang y tế. Sau đó còn phải mua đắt hơn hoặc không có mà mua.
Còn câu hỏi này tôi xin gửi đến ngành giáo dục huyện Đầm Dơi : Vậy khẩu trang thầy Thanh mua phải bán giá bao nhiêu thì đúng qui định ? Tôi dám chắc, không một nhà quản lý nào trả lời được vì khẩu trang không phải là mặt hàng nhà nước quản lý giá như xăng, điện mà giá do người bán qui định. Không có một biểu giá nào qui định cho mỗi loại khẩu trang trong mùa dịch này.
Còn nếu mua giá nào, bán giá đó thì đất nước này đã không có ngành thương nghiệp.
*
Một vụ việc con con, lại không có cơ sở để xử lý mà ầm ỹ ra cả nước, tôi thấy thật là cay đắng cho tình người, tình đồng nghiệp của ngành giáo dục huyện Đầm Dơi. Họ quá tàn nhẫn với đồng nghiệp. Có lẽ cũng do bệnh thành tích mà ra. Phải chăng họ muốn chứng tỏ rằng, mùa dịch này chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt ; rằng chúng tôi đã kịp thời chặn đứng một vụ gian thương lợi dụng dịch covid-19 để bóc lột học sinh, còn "đối tượng" đã thành khẩn nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm.
Cay đắng và chua chát làm sao.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 04/03/2020
*******************
Cái giá của 400 đồng bạc
Cánh Cò, RFA, 03/03/2020
Trong thế giới do cộng sản lãnh đạo hầu như không có việc gì lại không thể xảy ra. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của những người đầu óc không được lành lặn thì những câu chuyện đi ngược lại lương tâm nhân loại lại càng nhiều hơn những nước cộng sản anh em khác. Quá nhiều chuyện vừa khôi hài vừa đáng căm phẫn đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra chừng như thách thức sức chịu đựng của người dân.
Thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3.000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2.600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái, tổng cộng là 8.000 đồng (0,35 cents USD).
Câu chuyện mới nhất tại Đầm Dơi, Cà Mau khiến người nghe không thể giữ im lặng. Nếu đứng trước mặt những nhân vật trong câu chuyện này người dân chắc không thể nào kiềm chế để chỉ tay vào mặt những kẻ lộng quyền và ngu dốt cho họ biết thế nào là con người và thế nào là thú vật.
Bởi tất cả bọn họ là con người nhưng cách hành xử không khác gì thú vật.
Đầu tháng 2/2020, giáo viên Nguyễn Văn Thanh dạy tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đưa con lên Thành phố Cà Mau để nhập học. Trên đường về lại Đầm Dơi, thầy Thanh có ghé dọc đường mua hai hộp khẩu trang giá 130 nghìn đồng/hộp/50 cái. Khi về đến nhà một số học sinh ngỏ ý muốn thầy Thanh chia lại số khẩu trang này và thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3.000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2.600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái tổng cộng là 8.000 đồng.
Tuy nhiên theo sự bày tỏ của thầy Thanh thì thầy không hề tính tới việc kiếm lời. Số tiển 400 đồng đáng lẽ phải thối lại thì lại không có tiến lẻ để thối và vì thấy số tiến 400 đồng quá nhỏ bé nên thầy giữ lại. Tuy nhiên số tiền đáng được gọi là nhỏ lẻ ấy lại làm cho thầy Nguyễn Văn Thanh thất điên bát đảo trong mấy ngày qua.
Trước tiên thầy bị quản lý thị trường áp tải về văn phòng ở đó hạnh họe rằng thầy không phải là pháp nhân có quyền mua bán khẩu trang y tế vì hiện đang xảy ra dịch Covid-19. Việc buôn bán khảu trang là sai nguyên tắc và thầy Thanh có biểu hiện đầu cơ, gian dối kinh doanh trái phép.
Tiếp theo đó là màn đấu tố thầy Thanh tại cơ quan làm việc. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã họp thống nhất kiểm điểm thầy Thanh đã bán khẩu trang y tế không đúng giá quy định. Kết quả, các thành viên dự họp nhận định thầy Thanh có vi phạm như trên, lý do nhận thức chưa đầy đủ về việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của cơ quan chức năng trong thời gian phòng, chống dịch cúm corona.
Ông Võ Lợi – Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi cho biết việc kiểm điểm thầy Thanh là đúng quy định.
Một bản quyết định kiểm điểm được gừi cho báo chí hy vọng các tờ báo lề phải sẽ tiếp tay đấu tố "nhà giáo đầu cơ" Nguyễn Văn Thanh nhưng hầu như không báo nào tiếp sức cho hành vi mất nhân tính này, ngược lại bản tin mang đến cộng đồng người đọc một luồng không khí nóng bức giữa cơn đại dịch.
Câu chuyện thầy giáo Thanh làm nhiều người nhớ lại thời gian sau giải phóng, lúc quản lý thị trường làm bá chủ khắp mọi miền đất nước. Đi bất cứ nơi đâu cũng thấy những kẻ mang chiếc băng vải màu đỏ trên tay kẻ bốn chữ Quản lý thị trường. Những khuôn mặt đầu trộm đuôi cướp từ hẻm hóc tăm tối trồi ra đường phố, vênh váo bắt giữ tất cả những ai mang trên mình bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Từ những ký thịt heo ở chợ đến từng ký gạo trắng từ miển Tây mang về Sài Gòn. Những hạt cà phê giấu trong người bị Quản lý thị trường xé tung vung vãi trên đường mặc cho người dân kêu la thảm khốc. Có người đã tự tử vì mất trắng số vốn nhỏ nhoi nuôi sống gia đình. Có người điên khùng lê lết tại những bến xe miệng lẩm bẩm nhắc tới món hàng bị Quản lý thị trường tịch thu. Những cơn ác mộng có tên Quản lý thị trường có lẽ nói không thể hết.
Hôm nay chúng lại xuất hiện trờ lại với khuôn mặt mới, có vẻ có "giáo dục" hơn, có "văn hóa" hơn vì những chiếc khẩu trang của thầy giáo Thanh không bị tịch thu, tuy nhiên bản chất vẫn y như cũ tức là cách đây hơn 40 năm : Thầy Thanh không bị tịch thu món hàng "quốc cấm" là những chiêc khẩu trang nhưng công ăn việc làm của thầy bị tịch thu. Hai chữ "tịch thu" không bao giờ được quên bởi những người vẫn mang chiếc băng vải màu đỏ kẻ 4 chữ Quản lý thị trường.
Nhưng Quản lý thị trường trong câu chuyện thầy giáo Thanh không phải là nhân vật chính. Nhân vật chủ yếu được nhắc nhở là tập thể giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân những người đưa tay bỏ phiếu "có tội" cho thầy giáo Thanh.
Họ là những người được học hành tử tế và nghề nghiệp của họ là hướng dẫn cho học sinh điều hay lẽ phải trước khi bước vào đời. Họ có thể bị áp lực từ Hiệu trưởng mới cam tâm cắt đứt nồi cơm của đồng nghiệp một cách lạnh lùng. Những giáo viên ấy hôm nay có lẽ đã nhận đủ gạch đá từ dư luận. Gia đình, con cái và thân nhân của họ có lẽ đã thấm thía thế nào là sự nhẫn tâm bắt đầu từ lá phiếu khiến một người đang an lành trờ nên cùng quẫn. Trong thâm tâm mỗi người trong bữa họp kiểm điểm thầy Thanh đều biết rằng thầy Thanh không đi buôn kiếm lời và số tiến 8.000 đồng nhỏ nhoi ấy không thể nuôi sống cho thầy dù chỉ một ngày ngắn ngủi.
Vậy mà cái đám đông có tên gọi là giáo viên ấy lạnh lùng cho rằng thầy Thanh đã vi phạm, tuy không xác định vi phạm điều gì một cách cụ thể nhưng cái đám đông hùa mị ấy đồng thanh luận tội một đồng nghiệp đáng thương chỉ để khoe rằng ta cũng có quyết định rất quan trọng cho một con người, cũng có nghĩa rằng ta cũng có quyền lực như ai.
Quyết định ấy không những chỉ giết chết con đường kiếm sống của thầy Thanh nó còn gián tiếp giết chết cái trường mang tên Nguyễn Huân tại Đầm Dơi cũng như những ngôi trường khác trên mảnh đất đầy phèn của xứ sở Cà Mau.
400 đồng bạc Việt Nam chỉ trong một đêm trở thành nổi tiếng với hệ thống tiển tệ thế giới. Tuy tại Việt Nam nó không mua được bất cứ món hàng gì nhưng nó lại mua được sinh mệnh của một nhà giáo, bất kể ông ấy có đi buôn khẩu trang hay không.
Rất nhiều người tiếc cho ông nhà giáo đã không dám lên tiếng phản bác những lời buộc tội đối với ông. Thế nhưng những người này quên rằng tuy bề mặt chỉ có quản lý thị trường và giáo viên trường Nguyễn Huân có công trong việc bôi bẩn thầy giáo Thanh nhưng bên dưới câu chuyện ấy là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ khi cộng sản chiếm chính quyền cho tới nhà lao. Cướp chính quyền để có sức mạnh đàn áp, cướp nhà lao để có chỗ giam cầm người lên tiếng
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 03/03/2020 (canhco's blog)
Tựa bài báo không phải của người viết bài này, chúng tôi chỉ thay hai chữ cuối thay vì "dân tộc" rất vô nghĩa, nếu nó là "phản động" thì người đọc sẽ hiểu và biết đâu sẽ thấm thía cái tựa mà ông Nhị Lê, một Phó Giáo sư Tiến sĩ lề Đảng viết trên báo Đầu tư ngày 3 tháng 2 vừa qua với cái tựa "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc".
Bài "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc" của Nhị Lê trên báo Đầui Tư ngày 3/2/2020
Rõ ràng ông Nhị Lê đã quá lời, và vì vậy câu cú của ông trở thành rối rắm và vô nghĩa. Hai chữ "dân tộc" trong câu văn không nói lên được bất cứ ý đồ nào của tác giả nó chỉ cho thấy sự bất lực ngôn ngữ mà tác giả muốn đem vào bài báo nhằm mục đích tung hô Đảng nhưng rủi thay do thiếu tài năng, Nhị Lê đã biến mình thành trò cười cho người đọc và người ta không tiếc lời sỉ vả trên trang mạng xã hội. Dù sao Nhị Lê cũng chỉ là người đóng vai nịnh trong một vở diễn tồi mà Đảng Cộng sản Việt Nam làm đạo diễn.
Trước ông Nhị Lê một ngày, ông Nguyễn Phú Trọng lên kênh truyền hình trung ương đọc bài diễn văn chào mừng sinh nhật lần thứ 90 của Đảng. Ông Trọng còn bí hiểm hơn hẳn ông Nhị Lê khi có những đoạn văn khiến người dân giật nảy mình tường mình nghe lầm, mặc dù volume của chiếc TV đã mở lên hết cỡ.
Ông Trọng nói "Lịch sử 90 năm qua đã chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, đã tạo nên nhiều kỳ tích. Đảng được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, được sự tin cậy của nhân dân. Từ đó khẳng định chân lý không tổ chức nào ngoài Đảng có đủ uy tín để lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này qua thắng lợi khác".
Trong 90 năm đó Đảng đã làm gì để được gọi là đúng đắn ? Đánh giặc thì dân đổ máu, làm ruộng thì bị Đảng dẫn đám sai nha dẫn ra giữa đình làng đấu tố rồi chém giết. Cải cách ruộng đất là vết nhơ lịch sử mà Đảng làm tổng đạo diễn trong suốt cuộc đấu tố đẫm máu người nông dân. Rồi Tết Mậu thân, Đảng đã giết ai tại Huế nếu không phải là nhân dân, những người vô tội bị Đảng trói thành xâu giết và chôn tập thể trong những chiếc hố mà tận ngày nay khi hồi tưởng lại người dân Huế vẫn còn rụng rời sợ hãi.
Đảng đã tạo nên kỳ tích trong Luật đất đai khi sao chép Hiến pháp của Liên xô cũ trong những năm 1980 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Và từ cái gốc này đã sinh ra hàng trăm ngàn vụ cướp đất của nhân dân trên toàn quốc gây ra thảm nạn cho hàng triệu người mất đất do bọn cường quyền địa phương, hay ngay cả trung ương, móc ngoặc với những nhóm lợi ích lấy đất của dân dùng vào các mục tiêu thương mại.
Đúng như ông Tổng bí thư cái Đảng này nói : Đảng ngày càng trưởng thành và vì vậy ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đàn áp dân chúng. Đảng trưởng thành có nghĩa là đã thành người lớn mặc dù đã 90 tuổi, cái tuổi đáng lẽ phải về hưu từ lâu cớ sao vẫn còn mơ mòng tới những quyền lực kế tiếp vào những năm tới ? Trưởng thành vì đã cướp hàng ngàn héc ta đất tại Thủ Thiêm đến nỗi gần 20 năm mà người dân tại đây vẫn còn loay hoay không biết phải làm gì. Trưởng thành nên Đảng ngày càng nhiều kinh nghiệm trong các vụ bao vây tiêu diệt những nông dân không nghe lời Đảng. Từ Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng Đảng đã tiến tới Đồng Tâm giết một ông già 84 tuổi Lê Đình Kình vì ông này cả gan bỏ Đảng theo dân quyết tâm giữ miếng đất mà Đảng dòm ngó tới.
Ông Trọng nói Đảng được sự tin cậy của nhân dân là nói dối vì có nhân dân nào được Đảng ngó ngàng tới mà tin cậy ? Đảng chỉ đưa tay cho các đảng viên nắm lấy và vuốt ve nó như vuốt ve nguồn tài lực dồi dào mà Đảng sẽ cung cấp nếu biết nghe lời Đảng. Nhân dân chưa bao giờ đặt niềm tin vào Đảng vì họ tự biết nếu tỏ ra không tin cậy Đảng bằng lời nói hay việc làm thì trước sau gì họ cũng bị trả thù một cách tàn khốc.
Trong đám nhân dân mà ông Trọng nói có cả người Nam lẫn Bắc. người miền Nam làm sao quên được những cuộc biển dâu mà Đảng tạo ra sau năm 1975 với gần 300 ngàn người vào tù cải tạo, hàng trăm ngàn người khác lên vùng kinh tế mới sống lầm than tới mức không thể lầm than hơn. Hàng chục ngàn người bị cướp tài sản qua chiêu bài "tư sản mại bản" rồi hơn một triệu người vượt biên bất kể Đảng ngăn chặn, thủ tiêu. Những hành vi sai trái này của Đảng có đáng được nhân dân tin cậy hay không ?
Đảng bịt miệng toàn dân từ 90 năm qua thay vào đó là những lời lẽ mị dân che đậy ý đồ toàn trị của mình. Đảng cho rằng thu nhập bình quân của dân là 2800 USD một năm là quá hạnh phúc nhưng Đảng cố lờ đi dưới cái bình quân ấy là gì nếu không muốn nói là sự lừa gạt khả ố qua con số thống kê lươn lẹo.
Ông Trọng khẳng định "Đảng không phiến diện, duy ý chí nhảy từ cực nọ sang cực kia. Từ đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp và Việt Nam đã vươn lên là nước phát triển có mức thu nhập trung bình, khối đại đoàn kết không ngừng được củng cố, an ninh được giữ vững, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên".
Đất nước không nghèo nàn lạc hậu, ít nhất là miền Nam, như ông Trọng nói. Nếu có là do ý chí đánh miền Nam của Bộ Chính trị đã gây lạc hậu, nghèo đói cho nhân dân miền Bắc. Hệ quả nghèo đói lạc hậu ấy tuy đã qua gần nửa thế kỷ nhưng miền Bắc vẫn nghèo nàn nhân cách lạc hậu văn hóa hơn đồng bào trong Nam nhiều lần. Đảng cố tình vơ cả hai miền vào một ổ nhằm đánh tráo khái niệm rằng nhân dân cần Đảng khai sáng và dẫn dắt trên con đường mà nhiều người biết là vô định.
"Vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên" ư ?
Nhân dân đang cười ruồi trước câu chữ không biết xấu hổ này. Ai đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam nếu không phải là Đảng ? Ai chịu trách nhiệm khi Đức chính thức bỏ tù người trong cuộc và đang nhắm tới rất nhiều khuôn mặt đại diện của Đảng trong vụ án đáng xấu hổ này ?
Từ vụ hối lộ champagne cho các nghị viên EU bị công khai bêu xấu cho tới các đại sứ quán nước ngoài buôn lậu ngà voi, sừng tê giác… Đảng lại cho vị thế của mình được nâng lên thì rõ ràng là nhận thức có vấn đề.
Và cuối cùng, Đảng đang tỏ ra vô can trước mọi thảm họa của nhân dân.
Khi Coronavirus hoành hành thì nhân dân không thấy bóng dáng của Đảng trốn ở đâu, chỉ nghe phong phanh rằng Đảng đang lo sắp xếp nhân sự cho kỳ Đại hội Đảng lần tới. Khi Việt Nam đang khủng hoảng vì thiếu khẩu trang thì Đảng lại khủng hoảng vì thừa những lời nói dối.
Như vậy không thể nói khác hơn rằng : Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành phản động.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 04/02/2020 (canhco's blog)
Trong khi người dân còn đang hoang mang trước con virus hung dữ Corona thì một vụ xả súng giết người làm cho ai bình tĩnh nhất cũng phải run sợ. Việt Nam đã học tập một cách nhanh chóng những vụ xả súng giết người của Mỹ mặc dù khác mục tiêu và đối tượng.
Những nạn nhân ngã xuống trong các vụ xả súng tại Mỹ hầu như không dính gì tới kẻ thủ ác, bọn chúng giết người vì muốn theo thánh Allah của chúng hay giết người vì ghét một sắc dân, một tập thể, thậm chí một dân tộc. Chúng giết người vì niềm tin lớn lao : Sự sung sướng khi thấy kẻ bị giết đầm đìa trong vũng máu.
Thượng úy công an Lê Quốc Tuấn là người nổ súng khiến 5 người tử vong và 1 người bị thương xảy ra tại địa bàn huyện Củ Chi. Hình Tuấn bỏ chạy sau khi gây án.
Ở Việt Nam thì khác, chỉ trong vòng chưa đầy tháng hai vụ giết người xảy ra, một tại Hà Nội và một tại Sài Gòn. Cả hai vụ đều do xả súng và đều do công an thủ ác.
Vụ mới nhất do đánh bạc, thua quá nóng mặt lại bị không cho cầm cái vì hết vốn, kẻ thủ ác là Lê Quốc Tuấn, thượng úy công an, cán bộ Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự (THA) - Hỗ trợ Tư pháp - Nhà Tạm Giữ, Công an Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuấn về nhà lấy súng ra bắn vào chiếu bạc giết chết tại chỗ 4 người. Hiện y đang đào tẩu và bị hơn 600 công an cùng với chó nghiệp vụ bao vây, lùng bắt.
Cây súng trên tay của Tuấn là do nhà nước cấp dùng để trấn áp tội phạm nhưng Tuấn lại dùng nó vào việc trấn áp người dân, kể cả người làm cho hắn tức giận. Thua bạc là việc xảy ra thường xuyên trên bất cứ chiếu bạc nào nhưng với Tuấn đã thua bạc còn bị sòng bạc khinh bỉ thì cơn giận của hắn không thề kiểm soát, nhất là trong tay hắn có sẵn thứ khí giới giết người kinh khủng mà bất cứ một kẻ khủng bố nào cũng ao ước có cho bằng được. Lê Quốc Tuấn không những có súng mà hắn còn được phép bắn vào bất cứ ai khi lên cơn cuồng nộ. Cái sự cho phép ấy không thành văn bản nhưng từ xưa tới nay bộ sắc phục công an đã mặc nhiên là tấm giấy phép vô hình nhưng đầy quyền lực cho những ai tin và theo đảng.
Lê Quốc Tuấn giết người vì thua bạc, mất trắng một số tiền mà hắn kiếm được bằng bộ sắc phục của mình. Người dân không để ý tới việc thua hay thắng của Tuấn đã làm nên "kỳ tích" giết người mà chỉ chú ý tới động cơ làm cho Tuấn dính tay vào máu. Động cơ là tiền, là tâm lý không sợ pháp luật chế tài vì mình là công an, cho dù có thế nào thì đảng và nhà nước không thể làm ngơ. Động cơ ấy phát xuất từ những vụ việc xảy ra trước đó trên khắp đất nước này : Công an luôn được bao che, chăm sóc cho dù tội trạng tày đình chăng nữa.
Tuy nhiên vụ giết người của Lê Quốc Tuấn không làm người dân căm phẫn bằng một vụ giết người khác xảy ra khuya 9 tháng 1 năm 2020 tại làng Hoành, Đồng Tâm cách Hà Nội 40 cây số.
Nạn nhân là cụ Lê Đình Kình, người bị thành phố Hà Nội kết án là dẫn dắt dân oan Đồng Tâm chống lại việc giao đất cho nhà nước. Chính quyền và người dân Đồng Tâm đã cùng ngồi trên chiếu bạc mang tên đất đai. Vật dùng để đặt cược là uy tín, niềm tin, sự tranh đấu và cuối cùng là sinh mạng của người trong cuộc.
Nhân dân Đồng Tâm chiến thắng nhiều trận chiến với chính quyền trong khi trong tay không có một tất sắt nào. Sau khi ông Lê Đình Kình bị chính quyền lừa và bắt đi người dân Đồng Tâm bao vây bắt làm con tin 36 cảnh sát cơ động và các cán bộ của chính quyền địa phương. Chính Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải về Đồng Tâm nài nỉ xin tha lúc ấy đân Đồng Tâm mới thả người. Canh bạc ấy người dân Đồng Tâm đã thắng.
Nhưng bù lại họ bị chính quyền căm thù còn hơn lúc xưa họ thù giặc Mỹ đánh bom Hà Nội.
Canh bạc Đồng Tâm chính quyền thua trắng uy tín, lòng tin của người dân vào nhà nước. Người dân Đồng Tâm thắng vì họ có chân lý. Cụ Lê Đình Kình tỏa sáng như một icon của nhân dân Đồng Tâm. Cụ bất chấp gian nguy và không ngớt phanh phui những khuất tất mà chính quyền Mỹ Đức cũng như Đồng Tâm thay nhau lừa gạt dân chúng.
Canh bạc này chính quyền không cam lòng, vì nếu thua Đồng Tâm thì mọi vùng đất đang tranh chấp khác sẽ bị phá sản. Nều thua Đồng Tâm thì người nông dân mọi nơi trên đất nước này sẽ theo gương Đồng Tâm mà quật khởi. Chính quyền quá thừa kinh nghiệm về công tác dân vận nên họ không thể để cho một cuộc Cách mạng Tháng Tám xảy ra lần nữa và vì vậy bằng mọi cách họ phải giết cho bằng được ông Lê Đình Kình, linh hồn của cuộc tranh đấu này.
Và họ giết ông thật.
Canh bạc Đồng Tâm chính quyền thua trắng uy tín, lòng tin của người dân vào nhà nước nên phải giết cho bằng được ông Lê Đình Kình, linh hồn của cuộc tranh đấu này. Hình Thi thể cụ Lê Đình Kình với vết mổ chạy dọc phía trước cơ thể, trên phần ngực ngay tim có dấu đạn bắn.
Theo lời tường trình trong nước mắt của vợ ông là cụ bà Dư Thị Thành, người chứng kiến cuộc xả súng vào gia đình bà vào đêm 8 rạng ngày 9 tháng Giêng. Bà cho biết sau khi công an cơ động bắn trái cay vào nhà họ bắt toàn bộ gia đình bà về đồn Miếu Môn. Ở đó bà chứng kiến chúng đánh đập, tra tấn con cháu bà cũng như người dân Đồng Tâm mà chúng bắt được. Cho tới hai giờ sáng chúng cho bà về nói là để lo hậu sự cho cụ Kình và còn lên giọng đạo đức : "Chúng tao mà không nhân đạo thì chúng tao bắn chết hết chúng mày".
Video của bà Dư Thị Thành chứng minh cho dư luận thấy rằng chính quyền khao khát tiêu diệt cụ Lê Đình Kình bằng mọi giá, kể cả mang tiếng giết người không vũ khí trong tay họ cũng chấp nhận. Những kẻ thua bạc thường giống nhau về sự mất khôn ngoan kể cả những kẻ đang trên chót vót quyền lực.
Lê Quốc Tuấn thua hết nhẵn tiền nên say máu giết người. Chính quyền Hà Nội thua sạch uy tín và lòng tin của dân nên giết người để thỏa mãn lòng khát khao quyền lực. Kẻ có quyền lực luôn luôn không muốn nhân dân thắng mình, dù là một câu nói huống chi một chính sách, một âm mưu.
Lê Quốc Tuấn sẽ vào tù hoặc cùng lắm là hắn tự sát trước khi bị bắt nhưng ba ngàn cảnh sát cơ động cùng lực lượng trấn áp tại Đồng Tâm sẽ không bao giờ bị bắt, bị tòa án trừng phạt vì tội thua bạc giết người, bởi lẽ tòa án tại Việt Nam cũng đang thua bạc, canh bạc mang tên tam quyền phân lập.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 30/01/2020 (canhco's blog)
*****************
Công an giết người : Lỗi do cơ chế ?
Diễm Thi, RFA, 30/01/2020
Chiều ngày 29/1/2020, tức Mùng 5 Tết Canh Tý, khi không khí vui Xuân còn chưa dứt thì báo chí loan tin một nghi phạm là công an, công tác tại nhà tạm giữ Công an quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh xả súng AK giết chết 4 người tại sòng bạc ở huyện Củ Chi. Nghi phạm đã tham gia đá gà, đánh bạc từ sáng đến trưa, thua bạc và có cự cãi với một số người, sau đó bỏ về, vài tiếng sau quay lại gây án.
Hình ảnh về nghi phạm Trần Quốc Tuấn được camera an ninh ghi lại Ảnh minh họa.
Hung thủ chưa bị bắt thì đến rạng sáng ngày 30/1, một vụ bắn chết người, cướp xe lại xảy ra ở huyện Củ Chi được camera người dân ghi lại khiến người dân hoang mang, lo sợ.
Cùng ngày, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội đã tuyên phạt ba công an phường Thanh Xuân Nam mỗi người 7 năm tù với tội nhận hối lộ, trả lại ma túy cho người nghiện. Trong đó ông Nguyễn Thế Biết từng là Phó trưởng Công an phường, ông Trần Văn Trọng và ông Nguyễn Minh Tuấn là cán bộ thuộc Tổ Cảnh sát hình sự phường.
Cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang nói với RFA vào tối 30/1 rằng ông thấy buồn vì những ứng xử như vậy của những người được gọi là ‘công an nhân dân’, nhưng ông không thấy lạ. Ông nói :
"Việc làm của những chiến sĩ công an trong ngành như vậy làm tôi trước hết thấy buồn và sốc. Điều này sẽ xảy ra không sớm thì muộn đối với một số cá nhân thôi vì công tác giáo dục chính trị tư tưởng không được chu toàn cho lắm.
Theo chú thì dù có giáo dục tư tưởng chính trị bao nhiêu chăng nữa mà luật pháp không nghiêm thì người ta vẫn coi thường kỷ luật và dẫn đến tình trạng mất hiệu nghiệm".
Việc nghi phạm được cho là công an xả súng giết người như vậy gây bàng hoàng cho người dân cả nước vào những ngày đầu năm mới. Người dân hoài nghi về tính nghiêm minh trong việc thực thi các thông tư, nghị định dành cho lực lượng này đã được pháp luật quy định. Chẳng hạn như Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 hay Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đều có những quy định chặt chẽ các trường hợp được nổ súng và nghiêm cấm hành vi lạm dụng việc sử dụng vũ khí để xâm phạm sức khỏe, tính mạng của công dân.
Cụ thể, điều 22 pháp lệnh năm 2011 quy định rõ rằng, khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo.
Ngoài việc nổ súng giết người vừa xảy ra, nhiều sự việc không hay liên quan đến công an làm ảnh hưởng xấu đến ngành này nói riêng và toàn xã hội nói chung bị người dân đưa lên mạng xã hội, điển hình là Đại úy công an Lê Thị Hiền đồng thời là cán bộ xử lý hành chính của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội, đã la hét, xô đẩy lực lượng chức năng ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 8 năm 2019 ; Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt, công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ném đồ ăn và tát vào mặt một nhân viên tại quầy tính tiền khi bị nhắc nhở/11 năm 2019…
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định về hành xử sai trái của nhân viên công lực Việt Nam như vừa nêu :
"Tôi cho rằng tình trạng cán bộ công an vi phạm pháp luật đã được Bộ trưởng công an Tô Lâm nói đến và ngành công an cũng ban hành chỉ thị 64 về học tập tác phong của Hồ chủ tịch và phải thưởng xuyên rèn luyện, tu dưỡng, không được vi phạm pháp luật. Ngành công an có 6 điều nhằm ngăn chặn suy thoái về đạo đức. Bản thân những người công an vi phạm là do không có sự rèn luyện. Tình trạng này đến lúc báo động. Tôi cho rằng phải thực hiện chặt chẽ hơn nữa quy trình đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch cán bộ chiến sĩ công an".
Một số người dân mà RFA tiếp xúc đều cho rằng thói hành xử côn đồ ‘có sẵn trong máu’ của công an Việt Nam do bản tính, môi trường, tư duy nhận thức. Nếu họ sinh ra, lớn lên được học tập, rèn luyện trong một môi trường tốt hơn thì họ sẽ không có cách hành xử như vậy.
Ông Trần Trọng Nhân, một người dân Sài Gòn nhận định rằng việc công an cư xử như vậy xuất phát từ thể chế. Với kinh nghiệm bản thân, ông thấy hầu hết công an có cách làm việc hết sức thiếu tôn trọng người dân và bạo lực. Ông phân tích rằng, do công an Việt Nam thấm nhuần cách mà họ được đào tạo cai trị người dân bằng bạo lực chứ không bằng lẽ công chính, bằng luật pháp, cho nên trong bất cứ trường hợp nào, dù người dân phạm tội hay không thì họ cũng hành xử một cách côn đồ, bạo lực để thị uy và trấn áp người dân ngay từ ban đầu. Chính vì vậy mà khi ra đời sống, cách hành xử nó bộc phát ra.
Qua sự việc nghi phạm là một công an xả súng bắn người trong sòng bạc ở Củ Chi, anh Nguyễn Văn Quang từ Sài Gòn nêu cảm nhận của mình :
"Bây giờ tôi không còn niềm tin vô luật pháp Việt Nam, không tin vô những người thực thi pháp luật ở Việt Nam nữa. Ở góc độ người dân thì cực chẳng đã mới phải nhờ đến họ thôi. Luật pháp không nghiêm thì cũng nằm trong cái chế độ độc tài, độc đảng, công an được trao quá nhiều quyền lực nên họ đứng trên pháp luật. Bao nhiêu sự việc xử lý bao che thấy rõ".
Anh nói thêm rằng cảnh sát huy động 500 người bao vây một khu vực không rộng lớn mà sau hai ngày vẫn chưa bắt được nghi phạm chứng tỏ năng lực yếu kém của cơ quan chức năng.
Sự vụ này khiến nhiều người nhớ lại rạng sáng ngày 9/1, mấy ngàn quân tràn vào thôn Hoành, Xã Đồng Tâm chỉ để giết cho được ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, ngay tại tư gia. Ông là đảng viên cộng sản 58 tuổi đảng và được dân làng tin tưởng giao phó trọng trách đi đầu đấu tranh giữ 59 héc ta đất nông nghiệp của làng.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 30/01/2020
Hơn 130 người chết, gần 6.000 người đang bị lây nhiễm Coronavirus, Thành phố 11 triệu dân Vũ Hán bị cô lập hoàn toàn. WHO đã chính thức công bố tình trạng khẩn cấp cho Trung Quốc. 1000 bác sĩ, y tá, nhân viên y tế của Nhật đang lên đường sang giúp Trung Quốc. Nhiều chuyên gia quốc tế lo ngại tầm ảnh hưởng của Coronavirus có thể khiến thế giới chìm trong khủng hoảng.
Thông tin minh bạch là Vaccine chống Coronavirus
Việt Nam không ngoại lệ nên sau vài ngày do dự đã đóng cửa biên giới, cách ly bệnh nhân từ Vũ Hán tới Việt Nam, chữa trị cho các nạn nhân bị lây nhiễm người Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn còn những khe hở rất lớn trong tiến trình phòng chống bệnh dịch nguy hiểm này.
Nếu chính quyền Trung Quốc không ngần ngại cô lập cả thành phố Vũ Hán cũng như nhiều thành phố khác thì chính quyền Việt Nam lại có thái độ ngược lại, cho phép hàng ngàn du khách từ Trung Quốc trong đó không ít người đã chuyển tiếp từ Vũ Hán sang Việt Nam du lịch với lý do không thể để nền kinh tế du lịch bị ảnh hưởng. Không thấy ai trong chính phủ hỏi lại nếu dịch bệnh phát tán lây lan trên diện rộng thì chi phí y tế ấy có nhỏ hơn tiền thu từ du lịch hay không ?
Trong khi giới chuyên gia y tế đều biết rằng Coronavirus lây lan qua đường hô hấp và dịch tiết, hai nguyên nhân này dễ dàng lan rộng giữa một đám đông thở chung trong một môi trường hẹp như trong máy bay có hệ thống điều hòa khí hậu chung cho hành khách, hay trong sân bay, xe buýt, hay các phương tiện giao thông công cộng khác…vì vậy chấp nhận cho một lượng lớn du khách từ Vũ Hán sang Đà Nẵng là hành vi thiếu cân nhắc và hậu quả khó lường trước.
Tuy không lường trước được hậu quả nhưng kiến thức y học dịch tễ không cho phép một chính phủ liều lĩnh bất chấp tất cả chỉ vì lo ngại mất doanh thu từ khách du lịch. Chính quyền hoặc những kẻ đang nắm ngành du lịch quốc gia quên rằng một khi Coronavirus bị phát hiện do khách du lịch mang vào Việt Nam thì xem như ngành du lịch đi vào ngõ cụt. Không một du khách nào dám vào Việt Nam trên những chuyến bay đã chở mầm bệnh. Họ sẽ không dám bước vào bất cứ khách sạn nào vì nơi ấy từng được người Trung Quốc thuê bao. Họ không dám ăn bất cứ thực phẩm gì vì ở đâu con virus Corona cũng ám ảnh họ. Tham lam vài ngàn khách Trung Quốc trong lúc này là chấp nhận mất hàng triệu khách du lịch từ nước khác. Đây là một quyết định rồ dại thiếu kiểm soát của cấp trên và vì vậy cần một thái độ tích cực và quyết đoán từ chính phủ trung ương.
Hai nữa chống Coronavirus cần một luồng thông tin minh bạch và nhanh nhạy, những thông tin đến từ báo chí phải được Bộ y tế xem xét độ chính xác của nội dung có liên quan đến việc chữa trị. Những tin như báo chí vừa đăng "hai người Vũ Hán nhập viện Chợ Rẫy thì một người được chữa khỏi" không khỏi làm người đọc hiểu nhầm. Hiểu nhầm là Việt Nam đã tiến bộ quá mức tưởng tượng của thế giới.
Luồng thông tin không chỉ đến từ nhà nước nhưng ngay cả xuất hiện trên mạng xã hội từ một nhân vật có ảnh hưởng nào đó phát biểu cực đoan hay một chiều, sai trái chống lại nỗ lực chiến đấu với Coronavirus cũng cần phải giải quyết. Chính quyền không nhất thiết phải mang họ ra làm vật hù dọa như trường hợp công an tới nhà người dân tại Khánh Hòa vì người này đưa thông tin sai lạc về Coronavirus, nhưng chính quyền có thể làm những việc trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không làm cho dư luận bất bình.
Thí dụ trong trường hợp của nhà báo Phạm Dương Ngọc phóng viên của tờ An ninh Thế giới viết trên trang facebook cá nhân của ông những điều ngược lại với những gì mà nhà nước đang lo ngại về Coronavirus. Trong bài viết có tựa Corona có gì đáng sợ ? Phạm Dương Ngọc cho rằng chết vài ngàn người là chuyện nhỏ, so với tai nạn giao thông tại Việt Nam thì đó chỉ là muỗi, so với vài ngàn người mỗi ngày bị cảm cúm thì có gì là quan trọng ?
Nhà báo Phạm Dương Ngọc có thể muốn câu view hay tỏ ra khác người nhưng dù với mục đích nào thì thông tin của ông ta sẽ làm người đọc thiếu kiến thức y học hoang mang và cho rằng báo chí hay những người đang lo lắng Coronavirus đã đi quá xa trong vấn đề thông tin.
Những lời lẽ xem thường Coronavirus có mục đích của Phạm Dương Ngọc nếu đem so sánh với nhận định của RFI, một đài radio có tên tuổi của Pháp viết về Coronavirus thì người nhẹ dạ có thể tỉnh ra trước sự nghiêm trọng của vấn đề. Bài viết có đoạn : "Tại Việt Nam, hiện chỉ mới có hai ca nhiễm virus corona viêm phổi cấp tính được xác nhận, nhưng theo các số liệu mới nhất, gần 40 ca nghi nhiễm bệnh đang được cách ly theo dõi. Theo các chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia bị dịch bệnh nặng nhất, sau Trung Quốc.
Theo hãng tin AsiaNews của Ý, trong bản tin đề ngày 27/01, nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc cảnh báo rằng, nếu chính quyền không thi hành kịp lúc các chính sách bảo vệ sức khỏe, không gia tăng kiểm soát biên giới với Trung Quốc, thì Việt Nam rất có thể sẽ là quốc gia có nhiều ca lây nhiễm virus corona nhất Châu Á, chỉ sau Trung Quốc".
Báo chí Việt Nam đang theo dõi tích cực mọi chuyển động từ Trung Quốc cũng như Hongkong. Ma cau. Đài Loan và những thông tin mà nhiều tờ báo đưa ra rất quan trọng cho người xem. Độc giả có thề áp dụng những kiến thức cơ bản nhằm ngăn chặn lây lan của Coronavirus ngay từ trong nhà mình. Độc giả cũng có thể biết diễn tiến của dịch bệnh này trên phạm vi toàn cầu và vì vậy mọi giao động, lo lắng không đáng có khó thể xảy ra.
Bên cạnh những thông tin "khó chấp nhận" như của nhà báo Phạm Dương Ngọc người dùng mạng xã hội có thể tham khảo những thông tin khác về căn bệnh này qua các facebooker sống ở nước ngoài. Những thông tin có dẫn nguồn thường có độ tin cậy rất cao và vì vậy giúp cho người xem có khái niệm về con virus này nguy hiểm tới mức nào.
Ngày 28/1/2020, giáo sư bác sĩ nổi tiếng Gabriel Leung, trưởng khoa y học của Đại học Hồng Kông, công bố một tài liệu nghiên cứu đáng quan tâm. Trong đó có vài điểm khiến người dân Trung Quốc càng thêm sợ hãi đó là : Sự lan tràn của trận đại dịch này sẽ gấp 10 lần hơn trận dịch SARS của năm 2003. Cứ sau 6,2 ngày, số người nhiễm coronavirus sẽ tăng gấp đôi. Thí dụ đầu tháng 2 có 500 ngàn người nhiễm, thì tuần lể sau 8/2, số người nhiễm sẽ là 1 triệu. Việc truyền từ người sang người đã xảy ra ở hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc, khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 sẽ là cao điểm, mỗi ngày sẽ có thêm 150.000 người nhiễm coronavirus. Lúc cao điểm, hầu hết các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến,Trùng Khánh... sẽ bị nhiễm coronavirus trên bình diện rộng lớn.
Chống Coronavirus không phải bằng những lời hoa mỹ, bóng gió khen tụng hay lo sợ tới mức buông thả…báo chí hay ngay cả người sử dụng mạng xã hội có bổn phận chung : Viết những gì mình hiểu và có thể dẫn nguồn. Nguồn cũng có nhiều loại, nên chú ý tới những loại nhà báo mà bản thân không hiểu thế nào là nỗi đau của đồng loại chỉ lo chăm chút cho tăm tiếng của mình.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 28/01/2020 (canhco's blog)
Trong những ngày giáp tết thông thường hoa quả cũng như những vật phẩm tràn đầy màu sắc sẽ xuất hiện như chung vui niềm vui của những ngày nghỉ ngơi sau một năm đầy nhọc nhằn vì cơm áo. Thế nhưng trộn lẫn vào đó không ít những mảnh đời đối diện với cái tết không những thấm đẫm mồ hôi mà đôi khi cả những giọt nước mắt không rơi ra được.
Bức ảnh gây xót xa cho hàng ngàn người là một người đàn ông tuổi trung niên, với khuôn mặt gầy gò khắc khổ. Ông ngồi bên cạnh chiếc xe đạp, trước mặt là một chú chó con được đặt trên một tấm khăn nhỏ bé. Chú chó thản nhiên nhìn người qua kẻ lại còn chủ của nó hình như quá lạc lõng trước khung cảnh giáp tết.
Nếu Chị Dậu có sống lại cũng phải ngậm ngùi cho người đàn ông này.
Năm 1937, qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố dựng nên hình tượng chị Dậu bán một ổ chó và đứa con bé bỏng đề cứu chồng nhằm lên án chế độ cường hào ác bá ở nông thôn miền Bắc, hơn 80 năm sau hình ảnh ấy được lập lại trong đời sống thường nhật của người dân. Lần này là một người đàn ông ngồi bán chú chó con giữa chợ có thể đề mua một cân gạo hay một món đồ nào đó chứ không phải là đề kiềm tiền cứu người thân của mình như chị Dậu trước đây, nhưng nỗi xót xa có lẽ gấp đôi vì sau bằng ấy năm đất nước vẫn còn những mảnh đời khốn khó như vậy thì làm sao người chứng kiến có thể nhẫn tâm quay đầu về hướng khác.
Người ta chưa kịp lau khô nước mắt cảm thương hình ảnh người đàn ông bất hạnh kia thì một bức ảnh khác làm cho không ít người choáng váng.
Bức ảnh cho thấy một phụ nữ có thai chạy một chiếc gắn máy thản nhiên cán lên nia hoa quả của một bà cụ bán hàng rong trước cửa tiệm của cô ta. Cô ta nổi tiếng đến nổi báo chí tới ngay hiện trường và phát hiện tên cô ta là Phạm Khánh Hằng, còn rất trẻ và đã lẫn trốn sau khi có hành động bất nhân đã nói.
Hình ảnh chiếc xe tương phản rõ rệt cái nia nghèo khổ của bà cụ đã làm cư dân mạng nổi trận lôi đình. Không biết bao nhiêu là phẫn nộ cho tính cách vô nhân của người phụ nữ chủ nhân chiếc xe và cửa hàng kinh doanh của cô ta. Người ta hô hào tới tận nơi để dằn mặt người phụ nữ vô nhân đạo này. Có người đòi đốt cả cửa hàng của cô ta… nhưng không thấy ai lên tiếng tìm cho được bà cụ nạn nhân đề chia sẻ vài chục ngàn cho bà có cái mà mang về cho con cháu trong những ngày giáp tết.
Chủ shop quần áo vít ga xe máy cán mẹt hoa quả của người bán hàng rong
Mọi người bận rộn với sự nóng giận nên quên mất phận người của bà cụ nào có thua gì thân phận của người đàn ông gầy gò bán chó ở Nghệ An ?
Người ta réo tên Hà Nội ra mà lên án cho cách ứng xử thô bạo và vô văn hóa. Người ta suýt xoa tiếc nuối cho một nếp Tràng An thanh lịch ngày nào nhưng không ai nhớ mình đang sống ở đâu và tại sao cái văn hóa ấy ngày một tụt dần tỷ lệ thuận với những đại gia cùng tư sản đỏ nổi lên khuynh đảo cả xã hội vốn không thiếu chữ tâm trong đối nhân xử thế.
Từ "Tắt đèn" tới nay đã 83 năm. Trong khoảng thời gian dằng dặc đó biết bao là biến thiên của cuộc sống nhưng biến thiên lớn nhất vẫn là cái trôi tuột ý thức con người với nhau. Người đàn bà thản nhiên cán lên sự sống của người khác là hình ảnh man rợ của thời kỳ đồ đá, rất khó tìm thấy trong xã hội loài người hôm nay. Vậy mà nó vẫn xảy ra, vẫn ngang nhiên xảy ra trước hàng triệu người. Như vậy chúng ta phải đánh giá lại xã hội mà chúng ta đang sống hay đánh giá lại chính bản thân chúng ta, những kẻ vô tâm đang chơi trò lịch lãm ?
Một hình ảnh không kém thương tâm khác đã và đang xảy ra trên khắp đất nước này. Chiều giáp tết, một nông dân tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh mang những chậu quất kiểng ra bán bị công an, dân phòng tịch thu hết đem về cơ quan. Người nông dân cầm dao leo lên xe chặt gãy hết những nhánh quất mà anh và gia đình tốn không biết bao nhiêu công sức để mong rằng có tấm áo mới cho con ngày tết nay đã tan thành mây khói dưới sự bạc ác của người thi hành công vụ.
Người dân chứng kiến những mảnh đời đói rách tưởng cũng quá đủ cho lòng lân mẫn của họ, nhưng sự cảm thương ấy đôi khi bị vò nát vì những bức ảnh khác từ khuôn mặt trơ trẽn của những người đang điều hành quốc gia, những cán bộ trên thượng tầng, những ngôi sao đỏ trong bầu trời chính trị độc tôn.
Khi ông Nguyễn Thiện Nhân đi dọn rác để chụp ảnh không biết gia đình ông có ai bị tịch thu những cây quất kiểng hay bị người nào đó chạy xe cán lên trên cái nia hoa quả hoặc thậm chí có ai mang một chú chó con ra bán kiếm tiền mua áo cho con hay không ?
Chắc chắn là không, vì với cương vị của ông hiện nay ông không cho phép điều ấy xảy ra cho gia đình mình. Thế nhưng chính ông đã cho phép những mảnh đời đói rách bất công và đầy nước mắt ấy sống trong mớ quyền uy mà ông và những người như ông đang thụ hưởng.
Thay vì chạy sang Thủ Thiêm đề hàn huyên với người dân, cho dù chỉ là diễn, thì vẫn hay hơn cách diễn mà Đinh La Thăng đã làm gần như rập khuôn với ông ngày hôm nay.
Rác không thể hốt khi bản thân ông còn đầy rác trong tâm hồn.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 21/01/2020 (canhco's blog)
Mấy ngày qua hai câu chuyện thời sự đáng chú ý trong lúc chính phủ Việt Nam hô hào trở thành một chính phủ kiến tạo cho phù hợp với thời đại 4.0. Hai câu chuyện là hai vấn đề được người dân quan tâm bất kể nồi cơm của họ còn chưa biết sáng mai có đầy hay không.
Đinh Lâm Xướng - Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) 'mây mưa' với nữ kế toán phải nhường ghế chủ tọa xử vụ hiếp dâm - Ảnh minh họa
Câu chuyện thứ nhất nói về một cán bộ tòa án Đinh Lâm Xướng - Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình), người bị lộ clip "nóng" khi quan hệ tình dục với nữ kế toán tại cơ quan trong giờ hành chính. Ngày 10/12, Tỉnh ủy Quảng Bình thông báo cách hết các chức vụ về mặt Đảng đối với ông Đinh Lâm Xướng, Huyện ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa, vì vi phạm kỷ luật đạo đức lối sống.
Thế nhưng chuyện kỳ lạ lại xảy ra, ba ngày sau khi bị cách hết các chức vụ thì vào 13 giờ 30 phút ngày 13/12, Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Cao Việt Hùng liên quan đến một vụ án hiếp dâm trên địa bàn. Người được phân công chủ tọa phiên tòa là ông Đinh Lâm Xướng - Chánh án Tòa án nhân dân huyện.
Dư luận cười cợt trước hành vi quái lạ này của Tòa án Huyện Minh Hòa với câu "một thằng thông dâm xử án một thằng hiếp dâm".
Khi kẻ hiếp dâm chưa bị phán quyết là có tội hắn toàn quyền chỉ mặt kẻ đang xử hắn là một tên tha hóa đạo đức, một kẻ có hành vi dâm đãng ngay trong văn phòng làm việc của tòa án, tức là nơi công lý được tôn trọng tuyệt đối, một kẻ thông dâm với nhân viên dưới quyền nay ngồi chễm chệ cầm cân nảy mực phân xử chuyện hiếp dâm như vậy chằng phải là trò cười cho cả nền tư pháp của đất nước này hay sao ?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người bổ nhiệm ông Đinh Lâm Xướng phải chịu trách nhiệm về tư cách đạo đức của ông ta bằng các quyết định chế tài hay hình phạt tương xứng đối với hành vi mà ông Xướng vi phạm. Thế nhưng ông Nguyễn Thanh Xuân, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình, cho biết trường hợp của ông Đinh Lâm Xướng như sau : "Về lý thì hiện ông Xướng mới bị cách chức về mặt Đảng chứ chưa có quyết định cách chức về mặt chính quyền nên ông vẫn được làm nhiệm vụ xử án".
Kiểu làm việc "về lý" rất hợp quy trình như trường hợp này điển hình cho khuôn mặt tư pháp Việt Nam, nó cho thấy Đảng đã bao trùm lên tất cả và Đảng lại không chịu trách nhiệm gì trước sai trái mà đảng viên của nó vi phạm. Có chăng là hai chữ "kỷ luật" rất à uôm và rất hài hước.
Tính cách xem thường pháp luật xảy ra phổ biến trong mọi ngóc ngách của mọi tòa án tại Việt Nam. Vụ án Hồ Duy Hải là một thí dụ sinh động về việc này. Khi Tòa án chấp nhận hung khí tức bằng chứng gây án không phải là vật xuất hiện tại hiện trường mà chúng được mua lại ngoài chợ để nộp cho tòa làm tang chứng để buộc tội nghi phạm thì tòa án không khác gì xã hội đen được thuê xử tử hình một nạn nhân mà chúng chưa biết mặt. Tòa án như vậy đầy dẫy từ thành thị tới nông thôn Việt Nam và người dân khi nghe nói tới tòa án là tâm thần thất sắc, trí khôn biến mất, co rúm người lại khi nghe một chánh án hay thẩm phán nhắc tới tên mình.
Câu chuyện thứ hai cũng liên quan tới việc bổ nhiệm, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng hậu quả không kém câu chuyện thứ nhất. Đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Thông thường không ai chú ý việc bổ nhiệm một ông quan dù có to cách mấy vào làm việc cho chính phủ bởi người dân hiểu rằng họ không là cái đinh gì để nói mà Thủ tướng lắng tai nghe. Vậy mà lần này mạng xã hội nóng lên với cái tên Nguyễn Đức Kiên bởi cái tên này từng khiến dư luận tốn rất nhiều giấy mực để nói về nó.
Là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIV. Ông Kiên cũng là Đại biểu quốc hội khóa XII, XIII và XIV thuộc đoàn Đại biểu quốc hội Sóc Trăng. Tuy nhiên tư duy của ông Kiên về kinh tế cần phải xem xét lại khi ông liên tục có những phát biểu đi ngược với mọi quy luật kinh tế với mục đích rõ ràng là bênh vực cho các chủ đầu tư trong cũng như ngoài nước bất kể những bênh vực ấy thiếu khôn ngoan và đi ngược lại lợi ích của quốc gia.
Doanh nghiệp trong nước được ông bênh vực là chủ đầu tư các BOT. Những phát biểu của ông giống như một kẻ đang chơi ma túy đá, Là một kinh tế gia ông bất kể nguyên tắc sơ đẳng kinh tế, là một Đại biểu quốc hội ông bất kể lòng dân, bất kể sự sai lầm của chính sách khi Bộ Giao thông và vận tải giao cho những kẻ bóc lột nhân dân lãnh thầu những BOT béo bở. Ông không ngần ngại cho rằng : "Người dân nghèo dùng xe máy thì đã được miễn phí qua trạm BOT, vì vậy không bị ảnh hưởng gì" Khi dư luận lên án sự mập mờ gian lận của BOT ông bênh vực thẳng thừng : "BOT "tù mù, rủi ro" là Thứ trưởng Đông đã trích dẫn nhận xét của Ngân hàng Thế giới và IMF về BOT trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng của Việt Nam".
Khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lập lờ qua mặt Quốc hội bằng cách lươn lẹo giữa hai chữ Thu phí và thu giá, trong vai trò một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ông không phân biệt được sự trong sáng của tiếng Việt bị ông Bộ trưởng Thể làm cong vẹo như thế nào. Mạnh miệng và cả vú lấp miệng em là bản chất của Nguyễn Đức Kiên : "Chúng ta sống và làm việc theo luật. Luật đã quy định nó là "thu giá" thì ta gọi nó là "thu giá".
Nếu bênh vực cho doanh nghiệp trong nước chỉ có một thì bênh vực cho doanh nghiệp Trung Quốc lên đến 10. Nguyễn Đức Kiên không hề mệt mỏi khi bỏ ra tâm tư trí tuệ của một tiến sĩ kinh tế để hô hào chính phủ, Quốc hội nên rộng mở những chương trình đầu tư có yếu tố Trung Quốc.
Ngày 25/05/2019, nói về khả năng xây đường cao tốc, ông Kiên cho biết, hiện nay, trên thế giới, không nhà thầu nước nào có kinh nghiệm thi công đường cao tốc nhiều như các doanh nghiệp của Trung Quốc. Với các tiêu chí mời thầu như hiện nay, chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mới đáp ứng được.
Bênh vực dự luật cho thuê đất 99 năm trong luật đặc khu ông Kiên mạnh miệng : "Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ... đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không ?"
Qua những lập luận, tư duy như thế dư luận cho rằng nếu ông Kiên ngồi vào vị trí Tổ trưởng tư vấn kinh tế của Thủ tướng thì không những làm hại cho Thủ tướng mà nền kinh tế này sẽ sớm trở thành con nợ của Trung Quốc và bọn tư bản thân hữu mặc sức nâng ly chúc mừng trên mọi hồ sơ do Nguyễn Đức Kiên tư vấn.
Hai câu chuyện, hai vấn đề nhưng chung một vấn nạn : thể chế toàn trị làm nảy sinh những khuôn mặt mà chế độ dân chủ tự do có muốn cũng không tài nào có được.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 13/12/2019 (canhco's blog)
"Đã đến lúc nông dân cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu" là tựa một bài báo của Baomoi Online viết lại câu phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp ông chủ trì cuộc đối thoại với nông dân tại Cần Thơ vào ngày 10 tháng 12 với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Cần Thơ chủ trì một buổi họp mặt với nông dân tại Cần Thơ ngày 10/12/2019
Nội dung cuộc nói chuyện không đưa ra bất cứ giải pháp nào mới mẻ nhằm thúc đẩy sức mạnh sản xuất cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới. Hầu hết Thủ tướng lắng nghe ý kiến người nông dân và ông đưa ra những nhận xét không khác mấy với những quan tâm của họ. Ông đặt vấn đề về nguồn vốn ngân hàng, chi phí vận tải hay nghiên cứu giống lúa mới… tất cả những câu hỏi chưa có lời giải đáp thấu đáo, triệt để cho một kế sách thúc đẩy nông nghiệp trong thời đại 4.0 như ông từng tuyên bố.
Cuối cùng thì ông đưa ra phán quyết : "Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình".
Thưa ông Thủ tướng, sự lộng ngôn nào cũng để lại di chứng. Câu phát biểu này của ông cho thấy tư duy của người Cộng sản giống hệt nhau khi được ngồi lên chiếc ghế cao nhất. Tư duy quan lại thời phong kiến luôn cho rằng người dân là con đỏ và tuyệt đối không nên đòi hỏi gì ở kẻ cầm quyền. Ông không có vẻ gì kết án dân chúng như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi nhăm nhe rằng "Đã làm gì cho đất nước" nhưng qua câu nói có vẻ bình thường này ông cho thấy suy nghĩ chung của bộ sậu đảng Cộng sản lúc nào cũng mặc định "không được đòi hỏi gì ở nhà nước".
Nhưng nếu người dân hỏi lại "vậy thì các ông là ai mà cấm không cho dân đòi hỏi ?".
Thủ tướng nên nhớ rằng mọi chức vụ, vai trò, quyền hành trong hệ thống của một quốc gia đều do người dân định đoạt qua đồng tiền đóng thuế của họ. Các ông không thể tự mình có đủ nguồn tài lực để vận hành đất nước. Nếu bán tài nguyên quốc gia thì tài nguyên ấy cũng không phải của gia đình các ông để lại mà là của dân chúng thừa hưởng của tổ tiên từ thời lập quốc. Chức vụ các ông đang nắm giữ không khác gì mỗi ngành nghề mà xã hội phân chia cho từng người nhằm phát triển quốc gia.
Là nông dân họ cúi mình xuống ruộng, là công nhân họ cặm cụi bên những ổ máy, là trí thức họ ngày đêm tính toán cho những chương trình dự án có lợi cho quốc kế dân sinh ngay cả một người quét rác thì chiếc chổi họ cầm trong tay cũng là trách nhiệm biến xã hội này sạch sẽ. Tất cả những con người bình thường ngày ngày chăm chú làm việc ấy đều có quyền nhìn sang bên cạnh người được mình trả tiền để làm những công việc điều hành đất nước.
Nếu là Thủ tướng ông phải biết rằng trách nhiệm mà ông mang trên vai do người dân giao phó và họ đã trả công cho ông đầy đủ để chu toàn trách nhiệm đó. Vì vậy ông có bổn phận đốc thúc theo dõi và chỉnh lý mọi chính sách giúp đỡ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của mình. Nông dân không những được quyền đòi hỏi mà họ còn có quyền giám sát việc làm của chính phủ nếu chính phủ ấy "của dân, do dân, và vì dân" như chính các ông thường xác nhận.
Trong câu nói "Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình" mang nặng ngữ nghĩa của bề trên nói với người dưới. Câu này lý ra phải từ miệng người nông dân chân lấm tay bùn kia nói với toàn bộ guồng máy cầm quyền vì đã không thực hiện đúng chức năng mà người dân giao phó, đó là vận hành bộ máy một cách thông minh, khoa học và minh bạch để đất nước phát triển, ngược lại cả guồng máy đang ăn cắp mồ hôi, sức lực của nhân dân đến lúc sức dân cùng kiệt không còn gì để lấy thì các ông lại kêu cứu xin người dân tiếp tay giải quyết nợ công vậy chẳng phải là nhà nước phải tự cứu lấy mình đấy sao ?
Chưa có trường hợp nào trên khắp hành tinh này mà người dân phải cầu cứu chính quyền để được sống còn mà ngược lại vận mệnh của chính quyền nằm trong tay người dân. Có thể dân chúng không có súng, không có nhà tù không có quyền biểu đạt bằng lá phiếu nhưng thứ mà họ có thì bất cứ chính quyền nào cũng vĩnh viễn không thể tước đoạt được đó là sức mạnh quần chúng. Sức mạnh ấy thừa khả năng lật đổ một chính quyền độc tài hay toàn trị, và một khi nó nổi lên thì không một lực lượng vũ trang nào có thể chống trả.
Đừng tưởng người dân mãi mãi ngủ yên trên cái sức mạnh tiềm ẩn ấy chẳng qua lực đẩy chưa đủ lớn để lực lượng quần chúng thức tỉnh và một trong những điều làm họ thức tỉnh chính là câu nói đầy hàm ý khinh bỉ người dân của ông Thủ tướng.
Một ngày nào đó sự lộng ngôn sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Lúc ấy e rằng nhà nước phải tự cứu mình trước dòng chảy lịch sử chứ không phải cao ngạo như ngày hôm nay trước những con người nông dân hiền lành của đất nước.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 10/12/209 (canhco's blog)
Chưa bao giờ mạng xã hội Việt Nam tập trung vào một chủ đề duy nhất như những ngày gần đây, đó là những cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của sinh viên học sinh Hong Kong. Hình ảnh các cuộc biều tình tràn ngập mọi trang facebook và những dòng status đầy thương xót, phẫn nộ, đồng cảm thậm chí vui mừng cho những người trẻ tuổi Hong Kong dám từ bỏ căn nhà tiện nghi của mình để đòi hỏi một nền dân chủ đích thực sẽ bị mất đi sau khi "một quốc gia hai thể chế" không còn giá trị.
Ngăn trở lớn nhất làm cho các bạn sinh viên nhụt chí là từ gia đình, nơi chăm sóc cho các bạn ấy từ thời tấm bé.
Bên cạnh những khen ngợi tuổi trẻ Hong Kong là những kết án tuổi trẻ Việt Nam, những khuôn mặt cũng trẻ trung, thông minh nhưng thiếu hẳn phẩm chất của những sinh viên dám dấn thân vì lý tưởng. Không hiếm người lên án cho sự vô cảm trước nỗi nhục của đất nước trong khi tuổi trẻ Việt Nam chỉ lo đeo đuổi những thú vui thấp bé. Họ không bận tâm trước những vấn đề chính trị khi mọi sinh hoạt trong đời sống của họ đều dính liền tới chính trị như một định luật.
Chúng ta có trách oan cho tuổi trẻ Việt Nam hay không ? Cái nhìn của chúng ta có khách quan và được phân tích một cách thấu đáo hay chỉ nhìn ở một góc chủ quan xen lẫn cảm tính bất mãn ?
Trước tiên hãy nhìn vào mái trường mà chúng ta mang con em mình giao phó đào tạo cho tương lai của chúng. Dưới mái trường ấy con em chúng ta có thời gian nào suy nghĩ cho những vấn đề bên ngoài bài học chính quy mà khuôn viên đại học o ép chúng phải tiêu hóa cho bằng được. Đối với đa số sinh viên nghèo cần phải kiếm thêm tiền để sinh hoạt, họ không còn thời giờ để theo dõi và phân tích các vấn đề chính trị nếu có chút thời gian rảnh rỗi có lẽ họ phải đọc báo tìm thêm việc làm hoặc tranh thủ về thăm gia đình khi có dịp.
Cũng không hiếm sinh viên có khả năng nhận thức xã hội và tìm cách đọc sách, theo dõi mạng xã hội hay tìm thông tin trên Internet để chia sẻ những vấn nạn mà chính quyền gây ra cho dân chúng hoặc thực thi những chính sách không lấy lợi ích của nhân dân làm trọng. Những sinh viên có tố chất cộng đồng ấy nếu muốn tập trung thêm đồng bạn hoặc kêu gọi sự tiếp tay từ đám đông quần chúng thì ngay lập tức sẽ bị chính nhà trường mà các em theo học khoanh vùng, cô lập và thậm chí đuổi học nếu hoạt động của em đó có khả năng gây hiệu quả tốt cho nhận thức của sinh viên khác nhưng lại nguy hiểm cho thể chế hiện hành.
Sinh viên muốn tham gia biều tình không bao giờ được bất cứ thầy cô hay ban giám hiệu bỏ qua hay giả vờ ngó lơ cho bạn ấy. Không phải giảng viên có trái tim bằng sáp nhưng họ bị khống chế bởi Nghị định 38/2005/NĐ-CP hay Thông tư 09/2005/TT-BCA, ngăn cấm tuyệt đối sự tham gia hay hô hào lôi kéo người khác đi biều tình dưới bất cứ hình thức nào.
Ngoài ra Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã giới hạn quyền biểu tình bằng cách đặt ra mức kỷ luật từ khiển trách tới buộc thôi học, giao cho cơ quan chức năng xử lý khi sinh viên biểu tình. Mục 23 của Thông tư 10, khi tham gia biểu tình, tụ tập đông người, sinh viên có thể bị đình chỉ học, buộc thôi học, và có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý. Mục 22 của phần phụ lục nêu trên tỏ ra nặng nề hơn với hành vi lôi kéo, kích động biểu tình, viết truyền đơn, áp phích khi chỉ cần sinh viên làm lần đầu là bị đình chỉ học có thời hạn và bị đuổi học nếu làm lần 2.
Chưa dừng lại ở đó Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo quyết định này, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các trường khác sẽ phải "thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan công an ở địa phương trong công tác đảm bảo chính trị, trật tự an toàn xã hội của trường học"... Đối với các thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục địa phương, họ phải phối hợp với cơ quan công an cùng cấp để đưa ra các hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện vấn đề này (*).
Bên cạnh các thông tư nghị định mà sinh viên có thể bất cần còn Hội sinh viên, Đoàn thanh niên và các thành viên ban cán sự sẵn sàng báo cáo, kiểm điểm, thúc giục sinh viên nào muốn đấu tranh phải bỏ cuộc và nếu cần hăm dọa mọi cách…khiến sinh viên dù có nhiệt huyết tới đâu cũng sẽ bỏ cuộc nửa chừng.
Kinh nghiệm của những khuôn mặt tranh đấu xuất phát từ giới sinh viên đã chứng thực điều đó.
Ngoài những ngăn trở từ công an, nhà trường, học phí cũng như các nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày mà một sinh viên phải trải qua, ngăn trở lớn nhất làm cho các bạn sinh viên nhụt chí là từ gia đình, nơi chăm sóc cho các bạn ấy từ thời tấm bé.
Hầu như không một gia đình nào muốn con em mình dấn thân tranh đấu cho một vấn đề không phải của chính mình là tâm lý chung của mọi gia đình Việt Nam. Cái tâm lý ấy đã đồng hành cùng cả nước khi tiền học phí cho 4 năm đại học đã ngăn trở mọi ước mơ của tuổi trẻ Việt Nam trước sự khó khăn của gia đình. Không ai chịu bỏ tiền cho con em mình để chúng đi thẳng vào nhà giam vì làm những việc không thấy bất cứ một lợi ích nào. Những tư duy cằn cỗi ấy là hàng rào kẽm gai vững chắc nhốt tuổi trẻ Việt Nam thúc thủ từ năm này sang năm khác suốt quãng đời đại học, một quãng thời gian tươi đẹp và nhiệt huyết nhất của con người.
Vì vậy đừng ngạc nhiên khi mới dây, trong cuộc họp hội đồng nhà trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Hồng ra lệnh miệng cấm sinh viên của trường này chia sẻ thông tin liên quan đến Hong Kong. Ai vi phạm kỷ luật, nếu lần thứ 3 sẽ đuổi học. Nhiều lớp học được bí thư nhắn thông báo trên group lớp là cấm share tin của Hong Kong.
Bà Minh Hồng chỉ tận tụy quá trớn chứ không phải bản thân muốn làm điều gì nổi trội. Còn biết bao nhiêu Minh Hồng khác trong hệ thống đại học của Việt Nam muốn che chắn hình ảnh Hong Kong trong tầm nhìn của tuổi trẻ Việt Nam. Tuy nhiên không một biện pháp nào đủ mạnh và hiệu quả có thể che đây sự thật và lòng lân cảm của người với người.
Rồi đây khi Hong Kong tới một đình điểm nào đó thì tuổi trẻ Việt Nam sẽ bị cuốn hút vào một cách vô thức để từ đó một hoàn cảnh mới mở ra cho đất nước. Bất cứ sự chuyển đổi nào cũng cần yếu tố bất ngờ và yếu tố bất ngờ có thể thay đổi Việt Nam vẫn là tuổi trẻ, chỉ có họ mới có thể làm nên lịch sử mà thôi.
Và biết đâu yếu tố bất ngờ ấy hiện đang hình thành từ tiềm thức của những người mà chúng ta tỏ ra thất vọng hôm nay ?
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 20/11/2019 (canhco's blog)
"Không thể xử lý được sự xuống cấp đạo đức vì thiếu kinh phí" là nguyên văn câu nói của ông Bộ trưởng Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khi bị đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) vặn hỏi về trách nhiệm và giải pháp hạn chế sự xuống cấp của đạo đức lối sống. Câu trả lời của ông Thiện ngay lập tức bị phản ứng dữ dội từ mạng xã hội và cùng với một vài sự kiện đang nóng, câu nói trở thành một thứ thiếu văn hóa điển hình của một ông Bộ trưởng Văn hóa.
Bộ trang phục của Ngọc Trinh bị chê khi xuất hiện trên thảm đỏ
Bởi vì đạo đức không thể dùng tiền mà xây dựng được. Nó chỉ hình thành từ nhiều năm tháng bồi đắp và kiến tạo của toàn xã hội mà điểm xuất phát là môi trường giáo dục. Chính từ mái trường từ lúc ấu thơ con người được bồi dưỡng đạo đức song song với những bài học từ gia đình, xã hội mà đạo đức được nuôi lớn. Mái trường cùng với mái ấm gia đình là nơi không thể thiếu cho hành vi đạo đức của con người.
Cũng không ngoại trừ những trường hợp hiếm hoi của người mồ côi từ bé, kiếm sống bươn chãi giữa lòng xã hội thì sao ? Có lẽ bất hạnh nhất cho những người này là họ thiếu mái ấm tuổi thơ và sự thiếu vắng giáo dục khó giúp cho họ có cuộc sống ổn định mặc dù ý chí của họ có thể vươn lên trước khó khăn của cuộc sống. Trong những trường hợp này thì đạo đức của họ được vun bồi từ đâu và họ có thực sự thiếu đạo đức trong cách ứng xử với xã hội hay không ?
Câu trả lời là có và không. "Có" nếu người ấy may mắn sống trong hoàn cảnh bụi đời nhưng chung quanh là một cộng đồng tốt, biết che chở giúp đỡ lẫn nhau để sống thì cá nhân của họ có cơ may trở thành người tốt, bằng ngược lại nếu cá nhân ấy được nuôi lớn bằng những đồng tiền máu thì tâm lý sống còn sẽ khiến người ấy trở thành vô đạo đức một cách chắc chắn.
Câu hỏi của đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh không phù hợp với vai trò ông Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bởi vì không thể quy trách nhiệm giữ gìn hay phát triển đạo đức cho một con người, bất kể người ấy là ai. Bởi vì cơ quan mà ông Thiện lãnh đạo không có hai chữ đạo đức trong đó.
Cũng vì bị hỏi quẩn nên ông Thiện trả lời cũng quẩn quanh theo. Ông Thiện cho biết "Bộ của ông đã tham mưu và Trung ương đã ban hành Nghị quyết 33 xây dựng và phát triển văn hóa con người vào năm 2014. Sau khi có nghị quyết đã triển khai tổ chức thực hiện. Trong 2 năm qua, Bộ đã ban hành nhiều nghị định liên quan đến chấn chỉnh quản lý lễ hội, xét danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa và tổ chức hội nghị sau 18 năm để tổng kết công trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Đọc cả đoạn văn này không thể phát hiện ra đạo đức nằm ở đâu trong lễ hội, làng văn hóa, ấp văn hóa hay gia đình văn hóa như ông Thiện nói. Tất cả những gì ông Thiện nêu lên đều cần tiền để xây dựng vì vậy ông đánh đồng với việc bảo vệ đạo đức cũng bằng tiền chăng ?
Những cái bên ngoài hào nhoáng được gọi là "văn hóa" ấy đã góp phần gây thương tổn cho đạo đức xã hội một cách khốc liệt. Nó bị nhào nặn lên thành một thứ bái vật mà cán bộ đảng viên thi nhau quỳ mọp trước chúng để tôn vinh một thứ tôn giáo do đảng đẻ ra để tiêu diệt mầm mống còn sót lại của đạo đức xã hội. "Xét danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa" là cách hành xử vô đạo đức nhất của giới chức chính quyền cấp cơ sở. Những cán bộ này tô vẽ mô hình văn hóa của cộng đồng như một thứ thành tựu hiếm quý của người dân để họ tự hào và sẵn sàng bỏ tiền ra mua những thứ "Xét danh hiệu" một cách tự nguyện. Xã hội biết rất rõ nơi nào có những danh hiệu này thì y như rằng nơi đó là ổ chứa cờ bạc, mãi dâm, sổ đề, hay tệ lắm cũng là cho vay nặng lãi.
Ông Thiện cho rằng chấn chỉnh những lễ hội là chấn chỉnh đạo đức ! Ông đã ngộ nhận một cách thàm hại. Lễ hội không bao giờ là bộ mặt của đạo đức. Nó là đám đông, là sự hưng phấn tích hợp và bùng vỡ khi cao trào đến. Trong đám đông là phản xạ và hành vi đạo đức khó xuất hiện kể cả với những người đạo đức nhất.
Cho dù được cung cấp hàng ngàn tỉ thì ông Thiện cũng không thể nào làm cho người dân bỏ thói giết những kẻ trộm chó đáng thương. Hành vi giết người tập thể này là sự xuống cấp đạo đức kinh hoàng nhất chỉ có ở miền Trung Việt Nam. Công an tiếp tay cho sự xuống cấp này bằng cách làm ngơ và lu loa, qua quít khi bất đắc dĩ phải thụ lý vụ án. Bao nhiêu tiền để thúc đẩy bộ máy công an làm việc thưa ông Bộ trưởng ?
Cho dù được cung cấp hàng ngàn tỉ thì ông Bộ trưởng cũng không thể làm cho các cháu gái bỏ thói tụ tập phe nhóm hành hung bạn cùng lớp của mình rồi quay clip tung lên mạng như một thứ chiến công.
Cho dù được cung cấp hàng ngàn tỉ thì ông Bộ trường cũng không thể làm cho những hình ảnh mà các bạn trẻ trong Đoàn thanh niên Cộng sản, Bộ đội hay những học sinh trung học đang thực hiện trong những trò chơi mà khi nhìn vào kể cả các cô gái làm tiền, bán thân nuôi miệng cũng phải đỏ mặt. Trong các trò chơi đó nam thì mang trái dưa chuột ngay trước cơ quan sinh dục để một bạn nữ bị bịt mắt ngậm lấy trái dưa một cách thích thú. Còn các bạn nam thì phấn khích ôm lưng các bạn nữ thể hiện hình ảnh của một chú chó đực đang cố gắng phủ nọc với một con chó cái từ phía sau. Những hình ảnh ấy đầy trên mạng xã hội và chưa có ai điều tra tại sao nó lại vô đạo đức đến như vậy nhưng vẫn được đảng và chính phủ khuyến khích ưu ái.
Cho dù được cấp hàng ngàn tỉ thì ông Bộ trưởng cũng không thể níu kéo cái đạo đức đã rụi tàn khi Thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh lớp 10 mang bầu tại một huyện vốn nổi tiếng trong thời gian sau giải phóng, đó là huyện Hòn Đất. Người được xã hội biết đến là ông Nguyễn Văn Chính, sau khi bị tố cáo ông này đã có bản tường trình, thừa nhận mình có quan hệ tình cảm và quan hệ tình dục với em Th. từ tháng 5-2018. Căn cứ theo giấy khai sinh và chứng minh nhân dân thì Trần Hồng Th. sinh ngày 31/12/2002, tức chưa đủ 16 tuổi tại thời điểm có quan hệ tình dục với ông Chính.
Nhưng bi đát nhất vẫn là sự tồn tại khái niệm đạo đức bị con thò lò chính trị khống chế không có cơ hội phát triển ngay trong nhóm lãnh tụ cao nhất.
Làm sao ông Bộ trưởng lại có thể dùng tiển để khuyến khích các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân, những người chủ của ông hành xử một cách đạo đức trước cái chết của 39 người Việt Nam tại Anh ? Họ không lên tiếng có nghĩa là họ phủ nhận vai trò đạo dức trong cách ứng phó chính trị. Họ sợ xã hội bất mãn và trở thành bất ổn và vì vậy họ không thiết tha gì tới một lời chia buồn, một phút mặc niệm hay một ngày treo cờ rũ để chứng tỏ họ cũng là người Việt Nam như 39 nạn nhân kia.
Và vì vậy đừng ai bận tâm tới ông Thiện nữa, hãy để ông ấy lo vụ Ngọc Trinh ở truồng tại Liên hoan phim Cannes, đấy cũng là cách hành xử đạo đức mà một cán bộ cộng sản luôn đau đáu trong lòng.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 05/11/2019 (canhco's blog)