Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giáo hoàng : Cần ‘lòng khoan dung’ ở Myanmar (VOA, 29/11/2017)

Giáo hoàng Francis nói v s cn thiết ca "lòng khoan nhượng" và tránh "thù oán" ti thánh l vi hàng chc ngàn người tham d thành ph Yangon ca Myanmar.

giaohoang1

Giáo hoàng Francis bt tay Ch tch Bhaddanta Kumarabhivasma ca y ban nhà nước Sangha Maha Nayaka trong cuc hp vi y ban Pht giáo Yangon, Myanmar, ngày 29/11/2017.

Một ln na, ngài tránh nói trc tiếp đến nhóm thiu s Hi giáo Rohingya b đàn áp trong chuyến thăm Myanmar bn ngày này, sau khi đã kêu gi chung v lòng v tha tôn giáo trong cuc hp vi các nhà ngoi giao hôm th Ba 28/11.

Khoảng 150.000 tín đ Công giáo t nhiu nơi trên c nước đã tp trung v sân vn đng Kyaikkasan đ d l, nhiu người đã đến đó t đêm hôm trước đ gi ch.

Lucy, 22 tui, t bang Chin xa xôi đã đến đây t lúc 5 gi sáng, nói : "Tôi được nhiu ơn phước, không ch riêng tôi, mà c Myanmar. Chúng tôi chưa bao gi mơ đến s gp được Đc thánh cha, nhưng hôm nay chúng tôi thực s được gp ngài".

Trong thánh lễ đu tiên ti Myanmar, Giáo hoàng Francis nói rng nhiu người dân đt nước này "mang trong người nhng vết thương ca bo đng, nhng vết thương bên ngoài có th thy được, và nhng vết thương hn sâu trong trong lòng. Chúng ta nghĩ rằng tr thù s cha lành vết thương. Nhưng tr thù không phi là cách ca Chúa Giêsu cha lành vết thương".

Giáo hoàng Francis, người thường ln tiếng bênh vc người t nn, đã không chú ý đến s trông đi ca nhiu người phương Tây mun ngài công khai nói v cuc khng hong ca người thiu s Rohingya.

n 620.000 người thiu s Hi giáo Rohingya b ngược đãi đã trn chy sang Bangladesh sau mt mt chiến dch đàn áp quân s hi tháng 8.

Myanmar nói những đn đoán v hãm hiếp tp th và giết người là phóng đi, và quân đi nước này ph nhn mi cáo buc đàn áp.

Trước đây Giáo hoàng Francis đã tng lên tiếng bênh vc cho nhóm người thiu s này và gi h là "các anh ch em Rohingya ca chúng ta".

Nhưng các nhà c vn khuyên ngài đừng nói v vn đ này Myanmar vì s rng làm như vy s nh hưởng đến 650.000 tín đ Công giáo nước này.

Ông Robert Nathan, một tín đ Công giáo Myanmar, nói : "Đây là ln đu tiên Giáo hoàng đến thăm Myanmar. Ngài không đ cp đến cuc khng hong người Rohingya là đúng. Chính ph cn phi gii quyết vn đ đó".

Nhưng nhng người bênh vc nhân quyn kêu gi ngài nói lên vn đ này cho người Rohingya, nhng người b b xem là di dân bt hp pháp ngay trên lãnh th Myanmar.

Ông Mark Farmaner, người đng đu Cuc vn đng Miến Ðin Anh, viết trên Twitter : "Nếu Giáo hoàng không dùng t Rohingya, nhng người phân bit chng tc xem đó là mt chiến thng, cò nếu ngài dùng t đó, h s tht vng và chng đi. Đường nào tt hơn".

Nhiều người trong đám đông Yangon hài lòng là Giáo hoàng đã chn cách không đ cp đến cuc khng hong. Ngài đã nói rng mc đích chính ca chuyến thăm này là đ ng h giáo dân Công giáo quc gia Ðông Nam Á va mi thiết lp quan h ngoi giao với Vatican hi gn đây.

********************

Giáo hoàng Francis gởi thông điệp đến người dân Miến Điện (RFA, 29/11/2017)

Đó là thông điệp của Giáo hoàng Francis trong buổi thánh lễ mà Ngài cử hành tại công viên Kyaikkasan, thành phố Yangon, Thủ đô Miến Điện trước hơn 150 ngàn người dự lễ.

giaohoang2

Giáo hoàng Francis trong buổi thánh lễ cử hành tại công viên Kyaikkasan, thành phố Yangon, Thủ đô Miến Điện trước hơn 150 ngàn người dự lễ hôm 29/11/2017. AFP

Nhiều người đã đến dự sự kiện trọng đại này là những người theo Công giáo thuộc các sắc tộc thiểu số sống ở những vùng núi biên giới xa xôi, và có cả những tín đồ Công giáo đến từ Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

Vị chủ chăn đã nói chuyện bằng tiếng Ý rồi được thông dịch sang tiếng Miến Điện và tiếng Karen cho những người dự lễ. Ngài nói rằng Ngài biết đất nước Miến Điện đã trải qua nhiều cơn bạo lực với những vết thương thấy được và cả những thương tổn hằn sâu bên trong. Nhưng những vết thương ấy không thể chữa lành bằng sự trả thù, đó không phải là cách mà Chúa Jesus đã làm khi xuống thế làm người để chuộc tội cho nhân loại.

Cộng đồng Công giáo tại Miến Điện chỉ có khoảng 660 ngàn người, chiếm vỏn vẹn chỉ hơn 1% dân số của một đất nước mà đại đa số là Phật tử.

Tuy nhiên chuyến đi của Giáo hoàng đến Miến Điện lại có một tầm quan trọng khác vì nó diễn ra giữa lúc đang có cuộc khủng hoảng nhân đạo Rohingya ở bang Rakhine miền Tây, khi mà hơn 600 ngàn người Hồi giáo Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh để trốn sự thanh lọc sắc tộc được cho là đang được thực hiện một cách bài bản bởi quân đội Miến.

Trong buổi nói chuyện ngày hôm qua với nhà lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, Giáo hoàng nói rằng tương lai của Miến Điện được đặt trên nhân quyền của tất cả mọi người, không ngoại trừ một ai cả, tuy ông không nhắc đến tên Rohingya.

Những người Rohingya tuy sinh sống lâu đời ở Miến nhưng không được chính quyền Miến Điện công nhận là công dân Miến, mà là những người Bangladesh nhập cư bất hợp pháp.

Bangladesh hiện đang phải rất nỗ lực để chăm sóc cho hơn nửa triệu người tị nạn Rohingya, và cũng là nơi mà Đức Giáo hoàng Francis viếng thăm vào ngày mai, thứ Năm, 30 tháng 11, trước khi kết thức chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần lễ của Ngài.

Published in Châu Á

Giáo hoàng tông du Miến Điện, trong bối cảnh khủng hoảng Rohingya (RFI, 27/11/2017)

Hôm 27/11/2017, đức giáo hoàng Francis tới Miến Điện, bắt đầu chuyến tông du 4 ngày trước khi sang Bangladesh. Đây là lần đầu tiên, một giáo hoàng tới Miến Điện, nơi tín đồ Công giáo chỉ chiếm có 1,2% dân số. Tại Miến Điện, giáo hoàng Francis sẽ gặp lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và chỉ huy quân đội, tướng Min Aung Hlaing.

giaohoang1

Một nhà sư đi qua một tấm áp phích cỡ lớn có ảnh giáo hoàng Francis, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 26/11/2017. Reuters/Jorge Silva

Theo giới phân tích, chắc chắn cuộc khủng hoảng Rohingya với các vụ bạo hành của quân đội Miến Điện, là một trong những yếu tố thúc đẩy lãnh đạo tòa thánh Vatican tới Miến Điện và Bangladesh, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Phật và Hồi giáo.

Theo thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou, hàng nghìn tín đồ Công giáo đã tới Rangoon để đón tiếp giáo hoàng Phanxico :

"Cùng với hàng chục người khác, Nonra đã trải chiếu ngủ ngay dưới đất, phía trước Nhà Thờ Rangoon. Đối với một tín đồ Công giáo như cô thì chuyến tông du của đức giáo hoàng là một cơ hội không thể bỏ lỡ. Cô nói : Đây là một cơ may hiếm có được nhìn thấy đức giáo hoàng. Điều này chỉ có thể xẩy ra một lần trong đời người. Cho dù tôi đã phải đi rất xa để tới đây, nhưng tôi rất hài lòng và tôi tin rằng, sau chuyến công du của đức giáo hoàng, đất nước này sẽ trở nên bình yên.

Các giáo dân có rất nhiều hy vọng vào chuyến đi của giáo hoàng Francis. Patricia, 25 tuổi, từ miền bắc tới. Cô sẽ dự thánh lễ dành cho giới trẻ, tại nhà thờ Sainte Marie. Cô cho biết : Tôi rất phấn khích. Tôi nghe nói tại Colombia, đức giáo hoàng đã cho một bạn trẻ đặt câu hỏi. Tôi hy vọng là đức giáo hoàng sẽ chỉ định tôi và tôi sẽ hỏi : Vì sao đức thánh cha lại chọn Miến Điện để tông du. Tôi nghĩ là ngài có tầm nhìn của đức chúa, bởi vì hiện nay, Miến Điện đang trải qua khủng hoảng. Đức chúa đã phái ngài đến Miến Điện để mang lại hòa bình cho chúng tôi.

Đó là cuộc khủng hoảng Rohingya, sắc dân thiểu số theo đạo Hồi. Đối với giáo hội Công giáo Miến Điện, đức giáo hoàng cần tránh nói tới từ Rohingya, rất nhậy cảm tại Miến Điện. Nhiều tín đồ Công giáo cho biết, nếu giáo hoàng Francis dùng từ này, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ kiếm cớ gây ra nhiều vấn đề".

Đức Tâm

********************

Giáo hoàng Francis thăm Miến Điện (VOA, 27/11/2017)

Giáo hoàng Francis sẽ thăm Miến Đin vào ngày 27/11, và đây s là chuyến công du khá nhy cm ti quc gia b M cáo buộc là "thanh trừng sc tc" đi vi người Hi giáo Rohingya.

giaohoang2

Giáo hoàng Francis và bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gp Vatican hi tháng Năm năm nay.

Sau Miến Đin, người đng đu Vatican cũng s ti Bangladesh, nơi hơn 600 nghìn người đã b chy ti lánh nn, trước điu t chc Ân xá Quc tế gi là "ti ác chng nhân loi" như giết người, hãm hiếp, mà quân đi Miến Đin đã bác b.

Lịch trình ca Giáo hoàng Francis không bao gm chuyến thăm mt tri t nn, nhưng ông d kiến s gp mt nhóm nh người Rohingya Dhaka, th đô Bangladesh.

giaohoang3

Người t nn Rohingya.

Theo Reuters, chuyến đi này nhy cm ti mc mt s c vn ca Giáo hoàng Francis đã cnh báo ông không được s dng t "Rohingya" vì lo ngi s c ngoi giao này s khiến quân đi và chính ph Miến Điện chuyn hướng nhm mc tiêu vào các tín đ Công giáo thiu s.

Hãng tin này còn nhận đnh rng nhng thi khc căng thng nht ca chuyến công du t ngày 26/11 ti 2/12 có l là các cuc gp riêng vi người đng đu quân đi Miến Đin, tướng Min Aung Hlaing cũng như vi lãnh đo dân s Aung San Suu Kyi.

Trong những tun gn đây, Bangladesh và Miến Đin đã đng ý v vic hi hương hàng trăm nghìn người Rohingya đã b chy sang Bangladesh đ tránh tình trng bo lc bang Rakhine Miến Đin, theo VOA News.

**********************

Giáo hoàng Francis thăm Myanmar (BBC, 27/11/2017)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Giáo hoàng Francis tới Myanmar, đất nước có đa số dân theo Phật giáo nhưng hiện bị cáo buộc thực hiện thanh lọc sắc tộc nhắm vào người Rohingya.

giaohoang4

Giáo hoàng Francis được chào đón tại Sân bay Quốc tế Yangon, Myanmar vào ngày 27/11

Giáo hoàng dự kiến gặp bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo quân sự nước này.

Sau đó, ông dự kiến thăm Bangladesh nơi ông sẽ gặp một nhóm người tỵ nạn Rohingya.

giaohoang5

Người thiểu số Kachin trong trang phục truyền thống chờ đợi Giáo hoàng dọc theo một con phố ở Yangon vào ngày 27/11

Vị Giáo hoàng 80 tuổi nổi tiếng với quan điểm ôn hòa và sẵn sàng lên án tình trạng bất công trên toàn cầu.

Giới quan sát tập trung vào khả năng liệu Giáo hoàng có dùng từ 'Rohingya' để mô tả dân tộc thiểu số Hồi giáo của nước này hay không.

Giới chức Myanmar đã bác bỏ từ này, làm gia tăng mối lo ngại bùng nổ bạo lực nếu nó được Giáo hoàng sử dụng.

Giới chức Myanmar nói người Rohingya di cư bất hợp pháp từ Bangladesh nên không được coi là một trong những nhóm sắc tộc của đất nước. Họ nói rằng cuộc đàn áp quân sự ở Rakhine là để triệt hạ các phần tử nổi dậy, nhưng Liên Hiệp Quốc mô tả đây là 'cuộc thanh lọc sắc tộc điển hình' - các nhà bình luận quốc tế cho hay.

Giáo hoàng từng dùng thuật ngữ "anh chị em Rohingya của chúng ta" và phản đối các cuộc bức hại, nhưng Hồng y Myanmar yêu cầu Giáo hoàng tránh sử dụng cụm từ này trong chuyến thăm do lo ngại việc kích động vấn đề nhạy cảm có thể dẫn tới bạo lực ở quốc gia Phật giáo này.

Hơn 600.000 người Rohingya chạy sang nước láng giềng Bangladesh từ hồi tháng Tám sau khi các vụ tấn công vào trụ sở cảnh sát làm bùng nổ đàn áp quân sự tai bang Rakhine.

Tuần trước, Myanmar và Bangladesh ký một thỏa thuận trao trả hàng trăm ngàn người trốn qua biên giới. Tuy nhiên các cơ quan cứu trợ bày tỏ lo ngại về sự an toàn của những người bị buộc phải trở về.

Được biết trong chuyến thăm dài sáu ngày, Giáo hoàng sẽ khuyến khích đối thoại và hòa giải sau các thỏa thuận ban đầu đạt được vào tuần trước.

Chuyến viếng thăm Myanmar của Giáo hoàng được chuẩn bị trước khi nổ ra khủng hoảng tại Myanmar, cụ thể là vào hồi tháng Năm khi ông gặp bà Suu Kyi tại Vatican. Người từng đoạt giải Nobel Hòa bình hiện phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt về sự im lặng của bà trong cuộc bức hại người Rohingya.

Khoảng 660.000 người Công giáo thiểu số ở Myanmar trông đợi được nhìn thấy Giáo hoàng ở Yangon.

Giáo hoàng Francis là lãnh đạo Công giáo đầu tiên đến thăm Bangladesh từ năm 1986.

********************

Giáo hoàng thăm Myanmar (RFA, 27/11/2017)

Giáo hoàng Francis đã đến Miến Điện, khởi đầu chuyến viếng thăm Đông Nam Á và Nam Á kéo dài 1 tuần lễ của Ngài.

giaohoang6

Hình chụp do văn phòng báo chí tòa thánh Vatican cung cấp hôm 27/11/2017 : Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon chào Giáo hoàng Francis (trái) - AFP

Đây là lần đầu tiên một vị chủ chăn Giáo hội Công giáo La Mã, đến thăm Miến Điện, một quốc gia đại đa số dân theo Phật giáo.

Lịch trình do Tòa Thánh Vatican và chính phủ Miến cùng phổ biến cho thấy trong thời gian có mặt tại Ranggon, Ngài sẽ gặp lãnh tụ Aung San Suu Kyi và Tư lệnh Quân đội Miến là tướng Min Aung Hlaing.

Bên cạnh 2 cuộc gặp gỡ quan trọng này, Giáo hoàng sẽ có những buổi gặp gỡ với tập thể giáo dân công giáo, nhưng chưa rõ Ngài có gặp các vị đại diện của những tôn giáo khác hay không.

Mặt dù đến thăm quốc gia Phật giáo Miến Điện với tư cách người lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã, nhưng mọi chú ý đều được dành cho những phát biểu Giáo hoàng sẽ nói đến trong 4 ngày có mặt tại Miến, xem liệu Ngài có nói gì đến số phận của hơn 620.000 người Hồi giáo Rohingya sinh sống ở Miến phải bỏ nhà cửa chạy tỵ nạn vì bị đàn áp hay không.

Trước đây, Giáo hoàng Francis từng gọi tập thể người Rohingya là anh chị em của Ngài, ngay cả khi sửa soạn rời Vatican để sang thăm Rangoon, Ngài cũng yêu cầu mọi người cùng dâng lời cầu nguyện để sự hiện diện của Ngài ở Miến Điện là chỉ dấu của quan hệ và hy vọng.

Phát biểu này được xem là dấu hiệu cho thấy Ngài sẵn sàng góp sức giúp chính phủ Miến giải quyết vấn đề Rohingya, tập thể đã sống ở Miến lâu đời nhưng vẫn bị xem là tập thể di dân bất hợp pháp, không được hưởng những quyền lợi căn bản mà người dân Miến được hưởng.

Chính vì thế nên trong các cuộc tiếp xúc với báo chí nước ngoài, những người Rohingya đều nói rằng họ trông chờ Giáo hoàng kêu gọi chính phủ Miến cho họ được nhập tịch, được đối xử công bằng, hưởng mọi quyền lợi mà công dân Miến đang hưởng.

Những nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay dường như chính Giáo hội Công giáo Miến Điện cũng không muốn Ngài dùng từ Rohingya trong các bài phát biểu hay bài giảng, đề nghị Ngài nên dùng từ Bengalis, có nghĩa là những người di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.

Cũng có đồn dãi cho rằng Giáo hội Công giáo Miến Điện không muốn Giáo hoàng dùng từ Rohingya vì e ngại sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với tập thể người theo Phật giáo chiếm đa số, đặc biệt là những phần tử quá khích.

Hiện nay dân số Miến Điện là 53 triệu 500 ngàn người, gần 90% theo Phật giáo, chỉ có 700.000 người Công giáo.

Cũng xin nói thêm khoảng 200.000 giáo dân Miến Điện từ khắp nơi đổ về Rangoon để đón Giáo hoàng Francis. Sau Miến Điện, trạm dừng chân kế tiếp của Ngài sẽ là Bangladesh.

Tại thủ đô Dhaka của quốc gia Nam Á này, Ngài sẽ gặp đại diện của người Hồi giáo Rohingya.

Published in Châu Á

Chuyến tông du Miến Điện, thông điệp của Giáo hoàng cho Trung Quốc

Chuyến tông du Miến Điện của Giáo hoàng Francis được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài "Chuyến đi gian truân của Giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh", Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.

francis1

Giáo hoàng Francis và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Yangon, ngày 27/11/2017. Reuters/Max Rossi

Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên (Jésuites), tối qua đã lên đường sang Châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.

Sự nhân nhượng của Vatican ở Miến Điện

Le Figaro cho biết, chương trình tông du đã có nhiều chỉnh sửa vào phút chót tại Roma, dưới ảnh hưởng của Hồng y Charles Bo, tổng giám mục Yangon. Vị chủ chăn Miến Điện đã đích thân đến Vatican tuần trước để thuyết phục vị Giáo hoàng – thường có những tuyên bố thẳng thừng về nhân quyền – cần phải có một số nhượng bộ để tránh làm bốc lửa một tình hình vô cùng nhạy cảm.

Trước hết, là không dùng từ "Rohingya" trong chuyến thăm, thay vào đó là "người Hồi giáo ở bang Arakan". Một nhân nhượng lớn nữa là không rời Miến Điện mà không đến thăm nhân vật quyền lực thật sự, tướng Min Aung Hlaing, trước khi bay sang Bangladesh. Cuối cùng, để tránh sự cố ngoại giao, Giáo hoàng chỉ tiếp các đại diện người thiểu số Rohingya một khi đã ở trên lãnh thổ Bangladesh.

Tờ báo đặt câu hỏi, Giáo hội lùi bước trước quyền lực quân sự chăng ? Theo luật pháp Miến Điện, các tướng lãnh nắm ba bộ quan trọng là Quốc Phòng, Nội Vụ và Biên Giới. Quân đội chiếm một phần tư số đại biểu Quốc Hội, cộng với quyền đảo chính hợp pháp nếu sự đoàn kết quốc gia bị đe dọa. Thế nên sự tinh tế ngoại giao phải đặt lên hàng đầu.

Đương nhiên là Giáo hoàng sẽ bênh vực cho sự sống chung hòa bình giữa các tín ngưỡng và sắc tộc, tôn trọng nhân phẩm người tị nạn, người thiểu số, mà trước hết là người Công giáo. Nhưng nếu coi chuyến tông du này là sự ủng hộ của Giáo hoàng đối với người thiểu số theo đạo Hồi bị đàn áp, sẽ là một sai lầm, vì ba lý do.

Trước tiên, chuyến tông du được quyết định cách đây hai năm, rất lâu trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng Rohingya. Tiếp đến, vì Tòa Thánh, dựa theo các thông tin của giáo hội địa phương, quan ngại trước xu hướng Hồi giáo bạo động. Và cuối cùng, các nhà ngoại giao Vatican cũng như Giáo hoàng đều biết rằng giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, bị chỉ trích dữ dội do sự im lặng trước thảm kịch Rohingya, có vị thế rất mong manh. Nếu bà bị gạt khỏi chính phủ, giới quân sự sẵn sàng nắm lấy mọi quyền lực. Điều quan trọng với Vatican là một sự chuyển đổi dần dà sang dân chủ tại Miến Điện.

Bóng dáng Bắc Kinh phía sau cuộc xung đột Rohingya

La Croix dẫn lời ông Greg Burke, phụ trách báo chí ở Tòa Thánh : "Còn hơn một chuyến tông du, đây là cả một cuộc phiêu lưu !". Linh mục Bernado Cervellera, giám đốc hãng tin AsiaNews của Ý nhận xét, cuộc tiếp xúc chiều thứ Tư tới giữa Giáo hoàng và các nhà sư Phật giáo là rất quan trọng. "Cách đây mười năm, chính các nhà sư đã khởi đầu những cuộc tuần hành vì dân chủ. Nhưng từ vài năm qua, giới quân sự đã đưa người vào các thiền viện để kích động chủ nghĩa dân tộc".

Cũng theo linh mục Cervellera, cuộc xung đột "chỉ mang tính tôn giáo ở ngoài mặt. Chính sách của giới Phật giáo dân tộc chủ nghĩa phù hợp với quan điểm chính trị và nhất là kinh tế của các tướng lãnh". Trong đó có thể kể dự án cảng nước sâu để đón tiếp các tàu Trung Quốc tại bang Rakhine, nơi người Rohingya sinh sống ; một đường ống dẫn dầu và một xa lộ nối với Trung Quốc, chạy qua vùng đất của người thiểu số Công giáo ở miền bắc Miến Điện. Linh mục Cervellera khẳng định : "Sự ủng hộ của Giáo hoàng đối với bà Aung San Suu Kyi còn là một thông điệp cho Bắc Kinh".

Trong chuyến tông du Châu Á lần này, Giáo hoàng Francis muốn xúc tiến đối thoại với người Phật giáo ở Miến Điện, người Hồi giáo ở Bangladesh và cả Ấn giáo. Một chuyến thăm Ấn Độ tương lai đang vấp phải trở lực : những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa và chống Công giáo của đảng cầm quyền ở New Delhi. Như vậy, từ hai nước nhỏ (Giáo hội Công giáo chỉ chiếm 0,24% ở Bangladesh và 1,27% tại Miến Điện), Giáo hoàng muốn nhắn gởi đến hai người khổng lồ Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ (tổng cộng 2,7 tỉ dân). Theo ông Greg Burke, "đây sẽ là chuyến tông du thú vị nhất của ngài về mặt ngoại giao".

Vương quốc tí hon Bhutan chênh vênh giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Cũng về Châu Á, trang địa chính trị của Le Monde đăng bài phóng sự "Bhutan, chênh vênh giữa Ấn Độ và Trung Quốc". Nhờ có sự bảo trợ của Ấn Độ, vương quốc nhỏ bé này giữ được chủ quyền trong nhiều thập niên, không giao du với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Nhưng ngày nay, New Delhi lo ngại khi Bắc Kinh đang xích lại gần với Bhutan, thành lũy cuối cùng trước ảnh hưởng Trung Quốc tại tiểu lục địa Ấn Độ.

Khi Bắc Kinh tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dự án "Một vành đai, một con đường" (OBOR - One Belt, One Road), Bhutan là quốc gia duy nhất ở Nam Á, không kể Ấn Độ, không gởi đến đại diện nào. Hàng tỉ nhân dân tệ đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á và xa hơn nữa, nhưng không vào được vương quốc 700.000 dân nằm kẹt giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trên dãy Himalaya.

Làm thế nào một đất nước thuộc loại kém phát triển nhất lại có thể làm ngơ trước nền kinh tế thứ nhì thế giới, có chung 240km đường biên giới ? Theo Le Monde, Ấn Độ, nước đầu tiên công nhận Bhutan năm 1958, có thể đã cứu vương quốc nhỏ bé này ra khỏi móng vuốt của Bắc Kinh.

Năm 1950, Giải phóng quân Trung Quốc đã tràn sang Tây Tạng, và rất có thể tiến chiếm Bhutan ; nhưng năm 1959, sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Nehru, Bhutan đóng cửa biên giới với Tây Tạng và xích lại gần hơn với New Delhi. Ba năm sau, quân đội Ấn Độ sang đóng tại bình nguyên Haa của Bhutan, về mặt chính thức là nhằm huấn luyện quân đội nước này. Cùng năm 1962, Ấn Độ thua trận trước Trung Quốc, và Bắc Kinh chiếm lấy Aksai Chin ở tây bắc bình nguyên Tây Tạng. Tại Haa, quân đội Ấn nay sẵn sàng can thiệp khi có xung đột.

Trung Quốc đang từng bước sử dụng quyền lực mềm để tranh giành ảnh hưởng, chẳng hạn mời các nhà thương thuyết biên giới của Bhutan cùng với gia đình sang hành hương Phật giáo ở bất kỳ địa phương nào họ muốn. Bhutan nhỏ bé đang phải "đi dây" giữa hai cường quốc Châu Á láng giềng, nếu nghiêng về bên nào cũng có nguy cơ đánh mất chủ quyền lâu nay có được. Hồi năm 2012, thủ tướng Bhutan Jigmi Thinley chỉ bắt tay ông Ôn Gia Bảo, mà sau đó Ấn Độ đã hủy trợ cấp xăng dầu, và vài tuần sau ông Thinley thất cử.

Angela Merkel, nước Đức và tương lai Châu Âu

Nhìn sang Châu Âu, cây bút Dominique Moisi giải thích trên nhật báo Les Echos "Vì sao bà Angela Merkel phải tiếp tục là người đứng đầu nước Đức". Theo tác giả, tuy vị thế thủ tướng Đức có yếu đi do thất bại trong việc lập liên minh cầm quyền, nhưng bà Merkel vẫn phải là lãnh đạo nước Đức, vì tương lai Châu Âu chịu ảnh hưởng lớn vào điều này.

Lần đầu tiên kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, nước Đức mới bị một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng thấy. Việc các đảng chính trị không thỏa thuận được để lập chính phủ liên minh, tuy là điều bình thường với các láng giềng Châu Âu, nhưng trường hợp nước Đức thì khác hẳn. Ít nhất là do ba nguyên nhân : vị thế của Đức tại Châu Âu, vai trò của bà Angela Merkel, và vấn đề lịch sử.

Theo tác giả, thất bại của bà Merkel là bài học cho việc đặt đạo đức lên trên chính trị. Khi mở cửa nước Đức cho một triệu di dân Hồi giáo, bà Angela Merkel đã tự đóng lại cánh cửa cho nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư. Chỉ có một nhân vật có thể cứu vãn được tình thế, đó là tổng thống Stenmeier, tuy lâu nay chỉ đóng vai trò tượng trưng, nay lại mang ý nghĩa chính trị to lớn.

Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, cột trụ cho sự ổn định của mô hình dân chủ, trong thời buổi Brexit và Trump, cần phải đứng vững, vì một Châu Âu tốt đẹp hơn. Người Đức có thể dửng dưng với số phận của Angela Merkel, nhưng các nước Châu Âu thì không thể.

Iran mở rộng ảnh hưởng tận Đại Tây Dương

Còn tại Trung Đông, Le Figaro cho biết "Iran áp đặt sự tăng trưởng của phe Shia". Thông qua các lực lượng dân quân Shia, Tehran đã thiết lập được vùng ảnh hưởng kéo dài đến tận Đại Tây Dương.

Tờ báo cho rằng có một "trước và sau Abu Kamal". Thành phố cuối cùng của Syria nằm trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daesh, IS) dọc theo dòng sông Euphrates chạy dài theo biên giới Iraq, vào giữa tháng 11 đã được quân của Assad tái chiếm cùng với các đồng minh Vệ binh Cách mạng Iran, dân quân Shia của Lebanon và Iraq. Lần đầu tiên kể từ khi Cộng hòa Hồi giáo Iran được thành lập năm 1979, đã hình thành được một hành lang nối liền Tehran với Baghdad, Damascus và Beirut. Dân quân Kurdistan, đồng minh Mỹ ở miền bắc Syria đã cố chận bước nhưng không thành công.

Tuy là thiểu số đối với Hồi giáo thế giới nhưng chiếm đa số ở Irak, người Shia đã nắm lại quyền từ sau cuộc chiến do ông Bush tiến hành, và người kế nhiệm Obama từ chối hỗ trợ quân nổi dậy Sunni vốn cố gắng lật đổ Assad từ năm 2011. Trong cuộc chiến tại các nhà nước yếu kém này, mô hình Iran tỏ ra rất hiệu quả, dựa trên lực lượng dân quân đôi khi còn mạnh hơn quân đội chính quy. Tehran dệt nên một mạng lưới chân rết địa phương, nên có thể kiểm soát mà không cần đổ quân ồ ạt tại thực địa.

Trong bài xã luận mang tên "Trò chơi lớn phương Đông", Le Figaro nhận định phương Tây hầu như đã để mặc cho Iran tự do hành động ở Syria. Bên cạnh trục Iran-Iraq-Syria, quân Hezbollah tung hoành ở Lebanon và tại Yemen, quân nổi dậy Houthis thách thức Riyad. Tehran theo hệ phái Shia có hẳn một dây chuyền vừa mang tính tôn giáo, vừa quân sự và chính trị để ra mệnh lệnh. Ngược lại hệ phái Sunni thì tản mác như rắn không đầu. Trong bối cảnh đó, nước Pháp tìm kiếm một giải pháp dung hòa, và vụ đưa thủ tướng Lebanon Saad Hariri ra khỏi Saudi Arabia là một bước khởi đầu, để tránh cho Lebanon không bị rơi vào vòng xoáy.

Tàu ngầm Argentina mất tích do quân đội kém trang bị ?

Về số phận chiếc tàu ngầm San Juan của Argentina mất tích cùng với 44 thủy thủ, Les Echos cho biết ngân sách èo uột của quân đội được cho là thủ phạm.

Chỉ chiếm có 1,07% tổng sản phẩm nội địa, ngân sách quốc phòng Argentina ngày càng chiếm vị trí hết sức khiêm tốn. Nỗi ám ảnh do thời kỳ độc tài quân sự (1976-1983) để lại với 30.000 người mất tích, và những thiệt hại trong cuộc chiến Malouines (Falklands) 1982 với Anh quốc, đã khiến Argentina tiến hành giải trừ quân bị từ thập niên 1990. Hiện nay, trên 80% ngân sách của quân đội được dùng để trả lương và lương hưu, chỉ có gần 5% để mua trang thiết bị.

Tờ báo La Nación có được nhiều báo cáo nội bộ, hôm Chủ Nhật 26/11 tiết lộ có những bất thường trong việc mua bình điện cho tàu ngầm đã được cảnh báo. Giáo sư Sergio Eissa, trường đại học Buenos Aires nhận định : "Sự kiện vừa qua không có gì bất ngờ, mà điều đáng ngạc nhiên là sao không xảy ra sớm hơn". Theo ông : "Argentina đang đối mặt với nghịch lý : làm thế nào một quốc gia có thể có sức nặng trên trường quốc tế nếu không có được một quân đội xứng tầm ?".

Cho đến nay, chính phủ vẫn từ chối nhìn nhận cái chết của thủy thủ đoàn chiếc San Juan, và mở rộng tìm kiếm. Hiện đã có 4.000 người tham gia với sự hỗ trợ của 12 quốc gia. Nữ dân biểu Elisa Carrió thuộc liên minh trung hữu cầm quyền thẳng thắn : "Tôi xin nói điều mà chính quyền không thể nói : tất cả chắc đều đã chết".

Thuốc ung thư, bạo hành phụ nữ, Trung Đông, Rohingya : Tựa chính báo Pháp

Đề tài chính của nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay tập trung cho "Y tế : Quỹ an sinh tấn công vào giá trị phát minh". Giúp cho một lượng bệnh nhân ngày càng lớn có được thuốc trị ung thư mới mà không bị thâm hụt quá nhiều, đó là mục tiêu của Quỹ an sinh xã hội Pháp. Sau sáu tháng thương lượng, cơ quan này đã đạt được thỏa thuận về giá cả hai loại thuốc mới, tuy hiệu quả nhưng rất đắt tiền, hy vọng kềm được số chi khoảng 600 triệu euro một năm cho hai dược phẩm mới này.

Cũng trên lãnh vực xã hội, Libération quan tâm đến "Trẻ em nghèo, trường học ở tuyến đầu". Trước cảnh nghèo khổ của một số học sinh, các thầy cô giáo cố gắng giúp đỡ các em chỗ ở, thức ăn…

Le Mondedành chủ đề cho "Bạo hành tình dục, cú sốc toàn thế giới". Nhân Ngày thế giới đấu tranh chống bạo lực đối với phụ nữ, tờ báo điểm qua tác động vết dầu loang từ vụ Weinstein ở Hollywood, nay đã lan ra rất nhiều nước, với hàng loạt tố cáo không chỉ trong ngành giải trí mà cả truyền thông và chính trị.

Le Figaro nhìn sang vùng Trung Đông, chạy tựa trang nhất : "Lebanon, Syria, Iraq : Iran đã mở rộng tầm ảnh hưởng như thế nào". Iran đã trở thành một cường quốc khu vực mà ảnh hưởng trải dài từ biên giới Afghanistan cho đến Đại Tây Dương. Sự đối địch với Saudi Arabia làm khu vực Trung Đông thêm rạn nứt.

La Croix "Đến với người Rohingya, dân tộc vô tổ quốc". Nhân sự kiện Giáo hoàng Francis đến Miến Điện sáng nay, nhật báo công giáo đăng bài phóng sự về sắc dân thiểu số mà số phận đang được quốc tế quan ngại.

Thụy My

Published in Châu Á

Bắc Kinh - Vatican : Xích lại gần nhau qua nghệ thuật (RFI, 22/11/2017)

Bắc Kinh và Vatican đang kiến tạo phương thức ngoại giao mới, "Ngoại giao nghệ thuật" để xích lại gần nhau. Tử cấm thành và Bảo tàng Vatican mùa xuân này sẽ trao đổi mỗi bên khoảng bốn chục tác phẩm nghệ thuật để trưng bày. Sự kiện này nằm trong nỗ lực từng bước bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Tòa Thánh La Mã, đã bị cắt đứt từ năm 1951.

francis1

Chính sách "ngoại giao nghệ thuật" được giáo hoàng Francis thúc đẩy, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Reuters

Thông tín viên Olivier Bonel tại Roma tường trình :

"Người ta đã biết "ngoại giao gấu trúc" như là đòn bẩy đối ngoại cổ xưa của Trung Quốc. Người ta cũng đã từng biết đến "ngoại giao bóng bàn" với Mỹ dưới thời tổng thống Richard Nixon. Giờ đây, trong quan hệ giữa Vatcan và Bắc Kinh, đến lượt "ngoại giao nghệ thuật", như đã được bà Barbara Jatta, giám đốc bảo tàng Vatican, nhắc đến hôm qua (21/11)

Mối quan hệ ngoại giao đã được thúc đẩy dưới triều Giáo hoàng Francis, nay đang được cụ thể hóa bằng các trao đổi văn hóa như vậy. Ngay tháng ba tới, bốn mươi tác phẩm nghệ thuật của Vatican sẽ được trưng bày trong khu Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Sau đó các tác phẩm sẽ làm một vòng triển lãm ở 3 thành phố của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải.

Tại Roma, bộ phận dân tộc học của Bảo tàng Vatican cũng sẽ nhận được khoảng bốn chục di vật khảo cổ đến từ đế chế Trung Hoa.

Cho dù quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh La Mã và Bắc Kinh vẫn bế tắc, nhất là trên vấn đề bổ nhiệm các giám mục, Vatican vẫn muốn củng cố "quyền lực mềm" trong ngoại giao văn hóa.

Cách đây đúng một năm, nhân dịp khánh thành khu biệt thự Castel Gandolfo của Tòa Thánh, nhiều nhạc công Trung Quốc đã tới để biểu diễn. Chủ đề của buổi hòa nhạc đó là : "Vẻ đẹp quy tụ chúng ta".

Anh Vũ

********************

Giáo Hoàng gặp chỉ huy quân đội Myanmar và người tị nạn Rohingya (VOA, 22/11/2017)

Giáo Hoàng Francis s gp ch huy quân đi Myanmar khi đến nước này, và sau đó gp người t nn Rohingya khi ông đến Bangladesh. Hai chương trình này được b sung vào phút cui trong lch trình chuyến thăm ca nhà lãnh đo Công giáo La Mã đến hai nước Ðông Nam Á vào tun ti, Reuters dn ngun tin Vatican cho biết hôm 22/11.

francis2

Giáo Hoàng Francis s gp c hai phía : quân đi Myanmar và người Hi giáo Rohingya trong chuyến công du tun ti.

Phát ngôn viên của Vatican, ông Greg Burke, nói với các phóng viên rng Giáo Hoàng s gp riêng người đng đu quân đi Myanmar ti Tòa Giám mc Yangon.

Ông cho biết thêm rng "mt nhóm nh" người t nn Rohingya s có mt trong mt cuc hp liên tôn vì hòa bình ti th đô Dhaka ca Bangladesh vào chiu th Sáu, 1/12.

Cả hai s kin đu không nm trong lch trình ban đu ca chuyến đi t ngày 26/11 đến ngày 2/12 ca Giáo Hoàng Francis.

Khoảng 600.000 người t nn Rohingya t bang Rakhine, min bc Myanmar, đã chy sang Bangladesh lánh nạn sau khi xy ra cuc trn áp ca quân đi Myanmar, mà Liên Hip Quc gi là "thanh lc sc tc".

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2