Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo truyền thuyết, cách nay hơn 4000 năm, vua Nghiêu và vua Thuấn đã nghĩ ra môn cờ vây để giáo huấn những vị hoàng tử còn thiếu chín chắn. Giờ đây, người ta thường có xu hướng diễn giải dự án "Một vành đai Một con đường – BRI" như là một phần của ván cờ vây với phương Tây.

bri11

Bản đồ kế hoạch Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. Ảnh minh họa 

Cờ vây hay cờ tướng ?

Bản thân cái tên bằng tiếng Hoa "Yi Dai Yi Lu" (Nhất Đới Nhất Lộ) có nghĩa là "Một Vành Đai, Một Con Đường" cũng đã nói lên điều đó. Khác với môn cờ tướng, mục đích của cờ vây là làm thế nào vây hãm nhưng vẫn để lại một khoảng không gian cho đối phương.

Tính chất thời gian dài hạn cũng phù hợp với lô-gic của một phần cờ vây hơn là cờ tướng : một trận đấu chiến lược trong một không gian địa lý cụ thể với những cuộc chinh phục lãnh thổ, thị trường, nguồn nguyên liệu và nhất là công nghệ mà Trung Quốc tuyệt đối cần đến. Tầm nhìn này dành ít chỗ cho sự hợp tác. Rõ ràng, đây chính là quan điểm của Mỹ hiện đang xem Trung Quốc như là một đối thủ chiến lược.

Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IRIS) trên tờ Diplomatie (số ra tháng 11-12/2019) đặt câu hỏi : Liệu người ta có thể hình dung ra một kịch bản chiến lược khác hay không ? Như ý tưởng về một cuộc chơi mà đôi bên cùng có lợi chẳng hạn ?

Tại Bắc Kinh, người ta đưa ra giải thích như vậy. Ngoài ra còn có luận điểm "không chấp nhận Mỹ hoặc Trung Quốc chiếm ưu thế". Trò chơi đa cực này, như mong muốn của Pháp, thật ra đã được ghi trong học thuyết chính thức của Bắc Kinh : Đó chính là một "Cuộc Mặc Cả Mới" toàn cầu dựa trên một sự tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy nhờ vào những cơ sở hạ tầng tại những nước đang phát triển.

Tuy nhiên, một cuộc chơi đa cực đòi hỏi phải có một số điều kiện cân bằng và do vậy dẫn đến một "trò chơi chiến lược" với Bắc Kinh, dù có mang tính hợp tác hay là không. Ví dụ, người ta biết là Ấn Độ phản đối mạnh mẽ BRI mà nước này xem như là một mối đe dọa tại những nước lân cận của mình do tương quan lực lượng bất cân xứng.

Ba mươi sáu kế

Từ góc nhìn này, nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Joseph Boillot đặt tiếp một câu hỏi : Vậy chúng ta có thể giải mã thế nào trò chơi chiến lược của Bắc Kinh hiện nay ?

Theo ông, trước hết chúng ta có thể xuất phát từ một giả thuyết đơn giản như sau : Giới chức lãnh đạo Trung Quốc đã được đào tạo theo khuôn mẫu, theo đó, những luận đề chiến lược cổ điển nắm giữ một vai trò chủ đạo. Nhưng thay vì tìm cách miêu tả các ý đồ "tiên quyết" như đối tượng nghiên cứu của Binh Pháp Tôn Tử, người ta có thể dựa vào "Tam thập lục kế - 36 kế sách", chú trọng đến mưu kế hơn và do vậy cho phép giải mã sau khi các hành vi "được tiết lộ".

Được tìm thấy một cách tình cờ năm 1939 tại một ngôi chợ ở miền bắc Trung Quốc, luận đề 36 kế sách đã được Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân công bố năm 1961 và được sử dụng rộng rãi trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976), giai đoạn mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay mới chập chững bước vào hoạt động chính trị.

Ba mươi sáu kế được phân chia trong 6 tình huống : thắng chiến kế, địch chiến kế, công chiến kế, hỗn chiến kế, tịnh chiến kế và bại chiến kế. Vậy những loại mưu kế nào và những "trò chơi" nào đã được Bắc Kinh ngầm áp dụng trong trường hợp dự án "Một vành đai Một con đường" ?

Điều gây nhiều ngạc nhiên là cả trên phương diện tuyên truyền lẫn trong việc thực thi dự án này, Bắc Kinh áp dụng ít nhất là khoảng hai chục trong số 36 kế sách, cụ thể là toàn bộ 18 chước trong tình huống thắng chiến kế, công chiến kế và địch chiến kế. Ngược lại, trong tình huống hỗn chiến kế hoặc tịnh chiến kế, Bắc Kinh chỉ áp dụng một nửa các kế sách và cho đến lúc này, không áp dụng kế sách nào trong tình huống bại chiến kế.

Mưu kế thứ 36

Câu hỏi chính còn lại là chước thứ 36 nổi tiếng : "Tẩu vi thượng kế". Kế sách này lại phù hợp với nghịch lý được kinh tế gia Patrick Artus nêu lên trong một bài viết mang tính khiêu khích gần đây đề tựa : "Mô hình kinh tế ʺtự cung tự cấpʺ mới của Trung Quốc : Đâu là những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu ?".

Trên thực tế, tất cả các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy có một sự co cụm theo hướng tự cung tự cấp từ vài năm nay, dù rằng BRI thường xuyên được diễn giải như là một cuộc chinh phục thế giới của đế chế Trung Hoa. Chắc chắn người ta có thể phỏng đoán rằng đây chỉ là một sự nghịch lý. Thế nhưng, trong trường hợp dự án BRI thất bại, hay bị phản đối mạnh mẽ, Bắc Kinh đã có sẵn một chiến lược thoái lui, cũng giống như triều đại nhà Minh ở thế kỷ XV khi cho triệu hồi hạm đội danh tiếng của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) và quyết định đóng cửa Đế chế.

Cuối cùng tác giả kết luận, dù việc thoái lui hiện nay dường như ít có khả năng xảy ra, thì trong mọi trường hợp, kế thứ 36 này cho phép củng cố vị thế thương thuyết của Bắc Kinh trong một "cuộc chơi" hoàn toàn mở rộng, hoặc ít ra là chiếu theo chiến lược cổ xưa này.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/12/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 21 octobre 2019 21:08

Kim Jong-un cưỡi bạch mã

Tiên đoán thông điệp của Bình Nhưỡng qua hình ảnh Kim Jong-un cưỡi bạch mã

Ngày thứ Ba 15/10/2019, truyền thông Bắc Triều Tiên đăng tải một loạt ảnh cho thấy cảnh lãnh đạo Kim Jong-un cưỡi bạch mã trên núi Paektu. Theo nhận định của giới chuyên gia Pháp được France 24 trích dẫn, chiến dịch tuyên truyền rầm rộ này thường báo hiệu một thông báo quan trọng mới của chế độ.

kim0

Lãnh đạo Kim Jong-un cưỡi bạch mã trên núi huyền thoại Paektu ngày 16/10/2019 (Ảnh do KCNa công bố) STR / KCNA VIA KNS / AFP

Khi cho công bố chùm ảnh Kim Jong-un cưỡi bạch mã, hãng thông tấn KCNA trong thông cáo nhấn mạnh : "Hành động cưỡi ngựa đi dạo trên núi Paektu là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Triều Tiên". Còn truyền thông phương Tây đều có cùng một nhận định, sự dàn cảnh này rất có thể là một tín hiệu báo trước sắp có "một thông báo quan trọng trong những ngày sắp tới" theo như bình luận của tờ The Guardian.

Đỉnh Paektu, biểu tượng hàng đầu

Tuy nhiên, kênh truyền hình Pháp France 24 nhìn nhận, đối với một nhà quan sát bên ngoài, nếu không muốn bị trở thành cỗ máy tuyên truyền cho chế độ, thì quả thật khó có thể hiểu được ý nghĩa của cuộc đi dạo cưỡi ngựa vui thú điền viên này. Tuy nhiên, mỗi một chi tiết của chiến dịch tuyên truyền này hàm chứa nhiều tham chiếu trong huyền thoại do chế độ tạo ra.

Ý nghĩa hiển nhiên nhất là việc lên núi Paektu. Trả lời câu hỏi của France 24, Antoine Bondaz, chuyên gia về Bắc Triều Tiên, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) lưu ý, giáp biên giới với Trung Quốc, ngọn núi này, đỉnh cao nhất của bán đảo Triều Tiên (2.744 m), "là cội nguồn trong tưởng tượng dân gian bởi vì đây chính là nơi sinh ra Đàn Quân, vị vua sáng lập ra nước Triều Tiên".

Triều đại nhà họ Kim luôn tìm cách thiết lập một sự liên hệ biểu tượng với dòng dõi Đàn Quân thông qua hình ảnh ngọn núi này. Do vậy, Antoine Bondaz giải thích rõ : "Kim Jong-un chính thức được sinh ra trên núi Paektu và ông từng là đại diện được khu vực núi Paektu bầu lên".

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã đến thăm nơi này ba lần. Những lần đi thăm như vậy đều tạo ra một đợt tuyên truyền rùm beng và trùng khớp với một quyết định chính trị quan trọng. Năm 2018, Kim Jong-un đặc biệt dẫn tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In lên núi Paektu nhân cuộc thượng đỉnh lịch sử giữa hai miền Triều Tiên. Một năm trước đó, lãnh đạo họ Kim cũng cho chụp ảnh ở đó không lâu sau vụ bắn thử tên đạn đạo tầm xa.

Hình ảnh con ngựa gợi nhắc lại một quá khứ huyền thoại

Thế nhưng chưa bao giờ ông cưỡi ngựa đi đến đó. Ở đây, chi tiết này cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên. Antoine Bondaz cho rằng "biểu tượng hình ảnh này chủ yếu muốn nhắc đến Đông Minh Vương (Tongmyong – hay còn được gọi là Go Jumong, tức Cao Chu Mông), vị vua sáng lập Cao Câu Ly (Goruryeo)".

King Tongmyong's Mausoleum - Ryongsan-ri, Rhyokpho District, Pyongyang city  Located in the suburbs of Pyongyang.  North Korea      Verhalen uit het leven van King Tongmyong    King Dongmyeong of Goguryeo (58 BC – 19 BC, r. 37 BC – 19 BC) which literally

Đông Minh Vương (Tongmyong – hay Go Jumong, tức Cao Chu Mông), vị vua sáng lập Cao Câu Ly (Goruryeo)

Được thành lập vào thế kỷ thứ I, trước công nguyên, giai đoạn này biểu tượng cho một bán đảo thống nhất, thoát khỏi ảnh hưởng của các thế lực ngoại bang. Đông Minh Vương thường xuyên xuất hiện bên cạnh một con ngựa trắng và trong huyền thoại, ông thậm chí còn cưỡi cả ngựa thần mầu trắng.

Chuyên gia Bondaz nhấn mạnh trong truyền thống Bắc Triều Tiên, ngựa "còn là biểu tượng của sự tinh tế và thuần khiết của các nhà lãnh đạo. Trung tâm huấn luyện cưỡi ngựa Mirim, ở Bình Nhưỡng, còn mở cả một bảo tàng chỉ dành để nói về nghệ thuật cưỡi ngựa" của gia đình họ Kim.

Còn nhiều tham chiếu khác nữa gắn liền với người Bắc Triều Tiên. Nhà nghiên cứu thuộc FRS phân tích : "Do vậy, trước hết đây còn là một thông điệp quan trọng vì những lý do chính trị nội bộ, nhắn gởi đến đảng và người dân. Kim Jong-un nhắn nhủ họ rằng ông đến hấp thụ sức mạnh từ núi Paektu bằng cách tái hiện chế độ trong dòng lịch sử lâu đời của đất nước để có thể đưa ra và thông báo những quyết định quan trọng."

Thông báo kinh tế hay là chính trị ?

Những hình ảnh này sẽ được dùng để chuẩn bị tinh thần cho cả trong lẫn ngoài nước. Truyền thông phương Tây đã nhanh nhẩu đề cập đến khả năng thông báo việc nối lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Laura Bicker, thông tín viên của BBC ở Seoul dự đoán : "Các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đang ở điểm chết và Donald Trump hiện đang có nhiều mối lo khác đeo bám ông, điều này rất có thể sẽ đẩy ông Kim Jong-un đến việc xem xét lại quyết định ngưng các vụ thử quân sự".

Chuyên gia Bắc Triều Tiên, Antoine Bondaz, không loại trừ khả năng này, nhưng ông cũng thử đưa ra một số dự án ít hiếu chiến hơn như "một sáng kiến không gian hay mở các khu tổ hợp du lịch mới năm 2020". Còn ông Vipin Narang, chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại Viện Công Nghệ Massachsetts (MIT) giải thích với tờ nhật báo Japan Times rằng Bình Nhưỡng rất có thể thử đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, "điều này có vẻ ít gây hấn hơn là một chiếc tên lửa, đồng thời chứng tỏ rằng đã làm chủ được công nghệ ở một cấp độ nào đó".

Phát triển du lịch đã trở thành một thách thức kinh tế quan trọng đối với Kim Jong-un. Việc mở cửa lại vùng núi Kim Cương – sát biên giới với Hàn Quốc – là một trong những chủ đề thương lượng với Hoa Kỳ. Khu du lịch đặc biệt này đã bị đóng cửa vào năm 2008 sau vụ một du khách Hàn Quốc bị một binh sĩ Bắc Triều Tiên bắn chết vì đã bất cẩn phiêu lưu vào vùng cấm. Chế độ Bình Nhưỡng còn cho xây dựng một khu tổ hợp du lịch bao la tại trấn Samjiyon, nằm trong vùng núi Paektu.

Cuối cùng, Antoine Bondaz kết luận việc bộ máy tuyên truyền không cho biết rõ chi tiết về bản chất của những quyết định sắp tới "cho phép Kim Jong-un có được một sự linh hoạt nào đó về những điều ông sắp thông báo". Và như vậy, lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ để ngỏ khả năng ra các quyết định tùy theo sự tiến triển của các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 21/10/2019

Published in Diễn đàn

Trong hai ngày cuối tuần 12 và 13/10/2019, "World Policy Conference" diễn ra tại Marrakesh, Morocco. Nhìn lại tình hình thế giới trong năm qua, giới chuyên gia địa chính trị không mấy lạc quan cho rằng viễn cảnh địa chính trị năm 2020 chẳng khác gì như mấy "quả lựu đạn đã rút chốt".

20201

Joe Biden, Donald Trump hay người nào khác sẽ đọc diễn văn nhậm chức tại Capitol vào tháng Giêng năm 2021 ? Scott Eisen/Getty Images/AFP

Nhật báo kinh tế Les Echos số ra cuối tuần 11/10/2019 khẳng định "khó có thể hình dung được một quang cảnh quốc tế lắng dịu hơn trong những tháng sắp tới". Những ổ xung đột liên tiếp nổ ra, trong các định chế, ở ngoài biên giới và sắp tới đây có thể cả trên thị trường tài chính.

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc – về thuế quan và công nghệ - có thể chạm đến những đỉnh điểm mới. Thế giới sẽ tái tổ chức ra sao xung quanh hai người khổng lồ của hành tinh ? Nhưng có một điều chắc chắn là khi chứng kiến những gì diễn ra trong năm qua, từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cách đối xử của Hoa Kỳ đối với các đồng minh, và nhất là thái độ quay ngoắt của Mỹ với người Kurdistan tại Syria, "sẽ không còn ai tin tưởng vào Hoa Kỳ nữa" như lưu ý của ông Thierry de Montbrial, sáng lập viên "World Policy Conference" với nhật báo kinh tế. Trong bối cảnh này, Les Echos đưa ra những dự phóng về tình hình chính trị tại một số quốc gia trong năm 2020. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu tóm lược.

***************

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ : Những thách thức nội bộ là ưu tiên

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ là tâm điểm thời sự. Joe Biden, Donald Trump hay một người nào khác sẽ đọc diễn văn nhậm chức tại Capitol vào tháng Giêng năm 2021 ? Không ai đoán được. Bởi vì, chính trị là một ngành khoa học còn khó dự báo hơn là kinh tế. Cuộc bầu cử năm 2016 vẫn còn là một bài học đáng ghi nhớ. Việc ông Donald Trump đắc cử đã đi ngược với mọi dự đoán.

Dù vậy, theo Les Echos, điều có thể tiên đoán được là chương trình vận động của mỗi bên. Donald Trump, dù đang phải đối mặt với thủ tục luận tội và phế truất, vẫn sẽ ra tái tranh cử nhiệm kỳ hai. Vốn ít thiên về đối đầu quân sự với các nước thù nghịch và cũng không hào hứng với chủ nghĩa đa phương, Donald Trump sẽ phải tập trung vào tình hình chính trị trong nước, trong những tháng sắp tới. Vừa để đối phó với các đối thủ, vừa quảng bá cho chương trình hành động 2020 của ông với một dòng khẩu hiệu ngắn gọn : "Keep America Great".

Phe Dân chủ không khá gì hơn, bị chia rẽ giữa một bên là sự trung thành với di sản Barack Obama (mà Joe Biden, Pete Buttingieg hay Kamala Harris là những đại diện) với bên kia là xu hướng cải cách, đi đầu là Bernie Sanders và ngôi sao đang lên Elizabeth Warren.

Trong cuộc đua này, các chỉ số về kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng là 2% trong quý II/2019) và thất nghiệp (3,5%, mức thấp nhất trong lịch sử) sẽ là một trong những yếu tố quyết định quan trọng. Tuy nhiên, mức tăng thu nhập và giảm tỷ lệ nghèo không ngăn cản được đà tăng bất bình đẳng. Nhiều dấu hiệu trì trệ cũng đang hiện rõ vì các nhà đầu tư và doanh nghiệp lo ngại về những hệ quả cuộc thương chiến do Donald Trump khởi xướng chống lại Trung Quốc.

Chống Bắc Kinh : Hồng Kông dùng bạo lực, Đài Loan qua lá phiếu

Tại Châu Á, Hồng Kông soán ngôi của Bắc Triều Tiên trở thành tâm điểm thời sự chính. Les Echos đặt câu hỏi : "Hồng Kông có thể thách thức chính quyền trung ương Bắc Kinh cho đến lúc nào ?"

Ngọn lửa âm ỉ dưới đống tro từ bao lâu nay, ít nhất là từ năm năm qua, kể từ khi nổ ra phong trào Dù Vàng năm 2014. Bắc Kinh lâu nay "bịt tai" trước những phong trào đòi Dân chủ, không ngừng lớn mạnh, để rồi giờ đây bị dồn vào chân tường, đối mặt với làn sóng bạo động chưa từng có.

Tuy quen tay trấn áp các phong trào phản đối của người dân, nhưng nay Bắc Kinh tìm cách tránh dùng "vũ lực" với người biểu tình Hồng Kông. Bởi vì, một cuộc trấn áp sẽ làm xấu đi mãi mãi hình ảnh của Trung Quốc.

Thông điệp của giới trẻ Hồng Kông đưa ra rất rõ ràng : Từ chối sự kiểm soát của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ nhỏ bé, từng là thuộc địa của Anh Quốc đến tận năm 1997. Phong trào phản kháng này đã tìm được một tiếng vang tại Đài Loan, vốn dĩ có cùng một vấn đề nhạy cảm. Dù chưa hẳn nằm trong vòng kềm tỏa của Trung Quốc, nhưng người dân và vị nữ tổng thống đảo Đài Loan đang mơ ước đến một nền độc lập.

Thế nhưng, đối với chế độ cộng sản, Hồng Kông cũng như Đài Loan đều là một phần của Trung Quốc. Vậy nên, không có chuyện đàm phán. Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ diễn ra vào tháng Giêng 2020 và bà Thái Anh Văn rất có thể tái đắc cử.

Do đó, một mặt, Bắc Kinh sẽ lại cho người chen chân vào các chiến dịch tranh cử, phát tán tin giả trên các trang mạng xã hội giống như kỳ bầu cử địa phương, và đưa ra nhiều thông điệp tuyên truyền. Mặt khác, Trung Quốc hạn chế tầm ảnh hưởng của Đài Loan trên trường quốc tế một cách bài bản, qua việc tước đoạt của hòn đảo này các ủng hộ ngoại giao và không cho Đài Bắc tham gia vào các định chế quốc tế.

Thế nhưng, thời thế đã thay đổi. Cái thời dễ dàng hăm dọa Hồng Kông và Đài Loan đã qua. Những làn sóng phản kháng cho dù có bị nhấn chìm một lần nữa rồi cũng sẽ trồi lên ở chỗ khác. Bắc Kinh càng chờ đợi, thì cái giá phải trả để tìm kiếm một cơ sở đối thoại sẽ càng đắt.

Liên Hiệp Châu Âu : Dàn lãnh đạo mới, những thách thức mới

Nhìn sang Châu Âu, năm 2020 báo hiệu nhiều sóng gió cho Liên Hiệp Châu Âu. Ủy Ban Châu Âu mới do cựu bộ trưởng quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen lãnh đạo, sẽ phải đối mặt với nhiều hồ sơ lớn với những mục tiêu đầy tham vọng : Khí hậu, Kỷ nguyên kỹ thuật số và Duy trì một mô hình công nghiệp tại Châu Âu.

Tuy nhiên, vừa mới thành lập, đối đầu đã nổ ra giữa các nhóm chính đảng tại Nghị Viện. Việc các nghị sĩ Châu Âu không chấp nhận ứng viên Sylvie Goulard của Pháp đảm trách vị trí ủy viên Châu Âu phụ trách Thị trường Nội địa báo trước một thời kỳ mới trong hoạt động của Nghị Viện Châu Âu và mối quan hệ của định chế này với Ủy Ban Châu Âu.

Bộ đôi truyền thống giữa nhóm đảng bảo thủ và nhóm đảng cánh tả xã hội Dân chủ, vốn hoạt động nhịp nhàng để cùng tồn tại, thì nay được thay bằng một sự cạnh tranh giữa 4 nhóm đảng, có nguy cơ dẫn đến những cuộc đối đầu dữ dội.

Trong các lần biểu quyết, các liên minh để có được đa số sẽ biến chuyển liên tục và khó đạt được hơn, vào lúc Châu Âu sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khẩn cấp nhất trong lịch sử của khối.

Sau Brexit : Vương Quốc Anh cần một bình dưỡng khí

Vương Quốc Anh sẽ làm gì một khi rời Liên Hiệp Châu Âu ? Tại Luân Đôn, một số người lạc quan cho rằng việc đầu tiên là phải tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với các nước khác, đứng đầu là Hoa Kỳ. Đơn độc, tiếng nói của Anh Quốc sẽ có ít trọng lượng trong các cuộc đàm phán nhưng trong nhãn quan những người này, nước Anh sẽ được linh hoạt hơn. Một số người khác thì nghĩ đến việc biến Vương Quốc Anh thành một "Singapore tại Châu Âu", với những chính sách thuế khóa ưu đãi hơn và những quy định mềm dẻo hơn để thu hút đầu tư.

Thế nhưng, hành trình để đạt được những mục tiêu đó cũng lắm chông gai. Các cuộc đàm phán dài hơi với Bruxelles để có được một cuộc Brexit thật sự có nguy cơ để lại nhiều chấn thương. Trước hết là ở ngay trong nước. Brexit là một thử thách đau đớn làm cho đất nước cũng như hai chính đảng lớn bị chia rẽ.

Tiếp đến là trong quan hệ với các đối tác lớn. Cuộc thương thuyết đầy khó khăn trong hồ sơ Brexit càng làm gia tăng mối ngờ vực giữa Luân Đôn và Bruxelles. Mối "quan hệ đặc biệt" với Mỹ đang nuôi dưỡng nhiều hy vọng, nhưng nước Anh có nguy cơ đối mặt với thực tế phũ phàng khi các cuộc thương lượng song phương đi vào những chủ đề chính.

Chủ nhân Nhà Trắng đầu tháng Sáu năm 2019 từng bắn tweet rằng "có thể có một thỏa thuận thương mại sau khi Vương Quốc Anh được tháo xích. Chúng ta có thể làm được gấp hai hay gấp ba lần như hiện nay". Tuy nhiên, một số nhà quan sát nghi ngờ về khả năng hai nước gia tăng các trao đổi thương mại đến mức này. Tầm mức của thỏa thuận với Mỹ phần lớn lệ thuộc vào mối quan hệ mà Anh Quốc sẽ duy trì với 27 nước còn lại.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 15/10/2019

Published in Diễn đàn

Mùa hè đến, hàng triệu người lại di chuyển để đi khám phá các vùng miền hay những quốc gia khác nhau. Du lịch đại chúng có thể đem lại điều tốt nhất như tạo ra hàng triệu việc làm nhưng cũng có thể mang lại điều tệ hại nhất : Tàn phá môi trường những nơi họ đi qua. Ví dụ điển hình là trường hợp vịnh Hạ Long tại Việt Nam.

halong1

Non nước vịnh Hạ Long "tràn ngập" các thuyền chở khách du lịch. Wikimedia Commons.

Du lịch bãi biển : Nguồn gốc ô nhiễm hàng đầu

Giữa biển cả mênh mông và núi xanh trùng điệp, các bãi biển lấp lánh nắng vàng vẫn luôn là những điểm đến ưa thích của hàng triệu du khách. Không gì thích thú bằng ngả mình phơi nắng trên cát trắng, hay vui đùa cùng trẻ nhỏ trên những bãi cát vàng, còn nam thanh nữ tú thì ngâm mình trong làn nước biển ấm áp. Nhưng khi nắng tắt, bãi biển xinh đẹp thơ mộng lại là những bãi rác khổng lồ.

Do vậy, ngày 20/06/2019, tổ chức phi chính phủ Eco Union, hợp tác cùng với Viện Phát triển Bền vững và Quan hệ Quốc tế (IDDRI), trong một báo cáo, lên án tình trạng lạm dụng "Du lịch Xanh dương", nghĩa là du lịch bãi biển. Lãnh đạo Eco Union, ông Jeremie Fosse, trên đài RFI khẳng định các hoạt động kinh doanh bãi biển là nguồn ô nhiễm đầu tiên tại các vùng duyên hải.

Ông chỉ trích ngành công nghiệp du lịch bãi biển vì lợi nhuận ngắn hạn phá hỏng cảnh quan và hệ sinh thái môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hệ quả của việc phá hủy môi trường đối với những quốc gia đang đà phát triển, nhưng chưa đủ khả năng tự bảo vệ là rất lớn. Ông Fosse nói :

"Quả thật ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào chất lượng hệ sinh thái, tính đa dạng sinh thái hiện có, sự bảo tồn không gian thiên nhiên. Nhưng rủi thay, du lịch đại chúng gây ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng với việc xây dựng ồ ạt trên các điểm bảo tồn, làm ô nhiễm các vùng biển khi xả rác thải nhựa, thải nhiều khí CO2 do di chuyển bằng máy bay.

Nên biết rằng các vùng duyên hải là những vùng dễ bị tổn hại nhất, mong manh nhất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Bởi vì chỉ cần mực nước biển dâng cao vài cm, nhất là tại những quốc gia không còn đủ khả năng bảo vệ, là điều này có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại khôn lường cho người dân địa phương".

Vịnh Hạ Long : Nạn nhân của sự nổi tiếng

Du lịch bãi biển là nguồn thu nhập cho nhiều quốc gia và người dân địa phương. Toàn cầu hóa đã làm trỗi dậy một tầng lớp trung lưu mới ngày càng đông đúc và có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Tốc độ di chuyển của tầng lớp trung lưu này gia tăng với một nhịp độ "chóng mặt", hệ quả kéo theo là ngành du lịch đại trà nở rộ. Việc làm được tạo ra nhiều hơn, kinh tế phát triển hơn, nhưng cảnh quan và môi trường cũng bị biến đổi nhiều hơn, thậm chí văn hóa và cuộc sống của người dân tại chỗ bị đảo lộn.

Một ví dụ điển hình là vịnh Hạ Long tại Việt Nam, nạn nhân của sự quảng bá thành công, kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới của Nhân loại năm 1993. Là một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất tại Châu Á, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ và hình thù kỳ dị khác nhau nằm rải rác trên gần 1.550 km², vịnh Hạ Long thu hút mỗi ngày từ 5000-15000 lượt khách tham quan tùy theo từng thời điểm. Riêng năm 2018, khoảng sáu triệu du khách ngang dọc vịnh trên hơn 450 du thuyền.

Đâu là hệ quả của hiện tượng du lịch đại trà tại vịnh Hạ Long ? Phóng sự của thông tín viên đài RFI, Julien Trambouze tại chỗ cho thấy vịnh Hạ Long như bị "ngộp thở" vì tình trạng du lịch đại chúng. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là những tòa tháp khách sạn "chọc trời", những khu giải trí bãi biển, một cáp treo và hàng trăm chiếc thuyền nằm dọc theo bờ biển. Tham quan thắng cảnh, chiêm ngưỡng những mỏm đá vôi kỳ ảo, hay những hang động u u minh minh là những gì các du khách ngoại quốc háo hức chờ.

Môi trường bị tàn phá ?

Nhưng sau những chuyến tham quan "kỳ thú" đó, cảm giác để lại cho các du khách là gì ? Với một nam du khách, đó là những khung cảnh "hùng vĩ, vịnh Hạ Long rất đẹp, những mỏm núi đá, những chuyến tham quan, thật sự là rất thú vị !"

Nhưng không phải du khách nào cũng hài lòng. Theo nhiều du khách, Hạ Long có lẽ sẽ còn đẹp hơn nếu không còn những chiếc thuyền chạy bằng máy dầu như nhận xét của nữ du khách : "Chắc chắn là về khía cạnh môi trường, nên có nhiều tiến bộ quan trọng hơn. Bởi vì, ở đây có đến gần 500 thuyền chở khách, do vậy điều quan trọng đầu tiên là nên chạy máy xăng hơn là máy dầu".

Với chính quyền thành phố Hạ Long, du lịch là một nguồn thu quan trọng, nhưng kể từ khi vùng vịnh này trở thành điểm du lịch nổi tiếng cuộc sống của những ngư dân ở đây cũng bị đảo lộn theo. Tại cảng cá, một phụ nữ làm nghề đánh bắt hải sản than thở cùng phóng viên đài RFI rằng kể từ khi vịnh Hạ Long được quy hoạch chỉ dành cho du khách, ngư dân buộc phải đi đánh bắt xa hơn. Nếu vi phạm lệnh cấm, họ có thể bị phạt nặng với mức tiền tương đương với 110-150 euro, và thậm chí có nguy cơ bị tịch thu phương tiện.

Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm. Là thành phố biển du lịch, nhưng Hạ Long cũng là thành phố công nghiệp. Đây là nơi trú ngụ của cảng nước sâu Cái Lân, với 7 cầu cảng và nhà máy hóa lọc dầu. Năm 2018, việc thải nước bẩn trực tiếp từ nhà máy lọc dầu ra biển đã làm ô nhiễm cả một vùng nước, khiến ngư dân phải ngưng các hoạt động đánh bắt vì lệnh cấm.

Một vấn đề khác cũng đang làm xấu đi hình ảnh của vịnh Hạ Long : Đó là tình trạng thải rác bẩn ra vịnh, do các hành vi thiếu ý thức của nhiều du khách, cũng như của người dân địa phương. Một khách tham quan nhận xét : "Chúng tôi thấy một vài rác thải nổi trên biển. Chúng tôi nhìn thấy một chủ tàu đổ những thức ăn hỏng ra biển. Chúng tôi còn thấy cả những vết dầu loang tại một số nơi".

Tình trạng phát triển ồ ạt nhà hàng, khách sạn, du thuyền để có thể phục vụ ngần ấy lượng khách tham quan đang tác động mạnh đến môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Một chủ tầu đưa khách nhìn nhận với phóng viên RFI rằng đội ngũ thu gom rác tại vịnh Hạ Long còn quá ít ỏi so với lượng du khách lui tới mỗi ngày. Và nhất là vấn đề dùng động cơ điện cho các thuyền chở khách vẫn là còn một ý tưởng xa vời đối với nhiều chủ thuyền ở đây.

Du lịch bền vững : một lối thoát ?

Ra khỏi chốn ồn ào, phóng sự của RFI dẫn người nghe đến một nơi khác cách đó không xa, nơi mà thiên nhiên và con người như gần gũi nhau hơn : vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà, điểm đến ưa thích của nhiều du khách Châu Âu, nhất là người Pháp hiện nay. Đơn giản chỉ vì tại đây, phong cảnh còn hoang sơ.

Nhưng với đà phát triển của du lịch tại Hạ Long, một nữ hướng dẫn viên thông thạo tiếng Pháp lo ngại rằng mô hình du lịch sinh thái mà cô đang tổ chức có nguy cơ "phá sản". "Tôi luôn tìm cách tổ chức các tour tham quan ngoài những tụ điểm du lịch quen thuộc. Đầu tiên là ở vịnh Hạ Long, phía bắc Hạ Long. Tôi ở Cát Bà từ 10 năm nay. Tôi e rằng trong vòng 5 năm nữa, với sự phát triển như hiện nay, Cát Bà rồi cũng sẽ trở thành một điểm du lịch thôi !"

Tâm sự cùng phóng viên RFI, một nam du khách sau một vòng tham quan vịnh Lan Hạ đã so vịnh Hạ Long giờ chẳng khác gì những xa lộ lớn tại trời Âu : "Thật ngoài sức tưởng tượng ! Tôi đang tự nhủ đây là một trong những kỳ quan đẹp nhất trong đời tôi. Giữa vùng hạ Sahara và vịnh này, nơi đây quả thật là quá đẹp ! Tôi có thể nói đây là thời khắc duy nhất ! Bởi vì, vịnh Hạ Long giống như những xa lộ vì có quá nhiều người nói đến. Không có cùng một cảnh đẹp, nhưng ta có cảm giác chốn này như chỉ dành riêng cho ta ! Nó có gì đó vừa độc đáo vừa gây ấn tượng mạnh !"

Theo quan điểm của nữ hướng dẫn viên, du lịch sinh thái có trách nhiệm sẽ có lợi cho người dân địa phương hơn là hình thức du lịch đại trà : "Phải nói là du lịch có trách nhiệm, bền vững giúp rất nhiều cho cuộc sống người dân tại đây. Tôi nhận thấy cuộc sống của họ thật sự được cải thiện. Ví dụ như chiếc thuyền đang đi đến đảo kia kìa, hai lần trong ngày họ đến tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân trên đảo. Trước đây, người dân ở đảo họ nghèo lắm, thiếu thức ăn, ngay cả khi bệnh tật họ cũng không có phương tiện nào để đến bệnh viện nhanh nhất !"

Vẫn theo nữ hướng dẫn viên này, du khách nên thay đổi khái niệm du lịch. "Du lịch, chính là sự tiếp xúc với người dân địa phương, hòa nhập với cuộc sống của họ. Tôi chỉ thiết kế những tour đi tự nhiên như thế. Đến gặp dân như là đi thăm người thân. Ngắm cảnh thiên nhiên như về nông thôn, thăm làng quê. Chứ không phải ở đây chỉ để ngắm mặt trời, rồi chụp ảnh người qua kẻ lại như là trong sở thú !"

Minh Anh

Nguồn : RFI, 31/07/2019

Published in Văn hóa

Ngày 01/06/2019, tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quân lực Pháp, bà Florence Parly phát biểu : "Nước Pháp sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu hai lần trong năm". Tuyên bố này còn nhằm khẳng định vị thế của nước Pháp trong "sân chơi các cường quốc hàng hải".

sieucuong1

Hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle. Ảnh chụp ngày 24/04/2019,Wikimedia Commons by by Maj. Joshua Smith.

Thế nào là một "cường quốc hàng hải" ? Khái niệm này có từ bao giờ và có những thay đổi ra sao theo dòng lịch sử ?

Thương mại : Nền tảng định hình "sức mạnh hàng hải" ?

Đây cũng là những câu hỏi mà nhà sử học Trường Hải Quân Pháp, bà Isabelle Delumeau tìm cách giải thích trên tờ Diplomatie (Đối Ngoại). Theo chuyên gia này, khái niệm về "cường quốc hàng hải" đã được Thucydides – nhà sử học và là cha đẻ ngành khoa học lịch sử thời Hy Lạp cổ đại – đề cập đến lần đầu tiên ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên.

Ông nói rằng tính ưu việt của thành Athens thời ấy nằm ở chính điểm này. Và rất lâu sau đó, nước Anh cũng dựa vào chính nguyên tắc trên để khẳng định ưu thế của mình, nên mới có điệp khúc nổi tiếng Britannia rules the waves (tạm dịch là Nước Anh làm chủ đại dương).

Việc được đánh giá là cường quốc hàng hải có một tầm quan trọng rất lớn và cũng không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi phải xem xét lại lịch sử hàng hải từ hàng thế kỷ qua. Do đó, theo nhà sử học Delumeau, câu hỏi đầu tiên cần được giải đáp : "Nên hiểu thế nào về cường quốc hàng hải ?".

Bởi vì, đây là cả một tiến trình đan xen rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công đoạn có tầm quan trọng của nó và chính mối quan hệ tương tác đã sản sinh ra một sức mạnh mà chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia có được.

Nền tảng cội nguồn của tiến trình này là thương mại, một hoạt động mang tính sống còn đối với những xã hội nằm sâu trong những vùng lãnh thổ cằn cỗi. Để phát triển giao thương, các thương nhân buộc phải liên kết với chính quyền đến mức hình thành một hiện tượng cộng sinh, vốn dĩ là nét đặc thù về cơ cấu Nhà nước tại "Cộng hòa Venezia" (697 – 1797). Nhất là ở Hà Lan vào thế kỷ 17 và 18, người ta không thể nào phân biệt được ranh giới giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các cổ đông tập đoàn thương mại Đông Ấn Hà Lan VOC (*) đầy quyền lực lúc bấy giờ.

Mục tiêu của mối liên kết này là gì ?

Rất đơn giản. Chỉ nhằm tạo thành một thế độc quyền trải rộng ra cả ngoài biển khơi, hình thành một thị trường mà từ đó người ta có thể độc chiếm quyền kiểm soát việc tiếp cận. Và dĩ nhiên, mối liên kết này còn để bảo vệ các tham vọng của giới thương nhân và đẩy lùi mọi sự thèm muốn của đối thủ cạnh tranh. Đây chính là lúc cần có hạm đội tầu chiến. Vai trò của họ là thăm dò các thị trường mới – nếu cần thiết thì xâm chiếm – và thứ đến là loại trừ các đối thủ bằng vũ lực.

Nói một cách khác, thương thuyền và chiến thuyền có một mối quan hệ chặt chẽ, vừa bổ sung cho nhau vừa ràng buộc lẫn nhau. Thế nhưng, chỉ có vài nước sớm cảm nhận được một định mệnh như vậy. Tác giả liệt kê một số ví dụ điển hình : Nhờ các đời vua Công giáo của Tây Ban Nha nên mới có cuộc thám hiểm của Christophe Colombe. Tại Anh có nữ hoàng Elizabeth I. Còn tại Châu Á, có hoàng đế Minh Thành Tổ, đời vua thứ ba của triều đại nhà Minh, người ra chỉ dụ cho phép thái giám Trịnh Hòa tiến hành 7 cuộc thám hiểm Ấn Độ Dương trong suốt 1/3 đầu thế kỷ XV.

Sức mạnh hải quân : thế mạnh của Châu Âu ?

Nếu như ví dụ về Trung Quốc là một trường hợp cá biệt, sức mạnh hải quân là một hiện tượng mang đậm đặc tính Châu Âu. "Một quốc gia hùng cường trước hết bởi vì đó là một cường quốc hàng hải", đó là suy nghĩ được coi là tất yếu trong suốt thế kỷ XIX.

Khái niệm này đã được đô đốc người Mỹ Alfred Mahan phát triển thành lý thuyết. Những bài viết và phát biểu hội thảo của ông có tác động mạnh đến việc định hướng chính sách của các nước Châu Âu, cũng như Mỹ và Nhật Bản. Nguyên tắc đơn giản như sau : Để có được một vị thế quan trọng trên trường quốc tế, cần phải có một hạm đội tầu chiến hùng hậu, phương tiện quan trọng để thực hiện bành trướng ra biển khơi, công cụ để xâm chiếm thuộc địa và bảo đảm vị trí độc quyền.

Những tư duy này tạo cơ sở cho việc thu hẹp định nghĩa về "cường quốc hải quân", tập trung nhiều hơn vào khía cạnh chiến lược, xoay quanh sự đối kháng giữa "cường quốc lục địa" và "cường quốc trên biển" và người ta thường kết luận là "cường quốc trên biển" thắng thế. Đây cũng chính là bài học người ta rút ra được từ hai cuộc thế chiến và cũng chính dựa vào mô hình này mà các nhà nghiên cứu địa chính trị lý thuyết hóa cuộc chiến tranh lạnh.

Với phe phương Tây, cần phải có khả năng làm chủ biển cả và vây hãm kẻ thù trên lục địa trong vùng lãnh thổ của họ. Ở phía bên kia, Liên Xô và các đồng minh lại coi lực lượng hải quân có khả năng triển khai sức mạnh quân sự tầm xa và nhất là hàng không mẫu hạm như là vũ khí của phe đế quốc, nên phải phòng thủ.

Cường quốc hải quân thời "toàn cầu hóa"

Rồi chiến tranh lạnh kết thúc. Nhưng lối suy nghĩ về cân bằng quyền lực trên thế giới không hề biến mất, mà dường như còn được phục hồi. Những quốc gia nào từng nếm mùi thực dân như Ấn Độ hay Trung Quốc giờ lại xem hải quân như là một thứ vũ khí bảo đảm nền độc lập đất nước, nhằm tránh cho tấn bi kịch thế kỷ XIX tái diễn. Và thế là khi tìm cách tránh các ý đồ của những cường quốc hải quân thù địch, bản thân họ lại trở thành một cường quốc hải quân.

Nhưng trong lối tư duy này, điều mới mẻ nhưng cũng đầy nghịch lý, chính là vị trí của kinh tế. Trung Quốc hay Ấn Độ phát triển mạnh đã mang lại một cái nhìn hiện đại về khái niệm "cường quốc hải quân" trong một nghĩa rộng hơn. Nếu như hiện tượng toàn cầu hóa giúp cho hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn, thì nó cũng làm thay đổi cả cách nhìn "cường quốc hải quân" : Kinh tế thịnh vượng chưa hẳn là hải quân hùng mạnh.

Bởi vì không gian hàng hải đã được tự do hóa và hội nhập khu vực hơn. Việc tự do lướt sóng và mức độ an toàn cao tại các vùng biển, bất chấp một số hoạt động cướp biển vẫn tồn tại, đã làm tan rã mối quan hệ cộng sinh tồn tại xưa kia giữa các đội chiến thuyền và thương thuyền, nền tảng để các nước dựa vào nhằm khẳng định sức mạnh hải quân của mình.

Từ những quan sát này, bà Isabelle Delumeau lưu ý chớ vội xem Trung Quốc như là một "cường quốc hải quân" chỉ vì dự án "chuỗi ngọc" của nước này như nhiều nhà phân tích nhận định. Bởi vì người ta có lẽ vẫn còn duy trì lối diễn giải địa chính trị kiểu xưa, vốn dĩ cần phải được xem xét lại.

Và nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hăng ở Biển Đông, nước Pháp cũng như Mỹ đã đề ra một sách lược cho vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Một báo cáo của Quốc hội Pháp hồi tháng 4/2019 còn đề xuất "Châu Âu hóa" các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, nghĩa là kêu gọi một sự hợp tác, liên kết, lập cơ chế quản lý chung. Trong trường hợp này, làm sao định nghĩa "Thế nào là một cường quốc hải quân ?".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 11/06/2019

Published in Diễn đàn

"Mỗi một đứa trẻ, một bầu không khí trong lành". Đây là tên một chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng tại Pháp. Chiến dịch mở ra sau khi Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Pháp phối hợp cùng với WWF - Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên Pháp và nhiều tổ chức phi chính phủ khác thực hiện một nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu đô thị ở Pháp ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe người dân, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

onhiem1

Theo tạp chí The Lancet, 13 % các ca bệnh suyễn mới ở trẻ em là do ô nhiễm không khí từ khói xe.© Pixabay

Ô nhiễm không khí : "Sát thủ hàng loạt" chốn thị thành

Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ… Nhiều nghiên cứu gần đây báo động tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân. Các hoạt động giao thông xe cộ và khói bụi từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch được cho những nguồn gây ô nhiễm không khí chính. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí The Lancet khẳng định 13% các trường hợp bệnh suyễn mới ở trẻ em có liên quan trực tiếp đến vấn nạn ô nhiễm từ khí thải xe ô tô.

Cuối tháng 10/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng. Định chế y tế quốc tế đưa ra nhiều con số thống kê ấn tượng. Mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới. Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% trẻ em dưới 15 tuổi hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ em.

Trong số này, WHO tổng kết có khoảng 630 triệu trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1,8 tỷ trẻ dưới 15 tuổi. Vẫn theo WHO, riêng trong năm 2016, khoảng 600.000 trẻ nhỏ tử vong vì các chứng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do ô nhiễm không khí gây ra.

Còn tại Pháp, nghiên cứu do Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc thực hiện cùng với nhiều tổ chức quốc tế khác ghi nhận hơn 75% trẻ nhỏ hít thở không khí độc hại, dẫn đến hiện tượng gia tăng số lượng các trường hợp mắc chứng dị ứng và nhiều căn bệnh về đường hô hấp không lây nhiễm.

Trẻ nhỏ, nạn nhân đầu tiên

Riêng về căn bệnh suyễn, theo ước tính, trên thế giới có khoảng 250 triệu người phải hứng chịu căn bệnh quái ác này. Ngoài các yếu tố di truyền, ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số ca mắc suyễn tại các khu đô thị. Dù vậy, ông Denis-André Charpin, trường đại học Aix-Marseille, giáo sư chuyên khoa về phổi - dị ứng trên đài RFI, cho rằng đó còn do cách sống của người dân đô thị.

"Cách sống của người dân đô thị xa rời với nguồn gốc nông thôn. Các vùng nông thôn bao giờ cũng có những yếu tố mang tính phòng ngừa. Ví dụ, mối tiếp xúc giữa con người với các loài gia súc, gia cầm trong trang trại. Việc sinh sống tại những nơi này giúp cho đứa trẻ có được một hình thức phòng chống các chứng bệnh suyễn và nhiều chứng dị ứng khác".

Các chuyên gia tại Pháp ghi nhận số ca bệnh suyễn cấp cứu gia tăng đột biến mỗi lần tình trạng ô nhiễm tại các thành phố lên đỉnh điểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Hơn nữa, độ tuổi trẻ nhỏ mắc chứng suyễn ngày càng sớm, thậm chí có cả những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cấp tính.

Vẫn theo giải thích của chuyên gia Denis-André Charpin, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn mong manh. Hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh để có thể đủ sức bảo vệ trẻ nhỏ trước các loại hợp chất ô nhiễm độc hại lơ lửng trong không khí.

"Có nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết, trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn trong khoảng từ 20-25 vòng/phút, người lớn là 12. Thứ hai, trẻ nhỏ thấp bé, hít thở sát đất, do vậy rất gần với các ống xả khói của xe hơi hơn. Thứ ba, phế nang của trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển. Từ lúc sinh cho đến ba tuổi, những phế nang gia tăng số lượng. Cho đến 25 tuổi, các phế nang gia tăng thể tích và phát triển. Do vậy, cũng dễ hiểu đây là nhóm người dễ bị tổn thương trước yếu tố rủi ro này".

Hậu quả dài hạn

Bên cạnh bệnh suyễn và các chứng dị ứng hô hấp, báo cáo của UNICEF Pháp cảnh báo ô nhiễm không khí có thể sẽ có những tác động trở lại lên quá trình sản sinh các phế nang và làm rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể. Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh phổi khác về sau, cũng như là những bệnh lý về mạch máu cấp tính như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Ông Denis-André Charpin giải thích tiếp :

"Ngoài ra còn có viêm phế quản mãn tính do việc bị phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm thường xuyên. Đây là một hiện tượng suy yếu phế quản mãn tính. Đôi khi còn có cả hiện tượng dị dạng phế quản nhất là tại các nước đang phát triển, những quốc gia vẫn còn duy trì hiện tượng mà người ta gọi là dùng nhiên liệu sinh khối (combustion biomasse). Nghĩa là dùng nhiên liệu này trong những nơi ở sơ sài, đốt rác thải, các loại cây cỏ, chất thải hữu cơ để sưởi ấm, nấu bếp… Những hoạt động này tạo ra các loại khói độc hại. Rồi còn có cả ô nhiễm không khí trong nhà nữa. Đây là một hiện tượng rất đáng quan ngại, vì chúng có thể làm tổn hại đến phế quản và gây ra một triệu chứng gọi là giãn phế quản, có thể dẫn đến chứng lao phổi hay ung thư phổi".

Điều đáng lo nhiều phân tử hạt bụi ô nhiễm có kích thước cực kỳ nhỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Phụ nữ trong quá trình mang thai hít phải loại bụi ô nhiễm này có nguy cơ sinh non. Các chuyên gia còn cho rằng không khí ô nhiễm có thể làm chậm quá trình phát triển tâm thần cũng như là các chức năng vận động của trẻ nhỏ.

"Đương nhiên rồi. Trong bộ máy hô hấp, phế quản là lối đi vào cho các chất ô nhiễm không khí. Một khi chúng được phát tán, nhất là trong các phế nang, các phân tử hạt bụi sẽ đi vào trong máu. Từ máu, các hạt bụi ô nhiễm sẽ lan truyền khắp cơ thể. Điều này giải thích các tác động lên não, các động mạch của tim, các mạch máu của chân… Khi một người phụ nữ có mang hít phải thứ bụi ô nhiễm này, thì khí ô nhiễm đó được chuyển đến bào thai thông qua lá nhau. Ở cấp độ thai nhi, đương nhiên chúng sẽ tác động trở lại đến trọng lượng và sự phát triển của đứa trẻ sắp ra đời".

Ấn Độ : "Vô địch" ô nhiễm không khí

Có lẽ sẽ không có nơi nào để chứng minh rõ tình trạng ô nhiễm không khí bằng Ấn Độ. Mục Ưu tiên Sức khỏe của ban tiếng Pháp đài RFI mời thính giả đến với quốc gia Nam Á đông dân thứ hai trên thế giới. Thủ đô New Dehli từ nhiều năm qua bị xếp vào danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Thế nhưng, mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra một bảng tổng kết mới cho thấy Ấn Độ có đến 14 thành phố bị ô nhiễm các phân tử hạt bụi nhiều nhất thế giới. Đâu là những thành phần gây ô nhiễm nhiều nhất tại Ấn Độ ? Thông tín viên đài RFI, Sébastien Farcis tại New Dehli giải thích :

"Đó là một sự hòa trộn các loại khí thải từ một lượng lớn các phương tiện giao thông bùng nổ, các loại khói công nghiệp, như các nhà máy nhiệt điện, xưởng chế biến gạch hay xử lý da. Hơn 1/3 khí ô nhiễm này đến từ các công trường xây dựng. Đô thị tại Ấn Độ phát triển ồ ạt. Đường xá, nhà ở cao tầng mọc lên khắp nơi ở khu đô thị lớn. Những công trình này vận chuyển nhiều đất cát, gây ra nhiều bụi bặm khiến người dân ngạt thở.

Đà xây dựng tại các thành phố duyên hải như Bombay, hay Madras (Chennai) cũng hứng chịu tình trạng ô nhiễm tương tự, nhưng may mắn còn có gió biển thổi bớt một phần bụi ô nhiễm. Nhưng miền bắc Ấn Độ thì lại không được như thế, nằm sâu trong lục địa, do vậy phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Ngoài ra còn có một hiện tượng ô nhiễm thầm lặng hơn nhưng không kém phần gây chết người : Đó là những loại hóa chất phát ra từ khói bếp, những kiểu nấu bếp theo truyền thống ở những vùng nông thôn. Nhiều hộ gia đình không có điện sử dụng củi hay phân bò để nấu bếp và những người phụ nữ hít phải hơi bốc lên này mỗi ngày.

Tình trạng ô nhiễm trong nhà là nguyên nhân chính của 1/3 số ca tử vong vì ô nhiễm không khí tại Ấn Độ".

Đương nhiên, hệ quả của nạn ô nhiễm không khí tại Ấn Độ là khôn lường. Các ca bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và phổi bùng nổ tại một đất nước sự phân hóa giầu nghèo là khá lớn.

"Phần lớn bệnh mắc phải là viêm phổi, nghẽn mạch phổi mãn tính. Phụ nữ mang thai khi bị phơi nhiễm có nguy cơ sinh sớm. Phổi của trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển nhiễm phải không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc chứng suyễn mãn tính. Nhìn chung người dân dễ bị các chứng viêm phổi nặng. Cách nay vài tháng, một bác sĩ chuyên khoa về phổi ở thành phố Faridabad, thành phố ô nhiễm thứ hai trên thế giới ở ngoại ô New Delhi có nói với tôi rằng ông ấy thật sự hốt hoảng cho phòng mạch của ông vì số ca bệnh lao phổi đã tăng lên gấp 5 lần chỉ trong vòng một năm".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 15/05/2019

Published in Diễn đàn

người chen lấn đổ về Phú Thọ, hãy cùng nhìn lại câu chuyện đầu tư "thị trường tâm linh" gần đây.

chua1

Ảnh : Kinh tế đô thị.

Văn hóa đi chùa của người Việt đã có từ hàng ngàn năm nay và được cả giới trẻ hưởng ứng. Nhưng ngày càng nhiều ngôi chùa được xây dựng với mục đích kinh doanh dưới sự can thiệp của tư nhân. Đầu tư vào chùa có lợi thế là nguồn thu ổn định và "tiền tươi thóc thật".

Chùa Bái Đính là một ví dụ. Năm 2006, chùa được Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường đầu tư với nhiều công trình đồ sộ. Hiện Chùa này đang là chủ lực của du lịch Ninh Bình.

Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2018 Quần thể Bái Đính – Tràng An giúp khách tham quan tỉnh Ninh Bình tăng từ 2,4 triệu lượt vào năm 2007 lên lên 7,3 triệu lượt khách tham quan vào 2018, đem về 3.200 tỉ đồng cho tỉnh Ninh Bình.

Riêng tại chùa Bái Đính, cũng theo Sở Du lịch Ninh Bình, lượng khách có ngày lên đến 220.000 lượt người/ngày. Trung bình một du khách đến đây phải bỏ ra vài trăm ngàn đồng dịch vụ di chuyển. Doanh thu của chùa đến từ tiền công đức, phí dịch vụ đi kèm như giữ xe, vận chuyển xe điện, dịch vụ cộng thêm, thuê ki - ốt… Tại Tràng An, lượng khách trung bình 30.000 lượt người/ngày. Với lượng khách và chi phí trên đầu người, doanh thu của Chùa không phải là nhỏ.

Chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh cũng có hình thức kinh doanh "thỉnh vong" hái ra tiền. Theo báo Lao động đưa tin ngày 20.3, mỗi tháng, dịch vụ thỉnh vong giải nghiệp tại chùa Ba Vàng thu hút từ 4.000-5.000 người tham dự. Trong khi, chi phí đòi vong thường từ 7 triệu đồng – 15 triệu đồng/ lần. Nếu tính số tiền trên số lượng người đến đây mỗi tháng thì doanh thu của chùa cũng vài chục tỉ đồng.

Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Nếu giai đoạn 2007, cơ sở thờ tự của nước ta khoảng 14.777 ngôi chùa thì đến 2017, cơ sở thờ tự của phật giáo tăng lên 18.466 chùa. Hàng loạt chùa có quy mô lớn như, khu Đại Nam quốc tự ở Bình Dương, chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay ngôi chùa được cho là to nhất thế giới là Chùa Tam Chúc Hà Nam.

Không chỉ ở Việt Nam, việc "thương mại hoá" chùa đang được quan tâm tại Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, chùa Thiếu Lâm đã trở thành một đế chế kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực từ võ thuật, biểu diễn đến y học, văn hóa, ẩm thực và du lịch.

Theo báo cáo của SCMP, năm 2015, Thiếu Lâm Tự đã thu về khoảng 146 tỉ đồng nhờ tiền vé vào cổng chùa và mức phí hơn 14 USD cho mỗi lần dâng hương. Trụ trì chùa được gọi là "nhà sư CEO". Bên cạnh đó, các học viên đến đây còn sẵn sàng bỏ ra khoảng 142 triệu đến 250 triệu đồng để học võ thuật. Thiếu Lâm Tự kinh doanh bài bản như một tập đoàn đa quốc gia với hơn 40 công ty ở nước ngoài như Berlin và London với mục tiêu truyền bá tinh thần võ thuật.

Trở lại các ngôi chùa tại Việt Nam, một điểm chung là ngoài các dịch vụ trong chùa, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân golf… nhằm thu hút khách cũng được xây dựng xung quanh các ngôi chùa này. Đặc biệt, những chuỗi dịch vụ này các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây chùa quản lý.

Theo Giám đốc Sở VHTT tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường, chia sẻ với báo chí rằng Chùa Bái Đính hiện tại đã được giao cho doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường đầu tư xây dựng và quản lý. Tỉnh này không biết các chi phí thu vào và hoạt động ra sao.

Đại gia Nguyễn Văn Trường, giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng Xuân Trường nổi tiếng với các dự án du lịch tâm linh lớn như Khu du lịch Tràng An – Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính... đặc biệt, ngôi chùa Tam Chúc cũng được đại gia này bỏ 11.000 tỉ đồng xây dựng.

Gần đây, đại gia này cũng gợi ý xây dựng tu bổ lại Khu du lịch tâm linh Hương Sơn với mức đầu tư 15.000 tỉ đồng. Theo lý giải công ty này, chùa này có giá trị lịch sử nên khi đi vào hoạt động sẽ có từ 6-8 triệu lượt khách/năm.

Minh Anh

Nguồn : nhipcaudautu, 16/04/2019

Published in Diễn đàn

Phim Việt Nam "The Third Wife" của nữ đạo diễn Ash Mayfair được khán giả Pháp khen ngợi ; Toutankhamon hội ngộ Paris lần cuối và Bức tượng Cậu bé "đứng tè" nổi tiếng của Bỉ bị cho là lãng phí nước. Đây là những chủ đề chính Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

tranh1

Một cảnh quay trong phim The Third Wife/Vợ ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair trên màn ảnh giới thiệu Liên Hoan Quốc Tế Films des Femmes, Créteil, Pháp ngày 22/03/2019. RFI Tiếng Việt

Ngày thứ Sáu 22/03/2019, Liên hoan Phim Quốc tế dành cho các nữ đạo diễn (Festival Film des Femmes) lần thứ 41 chính thức khai mạc tại Creteil, ngoại ô phía đông Paris. "The Third Wife" (Cô vợ ba) của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã được chọn mở màn cho cuộc tranh tài. Một bộ phim đẹp như bức tranh thêu là đánh giá chung của ban tổ chức và khán giả Pháp.

Nền nhạc chậm rãi, u u minh minh. Một đoàn thuyền xa xăm lặng lẽ khua chèo. Khung cảnh tĩnh lặng, bốn bề non nước. Cứ như thế từng thước phim "The Thrid Wife" của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã đưa người xem trở về với Việt Nam của thế kỷ XIX. Một xã hội đậm chất nông thôn, với nhiều nét đẹp truyền thống và với cả những hủ tục nghiệt ngã đè nặng lên số phận con người, nhất là đối với phụ nữ.

Chuyện phim xoay quanh nữ nhân vật chính, cô Mây 14 tuổi, trở thành "vợ ba" của một điền chủ giầu có. Cô nhanh chóng hiểu ra rằng cô chỉ có thể có một vị thế trong nhà khi cho thấy khả năng có con trai. Mong mỏi này của Mây có hy vọng trở thành hiện thực khi cô bắt đầu có thai...

tranh2

Người vợ ba lấy bối cảnh vào nửa cuối thế kỷ XIX

Nhân vật cô Mây như một sợi chỉ tơ dẫn dắt người xem từng bước khám phá cuộc sống thường nhật của những thân phận phụ nữ khác nhau trong một xã hội Việt Nam nặng tính truyền thống mà ở đó, bi kịch không chừa một giai cấp nào.

Đến với liên hoan phim lần này, The Third Wife tranh hạng mục phim hư cấu. Những tình tiết hư cấu nhưng được lấy cảm hứng từ một câu chuyện thật, như giải thích của đạo diễn Ash Mayfair trong một thông điệp video gởi đến người xem trong đêm khai mạc : "Đây là một câu chuyện có thật, chuyện về gia đình tôi, về những người phụ nữ trong gia đình. Những câu chuyện về cụ ngoại, bà ngoại và mẹ tôi. Chính họ đã mang lại cho tôi nguồn cảm hứng về các nhân vật cho bộ phim này".

Với bà Jackie Buet, đồng sáng lập và là giám đốc Festival Film des Femmes, ngay từ những thước phim đầu tiên, đạo diễn Ash Mayfair đã chinh phục được cảm tình của khán giả : "Tôi nghĩ rằng đây là một bộ phim lớn, vừa trong cách dàn dựng, tức là cách thực hiện. Đây thật sự là công việc của một nhà điện ảnh. Bởi vì nữ đạo diễn đã viết nên bộ phim này bằng những hình ảnh. Quả thật là chúng ta đã ở trong một thế giới điện ảnh.

Hai không gian, câu chuyện cá nhân và câu chuyện về một đất nước mang nặng tính truyền thống, được lồng vào nhau. Đây quả là một sự kết hợp tài tình. Chính vì vậy mà hình ảnh con tằm nhả tơ, vừa là sợi kéo thời gian, nhưng cũng vừa dệt nên thân phận của từng con người, một định mệnh một xã hội, những số phận hòa quyện vào nhau, nhưng không hẳn hài hòa. Đây thật sự là bộ phim đậm tính triết lý, siêu hình và giầu chất thơ, bởi vì hình ảnh rất đẹp !".

Đối với những ai đã từng có dịp đến Việt Nam, hình ảnh non nước tại động Hoa Lư, Ninh Bình, Vịnh Hạ Long trên cạn, như cách gọi của hai nữ khán giả Pháp, The Third Wife đã thật sự gợi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về những nơi họ đã đi qua tại Việt Nam.

"Ngay đúng chỗ này, tại Vịnh Hạ Long trên cạn năm 2017. Chúng tôi đã đến đúng địa điểm ở đó phụ nữ chèo thuyền bằng chân. Tôi hơi tiếc là họ không cho thấy rõ những hình ảnh đó, những người phụ nữ chèo thuyền bằng chân rất là đặc trưng, thật là tuyệt vời. Tiếc là hình ảnh này chỉ được chiếu ở một góc ảnh khá xa vào cuối phim".

tranh3

Vịnh Hạ Long - Ảnh minh họa

Nhịp phim chậm rãi đều đều từ đầu đến cuối nhưng không vì thế mà The Third Wife không lôi cuốn khán giả. Một nữ khán giả Pháp thổ lộ : "Chúng tôi rất thích bộ phim này. Ánh sáng đẹp, phim quay rất hay. Người xem thấy rõ được hình ảnh của người phụ nữ. Quả thật đây là một câu chuyện hay về những thân phận khác nhau của người phụ nữ trong cùng một xã hội ở những vị trí khác nhau. Người xem có thể hình dung ra nhiều điều về các tập tục Việt Nam".

Ngoài nội dung câu chuyện, kỹ thuật chọn cảnh quay, đôi khi khá táo bạo trong khung cảnh một xã hội Việt Nam nặng nề phong kiến, cho đến cả cách chọn ánh sáng và góc quay đã thật sự mê hoặc người xem. Một bộ phim đẹp, một câu chuyện hay, một chân dung rõ nét về thân phận người phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX là những nhận xét chung của khán giả Pháp dành cho The Third Wife.

"Toutankhamon" hội ngộ Paris lần cuối

Bạn muốn tìm hiểu về các cổ vật thời Pharaon cổ đại ? Mời các bạn cùng với Tạp chí Thế giới Đó đây đến Cité des Enfants La Villette, tại Paris khám phá kho báu nổi tiếng của vị hoàng đế Ai Cập Toutankhamon. Xin lưu ý đây sẽ là cơ hội cuối cùng cho những ai chưa từng được ngắm hay muốn tìm lại cảm giác phiêu lưu của các nhà khảo cổ học người Anh năm xưa. Bởi vì, sau vòng "công du" thế giới này, Toutankhamon và kho báu của ông sẽ vĩnh viễn không bao giờ rời Ai Cập nữa.

tranh4

Sau Los Angeles, Toutankhamon và khoảng 150 cổ vật quý giá của ông đã chính thức ra mắt công chúng Pháp từ hôm 23/03. Cuộc triển lãm kéo dài cho đến hết ngày 15/09/2019 và được trải dài trên một diện tích rộng 2.000m². Đây chỉ là một phần nhỏ trong số 5.500 cổ vật được nhà khảo cổ học người Mỹ Howard Carter phát hiện vào năm 1922 từ một hầm mộ chưa bao giờ bị xâm phạm tại khu Thung lũng các vì vua.

Dưới nền ánh sáng mờ mờ ảo ảo, người xem có dịp chiêm ngưỡng các vật dụng tháp tùng cùng với vị vua trẻ trong chuyến lữ hành sang bên kia thế giới : Từ những chiếc rương, trang sức, lọ hoa, cho đến các vật dụng hàng ngày, tất cả đều bằng vàng ròng.

Bộ trưởng Ai Cập về Cổ Vật ông Khaled El Anany cảnh báo : "Đây sẽ là chuyến du hành cuối cùng của Toutankhamon tại Paris. Ai Cập đã xây xong một bảo tàng cực kỳ lớn, gần với khu Kim Tự Tháp". Bảo tàng mới cho Toutankhamon dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào năm 2020.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 30/03/2019

Published in Văn hóa

Ngày 20/03/2019 là ngày quốc tế cộng đồng Pháp ngữ. Tạp chí Thế giới Đó đây Tuần này xin dành số đặc biệt điểm lại hiện trạng tiếng Pháp, ngôn ngữ thứ năm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay ; các giải pháp để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp mà Việt Nam là một ví dụ điển hình và nhất là quyết định xây một "mái ấm" cho Cộng đồng Pháp ngữ của tổng thống Macron.

phap1

Ảnh minh họa : "Xin vui lòng nói bằng tiếng Pháp" : Khẩu hiệu Ngày Quốc Tế Pháp Ngữ 2019.OIF

Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ năm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tầm mức ảnh hưởng của ngôn ngữ được mệnh danh là "Ngôn ngữ Molière" trên thế giới hiện nay ra sao. Nhà báo Ali Laidi, trên kênh truyền hình France 24 đưa ra vài con số tổng kết.

"Hiện có khoảng 300 triệu người sử dụng tiếng Pháp tại 88 quốc gia và chính phủ theo như tổng kết của Tổ chức Các nước nói tiếng Pháp OIF. Nhưng nếu thu hẹp lại tại những nước mà tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, hoặc đồng chính thức, thì trên thực tế chỉ có khoảng 30 quốc gia.

Ngôn ngữ Molière là ngoại ngữ thứ năm được sử dụng nhiều trên thế giới đứng sau tiếng Hoa, Anh, Tây Ban Nha và Ả Rập. Tiếng Pháp cũng là thứ tiếng thứ hai được dùng trong giảng dậy, và ngôn ngữ thứ tư trên mạng Internet, sau tiếng Anh, Hoa và Tây Ban Nha".

Vẫn theo nhà báo Ali Laidi, không gian Pháp ngữ từ năm 2000 trở đi đã không ngừng mở rộng. Đây sẽ là một lợi thế cho việc phát triển và trao đổi hợp tác kinh tế bằng tiếng Pháp. Theo đó, thị trường tiêu thu tiềm tàng trong không gian Pháp ngữ ước tính có khoảng 545 triệu dân. Mức tăng trưởng này tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, nhất là tại các vùng Hạ Sahara của Châu Phi.

Tiếng Pháp đứng hàng thứ ba trong số các ngôn ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, làm ăn. Tuy nhiên, tiếng Anh có trọng lượng rất lớn. đơn giản là vì ngôn ngữ được sử dụng trong kinh doanh là ngôn ngữ của luật pháp mà luật pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong kinh doanh làm ăn là hệ thống pháp luật Anglo-Saxon. Có thể tạm coi hệ thống luật Anglo Saxon có nguồn gốc từ những nước nói tiếng Anh, với Thông Luật – Common Law, chủ yếu dựa trên các án lệ và khác biệt với luật lệ của Châu Âu dựa vào các bộ luật, được gọi là luật của lục địa, luật La-tinh. Do vậy, người ta cho rằng việc áp dụng Thông Luật tốt hơn, linh hoạt hơn trong kinh doanh, làm ăn.

phap2

Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội - L'Espace - Ảnh minh họa

Theo phân loại của Ngân Hàng Thế Giới về các nước môi trường thuận lợi cho kinh doanh, có nhiều nước nói tiếng Anh được xếp thứ hạng cao. Do vậy, theo nhận định của nhà báo Ali Laidi, vẫn còn có nhiều việc phải làm để tiếng Pháp có thể có vai trò quan trọng hơn trong tương lai.

Việt Nam : Hợp tác giáo dục khoa học để phát triển tiếng Pháp ?

Trong bối cảnh này, chính phủ Pháp phải làm gì để quảng bá hơn nữa cho tiếng Pháp ? Để tìm câu trả lời, phóng sự của đặc phái viên Stephane Lagarde đài RFI dẫn quý vị đến với Việt Nam, đất nước mà tiếng Pháp gần như đã mất ảnh hưởng trong những năm gần đây.

Thế nhưng, nhờ vào các chương trình trao đổi học sinh với các nước nói tiếng Pháp, ngôn ngữ Molière đang dần thấy lại nụ cười. Ví dụ điển hình là chương trình kết nghĩa giữa trường Amsterdam, trường trung học phổ thông lớn nhất Hà Nội với trường trung học Louis Le Grand tại Paris, một trong những trường có uy tín nhất ở Pháp và Châu Âu. Cả hai trường này đều nổi tiếng trong phương diện đào tạo các ngành khoa học cơ bản.

"Tôi là Chloé Ledoux, giáo viên Vật Lý ở trường trung học Louis Le Grand. Chúng tôi đi công tác và làm việc tại Việt Nam trong ba ngày, để thảo luận về khả năng hợp tác, thiết lập quan hệ đối tác. Cụ thể là tổ chức các cuộc giao lưu cho các em học sinh ở hai bên, trước tiên là giữa học sinh trường Louis Le Grand và trường trung học Amsterdam Hà Nội.

Chúng tôi dự một số giờ giảng, như giờ dậy tiếng Pháp. Các em học sinh ở đây có trình độ tuyệt vời vì các em đã theo học các môn bằng tiếng Pháp từ nhiều năm, từ lớp bốn (tương đương CM1 tại Pháp). Các em học sinh rất chăm chỉ và được giảng dậy rất tốt.

Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu việc giảng dậy các bộ môn khoa học vì chúng tôi rất khâm phục trình độ của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi Olympic quốc tế. Học sinh Việt Nam đã đoạt nhiều giải, huy chương vàng trong các cuộc thi Olympic về toán, lý, hóa… trình độ lý thuyết của các em thật đáng khâm phục. Trình độ toán của các em ở đây tương đương như ở trường Louis Le Grand.

Ngược lại, điều mà chúng tôi có thể góp phần cải thiện, nâng cao là thực nghiệm. Các thiết bị, giáo cụ hơi cũ kỹ và không có nhiều. Do vậy, chúng tôi có thể thảo luận vấn đề tài chính để giúp các em học sinh có thêm thiết bị thực nghiệm".

phap3

Viện Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa

Theo giải thích của hiệu trưởng trường Amsterdam, cơ sở hiện tại có 6 lớp song ngữ Pháp – Việt, với khoảng gần 160 em học sinh. Trường Amsterdam là cơ sở duy nhất tại Hà Nội đón nhận nhiều học sinh học tiếp Pháp nhất. Còn theo ghi nhận của Stéphane Lagarde, đối với học sinh ưu tú của trường, việc chọn học tiếng Pháp được xem như là một "giấy thông hành" cho phép đăng ký vào học ở những trường có đẳng cấp ở nước ngoài.

Về phía Pháp, ngoài lợi thế mở rộng thêm không gian Pháp ngữ, đây còn là dịp để thu hút các nhân tài, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt trong việc săn lùng các tài năng giữa các cường quốc lớn, như nhận định của ông Jean-Louis Perez, giáo sư về vật lý trường Louis Le Grand.

"Tôi nghĩ đúng như vậy và chúng tôi không thể từ chối, bác bỏ nhu cầu đào tạo có chất lượng cao. Hơn nữa, có sự ganh đua giữa những học sinh giỏi, ưu tú. Các em đăng ký vào trường Louis Le Grand và làm hết sức mình để được nhận vào trường. Các em đã được rèn luyện và có thái độ lịch sự… Chúng tôi phải đối mặt với sự cạnh tranh của Mỹ vì họ tìm kiếm trong các trường đại học, thu hút những học sinh giỏi, tài năng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…

Do vậy, tôi cho rằng nước Pháp phải có đủ khả năng đáp ứng một cách thuận lợi các nhu cầu đào tạo. Do vậy, chúng tôi khai thác uy tín, chất lượng của trường Louis Le Grand, một trường trung học danh giá và chúng tôi rất tự hào, vinh dự. Chúng tôi rất muốn giúp đỡ các học sinh Việt Nam.

Chúng tôi cảm ơn các đồng nghiệp Việt Nam ở đây vì họ làm phần việc khó nhất, đó là đào tạo, dậy dỗ học sinh. Nói một cách ví von, như trong thể thao, chúng tôi muốn tiếp nhận các tay đua giỏi trong cuộc đua xe tốc độ cao Công Thức Một F1. Ông hiệu trưởng của trường chúng tôi đã không lầm khi ông tìm cách thu hút các học sinh giỏi nước ngoài".

Villers-Cotterêt : Dinh cơ của A. Dumas, mái ấm cho OIF ?

Tổ chức các nước nói tiếng Pháp OIF rồi cũng có nơi để đặt hành trang ? Nơi để giao lưu giữa các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu ? Nơi để giới thiệu về lịch sử phát triển tiếng Pháp cũng như là quá trình hình thành cộng đồng Pháp ngữ trên thế giới ? Đây cũng chính là mong mỏi của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, được thổ lộ trong kỳ trong Hội nghị các nước nói tiếng Pháp tại Erevan, Armenia ngày 12/10/2018.

Nếu Alexandre Dumas còn sống, chắc ông sẽ rất lấy làm hãnh diện. Bởi vì, không ở đâu khác, chính tại lâu đài Villers-Cotterêt, cách Paris 70km, nơi ông được sinh ra, tổng thống Macron đã chọn làm "tổng hành dinh" cho OIF. Quyết định này còn mang tính biểu tượng cao bởi vì, Villers-Cotterêt, vào thế kỷ 16, chính xác là vào năm 1539, hoàng đế François I, đã ký sắc lệnh quy định sử dụng tiếng Pháp trong các hoạt động hành chính và tư pháp. Bước đi quyết định này mở đường cho việc phổ quát tiếng Pháp trong cả nước và xây dựng tính thống nhất đất nước.

Đây có lẽ còn là một niềm an ủi to lớn cho đại văn hào người Pháp. Bởi vì trong vòng hai thế kỷ, Villers-Cotterêt gần như là bị "thất sủng". Năm 1808, tuy thuộc sở hữu thành Paris, nhưng lâu đài này đã bị biến thành kho chứa các phái "cái bang", nửa là nhà tù, nửa là nhà trọ, đón hàng nghìn người hành khất, tội phạm hay những người già mà Paris không muốn. Đến cuối thế kỷ XIX, Villers-Cotterêt lại bị biến thành nhà cho người già. Nhưng đến năm 2014, khu trang viên rộng 90.000 m² này lại một lần nữa bị bỏ rơi do tình trạng quá hư nát gây nguy hiểm.

Giờ đây, với quyết tâm xây dựng một "mái nhà chung" cho OIF, nhằm tạo điều kiện cho việc phát huy rộng rãi ngôn ngữ và văn hóa Pháp, chính phủ tổng thống Macron đã quyết định chi ra 200 triệu euro để trùng tu và cải tiến khu dinh thự. Theo France 24, điền trang của đại văn hào Pháp Alexandre Dumas dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào năm 2022.

Mô hình trồng trọt ra đời, tiền đề cho sự phát triển tiếng nói

Cuối cùng, mục tạp chí hôm nay xin được khép lại với một nghiên cứu ngôn ngữ học khá kỳ thú và có nguy cơ gây bùng nổ tranh cãi dữ dội. Một nghiên cứu đăng trên tờ Science ngày 15/03/2019 cho rằng sự ra đời của ngành trồng trọt vào thời kỳ đồ đá, cùng với việc nguồn thực phẩm ít dai hơn dường như đã làm nảy sinh các âm [f] và [v] trong hệ thống âm vị nhân loại.

Nếu như phần lớn các ngôn ngữ nói tại Châu Âu đều có âm [f] và [v], mà giới nghiên cứu âm vị học gọi là các phụ âm môi răng, thì tại nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, hệ thống âm vị lại không có những phụ âm này. Vì sao như vậy ?

Bí ẩn này đã làm đau đầu các nhà ngôn ngữ học từ mấy thập niên qua. Năm 1985, ông Charles Hockett, nhà ngôn ngữ học người Mỹ từng giả định rằng con người trước thời kỳ đồ đá, sống theo mô hình săn bắn và hái lượm, do phải dùng các loại thực phẩm dai cứng, nên có bộ xương hàm khá rắn chắc và làm mòn răng khá nhanh. Kết quả là răng và nhất là răng cửa đã bị mòn ngay ở tuổi trưởng thành và hàm trên và dưới gần như sát vào nhau, gây khó khăn cho việc tạo ra các âm [f] và [v].

Xuất phát từ định đề này, các nhà khoa học trường đại học Lyon 2 tìm cách chứng minh rằng đến thời kỳ đồ đá, con người biết trồng trọt, sản xuất và chế biến thực phẩm, làm cho chúng mềm hơn và dễ nhai hơn. Lực nhai hầu như giảm hẳn và răng như vậy mòn chậm hơn. Điều đó cho phép duy trì vị trí của bộ xương hàm sao cho răng cửa hàm trên có thể che răng cửa hàm dưới. Theo giải thích của Dan Dediu, nhà ngôn ngữ học trường đại học Lyon 2 và đồng tác giả của nghiên cứu được Le Monde trích dẫn, với cấu hình này, "con người dễ dàng phát ra các âm [f] và [v]".

Đương nhiên, để kiểm chứng cho kết quả trên, các tác giả nghiên cứu đã so sánh bản đồ ngôn ngữ thế giới với bản đồ các sắc dân hiện vẫn sống theo mô hình săn bắt và hái lượm. Họ nhận thấy rằng về mặt bình quân, những nhóm người này tạo ra các phụ âm môi răng ít hơn những nhóm dân sống bằng trồng trọt.

Cuối cùng, các nhà khoa học còn "đi ngược thời gian", tái lập một dạng cây sinh học ngôn ngữ Ấn Âu. Việc tái lập quá trình tiến triển ngôn ngữ cho phép xác định "cách đây từ 2000 – 3000 năm, việc sử dụng các âm môi răng đã tăng lên một cách ngoạn mục trong dòng ngôn ngữ Ấn Âu". Đối với các nhà khoa học, yếu tố khởi đầu rất có thể là sự bùng nổ của các kỹ thuật chế biến thực phẩm như các loại cối xay chẳng hạn.

Dù vậy, các tác giả cũng ý thức được rằng kết luận nghiên cứu này chắc chắn sẽ làm dấy lên nhiều tranh cãi. Quá trình nghiên cứu vẫn còn một số thiếu sót về mặt phương pháp thống kê, so sánh cũng như là bỏ qua nhiều yếu tố khác như xã hội, tâm lý, cơ chế sinh học, môi trường, sinh lý học…

Miễn bình luận

Không rõ nhật báo Le Monde có đồng tình với các tác giả bài nghiên cứu hay không, chỉ biết rằng để minh họa cho bài viết, tờ báo đăng ảnh dàn hợp xướng quân đội Bắc Triều Tiên với dòng chú thích : "Trong tiếng Triều Tiên, các âm [f] và [v] hầu như không tồn tại".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 23/03/2019

***************

Tiếng Pháp chật vật khẳng định chỗ đứng tại Việt Nam

Thu Hằng, RFI, 20/03/2017

Ngày 20/03 hàng năm được chọn là Ngày hội Pháp ngữ (Journée internationale de la Francophonie) của 56 nước thành viên và 19 thành viên không chính thức. Việt Nam gia nhập Cộng đồng Pháp ngữ ngay từ năm 1970, dù tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày.

phap4

L'Espace, Viện Pháp (Institut français), phố Tràng Tiền, Hà Nội. CC/Nicolas Lannuzel

Theo thống kê của sứ quán Pháp tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2016, tiếng Pháp được dạy tại 40 trên 63 tỉnh, chủ yếu ở các thành phố lớn, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Với khoảng 80.000 học sinh-sinh viên theo học, ngôn ngữ của Molière và Victor Hugo trở thành ngoại ngữ được dạy nhiều thứ hai tại Việt Nam song vẫn bị tiếng Anh bỏ xa.

Tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục phổ thông

Trong những năm 1990, sứ quán Pháp, Tổ chức Quốc tế các Quốc gia nói tiếng Pháp (còn gọi là Cộng đồng Pháp ngữ, Organisation internationale de la Francophonie, OIF) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (Agence universitaire de la Francophonie, AUF) cùng điều phối việc giảng dạy tiếng Pháp trong chương trình phổ thông và đại học tại Việt Nam.

Ngay trong thời gian này, chương trình chuyên Pháp được triển khai ở một số trường trung học cơ sở (THCS, cấp II cũ) và đến năm 1994 là chương trình song ngữ bắt đầu từ lớp 1. Sứ quán Pháp cũng như Cộng đồng Pháp ngữ - hai đơn vị phụ trách dạy tiếng Pháp ở cấp phổ thông - muốn đặt trọng tâm vào chất lượng giáo dục để thu hút học sinh, như áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá, trang bị cơ sở vật chất...

Vì những lý do này, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng cho con em học song ngữ như trường hợp của An Nhân, cựu học sinh trường Hà Nội-Amsterdam, hiện là sinh viên ngành Y ở Pháp :

"Hồi xưa em được mẹ chọn cho vào học lớp song ngữ vì lúc đó sĩ số một lớp Pháp rất ít, chỉ tầm 20-30 bạn một lớp. Trong khi đó, trừ lớp chuyên, lớp chọn ra, thì mỗi lớp đều có trung bình từ 50 đến 60 học sinh. Thời điểm đó cũng là đợt đầu triển khai chương trình song ngữ ở Việt Nam, nên Pháp đầu tư cho đội ngũ giáo viên rất kĩ. Giáo trình Il était… une Petite Grenouille (Chú ếch nhỏ)hồi xưa được in màu cũng đều được phát miễn phí hết. Một hai khoá sau em, các bạn mới phải bỏ tiền ra mua hoặc dùng sách photo, rất khổ và xấu. 

Học song ngữ ngay từ cấp I, chương trình của em có các hoạt động rất hay, như cắt dán, làm bánh crêpe, đóng kịch, đi hát, đi diễn, vui hơn nhiều so với các chương trình bình thường".

Ngoài những lý do trên, theo kết quả một cuộc điều tra do CREFAP/OIF thực hiện năm 2013-2014, nhờ chương trình song ngữ, các bậc phụ huynh có thể đăng ký cho con em vào học trường tốt, trường điểm dù bị "trái tuyến". Đây cũng là trường hợp của Tuấn Khang, cựu học sinh trường Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh, hiện là sinh viên năm thứ 2 ngành Toán, đại học Paris-Diderot :

"Trường học mà ba con muốn cho con vô là trường điểm và có người bạn thân dạy trong đó. Trường đó ở quận 5 mà nhà con ở quận 8, vì khác quận nên phải vô lớp tiếng Pháp, từ lớp 1. Học xong 5 năm, thì cứ đi thẳng tiếp, sợ bỏ nó uổng cho nên đi tiếp lên cấp II rồi lên cấp III luôn, thành ra 12 năm học tiếng Pháp".

Một điểm lợi khác của chương trình song ngữ là học thông theo chương trình đã vạch sẵn, như giải thích của Thanh Thảo, cựu học sinh chuyên Pháp ở trường THPT Quốc gia Chu Văn An (Hà Nội) và Quang Hưng, cựu học sinh song ngữ ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam :

Thanh Thảo : "Thường thì lớp song ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 9. Khi học lớp 9 xong sẽ có một chương trình thi để xem học chuyên hay học song ngữ. Tại vì học song ngữ thường đầu tư nhiều thời gian hơn, vẫn phải học thêm Toán và Vật lý bằng tiếng Pháp, theo chương trình của Pháp. Học chương trình chuyên thì cần đầu tư ít thời gian hơn và theo chương trình của bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam".

Quang Hưng : "Chương trình song ngữ là tiếp tục 3 năm chương trình song ngữ từ lớp 1 đến lớp 9 do bộ Giáo Dục Pháp tài trợ. Sau khi học chương trình song ngữ xong, sẽ có một bằng tốt nghiệp tú tài (baccalauréat francophone) tương đương với bằng "bac" (tú tài) ở Pháp".

Lý do cuối cùng là rất nhiều bậc phụ huynh định hướng cho con đi du học Pháp hoặc một nước trong cộng đồng Pháp ngữ. Tấm bằng tú tài Pháp ngữ là chiếc chìa khoá đưa thẳng các em đến một trường đại học và bớt bỡ ngỡ trong môi trường giáo dục Pháp. Nếu học chuyên Pháp, với vốn ngoại ngữ chắc chắn, các em dễ dàng vượt qua được kỳ kiểm tra kỹ năng tiếng.

phap5

Một lớp học song ngữ ở trường Trưng Vương, Sa Đéc, Việt Nam. CC/Jean-Pierre Dalbéra

Tiếng Pháp mất hơn 70% học viên trong vòng 10 năm

Điều đáng tiếc là càng lên cấp cao hơn số học sinh song ngữ giảm đi rõ rệt, "như hình kim tự tháp" theo so sánh của ông Pierre-Yves Turellier, tuỳ viên hợp tác giáo dục tại sứ quán Pháp. Lý do chính là chương trình học thường nặng hơn vì ngoài các môn học phổ thông, các em học thêm một số môn khác bằng tiếng Pháp.

Ngoài ra, trong 10 năm đầu hoạt động (1996-2006) dưới sự quản lý trực tiếp của sứ quán Pháp, chương trình lớp song ngữ được đánh giá đạt kết quả tương đối khả quan. Đội ngũ giáo viên tiếng Pháp và một số bộ môn dạy bằng tiếng Pháp (Sinh học, Toán học, Vật lý và Hoá học) được đào tạo theo chương trình do Cơ quan Đại học Pháp ngữ tài trợ. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên và các trường triển khai lớp song ngữ được nhận thêm phụ cấp từ phía Pháp.

Tuy nhiên, từ khi chương trình được bàn giao lại cho bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam vào năm 2006, Pháp và các đối tác khác giảm dần những khoản hỗ trợ này. Trong khi đó, phía Việt Nam lại chưa huy động hết nguồn lực cần thiết để duy trì sự năng động của dự án. Trong vòng 10 năm, tiếng Pháp mất hơn 70% học sinh ở các cấp tiểu học và phổ thông : từ 81.270 học sinh vào năm 2009, giảm xuống còn 48.446 vào năm 2014 và chỉ còn 39.992 vào năm 2016.

Ở cấp đại học, số sinh viên chọn học tiếng Pháp cũng không nhiều vì tiếng Anh luôn là ưu tiên số một. Một lý do khác là Cơ quan Đại học Pháp ngữ dần dần rút khỏi dự án đầu tư cho các lớp cử nhân tài năng ở một số trường đại học. Theo thống kê, năm 2016 có 6.331 sinh viên chọn tiếng Pháp là một ngoại ngữ ở 16 ngành học khác nhau, trong đó sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp chiếm hơn 1/3 (2.758 sinh viên) và ít nhất là hai ngành luật quốc tế (7 sinh viên) và địa lý (6 sinh viên).

Hệ thống Viện Pháp, nơi quảng bá văn hoá-ngôn ngữ Pháp

Song song với việc giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học, phía Pháp còn thành lập bốn trung tâm tiếng Pháp và Viện Pháp (Institut français) tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (IDECAF). Ngoài chức năng là nơi giao lưu, quảng bá văn hoá Pháp và tư vấn du học, các trung tâm này cũng tổ chức các lớp tiếng Pháp cho mọi đối tượng và thu hút khoảng 10.220 người trong năm 2016.

Ông Lionel Sourisseau, giám đốc đào tạo tiếng Pháp tại Viện Pháp Hà Nội, giới thiệu với ban tiếng Việt đài RFI các chương trình học của Viện :

"Chúng tôi có nhiều loại khoá học khác nhau, có những khoá dành cho các doanh nghiệp hay cơ quan. Ngoài ra, chúng tôi cũng mở nhiều lớp dành cho cá nhân, như ở khoá học này (12/2016), chúng tôi có hơn 1.000 học viên. Hầu hết học viên ở đây là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi.

Từ vài năm nay, chúng tôi cũng mở một số lớp học dành cho trẻ em tiểu học và trung học cơ sở. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ phía phụ huynh học sinh. Lý do khiến các bậc phụ huynh cho con đi học tiếng Pháp ở Viện là muốn con em đi du học ở Pháp. Hàng năm luôn có rất nhiều học sinh đi du học. Chúng tôi tạo điều kiện cải thiện ngôn ngữ cho các em để có thể đi học ở nước ngoài.

Mỗi khoá học, chúng tôi có khoảng 250 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đăng ký và giờ học thường là vào cuối tuần vì học sinh ở Việt Nam có thời gian biểu trong tuần rất bận rộn và chỉ có thời gian rảnh vào cuối tuần. Phương pháp giảng dạy các em được các chuyên gia trong ngành soạn thảo, cho phép các em diễn đạt một cách tự nhiên và tự do. Sĩ số mỗi lớp thường ít để các em có cơ hội được nói, hiểu và diễn đạt".

phap6

Một lớp học tiếng Pháp cấp tốc tại Viện Pháp, Hà Nội. RFI tiếng Việt

Theo "Kế hoạch 2020" của bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam, chương trình phổ thông chỉ dạy một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Anh. Như vậy, số lượng người học tiếng Pháp sẽ còn giảm thêm rất nhiều. Điều an ủi duy nhất là tiếng Pháp vẫn được chọn là ngoại ngữ thứ hai được chọn dạy đầu tiên, trước cả tiếng Hàn hay tiếng Nhật, ngôn ngữ của hai đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Sứ quán Pháp cố gắng duy trì chương trình song ngữ với việc thêm giờ học tiếng Anh cho học sinh, đồng thời nhấn mạnh đến điều kiện thuận lợi du học Pháp sau khi tốt nghiệp tú tài. Một lợi thế khác để thu hút học sinh là các lớp song ngữ thường được đặt trong các trường điểm, trong trường hợp trượt kỳ thi tuyển, các em vẫn đủ khả năng theo học ở trường thường.

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tiếng Pháp bị tiếng Anh bỏ xa ở Việt Nam. Thế nhưng, ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của sự lãng mạn, luôn để lại những ấn tượng đẹp cho người học, như tâm sự trên Facebook của một bạn từng học song ngữ :

"Tuổi thơ của mình gắn liền với một chú ếch màu xanh nhạt. Chú ếch đó đi theo từng câu chuyện, từng bài hát mà mình được học. Chú ếch nhảy múa trong từng trang sách màu trơn láng, thơm cái mùi giấy đặc trưng. Chú ếch trong quyển sách Une petite grenouille. Thế là một thế giới mở ra với một cô bé 6 tuổi ! (…).

Mình biết nhiều bạn có tuổi thơ giống mình lắm, cái tuổi thơ mà việc được học cái ngôn ngữ này (tiếng Pháp) là một may mắn không tưởng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách và cả thói quen của mình đến bây giờ. Đi nhà sách không bao giờ mình bỏ qua quầy truyện tranh tiếng Pháp, cứ vào đó là ngấu nghiến đọc. Cái thứ ngôn ngữ ăn sâu vào từ bé đó, mặc dù bây giờ chẳng còn cơ hội để sử dụng nhiều nữa, nhưng mình rất trân trọng. Nó nhẹ nhàng, thanh thoát như một bản nhạc vậy". (Facebook của Hoài An, khách sạn Ngọc Lan, Đà Lạt)

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 20/03/2019

Published in Văn hóa

Chủ Nhật 25/11/2018, Nga bắt giữ ba tầu chiến của Ukraine sau một cuộc va chạm giữa hải quân hai nước tại eo biển Kertch. Sự việc cho thấy Moskva đang kiểm soát gần như hoàn toàn vùng biển Azov mà Nga và Ukraine từng ký kết thỏa thuận "cùng quản lý". Câu hỏi đặt ra : Liệu biển Azov có phải là "ao nhà" của Nga, giống như Trung Quốc đang tham vọng kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông ?

azov1

Tầu của Ukraine bị Hải Quân Nga bắt giữ, cảng Kertch, ngày 26/11/2018. Reuters/Pavel Rebrov

Tuy nhiên, theo giới quan sát, sự cố vừa xẩy ra sẽ không đẩy Nga rơi vào trường hợp giống như Trung Quốc tại Biển Đông. Và những gì Nga đang làm tại biển Azov chỉ làm cho Trung Quốc phải mơ đến tại Biển Đông. Từ việc sáp nhập bán đảo Crimea, xây cầu nối bán đảo với lãnh thổ Nga, rồi dần dần kiểm soát eo biển Kertch và vùng biển Azov… tất cả những bước đi này của Nga chỉ gặp phải những phản ứng dè dặt từ Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.

Khác với Trung Quốc, Nga tin chắc rằng tranh chấp tại biển Azov sẽ không biến thành một thất bại ngoại giao quốc tế như những gì Trung Quốc đang hứng lấy khi đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông.

Theo nhận định của đô đốc James Foggo, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại Châu Âu, trong một buổi hội thảo ở Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Washington, hồi tháng 10/2018, được tờ Defense News trích dẫn, có một sự khác biệt rất lớn giữa hai cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Azov.

Nếu như những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại Biển Đông đã bị tòa án quốc tế La Haye và nhiều nước khác bác bỏ, thì chủ quyền lãnh hải của Nga tại eo biển Kertch và biển Azov lại được xác định rất rõ ràng và được quốc tế thừa nhận.

Vùng lãnh hải này là biển nội địa, nửa kín và được quản lý theo điều khoản số 123 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, quy định Nga và Ukraine phải "hợp tác trên mọi lĩnh vực hàng hải, kể cả việc tiếp cận eo biển".

Điều này cũng có nghĩa là sẽ không có chuyện Hoa Kỳ hay nhiều nước phương Tây điều tầu chiến qua lại eo biển Kertch nhân danh "tự do lưu thông hàng hải" như tại Biển Đông, bởi vì mọi ý định và mục đích tại vùng nước và eo biển này đều liên quan đến quyền sở hữu và tài phán của Nga và Ukraine.

Luật lệ quốc tế nêu rõ mọi giải pháp đều phải thông qua các thỏa thuận song phương giữa Nga và Ukraine, nhất là vì cả hai nước đã ký kết một đồng thuận về việc hợp tác trên mọi lĩnh vực liên quan đến eo biển.

Tuy nhiên, căn cứ theo bản thỏa thuận gốc giữa Nga và Ukraine liên quan đến eo biển, thì Kiev vẫn có thể mời tầu chiến Hoa Kỳ hay NATO ghé thăm các cảng biển nước này.

Trong khuôn khổ văn bản này, ngày 29/11/2018, tổng thống Ukraine Petro Porochenko đã đề nghị các nước thành viên trong khối NATO và nhất là Đức triển khai tầu chiến tại Biển Azov nhằm hỗ trợ nước này đối phó với Nga.

Chỉ có điều một chiến dịch như thế rất có thể sẽ bị xem như một hành động "khiêu khích"và có nguy cơ gánh lấy những đòn trả đũa từ Nga.

Minh Anh

*****************

Vụ bắt giữ tàu Ukraine : Tổng thống Putin tố cáo đồng nhiệm Porochenko châm dầu vào lửa (RFI, 29/11/2018)

Ba ngày sau khi tuần duyên Nga bắt giữ và khám xét ba tàu chiến của Ukraine tại eo biển Kertch, ngày 28/11/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin mới lên tiếng tố cáo đồng nhiệm Ukraine xúi giục gây ra sự cố và qua đó, tạo cớ để ban hành thiết quân luật, nhằm mục đích bầu cử. Ông Putin khẳng định tuần duyên Nga làm đúng nhiệm vụ của mình.

azov2

Cây cầu nối liền Nga và bán đảo Crimea tại eo biển Kerch nối biển Azov và Biển Đen. Reuters/Pavel Rebrov

Từ Moskva, thông tín viên Daniel Vallot gửi về bài tường trình :

"Trong suốt câu trả lời giới báo chí, tổng thống Nga không lúc nào nhắc đến tên đồng nhiệm Ukraine. Ấy vậy mà theo Vladimir Putin, chính Petro Porochenko là kẻ xúi giục gây ra sự cố hàng hải xẩy ra hôm Chủ Nhật 25/11, ở ngoài khơi eo biển Kertch.

Ông Putin giải thích : Chỉ còn vài tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống, nguyên thủ Ukraine đang trong tình thế tồi tệ theo các cuộc thăm dò dư luận. Do vậy, ông ta cần kiếm cớ để ban hành thiết quân luật. Và tổng thống Nga tỏ ra ngạc nhiên là một sự cố ở biên giới như vậy cũng đủ để ban hành thiết quân luật ; tình trạng này không được ban bố đối với Crimea hay vùng Donbass.

Đối với Vladimir Putin, lực lượng tuần duyên Nga chỉ làm nhiệm vụ của mình qua việc bắt giữ và khám xét các tàu của Ukraine hiện diện trong vùng biển của Nga. Vẫn theo chủ nhân điện Kremlin, hồi tháng Chín vừa qua, nhiều tàu chiến của Ukraine đã đi qua eo biển Kertch bình an vô sự. Tuy nhiên, các tàu này đã tuân thủ các quy định hiện hành về lưu thông qua eo biển".

Nga thông báo triển khai tên lửa tại Crimea

Ngày 29/11, theo Reuters, bộ trưởng phụ trách Hạ tầng cơ sở Ukraine, ông Volodimir Omelian, cho biết là hai cảng, Berdiansk và Mariupol, của Ukraine ở biển Azov đã bị phong tỏa. Hơn ba chục tàu bè của Ukraine không thể hoạt động bình thường và đi qua eo biển Kertch.

Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn báo chí Đức, tổng thống Ukraine Petro Porochenko tố cáo nguyên thủ Nga Vladimir Putin muốn thôn tính toàn bộ nước Ukraine, sau khi Moskva, vào ngày 28/11, thông báo sẽ triển khai tên lửa phòng không S-400 tại bán đảo Crimea. Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi các nước thành viên NATO cho triển khai tàu chiến ở biển Azov để hỗ trợ Kiev trong cuộc đọ sức với Moskva.

Cũng trong ngày 29/11, theo AFP, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cho biết là ông đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Trước đó một hôm, ông Erdogan đã lần lượt điện đàm với nguyên thủ Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi các bên giải quyết sự cố này thông qua con đường ngoại giao.

Hôm Chủ Nhật 25/11, hải quân Nga đã nổ súng, bắt giữ và khám xét ba tàu chiến của Ukraine tại eo biển Kertch, vùng biển Azov. Trong vụ này, 6 thủy thủ Ukraine bị thương. Theo Moskva, các tàu chiến Ukraine đã thâm nhập trái phép vùng biển của Nga.

RFI tiếng Việt

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2