Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 25 novembre 2017 16:02

Phúc - Trọng thư hùng

Sau khi bị Nguyễn Xuân Phúc dùng thanh tra chính phủ để thanh tra sai phạm đất đai Hà Nội từ tận năm 2002 lại đây, tập trung thanh tra vào sai phạm thời kỳ Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành ủy Hà Nội.

phuctrong1

Nguyễn Phú Trọng gọi Tô Lâm và Ngô Xuân Lịch cùng hầu hết tướng lĩnh cao cấp của bộ quốc phòng, đi thăm Trường bắn Quốc gia (19/11/2017)

Người ta thấy Nguyễn Phú Trọng gọi Tô Lâm và Ngô Xuân Lịch cùng hầu hết tướng lĩnh cao cấp của bộ quốc phòng, đi thăm trường bắn quốc gia giữa lúc cái rét đầu mùa đang về, lúc mà thời tiết trở trời rất độc cho người cao tuổi.

"Tại trường bắn, nói chuyện trước mặt chóp bu của quân đội, Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ và trọng trách cho quân đội đảm nhiệm hết cả những việc trước kia chỉ có công an làm. Như chống diễn biến hoà bình, chuyển hóa trong nội bộ và âm mưu dân sự hóa của thế lực thù địch.

Rõ ràng Trọng muốn ám chỉ thế lực thù địch nằm trong hàng ngũ cao cấp của đảng, bởi cả ba khái niệm diễn biến, chuyển hóa, âm mưu dân sự hóa đều phải từ cấp cán bộ cao nhất mới thực hiện được. Nhưng vấn đề ở đây không phải Trọng muốn nói đến các động cơ trên, điều mà Trọng muốn nói là Trọng đang có kẻ thù trong nội bộ đảng và đề nghị quân đội phải bảo vệ Trọng, sẵn sàng tấn công vào những quan chức đối thủ của Trọng.

Cũng trong lúc này, Báo Quân Đội Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của quân đội do tổng cục chính trị quân đội, dưới quyền của quân ủy trung ương nơi Trọng làm chủ, đã đưa liên tiếp nhiều bài viết phê phán rất mạnh hàm ý đối tượng là lãnh đạo cao cấp.

Bài báo mới nhất có tên Diệt Trừ Tệ Báo Cáo Không Trung Thực" (1).

"Hãy chú ý đến từ diệt trừ, đó là một từ khá nặng nề và đầy sắt máu. Ai là người báo cáo ? Trước nay chỉ có chính phủ là hay phải báo cáo với trung ương, với quốc hội. Bài báo nhắc nhiều đến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ra sức diệt trừ tệ nạn này, những yếu tố nêu trong bài báo về đối tượng báo cáo không trung thực là có yếu tố chuyển hóa, diễn biến...

Nếu đọc những bản tin trước thấy các báo phê phán tổng cục thống kê nghe lệnh của Nguyễn Xuân Phúc, đã đưa ra báo cáo trung ương và quốc hội con số tăng trưởng thần kỳ, ắt sẽ biết kẻ nói đến trong bài báo chính là Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó cũng trên tờ Quân Đội Nhân Dân này, có một bài báo về thói ham danh lợi (2).

Bài báo ra đúng vào ngày chính phủ công bố thanh tra đất đai ở Hà Nội thời Trọng làm bí thư, như thế dễ thấy quân đội đang đứng sau lưng Trọng sẵn sàng ra tay cứu chủ tịch quân ủy bằng cách tấn công lại Nguyễn Xuân Phúc. Những gì trong bài báo đề cập khiến người ta không phải suy đoán nhiều, những điều trong bài báo nói về nhân vật nào đó thì ở ngoài từ lâu nay dân chúng đã thẳng thừng nói về Nguyễn Xuân Phúc như vậy. Hãy nghe một đoạn trích trong bài báo đó để dễ hình dung.

Tuy nhiên, thời nay có những người háo danh, ham địa vị đến mức khác thường. Ở mức độ nhẹ, họ khôn khéo lấy lòng người khác, mua chuộc nhân tâm, ra sức ra luồn vào cúi, nịnh nọt, ton hót cấp trên để mong được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Nặng hơn, có người dù ở đâu, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cái ghế mà mình nhắm tới, bằng mọi cách để tiếp cận, leo lên được vị trí ngon, thậm chí không ngại ngần sử dụng đủ thứ mánh khóe, chiêu bài để chiếm đoạt được quyền cao chức trọng. Có người háo danh đến mức bất chấp luân thường đạo lý, quên cả tình bằng hữu, chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiệp, sẵn sàng biến đối tác thành đối thủ, hạ bệ người khác để đạt được tham vọng cá nhân. Dân gian có câu : "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Cái danh không bằng tài năng, đức độ, thực lực của bản thân tạo ra, mà càng phải mua đắt bao nhiêu thì giá trị của nó càng bị coi thường, rẻ rúng bấy nhiêu !"

(Hết trích).

Những điều trên cho thấy Nguyễn Phú Trọng đang giăng lưới và đánh ngấm dần từng đòn, còn Nguyễn Xuân Phúc chỉ có một đòn, nhưng rất độc đó là nắm rõ hồ sơ sai phạm của Nguyễn Phú Trọng lúc làm bí thư Hà Nội, Trọng đã tiếp tay cho doanh nghiệp trục lợi, khiến nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ đồng.

Nếu như trong hội nghị trung ương tới đây, hoặc phiên họp của quốc hội tới đây, hoặc có thể là phiên họp của chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tung ra bản thanh tra cáo buộc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng ăn tiền để áp giá đất rẻ đến 10 lần cho doanh nghiệp, thì sự nghiệp của Nguyễn Phú Trọng tiêu tùng theo mây khói, không ai còn tin vào cái gọi là chống tham nhũng, hối lộ, suy thoái của ông ta nữa.

Con người Nguyễn Phú Trọng là kẻ thù dai nhớ lâu, bí thư Hậu Giang Bảy Chắc trước kia đã từng khinh miệt nói Trọng già rồi, về nghỉ đi. Bảy Chắc đã bị Trọng lôi cổ ra kỷ luật mặc dù đã về hưu. Trịnh Xuân Thanh đưa đơn tố cáo Bộ chính trị về động cơ không trong sáng của Trọng khi kỷ luật đảng viên, Trọng tuyên bố sẽ bắt bằng mọi giá và y rằng Trọng đã bắt được Thanh dù mất đi quan hệ đối tác chiến lược với Đức và làm ảnh hưởng đến hiệp định thương mại Châu Âu bị trì hoãn.

Như những gì Trọng đã thể hiện, Nguyễn Xuân Phúc hầu như không còn đường lùi hay hoà hoãn được với Trọng. Những phát ngôn trên báo Quân đội nhân dân cũng chính là phát ngôn của Trọng, tuyên ngôn rất rõ ràng cần phải xử lý một kẻ phản chủ, luồn lách, nịnh bợ leo lên cao, chà đạp cả tình nghĩa đồng chí, anh em. Trong phát ngôn ấy ban đầu là trị bệnh, vài hôm sau nữa là diệt trừ cho thấy quyết tâm của Trọng sẽ trị Phúc đến cùng.

Nhưng để Trọng hạ được Phúc lúc này không phải dễ dàng, Phúc đã có được sự nhìn nhận của Tập Cận Bình như một người kế nhiệm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam cực kỳ dễ bảo. Hơn nữa Phúc cũng đã nhanh chóng gây dựng được quanh mình đội ngũ hùng hậu, trong đó có phần lớn lực lượng công an cùng với những đại gia nhiều tiền của, nắm giữ nhiều bí mật của nhiều lãnh đạo.

Hiện nay hai chiến hữu của Phúc có nhiều sai phạm về quản lý, về tham nhũng cũng như lối sống đồi truỵ là Thân Đức Nam và Huỳnh Đức Thơ đang gây bức xúc trong dư luận, khiến người ta hoài nghi rằng chiến dịch làm trong sạch đảng của Nguyễn Phú Trọng là tránh né những thế lực mạnh, chỉ nhằm dánh các thế lực yếu. Sự hoài nghi này càng có cơ sở hơn khi Huỳnh Đức Thơ mặc dù bị trung ương kỷ luật, nhưng phía chính phủ chần chừ mãi mới đưa ra quyết định cảnh cáo và vẫn để Thơ giữ nguyên chức vụ. Nếu Trọng không phá được sự che đỡ của Phúc với bọn Thân Đức Nam và Huỳnh Đức Thơ, người ta sẽ hiểu rằng thời của Nguyễn Phú Trọng đã cáo chung. Trọng không động được đến đệ tử của Phúc thì chẳng bao giờ động được đến Phúc.

Lúc đó theo thói phù thịnh, mọi sự ủng hộ trong đảng sẽ dồn lại về cho Nguyễn Xuân Phúc.

Thực lòng mà nói, dù luồn cúi, nịnh bợ và phản anh phản em, bộ dạng đón tiếp khách quốc tế như một thằng hề... dù hàng trăm cái tội như thế. Một tổng bí thư như Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn sẽ hơn nhiều một lão già thâm hiểm, cuồng lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến cực đoạn như Nguyễn Phú Trọng.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 25/11/2017

(1) http://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/diet-tru-te-bao-cao-khong-trung-thuc-524386

(2) http://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/chua-tri-benh-hao-danh-ham-dia-vi-523723

Published in Diễn đàn
lundi, 20 novembre 2017 22:46

Quan hệ Việt Đức đang ra sao ?

Trong hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam vừa qua, nhiều hình ảnh đón tiếp nguyên thủ nước ngoài của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã để lại cho dư luận nhiều dấu hỏi về cách ứng xử, giao tiếp của nguyên thủ Việt Nam.

Tâm điểm là các ứng xử của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

nxp1

Thủ tướng và Phu nhân tại sân bay Frankfut  ngày 05/07/2017 - Thanh Niên Online

Ở chuyến đi đến G20 tại Đức. Báo chí Việt Nam đưa tin Phúc đến Đức dự G20 lần này theo lời mời của bà thủ tướng Merkel. Bài báo của Việt Nam nói rõ như sau (1) :

Vào lúc 7 giờ sáng nay (giờ địa phương, tức 12 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao VN đã hạ cánh xuống sân bay Frankfurt, bắt đầu chuyến thăm Cộng hòa liên bang Đức và dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thành phố Hamburg, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Angela Merkel.

Chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm Cộng hòa Liên bang Đức, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược với Đức.

(Hết trích).

Ai cũng thấy chính Việt Nam nói lý do Việt Nam được mời dự hội nghị G20 với tư cách là chủ nhà hội nghị APEC. 

Thế nhưng  khi Việt Nam tổ chức hội nghị APEC không có nguyên thủ nước Đức đến dự, phía Việt Nam giải thích lý do rằng nước Đức không phải là thành viên APEC nên không có mặt.

Câu hỏi đặt ra là có phải không phải thành viên APEC thì không đến dự hội nghị APEC không ? 

Không phải, dù không phải là thành viên APEC cũng được mời dự APEC tại Việt Nam và được đón tiếp long trọng như nguyên thủ các nước Lào, Cam.

nxp2

Việt Nam đón tiếp ông Hun Sen, Thủ tướng Campuchia

nxp3

Việt Nam đón tiếp ông Bounnhang Vorachit, Tổng bí thư đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Như vậy việc Đức không đến Việt Nam dự hội nghị APEC có hai lý do, lý do thứ nhất là Việt Nam không mời, lý do thứ hai là mời nhưng Đức không đến. Giải thích không phải vì không là thành viên APEC mà Đức không đến, đây là một giải thích ngụy biện hoàn toàn. Vì nhiều nước khác không phải thành viên APEC cũng đã đến Việt Nam tham dự hội nghị này.

Ở mệnh đề thứ nhất là Việt Nam không mời Đức đến dự APEC tại Đà Nẵng. Nếu thế đây là một thất lễ trong ngoại giao rất lớn, nước Đức đã mời thủ tướng Phúc đến Đức dự G20 vì lý do là nước chủ nhà APEC, vậy mà Việt Nam thiện chí không đáp lễ lời mời này bằng việc mời Đức đến dự hội nghị APEC tại Việt Nam, trong khi Việt Nam mời các nước khác không phải nằm trong khối APEC đến dự ?

Ở mệnh đề thứ hai, Việt Nam có mời nhưng Đức không đến dự vì khủng hoảng vụ xâm phạm an ninh chủ quyền Đức vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Như vậy dù ở mệnh đề một hay mệnh đề hai thì trên phương diện ngoại giao với Châu Âu, Việt Nam đã có những thất bại đáng kể.

Cũng trong chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc đến Đức dự G20, báo chí Việt Nam nhấn mạnh một chi tiết rằng nhằm củng cố đối tác chiến lược với Đức.

Chuyến đi của Phúc đến Đức được báo chí Việt Nam mô tả là thành công, Phúc đã được thủ tướng Đức đón tiếp trọng thị và hai bên hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.

Thế nhưng hai tuần sau, Việt Nam cho mật vụ tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nước Đức tuyên bố đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược và trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam về nước, cũng như bắt giữ một công dân Việt Nam tên là Nguyễn Hải Long đang sống tại Châu Âu để điều tra về vụ bắt cóc, sa thải một người Việt làm trong bộ máy hành chính của Đức là Hồ Ngọc Thắng vì có đưa những thông tin liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.

Hiện nay tình trạng của Nguyễn Hải Long đang bị Đức giam giữ không được chính phủ Việt Nam quan tâm, mặc dù đối tượng này bị cáo buộc liên quan đến vụ bắt cóc người do chính phủ Việt Nam tổ chức.

Có thể hiểu rằng vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và quan hệ ngoại giao Việt Nam rạn nứt không thể hàn gắn được. Nếu quan hệ ngoại giao hai bên không có gì trắc trở, điều đầu tiên là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh phải được giải quyết êm ả giữa hai bên. Nếu thế điều đầu tiên đương nhiên là Nguyễn Hải Long phải được thả tự do. Chừng nào Nguyễn Hải Long chưa được tự do mà còn bị giam giữ vì tội đồng lõa với chính phủ Việt Nam bắc cóc người, thì vụ việc này vẫn còn chưa kết thúc.

Đức đã ra tuyên bố đình chỉ miễn thị thực nhập cảnh cho cán bộ ngoại giao Việt Nam,  tuyên bố này có hiệu lực trước thềm khai mạc hội nghị APEC tại Việt Nam một ngày.

Quan hệ Việt Đức từ khi bắt Trịnh Xuân Thanh chỉ có cuộc gặp hai bên ở tại hội nghị biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, tranh thủ hội nghị này Việt Nam đã phải dùng đến cấp phó thủ tướng Vương Đình Huệ để tiếp xúc với bí thư sứ quán Đức, bà Luisa Bergfeld, bàn chuyện quan hệ hai nước, nhưng bà bí thư sứ quán Đức chỉ cam kết gói gọn một số chương trình hỗ trợ kỹ thuật đang làm dang dở.

Nước Đức là đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, hiệp định ký kết đi lại tự do của các nước trong khối EU có tên Schengen đã bị Việt Nam lợi dụng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa sang Tiệp. Việc làm này của Việt Nam không chỉ xâm phạm đến Đức mà còn khiến khối EU cảm thấy bị xúc phạm, vì bị Việt Nam lợi dụng sự tự do đi lại giữa các nước để thực hiện hành vi phạm tội.

Trên trang website của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, phần quan hệ Việt Đức được mô tả cấp tập những hoạt động từ trước chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc, nhưng đến sau ngày 14 tháng 7 năm 2017 không còn thấy bản tin hoạt động nào của đại sứ quán Việt Nam tại Đức với chính phủ Đức. Các hoạt động bỗng dưng như bị ngắt nguồn điện không còn dấu hiệu của sự sống.

nxp4

Trên trang website của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức sau ngày 14 tháng 7 năm 2017 không còn thấy bản tin hoạt động nào của đại sứ quán Việt Nam tại Đức với chính phủ Đức

Trong dịp đại sứ Đức tại Việt Nam tổ chức tiệc mừng vừa qua, có ông Huỳnh Cách Mạng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đến dự, ông tổng lãnh sự Đức Andreas Siegel nhắc lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh và đề nghị Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp quyền, cần có biện pháp khắc phục và sửa chữa (2).

nxp5

Nhân ngày thống nhất nước Đức vào tháng 10 năm 2017 ông tổng lãnh sự Đức Andreas Siegel nhắc lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh và đề nghị Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp quyền, cần có biện pháp khắc phục và sửa chữa

Những quan hệ của Việt Nam với Đức kể từ khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đến giờ, Đức chỉ đưa ra bí thư sứ quán, tổng lãnh sự để gặp các quan chức Việt Nam từ phó thủ tướng đến phó chủ tịch thành phố. Ngoại trừ lúc nghi lễ mừng quốc khánh Việt Nam vì tính chất xã giao ông tổng thống Đức gửi điện chúc mừng tới ông Trần Đại Quang.

Qua những lời tuyên bố của Bộ ngoại giao Đức sau vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trước sau nhất quán rõ ràng Việt Nam phải có câu trả lời về vụ việc này trên phương diện tôn trọng luật pháp quốc tế. Phía Việt Nam đã né tránh và đáp lại bằng việc kể lể những quan hệ tốt đẹp trước kia.  Cách xử lý của Việt Nam hoàn toàn không đi vào trọng tâm mà người Đức đặt yêu cầu.

Vì vậy quan hệ Việt Đức sẽ còn đóng băng dài dài, những người chịu trách nhiệm về việc quan hệ Việt Đức sứt mẻ này là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cả hai đều đang ở đỉnh cao quyền lực tại Việt Nam, họ không thể nhượng bộ  với lý do làm thế uy tín và quyền lực cá nhân của họ bị sứt mẻ.

Ở những nước độc tài, quyền lợi của đất nước trong những trường hợp như thế này thường không bằng lợi ích của những cá nhân lãnh đạo đất nước ấy.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 20/11/2017

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-toi-duc-va-du-hoi-nghi-thuong-dinh-g20-852361.html

(2) http://www.vietnam.diplo.de/Vertretung/vietnam/vi/00-startseite/00_20Artikel_20Startseite/171010_20TDE-GK-2017.html

Published in Diễn đàn
samedi, 18 novembre 2017 14:19

Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình

Tập Cận Bình đến Việt Nam dự APEC với vị thế như một hoàng đế, Tập được đón tiếp nổi trội hơn các nguyên thủ các quốc gia khác. Tập được cộng sản Việt Nam đón với một nghi lễ cao nhất có bắn 21 phát đại bác chào mừng.

npttcb1

Nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào mừng Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc ngày 12/11/2017

Trước đây Obama có đến Việt Nam, một nguồn tin bên trong nói rằng Trung Quốc đã đề nghị phía Việt Nam không bắn đại bác chào đón Obama. Không rõ sự thật đến đâu, nhưng phía Việt Nam tiếp đón Obama và Trump đều không có màn nghi thức này.

Vào hội nghị APEC năm 2006, phía Trung Quốc có ý kiến thay đổi một vài điều trong chương trình APEC tổ chức tại Hà Nội. Ông Phạm Gia Khiêm bộ trưởng ngoại giao lúc đó có kể lại rằng, phía Việt Nam nói rằng việc thay đổi như thế phải được tất cả nước tham dự đồng ý, vì thế Việt Nam không thể làm theo ý Trung Quốc.

Năm tiếp theo sau đó, năm 2007 tại Hà Nội và Sài Gòn liên tiếp nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử bởi không ai hình dung Việt Nam có biểu tình và nhất là biểu tình phản đối Trung Quốc. Các cuộc biểu chống Trung Quốc ở Việt Nam kéo dài nhiều năm, đến khoảng năm 2013 khi quyền lực tập trung dần về tay Nguyễn Phú Trọng thì các cuộc biểu tình biến mất hẳn. Quan hệ Việt Trung tương đồng với quyền lực của Nguyễn Phú Trọng. Quyền lực của Trọng càng lên bao nhiêu thì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc càng ít đi bấy nhiêu và cuối cùng khi Trọng đạt tột đỉnh quyền lực thì các cuộc biểu tình mất hẳn.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư chủ trì ký kết văn kiện hợp tác với Trung Quốc nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong lần gặp tháng 11 năm 2017 này dưới sự chủ trì của Tập và Trọng, hai bên đã ký kết 19 văn kiện hợp tác. Bao gồm 12 cái mới và 7 cái cũ đã thỏa thuận song (1).

Trước đó vào tháng 1 năm 2017 khi sang Trung Quốc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký 15 văn kiện hợp tác với Trung Quốc (2).

Đó là chưa kể những văn kiện ký kết giữa Trọng và Tập năm 2015 khi Tập đến Việt Nam, trong đó có một văn kiện gần như cam tâm làm tay sai cho Trung Quốc, văn kiện có tên là "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020".

npttcb2

Buổi họp về "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020" ngày 18/01/2017

Tất cả đều biết rằng kế hoạch đào tạo cán bộ này chỉ có một chiều, tức Trung Quốc đào tạo cán bộ Việt Nam chứ không có chuyện Việt Nam đào tạo cán bộ Trung Quốc. Những cán bộ Việt Nam làm nòng cốt đều phải qua Trung Quốc đào tạo để Trung Quốc có điều kiện khống chế và nhồi nhét tư tưởng nô lệ thần phục Trung Quốc, đây là một dạng tuyển chọn và huấn luyện tay sai cấp cao, một dạng bán nước theo kiểu đào tạo tư duy bán nước. Nó sẽ làm cho những quan chức bộ ngành, đầu tỉnh khi được Trung Quốc đào tạọ,sau này ở vị trí của mình quản lý sẵn sàng ký kết những văn bản bán nước ở cấp bộ, ngành, địa phương.

Cuộc xử lý kỷ luật bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đầy gấp gáp và chóng vánh, với những lý do mà hàng chục bí thư tỉnh uỷ khác như Thanh Hoá, Hải Dương, Yên Bái… còn vi phạm mức độ trầm trọng hơn nhiều lần khiến người ta không khỏi hoài nghi vì dính tới việc lãnh sự quán Trung Quốc gần hai năm không mở được ở Đà Nẵng. Vào năm 2015 khi sang Trung Quốc, Tập đã chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng sớm tạo điều kiện cho việc mở lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Ngay sau khi phế truất Nguyễn Xuân Anh, hai ngày sau phía Trung Quốc công bố đã mở được lãnh sự quán sau gần hai năm không chọn được địa điểm, thời gian gần 2 năm Trung Quốc không tim được điểm mở lãnh sự quán cũng là thời gian gần 2 năm Nguyễn Xuân Anh là bí thư ở Đà Nẵng. Đây là một món quà mà Nguyễn Phú Trọng dâng cho Tập Cận Bình trong chuyến đến Việt Nam dự APEC tại Đà Nẵng lần này. Nó cũng là thông điệp gửi các cường quốc khác rằng sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam đã lớn mạnh đến mức nào, mọi ve vãn đổi hướng Việt Nam về phương Tây đều không hiệu quả.

Trong chuyến Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này, người ta thấy sự ganh đua nịnh bợ Tập giữa Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng. Dường như Phúc cũng muốn tiến cử mình ra mắt thiên triều trong ưu điểm sẵn sàng thần phục làm nô lệ trung thành hơn Trọng. Phúc đã không tiếc lời ca ngợi Tập là một lãnh tụ tối cao mang lại hạnh phúc, huy hoàng cho Trung Quốc. Phúc báo cáo tình hình và dự kiến chính phủ do Phúc lãnh đạp đã làm gì và sẽ làm gì, cuối cùng Phúc nhấn mạnh cam kết Việt Nam sẽ theo đường lối ngoại giao trung thành và không làm ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Với cặp tổng bí thư, thủ tướng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc như hiện nay, nếu Tập Cận Bình bỏ qua cơ hội không tận dụng hai kẻ háo danh và tham làm quyền lực này, y hẳn có lỗi với dân tộc Trung Hoa, một dân tộc cả mấy ngàn năm ước mơ thần phục được Nam Việt.

Hàng chục văn kiện đã được Nguyễn Phú Trọng ký cấp tập với Tập Cận Bình, riêng trong năm 2017 đã gần 30 văn kiện. Nguyễn Phú Trọng ráo riết như vậy để làm gì. ? Trọng đang nỗ lực xây dựng quyền lực cho mình nhiều hơn để thỏa lòng ham muốn quyền lực và danh vọng của Trọng trở thành lãnh tụ ở Việt Nam như một Hồ Chí Minh thứ hai. Bất chấp mọi tư cách cuả nhà nước, Trọng ngang nghiên chủ trì đón tiếp Tập Cận Bình với nghi lễ cao nhất, có quân danh dự đón tiếp, tự chủ trì ký kết. Qua đó cho thấy Trọng đang muốn gấp rút được kiêm nhiệm cả chức tổng bí thư và chỉ tịch nước.

Với những gì mà Nguyễn Phú Trọng đang điên cuồng phục vụ Tập Cận Bình, người Việt Nam không nên nói đến chuyện thoát Trung hoặc chống Trung Quốc làm gì cho xa vời.

Hãy làm sao trước mắt thoát được bè lũ tay sai Trung Quốc là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang đè trên đầu nhân dân trước đã.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 18/11/2017

(1) http://vtv.vn/trong-nuoc/viet-nam-trung-quoc-ky-ket-va-trao-19-van-kien-hop-tac-20171112184805591.htm

(2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/good-n-not-good-in-15-coop-agreements-of-vn-cn-01192017094714.html

Published in Diễn đàn

Ngày 9 tháng 11 năm 2016, Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra quyết định thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra các hoạt động của chính phủ theo nội dung Nghị quyết trung ương 4 và Chỉ thị 05 về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

nxp1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi họp Nghị quyết trung ương 4, 10/11/2017

Đây là hai nội dung thanh tra chính mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng để hạ bệ và răn đe nhiều quan chức cấp cao trong đảng. Nếu như đối chiếu hai nội dung này thì không có quan chức cộng sản nào thoát được tội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chân trong Ban bí thư, đây là điều bất lợi cho ông ta. Đoàn kiểm tra của ban bí thư lần này do Nguyễn Văn Nên, chánh văn phòng trung ương đảng dẫn đầu. Ông Nên trước kia là chánh văn phòng chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng, Nguyễn Văn Nên kế nhiệm Phúc khi Phúc được đôn lên làm phó thủ tướng. Giữa Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Xuân Phúc không hề có mối ràng buộc ân tình nào, Nên lại là người khá nắm rõ những hoạt động của Nguyễn Xuân Phúc.

Cuộc thanh tra này có thể nhằm hạn chế sự tự tung, tự tác và thói kiêu ngạo muốn vượt mặt Nguyễn Phú Trọng của Phúc. Phúc đang cố gắng đưa Thân Đức Nam, một cánh hẩu của mình từ phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội sang làm phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ, thay cho Lê Minh Hà con ông Lê Đức Anh vừa về hưu ở tuổi 60.

Lúc trước hội nghị trung ương 4 và 5, khi trung ương rục rịch nhiều ý kiến muốn Nguyễn Phú Trọng bàn đến việc về hưu và chỉ người kế nhiệm. Phúc cảm thấy thời cơ của mình đã đến, không cần phải giấu mình nịnh bợ Nguyễn Phú Trọng nữa. Phúc đã lợi dụng chuyến công cán đi các tỉnh với lý do xúc tiến đầu tư, hứa hẹn với các địa phương bỏ phiếu cho mình làm tổng bí thư sẽ có lại quả, đồng thời Phúc cũng rỉ tai cho các địa phương biết đối thủ cạnh trạnh của Phúc là Trần Đại Quang sắp tới sẽ bị kỷ luật, không thể có cơ hội làm tổng bí thư.

Lúc này vướng đối phó với làn sóng đòi từ chức ở các trung ương 4, 5. Nguyễn Phú Trọng đã giả vờ không để ý đến Phúc, Trọng dồn sức để tập trung ngăn cản người kế cận tiềm năng nhất là Trần Đại Quang. Nhờ may mắn truất được Đinh Thế Huynh vì lý do bệnh tật, đưa được tay chân thân tính của mình là Trần Quốc Vượng lên chiếm ghế thường trực Ban bí thư, kiêm trưởng ban kiểm tra trung ương. Trọng đã có được sức mạnh áp đảo Trần Đại Quang và buộc ông này phải nép mình tránh xa cái ghế tổng bí thư của Trọng.

Sau khi trói buộc được Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng mới xây dựng lực lượng bổ sung để trấn áp Nguyễn Xuân Phúc. Trọng bố trí cho hai đệ tử trung thành với mình là Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng vào Ban bí thư. Tiếp đó Trọng ra chỉ thị cho ban bí thư lập đoàn thanh tra do Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn để kiểm tra chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Khi được gọi đến để nghe quyết định về ban bí thư lập đoàn thanh tra, Nguyễn Xuân Phúc đã tỏ thái độ bất bình và miễn cưỡng khi tiếp nhận nội dung thanh tra, đồng thời Phúc cũng ý kiến rằng đây là lúc cuối năm, chính phủ có nhiều việc quan trọng phải thực hiện theo kế hoạch đặt ra, việc đón tiếp và làm việc với đoàn thanh tra sẽ không hẳn được chu đáo. Phúc dặn các đơn vị dưới quyền khi tiếp đoàn thanh tra làm việc, không nên xao lãng nhiệm vụ chuyên môn phải làm. Có nghĩa Phúc xui các cấp dưới né tránh đoàn thanh tra vì lý do công việc đang phải làm quá nhiều.

Cuộc đời trớ trêu, từ chức chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã được Trọng sử dụng để tấn công lại Nguyễn Tấn Dũng. Giờ Trọng lại dùng Nên, người cũng đã từng là cấp dưới của Phúc thanh tra lại Phúc.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 cũng như hội nghi trung ương 6 vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo GDP tăng trưởng 6,7 % theo con số của tổng cục thống kê công bố hồi tháng 9. Khi con số này được công bố, Phúc đã cho các bồi bút nằm ở các báo ca ngợi đây là con số thần kỳ, tăng trưởng nhảy vọt đầy ngoạn mục. Chính nhờ những báo cáo láo này mà Nguyễn Phú Trọng đã không thể làm gì được Phúc tại hội nghị trung ương 6.

Cùng với việc thông báo thành lập đoàn kiểm tra của Ban bí thư, một tin không vui với Phúc là báo chí phanh phui việc tổng cục thống kê chuyên môn yếu và chất lượng thống kê kém, báo chí cũng đặt nghi vấn những con số tổng cục thống kê nêu ra đã trình cho ai duyệt ?

Ai duyệt những con số này, đương nhiên là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Như vậy báo chí đã đặt vấn đề nghi vấn những con số tăng trưởng 6,7% gọi là thần kỳ kia là con số giả mạo do Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tổng cục thống kê tạo ra (1).

Những mũi tấn công đang hình thành nhắm vào Phúc, hơn ai hết Phúc hiểu kẻ đứng đằng sau tạo ra những thứ đó là Nguyễn Phú Trọng.

Những phản ứng không bằng lòng của Nguyễn Xuân Phúc với quyết định công bố của ban bí thư thành lập đoàn kiểm tra tưởng thế đã là can đảm. Nhưng khó ai ngờ rằng Nguyễn Xuân Phúc còn bạo gạn hơn nữa khi dám lôi lại chuyện quá khứ cách đây hơn chục năm, chuyện về tham nhũng ở thành phố Hà Nội thời Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư (2).

Ít có cuộc thanh tra nào của chính phủ mà lội ngược lại mốc thời gian cách đây 15 năm. Nhưng với Nguyễn Xuân Phúc thì bất cứ trò gì để chơi đối thủ dù đê tiện đến đâu y cũng không từ, dù kẻ đó là ân nhân hay đàn anh đi nữa nếu cản đường Phúc đều bị Phúc không từ thủ đoạn nào tấn công.

Kết luận của đoàn thanh tra chính phủ hôm 15 tháng 11 năm 2017, sau quyết định công bố của đoàn thanh tra ban bí thư một tuần. Kết luận này có đoạn.

"Chiều 15/11, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà của UBND Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2014. 38 trong tổng số 204 dự án trên địa bàn Hà Nội đã bị thanh tra".

Trong bài báo cũng có nêu đoàn thanh tra chính phủ kết luận việc kết luận áp giá tiền đất của thành phố không phù hợp đã khiến thất thu hàng ngàn tỷ. Bài báo chỉ nói chung chung như vậy, nhưng những người am hiểu đều biết rằng việc xác định giá đất làm thất thu hàng ngàn tỷ ở Hà Nội là thời Nguyễn Phú Trọng làm bí thư liên quan đến việc áp giá đất ở khu đô thị Ciputra.

Nếu như Nguyễn Xuân Phúc thẳng tay đập quả này, chắc chắn Nguyễn Phú Trọng không thể nào tồn tại được. Bằng chứng về những sai phạm từ quyết định số 4622 của thành phố Hà Nội thời Nguyễn Phú Trọng đã làm thất thoát của nhà nước 4.000 tỷ đồng, làm lợi cho doanh nghiệp do đàn em Trọng là Nguyễn Minh Quang làm chủ. Bằng chứng về việc áp giá đất cho doanh nghiệp ở mức hơn 1 triệu đồng một mét vuông, rồi sau đó công bố giá mới là 12 triệu đồng ở chính khu vừa áp giá cho doanh nghiệp. Tất cả những bằng chứng văn bản còn đó, hiện trạng còn đó, con người còn đó.

Nguyễn Phú Trọng lợi dụng vị trí quyền lực đã thông đồng với doanh nghiệp, làm lợi cho doanh nghiệp hàng ngàn tỷ đồng, được lại quả những căn biệt thự đẹp để Trọng lót tay mua sự ủng hộ làm chủ tịch quốc hội lấy bàn đạp vào vị trí tổng bí thư sau này.

Đòn phản công này của Nguyễn Xuân Phúc, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thái độ của ban bí thư trung ương do Trọng xúi dục tấn công Phúc. Nếu Trọng ta tay triệt để, Phúc cũng chẳng ngại gì chơi sát ván lại. Điều mà Nguyễn Xuân Phúc khác với các đối thủ của Trọng trước kia như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang là Phúc có thể làm mọi thứ bất chấp danh dự, nhân phẩm.

Hay chờ xem đoàn kiểm tra của Ban bí thư còn dám động đến Phúc nữa không. ?

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguibuongio, 17/11/2017

(1) http://cafef.vn/bi-nghi-ngo-chat-luong-thong-ke-tong-cuc-truong-tong-cuc-thong-ke-phan-phao-chua-hieu-thi-phat-bieu-phai-co-trach-nhiem-2017111516233044.chn

(2) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thanh-tra-chinh-phu-ha-noi-de-that-thu-ngan-sach-6-000-ty-dong-3671080.html

Published in Diễn đàn
lundi, 06 novembre 2017 22:33

Tư Sang và cơn mộng quyền lực

Trong số các ủy viên Bộ chính trị khóa 11 về hưu, duy nhất Trương Tấn Sang là người còn thọc bàn tay vào chính trường và gây ảnh hưởng tác động nhiều nhất. Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm Đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.

tts1

Trương Tấn Sang rất gắn bó với các quan chức Hà Tĩnh

Nếu như không có sự ủng hộ của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng khó mà trụ được lại đến bây giờ. Sang đã dùng những cựu ủy viên trung ương vốn nằm trong hội tù nhân miền Nam mà Sang có trong nhóm để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng gả con gái cho Việt Kiều Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa. Mặt khác Sang huy động hết những tay chân của mình để phục vụ Nguyễn Phú Trọng trong vai trò hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Nước cờ Trương Tấn Sang tính toán khá cao tay, nếu như Nguyễn Tấn Dũng trụ được thì Sang không có chút ảnh hưởng nào đến chính trị hiện tại. Cách tốt nhất là dựng lên một Nguyễn Phú Trọng háo danh, như thế Sang mới còn có thể gây ảnh hưởng quyền lực tới chính trường Việt Nam.

Huy Đức vốn là một đệ tử của Sang thời Sang làm bí thư thành ủy Hồ Chí Minh, trước đó Huy Đức hầu như không hề đếm xỉa đến Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trước thềm Đại hội 12 nhận lệnh của Sang, Huy Đức bắt đầu tung hô ca ngợi cặp Trọng và Phúc như là một cặp lãnh đạo tuyệt vời cứu nhân độ thế. Đặng Thị Hoàng Yến sân sau của Tư Sang ngay sau khi Trọng tái cử tổng bí thư, Yến phát biểu trên BBC mừng rỡ khi thấy Nguyễn Phú Trọng tái cử. Yến tin tưởng Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và đi đầu trong cuộc chống tham nhũng. Yến cũng khen Nguyễn Xuân Phúc là người am hiểu về kinh tế và lợi thế là còn tương lai mười năm nữa để thực thi.

Lời khen của Yến rất mâu thuẫn, như người ta nói khen lấy được như Huy Đức khen Trọng, Phúc. Nếu như Yến khen Nguyễn Xuân Phúc còn mười năm nữa làm lãnh đạo để thực hiện chính sách của mình là điều ưu thế, thử hỏi Nguyễn Phú Trọng ở tuổi 72 làm sao còn đi đầu và khởi xướng được. Nhưng thủ đoạn chính trị thì bất chấp miễn sao có lợi cho phe mình, truyền thông lúc này ở trong tay Trọng, Sang, Phúc lên dễ dàng thao túng dư luận.

Vụ biểu tình của công nhân Bình Dương và đặc biệt là Hà Tĩnh năm 2014 do chính Trương Tấn Sang chủ mưu nhằm đánh phá Nguyễn Tấn Dũng. Khi ấy Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Tri Tôn, Nguyễn Tấn Dũng đã có những phát biểu mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Sang đã chơi đòn hiểm là tương kế, tựu kế xúi dục công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh biểu tình bạo động, sau đó dùng Huy Đức quy tội cho Nguyễn Tấn Dũng đã nói những lời kích động dẫn đến công nhân biểu tình quá khích. Khi vụ việc xảy ra, Sang hối thúc bộ chính trị phải công khai xin lỗi những nhà đầu tư Trung Quốc và sớm bồi thường cho họ.

Sang quê gốc ở Đức Hòa, Hà Tĩnh, gốc từ đời nào không rõ, nhưng nhận thấy mảnh đất này sẽ là nơi ảnh hưởng chính trị nhiều đến chính trường Việt Nam, đặc biệt bởi sự đầu tư lớn của những nhà đầu tư Đài Loan nhưng Trung Quốc đứng đằng sau góp đến 70% vốn. Trương Tấn Sang đã giở trò nhận quê và nâng cấp Hà Tĩnh trở thành một thành trì của mình. Nếu lần giở lại những lần thăm và làm việc sẽ thấy Trương Tấn Sang rất gắn bó với các quan chức Hà Tĩnh.

tts2

Trương Tấn Sang và đoàn công tác của Trung ương nghe thuyết trình hạng mục lò cao số 1 Dự án Nhiệt điện Formosa (tháng 2/2015).

Rất dễ thấy những tấm hình Trương Tấn Sang về thăm Hà Tĩnh và luôn có Võ Kim Cự (trong hình bên phải) lúc đó là chủ tịch tháp tùng.

Âm mưu của Tư Sang là đẩy được nhiều người Hà Tĩnh mà y nhận là đồng hương vào trung ương đảng khóa 12 để làm lực lượng y với cái giá ban đầu là ủng hộ Nguyễn Phú Trọng, bởi sự cam kết những đồng hương Hà Tĩnh của Sang khi vào Trung ương 12 sẽ cũng như là người của Trọng như vậy mà Hà Tĩnh dễ dàng có nhiều người vào trung ương.

Ví dụ như việc đưa Nguyễn Thanh Bình từ bí thư tỉnh ủy lên làm phó ban tổ chức trung ương và Võ Kim Cự thay thế làm bí thư. Làm bí thư tỉnh ủy nghiễm nhiêm Cự được vào trung ương. Nhưng muốn để được thêm suất Hà Tĩnh vào trung ương nữa, Trọng và Sang đã sắp cho Cự ra làm chủ tịch liên minh hợp tác xã, một chức vụ trước đó và sau này không cần ủy viên trung ương nắm giữ. Việc đưa Cự ra cũng như việc đưa Cự lên làm bí thư trong thời gian ngắn, tức khi Cự đi người khác lên thay làm bí thư, nghiễm nhiên Hà Tĩnh có thêm một ủy viên trung ương nữa.

Nhưng việc Sang đưa đồng hương Đức Thọ, Hà Tĩnh là Võ Trọng Việt nhảy vọt từ một chỉ huy quân sự tỉnh năng lực và trình độ có hạn, trở thành thượng tướng thứ trưởng quốc phòng mới thấy tầm nhìn chiến lược sâu xa về cài cắm nhân sự của Trương Tấn Sang. Như thế cùng với Nguyễn Thanh Bình phó ban tổ chức trung ương sinh năm 1957 và Võ Trọng Việt thứ trưởng bộ quốc phòng sinh năm 1957, khi đến nhiệm kỳ 13 cả hai ở tuổi 64, vẫn còn trong hạn quy định được bầu vào bộ chính trị vì quy định trên 65 mới không được bầu. Cả hai kẻ này đều được dàn xếp tránh tai tiếng để phục vụ bước nhảy vào bộ chính trị khóa sau tiếp quản chức trưởng bạn tổ chức trung ương, bộ trưởng quốc phòng. Bởi thế vụ um xùm về Formosa không hề dính tới Nguyễn Thanh Bình dù y làm ở đây đã nhiều năm, những vụ bảo kê buôn lậu ở cửa khẩu khẩu cầu treo của trùm maphia cai quản vùng đất này là đại tá Võ Trọng Hải, đồn trưởng biên phòng Cầu Treo không báo chí nào đề cập, Võ Trọng Hải là em trai thượng tướng thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt đang tiềm năng làm bộ trưởng.

Từ một viên sĩ quan quèn thuộc quân sự tỉnh nhờ sự nâng đỡ của Trương Tấn Sang, Võ Trọng Việt thành thứ trưởng quốc phòng kiêm chủ nhiệm ủy ban an ninh quốc phòng. Để ăn điểm đi xa hơn nữa, Võ Trọng Việt trên cương vị là chủ nhiệm ủy ban quốc phòng an ninh đã dập tắt những ý kiến phản đối luật an ninh mạng tại quốc hội. Võ Trọng Việt lớn tiếng cho rằng dự luật này là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và trừng trị những kẻ phản động lợi dụng mạng xã hội chống phá đảng và chính phủ.

Trương Tấn Sang cài cắm lại trung ương 12 nhiều đệ tử cốt cán của y, những nhân vật ở Hà Tĩnh ở Hà Tĩnh là đông nhất được Sang đưa vào trung ương. Vì thế trong những kẻ về hưu, Sang là người có ảnh hưởng quyền lực nhất, bởi vậy người ta thường xuyên thấy y xuất hiện làm việc tỉnh này, thăm doanh nghiệp nọ và đi Châu Âu, Lào... khi đã về hưu, điều rất hiếm với các ủy viên bầu cử khác.

Việc Huy Đức nhân lúc Trần Đại Quang ốm tận dụng dư luận gây áp lực để Trọng, Phúc phế truất Trần Đại Quang hẳn phải có sự đồng ý của Trương Tấn Sang. Có lẽ phe Hà Tĩnh quá đông trong trung ương nên muốn có một suất trong bộ chính trị. Trước đến nay Hà Tĩnh đã có nhiều người vào Bộ chính trị cộng sản Việt Nam, nhưng nếu có một suất trong Bộ Chính Trị là người Hà Tĩnh vào lúc này, khi mà người Hà Tĩnh hay còn gọi là người của Trương Tấn Sang trong trung ương đông như thế, sẽ dẫn đến viễn cảnh Trương Tấn Sang là thái thượng hoàng, nắm trong tay tuyệt đối quyền lực mặc dù ẩn sau rèm nghị sự. Đấy cũng là mục đích của những mưu toan mà Tư Sang đã khổ công toan tính.

Nhưng Trọng và Phúc đều cũng đã qua cầu, liệu cặp đôi này có để cho vây cánh Sang lớn mạnh hơn vì ân nghĩa trước đó, hay cặp này cũng muốn gây dựng phe cánh của mình ?

Diễn biến gần đây cho thấy Trọng và Phúc đang muốn ưu tiên gây dựng phe cánh của họ hơn cả, bằng chứng là Trọng nâng đỡ Trần Quốc Vượng và Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng vào Ban bí thư. Còn Nguyễn Xuân Phúc chỉ lăm lăm bổ nhiệm những nhân sự phe cánh mình vào chính phủ. Tuy nhiên những sự bổ sung đó chưa gọi là bất công đối với ông trùm Tư Sang, liên minh của cặp Trọng-Phúc, vì còn nhiều chức vụ cho các phe chia nhau, tay chân ông trùm Tư Sang vẫn có phần.

Không sớm quá, có thể là muộn hơn, đến trước đại hội khóa 13 một hay hai năm. Mối ân tình liên minh Trọng, Sang, Phúc có còn không ? Việc chia ghế cho các đàn em có công bằng không ? Đấy sẽ là một chuyện lớn. Bởi nếu không bằng lòng, kẻ thâm hiểm như Tư Sang đã từng giật dây biểu tình bạo động ở Hà Tĩnh, từng ra bộ dân chủ cải cách để cho vô khối nhân sĩ, trí thức Việt Nam vào trong mê mụ thậm chí là vào tù...một kẻ như thế chắc không dễ chịu ngồi yên nhìn kẻ khác lật lọng.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 06/11/2017

Published in Diễn đàn

Cho đến bây giờ thì vụ bổ nhiệm bồ nhí của bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã rơi vào quên lãng. Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, vậy mà bồ nhí của ông bí thư được thăng tiến vòn vọt và có biệt thự từ Thanh Hóa ra Hà Nội cùng với xe sang. Đến khi báo chí phát hiện thì Ủy ban kiểm tra trung ương đảng làm ngơ như không biết, để rồi bồ nhí của ông Chiến ung dung ra nước ngoài nghỉ ngơi.

xuly1

Việc bồ nhí này của ông Chiến là có sự bao che, đây là sai phạm về bổ nhiệm cán bộ rất nghiêm trọng, vi phạm Nghị quyết 4 của trung ương đảng

Trần Vũ Quỳnh Anh bồ nhí của bí thư Trịnh Văn Chiến làm sao đi nước ngoài dễ dàng như vậy ? Cô ta đang là một quan chức trong bộ máy hành chính của thành phố Thanh Hóa, là trưởng phòng trong một sở, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Vụ việc ầm ĩ cả năm trời không thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Ủy ban kiểm tra trung ương vào cuộc, nay bồ nhí ông Chiến đã cao chạy xa bay ở nước ngoài, không còn ai đối chất hay dấu vết, mọi việc trở thành con số không. Cựu trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Lê Khắc Biểu nói với báo giới rằng việc bồ nhí này của ông Chiến là có sự bao che, đây là sai phạm về bổ nhiệm cán bộ rất nghiêm trọng, vi phạm nghị quyết 4 của trung ương đảng. Nhưng hiện nay chỉ có ủy ban kiểm tra của tỉnh ủy vào cuộc.

Việc để cho ủy ban kiểm tra tỉnh vào cuộc, là sự bao che của Nguyễn Phú Trọng với đệ tử Trịnh Văn Chiến. Để cho Chiến chủ động giải quyết theo hướng nào có lợi nhất cho Chiến mà không cơ quan khác can thiệp bất lợi cho Chiến được (1).

Khi Trần Vũ Quỳnh Anh ung dung ra nước ngoài, người ta ngơ ngác hỏi, vậy thế vụ Tây Nam Bộ cũng chưa bằng vụ này, sao lại ầm ĩ rồi kỷ luật cả người đã bổ nhiệm chàng trai trẻ Vũ Minh Hoàng ? Sao cùng vụ tương tự mà vụ này Tổng bí thư sâu sát chỉ đạo, cách chức bằng được người bổ nhiệm, còn vụ khác như vụ Trần Vũ Quỳnh Anh cả Tổng bí thư lẫn ủy ban kiểm tra rung ương đảng đều chẳng thấy đâu ?

Cũng tương tự như Thanh Hóa, vụ Phạm Sỹ Quý em trai bà bí thư tỉnh Yến Bái cũng được gói gọi trong nội bộ tỉnh. Ngôi biệt thự khổng lồ như một cung điện của lãnh chúa vùng cao này của em trai bà bí thư tỉnh ủy được giải thích tiền có được là đi vay, là của vợ và ủy ban kiểm tra đảng đồng ý như thế là đúng. Phạm Sỹ Quý bị điều chuyển sang làm phó chánh văn phòng hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, ông chủ tịch Yên Bái nói rằng việc kỷ luật thế là nghiêm minh.

Vụ chủ tịch Huỳnh Đức Thơ Đà Nẵng cho vợ bé đi chiếm đất và dự án, Thơ còn có cổ phần ở công ty nước sạch, nhà máy thép trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gây ô nhiễm môi trường khiến dân chúng khốn khổ đòi dời ra nhà đi nơi khác xa khu vực dân sinh sống. Lãnh chúa Huỳnh Đức Thơ đã dùng tiền ngân sách và quyền lực làm ngược lại là di rời dân đi nơi khác sâu xa hơn. Thơ có lối sống sa đọa, vợ bé con riêng công khai, tài sản bất minh và đầu tư vào nhiều lãnh vực do mình quản lý. Thế nhưng khi có đơn tố cáo, Thơ chỉ cười nhạt nói có anh Phúc rồi chẳng phải lo gì. Đúng như Huỳnh Đức Thơ nói, kỷ luật cảnh cáo của trung ương đảng với y như trò phủi bụi, y vẫn đương chức chủ tịch và nhếch mép cười đắc thắng trước dư luận.

Thượng Tá Võ Đình Thưởng, phó phòng cảnh sát giao thông đường bộ tỉnh Đồng Nai, cách đây hơn chục năm đã bị kỷ luật vì ăn hối lộ. Công an mà bị kỷ luật ăn hối lộ chỉ có ra khỏi ngành vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Không những ăn hối lộ lẻ, đại úy Võ Đình Thưởng khi ấy còn chỉ đạo các cảnh sát dưới quyền mình phải nhận hối lộ ra sao, bằng cách nào... đoạn chỉ đạo này được ghi âm và đưa lên báo chí (2).

Thế nhưng hơn mười năm sau, Võ Đình Thưởng lại mang quân hàm thượng tá, có nghĩa theo niên hạn thì ông ta chả hề bị kỷ luật gì. Giải thích việc sao niên hạn thăng tiến đều vậy khi đã bị kỷ luật. Ông Thưởng trả lời ông bị kỷ luật nhưng sau đó ông sửa chữa bằng cách chào cờ hàng ngày, nên được bình chọn là chiến sĩ gương mẫu và vì thế được thăng tiến như thường. Điều bi hài là bây giờ ông Thưởng là con gái ông đầu tư làm đường và đặt thu phí quá cao, khi cánh lái xe phản đối thì ông Thưởng trên cương vị công an lại đe dọa họ. Vụ việc vỡ lở, ầm ĩ và một lần nữa Đảng cộng sản Việt Nam lại nghiêm khắc kỷ luật ông Thưởng bằng cách chuyển từ chức phó phòng cảnh sát này sang làm phó phòng cảnh sát khác.

xuly2

Chính Thân Đức Nam đã bỏ tiền chạy Nguyễn Văn Chí để đưa Nguyễn Xuân Phúc vào trung ương, ngày nay Phúc làm thủ tướng.

Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội Thân Đức Nam là một tên maphia ngành bất động sản lừng lẫy nhiều năm nay, từ một cai thầu xây dựng Thân Đức Nam khuynh đảo ngành xây dựng hạ tầng khắp cả nước. Chính Nam đã bỏ tiền chạy Nguyễn Văn Chí để đưa Nguyễn Xuân Phúc vào trung ương, ngày nay Phúc làm thủ tướng. Thân Đức Nam như ông bố đỡ đầu của Phúc chỉ ngồi tận hưởng cuộc sống xa hoa trong vai phó chủ tịch văn phòng quốc hội sau khi ăn không hàng ngàn tỷ ở các dự án xây dựng, chẳng hạn như dự án lấp biển ở Quảng Ninh và dự án Thanh Hà, những khoản tiền khổng lồ này tuy đã có hồ sơ đầy đủ nhưng cơ quan chức năng không làm gì được Nam, bởi ở vị trí hắn muốn xử lý phải xin ý kiến của trung ương đảng, của Bộ chính trị, mà những nơi đấy là các đàn anh, đàn em của Thân Đức Nam ngồi đầy ra đó cả.

xuly3

Thân Đức Nam cặp bồ với Đinh La Thăng và cùng dính vào nhiều vụ làm ăn mờ ám

Để thách thức dư luận đồn đại mình sẽ bị kỷ luật, Thân Đức Nam đã tổ chức cuộc ăn chơi, du ký với vợ bé ở những quốc gia tư bản giàu có.

xuly4

Để thách thức dư luận đồn đại mình sẽ bị kỷ luật, Thân Đức Nam tổ chức nhiều cuộc ăn chơi, du ký với vợ bé ở những quốc gia tư bản giàu có.

Không biết "người đốt lò" Nguyễn Phú Trọng có biết những trường hợp kỷ luật kiểu treo đầu dê bán thịt chó như trên không ? Có biết cuộc sống xa hoa và sa đọa của những cán bộ đảng như trên không ? Có biết những đồng tiền và khối tài sản khổng lồ của các vị trên là ở đâu ra không ?

Chắc chắn ông ta biết rõ hơn ai hết, vì đó là những kẻ dưới quyền của ông ta, hay tay chân của những kẻ dưới quyền ông Trọng. Bởi thế cho dù tươi hay khô đến mấy chúng không phải là củi để ông Trọng đốt lò.

Cái cách xử lý cán bộ vi phạm của đảng cộng sản qua những vụ việc phủi ruồi và ca ngợi là nghiêm minh ấy không thể lừa đảo được nhân dân, trái lại càng làm cho dân chúng thấy rõ hơn về sự khốn nạn, trắng trợn của đảng cộng sản khi dùng những cách xử lý kỷ luật kiểu gọi là cho có như thế là quá coi thường dư luận nhân dân.

Tất cả những gì Nguyễn Phú Trọng ca ngợi bây giờ nghiêm lắm, xử lý cả cán bộ hưu trí, xử lý được cả ủy viên Bộ chính trị, bắt được kẻ trốn sang nước ngoài về... thực ra là ca ngợi bản thân mình và đe dọa những kẻ nào không phục tùng Trọng. Còn những kẻ đã phục tùng Nguyễn Phú Trọng thì không những bản thân kẻ ấy mà cả đàn em, đệ tử cũng được vé miễn trừ kỷ luật của đảng.

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nu-truong-phong-tran-vu-quynh-anh-va-chuyen-tau-tan-nhan-su-364936.html#inner-article

(2) https://www.baomoi.com/doan-ghi-am-gay-chan-dong-cua-dai-uy-vo-dinh-thuong-bi-ky-luat-14-nam-truoc/c/23650474.epi

Published in Diễn đàn

Vào thời điểm cuối tháng 4 năm 2016, ngày 21 và 22 tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bất ngờ đi thăm Hà Tĩnh và khu công nghiệp Formosa. Tại cuộc thăm này, Nguyễn Phú Trọng khen ngợi tiến độ và năng suất của khu công nghiệp này.

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Formosa Hà Tĩnh ngay sau biến cố xả thải gây ô nhiễm trên toàn vùng biển miền Trung nhưng không có một phát biểu nào

Điều đáng nói chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng xảy ra đúng lúc mà dư luận đang bức xúc, phẫn nộ dồn nghi vấn Formosa là thủ phạm đang gây ra thảm họa cá biển 4 tỉnh miền Trung chết hàng loạt vì nhiễm độc do khu công nghiệp này thải ra. Trong chiều ngày 21 khi Nguyễn Phú Trọng đã đến, đại diện Formosa trả lời báo chí ráo hoảnh như người vô can.

Khâu Nhân Kiệt giám đốc an toàn vệ sinh môi trường của Formosa nói rằng hệ thống xả thải của Formosa đã được kiểm tra rất an toàn, cá trong mương xả thải vẫn sống bình thường và đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân việc cá biển chết. Ông này còn nhấn mạnh không có chuyện Formosa là thủ phạm gây ra việc cá biển chết hàng loạt tại đây (1).

npt2

Bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc xã Hợp Thành, Nghệ An biểu tình đòi minh bạch lý do làm cá chết.

Ngày 15 tháng 5 năm 2016 bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc xã Hợp Thành, Nghệ An biểu tình đòi minh bạch lý do làm cá chết. Thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân đã phát biểu trước công luận rằng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa Formosa và thảm họa cá chết.

Hàng loạt các cuộc biểu tình của giáo dân giáo phận Vinh đã diễn ra trong suốt năm 2016 đến 2017. Các linh mục và giám mục Nguyễn Thái Hợp đều bày tỏ thái độ mong muốn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giải quyết với Formosa đền bù thỏa đáng cho người dân và khắc phục sự cố ô nhiễm biển. Trên cương vị của một kẻ có quyền lực tối cao của đảng cộng sản, Nguyễn Phú Trọng không ý thức việc giáo dân đòi minh bạch Formosa là lẽ phải đương nhiên. Y cho rằng khi y đã đứng ra tỏ ý bênh vực Formosa bằng chuyến đến thăm lúc nước sôi lửa bỏng thế thì mọi việc phải yên với Formosa, bất cứ sự đòi hỏi xử lý Formosa nào từ phía nào đều là xúc phạm đến quyền lực của y.

Tháng 11 năm 2016 để chuẩn bị cho cuộc trấn áp làn sóng giáo dân biểu tình phản đối Formosa, quân ủy trung ương đã bổ nhiệm đại tá Hà Tân Tiến từ chỉ huy trưởng quân sự Nghệ An lên làm phó tư lệnh quân khu 4. Chủ tịch quân ủy trung ương chính là Nguyễn Phú Trọng.

Truyền hình Nghê An đưa tin nhận quyết đinh của đại tá Hà Tân Tiến đã ngắn gọn nhắc đến nguyên nhân và lý do việc thăng chức này. Theo đó thì Hà Tân Tiến đã xuất sắc kết hợp với ủy ban tỉnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh vững chắc, trênvị trí mới thành tích này sẽ được phát huy nhiều hơn nữa. Hà Tân Tiến trên cương vị chỉ huy trưởng Nghệ An đã nhồi sọ cho hơn 11 nghìn đối tượng 4 và hơn 20 nghìn đối tượng 5 trên địa bàn về cách thức phá hoại Công giáo giáo phận Vinh, qua những lớp học gọi là bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng.

Các đối tượng 4 và 5 nêu trên là những đối tượng cuồng tín chế độ cộng sản ở các cấp xã, thôn bao gồm cả các hội đoàn địa phương như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ...

Sau khi Nguyễn Phú Trọng đưa Hà Tân Tiến lên làm phó tư lệnh quân khu 4, người ta bắt đầu thấy những đối tượng 4 và 5 kể trên tăng cường hoạt động phá đám và khiêu khích những cuộc biểu tình của người giáo dân Vinh. Những tổ chức phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên trắng trợn xông vào các nhà thờ nhục mạ linh mục và giáo dân với thái độ hung hăng và không chỉ dừng lại ở mức độ hăm doạ, những đối tượng này đã nhiều lần manh động dùng vũ lực tấn công giáo dân dưới sự bảo kê của quân đội và công an cộng sản.

Để tăng cường cho quần chúng cuồng tính cộng sản và để khuyến khích người dân Vinh chống lại những người công giáo ở đây, Nguyễn Phú Trọng còn ban phần thưởng cho những quan chức xuất thân từ Nghệ Anh như Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng nhằm cổ vũ các quan chức tỉnh này giúp Trọng tấn công các nhà thờ ở Nghệ An. Cùng trong tháng 10, Trọng đưa cả Trạc và Thắng vào ban bí thư. Tiếp đến ngày 29 tháng 10 Nguyễn Phú Trọng về Nghệ An để chính thức vận động quan chức tỉnh này bước vào chiến dịch lớn đánh phá Công giáo Vinh.

Để hỗ trợ cho chủ định của Nguyễn Phú Trọng, các đối tượng 4 và 5 trong chính sách an ninh quốc phòng đã được Hà Tân Tiến chỉ đạo đã gọi đồng bọn ở các nơi về phô trương, gây thanh thế uy hiến giáo dân và biểu dương sức mạnh quần chúng cuồng tính hậu thuẫn cho Nguyễn Phú Trọng. Không có gì ngạc nhiên khi cùng ngày tại Nghệ An tại trên tỉnh Nguyễn Phú Trọng đã đặc biệt quân đội quân khu 4 phải chú ý mục tiêu quan trọng là chống diễn biến hoà bình và bạo loạn trên địa bàn. Thì khi đó ở dưới hàng trăm dư luận viên cờ đỏ cũng tụ tập dưới khẩu hiệu vì an ninh quốc phòng để lăng nhục và xúc phạm các chức sắc Công giáo trên địa bàn Nghệ An.

Nguyễn Phú Trọng đã dùng quân ủy trung ương, Bộ chính trị để điều động những tên tay sai cuồng tín bổ sung vào các chức vụ quan trọng, nhằm mở một cuộc tấn công quy mô và bài bản vào công giáo Vinh. Những bước thực hiện âm mưu này của Trọng rất kỹ lưỡng và có toan tính thâm hiểm. Trọng làm điều đó là sự trả thù đê hèn vì những giáo dân đã coi thường Trọng khi phản đối Formosa mà Trọng bao che, nhưng còn sâu hơn là về tư tưởng ý thức hệ cuồng tín giáo điều chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Phú Trọng, dù không có phản đối Formosa thì Công giáo vẫn là kẻ thù của y. Những hành động và toan tính thâm độc của Nguyễn Phú Trọng khi dùng các hồng vệ binh kết hợp với quân đội không khác gì Mao Trạch Đông đã làm trước kia và Tập Cận Bình bây giờ, mang những điều đó áp dụng vào Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng cho những vụ đàn áp, khủng bố mang màu sắc cách mạng văn hóa.

Chủ trương tấn công vào Công giáo Vinh của Nguyễn Phú Trọng dưới chiêu bài ổn định chính trị, an ninh quốc phòng thực ra chỉ là thỏa mãn những đố kỵ hẹp hòi về ảnh hưởng của cộng sản với tôn giáo. Nhưng ở bối cảnh Việt Nam nó còn có một mục đích khác là làm hài lòng những ông chủ của chế độ cộng sản bên kia biên giới phía Bắc. Hẳn Trung Cộng rất hài lòng khi thấy Nguyễn Phú Trọng ráo riết tấn công tôn giáo như vậy.

Hãy xem Nguyễn Phú Trọng nói gì trước quân khu 4, ngày 29 tháng 10 tại Nghệ An.

Tổng bí thư đặc biệt lưu ý, Đảng bộ Quân khu 4 thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch và vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ và âm mưu "phi chính trị hóa quân đội" của các thế lực thù địch, không để "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Làm tốt công tác dân vận, tăng cường củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân, góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc (2).

Và tuyên bố của đám dư luận viên cờ đỏ cùng ngày, cùng trên đất Nghệ An.

Từ tháng 4 năm 2016, bọn cha cố quạ đen Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam đã xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường Formosa, lừa bịp giáo dân giáo xứ Phú yên, Song Ngọc và gây áp lực Công giáo đẩy giáo dân tràn ra đường biểu tình, chặn đường quốc lộ, bao vây, chiếm đóng trụ sở cơ quan công quyền, hạ cờ Tổ quốc, giương cờ vàng Ngụy tay sai bán nước Việt Nam Cộng Hòa, đánh người thi hành công vụ, làm cả nước căm phẫn và lo lắng cho Nghệ An, Hà Tĩnh (3).

Tất cả mọi bằng chứng đều rõ ràng về các sự liên đới từ Nguyễn Phú Trọng đến đám dư luận viên cờ đỏ, một chiến dịch tấn công bôi nhọ và đàn áp vũ lực vào Công giáo đang được tiến hành bởi tổng bi thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Giờ thì ai nói kẻ nham hiểm và thủ đoạn độc ác này là hiền lành, gần dân và là Minh Quân ?

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 02/11/2017

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ca-chet-nghi-nhiem-doc-tu-vung-ang-formosa-noi-gi-300772.html

(2) http://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-lam-viec-tai-bo-tu-lenh-quan-khu-4-522066

(3) https://www.facebook.com/quang.trannhat.351 

Published in Diễn đàn

Tôi gặp ông một ngôi làng ở Lausanne, người đàn ông Việt Nam 75 tuổi ấy sống trong ngôi nhà rất đẹp nhìn ra ven hồ Leman.

Ông kéo tôi ra mảnh vườn đằng sau, đủ thứ cây cối và hoa lá được trồng và chăm sóc rất cầu kỳ. Ông nói phải thuê một công ty chăm sóc mảnh vườn này, hàng tháng có hai người của họ đến xem xét và chăm sóc từng chiếc cây, có hồ sơ theo dõi ghi chép về tình trạng từng cây, kể cả chiếc cây nhỏ.

thúyi1

Tôi hỏi mùa đông đến sẽ thế nào, ông nhún vai.

- Có những cây sẽ chết.

Tôi kể tôi đã thấy mảnh vườn trên sân thượng của một bà người Việt ở Munich, mảnh vườn ấy được bọc trong nhà kính, chỉ rộng chưa đầy 16 mét vuông nhưng hình như ngốn của bà ấy mấy trăm ngàn euro lúc ban đầu và tiền chăm sóc, sưởi cho cây hàng tháng vào mùa đông cũng rất nhiều tiền. Ông ta cười đáp.

- Nếu cả cái vườn này làm kính và hệ thống sưởi, nó sẽ nhiều tiền lắm.

Cách cười và trả lời của ông ta, làm tôi nghĩ ông ra không bận tâm về số tiền nếu như ông làm nhà kính và hệ thống sưởi cho khu vườn, như vì ý gì đó mà ông không muốn làm mà thôi.

Ông ta không phải người lạ lùng lần đầu tôi gặp, trước đây tôi gặp một ông còn già hơn ở bên Mỹ. Ông già bên Mỹ không hiểu sao có số điện của tôi, hàng ngày ông gọi từ Mỹ sang Đức cho tôi để tâm sự đủ thứ chuyện và nói từ thượng tầng chính trị, kinh tế đến đời sống của ông. Tôi kiên nhẫn nghe và chắt lọc ra những gì mình cần. Đến một ngày, sau khi cứ gọi liên miên cho tôi như thế khoảng 2 tuần, ông già bên Mỹ nói.

- À cái đm tao quên, tao cứ nói như thế này mà mày không biết tao là ai, chưa gặp mày nghĩ tao dở hơi nói luyên thuyên. Thế bình quân bên ấy đi làm một tháng lương bao nhiêu ?

Tôi bảo khoảng 2 ngàn.

Ông già bên Mỹ bảo.

- Vậy tao sẽ gửi mày 2 ngàn, coi như công mày đi làm và nghe tao kể chuyện.

Lúc ấy tôi ở Weimar, thành phố vắng vẻ chỉ có vài người Việt, tôi cũng rất buồn. Có người nói chuyện hàng ngày và đủ thứ chuyện là nguồn vui, nhưng mà tự nhiên có người cho tiền để nghe kể chuyện thì cũng nên nhận xem có người nào dị nhân như thế trên đời không. Ông ta chuyển tôi 2 ngàn thật, đó là một tờ séc, tôi phải ra ngân hàng mở tài khoản và đưa tờ séc ấy, nhân viên ngân hàng Deutsbank ở Weimar làm vài động tác và trong tài khoản của tôi có 2 ngàn USD, đổi ra được 1774 euro thời điểm ấy.

Cái MacBook và chiếc iPhone tôi đang dùng đây cũng của ông già bên Mỹ, đợt tôi sang qua nhà ông, ông dẫn tôi đi và cứ thế mua bảo mày phải dùng máy tốt, viết cho bà nhà tao đọc. Bà đây là vợ ông. Ông nói bà ấy theo tao cả cuộc đời, bao nhiêu lúc thăng trầm, tù tội bà ấy chịu đựng theo tao. Tao khuyên mày nên sang Mỹ sống, có cơ hội nhiều. Còn nếu muốn sống ở Đức mà làm gì thì nói tao sẽ lo vốn cho, mở cái tiệm ăn cũng ổn.

Ông dẫn tôi vào cửa hàng quần áo Polo và mua gần đầy va li, ông bảo mày mặc đồ này hợp, trông nó bụi hợp tính mày.

Lúc về lại Đức, tôi có cả một gia tài, quần áo, máy móc và dĩ nhiên là một phong bì usd nữa.

Ông già bên Mỹ không thích Việt Nam Cộng Hoà, càng không thích Việt Nam Cộng Sản. Ông chỉ thích tiền và tiền. Một ngày ông ta đọc tôi viết về cuộc đời tôi, rồi ông ta muốn gặp tôi để kể về cuộc đời của ông ta li kỳ và thăng trầm gấp tôi hàng ngàn lần. Chỉ thế thôi, ông ta chi cho tôi một đống tiền để tôi nghe mà chả cần tôi phải làm gì cho ông cả.

Ông già bên Thụy Sĩ chắc không giàu bằng ông già bên Mỹ, nhưng hẳn ông cũng có nhiều triệu euro trong ngân hàng, loại tiền sạch. Ông là người Ninh Bình theo đạo Thiên Chúa Giáo, di cư vào Nam theo bố mẹ năm 1954, sau biến cố 75 ông sang đây và kinh doanh sinh sống từ đó đến giờ. Ông có các con lớn trưởng thành người làm ngân hàng, người làm kỹ sư ở Thụy Sĩ. Vợ ông mất hơn chục năm. Ông già Thụy Sĩ và Mỹ giống nhau về số phận, tính cách. Cả hai đều không thích Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam cộng sản và cả cuộc đời là chăm chú kiếm tiền.

Bây giờ tôi vỡ lẽ ra một điều, nhưng người thực dụng toan tính chăm chú kiếm tiền cả đời, có khi họ lại là những người lãng mạn và mơ mông nhất. Họ có thể làm những điều rất lạ lùng với tính cách mà ta thường nghĩ về họ, đó là chi tiền vào một việc không đâu.

Chúng tôi ngồi ngoài vườn, trên chiếc ghế xếp và bàn xếp ông mang trong nhà để xe ra. Ông đặt trên bàn chai rượu và hộp xì gà và một ấm trà.

Ông uống rượu và hút xì gà , tôi uống trà và hút thuốc lá. Tôi không biết uống rượu lẫn hút xì gà. Ông giảng cho tôi một loạt kiến thức về đồng hồ đeo tay của Thụy Sĩ, rồi ông bê ra một khay đồng hồ Thụy Sĩ đủ loại cho tôi chiêm ngưỡng. Tôi thích thú chụp tá lả các kiểu. Ông bảo tôi thích chơi loại nào, tôi nói làm sao tôi có tiền được. Ông bảo tao hỏi mày thích loại nào.

Tôi nói thích Rolex, vì nếu cần tiền lúc nguy cấp dễ bán.

Ông nhặt ra một chiếc Rolex trong khay đồng hồ của ông, rồi lấy một dụng cụ nhỏ trong cái túi con ở mép hộp, không cần kính lúp hay kính đeo mắt, ông dễ dàng tháo ra hai mắt dây chiếc đồng hồ cất đi và nói.

- Tôi giữ hai cái mắt này và giấy tờ, cậu lấy cái này đeo.

Tôi ngạc nhiên, tôi không biết lúc ấy mặt tôi thế nào. Tôi đeo thử nó vừa khít tay tôi và tôi ngạc nhiên thêm lần nữa là ông già không hề đo, chỉ liếc nhìn cổ tay tôi và biết tháo đi mấy mắt dây là vừa.

Tôi ngắm mãi cái đồng hồ trên cổ tay mình, ông già bất chợt nói.

- Cậu đừng có theo bọn..., bọn nó không tốt.

Tôi chưa hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhìn ông ngỡ ngàng. Ông nhìn xa xăm nói.

- Chúng nó khác cậu, không chơi được. Tôi là người kinh doanh, tôi hiểu chúng theo cái nhìn kinh doanh. Góp ý với cậu thế.

Tôi tháo cái đồng hồ, đưa lại cho ông.

- Em đeo không hợp, nó đắt tiền quá, đeo cũng vô duyên. Chuyện bọn kia em chơi giữ mức độ có thể dừng lúc nào cũng được, không bị chi phối hay ràng buộc bằng bất cứ thứ gì.

Ông già nói.

- Chuyện đó tôi hiểu cậu, còn cái này tôi cho cậu, nếu cậu chưa muốn đeo tôi giữ hộ.

Ông cho chiếc đồng hồ lại hộp khay đựng, rồi đứng dây cất đi.

Lúc tôi về, ông đưa hộp trà Long Tỉnh nói.

- Loại trà này phải đặt mua, một hộp trà này rất đắt tiền, cậu đi đường giữ cẩn thận, về đến nhà việc đầu tiên là mở ra uống và nhớ đến tôi.

Tôi về đến nhà nghỉ ngơi, hôm sau mở hộp trà ra định pha uống, chiếc Rolex vàng hồng mặt số kim cương nằm trên những cánh trà Long Tỉnh.

Hộp trà tôi pha uống có lần đó, giờ vẫn còn.

May tôi không hỏi ông rằng, có phải ông thấy con dế đực giữa ban ngày nhảy ra sân gáy thách thức con gà trống không. Tôi nghĩ nếu như tôi hỏi câu ấy, nó là sự xúc phạm nặng nề mà ông sẽ không chịu đựng được.

Nghe một câu chuyện hoang đường, nhưng nó chả hại ai, nếu nghe chăm chú với tầm suy nghĩ khác, thoát khỏi những quy luật vật chất tầm thường với niềm tin những điều quá mơ mộng trong đó là sự thật. Có khi bạn sẽ nhận được một chiếc đồng hồ bằng một gia tài.

Tôi đã nghe ông già bên Mỹ kể mọi thứ một cách kiên nhẫn, dù tôi không biết ông ta thế nào. Tôi cũng nghe câu chuyện về con dế mèn của ông già bên Thụy Sĩ dù chưa gặp và cũng chưa biết ông ta thế nào. Nhưng tôi không hoài nghi về câu chuyện của họ, tôi nghe và nhặt ra những điều gì bổ ích cho mình.

Các bạn biết không, từ một thằng lưu manh , thất học và mang tiền án, tiền sự. Ngày hôm nay tôi ngồi ở nước Đức này trong một cuộc sống khá đầy đủ. Không phải vì tôi thông minh hay may mắn.

Tôi nghĩ , để có điều đó, là do tôi tin những điều nhỏ nhặt và đầy mơ mộng là có thật.

Tất nhiên sẽ nhiều bạn đọc nghĩ rằng câu chuyện tôi kể trên là không có thật.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 29/10/2017

Published in Văn hóa

Đảng cộng sản Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng dấy lên chủ trương đánh quan lại tham nhũng, thực ra đây là một chiêu bài của Nguyễn Phú Trọng mượn cớ làm trong sạch đảng để xây dựng vây cánh cho mình. Những gì mà cộng sản Việt Nam làm không thể thoát khỏi việc xin ý kiến và tham mưu của cộng sản Trung Quốc. Trước đây ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam khá mờ nhạt, quyền lực của ban này còn kém xa rất nhiều với quyền lực của ban tổ chức trung ương. Nhưng từ khi Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư bên Trung Cộng, Bình đưa ban kiểm tra trung ương thành vũ khí để thanh trừng các đối thủ của mình. Ngay sau ít lâu tại Việt Nam , Nguyễn Phú Trọng cũng đẩy mạnh đưa quyền lực của ban kiểm tra trung ương đảng lên cao như một cách tán đồng, cổ vũ và học hỏi Tập Cận Bình.

Báo chí Việt Nam cũng đặt vấn đề đằng sau chiêu trò chống tham nhũng và làm trong sạch đảng của Tập là âm mưu thâu tóm quyền lực (1).

Bài báo có nói :

Đây là một cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc hơn là tìm kiếm sự minh bạch, và đến giờ phút này thì những phe cánh thân cận với Tập Cận Bình chưa ai bị sờ gáy. Sự thất bại của Bạc Hy Lai được xem như kết quả của sự thua cuộc trong cuộc chiến quyền lực chứ không phải là hệ quả của hành vi nhận hối lộ. Tại các thành trì của Tập như Phúc Kiến, Chiết Giang không một quan chức nào bị hạ bệ.

don1

Việc bắt chước theo những gì Tập Cận Bình làm tạo nên sức mạnh cho Nguyễn Phú Trọng, thái độ học tập và làm theo là thể hiện ý chí thần phục, sự tôn sùng tư tưởng và ngưỡng mộ với Tập của Trọng, với một học trò như thế đương nhiên được sự bảo bọc và giúp sức là điều đương nhiên. Từ sự thần phục Tập mà Trọng có sự bảo vệ, từ sự bảo vệ của Tập mà Trọng có được sức mạnh trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam vốn đa phần là những kẻ tham lam và ươn hèn.

Cũng giống y chang như Tập Cận Bình, những thành trì của Nguyễn Phú Trọng và những tay chân của đàn em Trọng cũng không bị sờ tới trong cuộc chống tham nhũng mà Trọng phát động. Người dân đang hỏi tại sao Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng tham nhũng và lợi ích nhóm như vậy mà chỉ bị cảnh cáo nhẹ rồi dương dương tự đắc hơn trước như muốn nói đã có Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu ? 

Hoặc những kẻ như Phạm Sỹ Quý giám đốc sở tài nguyên môi trường Yên Bái, em trai của bà bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà chiếm đoạt tài nguyên, xây biệt thự xa hoa lộng lẫy ở tinh miền núi nghèo nàn, gây bức xúc dư luận không bị xử lý ?

Phạm Thị Thanh Trà xuất thân là một cán bộ giáo dục ở huyện, thời kỳ Trương Tấn Sang làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc thì Trà làm phó bí thư tỉnh đoàn. Nhờ gặp gỡ và chiều chuộng chăn gối cho vị trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Tấn Sang mà Trà leo nhanh lên chức trưởng ban tuyên giáo tỉnh. Sau này khi Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, Trương Tấn Sang gửi gắm Trà cho Phúc chú ý nâng đỡ. Phúc đã báo cáo lời gửi gắm của Trương Tấn Sang về Trà đến Nguyễn Phú Trọng. Trọng và Sang vốn là đồng minh trong cuộc chiến hạ Nguyễn Tấn Dũng, vì thế Trọng đã gật đầu ưng thuận để Phúc tiến cử Trà vào trung ương khóa 12. Rồi nhờ cuộc thảm sát đáng nghi ngờ ở Yên Bái mà Phạm Thị Thanh Trà trở thành bà bí thư quyền lực ở đây nhờ sự đỡ đầu của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang. Yên Bái còn có Trần Quốc Vượng cánh tay phải của Trọng, trưởng ban kiểm tra trung ương làm đại biểu quốc hội. Vì thế việc em trai Phạm Thị Thanh Trà là Phạm Sỹ Quý gây bao nhiêu tội lỗi trầm trọng vẫn được làm ngơ.

Nếu Chiết Giang, Phúc Kiến là đất của Tập Cận Bình không bị xử, thì những địa danh như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Yên Bái....cũng là đất của Trọng, Sang, Phúc không có ai bị xử lý. Nhìn những tỉnh thành bị xử lý như Hâụ Giang, Đà Nẵng, Bình Định, Tp HCM...đều là những nơi mà cán bộ ở đó không có dây dưa quan hệ với nhóm cầm quyền Trọng, Phúc.

Những lá đơn tố cáo và những bài báo, những cuộc biểu tình ở các tỉnh thuộc cánh Phúc, Trọng như trên nhiều vô kể nhưng không như vụ xe sang Hậu Giang, vụ cà phê Xin Chào cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều làm ngơ.

Còn nhiều lá đơn tố cáo các quan chức tham nhũng bị Trọng và Phúc làm ngơ như vậy. Một cán bộ tòa án nhân dân tối cao đã về hưu tên là Nguyễn Văn Phương, đã gửi đơn thư kiến nghị tới Trọng và Phúc để hỏi sự trái ngược nhau giữa vụ Nguyễn Xuân Sơn và Châu Thị Thu Nga. Vị cán bộ này đã hỏi tại sao giữa phiên tòa xử Châu Thị Thu Nga, bị cáo Nga muốn khai ra người nhận 1,5 triệu usd chạy cho Nga làm đại biểu quốc hội, tòa án đã ngăn cản không cho Nga khai. Trong khi đó ở vụ Nguyễn Xuân Sơn không muốn khai ai nhận tiền, thì tòa động viên khai và còn đồng ý cho khai kín nếu bị cáo muốn.

don2

Sự chất vấn của cán bộ hưu trí Nguyễn Văn Phương về điều khác nhau giữa hai phiên tòa này là minh chứng cho thấy sự giống nhau của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, tức chỉ chủ ý thanh trừng những đối thủ cạnh tranh quyền lực trong đảng. Việc làm minh bạch hay chống tham nhũng chỉ là chiêu bài mà thôi.

Một lá đơn nữa của cán bộ hưu trí tỉnh Hà Tây, tố cáo Thân Đức Nam , người thân cận của Nguyễn Xuân Phúc tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, cố ý là sai trái gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, nhưng bao nhiêu đơn từ tố cáo Thân Đức Nam đều không được xem xét đến như những vụ khác, thử hỏi như vậy Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc chống tham nhũng cái gì.

don3

don4

Thêm một lá đơn nữa tố cáo ủy viên trung ương đảng Trần Tuấn Anh, bộ trưởng công thương, con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương. Lá đơn của tập thể cán bộ bộ Công Thương tố cáo bộ trưởng Trần Tuấn Anh tổ chức bán các ghế quan chức trong bộ công thương. Lá đơn còn tố cáo lối sống xa hoa, suy thoái đạo đức của vị tân bộ trưởng này. Việc tổ chức đám cưới cho con gái riêng của vợ ở khách sạn sang trọng và riêng hoa trang trí nhập từ nước ngoài trị giá hàng tỷ đồng, cho thấy sự ngông nghênh và ngạo mạn của Trần Tuấn Anh, coi thường dư luận và chứng minh việc chống suy thoái của Nguyễn Phú Trọng chỉ là chiêu bài dùng đánh những đối thủ chứ không dành cho những người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng.

don5

don6

don7

don8

don9

don10

Những lá đơn của cán bộ hưu trí cộng sản, của bà con nhân dân như trên không bao giờ được bè lũ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc xử lý đúng tinh thần mà chúng nói, thậm chí những người viết đơn này còn bị chúng quy tội là bôi xấu cán bộ, chống phá nhà nước. Nhưng dù sao thì những lá đơn như vậy cho người dân thấy, công cuộc chống tham nhũng và suy thoái của Nguyễn Phú Trọng chỉ là trò bip bợp dân chúng để thực hiện củng cố quyền lực.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 27/10/2017

(1) https://www.baomoi.com/ong-tap-can-binh-dang-thanh-trung-de-thau-tom-quyen-luc/c/15887912.epi

Published in Diễn đàn

Những màn thanh trừng nội bộ của những phe phái khác quan điểm trong đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 dưới chiêu bài chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng đã khiến dư luận quên mất rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang rất tệ hại.

anninh1

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng tổ chức tại Hà Nội ngày 09/10/2017 - ảnh TTXVN

Con số những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa cho dân quyền ở Việt Nam bị bắt từ đầu năm 2017 đến tháng 10 đã lên đến con số 30 người, kỷ lục nhất trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược đều mất tích, những lãnh đạo có xu hướng không thân thiện với Trung Quốc đều bị hạ bệ bằng nhiều tội trạng khác nhau.

Người dân bị sự dẫn dắt truyền thông của đảng cộng sản Việt Nam hả dạ với những quan chức bị hạ bệ, họ nhủ thầm thằng quan chức nào bị hạ mừng thằng đấy. Nhưng dư luận không nhận ra rằng, một quan chức bị hạ không phải là cộng sản yếu đi vì khuyết một quan chức, mà ngay tức khắc sẽ có một tên bổ sung vào. Nhưng kẻ mới thường sẽ cố gắng vì sự tồn tại của Đcộng sản Việt Nam nhiều hơn, để có cơ hội tiến thân và kiếm chác. Như thế mỗi tên quan chức bị thanh trừng, không khiến đảng cộng sản Việt Nam yếu đi mà trái lại khiến chúng mạnh hơn.

Sự đàn áp dân chủ, tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam được tính toán nâng tầm thành chiến lược chứ không còn mang tính đối phó từng vụ việc, từng thời gian và bối cảnh quan hệ quốc tế như trước kia. Nó đã được nâng tầm thành luật để tiện cho việc đàn áp hơn.

Tới đây vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, dự thảo luật về An Ninh Mạng sẽ được trình quốc hội nước cộng sản Việt Nam xem xét. Bộ trưởng công an Tô Lâm được chỉ định của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đọc tờ trình dự thảo này để quốc hội thảo luận và xem xét thông qua. Dự thảo luật An Ninh Mạng này được bắt đầu soạn vào cuối năm ngoái, khi mà Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đảng ủy bộ công an để kiểm soát bộ này dễ dàng hơn, chỉ đạo và sai khiến nhanh chóng hơn.

Một dự thảo luật chỉ trong vòng một năm đã được khẩn trương soạn thảo 8 chương và 55 điều thì biết sự ráo riết thực thi do sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, vì sao dự thảo này được nhanh chóng soạn thảo tiến độ từ khi soạn thảo đến khi trình quốc hội nhanh chóng như vậy. ?

Câu trả lời rất rõ, vì nó phục vụ cho sự đàn áp tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, và tất nhiên nó cũng trá hình, mượn chiêu bài như chống tham nhũng, dự thảo ra đời ví lý do bảo vệ an ninh mạng Việt Nam vì những vị tin tặc tấn công hệ thống máy tính sân bay này nọ. Lý do như thế tất che mắt được dư luận, không mấy ai đọc cái dự thảo luật ấy để biết rằng chúng được làm ra để nhằm triệt làn sóng đòi tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hãy xem những điều trong dự thảo luật này để biết được đối tượng của luật này nhằm vào ai.

Điều 9 và 10 chương 2 luật An Ninh Mạng.

- Kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng là hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải, truyền đưa, vận động, kêu gọi người dân tham gia tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự.

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ;

- Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân

-Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

- Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước ;

- Truyền bá tư tưởng phản động ;

- Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc ;

- Bịa đặt hoặc lan truyền, tán phát những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân ;

- Hướng dẫn, xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ;

- Thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.

Rõ ràng với những quy định trên và kiểu lấy thẩm định của những chuyên viên văn hóa thuộc ban tuyên giáo, ban tư tưởng làm căn cứ pháp luật, thì đối tượng bị kết án tù sẽ là bất cứ những ai tham gia mạng xã hội.

Một dự thảo luật mang tính đàn áp sự tiến bộ, dân chủ và ngôn luận đã ra đời nhanh chóng và rõ ràng đến từng mục như thế của lớp lãnh đạo đảng cộng sản 12. Lứa lãnh đạo mà khi bắt đầu nhậm chức những tên bồi bút trá hình dân chủ ca ngợi là những lãnh đạo có tư tưởng cải cách , dân chủ và ôn hòa là như thế đó.

Trong khi đó dự thảo về luật biểu tình được nhắc đến 20 năm mà chưa thấy bóng dáng nào của nó, chỉ nghe thấy cái tên, mặc dù nhiều năm trước đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, đề nghị được trình luật biểu tình ra quốc hội. Nhưng rồi quốc hội cứ khất lần, những đại biểu chim mồi của đảng cộng sản Việt Nam tìm cách gác lại.

Trích đoạn trên báo năm 2014 (1).

"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.

Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.

Một sự đểu cáng của quốc hội tay sai bù nhìn, vào những năm trước đây khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đưa dự án luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý vào chương trình quốc hội đã bị bác bỏ vì lý do ưu tiên cho cái này, cái nọ. Nhưng đến năm 2017 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì luật An Ninh Mạng được nhanh chóng soạn song và đưa vào nghị trình đúng 1 năm ngày Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng ủy công an.

Bây giờ quốc hội không ai nhắc đến chuyện bao giờ luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được trình quốc hội nữa. Quốc hôị tay sai bù nhìn của cộng sản sẽ nhanh chóng biểu quyết thông qua Luật An Ninh Mạng để cộng sản đàn áp người dân dễ dàng hơn.

Một số nhà chuyên môn về phần xử lý những người trong nước rõ ràng, nhưng đối với những xâm phạm từ bên ngoài, tức các tin tặc của các quốc gia khác lại không rõ ràng cách xử lý. Tiến sĩ Mai Anh, chủ tịch hội tin học Hà Nội, người từng là đại biểu quốc hội khóa 11 (quốc hội hiện nay đang là khóa 13) ý kiến rằng tại sao chỉ phòng chống chứ không đánh trả những vụ xâm phạm vào cơ sở hạ tầng quốc gia ?

Có lẽ ông Mai Anh thấy bất công của dự thảo luật này, vì đối tượng ở điều 9, điều 10 chương 2 có quy định xử phạt rõ ràng, đó là người dân trong nước lỡ nói gì xúc phạm danh nhân, lãnh tụ sẽ bị xử tù. Còn những kẻ bên ngoài xâm nhập sân bay, quốc phòng thì không bị đánh trả mà chỉ lo phòng ngừa mà thôi. Ý kiến của ông Mai Anh chắc sẽ không có giá trị với những kẻ khát máu, những kẻ điên cuồng đang đàn áp dân chủ. Bởi chúng đẻ ra luật này gấp gáp như vậy để trấn áp người dân trong nước là mục đich chính, việc dối phó với tin tặc bên ngoài chỉ là cái cớ để chúng ra dự luật nà mà thôi.

Một dự luật về quyền của con người như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được nhắc đến nhiều lần nhưng rồi rơi vào khoảng không mênh mông và quên lãng. Nhưng một dự luật hà khắc, tước đoạt và âm mưu nham hiểm triệt tiêu quyền con người lại được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Đáng buồn là dư luận đang bị những tên bồi bút dẫn theo những miếng mồi thông tin về sắp tới xử quan chức này, quan chức kia. Những tên bồi bút trước kia khen bộ sâu lãnh đạo khóa 12 là dân chủ, hiền lành, minh bạch giờ đã thôi không khen vậy nữa vì sự tàn bạo của bộ sậu này đã rõ ràng. Nhưng với những tên bồi bút chuyên nghiệp thì không thiếu những trò hút dư luận. Chúng sẽ khen Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Xuân Phúc kiên quyết chống tham nhũng, chúng bày ra những tin tức li kỳ về quan chức nào đó sắp bị xử để đám dân chúng tò mò và hả dạ khi thấy kết quả. Để không mấy ai chú ý bọn độc tài đang soạn những tấm lưới thép khổng lồ với dã tâm xiết chặt ý chí, tư tưởng và quyền lợi của người dân.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 23/10/2017

(1) http://vneconomy.vn/thoi-su/20-nam-van-chua-ra-duoc-luat-bieu-tinh-201305240700974.htm

Published in Diễn đàn