Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những màn thanh trừng nội bộ của những phe phái khác quan điểm trong đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 dưới chiêu bài chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng đã khiến dư luận quên mất rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang rất tệ hại.

anninh1

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng tổ chức tại Hà Nội ngày 09/10/2017 - ảnh TTXVN

Con số những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa cho dân quyền ở Việt Nam bị bắt từ đầu năm 2017 đến tháng 10 đã lên đến con số 30 người, kỷ lục nhất trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược đều mất tích, những lãnh đạo có xu hướng không thân thiện với Trung Quốc đều bị hạ bệ bằng nhiều tội trạng khác nhau.

Người dân bị sự dẫn dắt truyền thông của đảng cộng sản Việt Nam hả dạ với những quan chức bị hạ bệ, họ nhủ thầm thằng quan chức nào bị hạ mừng thằng đấy. Nhưng dư luận không nhận ra rằng, một quan chức bị hạ không phải là cộng sản yếu đi vì khuyết một quan chức, mà ngay tức khắc sẽ có một tên bổ sung vào. Nhưng kẻ mới thường sẽ cố gắng vì sự tồn tại của Đcộng sản Việt Nam nhiều hơn, để có cơ hội tiến thân và kiếm chác. Như thế mỗi tên quan chức bị thanh trừng, không khiến đảng cộng sản Việt Nam yếu đi mà trái lại khiến chúng mạnh hơn.

Sự đàn áp dân chủ, tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam được tính toán nâng tầm thành chiến lược chứ không còn mang tính đối phó từng vụ việc, từng thời gian và bối cảnh quan hệ quốc tế như trước kia. Nó đã được nâng tầm thành luật để tiện cho việc đàn áp hơn.

Tới đây vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, dự thảo luật về An Ninh Mạng sẽ được trình quốc hội nước cộng sản Việt Nam xem xét. Bộ trưởng công an Tô Lâm được chỉ định của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đọc tờ trình dự thảo này để quốc hội thảo luận và xem xét thông qua. Dự thảo luật An Ninh Mạng này được bắt đầu soạn vào cuối năm ngoái, khi mà Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đảng ủy bộ công an để kiểm soát bộ này dễ dàng hơn, chỉ đạo và sai khiến nhanh chóng hơn.

Một dự thảo luật chỉ trong vòng một năm đã được khẩn trương soạn thảo 8 chương và 55 điều thì biết sự ráo riết thực thi do sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, vì sao dự thảo này được nhanh chóng soạn thảo tiến độ từ khi soạn thảo đến khi trình quốc hội nhanh chóng như vậy. ?

Câu trả lời rất rõ, vì nó phục vụ cho sự đàn áp tự do ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, và tất nhiên nó cũng trá hình, mượn chiêu bài như chống tham nhũng, dự thảo ra đời ví lý do bảo vệ an ninh mạng Việt Nam vì những vị tin tặc tấn công hệ thống máy tính sân bay này nọ. Lý do như thế tất che mắt được dư luận, không mấy ai đọc cái dự thảo luật ấy để biết rằng chúng được làm ra để nhằm triệt làn sóng đòi tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hãy xem những điều trong dự thảo luật này để biết được đối tượng của luật này nhằm vào ai.

Điều 9 và 10 chương 2 luật An Ninh Mạng.

- Kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng là hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải, truyền đưa, vận động, kêu gọi người dân tham gia tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự.

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ;

- Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân

-Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

- Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước ;

- Truyền bá tư tưởng phản động ;

- Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc ;

- Bịa đặt hoặc lan truyền, tán phát những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân ;

- Hướng dẫn, xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ;

- Thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.

Rõ ràng với những quy định trên và kiểu lấy thẩm định của những chuyên viên văn hóa thuộc ban tuyên giáo, ban tư tưởng làm căn cứ pháp luật, thì đối tượng bị kết án tù sẽ là bất cứ những ai tham gia mạng xã hội.

Một dự thảo luật mang tính đàn áp sự tiến bộ, dân chủ và ngôn luận đã ra đời nhanh chóng và rõ ràng đến từng mục như thế của lớp lãnh đạo đảng cộng sản 12. Lứa lãnh đạo mà khi bắt đầu nhậm chức những tên bồi bút trá hình dân chủ ca ngợi là những lãnh đạo có tư tưởng cải cách , dân chủ và ôn hòa là như thế đó.

Trong khi đó dự thảo về luật biểu tình được nhắc đến 20 năm mà chưa thấy bóng dáng nào của nó, chỉ nghe thấy cái tên, mặc dù nhiều năm trước đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, đề nghị được trình luật biểu tình ra quốc hội. Nhưng rồi quốc hội cứ khất lần, những đại biểu chim mồi của đảng cộng sản Việt Nam tìm cách gác lại.

Trích đoạn trên báo năm 2014 (1).

"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.

Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.

Một sự đểu cáng của quốc hội tay sai bù nhìn, vào những năm trước đây khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đưa dự án luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý vào chương trình quốc hội đã bị bác bỏ vì lý do ưu tiên cho cái này, cái nọ. Nhưng đến năm 2017 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì luật An Ninh Mạng được nhanh chóng soạn song và đưa vào nghị trình đúng 1 năm ngày Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng ủy công an.

Bây giờ quốc hội không ai nhắc đến chuyện bao giờ luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được trình quốc hội nữa. Quốc hôị tay sai bù nhìn của cộng sản sẽ nhanh chóng biểu quyết thông qua Luật An Ninh Mạng để cộng sản đàn áp người dân dễ dàng hơn.

Một số nhà chuyên môn về phần xử lý những người trong nước rõ ràng, nhưng đối với những xâm phạm từ bên ngoài, tức các tin tặc của các quốc gia khác lại không rõ ràng cách xử lý. Tiến sĩ Mai Anh, chủ tịch hội tin học Hà Nội, người từng là đại biểu quốc hội khóa 11 (quốc hội hiện nay đang là khóa 13) ý kiến rằng tại sao chỉ phòng chống chứ không đánh trả những vụ xâm phạm vào cơ sở hạ tầng quốc gia ?

Có lẽ ông Mai Anh thấy bất công của dự thảo luật này, vì đối tượng ở điều 9, điều 10 chương 2 có quy định xử phạt rõ ràng, đó là người dân trong nước lỡ nói gì xúc phạm danh nhân, lãnh tụ sẽ bị xử tù. Còn những kẻ bên ngoài xâm nhập sân bay, quốc phòng thì không bị đánh trả mà chỉ lo phòng ngừa mà thôi. Ý kiến của ông Mai Anh chắc sẽ không có giá trị với những kẻ khát máu, những kẻ điên cuồng đang đàn áp dân chủ. Bởi chúng đẻ ra luật này gấp gáp như vậy để trấn áp người dân trong nước là mục đich chính, việc dối phó với tin tặc bên ngoài chỉ là cái cớ để chúng ra dự luật nà mà thôi.

Một dự luật về quyền của con người như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được nhắc đến nhiều lần nhưng rồi rơi vào khoảng không mênh mông và quên lãng. Nhưng một dự luật hà khắc, tước đoạt và âm mưu nham hiểm triệt tiêu quyền con người lại được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Đáng buồn là dư luận đang bị những tên bồi bút dẫn theo những miếng mồi thông tin về sắp tới xử quan chức này, quan chức kia. Những tên bồi bút trước kia khen bộ sâu lãnh đạo khóa 12 là dân chủ, hiền lành, minh bạch giờ đã thôi không khen vậy nữa vì sự tàn bạo của bộ sậu này đã rõ ràng. Nhưng với những tên bồi bút chuyên nghiệp thì không thiếu những trò hút dư luận. Chúng sẽ khen Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Xuân Phúc kiên quyết chống tham nhũng, chúng bày ra những tin tức li kỳ về quan chức nào đó sắp bị xử để đám dân chúng tò mò và hả dạ khi thấy kết quả. Để không mấy ai chú ý bọn độc tài đang soạn những tấm lưới thép khổng lồ với dã tâm xiết chặt ý chí, tư tưởng và quyền lợi của người dân.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 23/10/2017

(1) http://vneconomy.vn/thoi-su/20-nam-van-chua-ra-duoc-luat-bieu-tinh-201305240700974.htm

Published in Diễn đàn

Được hôm thứ bảy ông thầy giáo cho có 9 bài tập về nhà, nên rảnh chút vài tiếng viết linh tinh thư giãn. Từ giờ cứ thứ bảy và chủ nhật thầy giáo 9 bài trở xuống thì mình sẽ viết một truyện ngắn tặng thầy.

***************

Bà Vĩnh bán nhà lên Hà Nội ở với đứa con gái, căn nhà mái ngói ba gian cũ kỹ của bà và mảnh vườn rộng hai sào được bán cho một người đàn ông.

de1

Căn nhà mái ngói ba gian cũ kỹ của bà và mảnh vườn rộng hai sào được bán cho một người đàn ông - Ảnh minh họa 

Hôm ông ta dọn về nhà mới, Khánh có sang chào hỏi, chuyện không nhiều lắm, chỉ biết được đôi điều ông ta có con cái đã trưởng thành, giờ muốn về quê sống như những người hưu trí muốn nhàn nhã, điền viên nơi thôn quê.

Khánh cũng không rõ ông ta trước kia làm nghề gì, thấy bảo cả đời ở thành phố. Nhưng hôm anh thấy ông ta cuốc mảnh vườn, nhặt đá sỏi và rễ cây sạch sẽ, để lại miếng đất mầu nâu thẫm tơi đều. Anh nghĩ không biết ông có phải đúng người thành phố hay không nữa. Ông ta còn chặt tỉa và phạt lại bờ rào, lấy dao dọc lá ủ làm làm phân xanh. Cũng đào hố ủ lá và lấp bùn, những cành cây ông ta đốt thành tro và đổ vào đất vườn. Việc ông ta làm gọn ghẽ, chẳng thừa cái gì, đâu vào đấy cả một cách rành rẽ và kế hoạch như một nhà nông thực thụ.

Trong lúc chờ phân xanh ủ, đất cuốc phơi nắng sương và vụ rau mùa đông đến, ông ta đóng chuồng gà. Ông trộn vữa và dùng gạch xây ba bức vách chuồng gà, lấy thanh gỗ làm chỗ gà đậu ở một góc chuồng, lợp mái ngói cho chuồng gà như người giàu có thời xưa lợp mái ngói nhà. Nghĩa là cũng có lớp ngói vuông dưới và bên trên là lớp ngói vảy cá.

Lúc ông ta làm chuồng gà, Khánh nghĩ ông ta trước kia làm nghề xây dựng, có khi là thợ nề cũng nên. Chuyện ấy ở nông thôn không có gì lạ, một người đàn ông ở nông thôn biếy cày bừa, làm ruộng hay xây nhà ngói ba gian hoặc thậm chí là nhà mái bằng mấy tầng. Nhưng ông ta là người thành phố, không phải người nông thôn. Nếu ông ta là người nông thôn hẳn sẽ mua đất ở quê mình chứ không mua đất nơi khác ở một mình như vậy. Ông ta chả có vẻ là người đi trốn nợ tiền hay tình, mỗi sáng ông bê khay trà ra hiên uống và kéo sòng sọc hơi thuốc lào dài, nhà khói đầy vẻ khoan thai, ngạo nghễ của người không còn phải mang nợ gì cuộc đời này nữa.

Đến mùa rau đông, ông ta cặm cụi đánh luống, bỏ phân xanh, làm rãnh rồi ra chợ phiên mua rau giống về trồng. Cái chuồng gà xây đã xong nhưng mãi không thấy ông mua gà về nuôi. Phải đến hai tháng sau khi cây su hào đã lớn, ông mới mang về mấy con gà choai choai hơn nắm tay. Đó là những con gà chọi, Khánh sang chơi hỏi thăm, ông kể hào hứng.

- Bọn gà này tôi phải đặt mua của một người nuôi gà nhiều năm, đúc ra nhiều gà hay. Họ có con gà mái giống nổi tiếng, người ta bảo chó giống cha, gà giống mẹ. Để có đàn gà này, mấy tháng trước tôi đã mua một con gà trống mù một mắt và què một chân, con gà trống đó đã chến thắng nhiều trận oath liệt nhưng khi nó già và không còn tham chiến được nữa, tôi nằn nì chủ nó mua về làm giống. Tôi phải cho ông có con gà mái hay kia con gà bố, đổi lại lấy lứa con đầu này.

Đấy là lần đầu tiên Khánh thấy ông ta bộc lộ cảm xúc nhiều, từ ánh mắt sáng lên khi nhắc đến đàn gà và lịch sử con gà bố, gà mẹ như cả niềm đam mê trong ông toát ra. Nhưng ở quê thì cũng nhiều người nuôi gà và cũng như thú đam mê, vì ở quê niềm tiêu khiển của người nông thôn cũng chẳng có nhiều. Người có điều kiện họ nuôi thêm gà chọi, chim hót hoặc cây cảnh làm thú vui, làng này 60 nóc nhà thì cũng phải đến hơn 10 nóc nhà nuôi gà chọi.

Qua vụ rau đông vào giữa mùa xuân, những mảnh nắng vàng ấm đã quay trở lại, đàn gà của ông hàng xóm nhà Khánh cũng đến tuổi dậy thì. Cả đám đấy chỉ có mỗi một con gà trống, còn lại là bốn con gà mái. Chú gà trống đã lộ yết hầu, đôi lúc cùng bầy ở giữa sân, chú đứng ngơ ngác nhìn những cô gà mái chung quanh và dường như chú đã cảm thấy sự khác lạ về giới tính cũng như những gì đó đang chuyển đổi trong cơ thể mình. Ánh mắt của chú vừa tò mò, vừa nghi ngờ.

Mùa hè đến, ông hàng xóm không trồng rau. Ông bảo ở tuổi ông, xách nước tưới ra mùa hè nhọc quá sức, nên không trồng gì, kệ cho cỏ mọc đến mùa thu tính sau.

Sau mấy cơn mưa đầù mùa hè, vườn rau cũ cỏ lên nhanh trông thấy. Giữa mùa hè con nhà Khánh bị ốm tiêu chảy, sốt cao nằm ở bệnh viện huyện, Khánh cũng không khá giả gì, hai vợ chồng bỏ làm thay nhau chăm con, cũng bấn loạn. Ông hàng xóm vào thăm, nghe bệnh tình và gia cảnh, ông bảo thôi đưa cháu lên Hà Nội mà chữa cho yên tâm, để mẹ nó đi theo chăm còn Khánh về lo việc nhà. Thế rồi ông tự nhiên như ông nội, bảo vợ con Khánh chuẩn bị và gọi xe đưa vợ con Khánh lên Hà Nội. Ông bảo lái xe cứ đến viện gọi cho người nhà ông, sẽ có người lo chu đáo.

Hôm vợ con Khánh ở Hà Nội về, có xe ô tô đưa về tận nhà, lại có cả quà cho cháu bé là đồ chơi và quần áo của người ta. Vợ Khánh bảo mình biết ai ra ai mà nhận, nhưng người trên đó nói là chị và cháu đã được gửi đến chúng tôi lo lúc đến đây thì lúc về cũng phải chu đáo. Vợ chồng Khánh nói chuyện với nhau rồi nghĩ ông hàng xóm bên cạnh là một quan chức rất to về hưu, hay là một đại gia giàu có có nhiều quan hệ và thế lực.

Mùa thu, những cơn gió heo may gờn gơn thổi mơn man da mặt, mấy hôm không thấy ông hàng xóm ra ngoài. Khánh sang thăm, thấy ông nằm co quắp trong chiếc chăn dầy, ho sù sụ, dáng vẻ tiều tụy và xuống sức rõ rệt. Ông dậy khoác chiếc áo mùa đông mặc dù trời vẫn còn nóng chán, ông bảo :

- Tôi bị sốt rét, mỗi lần trở mùa tôi lại bị. Ngày trước trẻ có mấy năm tôi sống trong rừng, thiếu thốn nhiều, mấy bệnh sốt rét hay lao lực cũng nhiễm. Giờ có tuổi rồi chúng mới ngấm cậu ạ.

Xẩm tối Khánh sang nhà ông hàng xóm lần nữa xem sao, thấy ông có vẻ đỡ hơn, đã ngồi trên ghế uống trà, tuy vẫn khoác cái áo mùa đông. Ông nói :

- Cậu có nghe tiếng dế không ?

Khánh ngạc nhiên, ở quê tiếng dế kêu thường xuyên, ai mà để ý đến chúng. Ông hàng xóm hiểu cái ngạc nhiên của Khánh, ông nói :

- Tiếng dế kêu có nghĩa là môi trường ở đây còn sạch, chúng là loại vật nhạy cảm, chúng chỉ sống được những chỗ thiên nhiên sạch không có rác rưởi, hóa chất đổ lan tràn. Đó là tiếng kêu báo hiệu của sự sống an lành. Một tí nữa chúng sẽ kêu nhiều hơn, anh ngồi uống với tôi chén nước.

Hết một tuần trà ngon, nước trà xanh và vị ngọt đọng trong họng, ông hàng xóm pha ấm trà thứ hai, ông vểnh tai ra vườn một lúc rồi bảo :

- Gáy rồi, nó đấy rồi. Anh có nghe thấy không ?

Khánh gật đầu, tất nhiên là anh có nghe tiếng dế kêu.

Ông hàng xóm bảo :

- Bọn dế đang ở ngoài vườn rau mà tôi không trồng gì, cỏ lên đầy làm chúng tìm đến ở. Nhưng có mới có một con thôi, chắc nó vừa đến tuổi trưởng thành và ra ở riêng, nó tìm đến mảnh vườn của tôi. Tổ của nó sinh ra có khi tận tít ngoài bờ đê kia. Anh có hiểu tiếng tit tít tit ngắn dài là nó muốn nói gì không ?

Khánh nghệt mặt nhìn ông hàng xóm, có khi ông ta bị bệnh nặng quá lên lẩm cẩm rồi. Ông ta như mừng rỡ bắt được của khi phát hiện ra một con dế từ đâu đến vườn nhà ông ta làm tổ vậy.

Ông hàng xóm không để ý đến nét mặt của Khánh, hoặc có thể ông ta biết rõ Khánh nghĩ gì và quá quen kiểu người đối diện như thế nên không cần để ý. Ông ta nói như tự cho mình nghe.

- Đó là tiếng kêu gọi con cái, gọi tình yêu. Như con gà trống của tôi kia trưởng thành, mỗi lần nó gọi gà mái thường lục cục, lục cục những tiếng ngắn như mời mọc ần cần, như nó muốn chia sẻ món ăn, muốn chăm sóc con cái mỗi khi nó có mồi. Gọi là sự cao cả của giống đực hay sự lường gạt thế nào cũng được, nhưng nó là cách thể hiện tình yêu. Con dế của tôi là con dế đực, nó đang gọi tình yêu bằng những âm thanh ngắn, khi màn đêm xuống.

Khánh lắng tai nghe, đúng là có tiếng dế từ bãi cỏ ở vườn rau, tiếng kêu ngắn tít tít tít. Giờ anh mới thấy vậy dù anh sống từ bé ở đây, anh hỏi :

- Thế lúc nó gáy the te te là gì ?

Ông hàng xóm mắt sáng ngời khi thấy anh quan tâm, ông nói :

- Đó là tiếng gáy đấy, tiếng báo hiệu chủ quyền, báo hiệu lãnh địa. Tiếng cảnh báo những kẻ nào xâm phạm nơi nó sống, cho những con dế khác biết đường phải đi nơi khác nếu không muốn một cuộc chiến nảy lửa có thể mất càng, đứt cổ chết tươi. Đó là ý chí kiêu hùng ý thức về việc bảo vệ chủ quyền của loài vật, con gà, con chó và con dế là những con vật mà ý thức bảo vệ danh dự, chủ quyền, nòi giống của chúng rất mạnh mẽ trong số những con vật gần gũi chúng ta.

Ông ngừng bặt, dỏng tai một hồi rồi lẩm nhẩm :

- A, nó có bạn tình rồi, tiếng nó ngắn và phấn khích lắm.

Tiếng dế im bặt, ông hàng xóm bất động. Khánh thấy vậy nhẹ nhàng gật đầu chào ra về, ông cũng chỉ nhìn và gật đầu lại, ông còn mải nghe xem con dế mèn ngoài vườn còn kêu gì không.

Khánh về kể chuyện với vợ, ông hàng xóm ốm nhưng nghe tiếng dế kêu đã khỏi bệnh, hình như ông ta có vấn đề về thần kinh. Vợ Khánh bảo có lẽ ông ta là một giáo sư về sinh vật học, thế nên ông về hưu muốn về quê ở vì còn nhớ nghề, có thế người ta mới nể ông mà giúp cho nhà mình lúc con ốm. Không phải quan chức hay đại gia đâu, vì ông ta sống thanh bạch và không có vẻ như người giàu có muốn tìm chỗ an nhàn hưởng thụ.

Khánh bảo giáo sư nào mà biết lợp ngói vảy cá âm dương cho chuồng gà, lại còn cách ông ta miết mạch vữa, cầm viên gạch chặt đúng 1 phần 3 để vừa đoạn cuối gọn gàng như ông Tứ thợ xây kỳ cựu ở làng mình nữa.

Tuần sau ông hàng xóm khoẻ, ông mua tre về hì hục trẻ làm hàng rào ngăn vườn rau, thực ra đang là bãi cỏ thành một hình vuông để không cho đàn gà vào đó. Khánh hỏi sao ông không trồng tiếp, ông bảo để đấy cho con dế nó sống, sợ gà ăn mất nó ông phải rào lại.

Vợ chồng Khánh tối ấy lại nói chuyện, họ bắt đầu lo cho ông bị bệnh tâm thần. Vợ Khánh bảo :

- Khổ thân ông, chắc trước làm việc nhiều đầu óc có vấn đề, phải về quê chữa bệnh cho khỏi nghĩ, có thế nhà ông ấy mới để ông ấy về quê, nhìn ông ấy đâu phải người cô độc không ai thân thích mình nhỉ ?

Khánh nói triêu chứng như thế là tâm thần nhẹ, hay người ta gọi là điên lành, không như người bị bệnh điên dữ.

Con gà trống nhà ông hàng xóm đã trưởng thành, tiếng gáy của nó là vang và ngân xa dõng dạc. Bước đi của nó cũng oai hùng, mã lông trổ ra óng ả và nhiều màu sắc. Nó là một con gà ngũ sắc, nhưng sắc tía đỏ nhiều hơn nên nhìn rất đẹp và oai vệ. Nó đã biết xòe cánh dậm một chân vòng quanh con gà mái để ve vãn và biết lục cục gọi mồi.

Ông hàng xóm sống một mùa thu vui vẻ, ông không có ý định trồng rau vào cái vườn mùa đông nên không cuốc xới như mùa trước.

Thế rồi lại bẵng mấy hôm không thấy ông ngồi hiên nhà uống nước trà và rít thuốc lào sòng sọc, Khánh lại mò sang ông.

Thấy Khánh vào, lặng lẽ pha ấm trà, mặt ông rầu rĩ thê thảm. Khánh hỏi ông có chuyện gì buồn không, ông rót chén trà xanh, thứ trà hảo hạng chắc phải kỳ công và tốn tiền lắm mới mua được ở thời buổi gian dối, toàn pha hóa chất độc hại vào đồ ăn uống như bây giờ.

Ông nói như kể chuyện :

- Con dế chết rồi !

Ông nhấp ngụm nước và mở đầu câu chuyện bằng một thông báo buồn đầy vẻ u uẩn như báo tin về một người bạn thân của ông vừa chết vậy.

- Hôm kia, à không phải, hôm kìa tôi thấy con gà trống lục cục rộn rã gọi gà mái, tôi cũng vui vì nó trưởng thành, chạy ra sân xem thì nó đang mổ một con dế, nó vừa dùng mỏ gắp lên lại thả xuống và kêu lục cục như muốn bọn gà mái nhìn thấy, và thúc dục chạy đến đây đi, có quà ngon này, quà cho phái đẹp của người hào hoa đây. Tôi thắt tim chạy đến định cứu nhưng con dế đã nát bét đầu làm sao mà còn sống nổi. Tôi kịp nhìn cánh trên lưng con dế, nó óng mượt không có vết xoăn, tôi cũng nhẹ lòng vì biết nó không phải là con dế đực, nó là con dế cái. Như thế dù sao con dế đực trong vườn kia không phải con dế đang làm mồi tình yêu của con gà trống này.

Khi đàn gà mái chạy đến miếng mồi ngon, con gà trống bỏ con dế xuống và đứng nhìn hai con gà mái giằng đôi con dế làn hai và nuốt vội, con gà trống chờ có thế nó nhảy đè lên lưng con gà mái mặt đỏ hồng hơn và làm cái chuyện ấy.

Đêm đó tôi nghe thấy con dế đực kêu, tiếng kêu nó buồn thảm lắm, lúc đầu nó kêu tiếng mọi khi như thúc giục, rồi mãi sau tiếng kêu của nó trở thành ai oán, nức nở. Tôi mới nghĩ ra con dế cái của nó đã thành món quà tình yêu của con gà trống cho bọn gà mái rồi.

Đêm hôm sau, hôm sau nữa con dế mèn đực không còn kêu gọi tình yêu nữa, cứ đến tối khi màn đêm phủ nó bắt đầu cất tiếng kêu đau đớn như nó oán đời, oán cả tôi nữa anh à, khiến tôi không thể nào ngủ nổi. Rôi sáng hôm kia, tôi nghe tiếng dế gáy, anh đã bao giờ nghe tiếng dế gáy buổi sáng sớm chưa, lúc mặt trời lên rạng rỡ ? Chưa phải không ? Tôi cũng tưởng mình nghe nhầm, tôi chạy ra sân thì đúng là thấy một con dế mèn đậu giữa sân, lưng cánh nó xoăn tít, hai đùi bự, đầu bóng nhoáng, hai cai râu dài ve vẩy, một con dế mèn đực quá đẹp anh à. Nó đậu giữa sân và xòe cánh lên gáy te te te. Tôi mải ngắm mà không nhân ra nó dường như đang thách đố bọn gà, tôi cũng không nghe tiếng con gà trống đang lục cục từ phía sau cái nhà bếp đang tiến ra. Lúc tôi nhận ra bọn gà, tôi vừa xuỵt đuổi mấy con gà mái thì con gà trống đã chạy vọt tới mổ con dế chạy biến vào hàng rào, tôi chạy đến hàng rào thì con gà trống đã nuốt ực con dế, hình còn dế còn nổi cục trên cổ con gà trôi dần xuống diều.

Ông hàng xóm ngừng lại, rót thêm nước trà, ông than :

- Giá như nó tiếp tục cuộc đời phiêu lưu, không dừng chân ở đây để xây dựng tình yêu, có lẽ nó đã không chết. Tôi thương nó, nghĩ quẩn vậy thôi, chứ con vật nào mà không muốn yên lành, lo gây dựng nòi giống đâu anh nhỉ ?

Khánh an ủi :

- Chú nghĩ nhiều quá, cháu thấy chỉ là con dế thôi mà.

Ông hàng xóm :

- Đúng là tôi lẩn thẩn, chỉ có con dế thôi mà.

Ông hàng xóm ngày có vẻ yếu hơn, một hôm ông sang nhà Khánh nói :

- Tôi không sống ở đây nữa cậụ à, từ khi đêm đến không còn nghe tiếng dế, cứ nghĩ là tôi lại buồn. Tuổi già cứ vẩn vơ càng nghĩ càng ốm. Cái nhà này tôi để cho lũ cháu tôi ở Hà Nội, sau này về già đứa nào muốn dưỡng già thì về đây ở hay bán tùy chúng. Trước mắt, vợ chồng anh cứ sử dụng vườn tược, nhà cửa chăm nom hộ chúng tôi.

Đêm ấy vợ chồng Khánh nói chuyện, cả hai đều khẳng định chắc hẳn ông hàng xóm bị tâm thần.

Một tháng sau vào một buổi tối, Khánh đang ngồi xem ti vi, bỗng nhiên anh chạy ra ngoài sân nhà mình hóng sang vườn nhà ông hàng xóm rồi gọi toáng lên :

- Mình ơi, mình ơi ra đây bảo này.

Vợ Khánh hớt hải chạy ra, Khánh bảo :

- Mình nghe thấy gì không, bên vườn cỏ kia ấy, tiếng dế mèn kêu đấy, tiếng kêu ngắn tít tít tít là của con đực gọi con cái, ôi đúng tiếng con dế trước rồi, đúng nó mình ạ, nó kêu đúng điệu này, đúng âm thanh này.

Tối hôm sau đến Khánh lại dỏng tai nghe và xuýt xoa :

- Đúng con dế này rồi, đúng tiếng nó rồi. Mình nghe thấy gì không ?

Vợ Khánh nhìn chồng, chị định nói rằng cả hôm qua đến hôm nay, chị không hề nghe tiếng dế nào cả. Nhưng nghĩ thế nào chị lại thôi không nói.

Tuy thế chị vẫn nhủ sáng mai sẽ bắt hết gà trong chuồng đem bán.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 21/10/2017

Published in Văn hóa
samedi, 21 octobre 2017 22:01

Ảnh hưởng Trung Quốc bao trùm APEC

Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức APEC, Việt Nam đã cố gắng cải thiện về nhân quyền và được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách những nước vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, gọi tắt là CPC. Việc ra khỏi CPC trước thềm APEC 2006 như một cách thể hiện cởi mở của Việt Nam với các nước tiến bộ trên thế giới thay cho lời chào thân thiện.

anh1

Công trường thi công nhà ga Bến Thành đang thi công. Ảnh quochoi.com

Hơn 10 năm sau, Việt Nam tổ chức APEC lần thứ hai. Trái với những gì họ đã làm ở năm 2006, việc bắt bớ người bất đồng chính kiến nhiều hơn bao giờ hết và mức án cũng nặng nề hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong số những người bị bắt giữ có rất nhiều phụ nữ. Vài tháng trước mật vụ Việt Nam còn thực hiện một cuộc bắt cóc trắng trợn bằng vũ lực đối với một quan chức Việt Nam, vị quan chức này bỏ trốn sang Đức với lý do bị thanh trừng phe phái. Việc bắt cóc ngay tại thủ đô Berlin của Đức khiến dư luận Đức phẫn nộ, ngay trong bối cảnh nước Đức đang vào sự kiện chính trị quan trọng là bầu cử chính phủ mới.

Những hành động trấn áp nhân quyền trắng trợn của chính phủ Việt Nam xảy ra trước thềm APEC 2017 không thể nói là vô tình, rõ ràng nó có thông điệp muốn gửi đến các cường quốc sẽ họp tại Việt Nam rằng, các nước đừng áp đặt hay đòi hỏi nhân quyền với Việt Nam.

Đi xa hơn nữa, thông điệp này còn muốn nói rằng quan điểm ngoại giao Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 không còn theo đuổi đường lối đu dây giữa các cường quốc tiến bộ và Trung Quốc nữa. Thay vào đó là quan điểm đối ngoại gắn chặt quan hệ mật thiết với Trung Quốc và coi mối quan hệ với các nước phương Tây chỉ là có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao. Bằng chứng trước kia Việt Nam tốn nhiều công xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Đức, nhưng chỉ vụ bắt cóc một quan chức tép riu như Trịnh Xuân Thanh mà Việt Nam không thèm đếm xỉa tới phản ứng của Đức khi nước này đình chỉ quan hệ dối tác chiến lược với Việt Nam.

Chỉ sau vài ngày hạ bệ được bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, một bản tin cho biết lãnh sự quán Trung Quốc đã tìm được điểm mở lãnh sự sau gần 2 năm dưới thời bí thư Nguyễn Xuân Anh không tìm được địa điểm. Việc tìm được địa điểm và cách thông báo đầy vẻ đắc thắng của bản tin làm người ta không thể không đặt câu hỏi liệu việc hạ bệ chính khách trẻ Nguyễn Xuân Anh có liên quan gì đến bàn tay của thế lực thân Trung Quốc trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hay không ? Việc Trung Quốc là nước duy nhất có lãnh sự quán ở thành phố Đà Nẵng có phải như một báo hiệu cắm cờ chiến thắng đã chiếm lĩnh được thành phố quan trọng chiến lược quân sự như Đà Nẵng hay không ?

Một công bố mới của Đà Nẵng ngay sau khi thay bí thư là công bố về kế hoạch làm tàu điện tuyến Đà Nẵng - Hội An trị giá hơn 600 triệu USD. Những vùng đất đẹp ở Hội An bây giờ đều nằm trong tay những nhà đầu tư Trung Quốc, tuyến tàu điện mà Đà Nẵng định làm này nhằm phục vụ những nhà đầu tư Trung Quốc đã ém sẵn ở đó là điều hiển nhiên, vì những kẻ được lợi nhiều nhất của tuyến tàu điện này đương nhiên là những kẻ có cơ sở hạ tầng tại điểm đến. Thêm một điều đáng lưu ý là nguồn vốn làm dự án này được nói chung chung là tiền ngân sách, tiền ODA và tiền từ một số nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không nói rõ nhà đầu tư nào của nước ngoài và đơn vị thi công, giải pháp công nghệ của nước nào.

Việt Nam đang có hai thành phố làm tàu điện là Hà Nội và Đà Nẵng, ở Hà Nội do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận, ở thành phố Hồ Chí Minh thì một bản tin mới đây cho biết Trung Quốc đang quyết tâm hất Nhật ra khỏi dự án tại nơi này và thay thế (1).

Bài có đoạn : "Thông tin từ Sichuan Daily tiết lộ rằng, Tập đoàn cục 6 Trung Quốc đã lên kế hoạch cụ thể, giúp phía Việt Nam thanh lý toàn bộ hợp đồng với nhà thầu Sumitomo Nhật. Sau đó sẽ thay thế nhà thầu Sumitomo hoàn thành dự án theo đúng bản thiết kế cũ với chi phí thấp hơn và đảm bảo sử dụng công nghệ tốt nhất của Trung Quốc.''

Tập đoàn cục 6 Trung Quốc cũng chính là tập đoàn đang làm tàu điện tại Hà Nội. Tập đoàn này đã ngỏ ý được tham gia dự án tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh từ trước, nhưng lãnh đạo thành phố thời trước đều gạt bỏ đề nghị này và để cho người Nhật thực hiện. Tuy nhiên thì tình hình hiện nay vì nhiều nguyên nhân khó có thể bác bỏ đề nghị tham gia của Tập đoàn cục 6 Trung Quốc với dự án tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhất là chú ý trường hợp tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lâu không xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Trọng đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 10 vừa qua để răn de thành phố này đã yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tư tưởng cục bộ. Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phải khẩn trương xin ý kiến và chấp hành những chỉ đạo của của chính phủ trong mọi vấn đề lớn của thành phố.

Với thực tế như trên, mặc dù lãnh đạo mới của Đà Nẵng mập mờ không nói rõ, nhưng dư luận có thể nhận định được dự án tàu điện Đà Nẵng - Hội An sẽ nằm trong tay người Trung Quốc. Hơn 600 triệu USD đi vay rồi cho người Trung Quốc thi công, có việc cho nhà thầu Trung Quốc, tuyến đường làm người được lợi nhiều nhất từ nó cũng chính là những nhà đầu tư bất đông sản Trung Quốc. Nhân dân Đà Nẵng và nhân dân Việt Nam được hưởng lợi là bao từ dự án này, trong khi họ phải gánh món nợ hơn 600 triệu USD mà chính phủ đã bay để làm dự án ?

Dự án tàu điện Đà Nẵng - Hội An được công bố cùng thời điểm công bố lãnh sự quán Trung Quốc có mặt tại Đà Nẵng, trước thềm APEC không khác gì một tuyên bố mạnh mẽ của Trung Quốc rằng họ đã kiểm soát được thành phố này cũng như nắm trong tay tất cả lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Những gì mà các nước khác tác động đến Việt Nam nếu bất lợi cho Trung Quốc hiển nhiên sẽ là việc làm vô ích và phí hoài công sức.

Không như APEC 2006, thậm chí còn trái ngược hoàn toàn khi đàn áp dữ dội những người đấu tranh ôn hòa, khủng bố sự dân chủ một cách dã man và trắng trợn, song song với việc để ảnh hưởng Trung Quốc ngày càng lớn trên đất nước và thiếu thiện chí khi triển khai quan hệ ngoại giao với phương Tây. Tất cả điều đó cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã trở lại con đường độc tài, làm tay sai cho Trung Quốc một cách chìm sâu hơn, như họ thường gọi là quan hệ bền vững hơn.

Cho dù có được một mạng lưới truyền thông và tác động được nhiều những tay bồi bút, cũng như đàn áp triệt để những người bất đồng chính kiến, bôi xấu những người Việt Nam yêu nước có tinh thần chống ảnh hưởng thâm nhập của Trung Quốc vào Việt Nam.

Nhưng bộ mặt bán nước của bè lũ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc dù có tinh vi đến mấy cũng không thể nào lừa dối được hàng triệu người dân Việt Nam. 

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 21/10/2017

(1) http://quochoi.org/trung-quoc-quyet-tam-thay-nhat-hoan-thanh-du-an-metro-tp-hcm.html

Published in Diễn đàn

Trong cơn thanh trừng những người của phe phái cũ trước kia của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều kẻ đã phải ôm hận vì không biết đường sớm quy phục Phúc. Rút cục đều lần lượt bị Phúc mượn tay Trọng diệt trừ.

Chính trị chỉ có thần phục hoặc là kẻ thù, không có chỗ dung thân cho những kẻ không thần phục. Trong cơn thanh trừng những kẻ đã không theo mình của Phúc, có nhiều kẻ giờ đang trong vòng tay bóp cổ của Phúc nghẹt thở dần dần.

Nhưng có những kẻ khéo léo, biết thời thế hay phòng xa không những chẳng nằm trong vòng càn quét mà còn nghễu nghệ trong thời kỳ mới, những kẻ như thế đáng là tấm gương cho những kẻ đang khốn khó do Phúc thanh trừng cần học hỏi.

Đó là tiến sĩ Đoàn Thanh Nô.

no1

Tổng giám đốc Vifolac - ông Đoàn Thanh Nô - phát biểu tại hội nghị The 13th Asia Pacific International Honesty Enterprise Keris Awards 2014 - Ảnh vifolac (11/03/2015)

Khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng, Đoàn Thanh Nô dẫn vợ con ra Hà Nội thuê nhà lập nghiệp. Nhờ mác đồng hương với Dũng, đi đâu Nô cũng nhận là người của Nguyễn Tấn Dũng và nhanh chóng Nô thiết lập được những mối làm ăn, quan hệ tốt để tiến thân do thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đỡ đầu. Thời gian sau Nô đã có mặt trong hàng ngũ lãnh đạo của VIFOLAC (Vietnam Foundation of Supporting Literature and Artistic Creations, tức Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học và nghệ thuật Việt Nam, còn được gọi là Diễn đàn ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam). Vợ Nô là Trần Tuyết Ánh cũng được bố trí làm trong Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, nay đang là vụ trưởng. Còn Nô đã là phó chủ tịch của VIFOLAC.

Đoàn Thanh Nô là tác giả của việc đốt 240 tỷ tiền ngân sách thành giấy vụn, qua việc phổ biến văn hóa dân tộc (1).

Phóng viên báo Tinh Hoa đã giật mình khi thấy số sách của Đoàn Thanh Nô làm từ ngân sách ngốn hàng trăm tỷ đó ở đầy vỉa hè hay trong những hàng sách cũ mà chủ tiệm mua được theo cách tính giấy vụn. 240 tỷ tan thành mây khói, nhưng Nô và vợ sau vụ ấy không những chẳng làm sao mà còn thăng tiến quan trường. Số sách này một tay chân của Nô được Nô cho thầu in, ngoài tiền bớt xén ra kẻ thầu in này phải cung phụng chu cấp cho việc học hành của con trai Nô ở nước ngoài.

Nguyên nhân vì sao Nô làm thiệt hại hàng trăm tỷ và là người của Nguyễn Tấn Dũng mà chẳng bị cơn thanh trừng của Phúc nghẹo ?

Vì khi Phúc còn làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Phúc cũng muốn gây dựng ảnh hưởng quan hệ với mọi tay chân của Dũng. Trong lúc xây dựng quan hệ này, Phúc đã ngủ với Trần Tuyết Ánh, vợ Nô nhiều lần. Đó là lý do thứ nhất vì sao Đoàn Thanh Nô mang tiếng là tay chân của Dũng mà không bị Phúc xử.

no2

Bà Trần Tuyết Ánh, vợ Đoàn Thanh Nô

Không những chẳng bị sao như nhiều người khác, Trần Tuyết Ánh còn đòi làm thứ trưởng bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, tranh chức với Trịnh Thi Thủy nhưng không được vì bị tố giác dùng bằng cấp giả. May Nguyễn Xuân Phúc thương tình cũ nói với Nguyễn Ngọc Thiện tạm xếp cho Ánh chức vụ trưởng, để đợt luân chuyển cán bộ tới sẽ đưa Ánh đi địa phương nào đó làm phó chủ tịch tỉnh.

Đầu năm 2016 cánh báo chí ngỡ Nguyễn Tấn Dũng thất thế, bèn tìm những người của phe Dũng đập lấy lòng phe mới lên. Mới lôi chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cho Nô 240 tỷ in sách thành giấy vụn. Nhưng khi vào cuộc mới được một bài, tin ngầm xuống các báo người chủ trương thiết kế cho Đoàn Thanh Nô in sách đó là chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng và đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bây giờ. Các báo được lệnh nín bặt.

Ngoài lý do Phúc từng ngủ với Ánh vợ mình, Đoàn Thanh Nô còn có một điểm tựa nữa là Trương Tấn Sang do cùng học lớp luật tại chức với nhau. Nhờ mối quen biết cũ này khi Sang làm chủ tịch nước, Nô đã đứng ra cùng Dị là trợ lý Sang làm môi giới cho các doanh nghiệp đến chào chủ tịch Sang, với giá vé vào cửa từ 10 ngàn USD trở lên tùy theo khả năng doanh nghiệp, mỗi màn chào hỏi này trị giá 1 ngàn USD cho một phút. Từ quan hệ với Trương Tấn Sang, được Sang nâng đỡ mà sau này Nô còn bắt mối được với đệ tử của Sang là phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Đây là số điện thoại mà Nô đã gọi cho các doanh nghiệp hỏi có muốn mua vé vào cửa đến chào tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay không : 0946111616.

Ngày nay nhờ mối quan hệ mật thiết với thủ tướng, phó thủ tướng như vậy, Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô không màng đến văn hóa mà hàng ngày đi xe xanh biển công của Tổng cục 4 Bộ công an, chạy các nơi làm dự án. Đến đâu Nô cũng giới thiệu mình là anh em chí cốt với Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình. Thực sự thì Nô không nói quá, giữa Nô và Phúc, Bình có mối quan hệ khá sâu đậm của tình, tiền. Các đối tác làm việc với Nô đều biết rõ Nô có quan hệ như vậy là sự thật, không phải nói khoác để lường gạt, bởi Nô chính là thành viên trong văn phòng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

no3

Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô hàng ngày đi xe xanh biển công của Tổng cục 4 Bộ công an

Có vô số những cặp vợ chồng vừa là quan chức vừa là đại gia như vợ chồng Đoàn Thanh Nô-Trần Tuyết Ánh như những con sâu mọt đục khoét đất nước này, chúng làm được chỉ nhờ những mối quan hệ dắt dây sặc mùi tiền, tình, quyền với những ủy viên bộ chính trị, những kẻ cầm quyền chóp bu. Nhiều kẻ đã phải thân bại danh liệt vì chủ thất thế nên chúng phải chịu số phận hẩm hiu, có kẻ bị tù tội, bị kết án tử hình. Có kẻ đang trong tầm lao lý. Có kẻ dâng phần lớn tài sản mua yên thân với số tiền còn lại, chạy ra nước ngoài đầu tư mang theo cả gia đình.

Nhưng cũng nhiều kẻ khôn ngoan, biết lựa nhiều cửa và không hề từ thủ đoạn nào, kể cả dâng vợ cho thủ tướng để tiến thân như Đoàn Thanh Nô, y như Thụ Điêu, Dịch Nha dâng con cho vua ăn để tiến thân thời Chiến Quốc. Giữa một thời thế mà những kẻ thất tâm, thất đức như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình có quyền lực, thì chỉ những kẻ biết quy phục dâng vợ, dâng con và tài sản mới thoát được cơn bão càn quét thanh trừng và tiếp tục có cơ hội làm ăn mới huy hoàng hơn như Đoàn Thanh Nô.

Với những người làm văn hóa như vợ chồng Đoàn Thanh Nô, Trần Tuyết Ánh như trên, nền văn hóa của Việt Nam ngày nay phát triển thế nào là câu hỏi dành cho những người trí thức Việt Nam.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 16/10/2017

(1) http://tinhhoa.net/du-an-lam-sach-240-ty-dong-vua-in-xong-lien-dem-ban-giay-vun.html

Published in Diễn đàn
dimanche, 15 octobre 2017 11:19

Nguyễn Xuân Phúc thất sủng ?

Dường như bắt đầu có sự xa cách giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, sự xa cách này hẳn xuất phát từ phía Nguyễn Phú Trọng tạo nên. Trọng đang khẳng định lại đẳng cấp của mình ở thế một vị vua và các đồng chí của mình là ở thế quan lại, bầy tôi. Nhưng ngoài sự xa cách đầy vẻ bề trên ấy, còn có những nguyên nhân khác khiến Trọng cảnh giác với Nguyễn Xuân Phúc.

baton1

Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc : cơm không lành canh không ngọt ? - Ảnh minh họa

Vào những ngày cuối năm 2016 đã có những lời nhắc nhở trong trung ương về việc đến cuối năm 2017 Nguyễn Phú Trọng nên về để nhường ghế tổng bí thư cho người khác thay thế. Người khác ở đây có thể là Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc.

Xuân Phúc đã tận dụng lợi thế thủ tướng để đi các địa phương gọi là xúc tiến đầu tư, thực chất là vận động đoàn các tỉnh bỏ phiếu cho mình làm tổng bí thư, Phúc còn trắng trợn nói sắp tới Cụ sẽ kỷ luật Trần Đại Quang và dặn các địa phương bỏ phiếu cho mình làm tổng bí thư, Phúc sẽ thế này, thế nọ trả công.

Phải nói giấc mơ làm tổng bí thư của Nguyễn Xuân Phúc không phải không có cơ sở, lúc ấy Trọng muốn giữ mình để đánh trộm Quang, đã để mặc Phúc đi lại mơ mộng làm tổng bí thư và cũng kệ cho Phúc huy động tay chân đánh Quang. Kế hiểm của Trọng là để Phúc quấy rối thu hút sự chú ý của Quang, còn phần mình Trọng ra quân nửa vời để Quang nghĩ Trọng sẽ không mạnh tay, rình sơ hở sẽ ra đòn quyết định.

Quang dính đòn của Trọng lẫn của Phúc. Về phía Trọng thì Quang nghĩ ông giáo làng ấy không cạn tàu ráo máng, xuống tay kiểu đoạn tình, tuyệt nghĩa tận diệt mình. Đã thế khi bị Phúc đánh nhiều lần, Quang nhịn bỏ qua nghĩ rằng cụ Tổng biết , các đồng chí biết cho mình. Trân Đại Quang và cả Đinh La Thăng đều sai lầm, cái sai lầm là cứ nhịn và chờ cụ tổng hay các đồng chí mình thương tình, nhìn công tâm, khách quan giúp mình.

Gặp quan thầy Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đầu năm 2017, Nguyễn Phú Trọng dường như được sự tiếp sức khủng khiếp, ông ta bỗng mạnh mẽ và quyết đoán trong việc xử lý Đinh La Thăng mà không gặp sự phản đối nào trong trung ương. Trọng đã được Trung Quốc chống lưng và đảm bảo cái ghế tổng bí thư của mình. Từ lúc này Trọng bắt đầu có những biện pháp sau lưng Phúc để kiểm soát kẻ đàn em bề ngoài nịnh nọt, nhưng bên trong phản phúc đầy tham vọng này.

Ai cũng biết Đặng Văn Thành là đại gia sân sau của Phúc, đang âm mưu thôn tính ngành tài chính ngân hàng, điển hình là muốn lấy lại Sacombank với giá rẻ mạt dưới sự hỗ trợ của Phúc. Trọng đã bật đèn xanh cho các ủy viên Bộ chính trị bác bỏ đề xuất để Thành mua lại Sacombank. Bộ Chính Trị đã để Minh Xoài Himlam mua Sacombank và bồi thường cho cánh Phúc, Thành 500 tỷ mua cổ phiếu ở công ty con của Thành.

Thành không mua được Sacombank, bước thôn tính tạm chậm lại, Phúc cũng yếu lực theo. Tiếp nữa đàn em của Phúc là Khoa phó chủ tịch thành phố HCM chuyên về xây dựng, một nơi màu mỡ của Phúc cũng bị ép buộc phải rời vị trí khi Đinh La Thăng bị hạ bệ.

Chương trình bán vốn hóa nhà nước hứa hẹn mang về nhiều kinh tài bị ép giao cho Trần Tuấn Anh bộ trưởng bộ công thương đứng ra phụ trách. Đây cũng là cơ hội cho Trần Tuấn Anh ghi điểm tiến tới chức phó thủ tướng vào khóa 13 để làm ứng cử cho chức thủ tướng trong tương lai. Nguyễn Xuân Phúc ngậm ngùi nhìn món hời bán vốn nhà nước tuột khỏi kiểm soát của mình.

Trong vụ liên quân đánh Đà Nẵng dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, Phúc là người hăng hái đi đầu nhất, Phúc cũng là người chỉ đạo và hỗ trợ Huỳnh Đức Thơ tấn công Nguyễn Xuân Anh. Nhưng khi kết thúc thắng lợi thì chức bí thư Đà Nẵng lại rơi vào tay Trương Quang Nghĩa chứ không phải Phan Việt Cường, đệ tử thân tín của Phúc ở Quảng Nam. Trong vụ này Phúc chỉ được an ủi khi một người trong cánh của mình là Thể Sóc Trăng về nắm bộ Giao thông vận tải, nhưng trước cảnh ngân sách ep hẹp, giảm đâu tư công thì bộ Giao thông vận tải không còn là miếng ngon như ngày trước nữa.

Vụ việc quanh chiếc ghế chủ tịch PVN mà Phúc muốn đưa Bùi Vạn Thuận của đàn em mình lên, nhưng bị đè cản từ nội bộ PVN, nơi mệnh danh là nhà trẻ của ủy viên trung ương, đến nay đã nửa năm rồi Phúc không có cách nào đưa Thuận ngoi lên được, đành hoãn không ký bổ nhiệm Dũng Râu để hy vọng chờ đợi cơ hội đưa Thuận lên nắm chức này.

Điểm lại 4 vụ do Trọng chỉ đạo đánh như vụ Sacombank, Đinh La Thăng, Đà Nẵng, Dầu Khí khi thắng lợi, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ cho Nguyễn Xuân Phúc những miếng bánh nhỏ, hoặc những phần lợi phải bỏ sức chăm lo lâu dài mới có hoa trái.

Mặc dù trước Trung ương 7 khóa 12, Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị bản báo cáo láo về thành tích tăng trưởng và đâu tư, cho báo chí hô hào rầm rĩ. Nhưng khi bàn đến kinh tế xã hội trong hội nghị trung ương Nguyễn Phú Trọng đã vạch một loạt yếu kém của Nguyễn Xuân Phúc trong phần tổng kết như thiếu năng lực để giải quyết thâm hụt ngân sách, không giảm được nợ công, không xử lý được nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém, phân bổ vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ và ODA còn chậm, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ trầm trọng và mọi mặt an toàn thực phẩm, giao thông, môi trường còn tệ hại...

Thái độ của Nguyễn Phú Trọng nhận xét về hoạt động của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc như vậy và qua những vụ việc đã nêu trên, dường như cho thấy Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu bị thất sủng và rơi vào tầm cảnh giác của Nguyễn Phú Trọng. Việc Trọng đưa Trần Quốc Vượng làm thường trực ban bí thư kiêm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đã khiến cho Trần Quốc Vượng đang có trong tay một quyền lực khủng khiếp trong đảng. Trọng đã nhìn ra mối nguy hiểm từ Nguyễn Xuân Phúc và nhanh chóng cấy Trần Quốc Vượng để cần có thể làm Phúc phải khốn đốn.

Nguyễn Xuân Phúc đã quá vội vã khi vận động phiếu cho mình làm tổng bí thư, có lẽ lúc ấy ông ta nghĩ Nguyễn Phú Trọng sẽ về giữa chừng như mọi người nên bày tỏ tham vọng của mình. Bộc lộ tham vọng tức trong đầu có ý định nhòm ngôi, tội ấy Nguyễn Phú Trọng hạn chế và tước bớt vây cánh là còn may.

Chắc chắn giấc mơ làm tổng bí thư của Nguyễn Xuân Phúc đã tan thành mây khói khi có sự xuất hiện của Trần Quốc Vượng, kẻ mới vào Bộ chính trị hơn một năm đã leo tới chức thường trực ban bí thư, cái chức trước đây các tiền nhiệm phải mất ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ chính trị mới ngồi vào được.

Phúc là người biết nhẫn nhịn và chơi sau lưng rất rất giỏi, thời gian vẫn còn dài để Phúc còn cơ hội thực hiện ước mơ thống trị giang san của mình.

Nếu như chỉ được chọn một trong hai người là Phúc và Trọng thì tôi nghĩ Phúc sẽ còn hy vọng mang lại sự đổi mới hơn là Trọng. Nguyễn Phú Trọng già cỗi và bảo thủ trong mớ lý luận giáo điều, chỉ có sự sắt máu bảo thủ nên không hy vọng gì ở ông ta là điều ai cũng thấy. Nhưng một người tráo trở, lật lọng và phản trắc, háo danh như Nguyễn Xuân Phúc mới chính là kẻ hội tụ những yếu tố làm nên một cuộc thay đổi dù không biết sẽ tốt hay xấu cho dân tộc, nhưng với Phúc thì còn có hy vọng sự thay đổi.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 13/10/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 09 octobre 2017 09:19

Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh

Việc Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật và buộc phải rời khỏi trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng như bị cách chức bí thư Đà Nẵng không phải là điều bất ngờ. Chiến dịch tấn công vào Nguyễn Xuân Anh đã được khởi động ngay từ tháng 6, khi mà các chức vụ cấp cao đã được quốc hội phê duyệt. Lúc đó dư luận đang dồn vào vụ Formosa và vụ Trịnh Xuân Thanh, không ai chú ý những cơn sóng đang đổ ngầm về phía Đà Nẵng.

nxa1

Mục sở thị ngôi trường cấp bằng không chuẩn cho Bí thư Nguyễn Xuân Anh - Ảnh vnmedia.vn

Vào tháng 8 năm 2016 khi thảm hoạ Formosa gây hoảng loạn toàn dân, mọi trách cứ đổ dồn về phía Nguyễn Xuân Phúc đã mặc cả với Formosa nhận tiền đền bù rẻ mạt với lý do để giữ nhà đầu tư. Bí thư Nguyễn Xuân Anh kiên chủ tịch Hội đồng nhân dân khi họp đã phát biểu không đánh đổi sự phát triển mà phải hủy hoại môi trường. Phát biểu này như cú đấm vào mặt Nguyễn Xuân Phúc kẻ đã áp đặt tuỳ tiện cách xử lý Formosa và Nguyễn Phú Trọng kẻ đứng đằng sau bảo kê cho Formosa trong chuyến thăm nơi này đúng vào ngày cá chết.

Có thể hiểu Trọng và Phúc muốn bịt vụ Formosa và bắt dân chúng chịu đựng, bí thư Nguyễn Xuân Anh đã chọc đòn lật mặt phe Trọng, Phúc. Những kẻ cố chấp và thù dai như Trọng , Phúc không dễ gì mà bỏ qua cho bí thư trẻ tuổi này. Nhất là Nguyễn Phú Trọng một kẻ bảo thủ và háo danh, cuồng tín đặc thù của cộng sản Bắc Kỳ tất sẽ giữ mối thù trong bụng.

Trong một lần trả lời báo chí , bí thư Nguyễn Xuân Anh đề cập đến vấn đề tuổi tác và cho rằng ở tuổi 40 con người ta sung mãn, đến 50 tuổi là bắt đầu có hạn chế, nên việc bổ sung lớp trẻ lãnh đạọ là cần thiết. Câu trả lời này khiến cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng uất hận vì ở tuổi 73 đã quá tuổi làm việc rất nhiều nhưng Trọng tự đặt ra quy chế trường hợp đặc biệt để mình được ngồi lại làm tổng bí thư.

nxa2

Dãy nhà gồm ba căn mà gia đình ông Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng, trong đó nhà số 47 Nguyễn Thái Học được làm trụ sở Công ty TNHH Xuân Minh Phát (đại lý vé máy bay) - Ảnh : B.C.X.

Nguyễn Xuân Anh còn tháp tùng chuyến đi chủ tịch nước Trần Đại Quang công du hồi năm ngoái đến Peru và Châu Âu, tiếp kiến Giáo Hoàng là điều khiến Nguyễn Phú Trọng và khó chịu. Nếu chú ý thì những người đã tháp tùng Trần Đại Quang ở chuyến đi đó khi trở về gần như bị cô lập và không xuất hiện nhiều trên truyền thông như Phạm Bình Minh, Hoàng Trung Hải, Bùi Thanh Sơn đều bị thất sủng. Riêng Nguyễn Xuân Anh vì những phát ngôn về môi trường, chủ quyền, và tuổi tác nên bị xếp vào hạng diệt trừ trong danh sách của Trọng.

Tháng 12 ngay sau khi Xuân Anh trở về sau chuyến công du Mỹ Âu, vị chính khách trẻ và năng động, học tại Mỹ , có tinh thần cởi mở này đã bắt đầu nhận những đợt tấn công đầu tiên, đó là đoàn kiểm tra số 274 của Bộ Chính Trị thanh tra Đà Nẵng về học tập tấm gương Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Anh đã bị khiển trách. Đó là phát súng đầu tiên nã vào Xuân Anh mà dư luận đã bỏ qua không mấy chú ý. Hai tháng sau phát đạn thứ hai là chuyện một doanh nghiệp biêú tặng thành ủy Đà Nẵng một chiếc xe Toyota trị giá 2 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng chiếc xe này để đi làm. Cuộc tấn công lần này tinh vi hơn khi bên Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc cho chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ra trận đối đầu với bí thư Nguyễn Xuân Anh nhằm gây cho Đà Nẵng bung bét để ra tay diệt trừ Xuân Anh.

nxa3

Doanh nghiệp tặng xe cho thành ủy Đà Nẵng được đồn là của một doanh nhân Đà Nẵng có tên hiệu là Vũ Nhôm. Nếu nói đây là hối lộ Nguyễn Xuân Anh thì không có chứng cứ, vì doanh nghiệp tặng quà cho thành ủy chứ không phải cho Xuân Anh, doanh nghiệp này đã từng tặng cả 100 chiếc xe mô tô phân khối lớn cho công an Thành phố Hồ Chí Minh để sử dụng giữ gìn an ninh trật tự thành phố, phòng chống cướp giật. Nhưng câu chuyện về chiếc xe Xuân Anh lúc đó được tạo nên để ăn theo ảnh hưởng về chiếc xe của Trịnh Xuân Thanh, mở màn cho Đà Nẵng vào cuộc nội chiến khốc liệt và cuối cùng thì những kẻ có xu hướng thân Trung Cộng đã chiến thắng trong hội nghị trung ương 6 vừa qua. Nên nhớ chỉ vài ngày khi trung ương 6 khai mạc , Trung Cộng đã cho ủy viên bộ chính trị Lưu Vân Sơn sang gặp Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng để nghe báo cáo về kế hoạch diệt trừ Nguyễn Xuân Anh, nhằm tiến tới bước cô lập và hạ bệ Trần Đại Quang.

Đúng như trong kế hoạch, ngày thứ ba Nguyễn Phú Trọng điều hành buổi họp trung ương đảng, Trần Quốc Vượng đọc báo cáo đề nghỉ kỷ luật Nguyễn Xuân Anh và trung ương buộc phải chấp nhận. Các báo chí miêu tả lại rằng trung ương đã cân nhắc kỹ, thảo luận kỹ về kỷ luật Nguyễn Xuân Anh và khi nghe Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu. Đây là một chi tiếp bịp bợp và xảo trá của truyền thông do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Bởi tin từ chính các tờ báo nói rằng sáng ngày hôm đó Phạm Minh Chính đọc tờ trình đề nghị bổ sung thành viên ban bí thư, trung ương đã thảo luận kỹ và cân nhắc bổ sung thêm hai người vào ban bí thư. Tiếp đến Trần Quốc Vượng đọc tờ trình như cáo trạng đề nghị trung ương xét tội Nguyễn Xuân Anh và trung ương đã đồng ý với những gì Trọng, Vượng đề nghị. Như thế chỉ trong buổi sáng trung ương đảng cộng sản khóa 12 họp lần thứ 6 phải thảo luận 2 quyết định, không thể gọi là kỹ càng hay cân nhắc gì cả, mà chỉ là việc trung ương gật đầu theo những gì mà Nguyễn Phú Trọng đã muốn thế.

Hạ bệ được Nguyễn Xuân Anh tức Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đã đưa thông điệp đừng ai dính đến Trần Đại Quang, nếu không sẽ chịu số phận thảm hại như Nguyễn Xuân Anh. Thông điệp ấy đồng nghĩa với việc đừng ai nhắc tới chuyện về hưu của Nguyễn Phú Trọng, hãy cúi đầu quy phục quyền lực tối thượng của Nguyễn Phú Trọng một cách tuyệt đối như những kẻ bầy tôi với một ông vua.

Nguyễn Phú Trọng lúc này đã thành một ông vua phong kiến chứ không còn là một tổng bí thư đảng cộng. Từ thời Lê Duẩn đến giờ mới có một tổng bí thư đầy quyền lực như Nguyễn Phú Trọng, có điều ở hai thái cực khác nhau là Duẩn chống lại những chỉ đạo của Trung Cộng, còn Trọng thì nhất nhất nghe theo. Điều giống nhau giữa Duẩn và Trọng không phải chỉ là sự độc tôn quyền lực mà còn ở chỗ thù ghét sự dân chủ, dưới triều đại của của Trọng sự tàn ác dã man khi đàn áp những người dân chủ trắng trợn không kém gì thời Duẩn. Tất cả những người đấu tranh bị bắt sau khi Nguyễn Phú Trọng vào đảng ủy công an đều là những tội danh lớn như lật đổ chính quyền, chống phá nhà nước, bất chấp người bị bắt là đàn bà , ông già, người giáo viên hiền lành.

Những kẻ bồi bút đang ca ngợi Trọng trong cái gọi là đánh tham nhũng , thực chất chúng chính là những kẻ đang cổ vũ xây dựng quyền lực độc tài cho Nguyễn Phú Trọng. Khi có quyền lực này trong tayNguyễn Phú Trọng tuyệt đối, thì sự thật đã chứng minh không chỉ quan chức cộng sản bị thanh trừng, mà những người đấu tranh dân chủ còn bị thanh trừng khốc liệt gấp bội phần. Những kẻ đang ca ngợi Trọng chính là những kẻ thù nham hiểm của nền dân chủ. Chúng đang tiếp tay xây dựng chế độ độc tài, hà khắc nhất mà con số những người đấu tranh bị bắt và bản án của họ là chứng minh rõ ràng. Đừng bị cuốn theo chúng để thoả trí tò mò hay hiếu kỳ kiểu thấy quan chức bị xử lý là hả hê, đừng bị cuốn theo chúng để hỏi đến lượt quan chức nào. Hãy tỉnh táo nhìn lại để hỏi ra rằng sẽ đến lượt người đấu tranh nào bị bắt tiếp theo trong đợt bắt kỷ lục đến 30 người đấu tranh từ khi Nguyễn Phú Trọng vào đảng ủy công an.

Hãy nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh với tội làm thất thoát 3200 tỷ, Nguyễn Phú Trọng và đám bồi bút của y đã dựng câu chuyện chiếc xe biển xanh để gây hút dư luận tiến tới xử lý Trịnh Xuân Thanh không theo trình tự pháp luật mà theo kiểu áp đặp độc tài của Nguyễn Phú Trọng. Cả dư luận đã bị cuốn theo mải mê số phận của Trịnh Xuân Thanh và mong mỏi gã này bị Trọng làm xử, mà quên mất cách xử lý như vậy có đúng pháp luật hay không ? Dẫn đến việc Nguyễn Phú Trọng đã tự cho mình là vua và không cần pháp luật, tuyên bố bắt Trịnh Xuân Thanh bằng được và dẫn đến hậu quả bang giao với Đức tệ hại như bây giờ.

Nếu một đám dân chúng cứ thấy một tên vua độc tài tuỳ tiện giết một quan lại nào đó mà hả hê, như kiểu Bắc Hàn thì sự phát triển nhân bản và văn minh của đám dân chúng ấy còn lâu mới đem lại sự tiến bộ, đừng nói là cách mạng. Một đám đông như thế chỉ có làm ra những cuộc cách mạng đẫm máu, cướp phá, mang nặng sự thù hận là thực tế dễ làm hơn cả.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 09/10/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 03 octobre 2017 19:23

Học trò giỏi của Tập Cận Bình

Nguyễn Phú Trọng sẽ không về hưu giữa nhiệm kỳ như dự định mà ông ta đã hứa với trung ương đảng. Trước đây ông ta từng hứa làm tiếp tục vì chưa xong công việc bồi dưỡng, chọn lựa người kế nhiệm.

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh : Độc Lập (Thanh Niên, 05/11/2015).

Tờ báo Nikkei mới đây có một bài viết phân tích về những thủ đoạn của Tập Cận Bình nhằm muốn hướng tới nhiệm kỳ tổng bí tư thứ ba vào đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc. Tập đã tiêu diệt những đối thủ có khả năng là người kế vị chức tổng bí thứ như Tôn Chính Tài với một cuộc bắt giữ khẩn cấp với tội danh '' vi phạm kỷ luật đảng''. Thông qua việc bắt giữ Tô Chính Tài, người có khả năng kế nhiệm tổng bí thư thay Tập là Hồ Xuân Hoa cũng nhận được những thông điệp sẽ chung số phận với Tôn nếu như có ý định làm người kế nhiệm Tập trong lúc này.

Không có người kế nhiệm đương nhiên Tập sẽ vẫn làm tổng bí thư.

Chiêu trò của Tập được học trò Nguyễn Phú Trọng áp dụng triệt để tại Việt Nam, từ cách thức đẻ ra những tổ, ban trong đảng và cách nắm chặt công an, quân đội và truyền thông, ủy ban kiểm tra trung ương. Nguyễn Phú Trọng đã học Tập để loại trừ những người có khả năng kế nhiệm Trọng như Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang.

Khi Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng lập tức cho dư luận rộ lên tin đồn đại để rồi bắt tay vào xử lý. Cách này Trọng đã từng áp dụng với Phùng Quang Thanh khi Thanh trị bệnh tại Pháp. Trước thềm đại hội 12, Phùng Quang Thanh đương nắm quân đội và có ý định không muốn về hưu nếu như trong bộ chính trị có người quá tuổi không về. Việc Thanh cương quyết như thế đã dẫn đến nhiều ủy viên Bộ chính trị khác của khóa 11 cũng không có ý định về. Trọng đã cho người tung tin đồn ầm ĩ về Thanh , để rồi trung ương ấy cớ dư luận đồn đại mà đưa thông báo Thanh bị bệnh nặng phải chữa trị nước ngoài. Rồi nhân cớ để bảo đảm uy tín đảng, Trọng cho quân áp giải Thanh từ sân bay về và giam lỏng cho đến khi Thanh tự làm đơn xin rút khỏi chính trường mới buông tha.

Cách thức lợi dụng truyền thông để tạo dư luận rồi đứng ra giải quyết được Trọng lặp lại nhiều lần, từ những chuyện như xe sang biển công đến vụ Phùng Quang Thanh, tiếp đến mới đây là Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng đã cho người tung tin trong dư luận dồn đại rồi nại cớ để trấn an dư luận, Trọng cho Trần Quốc Vượng thay thế Huynh. Đến nay Huynh đã khỏi bệnh muốn đi làm lại nhưng Trọng đã lờ đi lời đề nghị của Huynh. Số phận chính trị của Huynh đã chấm dứt bởi y là người có những tố chất làm tổng bí thư mà Trọng đã đề ra ở quy định 90 vào ngày 22 tháng 8 năm 2017.

Quy định 90 của Trọng nhấn mạnh người làm tổng bí thư phải có lý luận, tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin. Quy định này được ban ra khi Huynh vừa bị rời khỏi ghế thường trực ban bí thư do đi chữa bệnh.

Đối tượng kế nhiệm thứ hai của Trọng là chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là đối thủ mà Trọng tốn nhiều công sức để hạ bệ nhất. Dù dùng nhiều thủ đoạn âm thầm chia rẽ, cô lập Trần Đại Quang nhưng Trọng vẫn chưa làm được gì bởi Quang là người kín kẽ, thận trọng và giữ mình. Phải đợi đến khi Quang bị bệnh cần điều trị, Trọng mới áp dụng biện pháp cũ là tạo dư luận đồn đoán để ta tay. Lần này vẫn con bài Huy Đức được Trọng sử dụng để dẫn dắt dư luận đòi thay thế chủ tịch nước vì lý do vắng mặt đi trị bệnh, một cách đã thành công trước đó với Đinh Thế Huynh.

Đối tượng còn lại duy nhất bây giờ có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng ở giữa nhiệm kỳ chỉ còn lại Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên Phúc có quá nhiều tội lỗi mà Trọng nắm giữ, cho nên Phúc chỉ duy nhất một đường thần phục Trọng không dám nghĩ đến chuyện kế ngôi, hoặc Phúc đã che đậy ý định phản Trọng như đã từng phản Nguyễn Tấn Dũng thật khéo léo để Trọng không biết.

Sức mạnh của Nguyễn Phú Trọng có được từ quyết định xa rời ảnh hưởng của các nước phương Tây và gắn chặt với Tập Cận Bình, áp dụng xuất sắc nhưng gì Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc. Trọng nhận được nhiều giúp đỡ của Tập trong chính trị , kinh tế cũng như kiểm soát quyền lực. Chỉ số đầu tư nước ngoài tăng là một thành công mà Trọng đem ra trưng với trung ương rằng không cần tư bản, Việt Nam vẫn có thể thu hút đầu tư. Tính đến tháng 9 năm 2017 con số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng cục thống kê không nói rõ cón số tăng này là do nguồn vốn FDI, nguồn vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, nắm quyền quyết định, vốn FDI được ư thích sử dụng vào những nước có tài nguyên nhiều, nền chính trị dễ mặc cả đi đêm. Trong số vốn đầu tư FDI tăng vọt mà bộ sậu Trọng, Phúc coi là thành công này chủ yếu từ Trung Quốc. Đây là hỗ trợ của Trung Quốc cho bộ sậu Trọng, Phúc có con số thành tích để trưng ra. Sự hỗ trợ này nằm trong thoả thuận hồi đầu năm Trọng tiếp xúc với các chủ đầu tư Trung Quốc trong lần tiếp kiến Vương Kỳ Sơn, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Trung Quốc để nhận lời bảo đảm sẽ đầu tư cho Việt Nam nếu như Trọng, Phúc thực hiện mô hình mà Trung Quốc muốn Việt Nam làm theo.

Với sự hỗ trợ về đầu tư FDI của Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng đã có được sức mạnh để cùng thuộc hạ Nguyễn Xuân Phúc làm một cuộc thanh trừng những phần tử thân phương Tây trong đảng, cũng như những kẻ có ý định kế nhiệm chức tổng bí thư của Trọng giữa nhiệm kỳ. Cuộc chiến mà cả Tập và và Trọng hô hào chống tham nhũng thực chất là mượn cớ để thanh trừng đối thủ, kiểm soát quyền lực. Bởi những ủy viên bộ chính trị cộng sản ở Việt Nam hay Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba có kẻ nào không tham nhũng hay chiếm đoạt tài nguyên đất nước. Cho nên nói rằng vị tổng bí thư này, vì thủ tướng cộng sản kia liêm khiết đánh tham nhũng vì dân vì nước chỉ là luận điệu của những kẻ bồi bút lừa mị dân chúng, để che đậy những âm mưu soán đạt quyền lực và cướp bóc lẫn nhau trong nội bộ đảng cộng sản.

Nếu như Tập Cận Bình tiếp tục kiểm soát quyền lực và tiến tới thêm một nhiệm kỳ nữa, ở Việt Nam chắc chắn Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp bước như vậy. Nhưng quy định điều lệ đảng sẽ trở thành những tờ giấy vô nghĩa. Xu hướng của cộng sản và các nước độc tài đã có chiều hướng lãnh tụ nắm ngôi vô hạn như ở Nga, Triều Tiên, Cu Ba... và Trung Cộng và Việt Cộng đang noi theo.

Việc Tập, Trọng thành công, điều ấy đồng nghĩa Việt Nam thần phục và lệ thuộc Trung Cộng sâu nặng hơn rất nhiều đến mức thành một chư hầu không thể thoát ra. Nền chính trị , đời sống văn hóa, tôn giáo của người dân Việt Nam sẽ trong cảnh ngột ngạt vù khủng bố và đàn áp.

Trong bối cảnh trung ương đảng cộng sản Việt Nam khiếp nhược và sợ hãi trước Trọng như hiện nay, không thể có những ý kiến mạnh đòi hỏi để đảng cộng sản Việt Nam tự quyết định người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có những lãnh đạo về hưu còn có thể cất tiếng nói đòi hỏi quyền tự chủ quyết định người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến chính trường Việt Nam sắp tới nếu có khó khăn cho Nguyễn Phú Trọng, chính là những nguyên lão của đảng cộng sản Việt Nam.

Nhưng những nguyên lão cộng sản Việt Nam cũng dễ mua chuộc, chỉ cần thăm gặp và khen ngợi với chút quà cùng với một vài bài báo, dăm phút tung hô trên truyền hình, họ sẽ bỏ tất cả những gì mà họ nghĩ là ích lợi cho đất nước, dân tộc như các loại Trần Đình Hương, Nguyễn Trọng Vĩnh để lấy chút trọng thị của những kẻ đang nắm quyền.

Cùng với sự nắm chắc quyền lực của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đất nước Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng là điều đương nhiên, đàn áp dân chủ cao độ cũng là điều đương nhiên. Không có tia sáng nào cho nền dân chủ Việt Nam cả, mọi sự cố gắng của các phong trào dân chủ lúc này đều phải trả giá đắt. Đó là sự thật đang diễn ra và sẽ diễn ra.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot, 03/10/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 30 septembre 2017 15:28

Nguyên nhân đàn áp gia tăng

Từ đầu năm 2017 đến giờ, con số những nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ do nhà cầm quyền cộng sản đã lên đến gần 30 người. Đặc biệt có hai trường hợp rất đáng quan tâm là hai người là bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Đó là trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang và trường hợp Trần Thúy Nga ở Hà Nam.

danap1

Có hai trường hợp rất đáng quan tâm là hai người là bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang và Trần Thúy Nga ở Hà Nam.

Quỳnh và Nga là hai nhà hoạt động quen thuộc với phong trào đấu tranh nhân quyền từ nhiều năm nay. Như Quỳnh chuyên về mảng những người bị chết mờ ám trong đồn côn an hoặc trại giam. Trần Thúy Nga chuyên về mảng người lao động và nông dân bị mất đất. Điều đáng nói là từ nhiều năm trước họ đã hoạt động như vậy, dù có bị hạn chế hoặc đàn áp nhưng hoạt động của họ được nhà cầm quyền đánh giá là ôn hòa và không nguy hiểm lớn cho chế độ.

Nhưng đến Đại hội đảng 12 kết thúc, quyền lực tập trung vào nhóm Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Trương Hòa Bình, thì cuộc đàn áp khốc liệt nhất trong vòng 10 năm trở lại đây bắt đầu nổ ra trên mọi phương diện.

Các phong trào xã hội dân sự gần như tan rã hoàn toàn, ngay cả những nhóm xã hội dân sự chuyên về môi trường vốn dĩ ôn hòa và không gây tác hại lớn cho chế độ cũng bị đàn áp dã man bằng bạo lực. Các nhóm xã hội dân sự khác đều chung số phận là nhiều thành viên chủ chốt bị bắt tù với những tội danh vào điều 88 hoặc 79. Những tội danh như hoạt động lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam.

Ở những năm trước kia nhà cầm quyền thường áp dụng điều 254 là tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân, tổ chức thay cho điều 88, ở điều 254 mức án thường nhẹ hơn rất nhiều so với điều 88. Hoặc tội gây rối trật tự công cộng thay cho tội hoạt động lật đổ nhà nước. Các mức án cũng tăng lên gấp 3 lần như trường hợp ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng trước kia từng bị tù 4 đến 5 năm thì nay một ông 13 năm tù, một ông 12 năm tù giam.

Đợt đàn áp và bắt bớ này của nhà cầm quyền cộng sản là cực kỳ khốc liệt trong nhiều năm qua. Sự khốc liệt đến mức độ những tiếng nói phản kháng hay đòi tự do cho các nhà hoạt động cũng bị chìm nghỉm. Lý do vì quá nhiều người bị bắt, các nhóm đấu tranh cho người bị bắt bị quá sức, vì trước kia một năm có hai hay ba trường hợp bị bắt, họ còn có khả nặng vận động tập trung mọi người lên án nhà cầm quyền cộng sản, vận động quốc tế... thì nay chưa đến một năm đã mấy chục người, gấp mười lần trước đó.

Hơn nữa, sự đàn áp quá khốc liệt cho nên việc đấu tranh đòi người cũng bị giảm nhiệt, những cây bút đấu tranh cho nhân quyền trong nước gần như không còn nhiều. Đa số họ chuyển sang bình luận chính trường theo chiều hướng an toàn là bênh cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, khen ngợi Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình là những nhà cải cách kiến tạo, và hùa theo hướng tấn công của nhóm cầm quyền này vào phe phái khác trong chế độ. Làm như thế họ vẫn được tiếng là chống tham nhũng, chống cán bộ đảng với dư luận.

Một số những nhà hoạt động khác thì bỏ cuộc, hoặc quay sang chỉ trích lẫn nhau.

Những điều trên không phải là sai lầm hay né tránh của những nhà đấu tranh nhân quyền, dân chủ. Khách quan mà nói trong tình thế khủng bố nặng nề, cao độ như bây giờ thì họ không thể lớn tiếng hay tổ chức gì như những năm trước Đại hội đảng 12.

Một điều phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, những kẻ cầm quyền hiện nay đàn áp quá mạnh và phong trào dân chủ đơn độc không có chỗ dựa, dẫn đến suy yếu và nhiều tổ chức dân sự trong nước ngừng hoạt động.

Khi chế độ cộng sản Việt Nam có chiều hướng mở rộng quan hệ với phương Tây bao nhiêu thì phong trào xã hội dân sự, phong trào đấu tranh nhân quyền, tôn giáo, đất đai, môi trường càng phát triển bấy nhiêu. Khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chuyển hướng quan hệ sâu đậm hơn với các nước độc tài như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran, Nga... và rời xa phương Tây thì cuộc đàn áp phong trào đấu tranh quyền con người, tự do ngôn luận, tôn giáo càng nặng nề và khủng khiếp hơn.

Như vậy có thể đánh giá rằng, nguyên nhân của đợt khủng bố đàn áp những nhà đấu tranh, hoạt động ở Việt Nam là do hướng quan hệ ngoại giao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Khủng bố dân chủ là chính sách tương đồng với các nước độc tài khác mà cộng sản Việt Nam đang thể hiện để gắn chặt quan hệ, đặc biệt là với Trung Quốc. Càng chuyển hướng quan hệ ngoại giao gắn chặt với các chế độ độc tài khác bao nhiêu, càng xa rời các quan hệ với cường quốc văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì cuộc đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản đối với nền dân chủ man rợ bấy nhiêu.

Có lẽ xâu chuỗi sự đàn áp này lại, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang muốn mang đến cho hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng sắp tới đây, khi mà các nguyên thủ quốc gia của các nước văn minh đến sự, một thông điệp kiên định rằng Việt Nam không chấp nhận thay đổi dân chủ và luôn cứng rắn theo chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo tuyệt đối và có tất cả quyền lực trên đất nước Việt Nam hiện nay. Những chóp bu đầu não của đảng như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc là những kẻ có quyền lực nhất nhì Việt Nam. Mọi ý định bang giao hay quan hệ gì của các quốc gia khác với Việt Nam phải thông qua hai kẻ này quyết định.

Sau hội nghị APEC, chóp bu cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cho quốc tế câu trả lời rõ ràng về bản chất ngoan cố theo đuổi chủ nghĩa độc tài cộng sản. Chính trường Việt Nam chỉ còn lại nhóm độc tài này như thời kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trước kia, nhưng có sự đổi mới hơn là những nhóm sân sau, lợi ích của nhóm cầm quyền mới này sẽ thâu tóm hết các lợi ích của các nhóm khác. Vài năm tới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình chỉ tập trung vào việc kiểm soát quyền lực vào tay mình, trấp áp dân chủ và cướp bóc, tiêu diệt những doanh nghiệp không thuộc phe cánh của họ. Với những mục tiêu đối nội như vậy, đương nhiên nhóm chóp bu cầm quyền mới này không đoái hoài gì đến quan hệ ngoại giao với các nước văn minh phương Tây, thậm chí chúng có thể gây căng thẳng để hủy bỏ mối quan hệ tốt đẹp trước đó như đang ứng xử với nước Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Đàn áp dân chủ và cướp bóc những doanh nghiệp trong nước, tập trung quyền lực độc tài vào tay nhóm ít người..để đạt được những mục đích này cần phải gia tăng quan hệ mật thiết với Trung Quốc là điều tất yếu, vì thế trong tháng 9 vừa qua ủy viên thường vụ bộ chính trị Trung Công đã sang Việt Nam nghe Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng báo cáo tình hình chính trị Việt Nam, kết quả đàn áp phong trào dân chủ và thanh trừng những nhóm lợi ích thân phương Tây.

Nhóm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Trần Quốc Vượng đã đặt số phận đất nước Việt Nam vào tay ngoại bang Trung Quốc nhiều hơn bao giờ hết. Thời kỳ trước đây mặc dù gắn kết với Trung Quốc nhưng những lãnh đạo cộng sản vẫn râp rình đi lại với Liên Xô để tạo thế cân bằng, không đặt trọn số phận đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn vào tay Trung Quốc như lớp lãnh đạo thế hệ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc như bây giờ.

Trong năm 2017 này Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhiều ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc để báo cáo tình hình và xin hỗ trợ như gặp Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn để bảo vệ về mặt chính trị, và gặp các doanh nghiệp, chủ tập đoàn, ngân hàng Trung Quốc như Kim Lập Quần để được hỗ trợ về chính sách tài chính. Các cuộc gặp này đã tạo nên cho Nguyễn Phú Trọng được sự sợ hãi của các đồng chí của mình trong đảng cộng sản Việt Nam, dẫn đến Nguyễn Phú Trọng có quyền lực lớn đè bẹp bất cứ sự diễn biến tư tưởng nào trong đảng.

Nên nhớ chiến dịch đàn áp khủng bố những nhà dân chủ bắt đầu gia tăng từ lúc Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng ủy công an vào tháng 9 năm 2016. Sau đó vài ngày Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, tiếp đến Nguyễn Vịnh Lưu và lan rộng đến nhiều người khác và các bản án nặng cho những nhà đấu tranh cũng bắt đầu từ đó.

Đã đến lúc phải nhìn lại, rõ ràng bè lũ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình ngoài lý do mượn cớ chống tham nhũng để đạt được mục đích riêng là thâu tóm quyền lực và cướp bóc các doanh nghiệp, chúng còn thực hiện một mưu đồ sâu xa và thâm hiểm hơn là bên trong nội bộ tiêu diệt những luồng tư tưởng muốn mở rông, bên ngoài xã hội diệt trừ những nhóm xã hội dân sự để biến đất nước thành một nhà tù ý thức hệ sùng bái Trung Quốc.

Những kẻ thâm hiểm ngàn đời như Trung Quốc muốn thôn tính đất nước Việt Nam theo dạng chư hầu, thuộc địa muốn thành công, chúng phải có những kẻ nội gián tay sai như bè lũ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc. Trần Quốc Vượng, Trương Hòa Bình. Từ những kẻ này tư tưởng yếu hèn lệ thuộc Trụng Cộng sẽ lấy lan sang ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương rất nhanh và rộng.

Tương lai tới là những ngày đen tối, cái giá phải trả cho sự bán nước của bọn chóp bu bao giờ đầu tiên cũng là những người yêu nước và đất đai, lãnh hải. Sự thật đang diễn ra đúng như vâ

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot, 30/09/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 22 septembre 2017 21:41

Mượn Dũng diệt Quang

Khi các thành phần lãnh đạo cao cấp nhiệm kỳ 12 đã được quốc hội phê chuẩn xong vị trí tứ trụ, cuộc tấn công để tranh giành địa bàn, kiểm soát lãnh vực của đảng cộng sản giữa các ủy viên bộ chính trị xảy ra ngay lập tức.

dung1

Quốc hội phê chuẩn xong vị trí tứ trụ, cuộc tấn công để tranh giành giữa các ủy viên bộ chính trị xảy ra ngay lập tức.

Đầu tiên Nguyễn Phú Trọng cùng các đàn em của mình như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và cánh đồng minh Trương Tấn Sang, Trương Hòa Bình mở cuộc tấn công vào cánh PVN và bộ công thương cũ. Cùng với những đợt tấn công này là dư luận đi theo hò hét cổ vũ nhắm tới cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hầu hết dư luận đều nghĩ rằng cuộc tấn công vào Đinh La Thăng là nhằm tới Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí những người thân cùng cánh với Đinh La Thăng cũng nghĩ vậy.

Ngày 23 tháng 7 đoàn công tác của văn phòng chính phủ do Lê Mạnh Hà con trai của chủ tịch nước Lê Đức Anh vào tận nơi Nguyễn Tấn Dũng ở để thăm hỏi và chúc sức khỏe người thương binh 2/4 đã 4 lần bị thương này. Trong chuyến thăm Lê Mạnh Hà đã gửi lời kính chúc đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1).

Trước đó 1 tháng, vào ngày 20 tháng 6 năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao huy hiệu 50 năm tuổi đảng cho Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên ông Dũng trở lại Hà Nội chính thức lên mặt báo từ khi về hưu. Việc ông Dũng ra Hà Nội nhận huy chương theo đề nghị của đích thân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu tại buổi nhận huân chương, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

- …là sự đánh giá nghiêm túc của Đảng đối với lòng trung thành đối với Tổ quốc, nhân dân, nỗ lực hoàn thành các trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đây là vinh dự trong cuộc đời hoạt động theo Đảng, hoạt động cách mạng, hết lòng hết sức phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc trao huy chương 50 năm tuổi đảng và thăm hỏi ngày 23 tháng 7 có thể được hiểu rằng ông Dũng không phải là đối tượng tấn công trong vụ Đinh La Thăng, hoặc có thể là trong vụ này chưa đến lượt ông Dũng là đối tương (2).

Cuộc tấn công vào Đinh La Thăng thứ nhất để triệt hạ Thăng, một đồng minh của Trần Đại Quang. Thứ hai phe Nguyễn Phú Trọng cần tập trung vào những vị trí đang là lãnh đạo bây giờ, có khả năng tranh giành quyền lực với họ chứ không phải là những vị đã về hưu. Bởi thế dù rầm rộ mấy thì Vũ Huy Hoàng cũng chỉ bị cách những chức đã từng giữ trước kia.

Người ta tưởng rằng cứ đà đánh Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng sẽ đến Nguyễn Tấn Dũng. Quả là ngây thơ. Phe Nguyễn Phú Tọng đã mượn Dũng ra làm con mồi để lợi dụng dư luận, một con mồi to đã về hưu thường kích thích được đám dân chúng và nhân sĩ hèn hạ và có thù hằn trước kia với Dũng. Tâm lý đánh kẻ một thời quyền lực nay đã hết là tâm lý, cái tâm lý của những kẻ hèn nhát nay nhìn thấy con cọp sắp bị bắt hả hê để thoả mãn sự hèn mọn của mình bấy lâu. Phe Trọng đã tận dụng tâm lý này để nhận được sự cổ vũ của một đám đông như vậy.

Nhưng khi được lòng đám đông cổ vũ việc đánh lợi ích nhóm, đánh Đinh La Thăng hướng tới Nguyễn Tấn Dũng,thì Trọng quay ngoắt sang diệt Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang, hai người có khả năng thay thế Trọng trong nhiệm kỳ này. Đây mới thực sự là âm mưu của việc Trọng làm.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh là chỗ thân cận của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Khi mà dư luận đang cổ vũ Nguyễn Phú Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, trông chờ vào việc xử lý Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng sẽ lần đến Nguyễn Tấn Dũng thì bất ngờ phe Trọng, Phúc, Sang lôi Nguyễn Xuân Anh ra xử lý. Dư luận hẫng một nhịp, nhưng trên đà cổ vũ tấn công quan chức thì cứ quan chức nào bị hạ, dân chúng cũng vỗ tay, thế là theo đà ấy vỗ tay theo ủng hộ xử lý Nguyễn Xuân Anh.

Đến đây phải nói bọn Trọng thuộc hàng cao thủ bậc thầy trong việc dẫn dắt dư luận, chúng đã khích dư luận dâng cao và mượn đường dư luận để thực hiện những âm mưu soán đạt quyền lực của chúng. Những cây bút thuộc chính trị hàng lề trái nổi tiếng một thời, cũng sa đà theo dẫn dắt của bọn Trọng, một cây bút của Đà Nẵng từng bị bắt tù cũng bị cuốn theo cái đà hướng tới mục tiêu Nguyễn Tấn Dũng mà không chú ý đến việc Đà Nẵng là mục tiêu của Trong. Osin Huy Đức một dư luận viên của Trọng đã làm công tác tư tưởng cho những cây bút phản biện trong và ngoài nước rằng mục tiêu của Trọng là nhằm tới Dũng, việc này có tác động làm cho những cây bút đó nghĩ rằng nếu tham gia đánh Dũng từ trước, khi Dũng bị sao có được chút oai phong, công trạng với dư luận nên hăng hái lao theo. Không còn để ý đến âm mưu thực chất của Nguyễn Phú Trọng là nhằm vào Trần Đại Quang. Vì thế khi biết tin Quang ốm, Huy Đức đã không cần phải che đậy mưu mô nữa, công khai đòi hỏi Trần Đại Quang phải từ chức.

Trọng, Phúc, Sang chỉ âm mưu diêt Quang. Bởi thế những vụ việc nơi khác như Yên Bái, Thanh Hoá, Hải Dương. Hà Tĩnh rầm rộ và công khai gây bức xúc dư luận đến mấy cũng bị gạt ra một bên. Nhưng Đà Nẵng nơi ảnh hưởng của Quang thì được khoét sâu cho nội bộ Đà Nẵng tố cáo nhau kịch liệt thành tâm điểm để ra tay hay vụ Nguyễn Phong Quang ở Tây Nam Bộ bổ nhiệm con trai của Hùng Ken cũng thành chuyện lớn. Nguyên nhân Hùng Ken có qua lại với Đại Quang. Những đại gia nào có quan hệ với Đại Quang lần lượt vào tầm đạn của Trọng, Phúc. Một cánh tước bỏ tiềm lực của Trần Đại Quang.

Các tờ báo hăng hái tham gia tấn công Nguyễn Xuân Anh đều có những thế lực đứng đằng sau. Tờ Tuổi Trẻ được Huỳnh Bích Ngọc vợ đại gia Đặng Văn Thành, chỗ thân tình nhà Nguyễn Xuân Phúc nuôi dưỡng. Tờ Dân Trí do Trần Tuấn Anh nuôi dưỡng, cổ vũ Trọng diệt những thành phần phần cũ trong Bộ Công Thương giúp Tuấn Anh củng cố quyền lực cũng tham gia. Tờ Thanh Niên do Nguyễn Công Khế đệ tử Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ cơ hội tham chiến dành phần.

Ngoài ra những trang mạng hay tờ báo nhỏ và một số phóng viên do thứ trưởng công an Bùi Văn Nam chỉ đạo cũng ráo riết đưa bài tấn công Nguyễn Xuân Anh cùng với thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt là người của Tư Sang cũng trực tiếp nhằm vào Đà Nẵng.

Âm mưu triệt hạ Trần Đại Quang đã được dự định từ hơn một năm trước, khi vừa kết thúc đại hội đảng 12. Nhưng tất cả đều bị phe Trọng lừa cuộc tấn công đó nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng. Một kiểu mượn đường diệt Quắc của Tàu Cộng tưởng như cũ rích những vẫn hữu hiệu đến bây giờ.

Phe của Dũng nghĩ rằng cuộc tấn công của Trọng không nhằm đến mình. Phe của Quang cũng nghĩ vậy. Trong lòng họ còn mong cho phe kia bị Trọng tiêu diệt cũng như câu chuyện mượn Đường diệt Quắc. Trọng đã thành công khi lợi dụng được tâm lý này, sự mâu thuẫn giữa Quang và Tô Lâm là một ví dụ đã được Trọng khai thác tối đa. Nếu Tô Lâm để mặc cho Trần Đại Quang bị hạ bệ, thoát khỏi ảnh hưởng của Quang ở Bộ Công An, liệu Tô Lâm có được quyền hơn hay sẽ là một ủy viên Bộ Chính Trị tiếp theo bị Trọng xử lý ?

Trọng đang mặc cả với Tô Lâm, nếu Tô Lâm không bảo vệ Trần Đại Quang thì Trọng sẽ xếp yên vụ ầm ĩ về Trịnh Xuân Thanh. Còn nếu Tô Lâm có ý gì, Trọng sẽ đổ hết tội vào đầu Tô Lâm vụ việc này. Liệu Trọng có giữ lời với Tô Lâm hay không chắc phải thời gian nữa mới rõ.

Lẽ ra phải liên minh với nhau để chống lại Trọng, tạo thế cân bằng trong chính trường Việt Nam cũng như tạo cân bằng trong quan điểm đối ngoại giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Thì những ủy viên Bộ Chính Trị như Quang, Lâm, Thăng, Huynh, Bình... lại ai cũng chỉ lo thân mình, trở thành những cây đũa lẻ để Trọng bẻ dần.

Bây giờ thì đừng nói chuyện Nguyễn Phú Trọng về giữa nhiệm kỳ này, thậm chí có thể là cả nhiệm kỳ sau. Bởi tất cả những ai có khả năng đưa ra đề nghị ấy đều bị Trọng làm thịt cả.

Củi tươi đốt lò Trọng nói, chính là các ủy viên trung ương, bộ chính trị đương chức.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot.fr, 22/09/2017

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/doan-cong-tac-vpcp-tham-nguyen-lanh-dao-chinh-phu-nhan-ngay-27-7-385736.html

(2) http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-trao-huy-hieu-50-nam-tuoi-dang-cho-nguoi-tien-nhiem-nguyen-tan-dung-20170620214428112.htm

Published in Diễn đàn
samedi, 23 septembre 2017 21:28

Thân Đức Nam và Nguyễn Bá Thanh

Thân Đức Nam

Thân Đức Nam một thời lừng lẫy trên chính trường Việt Nam, nhờ thành công ngoạn mục trong việc đổi đất lấy hạ tầng và phát triển những công ty, tập đoàn xây dựng đang èo uột như Cienco 5 đang ở chỗ sắp chết thành một công ty phát triển rực rỡ. Thân Đức Nam nhờ thế mà được phong anh hùng lao động nhờ dự án lấn biển ở Quảng Ninh.

than1

Anh hùng Lao động Thân Đức Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - ảnh báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh

Địa bàn Hạ Long phần lớn là núi, mặt bằng để xây dựng đô thị rất khan hiếm. Việc nhìn ra vấn đề và táo bạo chọn cách lấp những đầm lầy để lấy mặt bằng cho đô thị như thế, phải nói đó là cái nhìn táo bạo và đúng đắn. Mặc dù để làm được như thế, Thân Đức Nam phải có những mối quan hệ, phải có lo lót, Thân Đức Nam cũng kiếm bộn tiền.

30 ha đất lấp ở Vực Đăng chưa lấp xong dân chúng đã mua hết, Thân Đức Nam lấp thêm 70 ha đất nữa ở Cao Xanh. Làm thay đổi bộ mặt ở Quảng Ninh, Thân Đức Nam cũng đút túi nghàn tỷ để có lực làm tiếp các dự án Thanh Hà, Đan Phượng, Mỹ Hưng.

Thân Đức Nam những năm trước có 5 căn nhà đẹp ở Hà Nôi, 5 căn ở Sài Gòn và 5 dự án ở Đà Nẵng. Con số 5 có lẽ là con số mê tín của Thân Đức Nam.

Đầu tiên Thân Đức Nam muốn làm thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, khi mà tất cả anh em con cháu nhà Nam như Thân Hòa, Thân Hóa, Thân An đã có những cơ sở đẩy đủ để chuẩn bj đón thời cơ Thân Đức Nam lên Bộ Giao thông vận tải ban phát lợi ích về tay anh em mình. Thân Đức Nam biết mình quá lộ, bèn chấp nhận chức phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội và dồn tiền đẩy đàn em của mình là Nguyễn Xuân Phúc đang là chủ tịch tỉnh Quảng Nam ra trung ương để làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ.

Lúc này Phúc như đầy tớ của Thân Đức Nam, Nam gọi một câu Phúc chạy đến như một con chó. Nói thì bảo quá lời, nhưng thực sự quan hệ Phúc với Thân Đức Nam lúc đó là vậy. Ai hiểu Phúc đều biết y là con người thế nào, như bây giờ y đi đến đâu cũng nức nở khen cụ tổng thế này, cụ tổng thế kia. Người ta còn đồn rằng khi làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ, mỗi khi thủ tướng Dũng đến Phúc cúi chào gập nửa người lộ cái trán hói.

Phúc và Trọng hợp nhau ở chỗ có tính như Câu Tiễn, chịu khổ nhục kế cho đối thủ chủ quan rồi có ngày phản lại. Câu Tiễn nếm phân cho Phù Sai, hầu hạ để Phù Sai thấy thương mà bỏ qua. Sau này Câu Tiễn san phảng nước Ngô để rửa cái hèn hạ của mình trước kia.

Ở chân chủ nhiệm văn phòng chinh phủ, Phúc đã tìm đến Trọng và Tư Sang để tính chuyện lật Dũng. Chính Phúc là người họp tổ trên cương vị phó thủ tướng đã mở phát pháo đầu tiên đòi kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng năm 2012. Mở đầu cho trận đánh của Trọng, Sang nhằm vào Dũng kéo dài đến hết đại hội 12.

Đại hội 12, Phúc được Trọng thưởng công khi đề cử làm thủ tướng.

Thân Đức Nam xin Phúc làm phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội. Phúc nghẹo lờ tịt đi.

Dù sao Thân Đức Nam không bị cuộc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đã là may cho Nam. Nếu tính chuyện dự án phải đưa ra xử lý thì hẳn Thân Đức Nam và anh em phải là những người bị xử lý đầu tiên chứ không phải những người khác.

Thân Đức Nam biệt tăm từ khi Phúc là thủ tướng, Nam không có được cái may mắn như gia tộc Đặng Văn Thành, gia tộc quốc tịch Trung Quốc này đã trở lại ngày Phúc được quốc hội phê duyệt chức thủ tướng.

Thân Đức Nam thì mất tăm, nghe nói vẫn còn trong tay nhiều tài sản và đang xây cái nhà khách quốc hội 600 tỷ ở Đà Nẵng mãi chưa hoàn thiện.

Nguyễn Bá Thanh

Mấy ngày gần đây người ta thấy nhiều bài viết bóng gió chỉ trích Nguyễn Bá Thanh, người hùng một thời của Đà Nẵng và của cả miền Trung.

than2

Nguyễn Bá Thanh, người hùng một thời của Đà Nẵng và của cả miền Trung - ảnh Dân News

Ai đứng đằng sau đợt tấn công này vào một người đã chết với một âm mưu hạ bệ thần tượng miền Trung này. ?

Trước đây dư luận hoài nghi Nguyễn Xuân Phúc đố kị với Nguyễn Bá Thanh, chủ mưu hại Nguyễn Bán Thanh nhiều cách. Nhưng lúc đó các tay chân của Phúc trong vai những '' cây viết đấu tranh dân chủ'' đổ tội rằng đó là Nguyễn Tấn Dũng thực hiện. Rồi việc Nguyễn Xuân Phúc được vào bộ chính trị, Nguyễn Bá Thanh bị rớt cũng là do Dũng dựng ra.

Dũng chẳng làm gì đụng đến Đà Nẵng, việc của Thanh và Phúc tranh nhau ngoi lên, Dũng mặc kệ cho Sang, Trọng và những ủy viên Bộ chính trị khác quyết định. Ngay cả việc bắt Trương Duy Nhất cũng không phải Dũng làm, mà do chính Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm nhưng núp dưới danh nghĩa chính phủ khiến người ta và ngay cả Nhất cũng nghĩ Dũng chỉ đạo. Một mặt vừa chặt chân tay của Bá Thanh, mặt khác đổ vấy để Bá Thanh và Tấn Dũng sâu thêm hiềm khích.

Nên nhớ những người nào bị bắt mà quy kết là Nguyễn Tấn Dũng chủ mưu, đều có mặt của Osin Huy Đức ngay tức khắc. Từ Bọ Lập, Ba Sàm đến Trương Duy Nhất đều thấy bóng dáng của Osin Huy Đức bên cạnh những người này, Osin rỉ tai với họ hay thân nhân của họ rằng chính Dũng ra lệnh bắt họ.

Nếu Dũng bắt Ba Sàm, tại sao khi Dũng thất thế ở đại hội 12 mà Ba Sàm khi lôi ra xử lại lãnh án nặng nề như vậy. Nếu Dũng bắt Bọ Lập khi Dũng đang đương quyền mạnh thì việc gì Dũng phải thả sau vài tháng. Nếu Dũng bắt Trương Duy Nhất tại sao không bắt mẹ luôn Osin Huy Đức cho xong, bắt lòng vòng ai làm gì. Và nếu như Dũng hạ thủ Nguyễn Bá Thanh thì Dũng nên hạ thủ Tư Sang, Trọng một trong hai kẻ đó là xong cái ngọn.

Và nếu như Dũng ác thế, thì tại sao số người đấu tranh dân chủ bị bắt những năm Dũng cầm quyền gom lại không bằng số người đấu tranh bị bắt một năm từ khi Trọng và Phúc cầm quyền. Dưới thời của Dũng ai nghĩ rằng hai phụ nữ nuôi con nhỏ, nói trên mạng thôi như Quỳnh và Nga bị kết án đến 9, 10 năm tù ? Dưới thời Dũng các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm và hoạt động ầm ĩ khắp các miền, giờ nhìn lại thấy xem sao ? Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân những năm Dũng cầm quyền bây giờ thấy ở đâu, trong nước đã đành, nhưng ngoài nước như Berlin bây giờ chả thấy sứ quán bật đèn xanh cho biểu tình thì chớ, lại còn cho người ngăn cản.

Quay lại chuyện về Nguyễn Bá Thanh và Đà Nẵng.

Nguyễn Bá Thanh như một thần tượng của người dân Đà Nẵng và miền Trung, cái bóng dáng của ông ta phủ lên tất cả những chính khách đương thời với ông ta. Nguyễn Xuân Phúc so với Bá Thanh lúc còn sống chỉ là cái bóng mờ, chưa nói đến chỉ là một thằng tiểu nhân, nịnh bợ mà đi lên so làm sao được với cái vẻ ngổ ngáo, ngàng tàng thậm chí là hung dữ của Nguyễn Bá Thanh.

Phúc đố kị với Thanh từ khi còn ở Quảng Nam. Khi cả hai ra trung ương, bọn Trọng-Sang bên ngoài nể Thanh nhưng trong lòng không thích một con người dũng mãnh chẳng khác gì con ngựa bất kham như Bá Thanh, bọn Trọng-Sang thích cái dễ bảo, cái xun xoe của Phúc hơn.

Vì thế mà Phúc có được như ngày nay.

Hôm nay, cuộc tấn công vào hình tượng Nguyễn Bá Thanh bắt đầu, những xét lại về việc làm của Nguyễn Bá Thanh được các cây bút của Phúc tung ra để thao túng dư luận. Đánh hạ cả những người đã chết để danh tiếng của họ bị chồn vùi, không cho cái danh tiếng của Nguyễn Bá Thanh át đi hình bóng vị thủ tướng xứ quảng liêm chính, công minh, sáng suốt là âm mưu của Nguyễn Xuân Phúc.

Hơn một năm trước, người viết bài này đã bình luận trước sau gì Đà Nẵng của miền Trung sẽ trở thành tâm điểm của một chiến trường, thành mục tiêu tấn công của nhóm lãnh đạo mới lên. Bởi Nguyễn Phú Trọng muốn triệt của Trần Đại Quang để một mình làm vua. Còn Nguyễn Xuân Phúc muốn cùng Trương Hòa Bình (đệ tử Trương Tấn Sang) phá tan hình tượng Nguyễn Bá Thanh để đưa người của mình vào chiếm chỗ và thao túng dải đất miền Trung.

Kết

Với những nguyên thủ quốc gia còn đầy mưu toan cho cá nhân mình về danh vọng, mưu toan cho phe nhóm mình về tiền tài, nguồn lợi... sẵn sàng chà đạp không những các đồng chí đã về hưu, các đồng chí đã chết dù họ từng là đàn anh của mình.

Thử hỏi ai quan tâm đến đất nước ? Chuyện làm sao bán nhanh phần vốn nhà nước trong các tập đoàn để lấy tiền, cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ giấy phép chỉ nhằm mục đích thuận lợi cho nước ngoài làm sao trả tiền nhanh nhanh mua số phần vốn đó. Chuyện tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, tăng thuế, tăng phí... những chuyện đấy có phải là lo cho đất nước không ?

Hay những chuyện giảm quan hệ ngoại giao với phương Tây, tăng cường quan hệ thân mật với Trung Quốc như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và tổ chức giao lưu quân đội biên giới Việt-Trung từ ngày 23 đến 25 tháng 9 năm 2917 này là những việc làm mà những kẻ như Trọng, Phúc, Trương Hòa Bình, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch... đang lo cho đất nước ?

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot.fr, 23/09/2017

Published in Diễn đàn