Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiều người Việt Nam vừa kỷ niệm 97 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh (24/03/1926 - 24/03/2023), một nhà cách mạng lớn với câu nói nổi tiếng ‘khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh’. Sinh thời cụ Phan Châu Trinh khá cô đơn, con đường cách mạng bất bạo động của cụ không được nhiều người ủng hộ. Cụ mất lúc 53 tuổi trong nghèo khổ và bệnh tật.

Ngày hôm nay rất nhiều trí thức Việt Nam vẫn hô hào tiếp tục con đường ‘khai dân trí’ của cụ Phan Châu Trinh. Nhiều hội nhóm, trường học, giải thưởng mang tên ông. Tuy nhiên, không chỉ Đảng cộng sản mà ngay cả nhiều trí thức Việt Nam đều cho rằng dân trí vẫn còn thấp vì thế phải khai dân trí trước đã. Khi nào dân trí cao thì Việt Nam ắt sẽ có dân chủ. Như vậy có thể kết luận, công cuộc khai dân trí của cụ Phan Châu Trinh đã thất bại. Nó không chỉ thất bại lúc cụ còn sống mà gần 100 năm sau khi cụ mất công cuộc đó vẫn chưa thành công.  

Có rất ít người đi tìm câu trả lời vì sao việc khai dân trí thất bại, dân trí Việt Nam hiện nay cao hay thấp, làm thế nào để việc khai dân trí có kết quả… ngoài anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Như chúng tôi đã phân tích, dân trí của người dân Việt Nam hiện nay là cao hơn nhiều so với những nước thiết lập được nền dân chủ cách đây hơn 200 năm như Anh, Mỹ, Hà Lan… Sở dĩ Việt Nam vẫn chưa có dân chủ là vì trí thức Việt Nam có vấn đề về tư duy chính trị.

Trí thức trong mỗi quốc gia, ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn là tâm hồn, trí tuệ và tiếng nói đại diện cho dân tộc đó. Trí thức có hai loại, một là trí thức khoa bảng và hai là trí thức chính trị. Một đất nước muốn có dân chủ thì bắt buộc phải có tầng lớp ‘trí thức chính trị’ (1). Có vài tiêu chí căn bản để nhận biết một người là trí thức chính trị, đó là:

- Có kiến thức về chính trị.

- Có thái độ rõ ràng trước những bất công trong xã hội.

- Có ý chí, quyết tâm và sẵn sàng trả giá vì tương lai đất nước.

Kiến thức chính trị của trí thức Việt Nam rất tụt hậu. Một ví dụ, rất nhiều trí thức trong đó có cả những người đấu tranh dân chủ vẫn cho rằng ‘chính trị là thủ đoạn, gian manh và dối trá’. Thật ra, điều này chỉ đúng với chế độ phong kiến và cộng sản (vì cộng sản cũng chỉ là một chế độ phong kiến có cải biên chút ít). Với một chế độ chính trị văn minh thì ‘chính trị là việc nước, là việc chung, là đạo đức ứng dụng vào xã hội’ như định nghĩa của Tập Hợp. Vì là việc nước nên chính trị không thể là ‘thủ đoạn, gian manh và dối trá’ mà chính trị phải là nơi ‘trong sáng, lương thiện và trí tuệ’ nhất. Chúng ta có thể thấy ở các nước dân chủ, chỉ cần nói sai một câu hay ngủ quên trong lúc họp là một chính trị gia phải từ chức. Các nhà lãnh đạo tại các nước dân chủ luôn bị báo chí săm soi mọi hành vi lớn nhỏ, từ trong quá khứ cho đến hiện tại và chỉ cần một lần nói dối là sự nghiệp có thể tiêu tan.

Một người muốn làm chính trị thì phải có kiến thức về chính trị và đạo đức chính trị nếu không họ sẽ gây ra tai họa cho chính bản thân và cho cả đất nước. Donald Trump là một ví dụ. Ông ta không có kiến thức lẫn đạo đức chính trị nên việc ông ta tham gia vào chính trị và trở thành tổng thống trong 4 năm đã làm nước Mỹ chia rẽ và phân hóa chưa từng thấy. Việc có nhiều trí thức Việt Nam ủng hộ Trump cho thấy sự yếu kém về kiến thức chính trị của họ.

trump1

Donald Trump là biểu hiện của sự xuống cấp và khủng hoảng của nền dân chủ Mỹ, một nền dân chủ đã rất thành công trong quá khứ. Việc nhiều trí thức Việt Nam say mê Trump chứng tỏ sự thiếu hụt về kiến thức chính trị của họ.

Chế độ tổng thống cũng đã trở nên lạc hậu và lỗi thời vì thời kỳ của những vĩ nhân, anh hùng dân tộc đã qua đi. Kiến thức của con người ngày càng được cập nhật và thu hẹp dần khoảng cách nên trí tuệ của một tổ chức luôn chính xác và cao hơn kiến thức của một cá nhân. Việc Donald Trump làm loạn nước Mỹ hay Emmanuel Macron, tổng thống Pháp không thể lấy được một quyết định dù đúng đắn là nâng tuổi về hưu của người Pháp từ 62 lên 64 trong khi phần lớn Châu Âu là 67 cho thấy sự lỗi thời của chế độ tổng thống.

Trí thức Việt Nam chỉ trích Đảng cộng sản rất nhiều nhưng không học được một phần nhỏ của họ. Đến bây giờ vẫn có rất ít trí thức tự thành lập hoặc lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức dân chủ đối lập. Trong khi đó cách đây 94 năm những người cộng sản đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức và tư tưởng chính trị. Tất nhiên là vì thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức nên Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản mới chọn học theo mô hình Liên Xô, một quốc gia kém phát triển và lạc hậu nhất Châu Âu.

Trong suốt dòng lịch sử của đất nước, người Việt chỉ biết đến một cách duy nhất để thay đổi một triều đại là bạo lực và lật đổ. Đảng cộng sản cũng không là ngoại lệ. Họ đã sử dụng tối đa bạo lực ngay cả khi không cần thiết như sau khi đã dành được chính quyền năm 1945 hay 1975. Trí thức dù sợ bạo lực nhưng lại bị bạo lực mê hoặc, nhiều người chưa ủng hộ Tập Hợp vì cho rằng chúng tôi không có sức mạnh của bạo lực và tiền bạc. Họ không tin vào sức mạnh của lẽ phải, của một tư tưởng chính trị đúng đắn và khả thi.

Cuộc cách mạng dân chủ mà Tập Hợp khởi xướng là một cuộc cách mạng hoàn toàn mới trong lịch sử dân tộc. Đây là cuộc cách mạng không chỉ để thay đổi thể chế chính trị mà còn thay đổi về văn hóa và tư duy chính trị của người Việt. Cuộc cách mạng này là của trí tuệ, bao dung và hòa giải dân tộc chứ không phải của bạo lực, đập phá và thù hận. Cuộc cách mạng này là ‘từ trên xuống dưới’ cho nên nó cần sự tham gia và tiên phong của tầng lớp trí thức. Tập Hợp hiểu được sự khó khăn khi thuyết phục tầng lớp trí thức nhập cuộc vì với văn hóa Khổng giáo và di sản của lịch sử, tầng lớp trí thức luôn là công cụ để phục vụ chế độ chứ không phải là lực lượng hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng.

Có ý kiến chỉ trích rằng chúng tôi sai lầm khi chỉ chú trọng đến trí thức mà bỏ qua người dân, trong khi người dân mới là tầng lớp quyết định trong mọi cuộc cách mạng… Điều này như chúng tôi đã phân tích, cuộc cách mạng lần này không nhằm tiêu diệt hay lật đổ bất cứ ai mà là để dân chủ hóa đất nước, để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam, kỷ nguyên của dân chủ và tự do thật sự. Cuộc cách mạng lần này khác với cuộc cách mạng do đảng cộng sản tiến hành hồi năm 1945 và nó khác hoàn toàn với các cuộc lật đổ trong quá khứ vì thế chúng tôi không có ý định xách động dân chúng nổi dậy để cướp chính quyền.

dcsvn02

Trí thức Việt Nam cần phải đọc và nghiên cứu kỹ các dự án chính trị của các tổ chức dân chủ đối lập để biết cái nào sai, cái nào đúng, cái nào nên ủng hộ, cái nào nên bác bỏ…

Cho đến giờ trí thức Việt Nam mới chỉ biết dừng ở chỗ chỉ trích chính quyền. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu không muốn, không hài lòng với chế độ này thì phải biết chúng ta muốn gì trong tương lai, muốn mô hình thể chế chính trị nào và đâu là giải pháp thay thế?...Một đất nước phát triển hay tụt hậu phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức tổ chức xã hội và mô hình tổ chức xã hội ưu việt nhất hiện nay vẫn là ‘dân chủ đại nghị và tản quyền’ như phân tích và đề nghị của Tập Hợp trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai (2). Thay thế một chính quyền độc tài đã rất khó khăn nhưng việc đưa ra một giải pháp thay thế để xây dựng lại đất nước trong tương lai lại càng khó khăn hơn. Nó đòi hỏi tầng lớp trí thức phải suy tư, trăn trở và học hỏi rất nhiều. Đầu tư cho tư tưởng và một dự án chính trị khả thi là điều bắt buộc cho trí thức và các tổ chức chính trị đối lập Việt Nam.

Chính vì sự dễ dãi và hời hợt của trí thức mà Đảng cộng sản đã thành công trong việc cướp chính quyền hồi năm 1945 và cai trị Việt Nam từ đó đến giờ. Lịch sử thế giới đang bước sang một trang mới sau cuộc chiến xâm lược của Putin vào Ukraine. Việt Nam cũng sẽ thay đổi khi Nga suy yếu phải rút khỏi Ukraine và Trung Quốc chính thức rơi vào khủng hoảng khi các nước dân chủ chấm dứt làm ăn giao thương với Trung Quốc. Muốn Việt Nam có dân chủ và không bị rơi vào tay các thế lực đen tối thì trí thức Việt Nam phải chịu khó đọc, tìm hiểu và nghiên cứu về các dự án chính trị của các tổ chức dân chủ đối lập. Trí thức phải biết dự án chính trị nào khả thi và cần thiết cho đất nước, dự án nào là sai và độc hại cần phải bác bỏ. Trí thức phải làm công việc của mình là hướng dẫn hoặc cảnh báo cho người dân được biết tổ chức nào, học thuyết nào là sai, ai và cái nào là đúng và cần được ủng hộ.

Những người dân Việt Nam có chút hiểu biết, thay vì đi chùa và cầu xin thần phật phù hộ độ trì cho mình thì nên dành thời gian để tìm hiểu về các tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Đảng cộng sản không còn là giải pháp cho đất nước. Một giải pháp cho đất nước chỉ có thể đến từ một tổ chức dân chủ đối lập. Nên biết, không thần phật hay một vị thánh tướng nào có thể giúp được chúng ta mà chỉ có chính chúng ta mới có thể kiến tạo và xây dựng được một tương lai tươi sáng bằng cách lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức chính trị có trí tuệ, bao dung và lương thiện.

Kết luận

Vấn đề của Việt Nam hôm nay không phải là ‘dân trí thấp’ mà là ‘trí trí thấp’. Chính vì trí tuệ của trí thức Việt Nam không theo kịp sự đòi hỏi thời đại nên công cuộc khai dân trí đã không thành công như mong muốn. Cả đoàn tàu đã sẵn sàng khởi hành nhưng toa đầu tàu vẫn chưa chịu khởi động. Thay vì ngụy biện và đỗ lỗi cho dân trí thấp thì trí thức nên nhập cuộc và dấn thân. Trí thức không có kiến thức, can đảm và đoàn kết thì làm sao đòi hỏi ở người dân những điều đó ? Muốn công cuộc khai dân trí có kết quả nhanh thì đất nước phải có dân chủ. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là những ví dụ. Suốt 78 năm cầm quyền, Đảng cộng sản thay vì khai dân trí thì họ đã giam cầm dân trí của người Việt trong tăm tối để dễ bề cai trị.

Cuộc cánh mạng dân chủ lần này không đòi hỏi trí thức phải hy sinh hay làm những gì quá sức mà chỉ cần họ vượt qua được chính mình bằng cách tìm hiểu, học hỏi nghiêm túc về chính trị để rồi lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức dân chủ và sau đó là hướng dẫn cho quần chúng Việt Nam biết nên ủng hộ ai và cho cái gì.

Việt Hoàng

(26/03/2023)

(1) Việt Hoàng, "Đất nước đang cần gấp một tầng lớp trí thức chính trị", Thông Luận, 16/02/2023

(2) Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên , "Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai", Thông Luận,2015

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
dimanche, 09 septembre 2018 07:53

Phan Châu Trinh và con đường cứu nước

Bài viết nhân ngày sinh của Phan Châu Trinh, 9/9/1872 – 9/9/2018

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) là một trong những nhân vật lịch sử điển hình của thế kỷ 19, 20. Ông là một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng, và một nhà cách mạng. Sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn, ông đã trăn trở về con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Không giống như con đường của bao chí sĩ khác, con đường của ông rất đỗi khác biệt, thể hiện tầm nhìn lớn lao và chứa đựng nhiều thách thức.

pct1

Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 24/3/1926)

Con đường ấy có thể được gọi tên bằng phương châm của phong trào Duy Tân mà ông đề xướng và thúc đẩy, đó là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh hay "tự lực khai hóa". Khai dân trí là bỏ lối học tầm chương trích cú, theo học chữ quốc ngữ, khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục. Chấn dân khí là hun đúc nơi mỗi cá nhân tinh thần tự lực tự cường, sự hiểu biết về quyền lợi của mình, cùng lòng can đảm để lên án cái xấu, cái ác. Hậu dân sinh là khuyến khích người dân học nghề, khai hoang, làm vườn, sản xuất và giao thương [1].

Tầm nhìn của ông hay cái đích của con đường ấy rất rõ ràng, đó là một nền độc lập, tự do của dân tộc với nền tảng là độc lập, tự do của cá nhân, mà nền tảng độc lập, tự do của cá nhân lại cốt ở sự học hành và mở mang về trí tuệ. Ông là chí sĩ hiếm hoi (nếu không phải là duy nhất ?) chủ trương con đường hòa bình ấy. Cùng thời với ông, nhiều chí sĩ chủ trương bạo lực, điển hình là Phan Bội Châu. Đối với chủ trương này, ông đã thể hiện lập trường của mình, rằng "Không bạo động, bạo động ắt chết. Không hướng ngoại, hướng ngoại là ngu" [2].

Phan Châu Trinh nhìn ra nguyên nhân của sự mất nước chính là ở sự yếu kém về tri thức lẫn về khí chất của dân tộc. Theo ông, Việt Nam đã đi sau thế giới cả một thời đại văn minh. Nếu dùng bạo lực cách mạng, đất nước có độc lập, tự do đi nữa thì chưa chắc người dân đã có độc lập, tự do về mặt cá nhân. Vì vậy, con đường đúng đắn phải là tiếp thu văn minh phương Tây, trong đó có văn minh của nước Pháp. Do đó, Việt Nam có thể tạm thời dựa vào Pháp mà cầu tiến bộ, rồi từ đó phục hồi nền độc lập, tự do của quốc gia. 

Có thể thấy, đây là con đường đòi hỏi thay đổi tận gốc rễ về văn hóa và con người Việt Nam. Sự thay đổi này không hề dễ dàng, thậm chí vô cùng khó khăn. Trong tác phẩm ‘Tinh hồn Quốc ca I’, ông đã chỉ ra những điều bi ai của dân tộc Việt Nam, gắn với các tính cách lười biếng, bê tha, mê tín, đố kỵ, tham sống sợ chết, cục bộ địa phương, chỉ biết đến bản thân, gia đình mà không biết đến quốc gia, v.v. Trong diễn văn ‘Đạo đức và luân lý Đông Tây’, ông đã cho thấy nền đạo đức và luân lý của đất nước đổ nát hết cả…

Đi con đường của mình, ông đã kết giao với nhiều chí sĩ, tìm kiếm những người cùng chí hướng khi chủ trương của mình yếu thế hơn nhiều so với chủ trương bạo lực. Năm 1906, ông cùng Lương Văn Can và một số chí sĩ Bắc Hà khác thành lập cơ sở Duy Tân ở miền Bắc. Cũng năm ấy, ông cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng tạo thành "bộ ba Quảng Nam" nổi tiếng, đi khắp tỉnh này và các tỉnh lân cận để vận động phong trào Duy Tân nhằm cải cách giáo dục. Trong khi đó, đối với các chí sĩ chủ trương bạo lực, ông chỉ phối hợp với họ ở việc viết sách, đề xướng dân quyền mà thôi.

Để thức tỉnh dân chúng, ông đã làm các bài thơ, văn yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết, truyền bá tư tưởng mới, vận động cải cách. Ông đã diễn thuyết nhiều nơi nhằm thuyết phục dân chúng đi theo các giá trị mới, trong đó có dân quyền, dân chủ, tự do. Ông đã khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn. Ông đã hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn. Ông cũng kêu gọi mọi người dùng hàng hóa nội địa để giúp kinh tế trong nước phát triển [3]. Ông còn vận động dân chúng khôi phục nền đạo đức và luân lý. 

Phong trào Duy Tân đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều nông hội, buôn hội, xưởng dệt, trường học theo lối mới đã ra đời. Người dân đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, bỏ rượu chè, bài hủ tục, v.v. [4]. Bên cạnh những thành quả của cá nhân nói riêng và phong trào nói chung, Phan Châu Trinh cũng có những thất bại. Một trong những thất bại ấy là việc gửi thư cho toàn quyền Paul Beau vào năm 1906 yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính trị và thành thực khai hóa cho người dân Việt Nam. Yêu cầu này, tiếc thay, đã không được đáp ứng. 

Khi cuộc vận động cải cách dâng cao và dẫn đến các cuộc biểu tình rộng lớn chống sưu cao thuế nặng với quy mô hàng vạn người vào năm 1908, Pháp đã nhận thấy cần phải dập tắt phong trào và tiêu diệt những người đứng đầu của nó. Một số lãnh đạo của phong trào đã bị xử tử, trong đó có Trần Quý Cáp. Phan Châu Trinh cũng bị kết án tử hình, nhưng may mắn hơn, được ân xá và sau đó, bị đày ra Côn Đảo. Phong trào từ chỗ ôn hòa đã chuyển dần sang bạo động, đối đầu, và kết quả bị đàn áp dường như là tất yếu. 

Cho đến cuối đời, qua bao trở ngại, kể cả bệnh tật và tù đày, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi con đường của mình, có khi là đơn độc, có khi là cùng với những người khác, dù không còn đạt được những thành quả như vào thời của phong trào Duy Tân. Chính bởi sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng của ông mà khi ông mất, 100.000 người, tức gần 29% dân số Sài Gòn, Chợ Lớn hồi đó đưa tiễn linh cữu của ông trong sự thành kính và thương tiếc [5]. Di sản mà ông để lại là tinh thần, là tư tưởng, cũng như là con đường cho thế hệ hậu sinh.

Hơn một thế kỷ qua, con đường của Phan Châu Trinh từng bị xem là cải lương, song theo thời gian, đã dần được chân nhận là đi trước thời đại. 

Ngày nay, dù bối cảnh của quốc gia đã đổi thay song những nan đề về văn hóa và con người vẫn còn như trước. Đó là chưa kể những nan đề về kinh tế, chính trị, v.v. Theo cách nào đi nữa, những nan đề luôn dẫn chúng ta trở lại con đường của Phan Châu Trinh, và vì vậy Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu dân sinh vẫn là sứ mệnh cấp thiết. Để đi tiếp con đường này, mỗi cá nhân cần ý thức rõ bổn phận của mình là mở mang tri thức, trở nên tự cường, độc lập, tự do, từ đó góp phần làm cho đất nước thực sự tự cường, độc lập, tự do. 

Khép lại, người viết xin dẫn một lời bình của nhà sử học người Pháp Daniel Hémery về Phan Châu Trinh, rằng : "Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh (…) là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hoá và chính trị Việt Nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải – và mãi mãi còn phải – đảm nhận" [6].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 08/09/2018

(NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Phan Châu Trinh - http://www.chungta.com/tg/tac-gia/phan-chau-trinh.html

[2] "Bất bạo động, bạo động tắc tử. Bái vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu." Phan Châu Trinh đã nói như vậy với Phan Bội Châu khi hai người gạp nhau tại Nhật Bản vào năm 1906

[3] như [1]

[4] Đinh Xuân Lâm (2006), Phan Châu Trinh – Cuộc đời và sự nghiệp - http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan_chau_trinh-cuoc_doi_va_su...

[5] Nguyên Ngọc (2006), Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa  - http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Phan_Chau_Tr...

[6] như [1]

Published in Diễn đàn
mercredi, 04 juillet 2018 08:20

Ngu dân trí để giết dân sinh

Luật An ninh mạng của chính quyền cộng sản Việt Nam, ban hành ngày 28/06/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, đã công khai tấn công và chà đạp lên tư tưởng "Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh" của Nhà cách mạng, Chí sĩ Phan Châu Trinh (còn được gọi là Phan Chu Trinh).

pct1

Nhà cách mạng, Chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926)

Cụ Phan Châu Trinh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam , hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán. Cụ qua đời vì bệnh nặng lúc 21 giờ 30 ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu,Sài Gòn, hưởng dương 54 tuổi.

Chủ nhân khách sạn là cụ Nguyễn An Khương, thân sinh của Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, một đồng chí của cụ Phan.

Hồi sinh thời, cụ Phan từng khuyên dân ta :

"Chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Sự giải thoát của chúng ta nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ.

Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan, biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mong đợi trông cậy ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người hay một chính phủ muốn làm sao thì làm mà mình không hành động, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường".

(Tuổi Trẻ.vn)

Trong giai đoạn có nhiều sĩ phu nước Việt hủ lậu bị thực dân Pháp nhiễm độc vọng ngoại, cụ Phan Châu Trinh khuyên răn cả nước :

"Xin có lời chính cáo cùng người nước ta rằng : Không bạo động, bạo động tất chết. Không trông người ngoài, trông người ngoài thì tất ngu ! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý ban tặng cho đồng bào là chi bằng học".

Cụ cũng nói :

"Thử xem các nước dinh hoàn

Hai mươi thế kỷ ai còn như ta"

(Tỉnh hồn quốc ca II, câu 263-264).

Rồi cụ lên tiếng kêu gọi đồng bào :

"Hỡi những người liêm sỉ, công trung

Thương nhau mà bảo nhau cùng

Học khôn học khéo để phòng hậu lai".

(theo Lê Thị Hương, Ban Xây dựng - Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chỉ lấy bấy nhiêu câu nói chí tình và tâm huyết với dân và nước của Nhà văn hóa, Nhà cách mạng Phan Châu Trinh cũng đủ để đánh giá cái trí đoản, lòng tham và tâm rỗng của đảng cộng sản khi họ quyết chí cho ra bằng được Luật An ninh mạng để ngu dân mà tiếp tục cai trị độc tài.

Miệng lưỡi Đảng

Luật An ninh mạng gồm 7 Chương, 43 Điều do Bộ Công an soạn thảo, được Bộ Chính trị 18 người, cầm đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư thảo luận chấp thuận trước khi gửi cho Quốc hội gọi là thảo luận cho ra vẻ dân chủ để "dán tem" đồng ý ngày 12/06/2017.

Ông Trọng khen các đại biểu của đảng :

"Đây là một thành công lớn của Quốc hội và thể hiện sự sáng suốt của cơ quan này khi đã biểu quyết thông qua luật với một tỉ lệ rất cao" (86,86%).

Ông nói với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018 :

"Nhiều thế lực xấu cũng đã lợi dụng điều này để kích động biểu tình, âm mưu làm "cách mạng màu"… Có những thế lực kích động lên là chúng ta xâm phạm tự do, xâm phạm nhân quyền, xâm phạm tự do thông tin, cứ kích động lên".

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam còn tự đặt điều vu cáo người dân chống Luật An ninh mạng rằng :

"Thông qua đây nhiều thế lực xuyên tạc, tuyên truyền, kích động biểu tình gây rối trên đường phố hòng làm "cách mạng màu" để lật đổ chính quyền. Phải có luật để bảo vệ chế độ này chứ, đâu phải cứ để chúng muốn phá gì thì phá, muốn chửi ai thì chửi được, nên mạng rất là nguy hiểm ở chỗ đó.

Chúng ta khai thác tối đa lợi thế của công nghệ hiện đại, Việt Nam có đến hàng triệu người mở máy di động ra là có mạng, nhưng mà cũng phải cảnh giác, để kẻ xấu lợi dụng là rất nguy hiểm".

Nhưng chế độ đương thời mà ông Trọng muốn bảo vệ có phải "của dân, do dân và vì dân" không, hay chỉ của một nhúm người và các nhóm lợi ích muốn sử dụng vũ lực và mọi thứ luật bịt miệng, đàn áp dân để được tham quyền cố vị lâu dài ?

Đã có hàng chục ngàn người dân, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng xuống đường biểu tình từ Nam ra Bắc trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018 phản đối Luật An ninh mạng, vì Luật này nhằm tiêu diệt quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp bổ sung và sửa đổi năm 2013.

Điều 25 minh thị rằng : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Nhưng nếu cái đuôi "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" được coi là lý dođể ban hành Luật An ninh mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam đã lạm quyền và chà đạp lên Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của quốc gia.

Những điều ngăn cấm

Để hiểu rõ tại sao nhân dân, trí thức, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và nhiều Tổ chức về Nhân quyền Quốc tế, kể cả Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã phản đối Luật An ninh mạng thì nên đọc một số điều ngăn cấm ngặt nghèo, rất mơ hồ nhưng lại mở đường cho nhà nước tùy tiện hại dân như sau :

Điều 8 quy định "các hành vi bị nghiêm cấm" mở đầu :

"1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây :

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này".

Khoản 1 của Điều 18 viết gì ?

Đó là :

"1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm :

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này".

Theo Luật An ninh mạng, nội dung 5 khoản của Điều 16 quy định các loại hoạt động sẽ bị trừng phạt, đó là :

1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm :

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước ;

c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm :

a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân ;

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm :

a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm

của người khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm :

a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Nhưng thế nào gọi là "tuyên truyền chống Nhà nước" ? Và trong khi chưa có Luật biểu tình thì những cuộc đình công tự phát, bất bạo động của công nhân và biểu tình hòa bình của dân có bị khép vào tội "tụ tập đông người gây rối" hay "tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự" hay không ?

Ngoài ra, cơ quan nào có thẩm quyền để điều tra quyết định của nhà nước đúng hay sai khi cho rằng thông tin trên mạng "có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân", hay sự quy kết không cần chứng minh có tội hay vô tội sẽ do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Cơ yếu Chính phủ, Cơ quan trách nhiệm tin tối mật và mật mã của nhà nước, có toàn quyền xử lý tùy tiện theo luật này phân công ?

Thế nào là bí mật ?

Về khoản 1 của Điều 17 cũng lơ-tơ-mơ khi Luật An ninh mạng quy định những vi phạm về điều được gọi là "bí mật" như :

"a) Cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác ; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác ; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng ;

c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư ;

d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật ;

đ) Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại ;

e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư".

Điều mà Luật gọi là "bí mật nhà nước" cũng rất tùy tiện và phổ biến ở Việt Nam bấy lâu nay. Bằng chứng như những bản Kê khai tài sản của cán bộ, nhất là loại viên chức có quyền và có chức cao đã từ lâu bị coi là "bí mật" để cất vào hộc tủ hay giao cho Thủ trưởng cơ quan giấu đi nhằm che giấu tội phạm cho nhau.

Nhân dân tuyệt đối không được soi mói. Rất nhiều hành động bê bối khác của cán bộ đảng viên cũng được xếp vào loại "bí mật", sau khi có kết luận của Thanh tra, để che tai mắt dư luận, mỗi khi có ai hỏi tới.

Như vậy, nếu không có Luật minh thị thế nào là "bí mật" thì Luật an ninh mạng cũng chỉ là tờ giấy thông hành lót đường cho kẻ phạm tội thoát thân và cho phép nhà nước ám hại dân theo ý muốn.

Riêng khoản (đ) nghiêm cấm hành vi "Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại" là hành động trái phép và bị trừng phạt bởi Bộ luật Hình sự, nhưng từ lâu hành động nghe lén và ghi âm trái pháp luật vẫn được lực lượng công an thực hành và bị người dân, nhất là những người bất đồng chính kiến với đảng tố cáo. Vậy khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì những vi phạm Luật của Công an có bị truy tố và xử phạt không ?

Thành tựu cách mạng của ai ?

Ngoài những điều ngăn cấm khe khắt nêu ở khoản (a), Điều 8 còn cấm :

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; 

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc ; 

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác ;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người ; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác ; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng ;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng ; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông ; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử ; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng ; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Nhưng điều được gọi là "thành tựu cách mạng" là của ai, cách mạng nào hay chỉ nhằm bảo vệ cả những điều sai trái, tự Biên và tự diễn để tâng bốc ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do ông thành lập ngày 03/02/1930 ?

Hơn nữa điều được gọi là "lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" cũng không rõ ràng và rất dễ cho phép cơ quan an ninh lợi dụng để đàn áp dân.

Luật cũng mơ hồ khi quy kết người sử dụng Internet vào tội"phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc" trên mạng, nhưng thế nào là đoàn kết, hay chỉ biết cúi đầu tuân theo lệnh đảng và làm những việc đảng muốn và không được phép từ chối mới là đoàn kết ?

Công an, quân đội chống mạng

Nên biết công tác được gọi là bảo vệ an ninh mạng của Việt Nam được giao cho hai Bộ đứng đầu lực lượng Võ trang gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

pct2

Việt Nam có 60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng

Không rõ có bao nhiêu công an đã được huấn luyện cho công tác này, nhưng Bộ Quốc phòng đã huấn luyện 10.000 quân nhân, khoảng 2 Sư đoàn, được gọi là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên" để đưa vào "chiến trường đấu tranh chống những cá nhân và các thế lực chống đảng", theo lời Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội.

Bộ Quốc phòng Việt Nam gọi số quân nhân đặc biệt này là "Lực lượng 47", nghĩa là lực lượng làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng, có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan.

Trưởng Ban Tuyên giáo của đảng Võ Văn Thưởng cũng từng báo động hiện đang có tình trạng : "Cán bộ, Đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng".

Ông Thưởng nói :

"Tôi cũng băn khoăn lo lắng là cán bộ, Đảng viên của mình đi tìm kiếm thông tin xấu nhiều quá, chính điều này làm cho phức tạp tình hình".

(VietnamNet, ngày 25/12/2017)

Theo ông Thưởng Việt Nam có :

"60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng, với lượng người này trừ lực lượng cán bộ, chỉ cần 10%-20% đối tượng sử dụng này là những người cùng chúng ta làm công tác tuyên giáo, thì kết quả thu được tốt hơn rất nhiều".

Đấy là giấc mơ của ông Thưởng, nhưng đồng thời cũng cho thấy đảng rất lo sợ các thông tin trên mạng. Vì vậy, ngoài hai Bộ Công an và Quốc phòng đóng vai chính, hai Bộ Ngoại giao và Thông tin và truyền thông còn được tiếp sức của Ban cơ yếu Chính phủ, chuyên về tin tối mật và mật mã, tiếp tay thi hành Luật An ninh mạng.

Ngoài ra Luật An ninh mạng cũng cho phép các ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng trong phạm vi quản lý của mình.

Can thiệp thô bạo

Ngoài những ngăn cấm khe khắt đối người sử dụng Internet, Luật An ninh mạng còn can thiệp thô bạo vào các hoạt động này qua các biện pháp ghi thêm trong Điều 16 gồm :

6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16) trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16).

8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16).

9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16)phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Vậy khoản 1 của Điều 5 Luật An ninh mạng đã cho phép lực lượng chuyên trách An ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền can thiệp trắng trợn như thế nào ?

Họ được :

h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng ; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật ;

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng ;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin ; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật ;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự ;

n) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ các biện pháp quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này.

Riêngvề Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông thì Luật An ninh mạng cho phép theo Điều 38 :

"1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng.

2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật An ninh mạng. 

3. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

Những rành buộc xúc phạm khác

Ngoài ra, để có thể kiểm soát toàn diện lưu thông trên Internet, Luật An ninh mạng mới còn cho phép các cơ quan kiểm soát an ninh mạng được thi hành những quy định ghi trong Điều 26 nói về "Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng", gồm có :

1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và các thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.

2. Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây :

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số ; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng ; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng ;

b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ ;

c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. 

Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Trừng phạt ra sao ?

Như vậy thì những hoạt động trên Internet mà nhà nước cho là vi phạm Luật An ninh mạng sẽ bị Bộ Luật hình sự sửa đổi ngày 20/06/ 2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 xử lý ra sao ?

Sau đây là những điều quan trọng :

Điều 109 (Điều 79 cũ) : Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau :

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình ;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm ;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 115 : Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 116 : Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm :

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội ;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội ;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 117 (Điều 88 cũ) : Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 118 : Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thư tín, tự do ngôn luận, gây rối

Ngoài những Điều về chống nhà nước, gây rối và an ninh, nhiều ngăn cấm trong Luật An ninh mạng cũng bị Luật hình sự chi phối nghiệm trọng, như :

Điều 159 : Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm :

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào ;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông ;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật ;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật ;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ;

c) Phạm tội 02 lần trở lên ;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác ;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 167 : Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Đáng quan ngại là trong các Điều Luật kể trên có điểm mới hại dân khắc nghiệt là "Người chuẩn bị phạm tội này" cũng được áp dụng trước khi có hành động thực sự xẩy ra. Đây là trường hợp nguy hiểm và hoàn toàn do nhà nước suy diễn để quyết định đơn phương, tùy tiện theo nhu cầu mà không cần phải có phép của Tòa án. Những hình phạt khác dành cho người sử dụng Internet cũng không cần có phép của Tòa án. Và đây chính là những vi phạm quyền con người của Luật An ninh mạng.

Trong lĩnh vực này, Bộ Luật hình sự mới còn có Điều 331 (258 cũ) trừng phạt người đòi thực hiện tự do ngôn luận vá các quyền tự do khác mà Luật đã xiên xẹo gọi là "tội lợi dụng". Nguyên văn như sau :

Điều 331 : Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài Điều Điều 118 nêu trên nói về "Tội phá rối an ninh", Luật hình sự còn có Điều 318 quy định "Tội gây rối trật tự công cộng" đối với người truyền tải thông tin trên Internet, nếu nhà nước suy diễn hành động của họ phạm Luật An ninh mạng. Các hình phạt sẽ như sau :

Điều 318 : Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách ;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng ;

d) Xúi giục người khác gây rối ;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng ;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Từ lâu nhà nước vẫn quy kết phản dân chủ và bắt bớ hoặc bỏ tù những người dân xuống đường biểu tình hay đi khiếu kiện đòi công bằng trong việc đền bù khi nhà cửa và đất đai của họ chị giải tỏa, hay như chống Formosa Hà Tĩnh đã xả thải chất độc làm chết nhiều loại hải sản, tiêu diệt sinh thái biển và gây ô nhiễm nước biển cho 4 Tĩnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiện-Huế.

Như vậy, nếu những thông tin loan truyền trên mạng được phát tán kêu gọi biểu tình bất bạo động để đòi quyền lợi bị tiếm đoạt hay làm ngơ bởi nhà nước hay các doanh nghiệp mà vẫn bị coi vi phạm Luật An ninh mạng thì tất nhiên cũng sẽ bị xử lý bới 2 Điều 118 và 331 của Luật hình sự.

Đó là những hành động phản dân chủ, làm xáo trộn đời sống tinh thần và vật chất của dân. Những hình phạt của Luật hình sự dành cho người sử dụng dụng Internet để thể hiện quyền tự do ngôn luận và diễn đạt tư tưởng hoặc đối thoại bất bạo động với chính quyền là biểu hiện của một chính quyền độc tài.

Những hình phạt này cũng tước đoạt những quyền của công dân trong Hiến pháp 2013 và phản ảnh rõ tâm địa phản dân của một nhà nước chuyên chính lạc hậu. Biểu hiện này cũng chống loại tiến bộ của nhân loại và có chủ đích đặt quyền lợi riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên quyền lợi tối thượng của Tổ quốc.

Như vậy rõ ràng là khi nhân dân cần được khai sáng, con dân cần được tự do học hành tiến bộ của nhân loại để đưa đất nước ra khỏi vũng lầy lạc hậu và chậm tiến thì Đảng Cộng sản Việt Nam lại tìm mọi cách kìm kẹp dân, nhốt dân vào bóng tối, bịt miệng dân để được thỏa mãn tham vọng chính trị cường quyền.

Do đó, tất cả những biện bạch của nhà nước chỉ là ngụy biện khi nói rằng Luật An ninh mạng đem lại lợi ích cho mọi người và để chống lại hành động "tuyên truyền chống phá Nhà nước ; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo ở Việt Nam ; kêu gọi và kích động biểu tình gây rối loạn xã hội, cổ vũ thái độ cực đoan để phá hoại khối đoàn kết dân tộc, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới" (Nhân Dân, 19/06/2018).

Với thứ lập luận xảo ngôn như thế và với tuyên bố bảo thủ và giáo điều của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ngày 17/06/2018 rằng "phải có luật để bảo vệ chế độ này chứ" thì rõ ràng ông ta và Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai chà đạp lên tư tưởng "Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh" của Chí sĩ Phan Châu Trinh.

Phạm Trần

(04/07/2018)

Published in Diễn đàn

Năm 2016 là năm kỉ nim 90 năm Ngày mt ca Nhà cách mng, Nhà văn hóa kit xut Phan Châu Trinh (24/3/1926-24/3/2016). Trong quá trình hot đng cu Nước, cu Dân, Phan Châu Trinh đã viết mt khi lượng tác phm đ s bng ch Hán, ch Nôm, ch Quc ngữ và chữ Pháp, vi nhiu th loi khác nhau : thơ ch Hán và thơ tiếng Vit, ngh lun chính tr, tiu thuyết din ca, các bài báo, các bài din thuyết, thư t, v.v… (1).

pct1

Chí sĩ Phan Châu Trinh.

Nhân dịp đón năm mi 2016, chúng ta cùng đc li mt s thi phm ca Ông đ hiu được phần nào lòng yêu Nước thương Dân đm đà, sâu sc, tinh thn cách mng kiên cường, gang thép và tư tưởng tiên tiến ca v Lãnh t Phong trào Duy Tân, ca mt Người mà "Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyn trông gió cũng gai ghê ; Mt ngòi lông va trng va chiêng, ca dân ch khêu đèn thêm rng chói" ("Văn tế Phan Châu Trinh"– Phan Bội Châu).

1. Chí thành thông thánh

a. Nguyên tác :

至誠通聖

事回頭已一空,

江山無淚泣英雄.

萬民奴隸強權下,

八股文章睡夢中.

長此百年甘唾,

更知何日出牢籠.

諸君未必無心血,

試向斯文看一通.

b. Phiên âm :

Chí thành thông thánh

Thế s hi đu dĩ nht không,

Giang sơn vô l khp anh hùng.

Vạn dân nô l cường quyn h,

Bát cổ văn chương thy mng trung.

Trường th bách niên cam thóa m,

Cánh tri hà nhật xut lao lung.

Chư quân v tt vô tâm huyết,

Thí hướng tư văn khán nht thông.

c. Dịch thơ :

Lòng chí thành cảm đến c thn thánh

Việc đi ngonh li hết trông mong,

Vắng mt anh hùng, ti núi sông..

Tám vế văn chương mê mt ng,

Muôn nhà tôi tớ xót xa trông.

Cứ cam chu mãi người mng nhiếc,

Biết ti ngày nào thoát cũi lng ?

Thử hi ai người bu máu nóng,

Văn này xem hết, nghĩ sao không ?

(Người dch : Nguyn Văn Dương)


Trong nhữ
ng ngày ra bc, vào nam đ nm bt tình hình, tìm kiếm người cùng chí hướng, khi đến Bình Đnh (năm 1905), nhân có mt kì sát hch, Phan Châu Trinh cùng vi Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp ly tên gi Đào Mng Giác đ d thi. Bài thơ "Chí thành thông thánh" và bài phú "Danh sơn lương ngc" ra đi trong dp này. Theo Huỳnh Thúc Kháng, c hai bài đu do Phan Châu Trinh làm. Như vy, người đc mà tác gi hướng đến là các sĩ tử và gii trí thc.

Dòng 1 và 2 đã nêu khái quát hình ảnh ca Đt nước : Đt nước tan hoang, chng còn gì, mt con s không. Nói thế là có phn nói quá nhưng cũng rt chính xác. Đt nước đã b thc dân Pháp chiếm đóng, c Dân tc là nô l, mt hết nhân quyn, nhân phm, … thì đúng là một con s không to tướng ! Sông núi không có nước mt đ khóc người anh hùng hay nói khác đi là c Dân tc đã tr nên vô cm, không còn biết, không còn dám ngưỡng m, yêu quí nhng con người dũng cm, quên mình vì Nước, vì Dân. Đó qu là mt tình cnh bi đát ca Đt nước ta lúc by gi.

Dòng 3 và 4 đã nêu cụ th tình cnh bi đát nói trên. Đó là mt tình cnh tr trêu, mt nghch lí bi hài : Nhân dân rên xiết dưới ách thng tr tàn bo ca cường quyn thc dân và phong kiến mà sĩ t, trí thc thì say a, mê mn vi th văn chương lm cm, xa ri thc tế. Tác gi va lên án bn thng tr va phê phán sĩ t, gii trí thc th ơ, vô trách nhim.

Dòng 5 và 6, với kiu câu va là nghi vn va là cm thán, tác gi nêu lên mt vn đ h trng ca Đt nước vừa để thc tnh va đ kêu gi các sĩ t, gii trí thc : Chúng ta cam phn đ cho bn thng tr mng chi, nhc m sut c trăm năm hay sao ? Như vy, ngày nào Dân tc ta mi ra khi nhà tù đ được sng đi t do !

Dòng 7 và 8 kết li bng nim tin ca tác gi đi vi các sĩ t, gii trí thc : Các anh không phi là nhng k không có tâm huyết. Đc xong bài thơ này, các anh s hiu được tt c.

Bài thơ đã gây nên mt chn đng ln, tác đng mnh m, tích cc đến tâm trng xã hi nói chung và tâm trng ca các sĩ tử, gii trí thc nói riêng. Bn thng tr thc dân, phong kiến cũng vô cùng lo s tác đng ca bài thơ.


2. Xuấ
t đô môn

a. Nguyên tác :

出都門

纍纍鐵鎖出都門,

慷慨悲歌舌尚存.

國土沈淪民族瘁,

男兒何事怕崑崙.

b. Phiên âm :

Xuất đô môn

Luy luy thiết ta xut đô môn,

Khảng khi bi ca thit thượng tn.

Quốc th trm luân dân tc ty,

Nam nhi hà sự ph Côn Lôn ?

c. Dịch thơ :

Ra khỏi ca đô thành

Xiềng gông cà k bit đô môn,

Khảng khái ngâm nga lưỡi vn còn.

Đất nước đm chìm, nòi ging mn,

Thân trai nào sợ cái Côn Lôn ?

(Người dch : Huỳnh Thúc Kháng)

Trong sách "Phan Tây Hồ tiên sinh lch s", Huỳnh Thúc Kháng kể rng : Phan Châu Trinh b thc dân Pháp bt ti Hà Ni, đem vào Huế, giao qua giam H thành, ri lp Hi đng xét x, gm c quan Tây, quan Nam. Các quan Nam muốn kết án t hình, các quan Tây không chu, mi gm đng (h mc hình pht), kêu án x t"phát Côn Lôn ngộ xá bt nguyên" (đày Côn Lôn, gặp dp ân xá không được hưởng). Khi b giam ti H thành, Phan Châu Trinh nghĩ rng mình chc phi chết, khi b gii ra cửa Thượng T, mi hay là đi đày ra Côn Lôn, ông bèn làm bài thơ tuyt cú trên đây (ngày 24-4-1908).

Bài thơ biu hin rõ khí phách ca mt người yêu Nước, mt người anh hùng, sn sàng đón nhn gian kh, tù đày. Bi tác gi đã nhn thc được h qu ca hành động yêu Nước, chng li cường quyn thng tr. Tht vy, khi "Đt nước đm chìm, Dân tc mòn mi" thì người con trai, người đàn ông đích thc, người đàn ông đúng nghĩa không th là k "s Côn Lôn", s gian kh, s tù đày và s chết !

3. Quê cha đất t

Dầu ai ngang dc c bu tri,

Đất t quê cha cũng có nơi.

Tấc c ngn rau tng lm thu,

Chôn nhau cắt rún (rn) biết bao đi.

Trăm năm sống thác nh che ch,

Muôn kiếp cao xanh khó đi di.

Nợ nước ơn non chưa d tr,

Phụ phàng sao n, ớ ai ơi !

("Santé thi tập" - bài 100)

Bị giam trong nhà ngc Santé (Paris, Pháp), Phan Châu Trinh càng thy nh thương non nước, quê nhà. Đúng là dù đi đâu, đâu, mi người ch có mt quê cha đt t duy nht. Bi thế, Phan Châu Trinh nh đến c nhng "tấc c ngn rau" từng nuôi sng mình, nh đến nơ"chôn nhau cắt rún (rn)" của bao đi ông bà, cha m, con cháu. Quê cha đt t là nơi ta được che ch, nương náu trn đi.

Bài thơ khép li bng mt li nhn nh nh nhàng, thm thiết :

Nợ nước ơn non chưa d tr,

Phụ phàng sao n, ai ơi !

"Nợ nước ơn non" là cái nợ, cái ơn không phi ai cũng cm nhn được mt cách sâu sc như Phan Châu Trinh, không phi ai cũng sut trn cuc đi lo toan đáp đn cái n cái ơn y như Phan Châu Trinh !

4. Tỉnh quc hn ca II (trích)

Thương cnh sng him nguy và ni kh vì sưu cao thuế nng ca Dân chúng

Nào là kẻ đu binh ng m,

Vòng đạn tên rut đ thây ri !

Sa trường mt gic như chơi,

Giá chôn, tuyết dp, nng phơi, mưa vùi.


Nào là kẻ
m hôi nước mt,

Xưởng công binh nấu sắt nung đng !

Xiết bao đc nhim thuc xông,

Rủi ro phút chc, b không mt đi !


Nào là kẻ
vn di binh khí,

Cuộc t sinh mt t ri may ;

Bất kì đn lc tên bay,

Còn ai biết đến chút thây lc loài !

(Từ câu 97 đến câu 108)


Thươ
ng nhng k nghèo nàn thiếu thn,

Thuế cùng sưu khn đn quanh niên.

Vẳng nghe lnh xung quyên tin,

Ít nhiều tom góp np lin cho quan.


Vợ
con chu cơ hàn lc phách,

Anh em đều đói rách khó khăn.

Vì ai nhịn mc, nhn ăn,

Vì ai nên nỗi đành quăng ca tiền ?

(Từ câu 133 đến câu 140)

Bằng nhng li l chân thành, bng nhng chi tiết, s vic c th, Phan Châu Trinh đã phơi bày cuc sng him nguy-"Cuộc t sinh mt t ri may" - và nỗi khn kh ca Dân chúng vì sưu cao thuế nng. Và "tc nước v b", người dân Trung kì đã ni dy chng sưu thuế quyết lit vào năm 1908.

5. Tỉnh quc hn ca I (trích)

X. Không mê tín dị đoan


Ngườ
i ta biết to ra thi thế,

Giựng (dng) cho nên mi k anh hùng.

Miễn mình c sc, c công,

Nên hư cũng chác (chc) trong tay mình.


Chấ
p tt c thiên đình đnh s,

Cùng phước nhà đt nh, đt to,

Cốt mình cm vng tay co,

Dời non tát bin cũng cho làm thường.


Càng thua sút lạ
i càng phn trí,

Chẳng chút nào thi (thoái) chí sn gan.

a nay hào kit muôn vàn,

Đem thân đổi ly giang san (sơn) là thường.


Ngườ
i mình không t cường, t min,

Chỉ mơ màng nhng chuyn hư vô.

Đổ cho ti m, ti m,

Đổ cho s phn, đ cho ti thi.


Việ
c gì cũng cu Tri, khn Pht,

Còn mình thì tính quất toan quanh.

Thượng lương, giá thú, xut hành, …

Trăm đều (điu) gi ly ng (ngũ) hành khư khư.


Việ
c nh nhen còn hư như thế,

Chuyện bng tri bng b biết sao ?

Bỏ mình chng hi thí (tí) nào,

Hỏi ma, hi qu, tin vào l đâu !


Sao không nhớ
nhng câu kinh thánh,

"Quốc tương hưng tc thính chư dân" (2)

Dân ta là thánh, là thần,

Bền gan, chc gi (d) qu thn cũng kiêng.


Khuyên khắ
p c th thing (thành), thôn dã,

Đừng tin càn, tin ch mà bây (bày đt).

Thử xem các nước đông tây,

a nay Tri giúp loài ngây bao gi ?

(Từ câu 345 đến câu 376)

Với mt lp lun cht ch, mt ngôn ng gin d, mc mc, d hiu, Phan Châu Trinh đã mnh m phê phán thói mê tín d đoan ca Dân ta. "Tỉnh quc hn ca I" được Phan Châu Trinh viết năm 1907, theo th thơ song tht lc bát và được dùng làm tài liu ging dy ti Đông Kinh Nghĩa Thc.

Hiện nay, thói mê tín d đoan không nhng không b loi b mà ngược li sách bói toán, sách t vi, sách phong thy, … nhm nhí được in và bán tràn lan ! Nhiu k phm pháp, làm điu ác, điu xu ri li lên đn, vào miếu cu khn thn linh. H tưởng rng vi ni chui, con gà, nm xôi, h có th mua chuc được thánh thn !

Trên đây, chúng ta đã đọc li mt phn rt nh trong kho tàng thi ca đồ s ca Phan Châu Trinh. Qua đó, chúng ta đã phn nào thy được lòng yêu Nước thương Dân sâu đm, tinh thn st đá và nhng tư tưởng tiên tiến ca Nhà cách mng, Nhà văn hóa kit xut Phan Châu Trinh. Nhng tư tưởng, tình cm đúng đn, tiến b đó đã được nói ra t hơn 100 năm trước. Và đến hôm nay, nhng tư tưởng, tình cm đó vn còn mi m, vn còn cn thiết biết bao !

Ninh Thuận, 01/01/2016

Phan Thành Khương


Chú thích :

(1) Riêng phần thi ca, hin nay còn 6 di co chính :

- Quốc âm tp vnh : 31 bài thơ ch Nôm và ch Hán,

- Tây Hồ thi tp : 57 bài thơ Quc ng, theo th tht ngôn lut Đường,

- Tỉnh quc hn ca I : 467 câu thơ Quc ng, theo th song tht lc bát,

- Giai nhơn (nhân) kì ng : thơ Quc ng, hơn 7500 câu lc bát, diễn ca,

- Santé thi tập : thơ Quc ng, 228 bài tht ngôn lut Đường,

- Tỉnh quc hn ca II : thơ Quc ng, 500 câu thơ song tht lc bát.

(2) Sử Ngân, người nước Quc, thi Đông Chu, nói : "Quc tương hưng, thính ư dân ; tương vong, thính ư thn". (Nước sp thnh, vua nghe theo dân ; nước sp mt, vua nghe theo qu thn).

Published in Văn hóa