Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng : Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ "kẻ thù" của các anh, qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngã du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (1).
Những ngày giáp Tết, ga quốc tế Tân Sơn Nhất đông nghẹt người đón Việt kiều về nướ
Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghịch) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh.
Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng ! Tôi không còn tin người Việt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Việt tỵ nạn ta.
Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến !!! Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc cho là rác rưởi không đáng mất thì giờ.
Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại bữa cơm chung hôm nớ :
Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô : "Chính Bác sĩ Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng. Chúng tôi phải tự giành lấy bằng mạng sống. Chúng tôi không nộp thỉnh cầu tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm. Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)". Nếu không có Bác sĩ King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu giành lấy.
Ở Mỹ có câu nói không ai cho ai ăn cơm thí (There is no free lunch). Những người dân ở Việt Nam ươn hèn (coward rats) không dám tự mình giành lấy bình đẳng, tự do, nhân quyền. Nước Mỹ không thể cứu giúp một dân tộc ươn hèn (a nation full of coward rats) nếu họ không tự cứu họ trước (we only help those who help themselves)
Một ông khác là sĩ quan hải quân về hưu, nói :
"Tôi muốn nói cho các người bạn Mỹ gốc Việt các anh biết rằng chánh phủ Mỹ không đóng vai trò cảnh sát quốc tế (policeman of the world). Nước Việt Nam bắt bớ giam cầm những người đối kháng là việc nội bộ của riêng họ. Các anh không thể thỉnh cầu chánh phủ Mỹ làm cảnh sát hoặc quan tòa buộc một nước có chủ quyền (a sovereign nation in power) thả những người đối kháng mà, ai có thể biết được, chính phủ nước đó cho họ là tội phạm. Các anh quá lạm dụng (abusive) quyền công dân Mỹ. Nhân đây tôi cho các anh biết, các người Cuba nói riêng hoặc Latinos nói chung, lực luợng cử tri, chánh trị và kinh tế của họ to lớn hơn các anh nhiều lần. Các chánh trị gia đều tiến sát gần (approach) họ. Họ chưa hề thỉnh cầu (petition) chánh phủ điều gì. Vì họ thông minh và thực tế hơn người Mỹ gốc Việt các anh (they are smarter and more realistic than you folks)", tức là chúng ta ngu hơn bọn xì--quả vậy.
Ngồi cùng bàn, ông Tom chủ văn phòng bất động sản Century 21, phát biểu : "Cũng như mọi cộng đồng thiểu số khác. Họ (người Việt) có 3 loại người :
Loại 1 : loại cực kỳ thông minh đóng góp rất nhiều cho xứ sở này (their adopted land). Tôi biết có tới hàng ngàn người Việt là quân đội Mỹ cấp tá, Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư, Bác học. Điển hình (a case in point) cách nay 6-7 năm tôi đã đọc Newsweek Magazine, ký giả lão thành (renowned journalist) George Wills viết 1 bài dài về 1 bà bác học Vietnam (ý ông nói Mrs Dương Nguyệt Ánh).
Nói rằng món nợ của bà đã trả cho nước Mỹ hoàn toàn đầy đủ, kể cả tiền lời (Your debt to America has been paid in full, with interest).
Loại 2 : là bọn ích kỷ, cơ hội chủ nghĩa (selfish opportunists) những người dễ ghét--đáng khinh bỉ-- (despicable folks). Loại người này sẵn sàng bán linh hồn cho qủy dữ (they are ready to sell their souls to devils) trục lợi cá nhơn. 18 tỷ dollars Dr. George vừa nói là từ loại người này đổ vào Vietnam. Họ là những con cừu đen.
Loại 3 : là loại ngu xuẩn nói nhiều làm ít (All-talk idiots). Họ ngu xuẩn tới nỗi không có lý trí. Họ nhu nhược ươn hèn, ỷ lại, lạm dụng quyền công dân. Họ ngu xuẩn đến nỗi không biết được rằng chánh phủ và nhơn dân Mỹ chỉ hành động việc gì có lợi chung cho đất nướcfr va nhơn dân Mỹ (common interest of America and the American people). Các thỉnh cầu của loại người này, nếu là tôi (ông Tom) tôi ném ngay vào thùng rác
Vợ chồng tôi nói với nhau : Ờ nhỉ. Người mình ngu thật đấy. Dinner Buffet đầu tháng 4 ni, mình không nên góp đồ ăn đến dự nữa. Làm người Việt nhục lắm. Chỉ muốn độn thổ thôi. Nghĩ thấy dại. Ghi tên vào Thỉnh Nguyện Thư làm dek gì ! Thì tại mình ngu chúng biểu ăn cứt mình cũng ăn. Rồi mới hôm rầy có tên nào trong ban tổ chức dụ con nít ăn cứt gà còn tuyên bố rằng "Nếu ông Obama không có phản ứng hay hành động nào thích đáng (no reaction or appropriate action) cho bản thỉnh cầu, chúng ta sẽ đem 135,000 chữ ký cho đảng đối lập. À ra thế, mình chỉ là công cụ búp bế (puppets) của lũ idiots. Bi chừ chúng biểu 135.000 người có tên trong bản thỉnh cầu làm theo lời chúng dạy. Bút sa gà chết mà.
Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhơn dân Mỹ quá nhơn đạo cưu mang chúng ta qua đây, giúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi. Giờ đây ta còn để cho những người (Mỹ bình thường) nhìn ta như những con vật ghẻ lở, loài sâu bọ.
Hải Nguyễn
(Tháng 4/2016)
(1) Note : Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GA
Người Việt hải ngoại phản ứng trước lời kêu gọi ‘đóng góp ý kiến mang tính xây dựng’
Người Việt hải ngoại bức xúc với việc chính quyền Việt Nam hoan nghênh các đóng góp ý kiến "mang tính xây dựng", còn nêu ý kiến trái chiều thì bị xem là "chống phá". VOA Tiếng Việt có dịp trao đổi với một vài người Mỹ gốc Việt để tìm hiểu thêm về nhận định của họ sau khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường khen ngợi sự lớn mạnh của cộng đồng hải ngoại ở Hoa Kỳ, và nhắc lại lời kêu gọi "đóng góp ý kiến xây dựng" cho đất nước cùng chủ trương "hòa hợp hòa giải dân tộc".
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Photo Quehuongonline
Trả lời phỏng vấn trên kênh BolsaTV hôm 6/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nói chính phủ Việt Nam hoan nghênh các "ý kiến mang tính xây dựng".
"Không chỉ cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có một số người có quan điểm khác với chính phủ tại Việt Nam hiện nay, mà ngay trong nước, hay bất cứ chỗ nào khác, cũng thế thôi, ngay cả trong gia đình, có ý kiến khác nhau cũng là việc rất bình thường.
"Nhưng quan trọng là ý kiến khác nhau về vấn đề gì ? Là ý kiến xây dựng hay ý kiến để chống phá ? Nếu là ý kiến xây dựng thì đều tốt cả. Nếu chúng ta cùng nghĩ là cái lớn – đại đoàn kết dân tộc – thì bỏ qua những hiềm thù quá khích trong quá khứ, chúng ta có thể ngày càng xích lại gần nhau hơn để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc".
Từ bang New Hampshire, ông Cao Xuân Khải, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam tại Hoa Kỳ, chia sẻ :
"Tôi nghĩ phát biểu của ông Nguyễn Quốc Cường cũng chỉ lặp lại những điều đã được Bộ Ngoại giao và các lãnh đạo Việt Nam nói từ nhiều năm trước. Họ nói một đằng làm một nẻo. Gần 45 năm qua, người dân hải ngoại không tin những lời nói như vậy và không muốn bị cộng sản lừa".
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện là Đặc phía viên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng thời là Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với đài BolsaTV, khi ông dẫn đoàn Việt kiều thăm đảo Trường Sa vào tháng trước.
Ông nói :
"Hiện nay cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới có khoảng 4,5 triệu người, riêng ở Hoa Kỳ có 2,2-2,5 triệu người. Tôi nhận xét rằng đây là cộng đồng (người gốc Việt) mạnh nhất trên thế giới, chiếm một nửa, và có nhiều người thành công, thành đạt, và ngày càng có tiếng tăm hơn. Các thế hệ người Việt tiếp nối với nhau đang ngày càng có tiếng nói khẳng định tiếng nói của mình tại xã hội Mỹ. Tôi nghĩ đây là cộng đồng rất mạnh".
Ông Cao Xuân Khải nhận định :
"Họ ve vuốt như vậy với mục đích kêu gọi góp đôla, chứ chẳng có ý muốn hòa hợp hòa giải gì cả. Nếu họ thật sự muốn thay đổi và muốn đất nước tiến lên thì phải chấp nhận tiếng nói đối lập, chấp nhận sự chỉ trích, phê bình, còn đằng này họ không dám nhìn vào sự thật".
Từ bang Oklahoma, bà Cao Tuyết Vân, nhận định với VOA :
"Họ nói hòa hợp hòa giải nhưng tôi thấy rất khó lắm vì họ không thành thật. Một ý kiến xây dựng của tôi là họ đừng đàn áp người dân. Muốn hòa hợp hòa giải thì phải thật lòng, phải như những người bạn của nhau, ai có lỗi thì phải nhận lỗi. Nếu một người phạm lỗi mà không sửa đổi thì người khác làm sao muốn hòa giải được".
Bà Cao Tuyết Vân chia sẻ rằng bà và gia đình sang Mỹ một tuần trước biến cố 30/4/1975 khi bà mới lên 13 tuổi. Bà cho biết trong một vài năm gần đây, bà quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề ở quê nhà như chủ quyền lãnh hải, dân oan, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và mong muốn sẽ có dịp về thăm quê hương khi đất nước không còn bất công.
"Tôi được tự do ở Mỹ thì cũng mong muốn người dân của mình cũng được như vậy. Những người cộng sản làm cho tôi bực mình, nhưng không hẳn là hằng thù hay căm ghét họ, nhưng tôi có cảm giác rằng mình không muốn chơi hay tiếp xúc với họ. Khi nào đất nước không còn bất công thì tôi có thể về thăm".
Ông Cao Xuân Khải nói thêm rằng trong cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng có quan điểm khác nhau về việc đóng góp ý kiến cho đất nước, nhưng nhìn chung nhiều năm qua đa số đã bất mãn do chính quyền Hà Nội "chưa thật tâm" muốn hòa hợp, hòa giải.
"Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận đúng là có nhiều người nghĩ rằng chúng ta nên về nước để hòa hợp hòa giải dân tộc, chung tay xây dựng đất nước. Chúng tôi hoan nghênh thiện ý của họ - muốn Việt Nam có được sự phục hưng, hồi sinh – nhưng chúng ta khó có thể hòa hợp hòa giải được vì những đau thương đã kinh qua.
"Ngay bây giờ đây chính quyền Việt Nam phải hòa hợp hòa giải ngay với người dân, đồng bào trong nước đi, chứ đừng gây đau khổ cho hơn 90 triệu dân – giá điện tăng, cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhiều người nói lên sự thật vì lòng yêu nước thì bị bắt, đày đọ trong tù… thì thử hỏi họ có hòa hợp được không ? Có thật tâm hòa hợp không ? Hay chúng ta chỉ về đó để làm con rối cho họ, chỉ có lợi cho họ ? Họ thu vén tiền của từ hải ngoại về túi của họ mà đất nước thì càng ngày càng bệ rạc, nghèo nàn đi".
Christina Cao, một dược sĩ gốc Việt ở bang California, người trưởng thành sau Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA trong cuộc phỏng vấn trước đây rằng các thế hệ người Việt cần đồng lòng và các cộng đồng gốc Việt nên đoàn kết để gây áp lực nhiều buộc chính quyền Việt Nam phải thay đổi, trước khi tiến tới hòa hợp hòa giải.
"Tôi nghĩ nên có sự đoàn kết giữa các cộng đồng khác nhau thì tiếng nói của chúng ta đối với chính quyền Việt Nam sẽ mạnh hơn".
Bàn về vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, tác giả Phạm Phú Khải từ Úc châu, viết cho VOA dịp 30/4/2019 : "Hòa giải là một mục tiêu chính đáng, cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam vì không thể xây dựng sức mạnh và phát huy tiềm năng của dân tộc để đối phó với những thử thách lớn lao bằng tinh thần rã rời và mục nát như hiện nay".
Ông Khải đề xuất thành lập "một ủy ban hòa giải độc lập quy tụ những người uy tín được nhà nước Việt Nam do dân bầu lên trong tương lai ủy quyền, đặt mục tiêu và chuẩn mực hoạt động để thực hiện nhiệm vụ cao cả này".
Nguồn : VOA, 10/05/2019
Có lẽ để cám ơn cộng đồng Nguyễn Việt hải ngoại đã nhiệt tình ủng hộ ông và đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump đã gửi đến cộng đồng Nguyễn Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ một "món quà", hai tuần lễ trước khi hết năm 2018. "Món quà" đó là việc nội các của ông Trump đang tìm cách trục xuất khoảng hơn 8.000 người Việt gồm những người cư trú bất hợp pháp hoặc hợp pháp nhưng đã phạm tội hình sự – không cần biết những người này đến Mỹ trong thời gian nào.
Một người Việt tại Mỹ phản đối dự định của chính quyền Donald Trump trong việc trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.
Trong số hơn 8.000 người này, có nhiều người đến Mỹ hợp pháp (có greencard) trước ngày 12/07/1995 là ngày Mỹ và Việt Nam chính thức lập lại bang giao - những người theo thỏa thuận đã ký vào tháng giêng năm 2008 giữa chính phủ hai nước - không nằm trong diện bị trục xuất cho dù họ đã phạm tội hình sự, đã thọ án.
Không bàn đến việc người Mỹ lo lắng, sốt sắng loan tin, tìm cách vận động phản đối chính sách di dân khắc nghiệt, kỳ thị sắc tộc của chính quyền Donald Trump, chỉ nói đến thái độ thờ ơ, dững dưng, thậm chí đồng ý ủng hộ việc trục xuất của một số người Việt cuồng Trump.
Trong lúc các tờ báo như The Atlantic, Independent, nhanh chóng đưa tin, sau đó là 22 dân biểu ở hạ viện liên bang thuộc đảng Dân Chủ lên tiếng về "món quà cuối năm" của ông Trump, cùng lúc một số dân cử địa phương trong vùng Little Saigon, như Thượng nghị sĩ Tom Umberg vừa đắc cử trong tháng 11/2018, Dân biểu California Tyler Diệp, Giám sát viên Orange County Andrew Đỗ, và Nghị viên Westminster Sergio Contreras gởi thông cáo báo chí đến nhật báo Người Việt cho biết rất quan tâm cũng như phản đối dự định của chính quyền Donald Trump trong việc trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.
Chưa thấy chức sắc lãnh đạo các hội đoàn, tổ chức trong cộng đồng người Việt tị nạn tai Orange County lên tiếng, những nhân vật chống cộng mạnh mẽ, quyết liệt nhất của cộng đồng cũng hoàn toàn im hơi, lặng tiếng. Dường như họ xem chuyện trục xuất đồng hương như chuyện của ai, không liên hệ, dính dáng gì đến mình.
Báo Calitoday online cho biết có một cuộc biểu tình tại thương xá Phước Lộc Thọ vào sáng thứ bẩy 15/12/2018 quy tụ khoảng hơn 100 người để phản đối "món quà" cuối năm của ông Trump gửi đến cho cộng đồng.
Ở một quận hạt như Orange County với gần 200.000 người Việt Nam, một cuộc biểu tình phản đối việc trục xuất đồng hương theo chính sách di dân của Donald Trump chỉ quy tụ được hơn 100 người là điều đáng suy nghĩ. Phải chăng người Việt dù sống ở bất cứ đâu, chẳng riêng gì trong nước cũng trở nên thờ ơ, vô cảm với những gì xẩy ra chung quanh trong xã hội, trong cộng đồng với số phận đồng hương ?
Sẽ có bao nhiêu người đặt câu hỏi : Tại sao chính sách di dân khắc nghiệt đầy kỳ thị của ông Trump giờ đây lại nhắm vào người Việt Nam, nhóm di dân có đến 64% ủng hộ ông và đảng Cộng Hòa ? Sẽ có bao nhiêu người đi tìm câu trả lời ?
Muốn có câu trả lời, chỉ cần đi dạo một vòng trên facebook, vào các trang của những người đã từng phong thánh cho Trump, ủng hộ đảng Cộng Hòa một cách cuồng nhiệt sẽ đọc được những stt, ý kiến ủng hộ chính sách trục xuất người Việt của ông Donald Trump.
Những người hoạt động trong các tổ chức vận động, kêu gọi chống lại lệnh trục xuất nguời Việt của ông Donald Trump như Asian American Advancing Justice (AAAJ) và Southeast Asia Resources Action Center (SEARAC) chắc không thể nào ngờ được rằng trong khi cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius từ chức năm 2017 để phản đối chính sách kỳ thị này thì lại có một số người Việt cuồng Trump ủng hộ với những lý lẽ vô nhân, phản cảm.
Trong danh sách hơn 8.000 ngưởi có lệnh trục xuất có nhiều người chỉ phạm những tội tiểu hình nhỏ đã bị tuyên án, thọ án, trở về đời sống bình thường, có gia đình và làm ăn luong thiện giờ đây phải đối mặt với lệnh trục xuất.
Hơn thế nữa, khi cần trục xuất, việc diễn giải thế nào là tội hình sự chắc chắn sẽ tùy thuộc vào những sắc lệnh riêng của ông Trump. Một lần khai man giảm tuổi, lái xe khi say rượu (dù chưa gây ra tai nạn), trốn thuế, hành hung gây thương tích cho người khác... rất dễ dàng bị kết tội, kết án tù và trục xuất.
"Món quà" ông Trump gửi đến cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ do đó có lẽ chỉ mang đến niềm vui cho những người đã bỏ phiếu cho ông, cho đảng Cộng Hòa, những người không còn lòng vị tha, bác ái, không có sự cảm thông vào ngày những người theo đạo Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới hân hoan, vui mừng đón nhận sự tái sinh của chúa Jesus.
"Món quà" cuối năm này ở một góc nhìn khác, đã gây ra một chấn thương tâm lý làm hoang mang, sợ hãi cho một số gia đình người Việt trong cộng đồng người Việt hải ngoại trên nước Mỹ, những gia đình có tên trong số hơn 8.000 người trong lệnh trục xuất. Họ sẽ không đón Giáng Sinh và năm mới trong một không khí bình an, hạnh phúc, vui vẻ…
Nhưng nhằm nhò chi, đó là chuyện nhỏ. Xây bức tường giữa biên giới Mỹ-Mễ mới là chuyện lớn, biết đâu chính sách trục xuất người Việt Nam phạm tội hình sự chỉ là cái cớ để ép quốc hội phải chi tiền cho Trump xây dưng bức tường ?
Thạch Đạt Lang
(18/12/2018)
*****************
Biểu tình ‘Bảo vệ người Việt tị nạn’ tại Little Saigon (Người Việt, 16/12/2018)
Cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise, đại diện cho thế hệ trẻ, con của người Việt tị nạn, kêu gọi chính quyền Donal Trump hãy thận trọng về chính sách trục xuất người Việt tị nạn. (Hình: Tâm An/Người Việt)
Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với các cuộc biểu tình của người Việt ở Bolsa là không chỉ có người trẻ gốc Việt tham gia, mà còn có người Cambodia, người Hispanic, Guatemala và các nước Mỹ Latin khác. Những người gốc Việt trẻ là thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ, con của những người Việt tị nạn từ những thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Số còn lại hầu hết là thế hệ người Việt thứ nhất tới Mỹ từ khi còn nhỏ theo cha mẹ trong hành trình đi tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số người lớn tuổi và trẻ em tham dự.
Họ tới từ các tổ chức khác nhau trong cộng đồng Việt tại Orange County như API Rise, Viet Unity SoCal, Viet Rise, Viet Rainbow of Orange County. Cũng những người tự nguyện tới riêng lẻ. Có trường hợp người biểu tình đi cả gia đình.
Đoàn người giơ cao các biểu ngữ "Bảo vệ người tị nạn", "Bảo vệ cộng đồng Việt Nam", "Bảo vệ gia đình", "Abolish I.C.E" (Hủy bỏ I.C.E).
Trước ống kính của nhiều hãng truyền thông lớn như CBN, LA Times, SBTN, RFA… cô Lan Nguyễn, thay mặt ban tổ chức, có bài phát biểu tuyên bố lý do của cuộc biểu tình :
"Hôm nay chúng tôi tới đây để bảo vệ cộng đồng những người tị nạn ở Hoa Kỳ. Như quý vị đã biết, tuần trước Bộ An ninh Hoa Kỳ đã họp với Bộ Ngoại giao Việt Nam để đàm phán lại hiệp định đã ký kết năm 2008. Theo hiệp định này, chính quyền liên bang không có quyền trục xuất những người Việt tới Mỹ trước năm 1995. Nhưng chính quyền hiện tại đang đàm phán lại hiệp định này. Nếu cuộc đàm phán này thành công thì có thể hơn 8.500 người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Năm 2017, Sở Di trú đã trục xuất 17 người Việt tị nạn ở Mỹ từ trước năm 1995 mà không được chính quyền liên bang bảo vệ. Chúng tôi không muốn người Việt tị nạn bị trục xuất. Chúng tôi không muốn tất cả người tị nạn ở đây bị trục xuất, bao gồm cả những người từ Đông Nam Á và từ các nước khác".
Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), một tổ chức giúp đỡ những người đã một thời lầm lỡ phải chịu án tù tội được có điều kiện hòa nhập trở lại với cộng đồng, kể câu chuyện của chính anh :
"Tôi theo gia đình sang Mỹ tị nạn từ khi mới 16 tuổi. Vì môi trường Mỹ quá mới mẻ, tôi bị shock về văn hóa, lại bị bạn bè ăn hiếp, vì một phút nông nổi tuổi trẻ, tôi đã gây ra lỗi lầm. Điều đó đã khiến tôi phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi đã cố gắng sống một cuộc sống lương thiện, đàng hoàng, có công ăn việc làm, có gia đình vợ con. Quá khứ đã trôi qua mấy chục năm rồi, tôi đã thay đổi thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cống hiến đó của tôi đã được Thống đĐốc California là ông Jerry Brown tha thứ, xóa tội cho tôi".
"Nhưng như thế không có nghĩa là tôi được sống yên ổn. Nay chính phủ của tổng thống hiện giờ lại muốn trục xuất những người như tôi về Việt Nam, như thể tôi bị trừng phạt lần thứ hai. Tôi sẽ phải xa gia đình, xa vợ con. Nước Mỹ mới chính là nhà của tôi. Trục xuất một người tới Mỹ từ khi còn là đứa trẻ, lớn lên trong môi trường Mỹ, thậm chí có nhiều người không nói được tiếng Việt nữa, làm sao họ có thể tồn tại ở Việt Nam? Vợ con họ sẽ sống thế nào ? Đây là hành động ly tán gia đình, mà chính phủ không có một sự thương xót hay xem xét lại. Điều đó là vô nhân đạo, là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vì thế tôi tới đây xin mọi người hãy thương xót cho nhân quyền của người Việt ở Việt Nam và ngay tại Mỹ, cùng lên tiếng, giúp chúng tôi yêu cầu chính phủ ngừng việc xem xét lại hiệp định này", anh Tùng nói.
Anh Vincent Phú Vinh Trần, ở Fountain Valley, một thành viên của tổ chức VietRise, có mặt tham gia biểu tình từ rất sớm. Anh cho biết, trong gia đình anh không có ai bị ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng anh vẫn tới đây để chia sẻ cùng những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất.
Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 tháng Mười Hai, 2018. (Hình : Tâm An/Người Việt)
Anh Vincent đã đọc lá thư tâm sự của một người đã bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái :
"Tôi là một người Việt trước đây bị giam giữ, tôi sống ở California, sau án tù tôi dọn tới Ohio. Nhưng khi ở đó được 13 tháng, thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt và giam giữ tôi. Bốn tháng sau đó, họ trục xuất tôi về Việt Nam, vào ngày 27 tháng Sáu năm 2017. Hơn 18 tháng qua, tôi đã sống ở nơi xa lạ này, tôi vẫn chưa tìm được việc làm, vì tôi không hiểu phong tục ở đây và không có bằng cấp. Ở Việt Nam nếu ai muốn thành công thì phải có họ hàng, bằng cấp, giấy tờ và tiền bạc. Tôi không có gì cả. Tôi không có người thân và không ai quan tâm tới tôi. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo, chính quyền Việt Nam không giúp đỡ và không cấp giấy tờ cho tôi tìm sự sống, nếu tôi không cho họ tiền. Tôi muốn cho mọi người ở đây biết rằng, đây không phải là quê hương của tôi".
Chị Julie Võ, một trong những nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng Việt tại Orange County, bày tỏ ý kiến :
"Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, con của những người tị nạn. Tôi cảm động với lời kêu gọi của những người trên đây mà tôi phải có mặt ở đây. Cộng đồng Việt Nam của chúng tôi rất mạnh mẽ, gắn kết. Vì vậy một thành viên bị trục xuất không phải là một thứ bị vứt bỏ. Một cá nhân bị trục xuất không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cái bạn bè và mọi người trong cộng đồng chúng tôi. Trục xuất không phải là cách giải quyết. Cần phải chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tị nạn".
Cô Linda Nguyễn, cùng chồng người gốc Mexico và con trai, cũng tham gia buổi biểu tình vì lo ngại lệnh trục xuất có thể chia rẽ gia đình phía nhà chồng cô. (Hình : Tâm An/Người Việt)
"Tôi là con của người tị nạn Việt Nam. Ba mẹ tôi đến Hoa Kỳ năm 1995. Tôi được sinh ra năm tháng sau đó. Tôi biết rằng không chỉ người Việt Nam bị trục xuất mà trong tuần tới có 47 người Cambodia cũng rơi vào trường hợp này. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Donald Trump phải thận trọng thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để bảo vệ những người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á". Đó là ý kiến của cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise.
Chị Linda Nguyễn đi biểu tình cùng chồng và một cậu con trai chừng tám tuổi. Chị cho biết đạo luật của chính quyền Trump không ảnh hưởng tới gia đình chị, nhưng có thể sẽ là mối nguy cơ chia rẽ gia đình của chồng chị, vốn là người di cư sang Hoa Kỳ từ Mexico.
Trong lúc đoàn người biểu tình hô vang câu: "Stop ! Stop ! Deportation ! No more family separation !" (Hãy ngừng ! Hãy ngừng ngay việc trục xuất ! Không chia cắt gia đình !), "We got power" (Chúng ta có quyền) trên đường phố Bolsa… thì một số người lái xe trên đường đã ấn còi xe hưởng ứng, tạo nên một không khí sôi động.
Xuất phát từ Phước Lộc Thọ, đoàn biểu vừa tình hô to các khẩu hiệu vừa diễu hành sang khu vực Bánh Mì Lee Sandwiches, sau đó đi về phía đường Moran và dừng lại ở trước tòa soạn Nhật báo Người Việt. Người biểu tình tập trung theo hình vòng tròn để hội ngộ, lên tiếng, chia sẻ cùng nhau. Một số người Mỹ Latin, kể cả những người da trắng cũng tới đây để lên tiếng bảo vệ những người tị nạn có thể bị trục xuất, cho dù gia đình họ không có ai bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc gần 11 giờ trưa.
Như tin đã đưa, Hiệp định Trục xuất Công dân Việt Nam, ký ngày 22 tháng Giêng năm 2008 giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam. Theo Hiệp định này, những người Việt đến Mỹ từ ngày 12 tháng Bảy, năm 1995 và sau ngày này nếu đáp ứng đủ các điều kiện bị trục xuất, phía Việt Nam sẽ tiến hành nhận lại những người này về Việt Nam. Toàn bộ chi phí trục xuất sẽ do phía Mỹ đài thọ.
Tuy nhiên, mới đây, chính phủ Donald Trump muốn đàm phán lại hiệp định năm 2008, trong đó muốn mở rộng việc trục xuất những người Việt đã đến Mỹ trước ngày 12 tháng Bảy, 1995. Đại diện Bộ Ngoại giao hai nước đã đàm phán nhưng hiện chưa tiết lộ kết quả rằng liệu phía Việt Nam có đồng ý nhận lại những người bị trục xuất này hay không.
Nếu như cuộc đàm phán trên thành hiện thực, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang cư trú tại Mỹ nhưng chưa là công dân Mỹ nhưng lại vi phạm một lỗi lầm nào đó.
Tâm An
Liên lạc tác giả : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.
Từ chuyện Trường Việt ngữ Thăng Long, tới việc dạy tiếng Việt ở hải ngoại
Những năm gần đây, nhiều người đã nghe nói tới "Nghị quyết 36" của chính quyền cộng sản Việt Nam nhưng ít ai quan tâm và tìm hiểu xem nó là cái gì và ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của người Việt ở hải ngoại.
Lễ khai giảng Trường Việt ngữ Thăng Long (ảnh Sơn Tùng)
Cùng lúc đó trong các cộng đồng người Viêt hải ngoại có những hiện tượng như "sư quốc doanh" xuất hiện ngày càng nhiều, những nhạc hội có nghệ sĩ từ Việt Nam ra trình diễn ngày càng đông, những tờ báo chuyên đăng những bài đánh phá, gây chia rẽ trong cộng đồng và phỉ báng những người chống cộng có uy tín, và mới đây là "vụ Thúy Nga Paris by Night-VietFace" đang được dư luận đặc biệt chú ý.
Trong khi ấy, ít ai biết từ mấy năm nay Nghị quyết 36 đã "gõ cửa" Trường Việt ngữ Thăng Long ở Virginia, cách Sứ quán cộng sản Việt Nam ở Washington không quá 15 phút lái xe.
Khởi đầu là cho người tiếp xúc, đề nghị hợp tác với "Viện nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam" về việc giảng dạy tiếng Việt Nam ở các nước, trong đó có việc giảng dạy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam.
Sau đó là một điện thư từ Sứ quán cộng sản Việt Nam được gửi tới Trường Việt ngữ Thăng Long, đề nghị :
"Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đưa ‘Chương trình dạy Tiếng Việt trực tuyến miễn phí dành cho người Việt Nam ở nước ngoài’, sử dụng hai bộ sách giáo khoa ‘Quê Việt’ (dành cho người lớn) và ‘Tiếng Việt Vui’ (dành cho trẻ em và thanh thiếu niên) lên mạng internet.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ xin trân trọng giới thiệu Chương trình dạy và học tiếng Việt nêu trên và mong rằng Trường Việt ngữ Thăng Long sẽ hưởng ứng và sử dựng các chương trình nói trên trong giảng dạy tiếng Việt".
Tuy những móc nối này không đi đến đâu vì không có một đáp ứng nào từ Trường Việt ngữ Thăng Long, nhưng chúng tôi muốn nhân đây dóng lên tiếng chuông báo động, không chỉ cho Cộng đồng người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn, mà cũng liên hệ tới mọi Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Tết Trung Thu ở trường Việt Ngữ Thăng Long (Ảnh : Sơn Tùng)
Trước hết, những Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trên căn bản, cùng có chung một nguồn gốc, một hoàn cảnh, và một lý do để bỏ nước ra đi : là người Việt tại Miền Nam Việt Nam dưới vĩ tuyến 17, do biến cố 30/4/1975 khi Cộng sản Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa (một quốc gia tự do và hợp pháp được khoảng 100 nước trên thế giới nhìn nhận). Biến cố này đã tạo ra một cuộc bỏ nước ra đi ồ ạt chưa từng thấy của những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và đã trải qua những cuộc hành trình đầy gian nguy mà những người sống sót đã họp thành các Cộng đồng người Việt tại nhiều nước ở hải ngoại.
Như vậy, về luật cũng như về lý, hầu hết các Cộng đồng Người Việt ở hải ngoại không những không liên hệ gì tới chế độ cộng sản tại Việt Nam, mà còn chống lại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không kể một số người đã trở về Việt Nam với lý do riêng.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có căn bản pháp lý nào để gọi người gốc Việt ở hải ngoại là "Việt kiều" và can thiệp vào sinh hoạt của các Cộng đồng Người Việt (hay gốc Việt) ở hải ngoại.
Cái gọi là Nghị Quyết 36 (36-NQ/TW) của Bộ Chính trị khóa IX của Đảng cộng sản Việt Nam về "công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài", chỉ bộc lộ tham vọng đen tối của đảng cộng sản Việt Nam : xâm nhập, khai thác, lũng đoạn các Cộng đồng người Việt ở hải ngoại (cf Phụ chú 1 và 2).
Để chi tiết hóa và thi hành nghị quyết này, Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 5/4/2016 vạch rõ những "công tác" cộng sản Việt Nam sẽ thực hiện đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn 5 năm từ 2016 tới 2020, bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống của người Việt (hay gốc Việt) ở hải ngoại : chính trị, kinh tế, văn hóa, văn nghệ, báo chí truyền thông, giáo dục, tôn giáo…
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ tóm tắt vài điều cần thiết (một phần từ tài liệu của Nhà báo Phạm Trần) liên hệ tới chủ đề như sau :
- Có kế hoạch, biện pháp cụ thể chủ động đấu tranh, phân hóa và đối phó với các đối tượng cực đoan quá khích, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc để gây chia rẽ trong cộng đồng, gây tổn hại quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, nhất là ở các địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc.
- Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
- Nghiên cứu và cung cấp cho các Bộ, ngành, cơ quan trong nước kinh nghiệm quốc tế về thu hút các chuyên gia, trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học, nhà văn hóa, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài.
- Tăng cường kết nối doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước, xây dựng và vận hành kênh thông tin điện tử để phát huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, phát triển chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ban hành cơ chế khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài trao đổi và cung cấp thông tin về thị trường, thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng của người tiêu dùng với các đại diện xúc tiến đầu tư và thương mại của Việt Nam ở các nước, đặc biệt là các địa bàn trọng Điểm có nhiều người Việt sinh sống. Tăng cường hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến kiều bào về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, dạy và học tiếng Việt,… ; tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài tuân thủ luật pháp và chính sách của nước sở tại.
b) Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 - 2020, Đề án "Quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020", Đề án "Nâng cao chất lượng ấn phẩm, báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài" để tăng cường thông tin phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài…
c) Lập kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài bằng hệ thống truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại, nhất là tại các địa bàn tập trung đông người Việt Nam sinh sống ; hỗ trợ cung cấp nội dung thông tin và hợp tác sản xuất chương trình với các báo, đài của người Việt Nam ở nước ngoài ; tổ chức tập huấn và trao đổi nghiệp vụ báo chí với các phóng viên, biên tập viên kiều bào. Chủ động thiết lập quan hệ và tranh thủ các báo, đài có quan Điểm ủng hộ Việt Nam để đấu tranh phản bác lại luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của báo, đài, trang mạng nước ngoài có thái độ thù địch chống Việt Nam…
Tiếng Việt - tôn giáo - ca sĩ giao lưu
- Hỗ trợ cộng đồng duy trì tiếng Việt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
a) Tổng kết đánh giá hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2004 đến nay ; xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả việc triển khai chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
b) Tăng cường triển khai các chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến, phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu của người Việt Nam ở từng quốc gia, địa bàn, khu vực ; đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là các chương trình do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài biên soạn ; hướng dẫn khai thác, sử dụng miễn phí hai bộ sách học tiếng Việt : "Tiếng Việt vui" và "Quê Việt".
c) Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại các trung tâm văn hóa, các trường của các Hội người Việt Nam hoặc các cơ sở giáo dục, các tổ chức dạy tiếng Việt khác ở nước ngoài để tổ chức dạy và học tiếng Việt ; định kỳ tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
d) Đẩy mạnh công tác tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ; tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tạo Điều kiện để kiều bào được tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong nước.
(ngưng trích)
Được biết Trường Việt ngữ Thăng Long tại Virginia đã được thành lập trên 30 năm, bởi vài cá nhân trẻ thuộc "Hội Văn Hóa" (như chị Huyền, chị Hạnh, anh Đạt). Ý tưởng ban đầu chỉ là muốn sử dụng giờ sinh hoạt cuối tuần vào việc dạy Việt ngữ cho trẻ em. Sau đó, trường phát triển mạnh và tách khỏi "Hội Văn Hóa" từ niên học 1999/2000, khi có thêm được nhiều thân hữu tham gia vào việc dạy học và đã phát triển thành một trung tâm dạy Việt ngữ. Hiện nay ban quản trị có 6 người do Hoàng Vi Kha, một trong những khuôn mặt trẻ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng Vùng Hoa Thinh-Đốn, đảm nhận vai trò hiệu trưởng từ năm 2000.
Lễ khai giảng Trường Việt ngữ Thăng Long 2017-2018 (VIETV DC, 06/10/2017)
Ông Hoàng Vi Kha cho biết Trường không chỉ dạy Việt ngữ mà còn cả văn hóa, đạo đức, lịch sử và những kỹ năng hữu ích như tính sáng tạo, nhận xét, phân tích, tra cứu, trình bày vấn đề.
Trường luôn giới hạn số học sinh không quá 100 em để bảo đảm thầy cô mỗi lớp có thể kèm sát từng em. Mỗi lớp luôn có ít nhất 2 thầy cô và một phụ giảng (TA). Các cấp lớp gồm : mẫu giáo, lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và lớp đặc biệt đàm thoại cho người lớn. Trường học mỗi thứ bảy từ 9g30 sáng tới 12 giờ trưa, kéo dài từ tháng 9 cho tới tháng 6. Tương tự như một năm học của các trường Mỹ. Như thế sẽ tạo một sự liên tục với trường VYEA nơi dạy Việt ngữ vào mùa hè.
Trường có những sinh hoạt văn hóa, lịch sử, xã hội như : Hội Xuân, Tết Trung Thu, thi trẻ em tài năng, thi viết văn, thi sáng tác truyện, thi thực hiện những bài khảo cứu chuyên đề văn hóa hoặc lịch sử và đặc biệt luôn quan tâm tới vấn đề đức dục cũng như hướng dẫn trẻ em gần gũi với các hoạt động xã hội và các vấn đề hiện trạng ở Việt Nam. Trường cũng thực hiện các khóa tu nghiệp sư phạm cho thầy cô mỗi năm và biên soạn sách giáo khoa, ấn hành các tài liệu giảng dạy văn hóa, lịch sử.
Tóm lại, Trường Việt ngữ Thăng Long ở Virginia được điều hành và giảng dạy bởi những người có tinh thần quốc gia kiên định, đào tạo học sinh trở thành một con người tự do, không phải bị nhồi sọ theo kiểu cộng sản.
Không lung lạc hay thò tay được vào Trường Việt ngữ Thăng Long để thi hành Nghị quyết 27 và 36, đối phương đã giở trò phá hoại sở trường, rỉ tai xúi giục một số phụ huynh học sinh đưa ý kiến với ban quản trị "không nên đem chính trị vào nhà trường" !
Thế nào là "đem chính trị vào nhà trường" ? Chắc người đọc đã hiểu người cán bộ cộng sản muốn nói gì.
Hiện nay, các thư viện công cộng và thư viện các trường từ tiểu học tới đại học tại Mỹ đầy dẫy "sách giáo khoa" xuất bản tại Việt Nam. Những cuốn sách ấy không "đem chính trị vào nhà trường". Chúng chỉ sai sự thật và nhồi sọ học sinh, sinh viên với những tư tưởng cặn bã độc hại đã bị loài người tiến bộ đào thải.
Bà Triều Giang, chủ tịch Hội Bảo tồn Văn hóa và Lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, tức VAHF (Vietnamese American Heritage Foundation) cho biết khoảng năm 2006, tại Houston tràn ngập những quyển sách từ Việt Nam qua, trong đó có những quyển sách, tác phẩm rất sai lạc và có tính cách tuyên truyền. Thí dụ họ nói là việc đưa khoảng 3.000 em mồ côi sang bên này, hay còn gọi là Baby Lift vào năm 1975, là để huấn luyện thành… gián điệp và gái điếm…
Chưa hết, bà Triều Giang còn tới các thư viện công cộng ở Houston để làm việc chung với nhân viên thư viện, chỉ cho họ những cái sai chết người như trong bộ sách "Những người Mỹ mới" có tới 15 điều "sai lệch rất là trầm trọng", như đoạn nói ông Nguyễn Thái Học vào năm 1943 đã đổi tên thành… Hồ Chí Minh" !
Như thế là không đem chính trị vào trường học, còn nói tới tội ác của Việt Cộng đã tàn sát năm ngàn thường dân tại Huế trong cuộc tổng công kích tết Mậu Thân là "đem chính trị vào trường học".
Người Việt hải ngoại cần thức tỉnh và nhìn cho rõ. Do đâu cộng đồng luôn luôn xáo trộn ? Vì sao có quá nhiều hội đoàn chống phá nhau ? Tại sao có những người mồm nói "chống cộng" nhưng chuyên gây tranh cãi và xào xáo trong cộng đồng ? Có những tờ báo "quốc gia" chuyên đăng bài phỉ báng những người chống cộng có uy tín trong cộng đồng ? Vì sao con cái bỗng có tư tưởng thân cộng, tôn sùng Hồ Chí Minh, chống lại cha mẹ ?
Trở lại vụ Trường Việt ngữ Thăng Long, "chúng ta" - những tổ chức hội đoàn chưa bị nhộm đỏ trong Cộng đồng, những người muốn giữ "lằn ranh Quốc/Cộng", những phụ huynh học sinh quan tâm tới con cái, cần phải tích cực hơn trong việc bảo vệ và duy trì các trường dạy Việt ngữ "của người Quốc Gia" ở hải ngoại, chống lại sự len lỏi, xâm nhập của Nghị quyết 36, Nghị quyết 27.
Trước hết, chúng ta cần quan tâm tới việc dạy cho con cái nói tiếng Việt ngay từ lúc còn nhỏ và cho con theo học tại các Trường Việt ngữ trong Cộng đồng.
Không nên phó mặc con cái cho nhà trường Mỹ, trường Tây… mà cần phải lưu ý xem chúng đang học những gì, đọc những gì trong thư viện nhà trường, quan tâm hướng dẫn chúng về chính trị, thường xuyên cảnh giác trước sự xâm nhập của những tư tưởng độc hại vào đầu óc non nớt của chúng.
Chúng ta cần quan tâm và đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì, bảo vệ và mở rộng các Trường Việt ngữ trong Cộng đồng. Hiện nay, chúng ta chưa có sự đầu tư cần thiết cho các thế hệ tương lai một cách hữu hiệu và thực tế như tạo ra những sách giáo khoa, truyền thông, ngân quỹ dồi dào để có thể ngăn chặn những thứ độc hại của Nghị quyết 36, Nghị quyết 27.
Thực tế phũ phàng hiện nay là người Việt hải ngoại đang đổ về Việt Nam hàng chục tỉ đô-la "kiều hối" mỗi năm để nuôi béo băng đảng cộng sản Việt Nam, trong lúc chúng để dân nghèo cho "ta" cứu trợ, còn con em chúng ta thì phó mặc cho… Nghị quyết 36, Nghị quyết 27 !
Sơn Tùng
____
Phụ chú 1 : Phát hành hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt (GDVN, 09/01/2016)
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa quyết định giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên tập, thiết kế, chế bản, tạo file để đưa lên internet, in và phát hành hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt. Theo đó, bộ sách Tiếng Việt vui có 16 quyển, gồm : Sách Học sinh (6 quyển), sách Bài tập (6 quyển), sách Hướng dẫn giáo viên (4 quyển) ; Bộ sách Quê Việt có 14 quyển, gồm : Sách dạy tiếng Việt trình độ A, B, C (6 quyển), sách Bài tập trình độ A, B, C (6 quyển), sách Hướng dẫn giáo viên trình độ C (2 quyển).
Hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt - Ảnh : V.Hà
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, hai bộ sách này được in nhằm mục đích phục vụ việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bàn giao bản mềm hai bộ sách này cho văn phòng bộ để đăng tải lên trang : http//www.moet.gov.vn. Ngoài ra, Nhà xuất bản phải nộp sản phẩm lưu chiểu theo quy định và giao 400 bộ sáchTiếng Việt vui, 350 bộ sách Quê Việt cho Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và đào tạo) để sử dụng tập huấn giáo viên hàng năm.
PV
Đã hơn 5 năm kể từ khi tập sách cuối cùng của hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt được xuất bản và dạy thử nghiệm ở nhiều nước.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh : Nguyễn Khánh
Hiện Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao cho Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam tái bản hai bộ sách này.
Ở thời điểm này, đây là hai bộ giáo trình đầu tiên do các chuyên gia trong nước biên soạn, để hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài, theo định hướng như dạy một ngoại ngữ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - chủ biên bộ sách Tiếng Việt vui, đồng thời là người chủ trì xây dựng chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài - cho biết :
Nguyễn Minh Thuyết : Thực hiện dự án của Chính phủ về hỗ trợ dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài, do phó thủ tướng thời kỳ đó là ông Phạm Gia Khiêm làm trưởng ban chỉ đạo, năm 2005 chúng tôi đã hoàn thành việc xây dựng hai chương trình.
Một chương trình dành cho thanh thiếu niên từ 9-18 tuổi và một chương trình cho người lớn trên 18 tuổi. Sau khi chương trình được thẩm định, chúng tôi tiến hành biên soạn hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt từ năm 2006, đến năm 2010 thì hoàn thành. Mỗi bộ sách có 18 cuốn, phân chia thành 6 trình độ.
Mỗi trình độ gồm có sách cho học sinh, sách cho giáo viên và sách bài tập. Ngoài ra, một số nội dung hai bộ sách còn được thể hiện trên đĩa CD.
Qua thực tế tập huấn và phản hồi việc dạy học ở các nước, chúng tôi có chỉnh sửa bộ sách một lần. Nhưng đến nay sách mới được giao cho Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam xuất bản và phát hành theo hình thức sách điện tử và sách in để bà con, giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài truy cập, sử dụng miễn phí.
Tuổi Trẻ : Xin Giáo sư cho biết so với sách giáo khoa tiếng Việt dạy cho học sinh trong nước thì bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt có gì khác biệt ?
Nguyễn Minh Thuyết : Đối tượng học hai bộ sách này là người Việt định cư ở nước ngoài. Trong số thanh thiếu niên từ 9-18 tuổi học bộ Tiếng Việt vui, rất nhiều người sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, chỉ biết lõm bõm hoặc hoàn toàn không biết tiếng Việt.
Số người Việt trên 18 tuổi học tiếng Việt cũng là những người chưa nói được tiếng Việt. Vì thế, sách biên soạn cho các đối tượng trên gần giống như sách dạy ngoại ngữ. Tiếng Việt vui và Quê Việt đều chú trọng việc dạy giao tiếp chứ không phải dạy ngữ pháp.
Từ các bài học đến hệ thống bài tập đều đưa người học vào những tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó phát triển vốn từ ngữ và khả năng giao tiếp. Hai bộ sách đều xây dựng theo các chủ đề, chủ điểm cụ thể, gần gũi với đời sống của cộng đồng người Việt ở trong nước và nước ngoài.
Tuổi Trẻ : Việc biên soạn sách tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài có gặp nhiều khó khăn ?
Nguyễn Minh Thuyết : Cái khó nhất của tiếng Việt với người không biết tiếng Việt là thanh điệu. Nếu ở trong nước, sách giáo khoa tiếng Việt có thể dạy cùng lúc cả 6 thanh điệu thì với người học ở nước ngoài, phải tính toán cẩn thận để đưa ra những từ ngữ có thanh điệu dễ phát âm trước, khó phát âm sau, mỗi bài 2 thanh điệu thôi.
Ngoài ra là sự phức tạp trong xưng hô của tiếng Việt. Nếu các sách ngoại ngữ khác đều đưa chủ đề làm quen đầu tiên thì bộ sách Tiếng Việt vuikhông thể làm như vậy. Trong bộ sách Tiếng Việt vui, trước tiên chúng tôi dạy bài học về gia đình. Bài thứ 2 mới dạy cách xưng hô theo vị trí trong gia đình. Từ đó mới mở rộng ra cách xưng hô trong xã hội.
Tuổi Trẻ : Nội dung và hình thức hai bộ sách nói trên có định hướng lồng ghép việc giới thiệu hình ảnh đất nước, khơi dậy tình cảm hướng về quê hương của kiều bào không, thưa ông ?
Nguyễn Minh Thuyết : Sách dạy tiếng Việt cần giới thiệu phong cảnh, phong tục tập quán, kinh tế - văn hóa Việt Nam. Việc đưa vào sách những câu chuyện, hình ảnh gần gũi của Việt Nam cũng phù hợp với mong muốn của kiều bào.
Tuy vậy, để phù hợp với người học, nhất là trẻ em sinh ra ở nước ngoài, khi lựa chọn các tình huống giao tiếp đưa vào sách, chúng tôi cũng cân nhắc để làm sao người học không quá xa lạ.
Ngoài ra, sách là tài liệu chung để cộng đồng người Việt ở nhiều nước khác nhau sử dụng tham khảo. Mỗi cộng đồng người Việt xa xứ có một đặc điểm khác nhau, vì thế chúng tôi cũng chọn đưa vào sách những nội dung, hình ảnh thể hiện giá trị chung của người Việt ở mọi cộng đồng.
Tuổi Trẻ : Theo ông, tình hình dạy tiếng Việt ở nước ngoài như thế nào ? Hai bộ sách này có mang tính thống nhất để dạy cho người Việt ở nước ngoài ?
Nguyễn Minh Thuyết : Nhóm biên soạn chương trình và sách có phân công nhau đi khảo sát ở một số nước như Mỹ, Pháp, Thái Lan...
Sau này chúng tôi còn có các đợt tập huấn giáo viên ở các nước Đông Âu, Mỹ, Thái Lan và Lào. Hầu hết việc dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài đều do các giáo viên không chuyên đảm nhiệm.
Nhiều thầy cô không được đào tạo sư phạm cũng như không được đào tạo để dạy tiếng Việt. Tài liệu dạy học thì tự sưu tầm là chủ yếu. Một số thầy cô mang sách giáo khoa tiếng Việt dạy cho học sinh tiểu học trong nước sang dạy nên không hiệu quả. Khi Tiếng Việt vui và Quê Việt được biên soạn, dự án có in hơn 1.000 cuốn, chủ yếu phát cho các giáo viên dạy tiếng Việt từ các nước về Việt Nam tập huấn. Sau đó, nhiều người đã sử dụng bản photocopy hoặc chụp ảnh lại sách, đưa vào đĩa CD làm tài liệu dạy học.
Điều kiện dạy học ở mỗi cộng đồng người Việt các nước có những điểm khác nhau, nên hai bộ sách trên chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo, linh hoạt sử dụng, hoặc dựa vào đó biên soạn tài liệu chính thức dùng cho việc dạy học.
Vĩnh Hà thực hiện
Bộ Giáo dục và đào tạo giao Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ biên tập, thiết kế, chế bản, tạo file để đưa lên Internet, in và phát hành hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt. Cụ thể :
- sách Tiếng Việt vui in 437 bộ, với 2.622 quyển sách và 2.622 sách bài tập,
- sách Quê Việt in 387 bộ, với 2.322 quyển sách và 2.322 sách bài tập.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng giao Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam in sách phục vụ việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam có trách nhiệm bàn giao bản mềm hai bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt đã được biên tập cho văn phòng bộ để đăng tải lên trang http//www.moet.gov.vn. Tổng kinh phí thực hiện : 1.639.098.903 đồng (khoảng 72.000 USD).
Nguồn : Bộ Giáo dục và đào tạo