Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/11/2018

Nhân quyền Việt Nam tồi tệ : tra tấn và chết trong đồn công an

Tổng hợp

Việt Nam chối những vụ tra tấn và chết người trong đồn công an (Người Việt, 16/11/2018)

Hôm 16 tháng Mười Một, giới hoạt động bất bình thái độ của phái đoàn cộng sản Việt Nam do Thượng Tướng Lê Quý Vương dẫn đầu khi phủ nhận mọi cáo buộc về tra tấn cũng như về những cái chết trong đồn công an.

nq1

Phái đoàn Việt Nam tại buổi kiểm điểm Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn. (Hình : Facebook Nguyen Dinh Thang)

Tại phiên điều trần hai ngày trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, người ta thấy các thành viên Ủy Ban tỏ vẻ không đồng tình với câu trả lời từ phía phái đoàn Hà Nội.

Sau cuộc điều trần này, Ủy ban sẽ công bố bản "Quan sát kết luận" để đánh giá toàn bộ việc thực thi từng điều khoản theo Công ước chống tra tấn mà Việt Nam tham gia ký kết. Văn bản cũng đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam về vấn đề này.

Đáng lưu ý, các báo Việt Nam gần như không tường thuật về phiên điều trần, ngoại trừ một bản tin do Thông Tấn Xã Việt Nam phát đi khẳng định : "Báo cáo của phái đoàn Việt Nam thể hiện sự nghiêm túc và sẵn sàng chia sẻ, học hỏi cũng như quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói riêng".

Trong khi đó, theo dõi sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua mạng xã hội, giới quan sát thấy phái đoàn của ông Lê Quý Vương phải chật vật chống đỡ trước các câu hỏi về tình trạng tra tấn tàn bạo và những cái chết đáng nghi ngờ trong đồn công an. Các thành viên Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc xoáy vào chi tiết các vụ chết trong đồn công an ở Việt Nam có được điều tra bởi một nhóm công tác độc lập hay không, những kẻ vi phạm có bị truy tố theo đúng tội danh [tra tấn] hay không…

Phái đoàn Hà Nội cũng liên tiếp bị chất vấn về tình trạng công an đàn áp những người biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hồi tháng Sáu, 2018, cũng như vụ công an Cần Thơ bị cáo buộc bắt giữ, hành hung đạo diễn Đặng Quốc Việt xảy ra vài ngày trước phiên điều trần…

Các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc căn cứ vào các bản báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền Việt Nam của các tổ chức xã hội dân sự.

Theo Facebooker nhà quan sát Phạm Lê Vương Các, điều mỉa mai là Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc vừa nêu quan ngại dứt lời thì một sự việc ngay lập tức xảy ra tại Việt Nam : Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ, người đang thọ án 11 năm tù giam về tội "hoạt động lật đổ chính quyền", vừa bị 3 người tù hình sự giam cùng phòng tại nhà tù Chí Hòa "đánh bất tỉnh với nhiều vết thương gây nguy hiểm đến tính mạng", theo tin từ gia đình ông Độ.

Ông Các bình luận trên trang cá nhân : "Tình trạng cán bộ trại giam ‘ngại’ đụng chạm đến thân thể của các tù nhân chính trị, nhưng họ hay sử dụng đến các tù nhân hình sự để thực hiện hành động này là vấn đề khá phổ biến tại nhiều nơi giam giữ ở Việt Nam. Nhưng luật hình sự hiện hành thì lại không xử lý được hành vi này của cán bộ trại giam".

"Câu chuyện này minh chứng cho việc, dù Việt Nam đã báo cáo số vụ xử lý tra tấn chỉ đếm trên đầu ngón tay như là để chứng minh cho thành tích chống tra tấn của mình, nhưng Ủy ban Chống tra tấn lại đánh giá tình trạng tra tấn tại Việt Nam hiện nay là phổ biến, và đang lan tràn", ông Các viết. (T.K.)

***************

Đánh chết người, 2 công an bị bắt (Người Việt, 16/11/2018)

Điều tra cái chết của một nghi can cướp điện thoại di động, cơ quan hữu trách xác định, hai công an Trại tạm giam Công an quận 11 đã "dùng nhục hình" đánh chết người.

nq2

Ông Châu Dung Thành trước khi bị hai công an Trại tạm giam Công an quận 11, đánh chết. (Hình : Sài Gòn Giải Phóng)

Theo báo Người Lao Động, ngày 16 tháng Mười Một, Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã bắt khẩn cấp Trung úy Nguyễn Đình Nhơn (27 tuổi) và Thiếu úy Phùng Trần Hoàng (25 tuổi), cùng thuộc Công an quận 11, thành phố Sài Gòn, để điều tra tội "dùng nhục hình".

Sau khi điều tra việc ông Châu Dung Thành (35 tuổi, ngụ quận 11), nghi can "cướp giật tài sản" bị chết trong Trại tạm giam Công an quận 11, chỉ sau 12 tiếng bị bắt, Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phía Nam đã xác định đủ chứng cứ cho thấy hai ông Nhơn và Hoàng đã dùng nhục hình với ông Thành nên bắt giữ khẩn cấp.

Truyền thông Việt Nam nhắc lại vụ này xảy ra vào trưa ngày 17 tháng Mười, 2018. Khi đó ông Thành chạy xe máy, giật điện thoại của một người chạy xe ôm Grab đang đón khách. Nạn nhân tri hô rồi cùng người dân và đội tuần tra của Công an quận 11 truy bắt. Khi đến trước tiệm game bắn cá trên đường Tuệ Tĩnh, quận 11, ông Thành lao vào trong cố thủ và dọa tự tử.

Báo VnExpress cho hay, sau khoảng 3 giờ nhờ gia đình thuyết phục, công an mới bắt được ông Thành đưa về trụ sở Công an phường 13 (quận 11) để lấy lời khai. Tại đây, ông Thành "có biểu hiện thiếu hợp tác, đánh chửi lực lượng chức năng".

Đến 4 giờ sáng ngày 18 tháng Mười, ông Thành kêu bị bệnh và yêu cầu được đưa đi cấp cứu nhưng chết ngay tại bệnh viện. Kết quả giám định pháp y xác định, ông Thành tử vong do "phù phổi".

Trong khi đó, gia đình nạn nhân khẳng định, buổi sáng hôm trước khi bị bắt ông Thành vẫn khoẻ mạnh. Khi giảo nghiệm tử thi thì phát hiện cơ thể ông Thành có nhiều viết thương, tím tái và gãy 3 xương sườn.

Bà Châu Tuyết Minh, chị gái của nạn nhân cho hay, lúc gia đình lên nhận xác ông Thành về để mai táng còn bị công an làm khó, yêu cầu gia đình phải ký giấy biên bản không thưa kiện mới cho mang xác về.

Gia đình cho biết thêm, trong lúc đám tang đang diễn ra, công an hình sự còn theo dõi suốt mấy ngày trời và theo lên tới tận lò thiêu Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân mới thôi.

Ông Châu Dung Thành bị công an "dùng nhục hình" chết ngày 18 tháng Mười. Hôm 16 tháng 11, Thượng Tướng Lê Quý Vương dẫn đầu phái đoàn cộng sản Việt Nam đã chối bay chối biến tại phiên điều trần hai ngày trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, rằng không hề có tra tấn và đánh chết người trong đồn công an. (Tr.N)

***************

Bắt hai công an dùng nhục hình (RFA, 16/11/2018)

Hai công an quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh vừa bị bắt khẩn cấp với cáo buộc "Dùng nhục hình". Cả hai đều không nêu danh tính được cho là có liên quan đến cái chết của anh Châu Dung Thành sau 12 tiếng bị bắt.

nq3

Anh Châu Dung Thành trước và sau khi bị bắt - Courtesy PLO, Facebook

Truyền thông trong nước hôm 16 tháng 11 nhắc lại vụ việc xảy ra vào ngày 17/10. Khi đó anh Châu Dung Thành được mô tả là chạy xe máy, giật điện thoại của một người lái xe ôm công nghệ đang đón khách.

Nạn nhân tri hô dẫn đến việc người dân và đội tuần tra của Công an quận 11 truy bắt kẻ giật điện thoại. Khi đến trước tiệm game bắn cá trên đường Tuệ Tĩnh, Châu Dung Thành lao vào trong cố thủ, dọa tự tử.

Đến khoảng 4 giờ sáng 18/10, công an cho biết anh Thành nói bị bệnh và yêu cầu được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngay tại bệnh viện vì "phù phổi cấp".

Tuy nhiên Facebook Châu Tuyết Minh được cho là chị của nạn nhân đăng tải hình ảnh kèm lời tố cáo trên mạng xã hội, cho rằng em bà hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt giữ và khi khám nghiệm tử thi cơ thể có nhiều viết thương, tím tái và gãy 3 xương sườn.

Bà này còn cho hay lúc gia đình lên nhận xác về mai táng còn bị công an làm khó, yêu cầu gia đình phải ký giấy biên bản không thưa kiện mới cho mang xác về mai táng.

Gia đình cho biết thêm trong lúc đám tang đang diễn ra cảnh sát hình sự còn theo dõi suốt mấy ngày trời và theo lên tới lò thiêu Bình Hưng Hòa mới thôi.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên hệ được với gia đình để xác nhận vụ việc.

Vụ bắt giữ 2 công an diễn ra sau khi Việt Nam vừa điều trần trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ.

Trong 10 tháng đầu năm, đã có ít nhất 10 trường hợp tử vong sau khi bị công an bắt giữ mà lý do được nêu ra thường là "tự tử".

Cũng tin liên quan đến hành xử của công an, vào ngày 16 tháng 11, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng với truyền thông về video clip trong đó một thiếu tá công an phường thách thức người dân khi làm công vụ.

Bà Vũ thị Thu Hà, Chủ tịch Phường Tân Phú xác nhận với báo giới vào ngày 16 tháng 11 rằng vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14 tháng 11 và lãnh đạo Phường có nhắc nhở đối với công an.

Lời thách thức của vị thiếu tá công an cụ thể là ‘thích thì cởi đồ, chọn thời gian địa điểm’ được lãnh đạo Phường này giải thích vì do kích động trong lúc làm nhiệm vụ.

Sau đó vào tối ngày 15 tháng 11, video clip với hình ảnh và lới thách thức của công an như vừa nêu bị công khai trên mạng xã hội Facebook.

Gần đây, một số video clip về hành xử của công an bị đưa lên mạng xã hội và cơ quan chức năng phải có lời đính chính như vụ mới nhất là một công an té ngã khi làm việc với người dân mà theo nhận định từ video clip thì đó là ‘cú ngã nghiệp vụ’ nhằm làm cớ để bắt người.

https://youtu.be/KjPwm2rGKTs

*******************

Tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đức Độ bị tù hình sự đánh trong tù (RFA, 16/11/2018)

Thân nhân của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ cho biết anh này bị ba tù hình sự giam chung phòng đánh vào ngày 15 tháng 10 và đến nay vẫn phải điều trị.

nq4

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ - Courtesy FB Nguyễn Độ

Anh Nguyễn Văn Đức Ấn, anh trai của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ vào chiều ngày 16 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin như sau :

"Vào ngày 15 tháng 11 tôi và một người em nữa đến trại giam Chí Hòa để thăm Nguyễn Văn Đức Độ. Em tôi cho biết từ sau ngày xử sơ thẩm là 5 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng ngày nào cũng gây sự, khủng bố tinh thần Độ. Vào ngày 15 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng đó lại gây sự và ra tay đánh khiến Độ phải đạp cửa kêu cứu. Phó giám thị trại có vào làm việc ; Độ yêu cầu chuyển phòng giam ; nhưng không được đáp ứng và khi cán bộ rời đi và khóa cửa thì ba tù hình sự đánh Độ đến ngất xỉu.

Độ phải được điều trị từ đó đến ngày 15 tháng 11 khi gia đình đến thăm".

Anh Nguyễn Văn Đức Độ bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế trong vụ án cùng với ông Lưu Văn Vịnh theo cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Ba người khác cũng bị xử trong vụ này là ông Phan Trung, Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn.

***************

Quốc hội Châu Âu lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (RFA, 15/11/2018)

Hôm 13/11, Quốc Hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

nq5

Điều trần tại Nghị viện Châu Âu về EVFTA giữa EU và Việt Nam ở Brussels, Bỉ hôm 10/10/2018 - RFA

Nghị quyết nói rằng giới chức Việt Nam tiếp tục bỏ tù, sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân quyền, trong khi những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt với các án tù nhiều năm.

Những cái tên nổi bật được đưa ra trong nghị quyết bao gồm nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Nam Phong, và các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ, là những người đang phải chịu án tù nhiều năm.

Nghị quyết cũng lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật Tín ngưỡng Tôn giáo vì cho rằng những luật này đang giới hạn các quyền tự do căn bản của con người.

Quốc hội Châu Âu kêu gọi chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và EU phải chú trọng đến tình hình nhân quyền Việt Nam khi xem xét thông qua Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA).

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 15/11 đã có thông cáo viết rằng Hà Nội đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng EU sẽ cho qua vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi thảo luận hiệp định tự do thương mại. Human Rights Watch kêu gọi Ủy ban Châu Âu nên tiếp tục có đường lối cứng rắn với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Theo thống kê của Dự án 88, hiện có khoảng 160 nhà hoạt động đang phải thụ án tù tại Việt Nam.

**************

EU : Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại (VOA, 16/11/2018)

Nghị vin Châu Âu lên án h sơ nhân quyền Vit Nam tiếp tc t hi, kêu gi Hà Ni tr t do cho tt c các tù nhân chính tr và khuyến ngh các nước Châu Âu tăng cường gây sc ép đ Vit Nam ci thin h sơ nhân quyn.

nq6

Lê Đình Lượng là mt trong nhng tù nhân mà EU kêu gi Vit Nam phóng thích

Nghị vin Châu Âu đưa ra yêu cu này trong ngh quyết 2018/2925(RSP) ra ngày 15/11 về Vit Nam, đc bit là tình hình các tù nhân chính tr.

Nghị quyết này lên án ‘tình trng vi phm nhân quyn đang tiếp din’ trong đó có vic kết án, đe da, theo dõi, sách nhiu, hành hung và xét x không công bng nhm vào các nhà hot đng chính trị, nhà báo, blogger, nhng người bt đng chính kiến và bo v nhân quyn.

Nghị vin Châu Âu cũng lên án các đo lut ca Vit Nam mà h cho là ‘cn tr quyn con người và quyn t do cơ bn’, trong đó h nêu các đo lut như B lut Hình s, lut An ninh mạng và Lut Tín ngưỡng Tôn giáo.

Từ đó, cơ quan này đưa ra mt s li kêu gi đi vi chính quyn Hà Ni, trong đó có phóng thích tt c các tù nhân chính tr ‘ngay lp tc và vô điu kin’. Trong danh sách được Ngh vin Châu Âu yêu cu tr t do có các nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình, Nguyn Nam Phong, Nguyn Trung Trc và Lê Đình Lượng.

Ngoài ra, nghị quyết này cũng yêu cu Vit Nam ‘hy b hoc sa đi tt c các điu lut mang tính đàn áp’ và ‘đm bo rng mi quy đnh pháp lut phi phù hp vi tiêu chuẩn và nghĩa v quc tế v nhân quyn’. Ngh quyết còn kêu gi Vit Nam xây dng lut biu tình.

Đối vi các nhà hot đng nhân quyn, Ngh vin Châu Âu yêu cu Vit Nam chm dt mi hành vi cn tr và sách nhiu trong khi đi vi nhng người đang b giam gi, cơ quan này yêu cu phi đi x vi h phù hp vi tiêu chun quc tế, đm bo h không b tra tn và ngược đãi và được quyn tiếp xúc vi lut sư.

Về phía các nước thành viên EU, Ngh vin Châu Âu kêu gi tăng cường gây sc ép đ đt được nhng cải thin c th v nhân quyn Vit Nam, bao gm đt đánh giá đnh kỳ toàn cu ph quát (UPR) sp ti ca Vit Nam ti Hi đng Nhân quyn Liên hip Quc.

Nghị vin Châu Âu lp li li kêu gi cm bán cũng như nâng cp, bo trì cho Vit Nam tt c các dạng thiết b an ninh có th hoc đã được s dng đ đàn áp ni b, trong đó có c k thut giám sát trên mng.

quan này cho rng cam kết ci thin tôn trng nhân quyn và các quyn t do cơ bn ‘là mt mu cht’ ca quan h song phương gia Vit Nam và EU và có liên quan đến vic thông qua Hip đnh Thương mi T do EU – Vit Nam (EVFTA) cũng như Hip đnh Đi tác và Hp tác EU – Vit Nam (PCA).

********************

Chính phủ Việt Nam trấn áp người tham gia biểu tình trong tháng Sáu (VNTB, 16/11/2018)

Tuyên bố của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, trước Ủy ban Chống tra tấn của LiênHợp quốc.

nq7

15 người ở Đồng Nai bị kết án từ 8 đến 18 tháng tù vì tham gia biểu tình chống dự luật gây tranh cãi. Ảnh : TTXVN.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng thay mặt các tổ chức sau đây trong tuyên bố này :

* Boat PeopleSOS (BPSOS)

* Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD)

* Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Women for Human Rights- VNWHR)

* Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam- IJAVN)

* Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam (Former Vietnamese Prisoners of Conscience- FVPOC)

* Hội Bầu bí Tương thân

Trái ngược với tuyên bố của Chínhphủ Việt Nam trong báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Chống Tra tấn của Liên Hợp quốc (UNCAT),cán bộ công quyền thường xuyên thực hiện các hành vi tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục mà không bị trừng phạt. Một ví dụ minh hoạ là việc lực lượng an ninh Việt Nam đã thực hiện việc đàn áp một cách khốc liệt nhằm vào người tham gia biểu tình ôn hòa trong đợt biểu tình ở nhiều địa phương trong tháng 6 năm 2018 để phản đối hai dự án luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế.

Chính phủ Việt Nam đã không thể đưamột số điều khoản của UNCAT vào luật quốc gia vì chính quyền Việt Nam đã không tuânthủ các điều khoản này trong thực tế.

Chính phủ ViệtNam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đàn áp khốc liệt đối với người tham gia tuần hành ôn hòa trong các cuộc biểu tình được tiến hành vào tháng Sáu năm nay nhằm phản đối hai dự thảo luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế. Lực lượng an ninh vi phạm Điều 137 và 373 của Bộ luật Hình sự, những điều khoản cấm việc cố ý gây hại sức khoẻ cho người khác và tra tấn.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thành lập một cơ quan giám sát độc lập ở cấp quốc gia để giám sát việc thực hiện UNCAT, nhận báo cáo từ công dân Việt Nam và công dân nước ngoài- những người đã bị tra tấn, đảm bảo điều tra tất cả các tố cáo vi phạm, thông tin và giáo dục công chúng về UNCAT, và tư vấn cho Chính phủ về các biện pháp cải tiến.

Chúng tôi cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiến hành điều tra ngay lập tức tất cả các vụ tra tấn và hành vi bạo lực thực hiện bởi các quan chức nhà nước trong cuộc đàn áp tháng Sáu ; truy tố và trừng phạt những kẻ thực hiện tra tấn hoặc các hành vi khác đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục ; và đền bù một cách kịp thời, công bằng và hiệu quả cho tất cả các nạn nhân của những tội phạm đó.

2. Dựa trên thống kê từ báo cáo của Chính phủ Việt Nam, thì hoặc là việc tra tấn đã gia tăng sau khi Việt Nam phê chuẩn UNCAT, hoặc Việt Nam đã bỏ qua nhiều vụ tra tấn.

Đã có ít nhất 21 vụviệc liên quan đến tra tấn trong trại giam của cảnh sát liên quan đến các cuộc biểu tình trong tháng Sáu năm 2018. Tuy nhiên, không có điều tra nào được tiến hành trong các vụ việc được nêu. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam không đưa các vụ việc này vào báo cáo quốc gia về việc thực thi UNCAT.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam mời Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tra tấn đến thăm Việt Nam để gặp gỡ quan chức chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, người bảovệ nhân quyền và nạn nhân của tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục.

3. Trái ngược với tuyên bố đưa ra trong báo cáo quốc gia của Việt Nam, cảnh sát Việt Nam đã thường xuyên sử dụng tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục để khai thác thông tin hoặc buộc nghi can phải thừa nhận tội mà họ không gây ra.

Nhiều người trong số những người bị bắt giữ trong và sau các cuộc biểu tình tháng Sáu bị ép buộc cung cấp bằng chứng giả và bị đánh đập vì từ chối ký bản khai sai sự thật được soạn sẵn bởi sỹ quan thẩm vấn. Ít nhất một công dân Mỹ là một trong những nạn nhân - ông đã bị tra tấn trong hai ngày vì đã không tiết lộ thông tin về địa chỉ liên lạc của mình và từ chối ký vào một bản thú nhận không đúng sự thật và được viết bởi cảnh sát.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện hành động kịp thời, công bằng và hiệu quả để giải quyết mọi vụ kiện dân sự và kiến nghị đối với các điều tra hình sự do các nạn nhân này tố cáo.

4. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng bạo lực và tra tấn cùng với việc bỏ tù để ngăn chặn tự do hội họp ôn hòa, bao gồm cả việc tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa.

Ít nhất 66 người tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa đã bị cầm tù với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Đây là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do hội họp ôn hòa theo quy định tại Điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, và Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các cá nhân đã bị cầm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do hội họp ôn hòa.

Quay lại trang chủ
Read 632 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)