Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/01/2019

Đại gia bất động sản, xuất khẩu giảm, tù chính trị, Vũ nhôm, Thủ Thiêm nhảy lầu

Tổng hợp

Vạ lây (VNTB, 29/01/2019)

Dân kinh doanh nhà đất nói rằng đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp đã ‘chết’ lãng nhách, vì nhiều tay trùm khác còn lũng đoạn cả chính sách quốc gia trong đất đai.

daigia1

Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp

Trong 37 năm qua, bà Diệp ở tù 3 lần : lần đầu 2 tháng 15 ngày, 12 năm sau ở tù lần 2 dài 6 tháng 13 ngày. Hai lần đầu ở tù "oan sai" tổng cộng 8 tháng 28 ngày, nhưng lần sau cùng không thể "nhất quá tam", vì 2 lần trước bà không có đồng phạm. Còn lần này bà bị bắt cùng 3 đồng phạm là cán bộ trung - cao, gồm Nguyễn Thành Rum, cựu giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – ông còn là nguyên phó ban tư tưởng văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; Trần Nam Trang, nguyên phó giám đốc sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ; Vy Nhật Tảo, giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh ; và một đồng phạm cao cấp bị bắt trước bà Diệp là cựu phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài.

Dài dòng kể lể như vậy để thấy rằng bà Dương đã có ít nhiều vốn liếng lận lưng về chuyện đối mặt tù tội trong các áp phe làm ăn trên chốn thương trường. Lần ngã ngựa này, nhiều đồn đoán ngờ rằng bà Dương xem ra ít nhiều gặp nạn vạ lây của trâu bò húc nhau, vì bà còn là… dân xứ Bình Định.

Các đại gia quê gốc Bình Định được biết đến từng hô phong hoán vũ trên thương trường ít nhiều liên quan đến các quan chức chóp bu trong bộ máy cầm quyền là Trần Thị Hường (Tư Hường, đã mất), Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu ; Dương Thị Bạch Diệp ; Trần Bắc Hà ; Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ; Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ; Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Lê Phước Vũ là anh em cột chèo với bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người vừa bị phe cánh đối thủ chính trị ra đòn nhục nhã qua vụ xe công vụ đón phu nhân bộ trưởng tận cầu thang máy bay. Cả hai ông Lê Phước Vũ, Trần Tuấn Anh lại được xem thuộc nhóm thân cận thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ; dòng tộc bà Tư Hường cũng được xem là ‘phò thịnh không phò suy’ khi chuyển hướng sang thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Tương tự là ông Trần Bắc Hà liên quan đến nhóm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm của ông cựu thủ tướng trong tháng vừa qua còn bất ngờ với thông tin Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ ông Nguyễn Tấn Dũng, đã lãi lớn với nguồn vốn đầu tư mới đổ vào… Nhiều dự án điện từ năng lượng tái tạo ở miền Nam cũng liên quan đến sự vận động vốn của bà Phượng.

"Nếu có vấn đề chính trị ở đây thì đó xuất phát từ tranh giành làm ăn trong đất đai hiện nâng lên tầm quyền lực vùng miền…". Một doanh nhân trong ngành bất động sản từng là phóng viên tờ Nhà báo và Công luận, nhận định với người viết. Ông xa gần nói đến việc tập đoàn Vincom đang xí chỗ giữ rất nhiều vị trí đắc địa ở Sài Gòn ; gần đây là mặt bằng của siêu thị có doanh số cao nhất của Coop-Mart trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh đã phải đóng cửa để nhường cho Vincom. 

Thậm chí khu vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình bất chấp pháp luật và đạo lý đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai của cư dân nơi đây, có nguồn tin là cũng nhằm đến dự án của Vincom trong lãnh vực giáo dục.

"Nguồn vốn của Vincom đến từ các ông bà chủ nhà băng của Trung Hoa đại lục. Đây là điều rất đáng ngại !". Ông N.Q.K., thành viên của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, nói. Dường như có bóng dáng của đặc vụ trùm tình báo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang ở ngay tại Sài Gòn hậu thuẫn cho mọi hoạt động của Vincom, là điều mà ông K. dè dặt nêu ra.

Một cái tên được ông K. gợi ý là tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nếu có thể bằng vai phải lứa để cùng ‘song kiếm’ với Vincom ở Sài Gòn, có lẽ giờ đây chỉ còn mỗi Vạn Thịnh Phát. Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5-2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc. 

Ông Lê Thanh Hải là quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh được nhìn nhận là có mối quan hệ khắng khít với cả ông trùm mật vụ Chu Vĩnh Khang và với bà trùm bất động sản đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan.

Những ai sẽ bị vạ lây của những cú áp phe chính trị trong năm 2019 này ? Phải chăng sẽ nằm trong kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng, như nhận định của nhà quan sát chính trị là tiến sĩ Phạm Chí Dũng trên Đài Á Châu Tự Do : Ba chiếc ghế trống trong Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng bị bắt về tội tham nhũng vào tháng 12-2017, ông Đinh Thế Huynh, chính thức nghỉ bệnh vào tháng 3-2018, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, mất vào tháng 9-2018, đã không được bầu bổ sung. Đó là thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng muốn để ba chỗ trống, tạo nên sự tranh giành từ bên dưới lên, để ông có thể dễ dàng kiểm soát hơn. 

Việc tranh – giành này sẽ đưa đến những bắt bớ cho con tin quyền lực ? Cái đáng lo là thấp thoáng đàng sau hậu trường chính trị đó lại đang ẩn hiện bóng dáng của Trung Quốc.

Thảo Vy

******************

Xuất khẩu gạo, cà phê giảm/nhập siêu tăng trong tháng 1 (RFA, 29/01/2019)

Xuất khẩu gạo và cà phê hạt của Việt Nam bị giảm trong tháng 1/2019.

daigia2

Một khâu dây chuyến sản xuất hàng xuất khẩu - Ảnh minh họa. AFP

Tin tức vào ngày 29 tháng 1 do truyền thông trong nước được Reuters dẫn lại cho biết lượng cà phê hạt và gạo giảm tương ứng 19,1% và 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới, và đứng hàng thứ ba về gạo trên thế giới.

Xuất khẩu dầu thô cũng giảm về giá trị là 12,4% trong khi số lượng xuất lại tăng 28,6%.

Trong khi đó các sản phẩn dầu và khí hóa lỏng nhập khẩu lại tăng lên.

Nhìn chung, theo tờ VnEconomy Việt Nam nhập siêu 800 triệu đô la Mỹ trong tháng 1 năm 2019.

Cũng theo VnEconomy tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, 2018 được đánh giá là tốt, và là năm thứ ba liên tục mà Việt Nam có thặng dư về mậu dịch.

Hai Châu lục mà Việt Nam buôn bán nhiều nhất trong năm 2018 là Châu Á và Châu Mỹ, trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất.

******************

Cập nhật tình trạng hai tù nhân chính trị : Ngô Hào và Nguyễn Trung Trực (RFA, 28/01/2019)

Bị đột qụy, trại giam không báo

Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù tại trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bị đột quỵ trong nhà tù nhưng trại giam không hề báo cho gia đình.

daigia4

Ông Ngô Hào (trái) và ông Nguyễn Trung Trực (phải) RFA edit

Bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của ông Ngô Hào nói với RFA vào tối thứ Hai, 28/1 về chuyến thăm gặp của bà hôm 27/1 vừa qua :

Mình thấy bữa nay già và yếu quá. Anh bước đi run lập cà lập cập. Anh ở tù thời gian dài như vậy chắc anh không chịu nổi. Trước đây anh cũng đã bị đột quỵ một lần. Thời tiết bây giờ khắc nghiệt thì anh bị lại. Khi nghe tin là gia đình phải đi liền chứ không thể ở nhà vì không yên tâm. Án của ảnh là 15 năm mà nay anh mới ở được 6 năm, còn 9 năm nữa mà anh đã 72 tuổi, anh quá già rồi.

Theo lời bà Nguyễn Thị Kim Lan thì ông Ngô Hào nói với con trai liên lạc với các tổ chức khắp nơi nhờ cứu giúp ông ra khỏi tù chứ nếu phải thụ án tù tiếp một thời gian nữa thì chắc cuộc sống của ông sẽ rất ngắn. Bà Kim Lan cho biết tiếp :

Vô thăm anh chỉ có hai mẹ con thôi và phải nói chuyện bằng điện thoại với anh. Khi đó họ cũng nghe điện thoại bằng máy chủ, còn có một máy quay quay lại toàn bộ cuộc thăm gặp. Công an họ ngồi xung quanh. Mình ngồi ở ngoài, anh Hào ngồi ở trong, cách nhau một hàng kiếng.

Phía trại giam không hề báo cho gia đình việc ông Ngô Hào bị đột qụy mà gia đình bà chỉ được biết qua thông tin trên mạng. Theo lời bà Kim Lan thì phía công an cho rằng vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của họ nên họ không cần cho gia đình biết.

Còn gia đình khi nghe tin thì bà và con trai lập tức đi thăm ông dù sức khỏe bà cũng yếu do bệnh tật. Bà Lan kể :

Do một người quen của anh mình cùng ở trại với anh Hào đăng tin trên mạng nên gia đình biết anh Hào bị bệnh rồi mới lật đật ra ngoài trại liền coi tình hình như thế nào chứ ở nhà nóng ruột quá.

Mình đang tỉnh Phú Yên, con trai thì ở Sài Gòn. Chiều thứ Sáu con trai về, đến nhà là sáng thứ Bảy rồi hai mẹ con đi Quảng Nam. Đến trưa Chủ Nhật mới vô tới trại thăm được, sau đó phải đón xe trở về liền. Về đến nhà là sáng thứ Hai.

Bà cho biết gia đình có đề nghị với quản giáo và mấy cán bộ ở đó hôm thăm gặp, là cho gia đình được chăm sóc ông Hào khi ông đi khám chữa bệnh, nhưng họ không đồng ý, họ bảo rằng gia đình không được phép tham gia. Bà nói thêm :

Họ nói để họ lo nên họ không cho gia đình biết. Gia đình mới nói là nếu không cho gia đình biết, lỡ anh Hào có chuyện gì thì sao, họ nói họ đảm bảo họ lo.

Bà cho biết theo lịch thì một tháng chỉ được đi thăm một lần, nhưng do bản thân bà bị bệnh, sức khỏe yếu nên không thể đi thăm ông hàng tháng. Bà chia sẻ, do ít đi thăm nên không tiếp tế đủ thức ăn cho ông, thêm vào đó ông bị cao huyết áp nên dễ bị đột quỵ. Bà cho biết lần thăm tới có lẽ phải tháng Ba bà mới có thể đi thăm ông.

Bà lo rằng ông sẽ không sống nổi đến ngày mãn hạn tù nên cũng lên tiếng kêu cứu :

Gia đình bây giờ xin quý đài và bà con hải ngoại giúp đỡ bằng cách kêu gọi cho anh được tại ngoại để khám bệnh chứ sống trong trại thì chắc anh không còn nữa đâu chị ơi !

Hôm 11/9/2013, tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên kết án ông Ngô Hào 15 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông bị công an Phú Yên bắt hôm 8/2/2013 với lý do có những bài viết chống Đảng và Nhà nước. Từ khi bị bắt đến khi ra tòa người thân của ông không hề được gặp mặt.

Đầu năm 2015 ông bị chuyển từ trại giam ở Phú Yên, nơi gia đình sinh sống, ra trại An Điềm ở Quảng Nam.

Một trường hợp bị chuyển trại trước Tết

Cũng tin liên quan, tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực được cho biết bị chuyển trại từ Quảng Bình ra Thanh Hóa vào những ngày giáp Tết nhưng gia đình cũng không được thông báo mà chỉ biết tin qua một người bà con. Anh Nguyễn Quang Trung, con trai ông Trực cho RFA biết :

Ngày hôm qua cô của em gọi điện báo rằng hai hôm trước, tức hôm 25/1/2019, một người bà con của em ở gần trại tạm giam báo cho biết là trại tạm giam đã chuyển Bố em ra Thanh Hóa nhưng bên công an hoàn toàn không thông báo gì hết.

Ngày 15/1/2019 là hết hạn tạm giam của Bố em. Họ nói nếu án dưới 5 năm thì họ để lại trong tỉnh, còn lại thì họ chuyển trại nhưng gia đình không ngờ họ lại chuyển trại sớm như vậy.

Anh cho biết lần mới nhất anh và gia đình vào thăm ông Trực là hôm 16/1/2019. Tình hình sức khỏe và tinh thần của ông Trực tạm ổn, tuy mắt bị yếu và sụt cân do điều kiện giam giữ không tốt trong tù. Anh nói :

Mỗi tháng thì gia đình được thăm gặp một lần. Nói chuyện thì qua điện thoại và cách một tấm kiếng. Có người dẫn Bố em ra rồi có người ngồi canh xem mình nói gì. Họ cấm mình quy phim chụp hình luôn.

Gần ngay đi thăm thì gia đình sẽ điện vào trại tạm giam để biết chính xác Bố em đang bị giam ở trại nào thì bọn em đi thăm.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực, cựu phát ngôn nhân, kiêm Chi hội trưởng miền Trung của hội Anh Em Dân Chủ. Ông bị tòa án tỉnh Quảng Bình tuyên phạt 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong phiên sơ thẩm hôm 12/9/2018, và y án hôm phúc thẩm 26/12/2018.

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực, thì tại phiên tòa, ông Trực vẫn khẳng định một điều là ông không có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân, mà ông chỉ vận động, cổ súy cho dân chủ, dân quyền.

Diễm Thi

********************

Vụ án Vũ Nhôm, điển hình về cái bóng công an trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam (RFA, 28/01/2019)

Công an là lực lượng quan trọng bậc nhất trong các thể chế nhà nước theo mô hình cộng sản. Ngoài lực lượng chính qui công an còn có những tổ chức bán chính thức, những tổ chức chỉ điểm trong dân chúng.

daigia5

Ông Phan Văn Anh Vũ, thượng tá tình báo công an Việt Nam, bị xử tội tham nhũng. Thanh Niên

Theo số liệu của Tiến sĩ Cynthia M Horn, Đại học Western Washington, Hoa Kỳ thì trong xã hội Đông Đức trước kia cứ 8 người dân thì có một người hợp tác với công an.

Theo một số đánh giá thì ngân sách giành cho những lực lượng công an của Trung Quốc cao hơn cả ngân sách giành cho quân đội nước này.

Theo tìm hiểu của Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện sống tại Na Uy, lực lượng công an, hay bán công an tại Việt Nam cũng rất đông :

"Có rất nhiều loại công an, công an chìm công an nổi, công an kinh tế,… không có con số chính xác, nhưng theo một số nhà nghiên cứ đưa ra những con số có tính xấp xỉ thì ở Việt Nam cứ 10 người dân là có một công an".

Lực lượng khổng lồ này đòi hỏi một ngân sách rất lớn dành cho nó.

Từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào giữa thập niên 1980, bắt đầu có những doanh nghiệp gọi là doanh nghiệp đời sống của các cơ quan công an và quân đội.

Các doanh nghiệp này kinh doanh đủ thứ như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, chỉ có khác là chúng được những người công an quản lý, lợi nhuận được chia cho các viên chức trong ngành công an.

Theo những thông tin được báo Công an Đà Nẵng đưa ra vào năm 2016, Bộ Công an có 10 doanh nghiệp với tổng số vốn là 1200 tỉ đồng, kinh doanh từ viễn thông, xây dựng, cho đến đóng tàu biển. Thậm chí họ có cả những khu công nghiệp tại Hà Nội (Hoài Đức) và Sài Gòn (Nhà Bè).

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy có hai công ty do viên thượng tá công an này đứng tên kinh doanh bất động sản là Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam.

Tuy nhiên có vẻ như so với người anh em của Bộ Công an là Bộ Quốc phòng, thì bên phía quân đội có những công ty có bề thế hơn nhiều, nổi tiếng nhất là công ty Viettel kinh doanh viễn thông, và mới đây người đứng đầu nó là thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được cất nhắc lên làm Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

Vì lý do đó, cách đây vài năm có lời đồn đại cho rằng ngành công an mong muốn có được sự kinh doanh phát triển như bên quân đội, sau khi báo chí chính thống lên tiếng khá mạnh mẽ về chuyện không nên cho quân đội làm kinh tế.

Nhà quan sát Phạm Chí Dũng, từng phục vụ trong ngành công an nói với RFA vào năm 2017 :

"Đó chỉ là một dư luận nhất thời thôi, vào kỳ họp Quốc hội giữa năm 2017, được khuấy động bởi những thế lực bên trong ngành công an đưa ra vì họ thấy quân đội làm kinh tế dữ dội quá, chẳng lẽ công an không được làm ?"

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016, có đến bốn viên tướng công an nằm trong số 19 ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam. Ngoài ra trong số gần 200 thành viên Trung ương Đảng, cũng rất đông đảo các viên chức công an.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ bình luận về việc công an làm kinh tế :

"Một lực lượng đúng ra là để bảo vệ pháp luật, duy trì sự công bằng của pháp luật mà lại đi làm kinh tế, bằng cách dựa vào cái quyền uy của mình thì nó sẽ bóp méo nền kinh tế thị trường đi".

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy ông này dựa vào thẻ công an tình báo của mình để được mua những lô đất đắt tiền với giá rẻ, bán lại kiếm lời, nhưng trên danh nghĩa là tạo vỏ bọc cho hoạt động an ninh.

Các viên tướng công an ra tòa cùng ngày 28/1 với ông Vũ Nhôm công nhận một điều là các ông ấy đã ký những văn bản để thúc đẩy những hoạt động kinh tế của ông Vũ Nhôm được thuận tiện. Trong số những viên tướng này có ông Bùi Văn Thành, vào năm 2016 giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công an.

Các viên tướng công an cũng khai rằng họ thành lập những công ty như kiểu các công ty của ông Vũ Nhôm để che đậy cho hoạt động nghiệp vụ của ngành công an.

Bình luận về việc này, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết :

"Họ lập công ty để cài cắm người thì theo tôi ở nước nào cũng có, nhưng ở đây họ lại lợi dụng đặc quyền đặc lợi này để kinh doanh bất động sản, mua bán, chẳng biết có mua bán ma túy trong đó không nữa. Những ông tướng bị ở tù là như thế, và tôi cho là phải xử rất nghiêm".

Trong số các sĩ quan cao cấp của Bộ Công an bị đưa ra tòa trong vụ Vũ Nhôm, có hai người là thứ trưởng, một người làm phó của cục tình báo Bộ Công an nay đã giải tán, một người chuyên theo dõi các hoạt động của các doanh nghiệp ngành công an.

Trả lời câu hỏi liệu có nên chấm dứt hoạt động kinh tế của ngành công an, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp :

"Việc công an và quân đội không được làm kinh tế nữa là một chủ trương được đem ra nói nhiều năm nay rồi, cũng được đem ra bàn ở Quốc hội. Có những lĩnh vực không được làm nữa như là kinh doanh thuần túy, còn những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng thì có thể nên tiếp tục chẳn hạn như sản xuất vũ khí chẳn hạn".

Tuy nhiên về phương diện luật pháp, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết là ông cũng chưa thấy điều luật nào được đưa ra để hạn chế công an và quân đội làm kinh tế.

Theo quan sát của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, vào năm 2017, sau khi có nhiều dư luật về việc nên tách hoạt động kinh tế ra khỏi an ninh và quốc phòng, thì không thấy nói đến nữa, thậm chí một số quan chức còn đưa ra ví dụ thành công của một số công ty quốc phòng để làm minh chứng cho việc kinh doanh thành công.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay không thể nào tách hoạt động kinh doanh ra khỏi công an và quân đội vì những khoảng lợi ích quá lớn, mà Đảng Cộng sản lại dựa rất nhiều vào các lực lượng này để duy trì chế độ.

Kính Hòa

*********************

Phó phòng Ban quản lý Thủ Thiêm tử vong tại trụ sở trong thời gian nghỉ phép (VOA, 28/01/2019)

Một phó phòng Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm va được phát hin t vong sau khi rơi xung t tng 9 tòa nhà trụ s cơ quan vào sáng 28/1, trong thi gian đang ngh phép.

daigia6

Quy hoạch Khu đô th mi Th Thiêm.

Trong lúc truyền thông trong nước trích dn nhn đnh ban đu t Ban qun lý khu đô th cho rng có th cán b này t vn vì "áp lc công vic", các ý kiến trên mng đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca ông.

Theo tường thut ca Vietnamnet, ông Nguyn Minh Long, 43 tui, Phó phòng Qun lý quy hoch-kiến trúc ca Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm, được phát hin đã chết sau khi bo v ca tr s Ban qun lý phát hin có người rơi từ tầng 9 xung đt.

Cán bộ này đã làm vic cho Ban qun lý t năm 2007 và "luôn hoàn thành tt nhim v", Vietnamnet dn thông tin t Ban qun lý Th Thiêm cho biết. Tuy nhiên gn đây, vào ngày 18/12/2018, ông Long đã np đơn xin ngh vic vi lý do "sc khe không đm bo vi áp lc công vic được giao, kh năng qun lý cp phòng chưa thc s trn vn và do gia đình đơn chiếc, phi sp xếp thi gian chăm sóc 2 con nh".

Vào ngày 21/12/2018, ông Long nộp đơn xin ngh phép t ngày 24/12/2018 – 30/1/2019 đ "giải quyết vic riêng gia đình và ngh ngơi n đnh li sc khe".

Sáng 28/1, cán bộ này ti cơ quan đ làm bn đánh giá đng viên cui năm và đã xy ra s vic trên, theo báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện chưa có thông tin gì t cơ quan điu tra v nguyên nhân cái chết ca ông Long. Tuy nhiên, nhiu bình lun trên mng xã hi đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca cán b này.

"Có phải b rơi tht không", Facebook Đa Ch Cu Khóng đt câu hi.

"Phó phòng đấy, sao li t rơi xung được nh ?", tài khon tên Thun Nguyễn Văn có chung thc mc.

Một s ý kiến khác còn đt ra gi thuyết v kh năng ông Long b "bt ming" gia bi cnh cuc đu pháp lý gia người dân và chính quyn, cũng như các cuc thanh tra nhà nước v nhng sai phm nghiêm trng v đt đai khu đô thị mi Th Thiêm vn chưa có hi kết.

Dự án Khu Đô th mi Th Thiêm được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyt vào cui năm 2005 vi mc tiêu biến bán đo này thành mt trung tâm thương mi, tài chính vi các tòa nhà cao tng, khu mua sm, h thng cơ s h tng tiên tiến, hin đi. Tuy nhiên, vic gii ta thi công đã vp phi nhiu ch trích, phn đi ca cư dân đa phương. Hàng trăm cư dân đã b đy vào cnh màn tri chiếu đt trong gn 20 qua, thm chí có gia đình đã có người t vn vì không chu ni ut c khi b chính quyền cưỡng chế ly đt.

Quay lại trang chủ
Read 644 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)