Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắt hàng loạt đại gia bất động sản có giúp thị trường tài chính Việt Nam thăng hạng ?

Mạng báo Finance Magnates  hôm 21/4 đưa tin về việc Việt Nam bắt giam, khởi tố các đại gia trong ngành chứng khoán, bất động sản. Tờ này đồng thời đưa ra nhận định rằng hành động trên của Chính phủ Việt Nam là nhằm nâng cao vị trí của thị trường chứng khoán nước này trong mắt quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế - luật trong ghi nhận sau đây nhận định khác, khi cho rằng các vụ bắt bớ trên đều có sự chống lưng, dính líu đến các quan chức Nhà nước cấp cao.

bat1

Các "đại gia" chứng khoán vừa bị bắt, gồm ông Đỗ Anh Dũng, Đỗ Thành Nhân, Đỗ Đức Nam và Trịnh Văn Quyết (từ trái qua) - RFA edited

Nâng hạng thị trường tài chính Việt Nam ?

Có thể điểm lại hàng loạt nhân vật nổi bật trong ngành bất động sản và tài chính tại Việt Nam bị bắt gần đây như ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Louis Holdings, và Đỗ Đức Nam - Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt bị bắt vào ngày 20/4, với cáo buộc "Thao túng thị trường chứng khoán".

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch tậđoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố. Việc bắt hai ông Quyết và Anh Dũng được nhiều người quan sát tình hình xã hội, chính trị và kinh tế Việt Nam cho rằng, đó là động thái "mạnh tay" mà chính quyền Việt Nam thực hiện nhằm xử lý sai phạm liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.

Truyền thông Nhà nước cùng lúc lên tiếng cho rằng các cuộc trấn átrên, theo lệnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhằm cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Việt Nam có thể được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi hạng hai (secondary emerging market), đó là lý do tại sao Thủ tướng Chính phủ ra lệnh trừng phạt, theo tờ Finance Magnates nhận định.

Tuy vậy, với góc nhìn của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nếu Việt Nam muốn làm trong sạch, nâng hạng thị trường chứng khoán, thì Chính phủ Việt Nam không chỉ thực hiện các vụ bắt giữ, mà cần phải thay đổi các chính sách để thị trường tài chính của Việt Nam thông thoáng và được tín nhiệm. Ông nói tiếp :

"Cho nên phải giải quyết những vấn đề mà nó còn ấu trĩ, chưa làm tới nơi tới chốn. Thứ nhất Chính phủ phải theo dõi một cách sát sao hơn những việc làm theo quy định của luật pháđương thời.

Đồng thời nghiên cứu những cơ chế luật pháp khác để cho chặt chẽ hơn để cho thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nó thông thoáng và minh bạch.

Ngoài ra, để thu hút đầu tư nước ngoài, theo ông Bùi Kiến Thành, Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề tham nhũng, "lót tay" đối với các doanh nghiệp (DN) nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam :

"Không chỉ riêng gì FLC hay Tân Hoàng Minh, mà đa số các tậđoàn có mặt ở Việt Nam đều có ít nhiều có mối quan hệ với các viên chức Nhà nước, có vấn đề đi đêm với ông này, ông kia. Cho nên Nhà nước Việt Nam cần phải làm sạch vấn đề tham nhũng là ưu tiên hàng đầu để thu hút đầu tư nước ngoài.

Mỹ không đầu tư vào Việt Nam nhiều là bởi vì không giải quyết được vấn đề tham nhũng. Luật về tham nhũng ở bên Mỹ là nó phạt hình sự đối với những công ty lo lót, quà cáở Việt Nam. Cho nên Mỹ không làm việc được với Việt Nam bởi vì bị kẹt cái vấn đề tham nhũng".

bat2

Hình minh hoạ. Một nhà đầu tư nhìn màn hình thị trường chứng khoán ở Hà Nội hôm 20/7/2015. Reuters

Đại gia bất động sản có được quan chức "chống lưng" ?

"Chiến dịch" trấn áp như vừa nêu của Chính phủ Việt Nam được luật sư, học giả và là cựu tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ, người có kinh nghiệm 30 năm là cán bộ Ngoại giao ở Việt Nam, cho rằng cần được nhìn trên nhiều góc ngách khác nhau.

Ông lý giải, xét về bề nổi thì các đại gia bất động sản đều liên quan đến chứng khoán, vì một lẽ ngoài ăn chênh lệch giá giữa đất mà họ mua từ chính quyền với giá rẻ rồi bán lại cho dân với giá cao, sau đó họ lại đưa những sản phẩm của họ lên sàn chứng khoán. Như vậy là họ lại ăn tiếp thêm một lần nữa theo phương thức thao túng thị trường bất động sản, bằng cách cùng nhau phối hợp mua bán giả tạo, đẩy giá công ty lên cao, rồi có một số lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao vào và họ lại xả hàng và đánh sập xuống, rồi họ lại quay vòng. Ông Vũ bình luận thêm :

"Việc bắt các đại gia đấy tôi công nhận là có góp phần làm thanh lọc thị trường chứng khoán. Những tay đại gia không lấy kinh doanh sản xuất là nền tảng mà chỉ toàn chơi trò lừa đảo các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ".

Theo luật sư Cù Huy Hà Vũ, bản chất của các vụ án này cần được nhìn nhận ở một mức độ sâu xa hơn, đó là mối quan hệ giữa quan chức Nhà nước và các doanh nghiệp "thân" chính quyền.

Tại sao vậy ? ông Vũ giải thích thêm vì Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam quy định "Đất đai là tài sản của toàn dân nhưng lại do Nhà nước quản lý". Thực tế có nghĩa là Chính phủ này có quyền ban phát tài sản đó cho những ai thân cận với họ. Cho nên, ông nói, điều đó đã khiến hình thành nhóm lợi ích hay là nhóm thân hữu có quan hệ chặt chẽ với chính quyền để trục lợi từ các chính sách :

"Bản thân tôi khi còn làm ở văn phòng luật thì đã có rất nhiều kinh nghiệm cụ thể về việc chính quyền câu kết với các doanh nghiệp thân hữu để lấy đất của người dân, hay nói cách khác là cướđất của người dân giao cho các doanh nghiệp thân hữu. Cụ thể là trường hợp Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư Đà Nẵng đã cướđất của dân.

Những dự án đến hàng chục, hàng trăm hecta như FLC và Đỗ Anh Dũng thì rõ ràng là phải có chuẩn thuận từ Chính phủ. Cho nên tôi khẳng định trong các vụ án này có sự dính líu và chống lưng của các quan chức cấChính phủ, chứ không phải chỉ ở cấp tỉnh và thành phố. Tôi tin rằng nếu làm theo đúng pháp luật thì những quan chức đó chắc chắn sẽ phải bị khởi tố".

Chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ?

Quay trở lại với nhận định rằng thật ra những vụ khởi tố, bắt giam lãnh đạo các doanh nghiệp "thân" Nhà nước gần đây đều là do các phe cánh trong đảng đấu đá, tranh giành quyền lực, chứ không phải chính quyền thực lòng muốn chống tham nhũng, thao túng trong thị trường tài chính, ông Cù Huy Hà Vũ cho biết ý kiến :

"Nói một cách công bằng thì có cả hai khía cạnh. Cái đầu tiên là về ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tôi chưa bàn đến chuyện theo đường lối Chủ nghĩa Xã hội là đúng hay sai, tôi chỉ nói về chính sách chống tham nhũng của ông ấy thì tôi tin là ông Trọng thật lòng chống tham nhũng.

Bởi vì theo đánh giá của tôi, cho đến giờ tôi chưa có một thông tin cụ thể nào việc ông ấy dính líu đến các bê bối nào, giống như Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, khía cạnh thứ hai rằng phải chăng việc bắt các đại gia vừa rồi, bản thân tôi khẳng định là các đại gia bất động sản bị bắt đều có các quan chức chống lưng. Vậy thì đánh các đại gia bất động sản này cũng đồng nghĩa với việc là đánh những kẻ chống lưng, sẽ dẫn đến chuyện là các mảnh đất màu mỡ sẽ được chuyển cho các quan chức chính quyền khác.

Đối với những ý kiến cho rằng đó là việc đấu đá nội bộ, tôi cho rằng cái "miếng ăn" rất màu mỡ bị chuyển từ nơi này sang nơi kia, bằng cách triệt hạ các đại gia, có thể dẫn đến triệt hạ các đối thủ trong chính quyền. Cho nên người ta nói rằng chuyện đó là đấu đá nội bộ để ăn chia thì tôi thấy rằng chuyện đó hoàn toàn có lý".

Từ những ý kiến của luật sư Cù Huy Hà Vũ có thể liên tưởng đến nhận định trong một bài viết được đăng tải trên tờ Nikkei Asia Hôm 13/4, rằng các công ty lớn của Việt Nam đang lọt vào tầm ngắm"trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ Hà Nội.

Và rằng đó là do người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, vì lo ngại tình trạng đút lót lan tràn sẽ làm lung lay thể chế độc đảng của Việt Nam.

Nguồn : RFA, 25/04/2022

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

"Thành phố Hồ Chí Minh muốn tới tận 'tổ' mời 'đại bàng'". Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy về các nhà đầu tư lớn, tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 26 khóa X ngày 30/3.

daibang01

Việc đại bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân là Thành phố Hồ Chí Minh phải xác định 10-15 nhà đầu tư lớn ở mỗi lĩnh vực, cử đoàn đến nước họ để gặp gỡ, chào hàng. Trong số đó mà chỉ cần 3-5 người tới đã là mừng rồi. Thắc mắc ở đây là ẩn tình gì khi ông Nguyễn Thiện Nhân quyết đi tìm đại bàng ?

Bài học nhập môn về quản trị kinh doanh nói rằng, chim đại bàng không bay cùng chim sẻ và các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời. Việc đại bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Tiếp theo, lý thuyết cũng diễn giải rằng, vừa bay ở độ cao vượt trội, đại bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. 

Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm đại bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi. Nếu bạn đã có mục tiêu rõ ràng, hãy lên kế hoạch và thực hiện đến khi đạt được kết quả như ý mới thôi. Mục tiêu càng xa càng nhiều rủi ro, nhưng càng nhiều rủi ro thì thành công càng lớn.

Như vậy, khi Việt Nam đeo đuổi "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chính là đang tạo sự khác biệt, không cần phải giống với mọi người. Thế nhưng nếu như sự khác biệt đó của đại bàng là đích nhắm đến con mồi từ khoảng xa 5 cây số, thì mãi cho tới nay những nhà chính trị Việt Nam vẫn mịt mờ cái đích và chưa rõ ‘con mồi’ là gì. Nhắc đến điều này, cần biết tiếp tới bài học thứ ba trong quản trị từ đại bàng.

Khác với kền kền là loài thường ăn động vật chết, thối rữa, đại bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết, mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới. Phải luôn phải nhớ rằng nhiều điều tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục theo chiều hướng tốt đẹp hơn. 

Điều khuyên ở trên có ý nghĩa ra sao khi mà ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã từng đặt vấn đề khi thảo luận "Về chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII : "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không sai. Nhưng bây giờ phải rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào ? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng xã hội chủ nghĩa" là nói về vai trò của Nhà nước…".

Cũng về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong một cuộc phỏng vấn, ông Bùi Quang Vinh đã nói một câu mà đến nay người ta vẫn còn hay nhắc tới : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng từng là giám đốc sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Có lẽ ẩn tình sau giấc mơ tìm đại bàng là câu chuyện liên quan đến nguyên tắc cuối cùng của quản trị : Đại bàng là loài chim có thể sống tới 70 tuổi, nhưng để sống tới tuổi đó, ở tuổi 40 chúng phải có 1 quyết định quan trọng : Thay đổi hay là chết !

Sinh học mô tả, khi đại bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa. Ở đó, nó rủ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rủ hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống. Điều đó muốn gợi ý, thỉnh thoảng cần phải rủ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

Phải chăng ông Nguyễn Thiện Nhân muốn thoát khỏi sự già nua của một thứ chủ nghĩa đã dậm chân tại chỗ suốt gần 90 năm qua, kể từ cột mốc 3/2/1930 ? Hãy để ngày ấy lụi tàn. Bởi đại bàng chỉ bay với những con đại bàng khác…

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 02/04/2019

Published in Diễn đàn

Vạ lây (VNTB, 29/01/2019)

Dân kinh doanh nhà đất nói rằng đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp đã ‘chết’ lãng nhách, vì nhiều tay trùm khác còn lũng đoạn cả chính sách quốc gia trong đất đai.

daigia1

Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp

Trong 37 năm qua, bà Diệp ở tù 3 lần : lần đầu 2 tháng 15 ngày, 12 năm sau ở tù lần 2 dài 6 tháng 13 ngày. Hai lần đầu ở tù "oan sai" tổng cộng 8 tháng 28 ngày, nhưng lần sau cùng không thể "nhất quá tam", vì 2 lần trước bà không có đồng phạm. Còn lần này bà bị bắt cùng 3 đồng phạm là cán bộ trung - cao, gồm Nguyễn Thành Rum, cựu giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – ông còn là nguyên phó ban tư tưởng văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; Trần Nam Trang, nguyên phó giám đốc sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ; Vy Nhật Tảo, giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh ; và một đồng phạm cao cấp bị bắt trước bà Diệp là cựu phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài.

Dài dòng kể lể như vậy để thấy rằng bà Dương đã có ít nhiều vốn liếng lận lưng về chuyện đối mặt tù tội trong các áp phe làm ăn trên chốn thương trường. Lần ngã ngựa này, nhiều đồn đoán ngờ rằng bà Dương xem ra ít nhiều gặp nạn vạ lây của trâu bò húc nhau, vì bà còn là… dân xứ Bình Định.

Các đại gia quê gốc Bình Định được biết đến từng hô phong hoán vũ trên thương trường ít nhiều liên quan đến các quan chức chóp bu trong bộ máy cầm quyền là Trần Thị Hường (Tư Hường, đã mất), Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu ; Dương Thị Bạch Diệp ; Trần Bắc Hà ; Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ; Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ; Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Lê Phước Vũ là anh em cột chèo với bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người vừa bị phe cánh đối thủ chính trị ra đòn nhục nhã qua vụ xe công vụ đón phu nhân bộ trưởng tận cầu thang máy bay. Cả hai ông Lê Phước Vũ, Trần Tuấn Anh lại được xem thuộc nhóm thân cận thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ; dòng tộc bà Tư Hường cũng được xem là ‘phò thịnh không phò suy’ khi chuyển hướng sang thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Tương tự là ông Trần Bắc Hà liên quan đến nhóm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm của ông cựu thủ tướng trong tháng vừa qua còn bất ngờ với thông tin Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ ông Nguyễn Tấn Dũng, đã lãi lớn với nguồn vốn đầu tư mới đổ vào… Nhiều dự án điện từ năng lượng tái tạo ở miền Nam cũng liên quan đến sự vận động vốn của bà Phượng.

"Nếu có vấn đề chính trị ở đây thì đó xuất phát từ tranh giành làm ăn trong đất đai hiện nâng lên tầm quyền lực vùng miền…". Một doanh nhân trong ngành bất động sản từng là phóng viên tờ Nhà báo và Công luận, nhận định với người viết. Ông xa gần nói đến việc tập đoàn Vincom đang xí chỗ giữ rất nhiều vị trí đắc địa ở Sài Gòn ; gần đây là mặt bằng của siêu thị có doanh số cao nhất của Coop-Mart trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh đã phải đóng cửa để nhường cho Vincom. 

Thậm chí khu vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình bất chấp pháp luật và đạo lý đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai của cư dân nơi đây, có nguồn tin là cũng nhằm đến dự án của Vincom trong lãnh vực giáo dục.

"Nguồn vốn của Vincom đến từ các ông bà chủ nhà băng của Trung Hoa đại lục. Đây là điều rất đáng ngại !". Ông N.Q.K., thành viên của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, nói. Dường như có bóng dáng của đặc vụ trùm tình báo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang ở ngay tại Sài Gòn hậu thuẫn cho mọi hoạt động của Vincom, là điều mà ông K. dè dặt nêu ra.

Một cái tên được ông K. gợi ý là tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nếu có thể bằng vai phải lứa để cùng ‘song kiếm’ với Vincom ở Sài Gòn, có lẽ giờ đây chỉ còn mỗi Vạn Thịnh Phát. Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5-2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc. 

Ông Lê Thanh Hải là quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh được nhìn nhận là có mối quan hệ khắng khít với cả ông trùm mật vụ Chu Vĩnh Khang và với bà trùm bất động sản đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan.

Những ai sẽ bị vạ lây của những cú áp phe chính trị trong năm 2019 này ? Phải chăng sẽ nằm trong kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng, như nhận định của nhà quan sát chính trị là tiến sĩ Phạm Chí Dũng trên Đài Á Châu Tự Do : Ba chiếc ghế trống trong Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng bị bắt về tội tham nhũng vào tháng 12-2017, ông Đinh Thế Huynh, chính thức nghỉ bệnh vào tháng 3-2018, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, mất vào tháng 9-2018, đã không được bầu bổ sung. Đó là thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng muốn để ba chỗ trống, tạo nên sự tranh giành từ bên dưới lên, để ông có thể dễ dàng kiểm soát hơn. 

Việc tranh – giành này sẽ đưa đến những bắt bớ cho con tin quyền lực ? Cái đáng lo là thấp thoáng đàng sau hậu trường chính trị đó lại đang ẩn hiện bóng dáng của Trung Quốc.

Thảo Vy

******************

Xuất khẩu gạo, cà phê giảm/nhập siêu tăng trong tháng 1 (RFA, 29/01/2019)

Xuất khẩu gạo và cà phê hạt của Việt Nam bị giảm trong tháng 1/2019.

daigia2

Một khâu dây chuyến sản xuất hàng xuất khẩu - Ảnh minh họa. AFP

Tin tức vào ngày 29 tháng 1 do truyền thông trong nước được Reuters dẫn lại cho biết lượng cà phê hạt và gạo giảm tương ứng 19,1% và 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới, và đứng hàng thứ ba về gạo trên thế giới.

Xuất khẩu dầu thô cũng giảm về giá trị là 12,4% trong khi số lượng xuất lại tăng 28,6%.

Trong khi đó các sản phẩn dầu và khí hóa lỏng nhập khẩu lại tăng lên.

Nhìn chung, theo tờ VnEconomy Việt Nam nhập siêu 800 triệu đô la Mỹ trong tháng 1 năm 2019.

Cũng theo VnEconomy tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, 2018 được đánh giá là tốt, và là năm thứ ba liên tục mà Việt Nam có thặng dư về mậu dịch.

Hai Châu lục mà Việt Nam buôn bán nhiều nhất trong năm 2018 là Châu Á và Châu Mỹ, trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất.

******************

Cập nhật tình trạng hai tù nhân chính trị : Ngô Hào và Nguyễn Trung Trực (RFA, 28/01/2019)

Bị đột qụy, trại giam không báo

Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù tại trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bị đột quỵ trong nhà tù nhưng trại giam không hề báo cho gia đình.

daigia4

Ông Ngô Hào (trái) và ông Nguyễn Trung Trực (phải) RFA edit

Bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của ông Ngô Hào nói với RFA vào tối thứ Hai, 28/1 về chuyến thăm gặp của bà hôm 27/1 vừa qua :

Mình thấy bữa nay già và yếu quá. Anh bước đi run lập cà lập cập. Anh ở tù thời gian dài như vậy chắc anh không chịu nổi. Trước đây anh cũng đã bị đột quỵ một lần. Thời tiết bây giờ khắc nghiệt thì anh bị lại. Khi nghe tin là gia đình phải đi liền chứ không thể ở nhà vì không yên tâm. Án của ảnh là 15 năm mà nay anh mới ở được 6 năm, còn 9 năm nữa mà anh đã 72 tuổi, anh quá già rồi.

Theo lời bà Nguyễn Thị Kim Lan thì ông Ngô Hào nói với con trai liên lạc với các tổ chức khắp nơi nhờ cứu giúp ông ra khỏi tù chứ nếu phải thụ án tù tiếp một thời gian nữa thì chắc cuộc sống của ông sẽ rất ngắn. Bà Kim Lan cho biết tiếp :

Vô thăm anh chỉ có hai mẹ con thôi và phải nói chuyện bằng điện thoại với anh. Khi đó họ cũng nghe điện thoại bằng máy chủ, còn có một máy quay quay lại toàn bộ cuộc thăm gặp. Công an họ ngồi xung quanh. Mình ngồi ở ngoài, anh Hào ngồi ở trong, cách nhau một hàng kiếng.

Phía trại giam không hề báo cho gia đình việc ông Ngô Hào bị đột qụy mà gia đình bà chỉ được biết qua thông tin trên mạng. Theo lời bà Kim Lan thì phía công an cho rằng vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của họ nên họ không cần cho gia đình biết.

Còn gia đình khi nghe tin thì bà và con trai lập tức đi thăm ông dù sức khỏe bà cũng yếu do bệnh tật. Bà Lan kể :

Do một người quen của anh mình cùng ở trại với anh Hào đăng tin trên mạng nên gia đình biết anh Hào bị bệnh rồi mới lật đật ra ngoài trại liền coi tình hình như thế nào chứ ở nhà nóng ruột quá.

Mình đang tỉnh Phú Yên, con trai thì ở Sài Gòn. Chiều thứ Sáu con trai về, đến nhà là sáng thứ Bảy rồi hai mẹ con đi Quảng Nam. Đến trưa Chủ Nhật mới vô tới trại thăm được, sau đó phải đón xe trở về liền. Về đến nhà là sáng thứ Hai.

Bà cho biết gia đình có đề nghị với quản giáo và mấy cán bộ ở đó hôm thăm gặp, là cho gia đình được chăm sóc ông Hào khi ông đi khám chữa bệnh, nhưng họ không đồng ý, họ bảo rằng gia đình không được phép tham gia. Bà nói thêm :

Họ nói để họ lo nên họ không cho gia đình biết. Gia đình mới nói là nếu không cho gia đình biết, lỡ anh Hào có chuyện gì thì sao, họ nói họ đảm bảo họ lo.

Bà cho biết theo lịch thì một tháng chỉ được đi thăm một lần, nhưng do bản thân bà bị bệnh, sức khỏe yếu nên không thể đi thăm ông hàng tháng. Bà chia sẻ, do ít đi thăm nên không tiếp tế đủ thức ăn cho ông, thêm vào đó ông bị cao huyết áp nên dễ bị đột quỵ. Bà cho biết lần thăm tới có lẽ phải tháng Ba bà mới có thể đi thăm ông.

Bà lo rằng ông sẽ không sống nổi đến ngày mãn hạn tù nên cũng lên tiếng kêu cứu :

Gia đình bây giờ xin quý đài và bà con hải ngoại giúp đỡ bằng cách kêu gọi cho anh được tại ngoại để khám bệnh chứ sống trong trại thì chắc anh không còn nữa đâu chị ơi !

Hôm 11/9/2013, tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên kết án ông Ngô Hào 15 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông bị công an Phú Yên bắt hôm 8/2/2013 với lý do có những bài viết chống Đảng và Nhà nước. Từ khi bị bắt đến khi ra tòa người thân của ông không hề được gặp mặt.

Đầu năm 2015 ông bị chuyển từ trại giam ở Phú Yên, nơi gia đình sinh sống, ra trại An Điềm ở Quảng Nam.

Một trường hợp bị chuyển trại trước Tết

Cũng tin liên quan, tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực được cho biết bị chuyển trại từ Quảng Bình ra Thanh Hóa vào những ngày giáp Tết nhưng gia đình cũng không được thông báo mà chỉ biết tin qua một người bà con. Anh Nguyễn Quang Trung, con trai ông Trực cho RFA biết :

Ngày hôm qua cô của em gọi điện báo rằng hai hôm trước, tức hôm 25/1/2019, một người bà con của em ở gần trại tạm giam báo cho biết là trại tạm giam đã chuyển Bố em ra Thanh Hóa nhưng bên công an hoàn toàn không thông báo gì hết.

Ngày 15/1/2019 là hết hạn tạm giam của Bố em. Họ nói nếu án dưới 5 năm thì họ để lại trong tỉnh, còn lại thì họ chuyển trại nhưng gia đình không ngờ họ lại chuyển trại sớm như vậy.

Anh cho biết lần mới nhất anh và gia đình vào thăm ông Trực là hôm 16/1/2019. Tình hình sức khỏe và tinh thần của ông Trực tạm ổn, tuy mắt bị yếu và sụt cân do điều kiện giam giữ không tốt trong tù. Anh nói :

Mỗi tháng thì gia đình được thăm gặp một lần. Nói chuyện thì qua điện thoại và cách một tấm kiếng. Có người dẫn Bố em ra rồi có người ngồi canh xem mình nói gì. Họ cấm mình quy phim chụp hình luôn.

Gần ngay đi thăm thì gia đình sẽ điện vào trại tạm giam để biết chính xác Bố em đang bị giam ở trại nào thì bọn em đi thăm.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực, cựu phát ngôn nhân, kiêm Chi hội trưởng miền Trung của hội Anh Em Dân Chủ. Ông bị tòa án tỉnh Quảng Bình tuyên phạt 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong phiên sơ thẩm hôm 12/9/2018, và y án hôm phúc thẩm 26/12/2018.

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực, thì tại phiên tòa, ông Trực vẫn khẳng định một điều là ông không có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân, mà ông chỉ vận động, cổ súy cho dân chủ, dân quyền.

Diễm Thi

********************

Vụ án Vũ Nhôm, điển hình về cái bóng công an trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam (RFA, 28/01/2019)

Công an là lực lượng quan trọng bậc nhất trong các thể chế nhà nước theo mô hình cộng sản. Ngoài lực lượng chính qui công an còn có những tổ chức bán chính thức, những tổ chức chỉ điểm trong dân chúng.

daigia5

Ông Phan Văn Anh Vũ, thượng tá tình báo công an Việt Nam, bị xử tội tham nhũng. Thanh Niên

Theo số liệu của Tiến sĩ Cynthia M Horn, Đại học Western Washington, Hoa Kỳ thì trong xã hội Đông Đức trước kia cứ 8 người dân thì có một người hợp tác với công an.

Theo một số đánh giá thì ngân sách giành cho những lực lượng công an của Trung Quốc cao hơn cả ngân sách giành cho quân đội nước này.

Theo tìm hiểu của Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện sống tại Na Uy, lực lượng công an, hay bán công an tại Việt Nam cũng rất đông :

"Có rất nhiều loại công an, công an chìm công an nổi, công an kinh tế,… không có con số chính xác, nhưng theo một số nhà nghiên cứ đưa ra những con số có tính xấp xỉ thì ở Việt Nam cứ 10 người dân là có một công an".

Lực lượng khổng lồ này đòi hỏi một ngân sách rất lớn dành cho nó.

Từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào giữa thập niên 1980, bắt đầu có những doanh nghiệp gọi là doanh nghiệp đời sống của các cơ quan công an và quân đội.

Các doanh nghiệp này kinh doanh đủ thứ như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, chỉ có khác là chúng được những người công an quản lý, lợi nhuận được chia cho các viên chức trong ngành công an.

Theo những thông tin được báo Công an Đà Nẵng đưa ra vào năm 2016, Bộ Công an có 10 doanh nghiệp với tổng số vốn là 1200 tỉ đồng, kinh doanh từ viễn thông, xây dựng, cho đến đóng tàu biển. Thậm chí họ có cả những khu công nghiệp tại Hà Nội (Hoài Đức) và Sài Gòn (Nhà Bè).

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy có hai công ty do viên thượng tá công an này đứng tên kinh doanh bất động sản là Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam.

Tuy nhiên có vẻ như so với người anh em của Bộ Công an là Bộ Quốc phòng, thì bên phía quân đội có những công ty có bề thế hơn nhiều, nổi tiếng nhất là công ty Viettel kinh doanh viễn thông, và mới đây người đứng đầu nó là thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được cất nhắc lên làm Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

Vì lý do đó, cách đây vài năm có lời đồn đại cho rằng ngành công an mong muốn có được sự kinh doanh phát triển như bên quân đội, sau khi báo chí chính thống lên tiếng khá mạnh mẽ về chuyện không nên cho quân đội làm kinh tế.

Nhà quan sát Phạm Chí Dũng, từng phục vụ trong ngành công an nói với RFA vào năm 2017 :

"Đó chỉ là một dư luận nhất thời thôi, vào kỳ họp Quốc hội giữa năm 2017, được khuấy động bởi những thế lực bên trong ngành công an đưa ra vì họ thấy quân đội làm kinh tế dữ dội quá, chẳng lẽ công an không được làm ?"

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016, có đến bốn viên tướng công an nằm trong số 19 ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam. Ngoài ra trong số gần 200 thành viên Trung ương Đảng, cũng rất đông đảo các viên chức công an.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ bình luận về việc công an làm kinh tế :

"Một lực lượng đúng ra là để bảo vệ pháp luật, duy trì sự công bằng của pháp luật mà lại đi làm kinh tế, bằng cách dựa vào cái quyền uy của mình thì nó sẽ bóp méo nền kinh tế thị trường đi".

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy ông này dựa vào thẻ công an tình báo của mình để được mua những lô đất đắt tiền với giá rẻ, bán lại kiếm lời, nhưng trên danh nghĩa là tạo vỏ bọc cho hoạt động an ninh.

Các viên tướng công an ra tòa cùng ngày 28/1 với ông Vũ Nhôm công nhận một điều là các ông ấy đã ký những văn bản để thúc đẩy những hoạt động kinh tế của ông Vũ Nhôm được thuận tiện. Trong số những viên tướng này có ông Bùi Văn Thành, vào năm 2016 giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công an.

Các viên tướng công an cũng khai rằng họ thành lập những công ty như kiểu các công ty của ông Vũ Nhôm để che đậy cho hoạt động nghiệp vụ của ngành công an.

Bình luận về việc này, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết :

"Họ lập công ty để cài cắm người thì theo tôi ở nước nào cũng có, nhưng ở đây họ lại lợi dụng đặc quyền đặc lợi này để kinh doanh bất động sản, mua bán, chẳng biết có mua bán ma túy trong đó không nữa. Những ông tướng bị ở tù là như thế, và tôi cho là phải xử rất nghiêm".

Trong số các sĩ quan cao cấp của Bộ Công an bị đưa ra tòa trong vụ Vũ Nhôm, có hai người là thứ trưởng, một người làm phó của cục tình báo Bộ Công an nay đã giải tán, một người chuyên theo dõi các hoạt động của các doanh nghiệp ngành công an.

Trả lời câu hỏi liệu có nên chấm dứt hoạt động kinh tế của ngành công an, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp :

"Việc công an và quân đội không được làm kinh tế nữa là một chủ trương được đem ra nói nhiều năm nay rồi, cũng được đem ra bàn ở Quốc hội. Có những lĩnh vực không được làm nữa như là kinh doanh thuần túy, còn những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng thì có thể nên tiếp tục chẳn hạn như sản xuất vũ khí chẳn hạn".

Tuy nhiên về phương diện luật pháp, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết là ông cũng chưa thấy điều luật nào được đưa ra để hạn chế công an và quân đội làm kinh tế.

Theo quan sát của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, vào năm 2017, sau khi có nhiều dư luật về việc nên tách hoạt động kinh tế ra khỏi an ninh và quốc phòng, thì không thấy nói đến nữa, thậm chí một số quan chức còn đưa ra ví dụ thành công của một số công ty quốc phòng để làm minh chứng cho việc kinh doanh thành công.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay không thể nào tách hoạt động kinh doanh ra khỏi công an và quân đội vì những khoảng lợi ích quá lớn, mà Đảng Cộng sản lại dựa rất nhiều vào các lực lượng này để duy trì chế độ.

Kính Hòa

*********************

Phó phòng Ban quản lý Thủ Thiêm tử vong tại trụ sở trong thời gian nghỉ phép (VOA, 28/01/2019)

Một phó phòng Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm va được phát hin t vong sau khi rơi xung t tng 9 tòa nhà trụ s cơ quan vào sáng 28/1, trong thi gian đang ngh phép.

daigia6

Quy hoạch Khu đô th mi Th Thiêm.

Trong lúc truyền thông trong nước trích dn nhn đnh ban đu t Ban qun lý khu đô th cho rng có th cán b này t vn vì "áp lc công vic", các ý kiến trên mng đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca ông.

Theo tường thut ca Vietnamnet, ông Nguyn Minh Long, 43 tui, Phó phòng Qun lý quy hoch-kiến trúc ca Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm, được phát hin đã chết sau khi bo v ca tr s Ban qun lý phát hin có người rơi từ tầng 9 xung đt.

Cán bộ này đã làm vic cho Ban qun lý t năm 2007 và "luôn hoàn thành tt nhim v", Vietnamnet dn thông tin t Ban qun lý Th Thiêm cho biết. Tuy nhiên gn đây, vào ngày 18/12/2018, ông Long đã np đơn xin ngh vic vi lý do "sc khe không đm bo vi áp lc công vic được giao, kh năng qun lý cp phòng chưa thc s trn vn và do gia đình đơn chiếc, phi sp xếp thi gian chăm sóc 2 con nh".

Vào ngày 21/12/2018, ông Long nộp đơn xin ngh phép t ngày 24/12/2018 – 30/1/2019 đ "giải quyết vic riêng gia đình và ngh ngơi n đnh li sc khe".

Sáng 28/1, cán bộ này ti cơ quan đ làm bn đánh giá đng viên cui năm và đã xy ra s vic trên, theo báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện chưa có thông tin gì t cơ quan điu tra v nguyên nhân cái chết ca ông Long. Tuy nhiên, nhiu bình lun trên mng xã hi đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca cán b này.

"Có phải b rơi tht không", Facebook Đa Ch Cu Khóng đt câu hi.

"Phó phòng đấy, sao li t rơi xung được nh ?", tài khon tên Thun Nguyễn Văn có chung thc mc.

Một s ý kiến khác còn đt ra gi thuyết v kh năng ông Long b "bt ming" gia bi cnh cuc đu pháp lý gia người dân và chính quyn, cũng như các cuc thanh tra nhà nước v nhng sai phm nghiêm trng v đt đai khu đô thị mi Th Thiêm vn chưa có hi kết.

Dự án Khu Đô th mi Th Thiêm được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyt vào cui năm 2005 vi mc tiêu biến bán đo này thành mt trung tâm thương mi, tài chính vi các tòa nhà cao tng, khu mua sm, h thng cơ s h tng tiên tiến, hin đi. Tuy nhiên, vic gii ta thi công đã vp phi nhiu ch trích, phn đi ca cư dân đa phương. Hàng trăm cư dân đã b đy vào cnh màn tri chiếu đt trong gn 20 qua, thm chí có gia đình đã có người t vn vì không chu ni ut c khi b chính quyền cưỡng chế ly đt.

Published in Việt Nam

Khoảng 15 gi 30 phút ngày 11 tháng 8, nhiu người cùng thy khói đen cun cun thoát ra t đon gia Landmark 81, nhà chc tri (skycrapper) thuc loi siêu cao (super-tall) và đến gi này là cao c cao nht Vit Nam (cao 461 mét, có 81 tng, tng din tích sàn 241.000 mét vuông, vừa có trung tâm thương mi, nhà hàng cao cp, khách sn cao cp, va có văn phòng cao cp, căn h cao cp).

vua1

Tỷ phú Phm Nht Vượng, ch nhân Vingroup.

Landmark 81 nằm trong Vinhomes Central Park, ta lc qun Bình Thnh, Sài Gòn, tr giá 30.000 t đng, do Vingroup đu , Coteccons – mt doanh nghip Vit Nam – là nhà thu chính. Landmark 81 được khi công hi tháng 7 năm 2014 và va khánh thành vào ngày 26 tháng 7 va qua nhưng phi đến gia tháng 1 năm ti mi chính thc vn hành.

Hỏa hon vn là loi s kin mà ít khi nào báo giới b qua nên theo l thường, ha hon nhng đa đim đc bit như Landmark 81, trong bi cnh đc bit như hin nay (phòng cháy, cha cháy, thoát him ti các cao c Vit Nam đang là vn nn nghiêm trng, tim n nhng nguy cơ tr thành các đại ha), chuyn Landmark 81 phát ha s được báo gii khai thác ti nơi, ti chn c v nguyên nhân, din biến, cũng như các yếu t có liên quan đến phòng cháy – cha cháy – an toàn.

Tuy nhiên cách mà báo giới đ cp đến s kin Landmark 81 phát ha li không bình thường. Công chúng ch biết và mc kích s kin Landmark 81 phát ha qua thông tin, hình nh, video clip do nhng thường dân khác cung cp qua mng xã hi, còn báo gii phn ng rt… chm.

Có facebooker vốn là nhà báo gii thích, đi loi, đã có "chỉ đo Tng Biên tp các báo" rng Landmark 81 phát ha vì "s c k thut" tng 64, Vingroup đã "khc phc s c kp thi, không có thit hai v người và tài sn"… (1).

Từ tiết l va k, mt ngày sau khi Landmark 81 phát ha, đã có nhng facebooker thử làm mt so sánh v cách mà báo gii tường thut v s kin này - theo đó, ch có khong mt chc cơ quan truyn thông đưa tin và 7/10 (Zing, VnExpress, Pháp Lut Thành ph H Chí Minh, Người Đô Th, Tin Phong, Thanh Niên, Đt Vit) ch cho biết đi khái là Landmark 81 đã cháy nhưng không đ đng gì ti Vingroup, 3/10 còn li (VietNamNet, Doanh Nghip Vit Nam, Tp chí Công Thương) va thông tin Landmark 81 phát ha, va cho biết nhà chc tri siêu cao này là ca Vingroup (ch đu tư, kinh doanh hàng lot cao c t Bắc vào Nam) - vi s kin bng qung cáo ca Diamond Plaza (mt cao c khác Sài Gòn) phát ha vào ti cùng ngày và được báo gii đng lot tường thut cn k, kèm câu hi ging như mt tiếng th dài : Báo chí ca mình ng quá phi không em (2) ?

***

Ai cũng biết, th ch cng hòa khác vi chuyên chế ch công quyn được phân lp thành ba nhánh (lp pháp, hành pháp, tư pháp) – tam quyn phân lp - nhm kim soát vic s dng công quyn, ngăn chn lm quyn. Bi h thng công quyn là "ca dân, do dân, vì dân" nên hệ thng truyn thông (báo in, phát thanh, truyn hình) vn luôn dõi theo, đào xi, t do tường thut các s kin, t do bày t các nhn đnh, d báo, luôn tác đng rt ln đến nhn thc cũng như cách hành x ca đám đông, qua đó chi phi hot đng của h thng công quyn – đã được ví von là "đ t quyn" (quyn lc th tư). Trong vòng mười năm va qua, sau khi Internet tr thành đi chúng, gii nghiên cu khoa hc xã hi bt đu ví von các blog, mng xã hi là "đ ngũ quyn" (quyn lc th năm) (3).

Việt Nam cũng theo th chế cng hòa nhưng là cng hòa xã hi ch nghĩa. Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam xem tam quyn phân lp – mt th giá tr đã ph quát trong nhân loi trong hàng ngàn năm qua – là lun điu ca các thế lc thù đch, phn đng. Việt Nam không có "đ t quyn", h thng truyn thông chính thc được xác đnh mt cách rch ròi là công c tuyên truyn đường li, ch trương. H thng công quyn Vit Nam đang tìm đ mi cách đ vô hiu hóa "đ ngũ quyn". Song khác vi rt nhiu quc gia trên toàn cầu, dường như Vit Nam có "đ lc quyn" (quyn lc th sáu), quyn lc ca nhng cá nhân giàu nt đ đ vách, ging như vua va vì có th xoay chuyn hot đng ca h thng công quyn, kim soát "đ t quyn", chi phi "đ ngũ quyn" thông qua sự h tr ca c h thng công quyn ln mt s blogger, facebooker ni tiếng.

Nhân sự kin Landmark 81 phát ha và cách hành x khác thường ca h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam, có th k ông Phm Nht Vượng – người đng đu Vingroup vào s nhng ông vua không ngai đang nm trong tay quyn lc th sáu hay không ? Chưa th khng đnh, tm thi, ch có th đim li mt s din biến khác đ mi người cùng ngm…

Cuối năm 2016, ti cuc hp gia lãnh đo chính ph Vit Nam vi gii lãnh đo chính quyền các tnh, thành ph, ông Nguyn Xuân Phúc, Th tướng Vit Nam đã ch trích gay gt qui hoch đô th Hà Ni. Theo ông Phúc, s dĩ môi trường, giao thông,… Hà Ni tr thành thm nn là vì chính quyn thành ph này phóng tay cp giy phép cho xây dng hàng lot cao c khiến h tng quá ti. Ông Phúc dn trường hp cho xây dng cao c 50 tng ti Ging Võ làm ví d và nêu câu hi : Ai cho phép xây cao c 50 tng ti Ging Võ ? Không có lý thuyết nào v quy hoch li chp nhn chuyn cho xây dng ti một nơi như Ging Võ cao c 50 tng, vi hàng ngàn căn h cao cp. Nếu mi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua li thế nào ? Nếu khong đt trng nào cũng cp giy phép xây dng cao c hết thì Hà Ni s ra sao ? Theo li ca Th tướng Vit Nam thì ông ta từng yêu cầu chính quyn thành ph Hà Ni kim tra và báo cáo v trường hp cp giy phép xây dng cao c 50 tng ti Hà Ni trước ngày 15 nhưng ti 29 tháng 12 năm 2016 vn chưa nhn được báo cáo.

Cao ốc 50 tng ti Ging Võ là d án Vinhomes Ging Võ ca Vingroup.

Lúc đó, câu chuyện va k được nhiu người s dng mng xã hi ti Vit Nam nhn đnh là có hai đim thú v : Th nht, ln đu tiên mt d án ca Vingroup b mt viên chc cao cp ch trích công khai và th hai, du người ch trích là Th tướng Vit Nam nhưng ging như trước đó, nhng thông tin bt li cho Vingroup không th tn ti trên h thng truyn thông chính thc. Ban đu, rt nhiu bài tường thut cuc hp ca chính ph Vit Nam hôm 29 tháng 12 năm 2016, đưa chi tiết cao c 50 tng ti Ging Võ vào tựa vì báo gii đâu cũng biết đc gi ca h quan tâm đến điu gì. Tuy nhiên ngay sau đó h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đng lot sa ta, b chi tiết cao c 50 tng ti Ging Võ. Chng hn, Zing đi ta : "Th tướng : Ai cp phép xây cao ốc 50 tng Ging Võ" thành "Hà Ni, Thành ph H Chí Minh cn rà soát li qui hoch đô th". Đài Phát thanh quc gia (VOV) thì đi ta : "Th tướng nói v vic xây chung cư cao tng khu đt Ging Võ" thành "Cám ơn Th tướng"…

Rờ ti Vingroup ch có các facebooker. Một facebooker tên là Nguyn Anh Tun đã lc tìm, sp đt chui s kin có liên quan đến Vingroup và khu Trin lãm Ging Võ đ chng minh gia Vingroup và chính quyn Hà Ni có mt thương v mua bán chính sách : Công ty Trin lãm Ging Võ vn là mt doanh nghiệp nhà nước. tháng 3 năm 2015, công ty này rao bán c phn nhưng thiên h không mun mua vì quy hoch v xây dng ca Hà Ni xác đnh khu Trin lãm Ging Võ thuc "ni đô lch s" b hn chế v chiu cao và tình hình tài chính ca Công ty Trin lãm Giảng Võ không sáng sa (li nhun sau thuế ch t 3 đến 6 t đng). Ch có Vingroup b tin mua khong 90% c phiếu. Thế ri tháng 4 năm 2016, chính quyn thành ph Hà Ni ban hành "Quy hoch công trình cao tng ni đô", theo đó, trong "ni đô lch s" ch có hai nơi được phép xây quá 39 tng đ làm "đim nhn đô th" là : Khu Trin lãm Ging Võ "được phép xây dng 50 tng" và lô đt s 29 Liu Giai "được phép xây dng 45 tng". Lúc này, c khu Trin lãm Ging Võ và lô đt s 29 Liu Giai đu đã thuc v Vingroup !

Nguyễn Anh Tun nêu thc mc, ti sao c hai "đim nhn đô th" đu rơi đúng vào hai lô đt ca Vingroup ? Không l "chính quyn thành ph Hà Ni ‘làm chính sách’ cho Vingroup" và theo Tun, đó chính là "tham nhũng chính sách", là ví d minh ha v những "nhóm li ích" xem h thng công quyn như "công c ca riêng chúng đ đưa ra nhng chính sách làm li cho chúng, gây thit hi cho cng đng, quc gia". Tun lưu ý, nếu thông báo khu Trin lãm Ging Võ được xây cao c 50 tng và t chc đu giá công khai thì tổng s tin thu v cho ngân sách chc chn s ln hơn rt nhiu so vi con s 21,5 triu/m2 thu t Vingroup. Vingroup ch b ra 1.500 t đ mua gn 90% c phn ca Công ty Trin lãm Ging Võ, trong khi giá đt khu vc này hin khong t 200 triu đến 300 triu/m2 (4).

Khoan bàn đến tính chính xác trong nhn đnh ca Nguyn Anh Tun. Ch nêu vài thc mc : Nhng nhn đnh này cho thy vn đ mà Nguyn Anh Tun nêu ra rt đáng lưu ý, ti sao không cơ quan truyn thông chính thc nào Vit Nam quan tâm đ xác đnh thc hư ? Tại sao li né tránh vic đ cp đến Vingroup k c khi tường thut phát biu ca Th tướng Vit Nam v Vinhomes Ging Võ ?

Dẫu cho hot đng đu tư, khai thác các d án ca Vingroup Vit Nam gây ra không ít lo ngi, bt bình nhưng thường thì người ta ch có th tìm thy s lo ngi, bt bình y trên… mng xã hi. Tuy nhiên đng đến Vingroup trên mng xã hi cũng không phi là chuyn d. Cui tháng 9, đu tháng 10 năm ngoái, chng phi dư lun Vit Nam đã tng rúng đng bi mt s facebooker b Công an thành phố Hà Ni "mi" đến "làm vic" do "nói xu, bôi nh mt s cá nhân" đó sao (5) ? Theo tường thut ca báo chí Vit Nam khi y, nhng facebooker này b xem là "nói xu, bôi nh mt s cá nhân" ch vì đã ch trích vic Vinschool – h thng tư thc ca Vingrooup – loan báo sẽ nâng hc phí đến 50% !

Tương t, năm ngoái, Hà Nht Tân, mt Kiến trúc sư kiêm Ging viên Đi hc Hoa Sen, người tng s dng kiến thc chuyên môn phân tích v thiết kế Vinhomes Tân Cng (theo Tân, do có quá nhiu khi nhà cao san sát vi nhau cng vi đc đim khu vc, nếu xy ra ha hon, các khi nhà này s tr thành… "đài hoá thân hoàn vũ" - lò thiêu xác), k trên trang facebook ca ông rng, sau khi đưa "Vinhomes và Đài hóa thân hoàn vũ" lên facebook thì có "bn nào đó" đến tn Phòng Quản lý nhân s ca Đi hc Hoa Sen đ dò la v ông. Tân gi đó là "trò tr trâu", Tân nhn công an Vit Nam nên thôi "da bóng, da gió" đi. Có mun da cũng nên "có tí cht xám", bi Tân ch mun cnh báo khi thy nguy cơ cao và đt vn đ "nếu cháy tht thì sao ?" mà thôi (6)

***

Thật ra, Vit Nam đã có không ít vua không ngai. Mi đây, va có hai ông vua không ngai là Đinh Ngc H (t "Út Trc") và Phan Văn Anh Vũ (t Vũ "Nhôm") b phế trut. Ai ? Nơi nào s quan tâm, nghiên cu v nhng ông vua không ngai và về quyn lc th sáu, tuy sinh sau, đ mun nhưng ti Vit Nam có v đã vượt lên, đng trên c các quyn chính thng (lp pháp, hành pháp, tư pháp) ? V Mobifone được phép dùng công qu mua 95% c phn ca AVG (An Viên Group – tp đoàn tư nhân hot động trong lĩnh vc vin thông, truyn thông do ông Phm Nht Vũ, em rut ông Phm Nht Vượng làm ch) vi giá gn gp bn ln giá tr tht, khi s vic v l, ch có các viên chc, k c nhng viên chc cao cp, c như hai cu B trưởng Thông tin – Truyn thông (Nguyễn Bc Son và Trương Minh Tun) b truy cu trách nhim, còn ông Phm Nht Vũ vn bình an có phi là nh s vô song ca quyn lc th sáu không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/08/2018

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/nguyenduy.thong.5/posts/2360585833957954

(2)https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10210612321819154&set=a.1403918512899.50232.1680451129&type=3&theater

(3)https://en.wikipedia.org/wiki/Fifth_Estate

(4) https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1570321536316067

(5) http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/vu-vinschool-cong-an-lam-ro-viec-boi-nho-ca-nhan-731466.html

(6)https://www.facebook.com/ha.nhattan/posts/1450887224960440?comment_id=1451491778233318&notif_t=like&notif_id=1504146152863958

Published in Diễn đàn

Vườn hoa Mai Xuân thưởng nằm đối diện Nhà tưởng niệm liệt sĩ, sát cạnh Ủy ban Dân tộc, quan trọng hơn là nằm đối diện Phòng Chủ tịch nước - chỉ cách một con đường Hoàng Hoa Thám.

dat1

Giáo sư Đặng Hùng Võ

Từ lâu, vườn hoa này được gọi là vườn hoa dân oan, nơi nhiều ba con từ mọi miền đất nước tụ tập về với chung một mục đích là khiếu kiện đất đai và giải quyết chính sách đất đai có liên quan.

Với chiếc áo màu đỏ, trên áo in đậm biểu ngữ đề cập đến vấn đề đất đai bị tước đoạt trái phép, bà Mai (An Giang) cho biết, bà ăn nằm ở thủ đô gần 6 năm trời. Lý do, bà muốn trung ương chú ý giải quyết trường hợp đất đai bà bị cưỡng chế với giá rẻ mạt, chưa đầy 25.000 đồng/m2 - tức chưa đủ tiền để gửi một chiếc xe oto tại thủ đô.

Giống như bà Mai, bà Lan cũng là một dân oan về đất đai, đất tổ tiên của bà bị chính quyền tỉnh Đắc Nông 'cưỡng chế' vì lý do 'lợi ích quốc gia', và tất nhiên với giá rẻ như cho.

Những trường hợp như bà Mai hay bà Lan là hai trong số vô vàng những trường hợp dân oan về đất đai tìm về thủ đô để mong thấy được công lý. Trong số những trường hợp bà con bám trụ với tình cảnh cực kỳ khó khăn đó, có cả nhóm dân oan đến từ Thủ Thiêm - nạn nhân của việc lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh chia chác đất đai không theo quy định của pháp luật.

Đất đai vẫn là chủ đề nóng, và là nguồn cơn của bất ổn xã hội. 

Hiến pháp nhà nước Việt nam coi 'tư hữu hóa đất đai' là một trong 3 điều cấm kỵ, bên cạnh điều 4 (quyền lãnh đạo của Đcộng sản Việt Nam) và chính trị hóa quân đội. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, đất đai ở Việt nam phải thuộc về dân tộc việc Nam chứ không phải của Đcộng sản Việt Nam - người đề ra đất đai là sở hữu toàn dân. Và do đó, người dân cần có quyền tự quyết nhiều hơn với mảnh đất của mình, do khai hoang hoặc thừa kế từ chính những người trong gia tộc.

Vào năm 2011, ông Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một bài viết khẳng định 'sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu' với các lý lẽ mang tính chặt chẽ. Và sau 7 năm, một lần nữa, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ lại lên tiếng về Luật đất đai 2013, trong đó khẳng định thẳng thắn : Quy định thu hồi đất (theo Điều 62) là không đúng với Hiến pháp 2013.

'Ở đây nếu truy ra thì sử dụng đất vì mục đích an ninh, quốc phòng là có định nghĩa ; sử dụng đất vì lợi ích công cộng cũng có định nghĩa. Nhưng không có định nghĩa thế nào là sử dụng đất vì lợi ích quốc gia. Hoàn toàn không có định nghĩa. Và như vậy, không có cơ sở gì để triển khai Điều 62 cả' - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Cũng vào năm 2018, một bài viết đề cập trực tiếp đến Điều 61, 62, 65 Luật Đất đai được đăng tải trên trang motthegioi của tác giả Hoàng Hải Vân, trong đó chỉ ra rằng, bản chất của 3 điều luật nêu trên chính là thể hiện tính 'lợi ích nhóm'. 

Lần đầu tiên, một bài viết chỉ thẳng điểm các điều liên quan đến thu hồi đất đai vì lý do 'phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng' là lợi ích nhóm. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến quyền tư hữu đất đai, nhưng quan điểm bài viết của tác giả mặc nhiên coi đó như là một sự sai phạm nguyên trọng khi không cho người dân quyền tư hữu đất đai.

Những quan điểm này có phải mở đường cho việc sửa các điều khoản liên quan đến việc không công nhận sở hữu tư về đất đai ? Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa một kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 nhưng trong đó lại thiếu điều chỉnh liên quan đến việc thu hồi đất vì lý do công cộng hay quốc phòng. Nhưng dù sao, những quan điểm gián tiếp phản ứng với Điều 61-62-65 cũng mở ra một cơ hội cho việc bổ sung hoặc chỉnh sửa các quyền lợi về đất cho người dân, trước các tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn trong nước.

Trong khi chờ đợi một sự thay đổi lớn từ Luật thì chính quyền Hà nội lại chú ý đến sự biến chuyển của nhóm người dân oan. Theo đó, những người dân oan tại Hà nội giờ đây trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với các hoạt động của người đấu tranh dân chủ - nhân quyền tại Việt nam. Lý do đơn giản vì những nhà đấu tranh này đang đấu tranh theo hướng cốt lõi quyền lợi của chính họ : tư hữu hóa đất đai.

Điều đó đồng nghĩa, nhóm đội dân oan trở thành những 'cảm tình viên' tích cực của phong trào đấu tranh dân chủ - nhân quyền tại Việt nam là nằm ngoài những suy tính của chính quyền. 

Trong một quan điểm của tác giả David Hutt trên Asiatimes gần đây cho biết : nếu Đcộng sản Việt Nam muốn ngăn chặn một tình huống tệ hại liên quan đến sự lớn mạnh của sự phẫn nộ trong dân chúng, thì chính đảng này cần phải tháo dỡ sức mạnh độc quyền của mình. Theo đó, phải chấp nhận rằng đất đai thực sự có thể được sở hữu bởi các cá nhân mà không có sự can thiệp của nhà nước. 

Như vậy, bản thân sự phá dở độc quyền đất đai sẽ tạo nên sự bình đẳng, công bằng xã hội cao. Nó tránh trường hợp dân mất đất và nhà ở, trong khi 'các chủ đất giàu lên trong lúc đang ngủ'. Và chỉ như thế, vào mỗi buổi sáng, Phủ chủ tịch mới bớt đi 'sự quấy rầy' từ nhóm dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thường.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 28/06/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 27 avril 2018 19:00

Khi đất nước gọi tên

Có những con người khi đất nước gọi tên, cái tên cha mẹ đặt trở nên trìu mến và tha thiết. Có những con người khi đất nước gọi tên, cái tên cha mẹ đặt bỗng dưng thành đồ tể, thành kẻ phản động và thành những tên hèn mạt, nỗi ô nhục trăm năm.

bds1

Cuộc chiến săn quỹ đất, sóng ngầm của các đại gia bất động sản ? - Ảnh Pháp Luật Việt Nam

Đến thời điểm này, dường như đất nước gọi tên cũng đã nhiều, anh hùng, trung tín cũng có mà gian thần, đồ tể cũng không ít. Nhưng có vẻ như có nhiều cái tên đang dần lộ mặt đúng với bản chất đồ tể và hèn mạt của nó.

Vì sao gọi chúng là đồ tể, vì sao gọi chúng là kẻ hèn mạt ?

Vì hơn ai hết, chính những kẻ mà tôi đang đề cập tới là những kẻ trực tiếp hoặc gián tiếp giết người, họ giết bằng nhiều cách, từ giết dần giết mòn sức khỏe đồng loại bằng kiểu làm ăn bất chính, bất chấp sức khỏe cộng đồng cho đến kiểu bóc lột không thương tiếc những đồng bào của mình trong từng miếng ăn, từng cái thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như đồng lương... Và không có gì làm cho cộng đồng, dân tộc mau chết hơn là bóp nghẹt bằng mọi cách, đẩy con người vào chỗ bần cùng hoặc chí ít cũng tương đương với mức "chó ăn đá gà ăn muối" !

Gọi chúng là kẻ hèn mạt bởi cho đến thời điểm hiện nay, sự giàu có, phát tài của họ không dựa vào năng lực của họ, thậm chí họ cũng chẳng phải là kẻ tài năng gì. Sự giàu có của họ không giúp cho xã hội nở ra, phát triển thêm mà còn khiến cho xã hội trở nên rối ren và bất an, nghèo khổ hơn. Đó là chưa muốn nói đến chuyện họ đã ngu xuẩn làm kẻ đánh thuê cho ngoại bang mà không được trả một xu nào. Cuối cùng, quốc gia, lãnh thổ bị mất dần bới đám người này.

Gần đây, thông tin về những "đại tập đoàn" kinh tế Việt Nam, những tỉ phú đô la Việt Nam đều mắc nợ Trung Quốc những khoản vay khổng lồ khiến cho dư luận thêm một lần té ngửa và ngay cả những người bình tĩnh nhất cũng không khỏi bàng hoàng. Bởi đây là cửa tử, là yết hầu quốc gia mà ngoại bang đã khéo kéo mượn tay các tay hám tiền người Việt để kết liễu.

Các tập đoàn kinh tế có sức chi phối mạnh nền kinh tế Việt Nam nếu như thật sự họ đã vay của Trung Quốc số tiền khổng lồ thì hệ lụy của nó hết sức khó lường. Bởi đây là cái bẫy hiệu quả nhất mà Trung Quốc đã cố gắng cài gắm, đặt tại Việt Nam. Những tay "đại gia" Việt Nam từ chỗ không có gì trong tay, đùng một cái được kết nối và được cho vay khoản tiền khá lớn để mua những phần đất mệnh danh là đất vàng tại Việt Nam. Để rồi sau đó đẩy một bộ phận nhân dân vào chỗ bần cùng sau khi toa rập với chính quyền địa phương cướp đất của nhân dân dưới vỏ bọc "thu hồi, đền bù xây dựng công trình xã hội".

Nhưng thử nhìn lại hiệu quả kinh tế của các "đại gia" này ? Thu không bù chi, kinh doanh nghe to tát nhưng lợi tức không có, không đủ để trả lương cho nhân viên. Vậy mà họ vẫn cứ kinh doanh rầm rộ và tiếp tục mở rộng mô hình. Bởi họ có người đứng sau chống lưng, bơm vốn dưới hình thức vay lãi thấp hoặc không lãi. Và họ vẫn cứ mơ hồ nghĩ rằng mục tiêu của họ là chiếm cho được những phần diện tích vàng ấy, bởi địa ốc, bất động sản là con gà đẻ trứng vàng.

Nhưng họ quên mất là cho vay càng nhiều thì đòi càng gắt gao. Và thử nghĩ trong lúc nợ công cao chất ngất, những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế là chỗ dựa, là cái phao không nhỏ cho an ninh kinh tế quốc gia... Thì chính những tập đoàn hay doanh nghiệp này lại là những cục nợ đáng sợ và họ cũng có thể vỡ nợ bất kỳ lúc nào, họ buộc phải trả nợ một cách vá víu và nhục nhã cho kẻ cho vay bằng cách bàn giao tài sản đang có để thế nợ.

Trong trường hợp các tập đoàn như VinCom, Sun Group, FLC... vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra ? Điều dễ nhận biết nhất là toàn bộ những vị trí trọng yếu của quốc gia sẽ rơi vào tay chủ nợ. Như vậy, kẻ chủ nợ (cũng là chủ mưu) không cần phải tốn một viên đạn nào, cũng không mất đồng xu trả công nào mà vẫn có được thứ họ muốn.

Và nên nhớ, chiêu bài này chẳng mới, cũng chẳng thông minh gì trong vấn đề bành trướng. Có chăng là kẻ vay nợ đã ngu xuẩn đến mức thấy tiền là tối mắt tối mũi và múa may quay cuồng trong cái ảo giác giàu có do nó mang lại. Và đương nhiên, hậu quả thì không chỉ riêng những kẻ ngu xuẩn này gánh chịu, mà là cả quốc gia, dân tộc đi đến chỗ bế tắc.

Nhưng không dưng, những kẻ đang thụ động tiếp tay cho giặc kia không thể tự động đi vay tiền của ngoại bang được, họ phải có sự kết nối, giới thiệu từ phía nhà nước, chính phủ, thậm chí được nhà nước, chính phủ đỡ đầu trong chuyện làm ăn.

Như vậy, suy cho cùng, cả đám sẽ xuống hố nếu như xảy ra vỡ nợ. Và cái ngu này sẽ là cái ngu lịch sử. Cái giá để trả cho sự ngu xuẩn này không hề nhỏ chút nào. Trong khi đó, những kẻ ngu vẫn ung dung múa lửa lắc vòng trước thần chết.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 27/04/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn