Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/04/2022

Bắt hàng loạt đại gia bất động sản…

RFA tiếng Việt

Bắt hàng loạt đại gia bất động sản có giúp thị trường tài chính Việt Nam thăng hạng ?

Mạng báo Finance Magnates  hôm 21/4 đưa tin về việc Việt Nam bắt giam, khởi tố các đại gia trong ngành chứng khoán, bất động sản. Tờ này đồng thời đưa ra nhận định rằng hành động trên của Chính phủ Việt Nam là nhằm nâng cao vị trí của thị trường chứng khoán nước này trong mắt quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế - luật trong ghi nhận sau đây nhận định khác, khi cho rằng các vụ bắt bớ trên đều có sự chống lưng, dính líu đến các quan chức Nhà nước cấp cao.

bat1

Các "đại gia" chứng khoán vừa bị bắt, gồm ông Đỗ Anh Dũng, Đỗ Thành Nhân, Đỗ Đức Nam và Trịnh Văn Quyết (từ trái qua) - RFA edited

Nâng hạng thị trường tài chính Việt Nam ?

Có thể điểm lại hàng loạt nhân vật nổi bật trong ngành bất động sản và tài chính tại Việt Nam bị bắt gần đây như ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Louis Holdings, và Đỗ Đức Nam - Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt bị bắt vào ngày 20/4, với cáo buộc "Thao túng thị trường chứng khoán".

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch tậđoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố. Việc bắt hai ông Quyết và Anh Dũng được nhiều người quan sát tình hình xã hội, chính trị và kinh tế Việt Nam cho rằng, đó là động thái "mạnh tay" mà chính quyền Việt Nam thực hiện nhằm xử lý sai phạm liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.

Truyền thông Nhà nước cùng lúc lên tiếng cho rằng các cuộc trấn átrên, theo lệnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhằm cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Việt Nam có thể được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi hạng hai (secondary emerging market), đó là lý do tại sao Thủ tướng Chính phủ ra lệnh trừng phạt, theo tờ Finance Magnates nhận định.

Tuy vậy, với góc nhìn của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nếu Việt Nam muốn làm trong sạch, nâng hạng thị trường chứng khoán, thì Chính phủ Việt Nam không chỉ thực hiện các vụ bắt giữ, mà cần phải thay đổi các chính sách để thị trường tài chính của Việt Nam thông thoáng và được tín nhiệm. Ông nói tiếp :

"Cho nên phải giải quyết những vấn đề mà nó còn ấu trĩ, chưa làm tới nơi tới chốn. Thứ nhất Chính phủ phải theo dõi một cách sát sao hơn những việc làm theo quy định của luật pháđương thời.

Đồng thời nghiên cứu những cơ chế luật pháp khác để cho chặt chẽ hơn để cho thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nó thông thoáng và minh bạch.

Ngoài ra, để thu hút đầu tư nước ngoài, theo ông Bùi Kiến Thành, Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề tham nhũng, "lót tay" đối với các doanh nghiệp (DN) nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam :

"Không chỉ riêng gì FLC hay Tân Hoàng Minh, mà đa số các tậđoàn có mặt ở Việt Nam đều có ít nhiều có mối quan hệ với các viên chức Nhà nước, có vấn đề đi đêm với ông này, ông kia. Cho nên Nhà nước Việt Nam cần phải làm sạch vấn đề tham nhũng là ưu tiên hàng đầu để thu hút đầu tư nước ngoài.

Mỹ không đầu tư vào Việt Nam nhiều là bởi vì không giải quyết được vấn đề tham nhũng. Luật về tham nhũng ở bên Mỹ là nó phạt hình sự đối với những công ty lo lót, quà cáở Việt Nam. Cho nên Mỹ không làm việc được với Việt Nam bởi vì bị kẹt cái vấn đề tham nhũng".

bat2

Hình minh hoạ. Một nhà đầu tư nhìn màn hình thị trường chứng khoán ở Hà Nội hôm 20/7/2015. Reuters

Đại gia bất động sản có được quan chức "chống lưng" ?

"Chiến dịch" trấn áp như vừa nêu của Chính phủ Việt Nam được luật sư, học giả và là cựu tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ, người có kinh nghiệm 30 năm là cán bộ Ngoại giao ở Việt Nam, cho rằng cần được nhìn trên nhiều góc ngách khác nhau.

Ông lý giải, xét về bề nổi thì các đại gia bất động sản đều liên quan đến chứng khoán, vì một lẽ ngoài ăn chênh lệch giá giữa đất mà họ mua từ chính quyền với giá rẻ rồi bán lại cho dân với giá cao, sau đó họ lại đưa những sản phẩm của họ lên sàn chứng khoán. Như vậy là họ lại ăn tiếp thêm một lần nữa theo phương thức thao túng thị trường bất động sản, bằng cách cùng nhau phối hợp mua bán giả tạo, đẩy giá công ty lên cao, rồi có một số lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao vào và họ lại xả hàng và đánh sập xuống, rồi họ lại quay vòng. Ông Vũ bình luận thêm :

"Việc bắt các đại gia đấy tôi công nhận là có góp phần làm thanh lọc thị trường chứng khoán. Những tay đại gia không lấy kinh doanh sản xuất là nền tảng mà chỉ toàn chơi trò lừa đảo các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ".

Theo luật sư Cù Huy Hà Vũ, bản chất của các vụ án này cần được nhìn nhận ở một mức độ sâu xa hơn, đó là mối quan hệ giữa quan chức Nhà nước và các doanh nghiệp "thân" chính quyền.

Tại sao vậy ? ông Vũ giải thích thêm vì Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam quy định "Đất đai là tài sản của toàn dân nhưng lại do Nhà nước quản lý". Thực tế có nghĩa là Chính phủ này có quyền ban phát tài sản đó cho những ai thân cận với họ. Cho nên, ông nói, điều đó đã khiến hình thành nhóm lợi ích hay là nhóm thân hữu có quan hệ chặt chẽ với chính quyền để trục lợi từ các chính sách :

"Bản thân tôi khi còn làm ở văn phòng luật thì đã có rất nhiều kinh nghiệm cụ thể về việc chính quyền câu kết với các doanh nghiệp thân hữu để lấy đất của người dân, hay nói cách khác là cướđất của người dân giao cho các doanh nghiệp thân hữu. Cụ thể là trường hợp Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư Đà Nẵng đã cướđất của dân.

Những dự án đến hàng chục, hàng trăm hecta như FLC và Đỗ Anh Dũng thì rõ ràng là phải có chuẩn thuận từ Chính phủ. Cho nên tôi khẳng định trong các vụ án này có sự dính líu và chống lưng của các quan chức cấChính phủ, chứ không phải chỉ ở cấp tỉnh và thành phố. Tôi tin rằng nếu làm theo đúng pháp luật thì những quan chức đó chắc chắn sẽ phải bị khởi tố".

Chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ?

Quay trở lại với nhận định rằng thật ra những vụ khởi tố, bắt giam lãnh đạo các doanh nghiệp "thân" Nhà nước gần đây đều là do các phe cánh trong đảng đấu đá, tranh giành quyền lực, chứ không phải chính quyền thực lòng muốn chống tham nhũng, thao túng trong thị trường tài chính, ông Cù Huy Hà Vũ cho biết ý kiến :

"Nói một cách công bằng thì có cả hai khía cạnh. Cái đầu tiên là về ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tôi chưa bàn đến chuyện theo đường lối Chủ nghĩa Xã hội là đúng hay sai, tôi chỉ nói về chính sách chống tham nhũng của ông ấy thì tôi tin là ông Trọng thật lòng chống tham nhũng.

Bởi vì theo đánh giá của tôi, cho đến giờ tôi chưa có một thông tin cụ thể nào việc ông ấy dính líu đến các bê bối nào, giống như Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, khía cạnh thứ hai rằng phải chăng việc bắt các đại gia vừa rồi, bản thân tôi khẳng định là các đại gia bất động sản bị bắt đều có các quan chức chống lưng. Vậy thì đánh các đại gia bất động sản này cũng đồng nghĩa với việc là đánh những kẻ chống lưng, sẽ dẫn đến chuyện là các mảnh đất màu mỡ sẽ được chuyển cho các quan chức chính quyền khác.

Đối với những ý kiến cho rằng đó là việc đấu đá nội bộ, tôi cho rằng cái "miếng ăn" rất màu mỡ bị chuyển từ nơi này sang nơi kia, bằng cách triệt hạ các đại gia, có thể dẫn đến triệt hạ các đối thủ trong chính quyền. Cho nên người ta nói rằng chuyện đó là đấu đá nội bộ để ăn chia thì tôi thấy rằng chuyện đó hoàn toàn có lý".

Từ những ý kiến của luật sư Cù Huy Hà Vũ có thể liên tưởng đến nhận định trong một bài viết được đăng tải trên tờ Nikkei Asia Hôm 13/4, rằng các công ty lớn của Việt Nam đang lọt vào tầm ngắm"trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ Hà Nội.

Và rằng đó là do người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, vì lo ngại tình trạng đút lót lan tràn sẽ làm lung lay thể chế độc đảng của Việt Nam.

Nguồn : RFA, 25/04/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 598 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)