Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

10/03/2017

Việt Nam : triệu phú bỏ chạy, cấm tưởng niệm Gạc Ma, Thủ tướng Phúc muốn đi Mỹ

tổng hợp

Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư ? (Đất Việt, 10/03/2017)

Câu hỏi trên được Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đặt ra trước hội thảo "Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017", ngày 9/3.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh đến cuộc di cư của các triệu phú trên toàn cầu khi mà số lượng của 2015 chỉ là 64.000 đến 2016 đã tăng lên 82.000.

vn1

Lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt tăng vọt lên 7,3 tỷ USD vào cuối năm 2015. Ảnh minh họa

Con số cụ thể hơn, năm 2016 khoảng 11.000 triệu phú di cư tới Australia, điểm đến số 1 của triệu phú di cư.

Mỹ xếp thứ hai với 10.000 triệu phú đến, Canada thứ ba với thêm 8.000 triệu phú nhập cư.

Ngược lại, một số quốc gia ngày càng kém hấp dẫn giới triệu phú, khiến họ phải di cư sang nước khác. Trong đó, Pháp là quốc gia đứng đầu, năm 2016 có khoảng 12 ngàn triệu phú di cư khỏi Pháp.

Xếp ngay sau là Trung Quốc với 9.000 triệu phú đi mất, kế đến là Brazil với 8.000 triệu phú chuyển ra nước ngoài sinh sống.

Cũng đặt vấn đề trên với Việt Nam, Tiến sĩ Trần Đình Thiên hỏi : "Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư ?

Theo ông Thiên, đây là chỉ báo rất có ý nghĩa, vì theo ông biết ngoài dòng tiền đầu tư ra nước ngoài một cách chiến lược, có ý đồ mang lại lợi ích cho đất nước và cho doanh nghiệp thì cũng có luồng tiền di chuyển như cuộc di cư của các triệu phú nói trên.

Đó là một cảnh báo, ông Thiên nhấn mạnh.

Người Việt chuyển 7,3 tỷ USD ra nước ngoài

Ở một diễn biến khác, báo cáo kinh tế Việt Nam quý I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR-Vietnam Centre for Economic and Policy Research) công bố ngày 12/4 dẫn lại số liệu thống kê đến quý III/2015 cho biết, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ trong tháng 8/2015.

Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý III/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

Đáng chú ý, 2 cấu phần quan trọng nhất của các cân tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể.

Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

Đáng nói, cùng thời điểm này trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn.

"Đây là diễn biến bất thường", Infonet dẫn lời ông Nguyễn Đức Thành nói và nhấn mạnh, "diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng "bẫy thanh khoản" với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.

Lãi suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá USD/VND tăng lên sau sự kiện Trung Quốc phá giá, khiến thị trường không tìm được mức lãi suất cho vay ngoại tệ cân bằng".

Hệ quả, ngân hàng thương mại không tìm được đầu ra cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài là giải pháp sinh lợi tối ưu nhất.

Trên cơ sở này, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới, do chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm và hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.

Việc dòng tiền của Việt Nam bị chảy ra nước ngoài từng được Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên hợp quốc nghiên cứu và phân tích.

Là một chuyên gia về thống kê và băng chính phương pháp thống kê, Tiến sĩ Vũ Quang Việt chỉ ra một con số giật mình, trong vòng 6 năm (2008-2013), 33 tỷ USD của Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp.

Mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013.

Vị chuyên gia giải thích, đằng sau con số ấy là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Cụ thể, Việt Nam đang gặp hai vấn đề :

Thứ nhất, là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.

Thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính là điều khó lòng chấp nhận.

Thái An

******************

Công an ngăn cản buổi lễ tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma (RFA, 10/03/2017)

vn2

Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma sáng 10/3/2017 - RFA photo

Sáng ngày 10/3/2017 khoảng 20 người dân thuộc thành viên CLB Lê Hiếu Đằng - Sài Gòn và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu đã tổ chức tưởng niệm các tử sĩ trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Trường Sa thì bị an ninh gây khó dễ, ngăn cản.

Tham gia lễ tưởng niệm có nhà báo Kha Lương Ngãi - cựu Phó TBT báo SGGP, nhà thơ Hoàng Hưng, nghệ sĩ Kim Chi, cùng một số người hoạt động dân chủ nhân quyền tại Vũng Tàu.

Buổi lể diễn ra được khoảng 15p thì khoảng 50 công an phường 2 thành phố Vũng Tàu, cùng nhưng nhân viên An Ninh thường phục lần sắc phục tới can thiệp. Họ thu vòng hoa đã được thả trôi trên biển và sau đó bắt đi 3 người tham dự buổi lễ là nhà báo Sương Quỳnh, anh Lê Công Vinh và facebooker Lâm Kế.

Nhà báo Sương Quỳnh, người đã bị an ninh bắt đi sau buổi lể cho biết : Sau khi buổi lể diễn ra, tôi thấy rất nhiều công an An Ninh tới can thiệp, hoi gọi điện thoại cho nhau để thông báo vụ việc và xem chúng tôi như tội phạm. Lúc chứng kiến họ bắt anh Lâm Kế, nên tôi lấy máy đt ra quay lại. Thì bị họ bắt lên xe chở về phường 2 luôn.

Sau khi tra hỏi tôi mà ko có kết quả gì, họ đã nhúng điện thoại của tôi vào nước và làm hư điện thoại của tôi.

Anh Lê Công Vinh, một người cùng bị bắt với nhà báo Sương Quỳnh cho biết : họ bắt tôi ký vào biên bản, nhưng tôi bất hợp tác nên họ đã đấm vào mặt tôi 2 cái. Mãi đến 2h chiều họ mới thả tôi về.

Nghệ sĩ Kim Chi, người tham dự buổi lễ sáng nay cho biết lý do vì sao bà tham dự buổi lễ : "Lẽ ra những buổi lễ như vậy phải do chính nhà nước tổ chức. Đằng này họ đã ko làm mà còn ra sức ngăn chặn thì đúng là bè lũ bán nước. Vì máu của những người lính nằm xuống ngoài đảo Gạc Ma không phải là nước lã".

Tưởng niệm các chiến sĩ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc là điều nên làm. Thế nhưng bấy lâu nay, nhiều buổi tưởng niệm chiến sĩ trong các trận đánh với Trung Quốc luôn bị nhà cầm quyền cản trở, gây khó dễ.

***************

Thủ tướng Việt Nam sẵn sàng thăm Mỹ (RFA, 10/03/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến công du Hoa Kỳ trong nỗ lực thắt chặt quan hệ với nước Mỹ nhằm tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong thời gian sắp tới.

vn3

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật dự thượng đỉnh G7 hôm 26/5/2016. AFP photo

Hãng tin Reuters ghi lại tuyên bố vừa nêu trên trang Facebook của chính phủ, đồng thời cho biết sự quan tâm của Thủ tướng Phúc đối với hiệp định TPP. Ông Phúc vẫn mong Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách để trở thành đối tác lãnh đạo 12 nước, bao gồm Việt Nam đối với hiệp định thương mại quan trọng này.

Tổng thống Barack Obama là vị nguyên thủ đã thăm viếng Việt Nam trong sự chào đón nồng nhiệt nhất trong tất cả các đời tổng thống Mỹ từng đến Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 646 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)