Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/04/2019

Đảng cộng sản cấp tốc tìm người thay thế Nguyễn Phú Trọng

Tổng hợp

Việt Nam : Ông Trọng sẽ không thể nắm quyền đến hết nhiệm kỳ ? (RFI, 26/04/2019)

Sau nhiều ngày có những tin đồn trên các mạng xã hội, chính phủ Việt Nam cuối cùng đã phải công khai thông tin về tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

thay1

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp báo ở phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 09/11/2018 Reuters/Kham/Pool/File Photo

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, 25/04/2019, trả lời câu hỏi của một phóng viên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết là "cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi" đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định là ông Trọng "sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao không nói rõ ông Nguyễn Phú Trọng bị vấn đề gì về sức khỏe và từ khi nào. Nhưng rõ ràng là chính phủ Việt Nam buộc phải cung cấp thông tin nói trên để đáp lại những tin đồn đã lan truyền trên mạng xã hội từ nhiều ngày qua.

Theo những tin đồn này, chủ tịch nước của Việt Nam đã bị đột quỵ vào ngày 14/04 khi đến thăm tỉnh Kiên Giang, có tin là ông đã bị liệt nửa người. Các nguồn tin ngoại giao tại Hà Nội (xin được giấu tên do tính chất nhạy cảm của vấn đề) hôm qua khẳng định với hãng tin Reuters là ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Theo luật pháp hiện hành, tình trạng sức khỏe của các lãnh đạo Việt Nam là thông tin thuộc loại bí mật Nhà nước và cho tới hôm qua, báo chí chính thức của Việt Nam không hề nói gì về bệnh tình của ông Trọng.

Không biết thực hư như thế nào về bệnh tình của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, nhưng kể từ hôm 14/04, ông không xuất hiện trước công chúng, thậm chí đã không thể viếng thăm chính thức Trung Quốc như lịch trình dự kiến. Hà Nội đã phải cử thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Việt Nam đi Trung Quốc để dự Hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Một vành đai một con đường (do Bắc Kinh tổ chức) lần thứ hai từ ngày 25 đến 27/04.

Trước đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã không thể tiếp đoàn Thượng Viện Hoa Kỳ, gồm 9 thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, tại Trụ sở Trung ương Đảng vào chiều ngày 18/04 . Thay mặt ông Trọng tiếp đoàn Thượng Viện Mỹ là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.

Theo tờ Nikkei Asian Review, tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng càng làm gia tăng những đồn đoán là ông sẽ không thể nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Tờ báo Nhật nhận định rằng, trong số các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, ông Trọng được xem là nhân vật thân cận với Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, cho nên mọi thay đổi nhân sự do bệnh tình của ông có thể sẽ có tác động đáng kể lên chính sách kinh tế và ngoại giao của Việt Nam.

Nhà phân tích tình hình Việt Nam Jonathan London được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua cho rằng một số nhân vận thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ thay thế ông và không có dấu hiệu gì cho thấy các đối thủ trong chính quyền trước đây sẽ giành lại quyền hành.

Dầu sao, theo nhận định của hãng tin Reuters, do ông Trọng nắm cả hai chức vụ lãnh đạo, nếu hai chiếc ghế này bị trống, sẽ có sự thay đổi trong các cân quyền lực ở Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng lần tới vào đầu năm 2021.

Trả lời RFI Tiếng Việt, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ gây xáo trộn cho việc kế nhiệm ông, nhưng sẽ không có biến động lớn nào xảy ra trên chính trường Việt Nam.

Thanh Phương

******************

Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng về tình hình sức khỏe ông Trọng (VOA, 25/04/2019)

Hôm 25/4, lần đu tiên Vit Nam lên tiếng v tình hình sc khe ca Tổng bí thư – Ch tch nước Nguyn Phú Trng sau gn hai tun im lng trước nhng đn đoán ông bt qu".

thay2

Báo Thanh Niên loan tin về tình hình sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng. Photo Báo Thanh Niên

Trả li câu hi ca hãng tin AFP, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết : "Do cường đ làm vic cao, thi tiết thay đi đã nh hưởng đến sc khe ca Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng. Ông s sm tr li làm vic bình thường", theo báo Tui Tr hôm 25/4.

Trước đó, ông Nguyn Phú Trng đã có chuyến làm việc ti tnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/4.

Cũng hôm 25/4, trả li câu hi ca c tri ti bui tiếp xúc c tri phường An Cư, qun Ninh Kiu, Thành phố Cn Thơ, Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân cũng khng đnh hin ti sc khe ca Nguyn Phú Trng "đã ổn đnh, s sm tr li làm vic".

Báo Tuổi tr trích li bà Nguyn Th Kim Ngân nói rng "nguyên nhân là do thay đi thi tiết và di chuyn quãng đường xa nên sc khe Tổng bí thư có b nh hưởng".

Trong thời gian được cho b lâm bnh, truyn thông trong nước loan tin rng ông Trng đã "gi đin mng" ti Ch tch y ban thường v Hi ngh nhân dân ti cao Triu Tiên Choe Ryong-hae ngày 18/4, nhân dp nước này bu lãnh đo mi, và hôm 21/4 ông "gi đin chia bun" đến Tng thng Sri Lanka sau v đánh bom tự sát.

********************

Việt Nam thừa nhận sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có vấn đề (RFA, 25/04/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25 tháng 4 đã chính thức thừa nhận Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không được khỏe.

thay3

Hình minh họa. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội - AFP

Trả lời câu hỏi của các hãng thông tấn nước ngoài tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, nói : "Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Thông tin về tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được lan truyền trên mạng từ ngày 14 tháng 4 nhân chuyến thăm của ông tới Kiên Giang. Theo thông tin được facebooker chuyên đưa tin chính trường, Lê Nguyễn Hương Trà, vào ngày 14 tháng 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải nhập viện. Sau đó thông tin từ facebook Người Buôn Gió, cho biết ông đã bị xuất huyết não và phải điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy rồi sau đó chuyển ra bệnh viện quân đội 108 ở Hà Nội. Đài Á Châu Tự do không thể xác định được thông tin này.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 15/11/0218, quy định thông tin cá nhân và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc bí mật nhà nước, vì cho rằng nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

*****************

Chủ tch Tp tiếp Th tướng Phúc, ‘hi thăm’ ông Trng (VOA, 25/04/2019)

Hôm 25/4, nhân dịp sang Bc Kinh tham d Din đàn cp cao hp tác "Vành đai và Con đường" ln th hai, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã hi kiến vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

thay4

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình tiếp Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti Bc Kinh, 25/4/2019. Photo VTC via Chinhphu.vn

Nhà lãnh đạo Trung Quc nhờ Thủ tướng Phúc chuyển lời "thăm hỏi chân thành" tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đài Phát thanh Quc tế Trung Quc (CRI) cho biết.

Cũng theo CRI, Chủ tịch Tập chỉ rõ rng "Trung Quốc và Việt Nam là cộng đồng cùng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược".

Theo CRI, Thủ tướng Phúc đã chuyển lời "thăm hỏi thân thiết" của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Chủ tịch Tập Cận Bình, chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc giành được trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhất là trong 40 năm thi hành cải cách mở cửa.

Ông Tập chuyn li hi thăm ông đến ông Trng gi lúc có tin đn ông Trng b bnh sau chuyến công tác đến Kiên Giang hôm 14/4.

Hôm 25/4, truyền thông Vit Nam trích li Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói rng ông Trng s "sm tr li làm vic bình thường" sau khi sc khe b nh hưởng "do cường đ làm vic cao, thi tiết thay đi".

Bộ Ngoi giao Vit Nam nói cuc hi kiến nhm trao đi các bin pháp thúc đy quan h Vit - Trung phát trin n đnh, lành mnh, vn vng ; nâng cao hiu qu hp tác gia hai nước trên các lĩnh vc kinh tế - thương mi – đu tư ; m rng th trường cho hàng hóa Việt Nam, nht là các mt hàng nông, lâm, thy sn, cũng như vic duy trì hòa bình, n đnh ti bin Đông.

******************

Việt Nam có thực sự muốn tham gia sáng kiến "Vành đai – Con đường" ? (RFA, 25/04/2019)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 25/4 đã bày tỏ sự ủng hộ của Việt Nam đối với sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc, một dự án gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chuyên gia Việt Nam bày tỏ lo ngại về khả năng Việt Nam gia nhập sáng kiến này.

thay

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trước cuộc gặp tai Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 AFP

Sáu năm trước đây, trong chuyến công du Kazakhstan và Indonesia, Tổng Bí thư đảng cộng sản Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình lần đầu tiên nhắc đến sáng kiến xây dựng Con Đường Tơ Lụa Mới cho thế kỷ 21, sau đó được chính phủ Bắc Kinh sửa đổi nhiều lần, và mới đây nhất, vào năm 2016, sáng kiến này được đổi tên thành Vành đai – Con đường.

Theo Bắc Kinh, sáng kiến này khởi đầu với sáu hành lang kinh tế mà Bắc Kinh muốn vạch một con đường qua khu vực Đông Á vào tới Âu Châu. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn muốn nối liền mặt biển Đông Nam Á, Úc Châu qua Ấn Độ Dương cho tới Bắc Phi thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ dọc theo các hành lang giao thương đường bộ và đường biển.

Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh về sáng kiến Vành đai – Con đường lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 5 năm 2017, với đại diện từ 100 quốc gia tham dự.

Tuy nhiên, 6 nước Châu Âu bao gồm Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia đã không tham gia ký kết bản công bố chung trong buổi bế mạc ngày 15/05/2017.

Tính đến nay, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác Vành đai – Con đường với 126 quốc gia, mới đây nhất là Jamaica vào đầu tháng 4.

Tại Đông Nam Á, có đến 4 nước đã tham gia sáng kiến Vành đai – Con đường bao gồm : Lào, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Chỉ riêng tại Việt Nam tính đến thời điểm này vẫn chưa chính thức có dự án nào liên quan đến sáng Vành đai – Con đường.

Nhận xét về việc này, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng :

"Vấn đề ‘Một vành đai – Một con đường’ từ trước tới giờ đảng cộng sản Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã thường xuyên tán thành để tham gia, nhưng tôi nghĩ dù có ký kết hay không cũng không quan trọng, mà quan trọng là thực hiện đến mức độ nào thì trái banh nằm trong chân của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay dễ dàng bước vào thòng lọng của Trung Quốc đã giăng ra sẵn, mà bài học kinh nghiệm đã có ở Châu Phi và một số nước trên thế giới".

Nói rõ hơn về ‘cái bẫy’ mà nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc vừa nói tới, Thạc sĩ Hoàng Việt – một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông cho biết :

"Người ta còn lo ngại trong chính sách ‘Một vành đai – Một con đường’ là chính sách bẫy nợ từ phía Trung Quốc. Trung Quốc cho vay ồ ạt với lãi suất cao, không chỉ vay không mà phải sử dụng nhân công, công nghệ, các công ty của Trung Quốc thực hiện xây dựng các dự án này. Một trong những trường hợp điển hình mà người ta nhắc tới là cảng Hambatonta tại Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê đến 99 năm. Chưa kể đến tác động về an ninh, trong đó có an ninh về kinh tế, chính trị, an ninh chiến lược… Người ta lo ngại với cách hành xử cũng như thái độ và tham vọng cố hữu của Trung Quốc thì những việc này ẩn giấu đằng sau của dự án ‘Một vành đai – Một con đường’".

Bên cạnh đó, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, ngoài nguy cơ ‘bẫy nợ’, tranh chấp Biển Đông cũng là một phần chính trong sáng kiến Vành đai – Con đường mà Bắc Kinh đưa ra :

"Trong con đường tơ lụa thế kỷ 21 này kết nối các nước Đông Nam Á với Trung Quốc, vì vậy Biển Đông cũng nằm trong đó. Đây cũng là cách mà các nhà nghiên cứu lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp kinh tế để trói buộc Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác để họ có thể độc chiếm trên Biển Đông".

tolua4

Bản đồ sáng kiến Vành đai - Con đường. Afrique-Asie

Vào ngày 28/3 tại Washington D.C., Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu cho rằng sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc giống hệt chuyện họ bồi lấp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Ông nhấn mạnh rằng người Trung Quốc xây đảo nhân tạo chẳng phải vì họ muốn tự do hàng hải, họ nổ lực xây dựng các cảng khắp thế giới chẳng phải để trở thành nhà đóng tàu bè giỏi phục vụ các tuyến đường biển, mà tất cả cũng để triển khai chiến lược an ninh quốc gia của họ thôi.

Việc Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra khu vực Biển Đông đã bị quốc tế lên án. Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng nước này có toàn quyền đối với những thực thể mà Trung Quốc xây lấp ở Biển Đông.

Trung Quốc đã vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông, lấn cả vào vùng nước của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.

Với Việt Nam, cách đây 5 năm, vào năm 2014, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Vụ việc đã dẫn đến căng thẳng trong quan hệ hai nước trong nhiều tháng cho đến khi Trung Quốc quyết định rút giàn khoan về.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, vấn đề lớn nhất trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc là vấn đề Biển Đông nơi Việt Nam có các lô dầu khí đang khai thác và dự định khai thác nhưng đã gặp một số cản trở từ Trung Quốc trong thời gian qua.

Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đưa giàn khoan Đông Phương 13-2 đi khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi mà Việt Nam và Trung Quốc chưa phân định rõ ở cửa Vịnh Bắc Bộ.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định rằng chính những hành động này của Trung Quốc vô tình đẩy Việt Nam lại gần phía Hoa Kỳ hơn :

"Bây giờ mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được thúc đẩy rất mạnh mẽ. Đáng lẽ quan hệ Việt – Mỹ chưa được nồng ấm như ngày nay nếu không có tác nhân từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng là tác nhân đặc biệt trong những lần tranh chấp, căng thẳng trên Biển Đông, dẫn đến việc Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, khi Việt Nam và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau hơn thì Hoa Kỳ đang là tác nhân để Việt Nam phải e dè khi thúc đẩy quan hệ hai nước".

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 25/4, Thủ tướng Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề Biển Đông. Theo truyền thông Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam kêu gọi hai bên tiếp tục tuân thủ nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước ; kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật quốc tế. Ông Phúc cũng nói đến việc hai bên tiến tới đạt tiến triển trong việc phân định ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trên nhiều trang mạng đã có những thông tin chưa thể kiếm chứng cho rằng hai bên sẽ ký một loạt các văn kiện quan trọng cho quan hệ hai nước.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, chuyến đi này của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ mang tính ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lịch trình đã được định sẵn mà thôi.

"Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay đang rất đuối, nên Việt Nam không muốn lộn xộn trong vấn đề chính trị, kinh tế. Do đó, Việt Nam có tham gia hội nghị kỳ này dù có ký kết 10 văn kiện hay 8 văn kiện hay 6 văn kiện thì vẫn là nguyên tắc ngoại giao của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Còn vấn đề triển khai như thế nào là do tình hình quốc tế và tình hình quan hệ Việt – Trung sẽ quyết định những thực thi của 2 nước".

Còn theo Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Bắc Kinh lần này là để trấn an Trung Quốc về việc Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ vào cuối năm nay theo lời mời của Tổng thống Donald Trump :

"Việt Nam sẽ phải đi (Trung Quốc) để giải trình, nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng không chống lại Trung Quốc, mà chỉ là lợi ích phát triển mà thôi".

*********************

Thủ tướng Phúc đề nghị định hướng tốt dư luận dịp kỷ niệm 70 năm ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (RFA, 25/04/2019)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 25/4 nhân dịp ông này tham dự hội nghị Sáng kiến Vành đai - Con đường tại Bắc Kinh.

thay5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trước cuộc gặp tai Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 AFP

Theo TTXVN, Thủ tướng Phúc đề nghị hai nước định hướng tốt dư luận, báo chí, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời tiếp tục phối hợp thực hiện tốt 3 văn kiện biên giới trên đất liền Việt - Trung...

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam được truyền thông dẫn lời cho biết, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến "Vành đai và Con đường" bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, hướng đến mục tiêu đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục tuân thủ nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao của hai đảng cộng sản, hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ; kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế ; đạt tiến triển về phân định ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào năm 2020 ; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) ; tích cực thúc đẩy đàm phán để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, có hiệu lực để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Sáng kiến Vành đai - Con đường hay còn gọi là Nhất đới - Nhất lộ là sáng kiến của Trung Quốc đưa ra, với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, từ nước này sang châu Âu và châu Phi.

Hồi cuối tháng 3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Popeo đã gọi ‘Sáng kiến Vành đai- Con đường’ của Trung Quốc giống hệt chuyện họ bồi lấp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Ông nhấn mạnh rằng người Trung Quốc xây đảo nhân tạo chẳng phải vì họ muốn tự do hàng hải, Trung Quốc nỗ lực xây dựng các cảng khắp thế giới chẳng phải để trở thành nhà đóng tàu bè giỏi phục vụ các tuyến đường biển, mà tất cả cũng để triển khai chiến lược an ninh quốc gia của đất nước đông dân nhất thế giới này.

******************

Về sự kiện Thủ tướng Phúc đi dự Diễn đàn Vành đai và Con đường (BBC, 23/04/2019)

Một nhà quan sát nói với BBC rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Diễn đàn Vành đai và Con đường (Belt and Road Forum - BRF) cho thấy sức khỏe của ông Trọng "có vấn đề trầm trọng".

thay6

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Triển lãm Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc hồi tháng 11/2018

Cùng lúc, một trí thức khác e ngại rằng thời điểm tổng bí thư bị bệnh "là thời cơ thuận lợi cho các thế lực bên ngoài giật giây những thế lực bên trong" và rằng Việt Nam "phải tỉnh táo không để rơi vào cạm bẫy của Vành đai và Con đường".

Diễn đàn Quốc tế Vành đai và Con đường

Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mời gần 40 nguyên thủ các nước sang dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh diễn ra từ 25 đến 27 tháng Tư.

Hôm 22/4/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường" lần thứ hai tại Bắc Kinh.

'Tình trạng bất ổn'

Hôm 22/4, trả lời câu hỏi của BBC : "Ở Việt Nam, người ta biết gì, không biết gì về tin đồn liên quan đến sức khỏe của ngài Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ?", giáo sư Tương Lai, một nhà trí thức bất đồng, nói :

"Theo như tôi biết, ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm và làm việc tại Kiên Giang rồi bị đột quỵ phải đưa vào bệnh viện tỉnh để cấp cứu, sau đó chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi có nhiều kinh nghiệm giải quyết các bệnh về tim mạch với nhiều chuyên gia giỏi được trang bị máy móc hiện đại. Nhưng rồi nghe đâu sau đó ông được chuyển về Hà Nội, nơi có khoa điều trị dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao".

"Cũng có lời suy đoán rằng, về đấy thì có thể dễ dàng mới các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc sang giúp như họ đã từng điều trị cho ông Lê Đức Anh, hoặc tiện cho việc sang Trung Quốc chữa trị tuy chuyện này thì còn tùy thuộc vào những yếu tố thuộc loại thâm cung bí sử khó mà lường được, nói được".

thay7

Trung Quốc đã đưa lao động sang Châu Phi và đầu tư vào cả Châu Mỹ La Tinh

"Lại cũng nghe nói ông sẽ được sang Nhật Bản điều trị như với trường hợp Trần Đại Quang trước đây ? Tất cả chỉ là lời đồn. Dân gian gọi là "thông tấn xã vỉa hè".

"Đây là một thời cơ thuận lợi cho các thế lực bên ngoài giật giây những thế lực bên trong mà chúng đã cài cắm được, tạo ra sự khủng hoảng vốn đã trầm trọng càng bục vỡ nguy hiểm hơn. Chúng tôi cảm nhận được điều ấy nên mới mạnh dạn và chân thành đưa ra ngay lời kêu gọi cảnh giác trên mạng xã hội".

"Những chiêu trò mới sẽ được tung ra, mà thâm hiểm nhất và cũng có thể sẽ trắng trợn nhất là áp đặt nhân sự sao cho có lợi nhất trong mưu đồ lâu dài và đòi hỏi trước mắt của thời cuộc. Thế nước đã chông chênh sẽ lại càng nghiêng ngả hơn".

Nhân vật và xu hướng chính trị

Hôm 23/4, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC :

"Việc nhóm của Giáo sư Tương Lai phát đi lời kêu gọi để người dân cảnh giác khi Việt Nam có thể xảy ra rối loạn khi ông Trọng có thể qua đời hoặc sức khỏe không thể đảm đương là điều cần thiết, vì thực tế tình hình nội chính của Việt Nam có thể đã bị can thiệp từ lâu".

"Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Diễn đàn Vành đai-Con đường cho thấy sức khỏe của ông Trọng có vấn đề trầm trọng chứ không như một số trang phản bác nói ông Trọng chỉ bị sốc nhẹ".

"Có thể ông Phúc sang Trung Quốc để đàm phán 10 văn kiện liên quan đến Vành đai-Con đường và được cho là động thái sang "nhận lệnh".

"Theo cá nhân tôi, ông Phúc buộc phải tuân thủ theo yêu cầu của Trung Quốc và Việt Nam còn xa lắm với giấc mơ thoát Trung".

"Tuy vậy, vẫn có một số người hy vọng ông Phúc sẽ theo Mỹ và phương Tây. Sau chuyến đi của ông Phúc, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn".

Phản ứng về Con đường Tơ lụa kiểu mới

thay8

Trung Quốc cần các thị trường xuất khẩu trong hai khu vực Âu và Á

Bàn về Dự án Vành đai và Con đường, Giáo sư Tương Lai, người bỏ đảng Cộng sản hồi tháng 9/2017, nói :

"Ông Tập muốn hồi sinh lại Con đường Tơ lụa xưa kia và con đường giao thương trên biển thuở ấy. Dự án Vành đai-Con đường muốn kết nối Trung Quốc với các nước Châu Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. Muốn biến khu vực Á-Âu mà Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng, thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu".

"Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát hay có cổ phần kiểm soát đối với ít nhất 76 cảng biển ở 35 quốc gia. Bỏ qua tuyên bố của Bắc Kinh rằng những cảng biển này chỉ dành cho mục đích thương mại, các tàu hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc vẫn qua lại đây. Bắc Kinh cũng không che dấu việc xuất khẩu mô hình chính trị của Trung Quốc sang những nơi này".

"Ví như, tám quốc gia Châu Phi, cũng như ở một số nước Đông Nam Á và Mỹ Latin, các quan chức Trung Quốc đang huấn luyện đối tác của họ quản lý ổn định chính trị bằng biện pháp tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và mạng Internet. Họ chẳng ngần ngại nói trắng ra "mô hình Trung Quốc là lựa chọn mới cho những nước muốn đẩy nhanh sự phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập của mình".

"Chỉ ngần ấy chuyện cũng nói lên được rằng vì sao mà hiện nay một bộ phận dân chúng và nhiều chính khách, các nhà trí thức có tên tuổi trên những nước mà dự án Vành đai-Con đường nhắm vào đã hoặc tẩy chay, hoặc lên tiếng phản đối, vạch mặt ý đồ đen tối của Bắc Kinh".

Ở Việt Nam, chắc cũng chẳng thiếu những thế lực sẽ vồ vập ủng hộ việc tham gia dự án nói trên vì nó hỗ trợ cho tham vọng chính trị đi liền với lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy, những người hiểu rõ những toan tính nguy hiểm của Bắc Kinh phải tỉnh táo không để rơi vào cạm bẫy".

'Định mệnh chung'

thay9

Dự án Một Vành đai Một Con đường là tác phẩm 'để đời' của Chủ tịch Tập Cận Bình

Trong một diễn biến khác, bà Nadège Rolland, trong bài "Reports of Belt and Road's Death Are Greatly Exaggerated" cho rằng những suy đoán rằng Vành đai-Con đường đang chết hay rồi sẽ chết, 'có tính phóng đại cao' :

"Vành đai và Con đường không chỉ là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thậm chí reo rắc hạt giống hợp tác kinh tế. Thay vào đó, như Tập Cận Bình đã nói rõ Trung Quốc coi dự án là một phương tiện để "cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu" và đưa ra một "cộng đồng có định mệnh chung", bà viết.

"Dự án này ​​nằm ở cốt lõi của chiến lược lớn của đảng Cộng sản, điều này có nghĩa là giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ nó. Nhưng Vành đai-Con đường cũng là một phòng thí nghiệm. Đã gạt sang một bên lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nên "tránh thu hút chú ý" trong các vấn đề quốc tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đang cảm thấy tự tin, và theo cách nói của ông Tập, "phấn đấu để đạt được thành tựu".

Nhưng nó vẫn "dò đá qua sông" (một thuyết khác của Đặng). Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng vì đây là sáng kiến ​​đầu tiên mà Bắc Kinh thực hiện với quy mô lớn như vậy, cần phải có nỗ lực và thời gian cho cả đảng lẫn thế giới bên ngoài thích nghi".

Bà Nadège Rolland khuyến cáo ''các nhà quan sát phương Tây không nên diễn giải quá mức các dấu hiệu đẩy lùi Vành đai và Con đường là dự án này đang thất bại, cũng không nên đánh giá thấp khả năng thích nghi và học hỏi của Đảng Cộng sản Trung Quốc".

"Và khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang phải tìm cách tốt nhất để bảo vệ phiên bản trật tự quốc tế tự do và cởi mở của họ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện bước đi tiếp theo".

Quay lại trang chủ
Read 758 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)