Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/04/2019

Anh chết, Trọng liệt, ai đọc điếu tang ?

Tổng hợp

Bình luận về quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh (BBC, 28/04/2019)

Một nhà quan sát ở Hà Nội nói với BBC rằng "chuyện quốc tang đối với dân sau ông Võ Nguyên Giáp là hết" trong lúc một nhà báo tán thành đề xuất quốc tang "chỉ dành cho lãnh đạo đương chức, và gọn lại thành một ngày".

tang1

Đại tướng Lê Đức Anh tặng hồi ký cho Thư viện Quân đội hồi tháng 1/2016

Cựu Chủ tịch nước Việt Nam, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời ở Hà Nội hôm 22/4, hưởng thọ 99 tuổi, theo truyền thông chính thống Việt Nam.

Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4/5/2019, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin.

Hôm 25/4, Phó giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói với BBC từ Hà Nội : "Thú thực, tôi không quan tâm đến ông Lê Đức Anh sống chết ra sao, tang lễ thế nào".

"Theo như tôi thấy, người dân chẳng quan tâm đến quốc tang gì đâu".

"Tôi thấy chuyện quốc tang đối với người dân sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hết. Chẳng ai quan tâm nữa. Họ muốn tổ chức kiểu gì thì làm, còn người dân vẫn vui chơi bình thường".

Tờ Thanh Niên đưa tin ông Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết nguyện vọng của gia đình tổ chức quốc tang cho đại tướng Lê Đức Anh giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm một ngày so với quy định về quốc tang.

tang2

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh (ngồi xe lăn) dự đám tang cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008

Trong khi đó, trả lời BBC từ Nha Trang, ông Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, nói :

"Tôi tán thành đề xuất chỉ làm quốc tang cho lãnh đạo đương chức và giới hạn còn một ngày để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội đã lên lịch trước, gây phiền phức cho xã hội và người dân".

"Theo tôi, quốc tang chỉ có ý nghĩa khi đa số người dân cảm thấy xúc động như có tang".

"Theo tập tục lâu nay, quốc tang chỉ dành cho tứ trụ, trong lúc người dân từng nhiều lần đề nghị Nhà nước nên tổ chức quốc tang cho các vụ như sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ hồi năm 2007 khiến hơn 200 người chết và bị thương, hoặc các vụ thiên tai, bão lũ khác có thiệt hại nhân mạng từ hàng chục người trở lên".

"Nhưng các đề nghị này không thành sự thật".

"Các nước văn minh thì người ta cũng làm quốc tang sau các vụ khủng bố, trong lúc Việt Nam đến nay chỉ dành nghi thức này cho tứ trụ và cựu tứ trụ".

"Và khi diễn ra quốc tang thì các hoạt động giải trí, sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Do vậy, theo tôi, việc tổ chức quốc tang nên càng ngắn càng tốt, đỡ phiền cho người dân".

Quốc tang các nước thế nào ?

Nhiều nước châu Âu có quy định lễ quốc tang được dành cho các lãnh đạo quốc gia và cả các công dân có công trạng, danh nhân, nạn nhân khủng bố, thiên tai.

Ở một số nước châu Á như Philippines, nạn nhân của tai nạn phi cơ lớn cũng được cử hành quốc tang hoặc tang lễ có mặt đại diện cao nhất của chính quyền.

Tại Trung Quốc, người sáng lập nhà nước cộng sản Mao Trạch Đông khuyến khích việc hỏa thiêu các lãnh đạo từ năm 1956.

Tuy vậy, trước khi qua đời, ông Mao không đề nghị hỏa thiêu, và thi hài của ông được ướp và đưa vào lăng ở quảng trường Thiên An Môn sau khi ông qua đời tháng Chín năm 1976.

Trung Quốc khi đó tuyên bố 10 ngày quốc tang cho Mao Trạch Đông.

Trước đó, nhân vật số hai, Thủ tướng Chu Ân Lai qua đời ngày 8/1/1976 - cờ rủ sáu ngày.

Trên giường bệnh, Chu Ân Lai yêu cầu hỏa táng, và rải tro ông trên "sông núi Trung Hoa".

Năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sáu ngày quốc tang.

Thi hài ông Đặng được hỏa táng, và tro rải xuống biển.

Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Trung Quốc từ 1987-1989, đã bày tỏ cảm tình với sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, và bị Đảng xem là phạm sai lầm nghiêm trọng.

Khi qua đời, lễ tang ông Triệu chỉ được ở mức ngang cấp bộ trưởng cho dù ông từng là Thủ tướng và Tổng Bí thư.

Chỉ có một ủy viên thường vụ bộ chính trị và một ủy viên bộ chính trị dự lễ tang ông Triệu.

*****************

Quốc tang tướng Lê Đức Anh 2 ngày : Sức khỏe tổng bí thư Trọng là tâm điểm chú ý (RFI, 28/04/2019)

Ngày 27/04/2019, 5 ngày sau khi tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch Nước qua đời, chính quyền Việt Nam mới thông báo thời điểm quốc tang. Tuy nhiên, điều khiến dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý là việc lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm vai trò trưởng ban tang lễ, trong bối cảnh ông Trọng đã không xuất hiện trước công chúng từ nửa tháng nay.

tang3

Ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam trong buổi tiếp tổng thống Mỹ Donald Trump tại phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 27/02/2019. Luong Thai Linh/Pool via Reuters

Theo thông báo của chính quyền Việt Nam, tang lễ ông Lê Đức Anh sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang ngày 03/05, tại Hà Nội. An táng cùng ngày tại Sài Gòn. Quốc tang kéo dài hai ngày.

Tướng Lê Đức Anh qua đời ngày 22/04, việc thông báo Quốc tang chậm đến 5 ngày được dư luận ghi nhận là điều không bình thường. Một trong các lý do chủ yếu của sự chậm trễ này là tình trạng sức khỏe của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Theo luật Việt Nam, chủ trì Quốc tang phải là tổng bí thư đảng hoặc chủ tịch Nước. Tuy nhiên, hiện tại ông Trọng có vấn đề sức khỏe.

Trong cuộc họp báo hôm 25/04, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam thừa nhận là "cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi" đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng cũng nhấn mạnh là lãnh đạo Việt Nam "sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Trong lúc đó, trên các mạng xã hội và truyền thông nước ngoài có nhiều thông tin về việc ông Trọng bị đột quỵ, thậm chí bị liệt nửa người trong chuyến làm việc tại tỉnh Kiên Giang ngày 14/04, phải cấp cứu tại một bệnh viện ở Sài Gòn, trước khi được chuyển về điều trị tại bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, và hiện tại sức khỏe mới chỉ trong giai đoạn hồi phục dần dần.

Trang mạng thoibao.de tại Đức cho biết cụ thể là, theo một ủy viên trung ương đảng, hôm 27/04/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ra viện, về nhà công vụ ở Hà Nội. Hiện tại lãnh đạo Việt Nam vẫn phải "ngồi xe lăn và đang tích cực luyện tập phục hồi chức năng sau đột quỵ", "ông vẫn bị méo mồm và gặp khó khăn khi nói".

Sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng thực hư ra sao ? Tại Việt Nam, sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao được xếp vào hàng bí mật quốc gia. Không ít người lo ngại một người vừa trải qua tai biến não, nếu đúng như vậy, buộc phải chủ trì nghi thức đặc biệt này sẽ khó lòng tránh khỏi bệnh tình trầm trọng hơn. Tuy nhiên, theo nhiều người trong cuộc, trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, người đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cấp cao, trong trường hợp có vấn đề sức khỏe, nếu không chính thức bàn giao quyền lực, thì đứng trước áp lực buộc phải hiện diện trước công chúng.

Trả lời RFI Tiếng Việt, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, nhận xét :

"Chức vụ đó thì không được nghỉ một ngày. Nhớ là khi ông Trần Đại Quang (cố chủ tịch Nước) đi trị bệnh ở bên Nhật, thì có một bài báo viết trên mạng, tôi nhớ không nhầm là của nhà báo Huy Đức, bảo là : đất nước không thể một ngày không có người lãnh đạo, lãnh đạo phải liên tục, còn nếu mà ở lâu thì phải bàn giao. Sau đó thấy xuất hiện ông Trần Đại Quang ngay. Sau đó, ông Trần Đại Quang ở trong tình trạng bệnh như thế mà vẫn đi làm việc đến hơi thở cuối cùng.

Những cương vị cao nhất, như nguyên thủ quốc gia, trong Hiến pháp đã có quy định rồi. Nếu là khuyết (như nguyên thủ qua đời - người viết), hay không làm việc được, thì phó chủ tịch phải tạm quyền. Trường hợp đó trong thời gian vừa qua đã xảy ra. Nghị quyết 09 quy định là bốn vị đứng đầu, bây giờ còn lại ba vị, phải kiểm tra sức khỏe hàng ngày. Kiểm tra như vậy liên quan đến công việc.

Thôi, bây giờ phải chấp hành luật, phải giữ bí mật. Đến ngày 3/5 thì sẽ biết hết !"

Nguồn gốc việc giữ bí mật sức khỏe lãnh đạo

Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích thêm về lý do khiến vấn đề sức khỏe của cán bộ lãnh đạo cấp cao trở thành bí mật Nhà nước tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông cũng nhấn mạnh đến mặt hạn chế của cơ chế đánh giá sức khỏe nội bộ này, so với cơ chế cạnh tranh minh bạch, có thể cho phép công chúng nhận ra dễ dàng ai thực sự là người lãnh đạo có đủ sức khỏe đảm đương các trọng trách quốc gia :

"Việt Nam trước khi ra bầu cử, ứng cử, thì có chủ trương kiểm tra sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe rồi thì tùy loại A, loại B, loại C. Nếu loại C, thì đôi khi không được tái cử. Nếu loại B thì phải cân nhắc. Cho nên thường thì những người lãnh đạo phải là loại A hết. Nhưng có người loại B, tôi biết cũng tái cử, thì người ta cũng bực dọc về chuyện đó. Cho nên người ta cho rằng sức khỏe cũng liên quan đến vấn đề cơ cấu, vấn đề nhân sự, vấn đề chính trị. Người ta gọi là bí mật, vì nếu việc đó bung xòe ra ngoài xã hội, thì cuộc bầu cử, ứng cử sẽ trở nên phức tạp. Vì có khi là sức khỏe loại B vẫn tái cử thì sao ? Có sức khỏe thấp hơn nữa thì sao ?

Cho nên mới có quy định về sức khỏe liên quan đến việc tái cử, hay không tái cử, được ứng cử vào các cương vị lãnh đạo hay không. Trước đây, có những người sức khỏe loại C vẫn tái cử, nhưng vào Đại hội rồi chết… chỉ làm mấy tháng thì ngã ra chết. Đúng ra việc kiểm tra sức khỏe mà làm tốt, thì không cho những người đó ứng cử. Cho nên gần đây người ta phải siết chặt lại, việc đó đi kèm với quy định về bí mật. Theo luật, chứ không phải là quy định nội bộ nữa.

Ở Việt Nam mình, không có quy định về ứng cử, tranh cử. Nếu là tranh cử, ứng cử công khai, trước nhân dân, với các chất vấn này kia…, thì chỉ cần lên người ta chất vấn một chặp, thì biết là có sức khỏe không ngay. Hiện tại, những người ra ứng cử, tiếp xúc cử tri cũng chỉ mang tính hình thức thôi. Không có chuyện truy hỏi, truy đến cùng. Những việc như thế cũng là một thử thách về sức khỏe. Ở Việt Nam, về cơ bản, trên thực tế, việc bầu cử, ứng cử, kể cả Đại hội 12 vừa qua, theo nghị quyết 244, đều là ở trên gần như dự kiến hết. Dự kiến ai kỳ này làm gì… Kể cả đoàn đại biểu đi dự Đại hội cũng đã được dự kiến hết. Rồi cuối cùng kết quả là như vậy !

Rõ ràng là có câu chuyện không minh bạch, không thực hiện dân chủ rộng rãi, không có quyền tự do ứng cử bầu cử, (như vậy) thì có những điều nằm trong góc khuất, rất là khó !".

Trọng Thành

*********************

Ông Nguyễn Phú Trọng có ‘ngồi xe lăn’ đến đọc điếu văn tại tang lễ ông Lê Đức Anh ? (Người Việt, 28/04/2019)

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam loan báo Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang cựu Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Lê Đức Anh, dân mạng đang hồi hộp chờ xem ông Trọng sẽ tái xuất trong tình trạng thế nào, có "ngồi xe lăn và đã bị méo mồm" như tin đồn lan truyền hay không.

tang4

Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi Tháng Chín, 2018. (Hình : BaoChinhPhu.vn)

Blogger Lê Nguyễn Hương Trà, người đầu tiên đưa tin trên mạng xã hội về việc ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang, bình luận trên trang cá nhân : "Hôm nay [ông Trọng] lưỡi còn cứng, miệng chưa tròn vành rõ chữ. Không biết tình [ông] sẽ đọc điếu văn ra sao…"

Do lễ truy điệu trong quốc tang của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đương nhiên được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia, người ta sẽ chờ xem ông Trọng xuất hiện tại sự kiện này thế nào.

Trước đó, tờ Thời Báo ở Đức đã loan tin : "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang phải ngồi xe lăn và tập nói để chuẩn bị làm trưởng ban tang lễ cho Lê Đức Anh".

Đáng lưu ý, trong vụ tổ chức quốc tang hai ngày cho ông Lê Đức Anh, Bộ Chính Trị cộng sản Việt Nam cho thấy họ đã không tôn trọng ý nguyện "tổ chức giản dị, giảm một ngày so với quy định" và "các hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ" mà ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Anh, công khai trên trang tin cá nhân.

Bà Nguyễn Thế Thanh, cựu tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh cũng tán đồng ý nguyện của gia đìnhLê Đức Anh trên trang cá nhân : "Gia đình ông Lê Đức Anh mong muốn vậy và nhiều người cũng mong vậy, với sự trân trọng. Từ tang lễ của đại tướng, nhà nước nên nhân đây sửa đổi quy định tổ chức tang lễ của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, kể cả đương nhiệm và tiền nhiệm. Nhân dân và cán bộ, đảng viên chắc chắn sẽ ủng hộ cách làm nào hài hòa được cùng lúc lễ nghĩa và lợi ích của nhân dân. Trọng quan nhưng trước hết phải trọng dân. Dân vi bản (tư tưởng lấy dân làm gốc)".

Việc đảng cộng sản Việt Nam phớt lờ mọi ý kiến nêu trên có thể hiểu là do quốc tang của cựu "tứ trụ" cũng là dịp để bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất trong lúc xã hội "ngừng các hoạt động vui chơi giải trí".

Trong một diễn biến khác, vài ngày sau khi bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam công khai việc ông Trọng "không khỏe, nhưng sẽ sớm quay lại làm việc", các báo nhà nước tiếp tục đăng tin ông Trọng "gửi điện mừng quốc khánh Nam Phi, Togolese Republic, Sierra Leone và Tanzania".

Hành động này khiến công luận nhớ lại thời điểm Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang bệnh nặng hồi năm ngoái, các báo nhà nước vẫn liên tục đưa tin ông này "gửi điện", thậm chí còn "viết thư chúc Tết Trung Thu gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng" ngay trước khi qua đời. (T.K.)

******************

Việt Nam loan báo ông Trọng làm trưởng ban lễ tang chủ tịch Lê Đức Anh (VOA, 27/04/2019)

Ban Chấp hành Trung ương Đng Cng sn Vit Nam hôm th By loan báo l tang ca nguyên Ch tch nước Lê Đc Anh s được t chc theo hình thc quc tang, đng thi công b danh sách ban l tang do Tng bí thư-Ch tch Nguyn Phú Trng làm trưởng ban.

tang5

Tư liệu - Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh trả lời phỏng vấn báo chí tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 9, ngày 23/9/1992

Hai ngày quốc tang được n đnh là 3 và 4 tháng 5. Trong khong thi gian này các công s và các nơi công cng được yêu cu treo c r và mi hot đng vui chơi gii trí ngng li, theo mt thông báo đăng trên website báo đin t ca chính ph.

Lễ viếng và lễ an táng được c hành vào bui sáng ngày 3 tháng 5 ti Nhà Tang l Quc gia Hà Ni, chính ph cho biết. L an táng din ra t 5 gi chiu cùng ngày ti Nghĩa trang Thành ph H Chí Minh.

Có phần chc s chú ý s đ dn vào ông Trng. Không rõ liu ông có thể hin din ti l tang hay không sau khi B Ngoi giao Vit Nam tun này xác nhn nhà lãnh đo 75 tui đã ngã bnh do công vic và thi tiết.

"Ông sẽ sm tr li làm vic bình thường", người phát ngôn Lê Th Thu Hng nói hôm thứ Năm nhưng không cung cp thêm chi tiết.

Tình hình sức khe ca ông Trng đã thu hút s chú ý cao đ trong nhng tun qua khi có nhng thông tin chưa được xác nhn cho biết ông bt qu" Kiên Giang vào ngày 14 tháng 4 trong mt chuyến đi công tác. K t đó tin tc v ông trên truyn thông chính thng ch là vic ông được nói là gi đin mng ti Indonesia và Triu Tiên.

Reuters dẫn các ngun tin ngoi giao yêu cu n danh cho biết ông đã được đưa vào Bnh vin Trung ương Quân đi 108 Hà Ni. Không rõ liu ông còn đang trong bnh vin này hay không.

Có những ch du v s vng mt bt thường ca ông trong mt s kin công khai vào tuần trước. Mt ph tá thượng ngh sĩ Hoa Kỳ cho VOA biết hôm 19 tháng 4 rng mt cuc gp g gia ông và phái đoàn thượng ngh sĩ đang thăm Vit Nam đã không diễn ra như kế hoch ban đu vì "những lí do v sp xếp t chc".

*********************

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ làm trưởng ban lễ tang tướng Lê Đức Anh (RFA, 27/04/2019)

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước sẽ làm trưởng ban lễ tang đại tướng Lê Đức Anh diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 5 tới, theo thông báo của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát ra vào chiều ngày 27/4.

tang6

Hình minh họa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) bên quan tại cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Hà Nội hôm 27/9/2018 - AFP

Theo thông báo này, trong 2 ngày quốc tang, các công sở, các nơi công cộng phải treo cờ rủ, mọi hoạt động vui chơi giải trí phải tạm ngưng.

Ban lễ tang bao gồm 39 người là các lãnh đạo của đảng và chính phủ, bao gồm trưởng ban là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khoẻ theo thông báo của Bộ Ngoại giao hôm 25/4 vừa qua.

Lễ viếng ông Lê Đức Anh được thực hiện vào sáng ngày 3 tháng 5 tại Hà Nội và lễ an táng được thực hiện vào chiều cùng ngày tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, vào ngày 26/4, gia đình cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cho báo chí biết nguyện vọng của gia đình là chỉ làm lễ tang giản dị, gói gọn trong một ngày và mọi hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường.

Như vậy, theo thông báo mới, dù quốc tang được thông báo là hai ngày nhưng lễ tang của tướng Lê Đức Anh trên thực tế sẽ chỉ diễn ra trong 1 ngày.

Một số người dân và chuyên gia mà Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn hoan nghênh quyết định của gia đình tướng Lê Đức Anh làm đơn giản và ngắn gọn. Có ý kiến cho rằng việc tang lễ diễn ra hai ngày sẽ không tốt cho sức khoẻ của Tổng Bí thư, người đã 75 tuổi, và đang không được khoẻ.

Trước đó, vào ngày 14/4, các thông tin trên các trang mạng không thuộc chính phủ cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị chảy máu não và phải nhập viện khẩn cấp. Ông đã không xuất hiện trước công chúng từ đó cho đến nay.

Hôm 25/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết ông Nguyễn Phú Trọng bị ốm vì thay đổi thời tiết và cường độ làm việc cao

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hôm 26/4 nói với cử tri rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang được các bác sĩ chăm sóc và đang hồi phục tốt, hy vọng ông sẽ quay trở lại làm việc sớm.

Quay lại trang chủ
Read 767 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)