Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/03/2017

Việt Nam : thép, kiều hối, bác sĩ lậu Trung Quốc

tổng hợp

Việt Nam 'tự vệ' trước thép Trung Quốc (VOA, 18/03/2017)

Bộ Công Thương Vit Nam va loan báo s tăng mnh mc thuế áp đt trên thép nhp khu, đc bit t Trung Quc. Đây là mt trong nhng "bin pháp t v tm thi" mà Việt Nam liên tc đưa ra trong thi gian gn đây đ bo v doanh nghip trong nước, sau đánh giá cho thy thép giá r và thép dài Trung Quc đang tràn ngp th trường Vit Nam, gây ra nhng thit hi không th khc phc cho Vit Nam.

vn1

Công nhân đang làm việc ti mt nhà máy thép tnh Hà Bc, Trung Quc. Thép giá r và thép dài ca Trung Quc đang tràn ngp th trường Vit Nam, gây ra nhng thit hi không th khc phc.

Số liu ca B Công thương cho biết ch trong 2 tháng đu năm 2017, nhp khu thép ch yếu t Trung Quc lên ti hơn 1,53 triu tn, tăng 7,6% v s lượng và 61,8% v giá tr so vi cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, sắt thép phế liu được xếp vào din b kim soát gt gao, nhưng do chi phí nhập st thép phế liu vào Vit Nam r hơn mua phôi luyn thép, nên mt hàng này vn chiếm khi lượng ln nhp khu. Ước tính mi ngày có hơn 10.000 tn st thép phế liu được nhp vào Vit Nam.

Ngoài ra, các chủng loi thép nhp khu t Trung Quốc cũng b nghi ng khai man đ trn thuế.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Vin trưởng Vin Kinh tế Trung ương Vit Nam, cho biết : "Thép Trung Quc đã tràn vào Vit Nam vi quy mô rt ln. Trong đó có hin tượng người ta kê khai không chính xác, thí d mt s thép có hàm lượng cht Bo rt thp, nhưng h khai đó là thép hp kim cao cp nên trn được thuế. Vì vy nên các doanh nghip thép ca Vit Nam chu s cnh tranh bt bình đng".

Chính vì vậy, mt trong nhng "bin pháp t v" mà Vit Nam đưa ra là xác định rõ các loi thép và đánh thuế thích hp.

Theo thông báo của B Công thương, bt đu t ngày 22/3, Vit Nam s áp dng tăng thuế t v tm thi đi vi phôi thép nhp vào Vit Nam là 21,3% (so vi mc trước đây ch t 4,64 – 6,78%) và vi thép dài là 13,9%.

Vietnamnet cho biết quyết đnh tăng thuế được Th tướng Vit Nam ban hành sau mt cuc điu tra kéo dài ca B Công thương, bt đu t ngày 25 tháng 12 năm 2016, sau nhng than phin ca các nhà sn xut thép trong nước. Các công ty tư nhân Vit Nam nói các nhà sản xut thép Trung Quc đang bán phá giá vi giá thp hơn giá tr thc tế, gây ra s cnh tranh bt bình đng.

Sản lượng thép dư tha ca Trung Quc trong nhng năm gn đây đã dn đến nhng cuc chiến thương mi gia Trung Quc vi M và các nước Châu Âu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói vì vy, vic Trung Quc tn dng láng ging Vit Nam đ tiêu th thép dư tha cũng là điều dễ hiu. Mc dù vy, chuyên gia kinh tế ca Vit Nam đánh giá các bin pháp t v ca Vit Nam hin nay là vn còn quá "hin" và "chm".

Ông nhận xét : "Vit Nam cho đến nay đã hi nhp rt sâu, tích cc ký kết các hip đnh thương mi t do. Nhưng các bin pháp phòng v ca Vit Nam còn thp và ít được vn dng".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng nhắc nh mt khi Vit Nam áp dng các bin pháp t v đi vi hàng nhp khu t Trung Quc và các nước khác, thì doanh nghip Vit Nam cũng phi tuân th "lut chơi" đã đnh cho các nước khác.

"Đấy là điu mà Vit Nam phi chun b và cân nhc k trước khi áp dng các bin pháp này, thí d như tăng tiêu chun v đ v sinh an toàn thc phm, hàm lượng các hóa cht hoc các yêu cu khác", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói thêm.

Theo Vietnamnet, sau khi Việt Nam thông báo áp dng bin pháp t v, các nhà sn xut thép Trung Quc đã bày t bt bình vi mc thuế cao và nói rng mc giá ca h là công bng và không h vi phm lut thương mi. Theo các doanh nghip Trung Quc, vn đ bt ngun từ nhu cu thp, s yếu kém ca kinh tế toàn cu và các sn phm kém cht lượng.

Khánh An

***************************

Khi kiều hối giảm mạnh (RFA, 17/03/2017)

Lượng kiều hối về Việt Nam giảm sút trong năm qua năm qua và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn trong tương lai do ảnh hưởng từ các chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.

vn2

Nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền đô la Mỹ. AFP photo

Lượng kiều hối về Việt Nam giảm sút trong năm qua năm qua và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn trong tương lai do ảnh hưởng từ các chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng kinh tế Việt Nam

Lượng tiền gửi về Việt Nam liên tục tăng từ năm 2010 và đạt kỷ lục 13,2 tỷ đô la vào năm 2015 nhưng bất ngờ giảm xuống còn 9 tỷ đô la năm ngoái. Hãng thông tấn AP cho biết các chuyên gia kinh tế dự đoán kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới do ảnh hưởng của các chính sách kiểm soát biên giới của Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại Việt Nam giảm xuống 0% từ đầu năm.

Khoảng 60% kiều hối của Việt Nam được chuyển về từ Mỹ, chiếm 4% GDP của Việt Nam. Hiện tại có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống tại nước ngoài và đến phân nửa số đó đang sống tại Hoa Kỳ.

Có phân tích cho rằng trước tình hình kiều hối giảm mạnh như hiện nay, GDP của Việt Nam có thể cũng giảm xuống khoảng 0,4% trong năm nay. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn văn phòng Thủ tướng có phân tích thêm :

Lượng kiều hối của Việt Nam giảm xuống thì chắc chắn có tác động ít nhiều đến nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nguồn vốn của Việt Nam đã khan hiếm hơn, kể cả nguồn vốn trong ngân sách cũng như nguồn vốn đầu tư, hay là nguồn vốn ODA từ các nơi. Việt Nam trở thành quốc gia có nguồn thu nhập trung bình rồi nên ODA giảm đi cũng là điều có thể hình dung được. Hay là điều kiện để vay ODA khó khăn, khắc nghiệt hơn trước cũng là điều Việt Nam hình dung được. Chúng tôi cũng nói rằng sẽ có lúc phải cho "tốt nghiệp" ODA để huy động nguồn tiết kiệm trong nước cho đầu tư phát triển.

Tuy nhiên các nguồn khác như nguồn kiều hối thì nó có cả hai mặt tác động. Một mặt nó là một nguồn vốn đóng góp vào tổng nguồn đầu tư xã hội của Việt Nam. Đó cũng là một nguồn quan trọng. Có nhiều năm nó tương đương với nguồn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam. Có những năm còn cao hơn tổng ODA vào Việt Nam. Như vậy là vị trí của nguồn kiều hối so với tổng nguồn đầu tư xã hội của Việt Nam là đáng kể, bổ sung rất quan trọng cho Việt Nam những nguồn vốn cần thiết để có thể đầu tư phát triển các lĩnh vực khác nhau. Nhất là nguồn vốn đó lại bằng ngoại tệ.

Credit Suisse trước đó cũng cảnh báo sự suy giảm kiều hối có thể sẽ gây thêm áp lực lên tỷ giá đồng đô la. Kể từ cuối năm ngoái, tiền đồng Việt Nam đã mất giá 2,2% so với đô la Mỹ. Ngoài ra, nếu dự luật về thuế biên giới đánh vào hàng nhập khẩu của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump được thông qua, Việt Nam có thể bị giảm thêm 0,9% GDP.

Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, nguyên nhân chính làm giảm lượng kiều hối mà các cơ quan Việt Nam đưa ra là do việc tăng lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) vào cuối năm 2016 và có thể lãi suất USD sẽ tăng ba lần trong năm 2017, làm giữ chân đồng đô la chuyển từ Mỹ về Việt Nam.

Tuy nhiên giải thích này liệu có chính xác hay không khi cuối năm 2016 Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ mới đưa ra quyết định tăng lãi suất trong khi kiều hối chuyển về Việt Nam có dấu hiệu giảm từ đầu năm. Hơn nữa, theo một nguồn tin khác thì năm 2015 Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ cũng đã đưa mức lãi suất lên cao hơn 0.25% nhưng kiều hối về Việt Nam vẫn tăng mạnh.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra dự đoán về một nguyên nhân khác dẫn đến lượng kiều hối giảm trong năm qua :

Lượng kiều hối vào Việt Nam có khi lại cân bằng với lượng kiều hối ra khỏi Việt Nam của hội tham nhũng ăn cắp được. Sau đó bằng cách này hay cách khác họ chuyển qua bên đó nhưng thực sự không phải chuyển qua nhưng thực tế lại không hẳn là như vậy. Hay nói cách khác là dùng ngoại hối để hợp thức hóa lượng tiền tham nhũng được và nó sẽ làm giấy tờ giống như là kiều hối thật. Và có thể việc kiều hối giảm vừa qua là do việc siết tham nhũng ở Việt Nam.

Ông Trump mới lên đầu năm nay, nên khó mà ảnh hưởng đến kiều hối về Việt Nam từ năm ngoái.

Giảm nguồn vốn quan trọng ?

vn3

Người dân lưu thông trên đường phố quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo

Năm 2015 Tiến sĩ Vũ Quang Việt nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc có đưa ra bài phân tích về những dòng tiền bất hợp pháp ra vào Việt Nam. Bài viết gây sôi nổi dư luận suốt một thời gian dài vì Tiến sĩ Vũ Quang Việt sử dụng các số liệu chính thức và các phép tính toán chuyên môn cho ra kết quả từ năm 2008 đến 2013 khoảng 33 tỷ USD đã được tuồn bất hợp pháp ra nước ngoài.

Thứ hai, nguồn kiều hối còn có vai trò quan trọng trong việc giúp cho sự phát triển kinh doanh tư nhân của người dân Việt Nam. Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vay mượn tiền từ ngân hàng hay các nguồn tín dụng khác là không hề dễ dàng. Cho nên họ cũng tìm kiếm các nguồn vốn từ các nơi khác nhau, kể cả từ người thân của mình được cử đi lao động nước ngoài hoặc là bà con của mình sống ở nước ngoài mà có nguồn vốn nào đó muốn đầu tư ở Việt Nam.

Nếu thiếu vắng nguồn này thì công việc kinh doanh của họ cũng khó khăn hơn, tìm kiếm nguồn vốn thay thế vào đó không phải dễ dàng.

Những bà con có cuộc sống khó khăn mà được hỗ trợ bằng những đồng tiền từ nước ngoài thì cuộc sống của họ cũng đỡ khó khăn hơn. Như vậy cũng đỡ gánh nặng từ nhà nước phải chăm lo cho họ. Việt Nam dù sao vẫn là nước có tỷ lệ nghèo khá cao, và gánh nặng xã hội phải quan tâm đến những người đó còn khá lớn.

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước và một số bộ ngành khác, số kiều hối chuyển về Việt Nam được sử dụng với mục đích kinh doanh chiếm đến 70.6%, bất động sản chiểm 20.7%.

Bà Chi Lan cũng nhận xét rằng kiều hối được đưa thẳng vào hoạt động kinh doanh tư nhân có thể là giải pháp tốt hơn vì tư nhân có thể sử dụng những đồng vốn đó một cách hiệu quả hơn so với các đồng vốn ODA. Bởi vì nguồn vốn ODA đưa vào nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, theo bà, chưa chắc đã được sử dụng một cách hiệu quả. Cuối cùng, gánh nặng nợ nần lại đặt lên vai cả xã hội hay những người phải nộp thuế.

Bà nói thêm về tác động kinh tế khi kiều hối giảm :

Khi nguồn kiều hối gửi về Việt Nam thì các ngân hàng có thêm hoạt động kinh doanh, qua đó tăng thêm hoạt động, dịch vụ kinh doanh của họ, cũng làm phát triển thêm các hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan cũng hi vọng kiều hối giảm đi cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi, cố gắng hơn về ý thực tự lực, tự lập. Cố gắng sử dụng cho tốt nhất từng đồng vốn nội lực huy động trong nước từ tài nguyên, sức lao động con người,… Bà cũng nhấn mạnh rằng dù có nhiều tiền mà nếu không biết cách sử dụng, đầu tư có hiệu quả thì vẫn khó có thể tiến bộ trong phát triển kinh tế. Có nhiều nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam chưa được sử dụng hiệu quả. Có những thời điểm nguồn vốn tăng lên rất cao nhưng lại tỷ lệ nghịch với tính hiệu quả khi được đưa vào thực tiễn.

2016 là một năm u ám của nền kinh tế Việt nam khi nhiều ngành sản xuất kể cả nông nghiệp và công nghiệp "rủ nhau" tụt xuống. Số lượng doanh nghiệp phá sản cũng tăng hơn nhiều so với những năm trước, gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. Năm 2017 khi kiều hối suy giảm mạnh, các lĩnh vực kinh doanh cũng chưa thấy có sự khởi sắc, có thể là điềm báo hiệu một năm kinh tế buồn nữa cho Việt Nam mà tiến sĩ Nguyễn Quang A dự báo cũng dậm chân tại chỗ giống năm ngoái.

Lan Hương, phóng viên RFA

******************

Đình chỉ hoạt động phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc (Tin Tức, 17/03/2017)

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội do Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn vừa kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều sai phạm tại Phòng khám đa khoa Nhân Ái Hà Nội (số 709, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

vn4

Đoàn kiểm tra đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động của Phòng khám Đa khoa Nhân Ái Hà Nội. Ảnh : Sở Y tế Hà Nội

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện phòng khám thực hiện một số kỹ thuật không nằm trong danh mục kỹ thuật đăng ký và được phê duyệt. Cụ thể, phòng khám không được phép làm xét nghiệm trong giờ hành chính, không được làm điện tâm đồ cho bệnh nhân nhưng phòng khám vẫn thực hiện các kỹ thuật đó.

Theo quy định, phòng khám không được phép lưu bệnh nhân quá 24 giờ, nhưng tại thời điểm kiểm tra có một bệnh nhân điều trị tại phòng khám từ ngày 13/3/2017. Cùng với đó là một số thiết bị y tế lắp đặt tại phòng khám không nằm trong danh mục được phê quyệt.

Vấn đề quản lý thuốc, tủ thuốc cấp cứu thành kho thuốc và rất nhiều thuốc không đúng như danh mục niêm yết ngoài tủ thuốc. Việc xử lý rác thải cũng không đúng quy định vẫn còn để lẫn rác thải y tế với rác thải sinh hoạt.

Đặc biệt, trong giấy phép đăng ký hoạt động có 3 bác sĩ quốc tịch Trung Quốc, có 2 bác sĩ về nước trước Tết không tham gia làm nữa nhưng chưa rút giấy phép hoạt động tại phòng khám. Bác sĩ Trung Quốc còn lại không có mặt tại phòng khám dù trong giấy đăng ký có hoạt động.

Phòng khám đăng ký hoạt động 6 chuyên khoa, nhưng tại thời điểm kiểm tra trong giờ hành chính chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa nội và chuyên khoa ngoại có mặt, do vậy không đủ điều kiện hoạt động của phòng khám đa khoa.

Với những sai phạm của phòng khám, đoàn kiểm tra đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động của phòng khám và yêu cầu làm việc với thanh tra Sở Y tế vào ngày 23/3/2017 để làm rõ sự việc.

Phương Liên (ghi)

Quay lại trang chủ
Read 703 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)