Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/08/2019

Căng thẳng quanh bãi Tư Chính : Trung Quốc làm tới, Việt Nam không nhường

Tổng hợp

Biển Đông dậy sóng ! (VNTB, 05/08/2019)

Số tàu Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng nhất lên tới 35 chiếc, ngày 3 tháng 8 tổng số tàu Trung Quốc ở vùng lãnh hải Việt Nam đã lên tới khoảng 80 tàu các loại.

bd1

Tàu kiểm ngư Việt  Nam để lộ sự nghèo nàn và lạc hậu - Ảnh minh họa

Tin tức liên quan đến tình hình nóng bỏng ở Biển Đông dường như báo chí nhà nước luôn đi sau mạng xã hội. Báo chí đảng vẫn chỉ dừng ở chỗ quyết liệt lên án, yêu cầu giải quyết xung đột theo luật pháp quốc tế. Thế nhưng với một quốc gia ngang ngược, coi thường phán quyết của toà Trọng tài năm 2017 về Biển Đông để tiếp tục xâm phạm lãnh hải của các quốc gia khác là một sự coi thường luật pháp quốc tế trắng trợn. 

Báo Đảng hồ hởi báo tin Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đã "dám" gọi đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trong khi đó tại hội nghị các bộ trưởng ASEAN lại không đưa ra được tuyên bố chung nào về việc Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Và Việt Nam hiện đang phải tìm đồng minh ở xa như Ấn độ, Mỹ, Nhật và cả Châu Âu. 

Việt Nam đã cứng rắn hơn sơ với năm 2017 và 2018 sau những lần lặng lẽ khấu đầu nhuư lần cho Repsol ngưng khai thác và chấp nhận bồi thường thiệt hại hàng triệu đô la cho nhà đầu tư. Bennett Muray nhận định rằng Việt Nam đã "tìm lại được sống lưng" để mà đứng thẳng đối đầu với Trung Quốc. 

Lần này Việt Nam vẫn cho Rosnef – một công ty Nga – tiến hành hoạt động ở vùng biển thuộc Bãi Tư Chính bất chấp những sự khiêu khích của Bắc Kinh. 

Ông Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam nhận định rằng lần này Việt Nam đã sử dụng bốn kênh riêng biệt để đối phó với Trung Quốc là ngoại giao, an ninh, dịch vụ quốc phòng, và Uỷ ban Đối ngoại Trung ương để gửi hàng chục lời phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Bắc Kinh và các cơ quan chức năng khác có liên quan.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc, ngay lập tức chấm dứt vi phạm, và rút tất cả các tàu khảo sát và hộ tống tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam."

Đồng thời, các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam tiếp tục sử dụng một loạt các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo cách hòa bình và hợp pháp.

Vào ngày 4 tháng 7, tàu Hải Dương 8 cùng một số tàu hải cảnh và tàu cá hộ tống đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đại diện ngoại giao cấp cao của EU hiên đang ở Hà Nội sau khi tham dự cuộc hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Thái Lan. Như được biết, Hà Nội và EU sẽ tiến hành ký kết một thoả thuận quốc phòng vào ngày 5 tháng 8 năm 2019. Động thái này diễn tra ra trong bối cảnh EU muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng về Châu Á và ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh trên một trong những tuyến đường hảng hải trọng yếu nhất trên thế giới.

Đây có lẽ là một tin vui trong thời điểm này, tuy nhiên báo chí nhà nước lại cho kiểm duyệt thông tin đầy đủ về sự kiện này. Tin tức vắn tắt về việc ký hiệp định quốc phòng Việt Nam-EU được đăng trên Soha đã bị gỡ bỏ. Tin tức đăng trên báo khác lại chỉ nhấn mạnh thông tin EU mở rộng về Châu Á mà không có đề cập về triển vọng quan hệ quốc phòng Việt Nam-EU dù là cùng sử dụng nguồn tin của Asia Times. 

Theo tờ Inquirer, quân đội Mỹ cho biết các cuộc tập trận của Mỹ trong năm 2020 sẽ tập trung nhiều vào khu vực Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường phô trương sức mạnh quân sự và bành trướng trong khu vực khi cho tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo ; cho tàu hải cảnh, dân binh và tàu cá xâm phạm chủ quyền của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Theo nguồn tin riêng của ông Carl Thayer, các tàu hải cảnh Việt Nam đã bị các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công và bị các tàu hải cảnh Trung Quốc cắt ngang đường để tấn công các tàu Việt Nam. Số tàu Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng nhất lên tới 35 chiếc, Ngày 3 tháng 8 tổng số tàu Trung Quốc ở vùng lãnh hải Việt Nam đã lên tới khoảng 80 tàu các loại.

Biển Đông đang dậy sóng dữ dội, Hội Thuỷ Sản đã kêu gọi Chính phủ phải cứng rắn hơn nhằm chống lại Trung Quốc. Còn người dân có sát cánh Đảng và nhà nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia khi nguy cơ chiến tranh trên biển đang đến gần với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ? Có lẽ sẽ chẳng tới đâu khi không ai biết được tình hình thật sự đã nghiêm trọng tới mức nào. 

Diên Vỹ

******************

Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính ! (RFI, 05/08/2019)

Trong bối cảnh căng thẳng tại bãi Tư Chính, với việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với số lượng tàu hải cảnh và dân quân biển hùng hậu, xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt cả tháng qua, giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales (Úc) hôm nay 04/08/2019 có bài phân tích bổ ích về vấn đề này. Bài viết tựa đề "South China Sea : Will Vanguard Bank Ignite Vietnamese Nationalism ?", được đăng trong phần Thayer Consultancy Background Brief, trên trang Sribd.com.

bd2

Giàn khoan DK1 Phúc Nguyên trên Bãi Tư Chính

Hỏi : Vì sao ông nghĩ rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc, trong khi hồi năm 2017 và 2018 đã phải lùi bước ?

Carl Thayer : Tôi không rõ "Đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc" có phải là cụm từ chính xác nhất về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện bãi Tư Chính (Vanguard Bank) hay không. Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Tư Chính hiện nay dường như được lệnh phải trấn giữ, trong lúc Việt Nam có một loạt động thái phản đối về ngoại giao.

Hồi tháng 7/2017, một tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc đã sang Hà Nội, yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác dầu tại bãi Tư Chính. Khi bị thủ tướng Việt Nam từ chối, ông ta giận dữ rời Hà Nội và chấm dứt các hoạt động hữu nghị thường niên ở biên giới Việt-Trung. Trung Quốc cũng được cho là đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam đành phải thuận theo và ngưng khai thác. Đến tháng 3/2018, sau khi Trung Quốc gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao, Việt Nam cũng phải ngưng các hoạt động ở gần mỏ Cá Rồng Đỏ.

Năm nay Việt Nam có vẻ đã rút ra được kinh nghiệm. Theo một tài liệu được bộ Ngoại Giao Việt Nam chuẩn bị, Hà Nội đã sử dụng bốn kênh khác nhau – ngoại giao, an ninh, quốc phòng và Ban Đối ngoại Trung ương – để đưa ra hơn một chục văn bản phản đối, như công hàm gởi đến đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại Giao Trung Quốc ở Bắc Kinh và "các cơ quan hữu quan". Trong số những đòi hỏi của Việt Nam, có việc Trung Quốc "phải lập tức chấm dứt việc xâm phạm, và rút tất cả các tàu thăm dò, tàu hộ vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam".

Đồng thời, "cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam tiếp tục áp dụng một loạt biện pháp để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp…" - theo một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, khi kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Cũng theo bộ Ngoại Giao, hôm 4/7 tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 được một số tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hộ tống, đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã là mục tiêu các vụ tấn công bằng vòi rồng áp lực cao, và bị những tàu hải cảnh Trung Quốc lao đến tông vào mũi tàu "nhằm cưỡng ép tàu Việt Nam".Theo tài liệu của bộ Ngoại Giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc. Vào ngày 3/8, một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc !

Hỏi : Có dấu hiệu nào cho thấy tình cảm chống Trung Quốc đang tăng lên trong đảng cộng sản Việt Nam (Đcộng sản Việt Nam) hay không ? Một số đại biểu Quốc Hội đã có ý kiến muốn hạn chế đầu tư từ Trung Quốc, và xung đột mới đây trên Biển Đông dường như đang dẫn đến tình cảm dân tộc dâng cao trong đảng ?

Carl Thayer : Tâm lý chống Trung Quốc vốn đã gay gắt trong Đcộng sản Việt Nam, và cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính chỉ củng cố thêm. Tuy vậy Việt Nam có lịch sử lâu dài gắn liền với Trung Quốc, và mặc dù có thể kể ra những lần Trung Quốc xâm lược đất nước, người Việt vẫn ý thức được phương diện tích cực của mối quan hệ. Quan trọng nhất là việc coi Trung Quốc như kẻ thù thường trực không có lợi cho Việt Nam.

Dự thảo luật đặc khu đã bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc Hội trong năm nay, do tình cảm chống Trung Quốc phổ biến trong xã hội cũng như nơi các đại biểu. Hôm 30/7, Hội Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ "phản kháng mạnh mẽ hơn" đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hỏi : Người ta cho là trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm 2021, không có khuôn mặt nổi trội nào đáp ứng được mọi kỳ vọng cho một tổng bí thư, nên tổng bí thư đương nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng và phe của ông có thể phải đối mặt với những đại biểu có quan điểm tự do hơn. Dù gì đi nữa những người đang dòm ngó các chức vụ cao nhất có thể sử dụng tình cảm chống Trung Quốc để ngăn trở những người được ông Trọng giới thiệu, vì đây là điểm yếu nhất của ông trong đảng ?

Carl Thayer : Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nới lỏng quy định phải về hưu ở tuổi 65, cho phép "những trường hợp đặc biệt". Những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về sức khỏe sẽ được áp dụng. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho những người ủng hộ ông Trọng.

Vấn đề chính liên quan đến việc ông Nguyễn Phú Trọng về hưu, là chức tổng bí thư và chủ tịch nước có được hợp nhất hay sẽ tách rời. Nếu tiếp tục hợp nhất hai chức vụ này, sẽ khó khăn cho các quan chức cao cấp muốn thăng tiến để đáp ứng được các đòi hỏi, đặc biệt là trong chính phủ. Mọi ứng viên tiềm năng đều phải có kinh nghiệm công tác đảng.

Vấn đề quan hệ Việt-Trung sẽ được đặt lên hàng đầu vào khoảng tháng 10, khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đến Washington gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Điều quan trọng là quan hệ song phương Việt -Mỹ có được nâng từ quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay không.

Chắc chắn là việc này có liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Yếu tố Trung Quốc sẽ đè nặng một khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục để cho tàu khảo sát cùng với một số lớn tàu hải cảnh, dân quân biển đủ loại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất kỳ một vụ đâm tàu nào đều có thể làm dấy lên những cuộc biểu tình phản đối.

Trong khi việc chọn lựa ban lãnh đạo cho Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành, dường như tâm điểm xoay quanh vấn đề tổng bí thư tương lai sẽ giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc ra sao. Những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nổi lên trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Hai Yang Shi You – HYSY) 981, và rất có thể sẽ tái diễn.

Năm 2014, khi Trung Quốc biết được rằng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt để cân nhắc việt "thoát Trung" và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã cho rút giàn khoan 981 đi. Tổng bí thư Đcộng sản Việt Nam gởi một đặc phái viên sang Trung Quốc để chỉnh đốn quan hệ song phương.

Mười chín người đã được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị trong Đại hội 12. Ba nhà lãnh đạo cao cấp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ông Trần Đại Quang qua đời lúc còn đương chức, ông Đinh Thế Huynh nghỉ bệnh, và ông Trọng cũng không khỏe. Nếu có một nhà lãnh đạo trẻ được cất nhắc, thì nhân vật này nằm trong số các ủy viên trung ương.

Thụy My

***************

Hàng chục tàu Trung Quốc gây sức ép lên Việt Nam ở Bãi Tư Chính (RFA, 04/08/2019)

Căng thẳng Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 tháng và dường như vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt khi những thông tin từ nhiều nguồn cho thấy Trung Quốc đã điều hàng chục tàu bao gồm Hải cảnh, tàu dân binh đi cùng tàu khảo sát Hải Dương 8 có mặt liên tục ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

bd3

Sự hiện diện đông đảo của các tàu cá Trung Quốc quanh Bãi Tư Chính để lộ ý đồ chiếm đóng trái phép lãnh hải Việt Nam - Ảnh minh họa

Thông tin mới nhất được Giáo sư Carl Thayer thuộc Trường Đại học New South Wales, đưa trên Twitter hôm 3 tháng 8 cho thấy Trung Quốc đã điều 35 tàu các loại vào vùng biển Việt Nam, trong này có những tàu trang bị vũ khí hạng nặng. Lúc đỉnh điểm số tàu lên đến 80 chiếc.

Trước đó, hôm 30/7, truyền thông Ấn Độ dẫn các nguồn tin ngoại giao khác nhau cho biết phía Việt Nam đã thông báo cho Ấn Độ về những căng thẳng ở Bãi Tư Chính và xác nhận đã có khoảng 35 tàu Trung Quốc có mặt ở khu vực này. Đây cũng là khu vực gần những lô dầu khí mà Việt Nam đã cho Ấn Độ khai thác.

Theo các thông tin đã được nhiều nguồn xác định, vào tháng 5 vừa qua, công ty Rosneft của Nga đã ký hợp đồng với một công ty Nhật Bản để giàn khoan Hakuryu 5 tiến hành khoan ở lô 06.1 ở bể Nam Côn Sơn. Hai tàu hậu cần của Việt Nam thường xuyên đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06.1 để cung cấp hậu cần cho giàn khoan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây cho biết từ tháng 5, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam không được khoan dầu.

Trung Quốc coi toàn bộ vùng nước và các thực thể nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này vẽ ra ở Biển Đông thuộc ‘vùng nước lịch sử’ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính với lô 06.1 nằm trong khu vực này, dù bãi này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Theo Trang Minh Bạch Hàng Hải, từ ngày 16/6, tàu Hải cảnh Haijing 35111 đã đi vào gần khu vực lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính. Tàu này luôn đi gần các tàu hậu cần của Việt Nam nhằm đe dọa các tàu này. Ngày 2/7, tàu 35111 thậm chí đi với tốc độ nhanh và chỉ cách các tàu hậu cần của Việt Nam khoảng 100 mét mỗi tàu.

Ngày 3/7, Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 được hộ tống bởi 4 tàu Hải Cảnh và một tàu dân binh, trong đó có tàu Hải cảnh 3901 là tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Đối mặt với các tàu Trung Quốc vào lúc đó chỉ có 4 tàu Cảnh sát biển của Việt Nam.

Theo giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc gia tăng sức ép với Việt Nam lần này tại Bãi Tư Chính cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh hơn những đòi hỏi về chủ quyền của nước này đối với Việt Nam sau khi Hà Nội nhân nhượng trước sức ép của Trung Quốc vào các năm 2017 và 2018.

Tháng 7/2017 Việt Nam đã phải dừng khoan thăm dò ở lô 136/03, và vào tháng 3/2018 Việt Nam cũng dừng thăm dò ở lô 07/03. Tất cả đều do sức ép của Trung Quốc.

Trong bài phân tích hôm 1 tháng 8, giáo sư Carl Thayer viết : "Những hành động của Trung Quốc trong 3 năm qua cho thấy hai mục tiêu chính của Bắc Kinh. Mục tiêu thứ nhất là thiết lập sự bá quyền của Trung Quốc đối với việc khai thác nguồn tài nguyên biển (bao gồm dầu và khí) ở khu vực nằm trong vùng đứt khúc 9 đoạn. Trung Quốc vì vậy làm gián đoạn các hoạt động của các nước ven biển và gây sức ép lên các quốc gia này để bắt họ phải tham gia khai thác phát triển chung cùng Trung Quốc.

Mục tiêu thứ hai của Trung Quốc là loại bỏ các cường quốc bên ngoài khu vực tham gia vào việc khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Đây là bằng chứng từ việc Trung Quốc đệ trình bản thảo để thảo luận Bộ Quy tắc về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông được ASEAN và Trung Quốc phê duyệt vào tháng 8 năm ngoái. Trung Quốc đề nghị rằng việc hợp tác kinh tế biển chỉ được thực hiện giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển, và không được thực hiện bởi các công ty bên ngoài khu vực."

Nhiều lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam hiện là liên doanh với các nước khác không phải Trung Quốc, như Ấn Độ, Nga, và Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 1 tháng 8 khẳng định những hoạt động của Trung Quốc không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu khí của nước này ở Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20 tháng 7 cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải dừng ngay các hành động bắt nạt ở khu vực Biển Đông.

*******************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ : Trung Quốc gây ‘bất ổn’ Thái Bình Dương (VOA, 04/08/2019)

Bộ trưởng quốc phòng M Mark Esper hôm 4/8 ch trích Trung Quc gây bt n khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, theo Reuters.

bd4

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo trong cuộc họp báo chung ở Úc hôm 4/8.

Hãng tin Anh cho rằng bình lun trên ca ông Esper trong chuyến công du đu tiên trên cương v Bộ trưởng quốc phòng M có th thi bùng căng thng trong mi quan h hin nay gia Bc Kinh và Washington quanh cuc chiến thương mi.

Reuters cũng nhận đnh rng vic Trung Quc quyết tâm tuyên b ch quyn Biển Đông đã gây quan ngại trong khu vc, và rng M đang thách thc vic Trung Quc tìm cách làm bá ch hàng hi bng cách cng c quan h vi các quc gia mun đy lùi Bc Kinh.

"Chúng tôi tin chắc rng không mt quc gia nào có th hoc nên thng tr vùng n Đ Dương – Thái Bình Dương, và chúng tôi đang n lc vi các đồng minh và đi tác đ x lý các nhu cu an ninh cp bách ca khu vc", ông Esper nói vi phóng viên Sydney.

"Chúng tôi cũng kiên quyết chng li hành vi hung hăng đáng lo ngi [cũng như] hành vi gây bt n ca Trung Quc".

Theo Reuters, Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vc lo ngi cũng như làm M tc gin khi lp đt các thiết b quân s trên các hòn đo nhân to nước này bi đp Bin Đông.

Theo hãng tin này, ông Esper và Ngoại trưởng Pompeo đã gp người đng nhim Sydney hôm 4/8 trong din đàn an ninh thường niên.

Tin cho hay, Mỹ và Úc cam kết tăng cường chng li các hot đng ca Trung Quc vùng Thái Bình Dương.

******************

Mỹ : Bắc Kinh "đang làm mất ổn định" khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (RFI, 04/08/2019)

Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt quan hệ với các đồng minh, đối tác để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Hôm nay, 03/08/2019, tại Sydney, tân  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper lên án đích danh Bắc Kinh "đang làm mất ổn định" khu vực Châu Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bên cạnh việc Trung Quốc "quân sự hóa" Biển Đông, khu vực Nam Thái Bình Dương có nguy cơ bị Bắc Kinh thao túng là một điểm nóng khác.

bd5

Bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp báo cùng các đồng nhiệm Úc tại Sydney ngày 04/08/2019. Reuters/Jonathan Ernst/Pool

Theo hãng tin Reuters, phát biểu với báo giới, bên lề cuộc họp thường niên về an ninh với các lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao Úc, bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh : Hoa Kỳ "kiên quyết chống lại những hành động hung hãn, những hành xử gây bất ổn định của chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc quân sự hóa các di sản chung của nhân loại (tại Biển Đông), sử dụng các thủ đoạn cướp bóc kinh tế, bẫy nợ, cũng như khuyến khích các hoạt động đánh cắp sở hữu trí tuệ của các quốc gia khác". Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tin tưởng là không có quốc gia nào có thể thống trị được khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và Washington sẽ phối hợp cùng các đồng minh và đối tác bảo đảm an ninh tại khu vực, trước các đe dọa gia tăng.

Cũng trong cuộc họp thường niên nói trên, Mỹ và Úc cùng chia sẻ lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng các trợ giúp tài chính để gia tăng ảnh hưởng với các đảo quốc nhỏ ở Nam Thái Bình Dương nhằm tiến tới kiểm soát vùng đại dương giàu tài nguyên này. Caberra hứa sẽ hỗ trợ các đảo quốc Thái Bình Dương hơn 2 tỉ đô la, thông qua các khoản trợ giúp hoặc cho vay lãi suất thấp, để ngăn chặn điều mà ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi là "chính sách ngoại giao cho vay gian lận" của Bắc Kinh.

Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Việc Trung Quốc liên tục sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 đến nay, đặc biệt gây lo ngại tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cuối tháng 7, đầu tháng 8. Ba bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Nhật, Úc ra thông cáo chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí ở Biển Đông, tuy không nêu đích danh Trung Quốc.

Trọng Thành

*******************

Ngoại trưởng Pompeo : ‘Mỹ nhắm mắt để Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông’ (Người Việt, 04/08/2019)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục đả kích gay gắt Bắc Kinh khi ông kêu rằng "Chúng ta nhắm mắt ngủ" bỏ mặc cho Trung Quốc "quân sự hóa Biển Đông."

bd6

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và Ngoại trưởng Úc Marise Payne có bài phát biển tại Sydney, hôm 4 tháng Tám, 2019. (Hình : Lisa Maree Williams/Getty Images)

Ngoại trưởng Pompeo và tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đến Canberra để dự cuộc thảo luận hàng năm với giới lãnh đạo nước Úc về an ninh quốc phòng, trong đó, nổi bật nỗi lo âu chung về chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Hôm Chủ Nhật, 4 tháng Tám, 2019, ông Pompeo đến thủ đô tài chính thương mại của nước Úc phát biểu trước báo chí và một số cử tọa chọn lọc. Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố trên trang nhà của họ toàn thể lời phát biểu của ông Ngoại trưởng Pompeo cũng như những câu ông trả lời khi được báo chí chất vấn.

"Chúng ta đã nằm ngủ tại cái nút nhấn (We were asleep at the switch – ám chỉ quyết định hay hành động) khi Trung Quốc hành xử cái lối chưa từng có trước đó." Lời ông Pompeo, cho dù đó là "những cố gắng ăn cắp dữ liệu" qua hệ thống mạng điện toán, hay "quân sự hóa Biển Đông mà chủ tịch Tập Cận Bình từng hứa hẹn với cả thế giới là ông ta không làm vậy."

Ông Pompeo còn cáo buộc Bắc Kinh dùng xảo thuật cấp tín dụng nhưng thật sự là cái bẫy nợ ngập đầu khiến con nợ (trong đó có các nước ở Á Châu, Phi Châu) không thể cục cựa để từ đó kiểm soát chính trị nên mọi người "cần mở rộng mắt mà ngó chừng."

Một ngày trước khi ông Pompeo đả kích Bắc Kinh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper, sau cuộc họp với các giới chức Úc, đã cáo buộc rằng Trung Quốc đang gây mất ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đồng thời, ông cũng đả kích Bắc Kinh ăn cắp sản phẩm trí tuệ, cho vay với ẩn ý đẩy con nợ vào vòng kiểm soát chính trị.

bd7

Tàu hải cảnh Trung Quốc cảnh trở hoạt động dầu khí của các nước khác trên Biển Đông. (Hình : Internet)

Lời đả kích Trung Quốc của hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ ở nước Úc vào lúc cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tổng Thống Trump đe dọa đánh thêm thuế quan 10% trên hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh qua mưu đồ dùng sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ phía Nam ở khu vực để nuốt trọn Biển Đông khi ngang ngược bồi đắp 7 bãi đám ngầm ở Trường Sa thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ trên biển. Những chuyến "tuần tra tự do hải hành" hoặc phi hành trên Biển Đông của hải quân và không quân Mỹ chẳng làm Bắc Kinh nao núng.

Trước khi đến Úc, giữa tuần trước, khi đến Bangkok dự một số cuộc họp cấp ngoại trưởng của tổ chức ASEAN, ngoại trưởng Pompeo cáo buộc chính sách thương mại "xấu" của Trung Quốc kéo dài hàng chục năm qua đã làm tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu trong khi đẩy nhiều nước lọt vào bẫy nợ qua các dự án xây dựng hạ tầng. Đồng thời, ông cáo buộc các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cũng trong các cuộc họp ở Bangkok, người ta thấy báo chí trong nước nói ông Ngoại trưởng cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh tố cáo trước hội nghị vụ tàu nghiên cứu địa chất của Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 có một số tàu hải cảnh và "dân quân biển" hộ tống hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Thực chất là cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Khi các cuộc họp ASEAN cấp ngoại trưởng bắt đầu diễn ra tại Bangkok, Ủy Ban Ngoại Giao Thương Viện Mỹ ngày 31 tháng Bảy, 2019 đã ra một bản tuyên bố đả kích hoạt động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, tiếp theo bản tuyên bố của Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ ngày 26 tháng Bảy, 2019. Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng ra bản tuyên bố ngày 20 tháng Bảy "quan ngại" trước các báo cáo về hành động quấy rối của nhóm tàu Trung Quốc, cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Trong cuộc gặp bên lề Hội Nghị ASEAN, báo chí nhà nước cộng sản Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh nói với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là "hai bên cần nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình." Trong khi đó, ông Vương Nghị khuyến cáo Việt Nam không nên để vấn đề Biển Đông "ảnh hưởng tới mối quan hệ hai nước."

Bản thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN sau cuộc họp cũng chỉ hô hào "cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột, hiểu lầm và tính toán sai." Đồng thời kêu gọi "thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982." (TN)

********************

Lãnh đạo Lầu Năm Góc công du Châu Á để cảnh cáo Trung Quốc (RFI, 03/08/2019)

Hôm 03/08/2019, tân  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper đến Châu Á để cảnh báo Bắc Kinh là kể từ nay Hoa Kỳ rảnh tay để cạnh tranh với kho vũ khí của Trung Quốc trong khu vực.

bd8

Mark Esper (phải) và tổng thống Mỹ Donald Trump trong lễ nhậm chức tại Lầu Năm Góc, Arlington, Virginia, ngày 25/07/2019. Reuters/Jonathan Ernst

Chặng đầu tiên của chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần là Sydney, Úc. Sau đó, ông Esper sẽ lần lượt đi thăm New – Zealand, Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc.

Theo hãng tin AFP, lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết ông chọn Châu Á để mở chuyến công du ngoại quốc đầu tiên kể từ khi tuyên thệ nhậm chức ngày 23/07, "để tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ với khu vực, trấn an các đồng minh và các đối tác trong khu vực".

Tại Sydney, ngày mai, ông Esper sẽ cùng với ngoại trưởng Mike Pompeo họp với hai  Bộ trưởng quốc phòng và Ngoại Giao Úc.

Chuyến công du Châu Á của  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ diễn ra ngay sau khi hôm qua, Washington chính thức rút ra khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung INF ký với Liên Xô vào thời chiến tranh lạnh.

Như vậy là kể từ nay, Hoa Kỳ rảnh tay để cạnh tranh với Trung Quốc. Kho vũ khí của nước này chủ yếu là những vũ khí bị cấm chiếu theo hiệp ước INF, mà Bắc Kinh chưa hề ký kết.

Tại Sydney hôm nay,  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết Washington muốn nhanh chóng triển khai các tên lửa tầm trung mới ở Châu Á, để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Esper không nói rõ là các tên lửa đó sẽ được đặt ở đâu. Ông cũng khẳng định là Hoa Kỳ sẽ không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang.

Thanh Phương

*******************

Biển Đông : Úc tham gia phản đối hành động của Trung Quốc (RFI, 03/08/2019)

Chính phủ Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

bd9

Ngoại trưởng Úc Marise Payne (giữa) tại diễn đàn ARF 26 tại Bang Kok 02/08/2019.Romeo GACAD / AFP

Theo báo Canberra Times hôm nay 03/08/2019, trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Thái Lan ngày 01/08, Ngoại trưởng Úc Marise Payne, cùng với đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo và Nhật Taro Kono, đã bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng" trước "những thông tin đáng tin cậy" về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí trên Biển Đông, ám chỉ việc các tàu của Trung Quốc sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa.

Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, bản thông báo bày tỏ quan ngại về "những diễn tiến tiêu cực" ở vùng Biển Đông, trong đó có việc triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại trên các thực thể đang tranh chấp.

Ba ngoại trưởng mạnh mẽ lên án "những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng, như bồi đắp các đảo, xây các tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp và những hành động khác gây tác hại môi trường biển" ở vùng Biển Đông

Trong bản thông cáo chung, ngoại trưởng ba nước Úc, Mỹ, Nhật cũng bày tỏ quan ngại về thông tin theo đó Cam Bốt và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc Bắc Kinh đưa quân, vũ khí và tàu chiến đến đóng tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt, nằm trên Vịnh Thái Lan.

Đàm phán về COC mở lại tháng 10

Đàm phán về bản dự thảo thứ hai của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông ( COC ) giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ được mở lại vào tháng 10/2019, theo thông báo của một quan chức chính phủ Thái Lan hôm qua, 02/08/2019 tại Bangkok.

Theo hãng tin Bloomberg, phát biểu bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN tại thủ đô Thái Lan, phó thư ký thường trực bộ Ngoại Giao Thái Lan Arthayudh Srisamoot cho biết, sau khi đạt thỏa thuận về các "nguyên tắc căn bản", Trung Quốc và ASEAN bàn về các điểm cụ thể của bộ quy tắc ứng xử. Ông nói thêm là theo dự kiến các bên sẽ đạt thỏa thuận chung cuộc trong vòng 3 năm.

Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, một số nhà ngoại giao của khu vực sáng qua đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Họ cho rằng việc các chiến hạm và các thiết bị quân sự thường xuyên được điều động đến Biển Đông sẽ phá hỏng cơ may giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

Tại Bắc Kinh hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định là tiến trình đàm phán về COC đang đạt nhiều tiến bộ, nhưng bà tố cáo các quan chức cao cấp của Mỹ sẽ tìm đủ mọi cách để "gây bất hòa giữa các quốc gia có liên quan và làm xáo trộn tình hình Biển Đông".

Thanh Phương

Quay lại trang chủ
Read 614 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)