Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/08/2019

Tín dụng đen, di chúc Hồ Chí Minh, đầu tư công, ô tô Việt, khách Trung Quốc

Tổng hợp

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về ‘công an bảo kê tín dụng đen’ (VOA, 16/08/2019)

Trả li cht vn trước y ban Thường v Quc hi ngày 15/8, B trưởng Công an Tô Lâm cho biết cho đến nay, chưa phát hin trường hp bo kê ti phm tín dng đen nào trong lc lượng công an, và khng đnh "không có vùng cm nào" và "s x lý nghiêm" nếu phát hiện.

vn1

Bộ trưởng Tô Lâm tha nhn tín dng đen đang là vấn đ "bc xúc" ca toàn xã hi.

Đại tướng Công an Vit Nam tha nhn tín dng đen đang là vn đ "bc xúc" ca toàn xã hi, và B Công an đã đưa ra nhiu gii pháp đ khc phc và đang trin khai thc hin.

"Các đại biu cũng đt vn đ có hay không vic bo kê ca lc lượng chức năng cho đối tượng tín dng đen này. Xin thưa, qua điu tra cho ti nay, chưa phát hin trường hp nào bao che, bo kê ti phm tín dng đen ca các lc lượng, k c lc lượng công an", báo Dân Trí dn li B trưởng Tô Lâm nói.

Theo ông Tô Lâm, việc x lý tội phm tín dng đen hin nay còn nhiu khó khăn do ti phm lách lut và nhng l hng trong h thng pháp lý.

Bộ trưởng Công an đc bit cnh báo v nguy cơ bùng phát tín dng đen trên mng internet, là loi hình tín dng đen biến tướng thường được gọi là "vay ngang hàng", sử dng hoàn toàn không gian mng và c tin tht ln tin o trong giao dch. Loi ti phm này, theo ông Tô Lâm, đang có chiu hướng gia tăng và rt khó kim soát.

Ông cho biết ch trong vòng 6 tháng đu năm nay đã có 436 v b khởi tố vi 766 b can liên quan đến ti danh tín dng đen, bo kê, đòi n thuê, trong đó có 214 v khi t vi 974 b can cho vay nng lãi trong quan h dân sự.

https://youtu.be/IWVcRx-1Lew

*****************

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có còn tính thực tiễn sau 50 năm (RFA, 15/08/2019)

Báo trong nước những ngày qua liên tục đăng tải di chúc 50 năm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều điều căn dặn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng viên nhưng xem ra nhiều điều trong số đó, đến hôm nay, ít có quan chức, đảng viên nào thực hiện được.

vn2

Ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 29/03/18. Reuters

Thực tế đi trái lại lời căn dặn

Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Bá Minh –nguyên Chủ nhiệm khoa lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, trong một trả lời trên Vietnamnet có cho rằng, theo quan điểm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài…

Tuy nhiên trên thực tế, tại phiên họp thứ 15 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng diễn ra vào cuối tháng 1/2019 cho biết Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái. Ngoài ra qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỉ đồng xử lý trách nhiệm đối với trên 2.000 tập thể và cá nhân. Trong đó đã đưa ra xét xử và truy tố 10 đại án tham ô tài sản khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ, hiếu kỳ (!?). Con số 70 cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hình sự và 7 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng bị dính kỷ luật trong vòng nửa năm qua cũng khiến dư luận không khỏi bàn tán và lo lắng về đội ngũ quan chức tại Việt Nam hiện nay.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và hiện vẫn đang là Đảng viên cho rằng đây đơn thuần là một mục tiêu được cố chủ tịch nước đề ra, nhưng hiện trạng xã hội ngày nay lại trái ngược :

"Thực tế bây giờ nhiều người đảng viên có chức có quyền, không những ở cơ sở mà những người quản lý nhà nước cũng có biệt thự, nhà lầu, con cái đi học nước ngoài. Thực tế đó làm Đảng đang chủ trương thanh lọc, loại bỏ thành phần đó ra khỏi Đảng. Người ta bảo rằng đánh chuột đừng để vỡ bình, nếu làm không khéo thì vỡ tổ chức đi vì tình hình tham nhũng ăn luồng, ăn sâu nên đó là cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài".

Còn theo Bác sĩ Đinh Đức Long, người đã rời bỏ Đảng gần 5 năm trước lại đánh giá rằng trong thực tế, để thực hiện theo di chúc của cố chủ tịch nước là việc rất khó :

"Ông Hồ Chí Minh nói như vậy nhưng các biện pháp thực hiện thì chính bản thân ông lại không đưa ra được như ông nói là đảng là một tổ chức không phải để làm quan phát tài. Làm thế nào để giám sát được để anh làm quan không phát tài ? Muốn giám sát phải xây dựng nhà nước pháp quyền mà như thế lại mâu thuẫn với Hồ Chí Minh vì sau khi giành được miền Bắc năm 1954 sau Hiệp định Genève ông Hồ Chí Minh giải tán trường Luật, xóa bỏ ngành luật sư, không có pháp luật, luật sư mà cai trị người dân bằng nghị quyết của Đảng thì làm sao giám sát được Đảng ? Nên chính ông đề ra kỳ vọng ấy nghe thì rất hay nhưng không có biện pháp thực hiện được. Đó là mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và thực tế khách quan".

Nhận xét về tình hình các đảng viên tham nhũng ngày càng nhiều, Bác sĩ Đinh Đức Long nhận định rằng nhìn bên ngoài, đảng cộng sản Việt Nam đang tiến hành công cuộc chống tham nhũng như giặc ngoại xâm, nhưng nhiều người quan sát vẫn cho rằng thực chất nội bộ Đảng đang lợi dụng chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị không thuộc phe phái của mình.

Trong khi đó, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng chống tham nhũng là một cuộc chiến kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác :

"Đảng viên không hài lòng nhất là tệ nạn tham nhũng chống hoài không hết, ngày càng phát triển sâu rộng và tràn lan. Người ta đang đòi hỏi phải có cơ chế, thể chế thế nào để người dân tham gia đấu tranh, may ra thì ngăn chặn tốt hơn".

Ngoài quan điểm trên, thì vấn đề tư cách, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên cũng được Tiến sĩ Đặng Bá Minh dẫn chứng trong di chúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Lại vận vào thực tế để thấy rằng những đảng viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm theo lời căn dặn được bao nhiêu khi những thông tin kỷ luật về việc tha hóa lối sống đầy rẫy trên truyền thông những năm qua.

Đương cử như vụ việc ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh (con ông Lê Thanh Hải - cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 2018 đã bị kỷ luật khiển trách vì có quan hệ với một phụ nữ và có 2 con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức.

Đến ngày 9/7/2019, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cố Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã bị thôi chức vụ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Đà Nẵng và cắt hết các chức vụ trong Đảng cũng chỉ vì đã sống chung với một phụ nữ khác như vợ chồng, có cả con riêng trong khi vẫn đang có vợ.

Mới đây nhất, vào ngày 5/8/2019, ông Phạm Minh Xem, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cũng bị thi hành kỷ luật cảnh cáo do quan hệ bất chính với vợ người khác.

Cũng trong di thư, có đoạn ông Hồ Chí Minh viết ‘phải thành thực lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người ; trái lại phải học hỏi điều hay điều tốt của mọi người’.

Nhận xét về lời dặn dò này, Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, một Đảng viên đã rời bỏ Đảng vào ngày 4/11/2018 vừa qua cho rằng đây là một đường lối đúng, duy chỉ có điều giới lãnh đạo ngày nay đã không còn làm theo :

"Bao nhiêu người xuống đường, viết bài phản biện, ai lên tiếng mạnh thì nói là phản động. Người ta ai cũng khát khao được sống bình yên nhưng thời cuộc này lại cảm thấy nếu mình như vậy thì mình ích kỷ cho nên phải nói".

Giới trẻ xa lánh Đảng

Theo báo trong nước, trước những lời căn dặn cuối cùng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại 50 năm trước, nhiều nhà nghiên cứu về Đảng cho rằng có nhiều điều vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Kim Chi bày tỏ rằng dù những nội dung này có thể áp dụng trong tình hình đất nước hiện nay, tuy nhiên :

"Người ta đâu có làm theo lời ông mà người ta đứng trên pháp luật, đứng trên đất nước, độc tôn độc quyền, coi Đảng là một thứ vua tập thể cho nên người ta tự quyết, không cần gì nhân dân. Vì thế nhiều người không muốn đứng trong hàng ngũ Đảng mà bỏ Đảng".

Đồng suy nghĩ như Nghệ sĩ Kim Chi, Luật sư Trần Quốc Thuận cũng bày tỏ nỗi thất vọng :

"Cũng có người nói nhìn vô trong Đảng tỉ lệ hư thối rất lớn, kể cả những người có chức có quyền. Bây giờ không biết tin ai trong những người cầm quyền. Đó là điều rất đau buồn. Hy vọng tuổi trẻ vùng lên".

Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA, nhiều bạn trẻ cho biết lớp trẻ hiện nay sau khi đọc những thông tin tiêu cực về Đảng, về chính phủ Hà Nội, họ đã không còn niềm tin vào lực lượng lãnh đạo.

Vì vậy, hầu hết những người trả lời phỏng vấn đều cho biết họ không muốn vào Đảng, như lời bạn Hiền :

"Khi mình không biết thì không sao nhưng mình đã biết quá nhiều như vậy mà vẫn muốn vô Đảng thì chỉ có đầu óc có vấn đề".

Vẫn theo bạn Hiền, mỗi người vô Đảng đều vì lợi ích nào đó. Còn với bạn, Đảng lại là con đường hạn chế tầm vươn của mình :

"Căn bản em không muốn sống ở Việt Nam mà đối với những quốc gia lớn họ có chế tài đối với đảng viên".

Đồng suy nghĩ với bạn Hiền, bạn Ngọc cũng cho rằng đối với giới trẻ tiếp xúc nhiều với mạng xã hội, đọc nhiều thông tin hoặc du học nước ngoài về, đương nhiên họ sẽ không muốn vào Đảng :

"Tại vì có nhiều bất cập, bất công trong khi thế giới hiện tại đang tiến lên tầm mới, theo hướng mới, còn theo hướng Đảng đường lối cổ hủ và nhiều mặt tối".

Bạn Ngọc cũng cho rằng đường lối chủ nghĩa Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng chứ không sai, nhưng những thế hệ sau đã đi lệch đường khi lúc nào người ta cũng chỉ nghĩ cho mình, cho con cháu mình nên chuyện tham nhũng hay thấy lợi trước mắt là những chuyện hiển nhiên. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin vào Đảng như hiện nay.

**********************

Thu-Chi trong đầu tư công tại Việt Nam còn nhiều bất cập (RFA, 15/08/2019)

Nhiều đề xuất không khả thi

Vào ngày 15/8 công ty thoát nước Hà Nội đề xuất thành phố Hà Nội chi 150 tỷ đồng để bơm nước từ sông Hồng làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch. Trả lời trên báo, tiến sĩ Trần Hồng Côn cho rằng "Giải pháp đó như một trò chơi", ông khẳng định không ủng hộ giải pháp của công ty thoát nước Hà Nội vì chỉ tốn tiền thuế của dân.

Trước đó vào tháng 3/2019 Bộ Giao thông và vận tải cũng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét nguồn vốn để cải tạo cầu Đuống tại Hà Nội nhằm tháo gỡ nút thắt trên tuyến vận tải đường thủy từ Quảng ninh đến Việt Trì với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.700 tỷ đồng.

vn3

Thành phố Hồ Chí Minh - Hình minh họa. AFP

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông và vận tải đề xuất chi hơn 250 tỷ đồng để xây dựng 34 trạm thu phí xe hơi ra vào trung tâm thành phố, việc này được cho giúp giảm tình trạng kẹt xe và hai năm thu hồi vốn nhưng cuối cùng phương án này đang tạm dừng…

Dư luận xã hội cho rằng, việc các đơn vị đề xuất chi quá nhiều tiền ngân sách cho các dự án mà phần đông các đề xuất khi đưa ra chưa được thẩm định kỹ càng tính hiệu quả, chỉ làm cho thất thoát và nợ xấu tăng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết ; hiện nay Chính phủ Việt Nam đang huy động từ nhiều cách khác nhau, một phần do vốn đầu tư (sắp đến thời hạn cuối cùng giải ngân năm 2020) còn dư nên người ta (các bộ, ngành, địa phương-pv) muốn làm để sử dụng nốt phần vốn còn lại. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết chính phủ huy động thêm từ xã hội bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên :

"Tôi thật sự cũng rất là băn khoăn vì các dự án đầu tư công vẫn tiếp tục dàn trải ghê quá, ham làm quá nhiều dự án, không có trọng tâm trọng điểm và không thật sự chú trọng đến tính hiệu quả kinh tế của các dự án, để lấy đó làm tiêu chí để đánh giá các dư án nào cần làm ngay, dự án nào chưa cần làm… có thể gác lại hoặc không cần nhà nước làm mà để cho các tổ chức đứng ra làm. Vấn đề đầu tư công của Việt Nam vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn mặc dù trong ba lĩnh vực tái cơ cấu kinh tế đề ra cách đây gần 10 năm nhưng thật sự cũng chưa cải thiện được bao nhiêu, cũng có một thời gian giảm tiến độ đi nhưng sau đó lại bùng lên, cả những dự án sau này tưởng tương đối nhỏ hoặc đơn giản nhưng cũng đều là dự án ngàn tỷ hết".

Đồng thời bà Phạm Chi Lan cho biết, điều này gây ra lãng phí rất lớn cho xã hội. Bây giờ nhà nước có thể vay mà đã vay thì trở thành gánh nợ trong tương lai nên nó vẫn là vấn đề rất lớn cho Việt Nam.

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu chuyên gia tài chính ngân hàng cho hay ; đây là bài toán rất lớn cho Chính phủ Việt Nam trong khi nhu cầu về các đầu tư công rất nhiều như ; đường sắt cao tốc Bắc Nam… nhiều dự án lên tới hàng chục tỷ USD trong khi ngân sách quốc gia hạn chế.

"Vấn đề là làm sao cân đối được nguồn (tiền-PV) ngân sách để có thể đáp ứng nhu cầu lớn cho cả các đầu tư như thế. Tôi chắc chắn Bộ Tài chính cùng các bộ ngành đang ráo riết đưa ra giải pháp. Hiện tại chúng ta thấy phần chi rõ hơn là thu và trong thời gian tới nếu phần thu không được cân đối được với chi thì nhiều dự án cũng chỉ nằm trên giấy mà thôi và tôi hy vọng chuyện đó sẽ không xảy ra".

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy nợ công của Việt Nam đang ở mức hơn 3,2 triệu tỷ đồng và thời hạn phải giải ngân là vào năm 2020-2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc ở Hải Phòng hôm 19/6 đã lên tiếng kêu gọi người dân Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh "đồng cam cộng khổ" cùng chính phủ trả nợ công.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành chuyên gia kinh tế, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từng cho biết tại buổi công bố nợ công 2019 và được RFA trích lại hôm 21/06/2019 khẳng định, "Nếu lạm dụng việc vay nợ và sử dụng thiếu thận trọng nguồn tài chính này thì các khoản nợ sẽ thành một gánh nặng cho tương lai, nền kinh tế bị đe dọa".

Cần chọn lọc đầu tư

Nhiều chuyên gia cho rằng với tỷ lệ nợ công được xem cao nhất trong khu vực thì các dự án đề xuất lên tới nhiều tỷ đồng như vừa nêu, có phù hợp trong thời điểm hiện nay hay không.

vn4

Hình minh họa. AFP / RFA Edited

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định :

"Tôi cho rằng thật sự cần phải chọn lọc, những dự án nào hết sức thiết yếu mới bắt đầu làm bởi vì riêng lĩnh vực hạ tầng thôi cũng thấy rằng ngành giao thông cùng lúc đưa ra nào là đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc rồi nào là sân bay Long Thành, rồi Tân Sơn Nhất nâng cấp… thì nó quá nhiều cùng một lúc thì làm sao làm nổi, chỉ riêng ngân sách mà ngành Giao thông đòi hỏi là nó đã lớn kinh khủng hơn so với các ngành khác rồi, mà làm cùng lúc như vậy thì việc quản trị của Bộ Giao thông và ngành giao thông tôi không tin có thể làm được tốt. Ngay cả tính toán bài toán chắc chắn không đầy đủ, không thật sự thuyết phục được xã hội".

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, trong các đầu tư công cũng có nhiều dự án cần thiết nhưng còn một số đầu tư thiết yếu hơn.

"Chẳng hạn như đường xe lửa cao tốc Bắc Nam thì theo quan điểm của tôi các dự án như thế rất là tốn phí và dự án đó có thể lùi lại ở thời điểm mà ngân sách quốc gia rủng rỉnh hơn, cân bằng hơn. Còn đối với thời điểm này mà chúng ta chi tới 50 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trong khi đường bộ chúng ta cần phải cải thiện, đường hàng không thì đang hạn chế, giao thông ách tắc trong những thành phố. Trong nhiều dự án có thể phải dời lại trong tương lai để nhường cho những dự án ưu tiên hơn".

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, hiện nay việc ưu tiên nhất mà ông cho là vấn đề an sinh xã hội, đầu tư vào các cơ sở bệnh viện, trường học và y tế và thứ hai là môi trường. Tất cả mọi dự án về môi trường không thể trì hoãn được nữa còn những dự án mở rộng sân bay… thì những dự án đó hoàn toàn có thể dời lại.

Còn đối với bà Phạm Chí Lan, vấn đề an sinh xã hội trong những năm gần đây nhà nước Việt Nam cũng có quan tâm như bảo hiểm ý tế cho những người diện khó khăn, tuy nhiên :

"Những chương trình giảm nghèo của Việt Nam cần được thúc đẩy tiếp để làm tốt hơn trong thời gian tới. Bởi vì chuẩn nghèo sẽ thay đổi thường xuyên nhưng ở Việt Nam thì còn rất nhiều và đặc biệt diện cận nghèo có nghĩa là bất cứ chấn động nào xảy ra có thể đẩy họ trở lại nghèo thì khả năng còn rất cao nên vấn đề an sinh là một chuyện lớn cần phải lo".

Bà Phạm Chi Lan còn khẳng định, trong các quyết định đầu tư chắc chắn phải được xem xét tất cả dự án một cách khách quan để có tiêu chí ưu tiên cho nó tốt hơn nhưng hiện nay chính phủ Việt Nam lại thực hiện theo cách ưu tiên quá nhiều.

"…khi đưa ra thì toàn những ngành nào có vị thế nhất định thì dành được nhiều vốn hơn cho mình, trong khi những ngành những vùng nhất định có khó khăn thì lại không được đầu tư. Cho nên phải có cơ chế xem xét công khai minh bạch hơn. Có ý kiến người dân khắp nơi, chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau, bài toán đưa ra một cách đầy đủ hơn thì giúp cho những người quyết định ngân sách có cái nhìn đầy đủ hơn".

******************

Ô tô Việt qua Trung Quốc phải gắn biển điện tử (RFA, 16/08/2019)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa nhận được báo cáo của Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng cho biết Ban quản lý Khu báo thuế tổng hợp Bằng Tường của Trung Quốc đã kích hoạt toàn diện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử đối với xe hơi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở biên giới Việt – Trung và đi trên đường cao tốc nước này.

vn5

Ảnh minh họa. Nguồn : Vietnamnet

Trước đó, Khu báo thuế tổng hợp Bằng Tường đã gửi văn bản đến Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu phải dán cố định biển số điện tử của Trung Quốc lên kính xe hơi Việt Nam khi đi qua cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và đi trên đường cao tốc nước này.

Đáng chú ý, các chủ phương tiện không được gỡ những biển số điện tử này ra thậm chí khi về lại lãnh thổ Việt Nam.

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng sau đó đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết tình hình như trên.

Theo Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, việc dán biển số điện tử nhằm nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa 2 nước. Hệ thống biển số tự động đã được xây dựng tại cổng kiểm soát số 1 ở Việt Nam và cổng kiểm soát số 2 ở Trung Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua.

Hiện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử chỉ có ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Đồng Đăng – Lạng Sơn, những cửa khẩu khác vẫn áp dụng hình thức cũ để thông xe.

Theo báo cáo của Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng, khu báo thuế Bằng Tường khuyến nghị tài xế không tùy ý tháo gỡ biển số điện tử đã được gắn.

********************

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm trong 7 tháng đầu năm 2019 (RFA, 16/08/2019)

Tổng Cục du lịch Việt Nam vừa báo cáo, sau một giai đoạn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng đột phá thì 7 tháng đầu năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu giảm mạnh.

vn6

Du khách Trung Quốc thăm quan phố cổ Hội An. AFP

Trước sự sụt giảm đáng kể của lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã "triệu tập" các tỉnh thành đến Đà Nẵng để bàn giải pháp nhằm thu hút du khách quốc tế trở lại Việt Nam.

Theo Tổng cục Du lịch, từ đầu năm đến nay du lịch Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng chung bị chậm lại do lượng du khách Trung Quốc giảm 2,8% so với năm 2018. Nguyên nhân được cho là vì kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác có chính sách nới lỏng đối với lượng khách Trung Quốc nên lượng khách có xu hướng chuyển hướng đến các điểm gần các quốc gia này.

Do đó, Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương đưa ra giải pháp tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam và cần tập trung khai thác du lịch từ các nhóm thị trường trọng điểm như Trung Quốc, các thị trường lớn ở Đông Nam Á. Mỹ, Nga, Úc và Tây Âu…

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại hội thảo cho biết kế hoạch năm 2019 Việt Nam sẽ đón 17-18 triệu khách quốc tế, 7 tháng đầu năm đã đón khoảng gần 10 triệu du khách nên 5 tháng còn lại mỗi tháng phải đón 1,5 triệu du khách mới có khả năng đạt kế hoạch cả năm.

Ngoài ra, ông Thiện nói, qua phân tích thị trường cho thấy thị trường du khách đến Việt Nam chủ yếu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản vẫn tăng tốt nhất nhưng đối với thị trường du khách Hàn Quốc tăng đến 22% và lượng khách này gần bằng khách Trung Quốc. Vì vậy cần phải duy trì mức tăng trưởng hiện nay đối với lượng khách Hàn Quốc.

Ông Thiện thừa nhận, du khách Trung Quốc đến Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 30%, nay giảm 2,8% do đó nếu tiếp tục giảm thì rất khó để lấy thị trường nào bù lại được.

Quay lại trang chủ
Read 555 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)