Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

01/10/2019

Không khí Hà Nội và Sài Gòn ô nhiễm nặng đến độ báo dộng

Tổng hợp

Không khí Hà Nội ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe (Tuổi Trẻ, 01/10/2019)

Những ngày qua, người dân Hà Nội lo ngại khi chỉ số ô nhiễm không khí của Thủ đô có lúc vượt ngưỡng 300. Các chuyên gia môi trường cảnh báo bầu không khí bị ô nhiễm đã tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.

Trong ngày, các chỉ số này có biến động nhưng đều ở mức cao. Các chuyên gia môi trường đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo về chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Nhiều người đổ bệnh

Theo kết quả trên ứng dụng Pam Air và kết quả quan trắc chất lượng tại 10 trạm quan trắc tự động của Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, nhiều thời điểm trong ngày 30/9 chất lượng không khí suy giảm tới ngưỡng kém và xấu.

Ông Hoàng Dương Tùng, chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết theo dõi diễn biến lúc 4h-5h sáng 30/9, nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí rất cao, cao nhất trong mấy ngày gần đây, và cũng là ngày chỉ số chất lượng môi trường ô nhiễm nhất trong dịp gần đây.

onmt1

Các chuyên gia môi trường đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo về chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

"Sau khi trời hửng nắng, mức độ ô nhiễm giảm dần. Đây là một hiện tượng khá bất thường và đáng lo ngại" - ông Tùng cảnh báo. Thậm chí, có thời điểm kết quả quan trắc ở Hà Nội cho thấy một số điểm chất lượng ô nhiễm không khí tới ngưỡng xấu, chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên tới trên 200, có điểm như khu vực Xuân Đỉnh, Mai Dịch, chỉ số AQI lên tới 238 - ngưỡng gây hại tới sức khỏe tất cả mọi người.

Ông Vũ Văn Giáp, phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay vào những thời điểm chất lượng không khí xấu, chỉ số ô nhiễm cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên tim mạch, hô hấp cũng tăng cao.

"Những người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là người có sẵn bệnh lý tim mạch, hô hấp. Người bệnh thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của một đợt bệnh cấp tính" - ông Giáp nói.

Ông Giáp cũng dẫn các nghiên cứu cho đến nay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết ô nhiễm không khí liên quan tới 30% ca tử vong do ung thư phổi, 25% các ca đột quỵ não và bệnh lý tim mạch. Riêng bệnh lý hô hấp, có đến 435 ca tử vong do bệnh lý hô hấp là có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Tương tự, các bác sĩ da liễu và nhãn khoa lo ngại ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên da và mắt. Số người vào viện khám các bệnh lý về da cũng gia tăng gần đây.

Giảm ô nhiễm, được không ?

Theo ông Hoàng Dương Tùng, khi chỉ số chất lượng không khí lên tới ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người như những ngày vừa qua, bụi mịn sẽ tấn công phổi của con người.

Cụ thể, chỉ số AQI lúc 6h sáng 30/9 tại Hà Nội có nơi lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của WHO. Chỉ số của ngày 30/9 cũng cao hơn nhiều so với kết quả đo được vào cùng thời điểm ngày 29/9 với AQI ở mức 179, bụi mịn PM2.5 là 109,3 µg/m3.

Lý giải về nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao đột biến tới ngưỡng gây hại tới sức khỏe tất cả mọi người, ông Tạ Ngọc Sơn, phó trưởng phòng tổng hợp Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và môi trường), cho rằng ngoài các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông, xây dựng, có nguyên nhân từ điều kiện khí hậu bất lợi, các nguồn ô nhiễm không khuếch tán được.

Ông Sơn cũng cho rằng với các nguồn gây ô nhiễm không khí từ xe cộ, xây dựng, cần phải có lộ trình mới có thể giảm được. Tuy nhiên, những giải pháp về thí điểm hạn chế phương tiện cá nhân với mục tiêu giảm ùn tắc, giảm nguồn phát thải gây ô nhiễm, dư luận cũng chưa ủng hộ.

Ông Sơn cũng cho biết trước tình trạng đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường đã tổ chức đợt kiểm tra các huyện nhằm tuyên truyền, đề nghị chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể vào cuộc để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ.

Trong khi đó, trong khoảng 3 năm qua Hà Nội đã "cắt" dịch vụ công ích là rửa đường, đồng thời không hề có biện pháp giảm phát bụi từ các xe vận chuyển đất đá, công trình xây dựng không tuân thủ quy định che chắn, nhiều tuyến đường của Hà Nội thì liên tục đào lên - lấp xuống, mỗi khi lấp lại hết sức sơ sài, khiến bụi phát sinh. Đây hoàn toàn là lỗi của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng.

Mỗi người chung tay bảo vệ môi trường

Ông Vũ Văn Giáp - phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - khuyên người dân đeo khẩu trang, các gia đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu nên chuyển sang dùng các loại khác.

"Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mãn tính cần tuân thủ, duy trì thuốc hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở, không kiểm soát được thì liên lạc ngay với bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế" - ông Giáp khuyến cáo.

Theo ông Giáp, để giữ cho môi trường trong sạch, mỗi người một việc nhỏ sẽ chung tay bảo vệ môi trường: trồng thêm cây xanh, giảm đốt nhang, vàng mã, người dân ngoại thành ngưng đốt rơm rạ…

X.Long-L.Anh

*******************

Người dân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên hạn chế ra đường (RFA, 01/10/2019)

Người dân tại 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp cần hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt.

onhiem1

Người dân Hà Nội đeo khẩu trang ra đường. RFA

Đây là khuyến cáo được Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường đưa ra vào ngày 1/10.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, chất lượng không khí tại Hà Nội ngày càng giảm sút, nồng độ bụi PM2.5 tại đây cao nhất 5 năm qua, dựa theo kết quả đo tại 13 trạm quan trắc tự động, liên tục từ ngày 12-29/9.

Trong đó, từ ngày 15-19 và từ 23-29/9, có đến 75% giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ của các trạm vượt quy chuẩn Việt Nam.

Theo ghi nhận, nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh vào khoảng đêm và sáng sớm.

Tổng cục môi trường nhận định, nguyên nhân bụi PM2.5 tăng cao do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, thêm hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ tại khu vực ngoại thành và lượng mưa thấp kỷ lục trong năm nay cũng góp phần tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Ngoài ra, chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí trung bình 1 ngày) từ ngày 12-29/9, chỉ có 5/18 ngày có mức AQI trung bình, những ngày còn lại chỉ số AQI luôn ở mức kém (>100). Đặc biệt từ ngày 29 trở đi, chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ vượt qua mức xấu, hơn 200.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục môi trường cho biết tháng 9 là thời điểm giao mùa nên điều kiện thời thiết bất lợi, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời làm xuất hiện sương mù quang hóa. Tổng cục môi trường nhận định chất lượng không khí tại đây đang có diễn biến theo chiều hướng xấu, do đó Bộ khuyến cáo người dân nếu ra ngoài cần trang bị khẩu trang và kính che mắt.

*****************

Khuyến cáo dân Hà Nội 'hạn chế ra đường' vì ô nhiễm không khí (BBC, 01/10/2019)

Hôm 1/10, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội ở mức cao nhất trong 5 năm qua.

onhiem2

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam khuyến cáo người dân Hà Nội "hạn chế ra ngoài" do chất lượng không khí liên tục ở mức xấu trong nhiều ngày.

Ông khuyến cáo "người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời" nhưng không đề cập đến các giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí.

"Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt", ông Tài nói thêm.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang kéo dài nhiều ngày ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây lo ngại và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.

onhiem3

Lớp sương mù dày đặc bao phủ bầu trời Hà Nội nhiều ngày. Hình chụp hôm 27/9/2019.

Ô nhiễm tới mức nào ?

Trong vài ngày qua, người dân ở các thành phố lớn chia sẻ mạnh trên mạng xã hội thông tin về ô nhiễm không khí được đo trên ứng dụng của phần mềm IQAir AirVisual, một tổ chức quan trắc chất lượng không khí trên mạng độc lập.

Chỉ số AQI thường xuyên hiển thị màu đỏ ở mức xấu ("unhealthy"), thậm chí màu tím, mức rất xấu (very unhealthy). Hà Nội trong nhiều ngày đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của tổ chức này, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ngày ở trong top 10.

Chẳng hạn, ở thời điểm 8h40 ngày 30/9, chỉ số AQI ở mức 277, chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp hơn 11 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và hơn 25 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO khuyến cáo mức độ bụi PM2.5 an toàn ở mức không quá 10 µg/m3.

onhiem4

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội hôm 30/9 trên ứng dụng của IQAir AirVisual

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, dẫn chứng số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, chất lượng không khí tại Hà Nội từ 12-19/9 liên tục có nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép.

Trong những ngày ô nhiễm nhất, toàn bộ các trạm đo được nồng độ PM2.5 trung bình 24 giờ vượt tiêu chuẩn quy định.

Tuy nhiên, báo cáo này cho biết "các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn nằm trong giới hạn".

Ô nhiễm vì sao ?

Theo ông Nguyễn Văn Tài, nguyên nhân PM2.5 tăng cao ở Hà Nội trong thời gian qua là do "đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía bắc khuếch tán xuống phía nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí".

"Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí", ông Tài được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

Những yếu tố gây ô nhiễm không khí thông thường như khí thải từ phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt than, khói bụi tại công trường xây dựng không được nhắc đến trong báo cáo của Bộ Môi trường.

onhiem5

Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của IQAir Visual hôm 30/9

Chính quyền chưa nêu giải pháp

Dù đưa ra khuyến cáo, hiện chưa thấy Bộ Tài nguyên và môi trường hay các cơ quan chính quyền đề cập các chính sách, biện pháp cụ thể để cải thiện chất lượng không khí.

Trên mạng, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền và bày tỏ nỗi lo lắng, bức xúc.

Facebooker Giang Ha viết : "Tự giận mình là đã không mua máy lọc không khí sớm ! Bình minh không Còn hấp dẫn chút nào nữa khi chợt tỉnh thấy khó thở và đang phải thở bằng miệng ...Rừng, biển và không khí tưởng như mênh mông giờ đang cạn kiệt và ô nhiễm hết rồi".

Bình luận trên trang Tuổi Trẻ online, danh khoản có tên Thuan viết :

"Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là phải kiểm soát mức độ ô nhiễm để bảo vệ Người Dân chứ không phải khi gặp sự cố hoặc thực trạng quá ô nhiễm thì lại khuyên Người Dân không nên ra đường, không ra đường để đi làm thì lấy gì mà sống ? ! !"

Trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, độc giả có danh khoản 時薰 bình luận hôm 30/9 :

"Dù không phải nhất thế giới thì cũng là thành phố ô nhiễm rồi. Ô nhiễm nước, không khí, thực phẩm, đạo đức, quan chức,... điều đáng cười là chính phủ chỉ nói nhưng không đưa ra bất cứ động thái nào để giảm thiểu nó !"

Ô nhiễm không khí dẫn tới tử vong ở Việt Nam

Ngay từ mấy năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến cáo về tình trạng ô nhiễm không khí dẫn tới tử vong ở Việt Nam.

Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 05/2018), có hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Trang tiếng Việt của WHO cũng giải thích về vấn đề này :

"Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất ô nhiễm không khí đều gây tác động về sức khỏe. Những người đang mang bệnh sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn. Trẻ em, người già và người nghèo dễ bị tổn thương hơn. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe - liên quan chặt chẽ với tử vong quá sớm - là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi".

Việt Nam nằm trong khu vực chịu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới.

Thống kê WHO đăng tải theo số liệu từ 2016 cho thấy Đông Nam Á là khu vực có số tử vong cao nhất thế giới do ô nhiễm không khí.

Đông Nam Á : 1.332.000 ca tử vong.

Tây Thái Bình Dương : 1.255.000 ca tử vong

Châu Phi : 425.000 ca tử vong

Đông Địa Trung Hải : 319.000 ca tử vong

Châu Âu : 304.000 ca tử vong

Châu Mỹ : 164.000 ca tử vong

****************

Ô nhiễm không khí Hà Nội cao kỷ lục, tổng cục môi trường ra khuyến cáo (VOA, 01/10/2019)

onhiem6

nh v ô nhim không khí Hà Ni hôm 30/9/2019

Tổng cc Môi trường ca Vit Nam hôm 1/10 xác nhn ô nhim không khí Hà Nội đt mc cao "vượt quy chun" liên tiếp trong nhng ngày gn đây và khuyến cáo người dân "hn chế các hot đng ngoài tri", theo trang Facebook chính thc mang tên Thông tin Chính ph và nhiu báo trong nước.

Thông báo của Tng cc Môi trường dn số liệu ca 13 trm quan trc t đng Hà Ni, trong đó có 1 trm ca Đi s quán M, cho biết t ngày 25-29/9, toàn b các trm đu báo là ch s bi siêu mn PM2.5 vượt quy chun Vit Nam.

PM2.5 là hạt bi có đường kính 2,5 micro mét hoc nh hơn, tương đương 1/20 đường kính si tóc, là loi có nh hưởng đến sc khe vì chúng quá nh, d dàng xuyên qua h thng lc ca h hô hp đ đi vào cơ th.

Vẫn theo tng cc, nhiu trm báo rng ch s cht lượng không khí (AQI) hàng ngày đã tăng cao "gn ti mc xu", trong đó, riêng trạm ca đi s quán M vào ngày 29/9 báo AQI lên đến 200, đng nghĩa vi "vượt mc xu".

Một bn tin ca trang Bizlive.vn cùng ngày 1/10 nói ch s AQI Hà Ni trong bui sáng đt đến "mc đc bit nguy him". Bài báo đưa ra s liu của ứng dng Air Visual vi con s ghi nhn khu vc h Tây "lên đến mc 333".

Cũng đưa tin v ch s k trên, trang Zing gi đó là mc "cao k lc" và "nguy hi đến sc kho ca mi người".

Bài báo của Zing cho biết thêm là vào sáng 1/10, ô nhim không khí Hà Ni có th được xem là xu nht trong vòng mt tháng qua. "Ch s AQI trung bình ca Hà Ni theo ng dng Air Visual là 212, có hi cho sc kho. S liu ca S Tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng xp x 200", theo tin ca Zing.

Tổng cc Môi trường nói trong thông báo ca h rng xu hướng biến đng bi PM2.5 ti các thành ph min bc Vit Nam, trong đó có Hà Ni, "ph thuc nhiu vào điu kin thi tiết khí hu".

Nhận đnh sơ b v nguyên nhân PM2.5 tăng cao, tổng cc nói rng vì nhng ngày gn đây là thi đim giao mùa, thi tiết thay đi, "gây hin tượng nghch nhit làm gia tăng nng đ các cht ô nhim trong không khí".

Một nguyên nhân đáng k khác, theo thông báo ca tng cc, là do việc "đt rơm r" khu vc ngoi thành "góp phn làm gia tăng nng đ bi PM2.5 trong không khí".

Tổng cc Môi trường đưa ra d báo rng trong nhng ngày ti, khi mà ban ngày tri nng khá mnh, còn ban đêm nhit đ không khí mt đt khá thp, hin tượng "nghịch nhit" vn có th tiếp din, và "nng đ bi PM2.5 có th tiếp tc duy trì mc cao" ti mt s thi đim trong ngày.

Với tình hình như vy, tng cc khuyến cáo người dân "hn chế" ra khi nhà hay thc hin các hot đng ngoài tri, cũng như "hn chế" đi li trên đường. Li khuyến cáo đc bit lưu ý đến "tr em, người ln tui, ph n mang thai, và người mc các bnh hô hp".

Trong những ngày gn đây, theo quan sát ca VOA, nhiu người s dng mng xã hi bày t lo lng v tình trng ô nhim không khí trở nên trm trng và kéo dài nhiu ngày liên tiếp, đng thi h cũng bc xúc khi nhà chc trách chưa có bt c phát ngôn nào v tình trng này.

Người dân cũng nêu ra cht vn v vic thuế bo v môi trường thu hàng năm được s dng ra sao, trong khi ô nhiễm ngày càng ti t hơn ngay th đô ca đt nước.

Theo tìm hiểu ca VOA, s liu do B Tài chính Vit Nam công b cho thy s tin thu được t thuế bo v môi trường lên đến gn 45.000 t đng trong năm 2017.

VOA ghi nhận rng nhiu người s dng mng xã hội cũng chia s các bài báo khng đnh là ô nhim không khí dn đến nhiu loi bnh tt.

Báo Thanh Niên và trang Zing hôm 30/9 dẫn li bác sĩ Vũ Văn Giáp, Phó giám đc Trung tâm Hô hp, Bnh vin Bch Mai, cnh báo rng ô nhim không khí được coi là "kẻ giết người thm lng". Phó giáo sư, tiến sĩ Giáp đưa ra ước tính rng "khong 43% các trường hp t vong do các bnh lý hô hp có liên quan đến ô nhim không khí", theo Thanh Niên và Zing.

Cùng ngày các trang An ninh Thủ đô và Vit Báo đăng tin cho biết lượng người khám bnh da liu "tăng vt" Hà Ni.

Theo các bài báo của hai trang này, Bnh vin Da liu Trung ương tiếp nhn "khong 2.500 bnh nhân ti khám mi ngày" và được xem là "tăng lên bt thường". Nhng người đến khám được chn đoán mc các bnh dị ng nghi liên quan đến môi trường như viêm da tiếp xúc, mày đay, viêm da cơ đa, v.v…, các bài báo cho biết.

Trong một bài đăng trên Facebook vào chiu 1/10, ông Nguyn Anh Tun, mt người có chuyên môn dược và có gn 23.000 người theo dõi trên mng xã hội, cho rng thi gian qua chính quyn gi "im lng" hoc hành đng chm chp v vn đ ô nhim vì "đi đa s người dân không nhn thc đ, và đng lot lên tiếng".

Ông Tuấn cho rng dù người dân chưa "có đy đ quyn công dân trong bu c" mt cách thực chất, song "chúng ta có th bày t quan đim cá nhân v ô nhim và đòi hi chính ph Vit Nam phi x lý ci thin tình trng này, bng cách đăng bài trên Facebook".

********************

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã vượt ngưỡng đỏ, lên ngưỡng tím (RFA, 30/09/2019)

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6 giờ 30 sáng 30/9. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe con người.

onhiem7

Bầu không khí ở Hà Nội hôm 27/9/2019 AFP

Tại nhiều điểm ở phía Bắc cũng có mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tím, như tại Bắc Từ Liêm AQI ở ngưỡng 249, Gamuda garden (Hoàng Mai) ở mức 238, Tây Hồ ở mức 241, Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) ở ngưỡng 204…

Một số điểm đo thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Đông Hưng (Thái Bình) AQI ở mức 239, Thái Thụy (Thái Bình), ở ngưỡng 279, Kiến An (Hải Phòng) ở mức 227, Châu Khê (Bắc Ninh) ở mức 229…

Báo trong nước dẫn lời TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam rằng, tình trạng báo động tím xảy ra vào sáng sớm từ 4 - 7 giờ sáng ở nhiều điểm và một vài điểm có ngưỡng tím vào ban đêm. Đây là hiện tượng bất thường, cần phải có những quan trắc và nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định được về nguyên nhân. Việt Nam cũng đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2 trạm quan trắc cố định có độ tin cậy cao ở Hà Nội, còn TP Hồ Chí Minh không có trạm cố định nào.

*******************

Không khí ở Sài Gòn, Hà Nội ‘mịt mù’ vì ô nhiễm nặng (Người Việt, 26/09/2019)

Hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội xuất hiện lớp mù khô đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục "không phải do ảnh hưởng cháy rừng từ Indonesia" mà do ô nhiễm không khí đang ở mức nặng.

onhiem8

Ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe người dân. (Hình : Tiền Phong)

Theo đó, từ ngày 18 đến 23/09/hầu hết các quận huyện ở Sài Gòn xuất hiện lớp mù đặc quánh từ sáng đến chiều tối. Không thể nhìn thấy các tòa nhà cao nhất thành phố như Land Mark 81 (quận Bình Thạnh) hay Bitexco (quận 1) nếu đứng cách xa 300 mét. Các tài xế lái xe xe tải, xe đò…cảm nhận rõ nhất vì tầm nhìn bị hạn chế.

Báo VNExpress ngày 26/09/2019, dẫn dữ liệu từ Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Sài Gòn, đo tại 30 vị trí trong/09/2019, cho thấy các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO… tăng đột biến trong các ngày từ 18 đến 20/09. Đặc biệt, ngày 20/09/bụi lơ lửng tăng gấp 2.2 lần, NO2 và CO tăng 1.4 lần.

Ông Cao Tung Sơn, giám đốc Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường, cho biết kết quả này được công bố sau tám ngày bầu trời Sài Gòn liên tục bị mù bao phủ, ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 tăng từ 1.9 lên 2.2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo "gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người".

Nguyên nhân của hiện tượng mù là do hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thời tiết Sài Gòn luôn ở tình trạng nhiều mây, không có nắng, nền nhiệt thấp, có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết khiến hơi nước bám vào nên xuất hiện sương mù.

onhiem9

Lớp mù đặc quánh bao trùm Sài Gòn khiến các tòa nhà, khu dân cư như thấy sương mù. (Hình : Thanh Niên)

Ngoài ra, do trời không nắng, không đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt khiến không khí ô nhiễm không thể phát tán lên cao (nằm sát mặt đất). Việc này làm lớp mù ngày càng dày đặc, lâu tan.

Dựa vào các dữ liệu dự báo trong nước và quốc tế, Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường bác bỏ quan điểm cho rằng "ô nhiễm không khí tại Sài Gòn do ảnh hưởng của cháy rừng ở khu vực đảo Sumatra và Kalimanta của Indonesia" như một số thông tin trên Internet. Tình trạng mù gây ô nhiễm không khí những ngày qua cũng thường xảy ra định kỳ hàng năm vào khoảng/09 và Tháng Mười tại Sài Gòn được gọi là "mù khô quang hóa".

Nói với báo Thanh Niên, ông Sơn nhận định tình trạng này có thể được phát hiện sớm. Tuy nhiên, Sài Gòn hiện chỉ có thể quan trắc thủ công gián đoạn, chưa được chia sẻ dữ liệu và các báo cáo về tình hình diễn ra nghịch nhiệt từ các cơ quan khí tượng, nên việc đánh giá chất lượng và khuyến cáo cho người dân còn hạn chế.

"Từ khi lấy mẫu về đến khi ra được kết quả, trung tâm mất ít nhất ba ngày", ông Sơn cho biết.

Trong khi đó, tờ Tiền Phong cho biết vào lúc 8 giờ 50 phút sáng ngày 26/09/website giám sát ứng dụng quan trắc không khí AirVisual xếp "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới", trong khi "Sài Gòn xếp thứ ba về mức độ ô nhiễm". Hệ thống quan trắc của Việt Nam cũng ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng tại hai miền Nam-Bắc.

Cụ thể, tờ Tuổi Trẻ cho biết : "thành phố đang trong tình trạng như sương mù bao phủ, trời lặng gió, không khí ngột ngạt". Hệ thống quan trắc ở nhiều điểm của Hà Nội đều cho kết quả ngưỡng chất lượng không khí ở mức kém, ô nhiễm nghiêm trọng ở các khu vực Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm).

Chỉ số bụi mịn PM2.5 đo được tại Sài Gòn ở mức 102.7 µg/m³, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), các ngày sau có giảm nhưng vẫn ở mức có hại.

Theo bảng xếp hạng AQI của Việt Nam, chỉ số AQI lên ngưỡng trên 200, chất lượng không khí thuộc ngưỡng xấu, rất có hại cho sức khỏe. Nhóm người nhạy cảm như bệnh nhân hô hấp, tim mạch nên tránh ra ngoài, những người khác nên hạn chế thời gian ở ngoài. Trong khi đó theo cảnh báo của Hoa Kỳ, nếu chỉ số AQI lên trên 200 sẽ được xếp vào ngưỡng "cực kỳ không tốt cho sức khỏe mọi người".

Tin cho biết, ô nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (hạt bụi có đường kính 2.5 micromet hoặc nhỏ hơn), loại bụi được coi là "sát thủ trong không khí". Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Bụi PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này. (Tr.N)

*********************

Chính quyền cộng sản sợ dân, không cho tổ chức tuần hành vì khí hậu (Người Việt, 27/09/2019)

Hôm 27/09, giới hoạt động môi trường, xã hội dân sự đồng loạt bày tỏ tức giận vì sự kiện "Tuần Hành Vì Khí Hậu" (Climate Strike) bị hủy vào giờ chót sau khi chính quyền CS ở Sài Gòn thông báo "từ chối cấp phép" mà không rõ nguyên do.

onhiem10

Cảnh khói bụi ở Sài Gòn. (Hình : Zing)

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Sài Gòn cũng như Hà Nội được ghi nhận lọt vào top "Các thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới", căn cứ vào chỉ số AirVisual.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, nhà hoạt động môi trường và là người sáng lập Tổ Chức CHANGE, chia sẻ trên trang cá nhân : "Người dân thì è cổ đóng 4.000 đồng (17 cent) tiền thuế môi trường trong mỗi lít xăng, nhưng cũng không được biết thuế môi trường dùng vào việc gì, mà thành phố vẫn ô nhiễm đến thế ? Còn khi các bạn trẻ chỉ muốn tổ chức một hoạt động ôn hoà, với những thông điệp tích cực cho môi trường sống, thì không cho. Hay là vì ô nhiễm quá, nên chín người đã phải đi nhờ máy bay chủ tịch quốc hội, rồi bỏ trốn ở Nam Hàn ?"

"Hàng trăm người đang hồ hởi chuẩn bị tham gia cuộc tuần hành ngày 27/09 để rồi chưng hửng khi nhận thông báo hủy. Cho nên giới trẻ lại đi xem ngôi sao Nam Hàn, chơi điện tử, và đánh lộn ở trường thôi. Báo chí cũng không nên trách chúng nó sống hời hợt làm gì", bà Hồng viết thêm.

onhiem11

"Trong con mắt của chế độ độc tài thì mọi hình thức tuần hành biểu tình đều là nguy cơ dẫn tới lật đổ chính quyền của họ". (Hình : Zing)

Không chỉ bà Hồng, nhiều Facebooker khác cũng phản ứng trước quyết định hủy sự kiện nêu trên của chính quyền. Facebooker Quyet Ho bày tỏ trên trang cá nhân : "Ngay cả khi người dân tỏ rõ thiện chí qua việc xin phép tổ chức tuần hành ôn hòa vì môi trường để hưởng ứng phong trào #ClimateStrike đang diễn ra khắp thế giới thì chính quyền cũng không cho. Họ quyết tâm chây ì luật biểu tình. Cuối cùng vì vẫn phải quyền ta thì ta cứ làm mà thôi. Bởi trong con mắt của chính quyền độc tài thì mọi hình thức tuần hành biểu tình đều là nguy cơ lật đổ chính quyền đối với họ. Thử hỏi hai chữ "chính danh" như vậy thì để làm gì ? Khi suốt ngày lo sợ nhìn tứ phía đâu cũng ra kẻ thù ?"

Đến nay, việc chính quyền tại Sài Gòn cũng như Hà Nội cho ngăn cản hoặc trấn áp các cuộc xuống đường vì môi trường đã có tiền lệ, với nguyên do được các báo nhà nước diễn giải là người tuần hành "bị các thế lực thù địch kích động, xúi giục".

Liên quan đến cáo buộc này, báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/09 viết : "Một số nhân vật chuyên chĩa mũi dùi vào một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội như một nhà máy gây ô nhiễm môi trường, một quan chức tham nhũng… Do bị tác động bởi các thông tin một chiều, nhiều người dân đã bị lôi kéo xuống đường, gây mất trật tự an ninh trong vụ Formosa Hà Tĩnh [thảm họa cá chết tại vùng biển miền Trung] hồi tháng Tư, 2016…".

Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ hôm 29/09 đưa ra lời khuyên cho bạn đọc : "Bạn không cần xuống đường biểu tình chống biến đổi khí hậu hoặc trở thành một nhà khoa học có công trình nghiên cứu lớn lao. Bằng những việc làm nhỏ mỗi ngày, bạn cũng có thể cứu trái đất".

Cũng cần nói thêm, Việt Nam mới đây được ghi nhận tham gia phong trào #globalclimatestrike, sau 185 quốc gia khác. (T.K.)

Quay lại trang chủ
Read 683 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)