Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

07/11/2019

Việt Nam bị xếp vào hạng những quốc gia không có tự do internet

Tổng hợp

Freedom House : Việt Nam "Không có tự do internet" (VNTB, 07/11/2019)

Tình trạng tự do internet ở Việt Nam được tổ chức Freedom House đánh giá trong năm 2019 là "Không có tự do".

internet1

Bảng xếp hạng tự do Internet của Việt Nam

Với 3 tiêu chí đánh giá dựa trên rào cản về tiếp cận internet, hạn chế nội dung và xâm phạm quyền của người tiêu dùng, tổng cộng Việt Nam đạt 24 điểm trên tổng số 100. Và so với năm ngoái thì được đánh giá là không có gì thay đổi (1).

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quy định và quản lý công nghệ số môt cách tuỳ tiện, không minh bạch, không hội ý công chúng. Hướng dẫn quy định cho lãnh vực viễn thông được Đcộng sản Việt Nam đưa ra, đánh mất tính độc lập của các cơ quan ra quy định. Bản báo cáo đã chỉ rõ rằng "Trên danh nghĩa thì Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quản lý nội dung khiêu dâm và bạo lực, trong khi Bộ Công An lo việc kiểm duyệt chính trị. Trên thực tế, việc kiểm duyệt nội dung trên mạng có thể do bất cứ cơ quan nhà nước nào ra lệnh". 

Mới đây thôi, ông Nguyễn Văn Bình Trưởng ban Kinh tế Trung ương, trong buổi tiếp ông Silmon Miller, Phó chủ tịch phụ trách chính sách công khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ông Benjamin Joe, Phó chủ tịch phụ trách thị trường Đông Nam Á và các thị trường mới nổi của Tập đoàn Facebook đã đề nghị Facebook "thường xuyên trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân người dùng, góp phần đảm bảo an ninh mạng và không gian mạng lành mạnh…" (2). Nhiều người có thể tự hỏi tại sao Trưởng ban kinh tế Trung ương hồn nhiên xía vô chuyện quản lý nội dung mạng xã hội, thế nhưng điều này đã rõ ràng chứng tỏ " việc kiểm duyệt nội dung trên mạng có thể do bất cứ cơ quan nhà nước nào ra lệnh" hay thậm chí quan chức nào cũng được.

Thành tích buộc Facebook và Google xoá bỏ nội dung được cho là chống nhà nước, thông tin sai lệch, bôi nhọ giới chức, và xuyên tạc các sản phẩm thương mại hay nội dung của các nhóm xã hội dân sự đối nghịch đã đem về cho Việt Nam điểm 0 trong điểm đánh giá ép buộc xoá bỏ nội dung. Bộ Thông Tin và Truyền Thông đặt ra mục tiêu gỡ bỏ 5.000 tài khoản được cho là "tuyên truyền xuyên tạc, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước". 

Ngoài ra còn có các công ty, tổ chức có khả năng ảnh hưởng tài chính và chính trị có thể làm áp lực để kiểm soát nội dung trên mạng và cản trở tự do biểu đạt. Theo đó, công ty được nhắc đến tên là Vingroup đã sử dụng ảnh hưởng của mình để gỡ bỏ các thông tin có hại cho tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên Facebook như vụ thú chết ở Safari Phú Quốc, các dự án bất động sản.

Điều đáng nói là dựa vào các điều khoản, quy định mơ hồ mà nhà cầm quyền và các cơ quan quản lý yêu cầu các trang mạng gỡ bỏ nội dung bằng lệnh miệng và thường không có cơ sở pháp lý. Ngay cả khi có yêu cầu gỡ bỏ nội dung qua kênh chính thức, cũng không có thủ tục khiếu nại, độc lập hay không độc lập. Và vì vậy đã làm cho việc hạn chế về internet và nội dung trên mạng trở nên thiếu minh bạch, thiếu tương xứng với mục tiêu đề ra, hoặc thiếu thủ tục khiếu nại độc lập. 

Việc kiểm duyệt nội dung thông tin trên chặt chẽ cùng với sự giúp sức của lực lượng 47 với lực lượng dư luận viên lên đến hàng vạn đã bóp nghẹt tự do mạng ở Việt Nam từ phía chính quyền. Bên cạnh đó việc xử nặng những người bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội cũng đã buộc người dùng mạng phải tự kiểm duyệt nội dung vì sợ bị bắt bớ. 

Việc kiểm duyệt khắt khe cũng gây khó khăn kinh tế cho các trang thông tin mạng. Ví dụ như khi các nhà quảng cáo tránh các trang thông tin phê phán Đảng và nhà nước hay khi các trang thông tin mạng cẩn trọng không để bị vướng hình ảnh có giao du với các nguồn tài trợ hay quảng cáo chống chính quyền. Và nguyên do được cho là trong môi trường tham ô, mối quan hệ có được với các viên chức chính quyền cao cấp hoặc các công ty quyền thế giúp các trang thông tin mạng và nhà cung cấp dịch vụ được bảo vệ về mặt chính trị và kinh tế. 

Quyền tự do biểu đạt của người dùng bị xâm phạm nặng nề khi chính quyền cho bắt giam ít nhất 42 nhà hoạt động và blogger trong năm 2019 ngay cả với những người bảo vệ nhân quyền và môi trường mà đặc biệt là chỉ trích thảm hoạ môi trường Formosa. Hiến pháp và luật định đã không bảo vệ được những quyền như tự do biểu đạt, tiếp cận thông tin, và tự do báo chí, kể cả trên mạng. 

Ngoài ra luật pháp, bao gồm các nghị định liên quan đến internet, luật hình sự, luật xuất bản, luật an ninh mạng, và Pháp Lệnh Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước, có thể được dùng để phạt và bỏ tù nhà báo và cư dân mạng. Luật An ninh Mạng, các điều 109, 117 và 330 của Bộ luật Hình sự 2015 được áp dụng để bắt bớ và khởi tố người dùng internet với các tội danh mơ hồ như lật đổ, tuyên truyền chống nhà nước, và lợi dụng quyền tự do dân chủ. 

Bên cạnh đó là việc trừng phạt nặng các cá nhân hoạt động trên mạng, buộc phải dùng tên thât khi đăng ký các tài khoản mạng xã hội, kiểm tra danh tính người dùng, hay xâm phạm quyền riêng tư khi yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ phải giúp chính quyền giám sát thông tin người dùng. 

Tất cả những điều này đã góp phần làm cho tự do internet của Việt nam luôn ảm đạm, chỉ đứng trên Trung Quốc (10/100), Iran (15/100) trong số các quốc gia được xếp hạng. 

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

(1) https://www.freedomonthenet.org/country/vietnam/freedom-on-the-net/2019
(2)
https://vietnamfinance.vn/truong-ban-kinh-te-trung-uong-de-nghi-facebook-thuong-xuyen-phoi-hop-go-bo-tin-xau-doc-20180504224231018.htm 

******************

Báo cáo : Việt Nam xếp gần chót bảng về tự do internet 2019 (VOA, 07/11/2019)

Việt Nam là mt trong s nhng nước b chm đim thp nht v t do trên internet gia bi cnh mng xã hi đang phát trin mnh m quc gia cng sn này và nhà nước đang tht cht qun lí nhng ni dung bị cho là xu đc, theo mt báo cáo va công b.

internet2

Việt Nam trong nhng năm gn đây đã tăng cường bt b và b tù nhng người bày t quan đim bt đng chính kiến trên Facebook, mạng xã hi ph biến nht ti Vit Nam.

Báo cáo Freedom on the Net 2019 (Tự do trên Mng 2019), do t chc Freedom House công b hôm 5/11, nhn đnh rng t do internet khp thế gii "ngày càng b đe da bi nhng công c và th thut" ca các chính phủ nhm xuyên tc chính tr, trn áp hoc theo dõi người dùng trên "quy mô hết sc to ln".

"Vì những xu hướng này, t do internet toàn cu suy gim năm th chín liên tiếp trong năm 2019", báo cáo viết.

Báo cáo xếp Vit Nam vào nhóm các nước không có t do internet vi s đim 24 trên 100, đng gn cui bng và ch trên Cuba, Syria, Iran và Trung Quc. V trí này ca Việt Nam không thay đổi so vi đánh giá ca Freedom House vào năm 2018.

Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Vit Nam xếp sau tt c các nước được đánh giá k c các nước láng ging Đông Nam Á và ch trên Trung Quc.

Freedom House nói những "hn chế khc nghiệt" đi vi t do internet vn tiếp tc Vit Nam, trong khi không gian mng cho quan đim bt đng chính kiến và hot đng tranh đu "thu hp hơn na".

"Chúng tôi có 21 chỉ s cho t do internet và Vit Nam nhn đim kém nht trong nhiu nhng ch sy", Allie Funk, một trong hai tác gi ca bn báo cáo, nói vi VOA. "Trong năm qua, chúng tôi đã lo ngi v lut an ninh mng mi trao cho nhà chc trách quyn hn rng khp đ s dng vì mc đích kim duyt và giám sát".

Bà nói những trường hp kết án tù nhiều năm như án tù 20 năm ca nhà hot đng môi trường Lê Đình Lượng vì đăng nhng ni dung lên mng cũng là "mi đe da nghiêm trng đi vi quyn t do biu đt".

Việt Nam trước đây tng nói rng Lut An ninh mng, được Quc hi thông qua vào năm 2018, không hạn chế quyn t do ngôn lun ca người dùng trên mng mà ch nhm "bo v quyn và li ích hp pháp" ca các cá nhân và t chc s dng không gian mng. Tuy nhiên nhà chc trách đã gia tăng các v bt b và b tù trong nhng năm gn đây nhm vào những người bày t quan đim bt đng chính kiến trên Facebook, mng xã hi ph biến nht ti Vit Nam.

"Chúng tôi cũng theo dõi sát sao sự gia tăng đt biến nhng ni dung b xóa khi các nn tng truyn thông xã hi, bo lc tiếp tc nhm vào nhng người dùng để tr đũa các hot đng trc tuyến ca h", nhà nghiên cu Funk nói thêm.

Bộ Thông tin và Truyn thông Vit Nam cho biết tính đến thi đim này, Facebook đã g b gn 250 tài khon gi mo và 251 đường dn ti nhng bài viết có ni dung "chng phá Đng, Nhà nước, vi phm pháp lut Vit Nam", trong khi đã yêu cu công ty Google chn hàng ngàn video b cho là có ni dung "xu đc" trên YouTube.

Việt Tân, mt t chc chính tr đi lp M, là mt trong nhng trang Facebook b Hà Ni nhm mc tiêu trong nhng chiến dch "report" (báo cáo ni dung vi phm tiêu chun cng đng) đ thúc đy Facebook g b nhng ni dung ch trích nhà nước và Đng Cộng sn Vit Nam, theo mt phát ngôn viên ca Vit Tân.

"Chính nhà nước cng sn Vit Nam đã yêu cu Facebook phi ly xung các ni dung vì h cho là vi phm lut l Vit Nam", ông Hoàng T Duy nói vi VOA.

"Trong năm 2019 việc đó xy ra vi trang Facebook của Vit Tân mt s ln, đc bit vào tháng 4 khi Facebook Vit Tân đăng mt lot bài, tin v sc khe ca [Tng bí thư-Ch tch nước] Nguyn Phú Trng".

Ông Duy nói có khoảng 10 trường hp các post ca Vit Tân liên quan ti ông Trng b hn chế hin thị, nghĩa là người dùng Facebook Vit Nam không th nhìn thy nhng ni dung này, nhưng nhng nơi khác ngoài Vit Nam thì có th.

"Vấn đ ni dung b hn chế Vit Nam thì chúng tôi thy mi xy ra khong mt năm va qua, đc bit là t khi có lut an ninh mạng Vit Nam", ông nói thêm.

Báo cáo của Freedom House nói cn có nhng bin pháp bo v mnh m đ bo đm t do internet không b biến thành "con nga thành Troy cho nn bo chính và áp bc".

Trong số 65 nước được đánh giá v t do internet, 33 nước nhìn chung đang trên đà suy yếu k t tháng 6 năm 2018, so vi 16 nước đt được tiến b, theo báo cáo.

Dẫn đu các nước v t do internet là Iceland, đt 95 trên 100 đim, theo sau là Estonia, Canada và Đức. Úc và Nht Bn và Úc là hai nước Châu Á-Thái Bình Dương duy nht góp mt trong nhóm nhng nước được đánh giá là có t do internet.

******************

Việt Nam không có tự do internet : hệ lụy của chế độ độc đảng ? (RFA, 05/11/2019)

Trong báo cáo về tự do internet năm 2019 với nhan đề "Khủng hoảng mạng xã hội" được Freedom House công bố vào ngày 5 tháng 11, Việt Nam chỉ được 24/100 điểm, thuộc nhóm 0-39 điểm, là quốc gia không có tự do internet.

internet3

Ảnh minh họa : Người dùng internet. RFA

Vi phạm quyền người dùng

Cụ thể, ở phần Trở ngại để truy cập Việt Nam được 12/25 điểm, phần Giới hạn đối với nội dung được 7/35 điểm và 5/40 điểm trong phần Vi phạm quyền người dùng.

Nhận xét về việc này, nhà hoạt động xã hội dân sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội cho rằng việc giới hạn quyền sử dụng internet đã có từ lâu chứ không phải mới đây, tuy nhiên :

"Gọi là không có tự do hoàn toàn hay không có tự do ở mức trung bình hay mức cao thì đúng. Nhưng nếu nói không có tự do internet thì không phải hoàn toàn đúng. Nó có bị hạn chế nhưng bảo không có tự do thì nó hơi quá lên một chút".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cho biết thêm chi tiết về sự giới hạn internet trên dải đất chữ S hiện nay :

"Liên quan đến tự do nhân quyền, dân chủ thì đấy là lĩnh vực bị siết chặt nhiều nhất. Tức là những người dùng internet, nhất là mạng xã hội để cất lên tiếng nói của mình có thể bị đàn áp, thậm chí bắt bớ tù nếu làm những việc chính quyền cho là không được phép".

Bản báo cáo của tổ chức Freedom House chỉ ra từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, hơn 1.500 nội dung đã bị Facebook xóa theo yêu cầu của chính phủ Hà Nội, tăng gấp ba lần so với sáu tháng trước đó. Những nội dung từ các nhà hoạt động, tổ chức xã hội dân sự và người dùng thông thường cũng bị xóa.

Trong tháng 10/2018, các nhà chức trách Việt Nam tuyên bố rằng chính phủ đã thành lập một đơn vị quốc gia mới để giám sát phương tiện truyền thông xã hội và nội dung trên các trang web. Chính phủ Hà Nội khẳng định rằng trung tâm được trang bị phần mềm có thể phân tích, đánh giá và phân loại hàng triệu bài đăng.

Xác nhận thưc tế này, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng hiện đang sinh sống ở Hà Nội đánh giá rằng đây là tình trạng phổ biến từ xưa đến nay :

internet3

Việt Nam trong bảng xếp hạng Tự do Internet. Ảnh chụp màn hình Freedom House

"Ngay cả bản thân tôi thường xuyên bị tấn công như trang Facebook của tôi chẳng hạn cũng rất nhiều lần bị hack, phải liên tục làm những trang mới. Theo tôi nghĩ ngoài chuyện đấu tranh trên mạng internet để kết nối đưa thông tin lên, chúng ta cũng rất cần có sự đoàn kết, cơ chế tự vệ thì chúng ta – những người bất đồng chính kiến, mong muốn đất nước có sự dân chủ cần tìm phương pháp bảo vệ lẫn nhau. Còn khi đã dấn thân thì chấp nhận hệ lụy bị đàn áp, gây khó khăn bắt bớ là chuyện tất nhiên, ai cũng coi đấy như một cái giá phải trả".

Nhiều công cụ hạn chế quyền tự do

Vào tháng 10 năm 2018, một tòa án phúc thẩm ở Hà Nội đã bác bỏ kháng cáo của nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng, giữ nguyên bản án tù 20 năm đối với ông. Đây được xem là một trong những bản án khắc nghiệt nhất đối với một nhà hoạt động trực tuyến trong những năm gần đây với cáo buộc tiến hành các hoạt động nhằm để lật đổ chính quyền nhân dân.

Vẫn theo Freedom House, khi bản báo cáo này đang được thực hiện, vẫn có nhiều nhà báo và nhà hoạt động dân chủ bị bắt bỏ tù vì đưa ra tiếng nói đối lập trên mạng xã hội.

Trao đổi với Đài Châu Á Tự Do, Luật sư Hà Huy Sơn nhận định :

"Tự do internet ở Việt Nam bị hạn chế bởi mấy điều luật trong Bộ luật Hình sự 2015 như tội tuyên truyền chống nhà nước, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ và một tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Mấy cái đấy rất mơ hồ, định tính, không có gì là định lượng để cân đong đo được nên nhà nước hay chính quyền có thể dựa vào tội đấy để nguời ta bắt bớ hay bỏ tù những nguời có quan điểm trái ngược với Đảng, với nhà nước. Tôi cho rằng đấy là những công cụ làm cho internet bị hạn chế tự do".

Bên cạnh đó, việc Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cũng góp phần củng cố sức mạnh kiểm duyệt nội dung internet và lấy dữ liệu người dùng, tiếp tục hạn chế quyền người dùng internet của Chính phủ Việt Nam.

Giải thích rõ hơn về tính chất của Luật An ninh mạng có liên quan đến báo cáo của Freedom House hay không, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho biết như sau :

"Luật an ninh mạng hầu như là một biện pháp bịt miệng mọi người và cái phạm trù để nói là phát biểu ý kiến cá nhân hoặc có ý xúc phạm, bôi nhọ cơ quan nhà nước thật ra ranh giới của nó rất mù mờ, không có gì để xác định vấn đề này. Nếu trong tường hợp cơ quan nhà nước nào đó muốn xử lý người dân thì họ chỉ việc đẩy qua khía cạnh có sự xúc phạm, lập tức người phát biểu trở thành người vi phạm".

Quốc hội hiện đang có những phiên thảo luận về những dự án Luật sửa đổi, nhưng đến nay, chưa một đại biểu nào nhắc đến những bất cập về điều luật hạn chế quyền công dân như vừa nêu. Luật sư Hà Huy Sơn lý giải :

"Đương nhiên ở Việt Nam do đảng lãnh đạo thì làm gì có đối lập. Nó không lợi cho sự độc quyền lãnh đạo của đảng thì Quốc hội làm gì có ai dám nêu ý kiến".

Với quan điểm như trên, nhà báo Ngô Nhật Đăng nhận định rằng khi chính quyền đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến về tình hình đất nước, con người như vậy, chỉ thể hiện việc chính phủ thực sự không có sức mạnh và đang suy yếu.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, tự do internet tại Việt Nam dù đã bị hạn chế từ bao lâu nay, nhưng ông cho rằng nếu mỗi người dân biết đứng lên đòi hỏi đầy đủ các quyền của mình có lẽ sẽ phần nào giải quyết được vấn đề :

"Bởi vì số lượng thí dụ 60-70 triệu người sử dụng internet mà có nhiều triệu người cứ sử dụng đúng quyền của mình thì họ cũng không có sức đâu mà bắt cả triệu người".

Trong báo cáo công bố ngày 5/11, Freedom House nhận xét Việt Nam là một quốc gia độc đảng, bị chi phối trong nhiều thập kỷ bởi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Mặc dù một số ứng cử viên độc lập về mặt kỹ thuật được phép tham gia các cuộc bầu cử lập pháp, hầu hết đều bị cấm trong thực tế. Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hoạt động xã hội dân sự đều bị hạn chế chặt chẽ.

******************

Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh (RFA, 06/11/2019)

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 6 tháng 11 ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh ngày mai ra tòa phúc thẩm chỉ vì đăng bài trên tài khoản Facebook cá nhân.

internet4

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh tại phiên tòa sơ thẩm ở Bến Tre vào tháng 6/2019 - Photo : RFA

Thông cáo báo chí của HRW nêu rằng một tòa án ở Việt Nam sẽ xử phiên phúc thẩm bản án 6 năm tù đối với một nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng phê phán chính quyền trên Facebook. Theo HRW thì việc truy tố và giam giữ nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh rõ ràng vi phạm quyền tự do ngôn luận của bản thân ông này.

Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Châu Á của HRW, được dẫn lời trong thông cáo báo chí rằng ông Nguyễn Ngọc Ánh là một trường hợp trong số ngày càng nhiều các nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ vì bày tỏ ý kiến trên Facebook. Chính quyền Việt Nam dường như đang cho rằng việc sử dụng nền tảng mạng xã hội theo đúng mục đích thiết kế là một tội hình sự.

Trả lời RFA hôm 6/11, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc chuyên trách Châu Á, thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói :

"Tôi thực sự rất quan ngại về việc nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh ra tòa ngày mai vì phải đăng bài và đưa bình luận trên tài khoản Facebook cá nhân. Ông ấy lẽ ra không phải ra tòa và phải được trả tự do. Đó là việc một cá nhân thực thi quyền tự do ngôn luận. Lẽ ra không nên coi là phi pháp khi người ta đưa thông tin trên mạng xã hội và ông ta phải được trả tự do".

"Tòa án tỉnh ở Việt Nam buộc tội ông ấy vì ông ấy dám chỉ trích chính quyền, lên tiếng cảnh báo về môi trường, nhân quyền. Đó là cách nhà cầm quyền Việt Nam đáp trả lại những tiếng nói chỉ trích. Thật sự thì những người như ông này lên tiếng vì họ muốn điều tốt cho Việt Nam".

Kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh bị cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre bắt vào tháng 8 năm ngoái với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghịa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ Luật HÌnh sự Việt Nam.

Tòa sơ thẩm ở Bến Tre vào tháng 6 năm nay tuyên ông Nguyễn Ngọc Ánh 6 năm tù giam và 5 năm quản chế. Theo truyền thông trong nước thì ông Nguyễn Ngọc Ánh chia sẻ các tin, bài ‘phản động’ nhằm nói xấu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, kích động người dân biểu tình trong dịp quốc khánh. Tuy nhiên, theo HRW thì các bài viết của ông Nguyễn Ngọc Ánh là về các vấn đề điển hình thu hút quan tâm của các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, nạn hủy hoại môi trường do nhà máy Formosa gây nên kể từ tháng 4 năm 2016, tình trạng thiếu tự do chọn lựa trong cuộc bầu cử năm 2016, hay các quan ngại về điều kiện sống của các tù chính trị.

HRW nhắc lại việc cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An vào tháng 5 vừa qua, ông Phạm Văn Điệp ở Thanh Hóa hồi tháng 6, ông Nguyễn Quốc Đức Vượng ở Lâm Đồng vào tháng 9 vì những người này cho đăng hay chia sẻ bài viết trên Facebook.

HRW thống kê trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam ra phán quyết có tội đối với ít nhất 20 người và tuyên án cho họ từ 6 đến 10 năm tù vì dám phê phán chính phủ, vận động cho tự do tôn giáo, vận động cho các quyền cơ bản về chính trị và dân sự hoặc chống tham nhũng.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp, Diên Vỹ
Read 470 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)