Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/12/2019

Âm binh trong doanh nghiệp, xuất khẩu xe vào Mỹ, tiểu thương Quảng Nam

Tổng hợp

Doanh nghiệp không nên nuôi 'âm binh' trên mạng xã hội (Một Thế Giới, 15/12/2019)

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) nhận định việc các doanh nghiệp sử dụng KOLs (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) để bảo vệ mình giống như dùng con dao hai lưỡi, giống như sử dụng "âm binh" nên rất nguy hiểm.

ambinh1

Buổi tọa đàm Doanh nghiệp nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội do Báo Người Lao động tổ chức sáng 14/12

Việt Nam là nước có độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội nhanh. Ước tính đến nay tại Việt Nam có khoảng 62 triệu người dùng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, rồi tiếp đến Youtube, Instagram, Zalo...

Những cái lợi, những mặt tích cực của mạng xã hội đem lại trong việc kết nối cộng đồng là rất rõ ràng. Với doanh nghiệp, mạng xã hội cũng đã tạo những thuận lợi lớn để đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử, để có thể truyền thông, tiếp thị, PR cho thương hiệu và sản phẩm của mình. Bên cạnh đó có nhiều mặt trái mà nổi cộm là nạn vu khống trục lợi trên mạng xã hội đang lan tràn gây ra nhiều tác hại, tổn thất cho các cá nhân và tổ chức. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp, đối tượng mà khi bị vu khống, trục lợi trên mạng xã hội hậu quả sẽ rất lớn cả về thương hiệu cũng như công việc kinh doanh.

Trong buổi tọa đàm Doanh nghiệp nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội do Báo Người Lao động tổ chức sáng 14/12, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh Từ Lương nhận định KOLs (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội hay hiểu nôm na là hot facebooker, hot blogger) trở thành một kênh thông tin song song với báo chí, thậm chí còn quyền lực hơn cả tổng biên tập một số tờ báo. Ông Từ Lương đề nghị các doanh nghiệp không bắt tay, thỏa hiệp, thương lượng với KOLs, bởi các sai phạm đã có pháp luật và các cơ quan nhà nước xử lý.

ambinh2

Doanh nghiệp không bắt tay, thỏa hiệp, thương lượng với KOLs, bởi các sai phạm đã có pháp luật và các cơ quan nhà nước xử lý.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) nhận định việc các doanh nghiệp sử dụng KOLs để bảo vệ mình giống như dùng con dao hai lưỡi, giống như sử dụng "âm binh" nên rất nguy hiểm. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đồng hành cùng các cơ quan báo chí có uy tín, hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước. Bởi nếu họ làm sai, cơ quan nhà nước có thể xử lý được, nhưng KOLs thì trách nhiệm về pháp lý của họ thấp hơn nhiều, theo Thanh Niên.

Luật sư Trương Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, pháp luật chúng ta có quy định đầy đủ, từ phạt hành chính, đưa ra tòa án hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật sư Trương Thị Hòa.

Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, vu khống doanh nghiệp trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp có thể khởi kiện cá nhân hay tổ chức cố tình nói xấu lên tòa án, đề nghị bên nói xấu cải chính thông tin, xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có).

A.T

*****************

Người đàn ông giàu nhất Việt Nam ‘mơ giấc mơ Mỹ’ (VOA, 14/12/2019)

Tỷ phú giàu nht Vit Nam, người đang làm nhiu người Vit t hào vi thương hiu ô tô ‘Made-in-Vietnam’ đầu tiên, đang nhm ti cái mà nhiu công ty ca Trung Quc chưa th làm được : bán ô tô vào th trường M.

ambinh3

Tỷ phú Phm Nht Vượng có tham vng bán xe ô tô 'Made-in-Vietnam' vào th trường M.

Kế hoch đy tham vng ca ông Vượng, người tung ra dòng xe sn xut trong nước đu tiên Vit Nam hi tháng 6 va qua, là làm cho VinFast trở thành thương hiu toàn cu vi vic m rng bán hàng ra các th trường thế gii trong đó có M.

Theo Bloomberg, hãng xe ô tô VinFast của ông Vượng s bt đu bán ô tô ‘Made-in-Vietnam’ vào th trường M vào năm 2021.

Không chỉ đơn thun đưa xe ô tô Việt vào th trường M, ông Vượng thm chí nhm mc tiêu bán xe ô tô chy bng đin – mt dòng xe hoàn toàn mi đi vi hãng xe Vinfast, hin có giám đc điu hành là cu phó ch tch sn xut toàn cu ca General Motors Co.

Giữa tháng 6 va qua, hãng ô tô 100% vốn Vit Nam Vinfast bt đu bàn giao nhng chiếc ô tô đu tiên ca h cho khách hàng vi kỳ vng nhng sn phm ‘Made-in-Vietnam’ này s có th cnh tranh vi ô tô ca M và Nht.

Các dòng xe được Vinfast tung ra hi tháng 6 là dòng xe đa dng (crossover) Fadil, xe nhỏ sedan và xe gm cao SUV.

Tuy nhiên sản phm ô tô chy bng đin mà ông Vượng s đưa vào M là mt dòng xe hoàn toàn riêng bit, theo Bloomberg.

"Mục đích cui cùng ca chúng tôi là to ra mt thương hiu quc tế", t phú 51 tui nói trong một cuc phng vn vi Bloomberg ti tr s ca tp đoàn Vingroup JSC Hà Ni. "Nó s là mt chng đường rt khó khăn và chúng tôi s phi c gng rt nhiu. Nhưng ch có mt con đường phía trước".

Tham vọng ln

Xe ô tô của ông Vượng s phi đi mặt vi mt s cnh tranh khc lit đ có th thành công mt th trường khó tính như M.

Các hãng xe như Automobile Qung Đông ca Trung Quc, Tata Motors Ltd ca n Đ, hay Proton Holdings Bhd ca Malaysia đã phi b cuc hoc hoãn các kế hoch bước vào thị trường M. Thm chí mt s hãng xe hơi tên tui ca Châu Âu như Citroen, Opel, Peugeot và Renault, tng có mt th trường M, đã phi try trt đ đưa ô tô ca h tr li th trường này.

Đối vi mt th trường khó tính như M, nhng công ty đó đã tht bi vì nhiu lý do, như các vn đ v cht lượng, rào cn v quy đnh, kế hoch không tt, các điu kin th trường không thun li và không được nhiu người M biết ti.

Dù có một bui ra mắt ở Paris Motor Show vi s hin din ca ngôi sao bóng đá Anh David Beckham hi tháng 10 năm 2018, Vinfast vn là mt hãng xe hoàn toàn mi trên thế gii.

Nhà máy sản xut ô tô Vinfast, ca tp đoàn Vingroup do ông Vượng sáng lp và làm ch tch, ch mi được khánh thành ti Hi Phòng hi tháng 6 va qua, sau ch ‘vn vn’ 21 tháng xây dng và hoàn thin. Nhng chiếc xe đu tiên ca Vinfast được lăn bánh ch vài ngày sau đó.

2 tỷ USD

Tuy nhiên, để bù đp vào s thiếu ht v kinh nghim và ít danh tiếng, ông Vượng, người được Bloomberg đánh giá là t phú giàu nht Vit Nam vi 9,1 t USD, s sn sàng chi 2 t USD t tin túi ca ông vào Vinfast đ sn xut dòng xe mà ông s bán vào th trường M, Châu Âu và Nga. Theo Bloomberg, các ngun tin khác s đến t các khoản vay, phát hành c phiếu và bán bt c phn ca Vingroup.

Ông Vượng s hu 49% c phn ca Vinfast trong khi công ty m, Vingroup, nm gi 51% c phn.

Ngoài ô tô, tập đoàn Vingroup còn sn xut đin thai thông minh. Các đin thoi "made in Vietnam" VinSmart được tung ra th trường t tháng 12 năm ngoái. Theo Reuters, VinGroup s không dng li đin thoi thông minh mà s ln lượt cho ra mt các sn phm thông minh khác.

Vinfast phải vượt qua nhng rào cn ln đ có th cnh tranh bên ngoài Vit Nam, theo giám đốc điu hành ca công ty tư vn ô tô ZoZo Go LLC, Michael Dunne, nói vi Bloomberg.

"Sẽ mt mt thi gian đ công ty này có th cnh tranh M - hin vn là th trường khc lit nht thế gii", ông Dunne nói. "Bn cn phi có được mt thương hiu vng chc".

Nhiều người tiêu dùng thích các xe cũ ca Honda hay Toyota hơn là mt chiếc xe mi ca mt thương hiu không tên tui, theo CEO ca ZoZo Go LLC. Ông Dunne nói rng nhà sn xut xe hơi ca Vit Nam, tc VinFast, s cn phi sn xut ít nhất 100.000 xe mi năm đ có th cnh tranh v giá, phát trin mt thương hiu toàn cu và thiết lp mt mng lưới dch v và bo trì.

Ngoài những s h tr v k thut t các nhà cung cp chính như AVL, Bosch, Magna, Siemens và Pininfarina, VinFast đã thuê ông James DeLuca, người tng có "37 năm kinh nghim v ô tô ti tp đoàn General Motors ca M" cũng như "tng qun lý hot đng sn xut trên khp thế gii" làm tng giám đc.

Nói với VOA hi tháng 2 năm ngoái, ông DeLuca cho biết ông tin vào kh năng thành công của xe hơi mang thương hiu quc gia Vit Nam.

VinFast cho biết rng mc tiêu ca công ty này là "tr thành nhà sn xut ôtô hàng đu Đông Nam Á vi công sut thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, vi sn phm ch lc là ôtô đng cơ đt trong, ôtô sử dng đng cơ đin và xe máy đin thân thin vi môi trường".

******************

Quảng Nam : Tiểu thương bức xúc khi bị chính quyền xã "ép" dời chợ… (RFA, 12/12/2019)

Trao đổi với chúng tôi, tiểu thương tên T (không muốn nêu danh tánh thật vì sợ chính quyền xã) nói :

"Nguyện vọng của bà con là 100% ai cũng muốn ở lại hết, chỉ có xã là dùng mọi thủ đoạn để ép buộc chúng tôi".

"Quyền tự do dân chủ của dân, tôi hỏi chính quyền lo cho dân được những gì ? Trong lúc hàng hóa của chúng tôi chờ buôn bán Tết nhưng dời chợ ở dạng mời nhưng mà không thể gọi là mời, không phải là mời như ép buộc rồi".-Chị tiểu thương hàng vải bức xúc.

ambinh4

Chính quyền nói không ép dân di dời nhưng thực tế lại "khủng bố" tinh thần họ mỗi ngày - Photo : RFA

Tiểu thương N. và H. cũng cho rằng chính quyền xã những ngày gần đây liên tục thúc ép, khiến họ lo sợ, nhất là trong những tháng cuối năm hàng hóa đang chất đầy kho để bán Tết.

"Mấy ảnh cứ điện nói đi nói lại, rồi gửi giấy mời miết, dọa nếu không đi sau này lỡ có chuyện gì đừng có kiện thưa nên trong lòng bà con sợ"

"Nhất là trong những dịp tết gần tới đây, bà con chuẩn bị hàng hóa về buôn bán mà cũng không dám. Tôi thấy chính quyền hù dọa miết, làm cho dân khá đâu không biết mà dân nghèo, đổ bệnh thêm".

Lý do từ đâu ?

Cách đây khoảng 2 năm, Tổng Công ty Đầu tư & Phát triển đường cao tốc Việt Nam hỗ trợ cho chính quyền xã Điện Thọ xây dựng chợ nông thôn mới Phong Thử cách chợ Phong Thử truyền thống một đoạn đường khoảng 400m, trên diện tích đất gần 2ha, với tổng số vốn xây dựng là 15 tỷ đồng. Chợ hoàn thành vào giữa năm 2018 nhưng đến nay rất ít tiểu thương dời sang chợ mới. Họ lý giải không muốn sang chợ mới vì chợ mới xây trên nền đất thấp nên rất dễ ngập lụt ; hơn nữa giá thuê sạp (ki ốt) và các chi phí khác tại chợ mới cao gấp 4 lần so với hiện tại. Tiểu thương tên N. cho biết :

"Cách đây hai năm lụt ở đây lên tới đây (gối chân) thì ở đó (chợ nông thôn mới) ngập đầu rồi, lút đầu rồi, những chiếc xe con của những nhà ở gần đó đều ngập hết. Tôi muốn mua đất chỗ đó mà xuống thấy ngập quá nên không mua nữa".

Tháng 11/2018, tiểu thương ở chợ Phong Thử truyền thống đã phản đối việc UBND xã Điện Thọ yêu cầu các tiểu thương tiến hành đăng ký thuê mặt bằng tại Chợ nông thôn mới. Trước sự phản đối của các tiểu thương, UBND xã đã phải tạm ngừng việc đăng ký. Cứ tưởng chính quyền lắng nghe nguyện vọng của bà con, tuy nhiên đến tháng 11/2019, UBND xã Điện Thọ tiếp tục ra thông báo, yêu cầu các tiểu thương đăng ký, thuê mặt bằng tại chợ mới. Quá bức xúc, nhiều tiểu thương đã phản ứng dữ dội, họ còn thuê ô tô kéo đi gặp lãnh đạo Hội đồng nhân dân và đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam để gửi đơn khiếu nại.

Bà con tiểu thương khẳng định chính quyền xã Điện Thọ xây dựng chợ mới là để cho một doanh nghiệp nào đó thuê nhưng sau này do doanh nghiệp này thấy địa hình mới xây trên nền đất thấp, ngập lụt nên từ chối thuê, do đó giờ họ ép bà con tiểu thương thuê.

Tiểu thương M chia sẻ :

"Làm chợ mới đâu có họp dân gì đâu có. Đâu có họp dân, mình đâu có cái gì đâu có. Chừ ép dân xuống thôi".

"Trước đây tỉnh, huyện đã quy hoạch chợ này thành khu phố chợ, bà con vào đây mong muốn để có cuộc sống ổn định lâu dài chứ không lẽ vào đây chưa ổn định đã xáo trộn lại".- Tiểu thương H chia sẻ.

Chi phí quá cao

Theo tìm hiểu của chúng tôi. Chi phí mà bà con tiểu thương phải đóng để có một chổ bán tại chợ nông thôn mới Phong Thử cao hơn rất nhiều so với khi buôn bán ở chợ Phong Thử truyền thống. Cụ thể : mỗi ki-ốt ở Chợ nông thôn mới Phong Thử có diện tích khoảng 24m2, mỗi m2 có giá thuê 40.000 VND cộng thêm các khoản phí môi trường, bảo vệ …trung bình mỗi tháng 1 hộ tiểu thương phải đóng từ 500- 1.000.000VND. Đây là số phí cao hơn rất nhiều lần so với hiện tại ở chợ truyền thống khi một năm một hộ kinh doanh chỉ đó 6 đến 7 trăm ngàn.

ambinh5

Dời vào chợ mới kinh doanh họ phải đóng đủ loại phí, cao hơn gấp 4 lần hiện tại Photo : RFA

Tiểu thương M cho biết :

"Bán kilogam bún không lời bao nhiêu hết mà xuống dưới ấy tiền ni tiền kia đủ thứ hết, cao quá nên không có đáp ứng được"…

Trả lời đài RFA, ông Nguyễn Đạt -Phó Chủ tịch UBND Thị xã Điện Bàn cho biết theo phân hạng chợ thì chợ Phong Thử truyền thống là chợ loại III do cấp xã quản lý. Trước tình hình căng thẳng giữa hàng trăm hộ tiểu thương với UBND xã Điện Thọ xung quanh việc di dời địa điểm buôn bán, ông Đạt nói cơ quan đã giải quyết vụ việc bằng văn bản.

Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi hàng trăm tiểu thương chợ Phong Thử truyền thống cho biết giải quyết của lãnh đạo UBND Thị xã Điện Bàn là không ép buộc tiểu thương di dời nhưng ở cấp dưới là cấp xã, UBND xã Điện Thọ đã làm những việc trái ngược hoàn toàn như : cắt điện, cắt nước, lấp cống thoát nước gây ngập, ô nhiễm môi trường, mở loa thông báo liên tục việc di dời chợ hoặc nửa đêm gửi giấy mời để mời bà con đi làm việc…gây áp lực, ép bà con tiểu thương phải di dời việc buôn bán xuống chợ nông thôn mới, khiến việc sinh hoạt buôn bán của bà con gặp rất nhiều khó khăn, tâm lý lúc nào cũng lo lắng. Tiểu thương tên M. cho biết :

"Họ dọa đủ thứ. Họ nói năm ngày nữa là họ dỡ nhà vòm".

"Về nhà ngủ không được. Ngủ không được, làm ở nhà chứ trông lên chợ coi thử họ có dỡ đồ của mình đi không ?"

Chị tiểu thương T nói UBND xã Điện Thọ đã không từ thủ đoạn nào.

"Dọa thì không dám dọa nhưng nói chung là đem giấy tới nhà, đem đồ nửa đêm nửa hôm. Rồi còn cho người tung tin làm cái này cái nọ, nói chung là không từ thủ đoạn gì hết. Mà bà con chúng tôi 100% là ưng ở đây, không có đi đâu hết, buôn bán mấy chục năm khổ cực cũng nhờ cái chợ này chừ không có đi đâu hết".

Chị tiểu thương hàng vải nói, hiện tình hình giữa chính quyền và tiểu thương sống với nhau như xã hội đen.

"Bảy giờ sáng thì loa Ủy ban phóng vào chúng tôi giao dịch không được. Dân với lại tiểu thương dùng loa phóng lại, sống mà giữa dân với chính quyền tôi thấy giống như xã hội đen vậy đó".

Trong khi đó, ông Nguyễn Đạt- Phó Chủ tịch UBND Thị xã Điện Bàn khẳng định với RFA thông qua cuộc gọi rằng không có chuyện ép buộc bà con tiểu thương vào chợ nông thôn mới Phong Thử buôn bán, mọi việc vẫn dựa trên tinh thần tự nguyện.

"Không. Không có văn bản nào ? Không có chủ trương của ai là bắt buộc người dân hết. Nói gọn là vậy thôi".

"Chuyện đó là chuyện tự nguyện của người dân thôi".

Trước đây, cũng vì căng thẳng giữa tiểu thương với chính quyền trong việc ép họ di dời việc buôn bán từ chợ truyền thống sang chợ mới mà vào tháng 2/2015, một nữ tiểu thương ở chợ Đại Hiệp (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) tên Nguyễn Minh Tân đã dùng dầu hỏa đổ lên người rồi châm lửa "tự thiêu"./.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 399 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)