Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/12/2019

Chiến dịch đốt lò vẫn tiếp tục, nhưng với những cấp thấp hơn

Tổng hợp

Nguyễn Bc Son, Trương Minh Tun hu tòa v Mobifone - AVG (VOA, 16/12/2019)

Hôm 16/12, hai cựu B trưởng Thông tin và truyền thông Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun đã ra hu tòa trong phiên sơ thm xét x vi cáo buc nhn hi l và sai phm trong qun lý trong thương v Mobifone mua AVG.

dotlo1

Hai cựu B trưởng Thông tin và truyền thông Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun đã ra hu tòa ngày 16/12/2019. Photo CAND.

Hai cựu b trưởng trước đó đã tha nhn với công an rng h đã nhn hi l ít nht 3,2 triu đôla t Phm Nht Vũ, Ch tch AVG.

Ông Trương Minh Tun, 59 tui, khai trước tòa rng, s tin 200 ngàn đôla được Phm Nht Vũ đưa cho ông vào thi đim được b nhim làm b trưởng năm 2016.

Trong phiên lấy li khai ti tòa, ông Tun nói rng ông c tưởng 200 ngàn đôla là "quà mng lên b trưởng" do Vũ gi tng ông.

Riêng phần ông Nguyn Bc Son, 66 tui, theo truyn thông Vit Nam, đã nhn đến 3 triu đôla mà cho đến nay vn chưa thu hi được. Ông Son nhận s tin này t ông Phm Nht Vũ, em trai ca t phú Phm Nht Vượng, trong thương v ch đo đ MobiFone mua 95% c phn ca AVG, gây thit hi cho nhà nước khong 7.000 t đng.

Theo cáo trạng, năm 2015 MobiFone thc hin d án đu tư dch v truyn hình theo hình thức đu tư vn nhà nước mua 95% c phn ca AVG vi s tin 8.900 t đng.

Theo kết lun điu tra đi án MobiFone mua c phn AVG, có mt s b can được Cơ quan cnh sát điu tra đ ngh cho áp dng "chính sách hình s đc bit". Trong đó có áp dụng "chính sách hình s đc bit"cho ông Phm Nht Vũ, và ông Trương Minh Tun... nhưng không áp dng cho ông Nguyn Bc Son.

Báo Pháp Luật cho biết ông Nguyn Bc Son đã gi cho ông Phm Nht Vũ tng cng 126 cuc đin thoi, gi 139 tin nhn đ trao đổi v tiến đ và thúc đy thương v MobiFone mua AVG.

Ông Son giữ chc b trưởng B Thông tin t năm 2011 đến năm 2016 và ông Tun t năm 2016 cho đến năm ngoái khi ông b cách chc. Trước đó trong năm nay hai quan chc này đã bị khi t và bt tm giam về cáo buc "vi phm quy đnh v qun lý và s dng vn đu tư công gây hu qu nghiêm trng".

Trong số 14 b cáo b đưa ra xét xử trong v án này, có 13 b cáo b truy t v ti "vi phm các quy đnh v qun lý đu tư công gây hu qu nghiêm trng". Riêng b cáo Phm Nht Vũ, cu Ch tch Hi đng qun tr AVG, b truy t v ti "đưa hi l".

Bốn b cáo b truy t c hai ti danh Vi phạm các quy đnh v qun lý đu tư công gây hu qu nghiêm trng và Nhận hi l là Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun, cu Tng Giám đc MobiFone Cao Duy Hi, và cu Ch tch HĐTV MobiFone Lê Nam Trà. Bn người này phải đi mt vi khung hình pht cao nht t 20 năm tù, tù chung thân hoc t hình.

Nhận đnh v thut ng "chính sách hình s đc bit", lut sư Nguyn Văn Đài nói vi VOA rng qua bao năm trong ngh ông chưa h nghe nói chính sách này và nhn mnh rng đây là mt cách thc đ "giúp" b can thoát án t hình.

Đài truyền hình ANTV cho biết phiên xét x d kiến kéo dài đến ngày 31/12.

Hãng tin Đức DPA hôm 16/12 nói trong năm qua Vit Nam đã chng kiến mt n lc bài tr tham nhũng ln dưới s lãnh đo của Tổng Bí thư Đng cộng sản Nguyn Phú Trng. Nhiu quan chc trong các doanh nghip nhà nước, bao gm các quan chc ngành du khí, đã b kết án.

Hàng loạt các quan chc và doanh nhân hàng đu cũng đã b bt và b tng vào tù trong nhng năm gn đây. Ông Trọng tng nói rng s không có "vùng cm" trong chng tham nhũng.

******************

‘Đạo đức cộng sản’ trước mãnh lực đồng tiền qua vụ hai cựu bộ trưởng Son-Tuấn (RFA, 16/12/2019)

Hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đang phải hầu tòa với cáo buộc nhận hối lộ 3,2 triệu đô la Mỹ (USD) trong Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

dotlo2

Bị cáo Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông) được áp giải tới phiên tòa sơ thẩm ngày 16/12/19. Courtesy : vov.vn

Để đảm đương vai trò lãnh đạo ngành thông tin- truyền thông, cả hai ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đều phải trải qua một quá trình phấn đấu trong đảng, chứng minh ‘bản lĩnh và đạo đức cách mạng’ cộng sản.

Thế nhưng sao họ lại bị ‘ngã ngựa’ ? Và ngay trong ngày đầu của phiên xử, một số bị cáo cho rằng việc họ làm là theo lệnh của cấp trên.

‘Biện bạch’ của ông cựu bộ trưởng

Trong phiên tòa ngày 16/12, ông Trương Minh Tuấn thừa nhận với cương vị là Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, ông đã ký 5 trong tổng số 53 văn bản của Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG ; đồng thời khai báo rằng ông được ông Nguyễn Bắc Son, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông có bút phê yêu cầu ký, trong đó có Quyết định 236.

Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015 phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone được xác định là vi phạm quy định điều 31 Luật số 67/2014/QH13. Bị cáo Trương Minh Tuấn nói trước tòa rằng bản thân nhận thức ký Quyết định 236 là sai vì chưa có sự phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến hậu quả là "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Vào tối ngày 16/12, Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải lên tiếng với RFA rằng ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ là ngụy biện qua lời khai tại tòa :

"Về mặt công vụ, ông Trương Minh Tuấn không thể thấy sai mà ký bừa được. Về mặt nguyên tắc luật pháp như thế. Lẽ ra cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thấy sai thì không ký và phản đối ông Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Bản thân một người công chức thấy sai là không làm. Nhưng nếu ông Tuấn bảo trước tòa rằng Bộ trưởng Son nói ký nên ký thì chẳng qua là cách nói ngụy biện thôi".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho RFA biết qua theo dõi phiên tòa diễn ra trong ngày 16/12, ông khẳng định rằng cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đồng tình, ủng hộ cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong thương vụ Mobifone mua AVG nên mới ký. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhấn mạnh :

"Nếu như ông Tuấn là một người trung thực, là một người tử tế thì phải chống lại chuyện ấy chứ. Thành ra họ là một giuộc cả".

Bị cáo Trương Minh Tuấn bào chữa cho tội thứ hai bị cáo buộc đã nhận hối lộ số tiền 200 ngàn USD (tương đương 4,45 tỷ đồng) từ bị cáo Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch AVG rằng ông nghĩ số tiền đó là "quà mừng" khi ông nhận chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông vào dịp Tết năm 2016.

Sức mạnh đồng tiền !

Blogger Đỗ Ngà, người có nhiều bài viết về tình hình chính trị-xã hội Việt Nam và cũng theo dõi sát sao vụ án liên quan thương vụ Mobifone mua AVG, nêu lên nhận định của ông với RFA rằng qua vụ án liên quan hai ông cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận hối lộ lên đến 3,2 triệu USD cho thấy :

"Sức mạnh đồng tiền chiếm toàn bộ lý tưởng của người cộng sản Việt Nam hiện nay. Nói cho cùng thì cũng toàn là những cách làm việc, những cách mà họ kiếm tiền từ ngân sách nhà nước mà thôi. Hiện nay phải nói rằng lý tưởng của người cộng sản không có gì ngoài đồng tiền. Đồng tiền giúp cho họ giàu có, đồng tiền giúp cho họ đưa con đi học nước ngoài và đồng tiền giúp cho họ nhiều việc khác…".

dotlo3

Quyển sách do cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chủ biên. RFA Edited

Nhà báo Chu Vĩnh Hải cũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân rằng mô hình "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam gây nên hậu quả là "tư bản thân hữu, nhóm lợi ích mà một trong những biểu hiện là dùng tiền của nhân dân, đất nước để mua đắt tài sản bèo bọt của tư nhân. Vụ Mobifone mua AVG mà hai cựu bộ trưởng ra tòa ngày hôm nay là minh chứng rõ ràng nhất".

Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Cống lý giải rằng các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, bao gồm cả hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là hệ quả của Đảng cộng sản Việt Nam càng ngày càng thoái hóa do bởi chủ trương toàn trị của Đảng và gây ra tình trạng mang lại quyền lợi cho người đảng viên. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói :

"Ngay từ lâu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã phạm phải tham nhũng quyền lực rồi sau này khi vật chất tăng lên thì người ta tham nhũng cả quyền lực, cả tiền tài. Và vì đảng viên tham nhũng có điều kiện như thế thành thử ra những bọn cơ hội chủ nghĩa, những bọn đểu cáng ở bên ngoài tìm cách để chui vào Đảng cộng sản Việt Nam. Khi chui được vào Đảng thì bọn họ tìm cách leo cao và chiếm được nhiều quyền. Bọn người đấy chẳng phải tài giỏi gì cả. Bọn họ chỉ là bọn cơ hội có nhiều mưu ma chước quỷ và đến khi leo lên được chức bộ trưởng, thứ trưởng như ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn thì tha hồ tham nhũng thôi".

Tham nhũng mà lại rao giảng đạo đức : Vì sao ?

Mặc dù bị cáo Trương Minh Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 200 ngàn USD không đáng kể so với số tiền 3 triệu USD mà bị cáo Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc nhận hối lộ qua thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tuy nhiên ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt nhắc tên vì ông là tác giả của quyển sách chuyên khảo có tựa đề "Phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay".

Chúng tôi trích dẫn một ý kiến điển hình của thính giả Nguyễn Quốc Chính chia sẻ trên trang Facebook RFA Việt ngữ rằng "Cuốn sách và ông Trương Minh Tuấn làm lộ ra bằng chứng về sự gian xảo chính trị của cộng sản Việt Nam. Vấn đề ở đây là ‘cái máy hệ thống cộng sản’ đã sản xuất ra 100% sản phẩm đạo đức giả với hành vi tham nhũng từ cấp xã, phường đến đỉnh chóp của hệ thống cộng sản cầm quyền".

Trước sự chỉ trích của công luận về "tư tưởng và việc làm" của ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng :

"Đấy là một cái bệnh cố hữu của cộng sản, là dối trá. Đạo đức, tính cách chẳng ra gì nhưng lại muốn ra vẻ ta đây là đạo đức, là cách mạng, là giỏi giang rồi giảng dạy cho mọi người. Thành ra quyển sách của ông Trương Minh Tuấn đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân, đặc biệt trong giới có hiểu biết nhận thấy rằng ông Tuấn là người đại diện rõ ràng nhất cho sự tha hóa, cho sự đểu cáng, cho sự dối trá của các quan chức cộng sản".

Nhà báo Chu Vĩnh Hải lại cho rằng việc rao giảng đạo đức như thế còn mang về thêm lợi ích cho chính những người rao giảng :

"Càng có chức có quyền thì họ càng rao giảng về mặt đạo đức, tức là họ ra giảng để càng nâng cao vị thế của mình và để họ mị dân thế thôi. Họ càng coi như dạy dỗ nhân dân thì biết rằng việc rao giảng đó càng đưa lại cho họ quyền lợi và các mục đích khác. Ai cũng rao giảng hết, chứ không phải mỗi ông Trương Minh Tuấn. Đó là đặc điểm của chế độ độc tài toàn trị".

Đài RFA ghi nhận trong năm 2019, hàng trăm đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam bị kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, trong đó có đến 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự tính đến cuối tháng 7. Mới đây nhất, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, thành phố kinh tế-tài chính lớn nhất Việt Nam công bố tội phạm về tham nhũng và lợi dụng chức vụ ở thành phố này tăng 240% về số vụ và tăng 250% về số bị can.

Với những số liệu vừa nêu, các nhà quan sát tình hình Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Nhà báo Chu Vĩnh Hải hay Blogger Đỗ Ngà đều cho là "bề nổi của tảng băng" vì mục đích cuối cùng của người cộng sản Việt Nam chỉ nhắm vào "tư lợi và tiền".

*******************

Hai cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam ra tòa vì nhận hối lộ (RFA, 16/12/2019)

Sáng 16/12/2019, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị đem ra xét xử sơ thẩm tại Hà Nội với cáo buộc nhận hối lộ 3,2 triệu đô la Mỹ từ Phạm Nhật Vũ trong thương vụ Mobifone mua AVG.

dotlo4

Hai cựu bộ trưởng Thông tin và truyền thông : Trương Minh Tuấn (trái) và Nguyễn Bắc Son (phải) - RFA edited

Nếu bị tòa tuyên là có tội, hai cựu Bộ trưởng có thể lãnh nhận mức án tử hình vì số tiền nhận hối lộ vượt mức 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo kết luận điều tra đại án MobiFone mua 90% cổ phần AVG, có 11 bị can được Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị cho áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt'.

Trong đó có chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng- một nhà tài phiệt hàng đầu ở Việt Nam), cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn... nhưng không có tên cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Truyền thông trong nước tường thuật một số diễn biến đáng chú ý tại phiên xử trong ngày đầu tiên ; cụ thể ông Trương Minh Tuấn khai ký các văn bản theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son. Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn chiều 16/12/2019 khai trước tòa rằng, số tiền 200 ngàn Mỹ kim được Phạm Nhật Vũ đưa cho ông vào thời điểm được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng năm 2016.

"Trước tết năm 2016, Phạm Nhật Vũ đến phòng làm việc của tôi để tặng hoa và một gói quà chúc mừng trúng cử Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông. Chiều tối về nhà, mở gói quà thì thấy có 200.000 USD.

Lúc đầu tôi nghĩ là quà chúc mừng của Phạm Nhật Vũ khi mình lên Bộ trưởng.

Sau này mới nhận thức đó là tiền cảm ơn của Vũ khi tôi đã ký Quyết định 236 phê duyệt MobiFone mua AVG.

Tiền này là tiền thu lợi bất chính nên tôi đã khai và gia đình đã nộp trả lại trong quá trình điều tra", mạng báo Thanh niên Online dẫn lời ông Trương Minh Tuấn nói tại tòa án.

Con gái của ông Nguyễn Bắc Son, bà Nguyễn Thị Thu Huyền- người được chính ông này nói đã chuyển giao nhiều lần khoản tiền 3 triệu đô la nhưng bị con gái bác bỏ- tại phiên xử ngày 16 tháng 12 không có mặt tại tòa.

Một trong các luật sư tham gia bào chữa là Luật sư Vũ Xuân Nam đưa ra đề nghị Hội đồng Xét xử cần triệu tập đại diện Văn Phòng Chính Phủ và nhiều bộ khác như Tài Chính, Công An, Kế hoạch- Đầu tư… đến dự phiên tòa xét xử hai cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông cùng 12 người khác.

Phiên xử dự kiến kéo dài đến hết ngày 31 tháng 12, làm việc luôn cả thứ bảy và chủ nhật.

*****************

Cựu chủ tịch Thành phố Phan Thiết bị khởi tố (RFA, 16/12/2019)

Ông Đỗ Ngọc Điệp, chủ tịch Hội đồng nhân dân phố Phan Thiết, nguyên phó bí thư, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết, vừa bị Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

dotlo5

Ông Đỗ Ngọc Điệp, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phan Thiết, nguyên phó bí thư, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết. Courtesy plo

Truyền thông trong nước 16/12/2019 dẫn nguồn từ Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết cụ thể rằng ông Đỗ Ngọc Điệp, trong thời gian giữ chức phó bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Phan Thiết từ năm 2016-2018, đã ký phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các xã : Thiện Nghiệp, Phong Nẫm và Tiến Lợi không đúng với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Cụ thể, ông Điệp trực tiếp ký 32 quyết định và liên đới chịu trách nhiệm khi cấp phó ký 100 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn không đúng quy định, vi phạm Luật Đất đai năm 2013.

Cũng trong ngày 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã thi hành kỷ luật ông Điệp bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng, Hội đồng nhân dân thành phố Phan Thiết cũng làm các thủ tục để thông qua việc bãi nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng nhân dân thành [hố Phan Thiết của ông Điệp.

Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại điều tra đối với ông Điệp.

Vào tháng 5/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đô thị tại thành phố Phan Thiết giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2018. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết có biểu hiện tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không đúng quy hoạch.

Ngoài ông Điệp, công an cũng khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Hồ Khải, nhân viên hợp đồng Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Phan Thiết, về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Công an cũng khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Trí, nguyên chuyên viên Phòng Tài nguyên và môi trường, vì đã thẩm định, tham mưu cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật tổng cộng 13 thửa với tổng diện tích hơn 1,8 ha.

****************

Kiến nghị khởi tố vụ hành hung trẻ 12 tuổi : sức ép từ công luận ? (RFA, 16/12/2019)

Báo trong nước ngày 16/12 loan tin trích văn bản của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết cơ quan này nhận được thông tin phản ảnh từ các cơ quan báo chí về vụ việc ông Trần Đức Hà, người bị tố hành hung cháu bé 12 tuổi tại khu đô thị Ciputra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó quyết định ra văn bản đề nghị khởi tố ông Hà về hành vi ‘cố ý gây thương tích với người dưới 16 tuổi’, gây hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần cháu bé.

dotlo6

Ông Trần Đức Hà, người bị tố hành hung cháu bé 12 tuổi tại khu đô thị Ciputra. Courtesy of Vietnamnet

Trước khi cơ quan chức năng và báo chí lên tiếng, cư dân mạng cũng mạnh mẽ lên án vụ việc và kêu gọi phải có biện pháp đối với người xuống tay với con trẻ cũng như thách thức gia đình cháu bé.

Theo đơn phản ảnh của bà Trịnh Thị Hải Yến, mẹ cháu bé bị hành hung, vào ngày 6/11 ông Hà nghi ngờ cháu N.A. lấy vợt cầu lông của con mình nên đã ‘túm cổ cháu bé, đấm vào thái dương, ngực và đá vào chân cháu.’

Ông Hà còn bị cáo buộc đã thóa mạ cháu bé, ép cháu cầm vợt cầu lông để quay video và đe dọa nếu không làm theo sẽ ‘đánh chết’ và sẽ tung video lên mạng để ‘bỏ tù’ khi cháu bé 18 tuổi.

Văn bản đề nghị khởi tố ông Trần Đức Hà của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khẳng định hành vi của ông Hà có tính chất côn đồ, thể hiện ông Hà không biết hành vi của mình là sai, sẵn sàng dùng vũ lực và lời đe dọa để giải quyết sự việc, coi thường pháp luật.

Sự việc này sau đó nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội cùng với lời kêu gọi biện pháp trừng trị thích đáng với ông Hà.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam đưa ra mức hình phạt mà luật định nếu ông Trần Đức Hà bị khỏi tố :

"Khi mình đánh trẻ em như vậy thì theo hướng dẫn mới đây của Tòa án Nhân dân tối cao là phải xử lý hình sự tùy theo mức độ để truy cứu mức độ hình sự ở khung nào. Tội này xử rất nặng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ‘Cố ý gây thương tích’. Người hành hung đó phải bị xử lý theo Luật hình sự của Việt Nam ban hành năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tôi thấy hành vi này bắt đầu xử lý nghiêm minh so với trước đây".

Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương – Nhà nghiên cứu xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhìn nhận :

"Việt Nam từ xưa đến nay những vụ việc như vậy không được chú trọng, không được giải quyết theo đúng luật pháp. Không chỉ riêng lần này mà những lần khác được đưa lên công luận và công luận phản đối mạnh mẽ để đưa ra xử thì đó cũng là một điều tốt, tốt hơn so với trước đây. Trước đây thường những tiếng nói công luận không có trọng lượng nhiều lắm nhưng bây giờ thì có trọng lượng nhiều hơn".

Dưới góc nhìn cá nhân, bà Võ Thị Cẩm Nhung – cựu cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ bà mẹ, trẻ em tỉnh Khánh Hòa lại nghĩ rằng không phải do áp lực dư luận mà vụ việc đưa ra khởi tố :

"Nhiều khi dư luận có suy nghĩ là có sự bao che sẽ không khởi tố nhưng mình thấy việc xâm phạm trẻ em công khai như thế thì chẳng ai có thể bao che được hành vi đấy. Nó đã sai quy định của pháp luật thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật".

Một phụ huynh ở Tây Ninh hiện đang có 2 con nhỏ qua Facebook Messenger cho biết chị đồng ý việc sức ép của dư luận đang góp phần thúc đẩy công bằng xã hội tuy nhiên vẫn có hạn chế :

dotlo7

Xe đưa đón học sinh Trường quốc tế Gateway chiều 7/8. Photo gateway.edu

"Dư luận thì dư luận nhưng nếu là quan chức có quyền 1 chút, có tin khởi tố thì vài hôm nữa cũng được tại ngoại chờ điều tra, còn nếu quan chức cấp cao thì kéo dài cho qua rồi im luôn như vụ Gateway".

Liên quan đến vụ việc xảy ra ở trường Gateway mà vị phụ huynh ở Tây Ninh vừa nhắc đến, một bé trai 6 tuổi đã phát hiện tử vong do bị để quên trên xe đưa đón của trường vào ngày 6/8.

Sự việc ngay lập tức gây xôn xao dư luận khi hầu như mọi người đều nhìn thấy những điểm vô lý trong cái chết của cháu bé qua thông tin báo chí đăng tải.

Dư luận tiếp tục lên tiếng khi một ngày sau đó, báo cáo của trường Gateway ngay buổi họp báo tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay, xe của trường đón 13 học sinh tiểu học vào khoảng gần 7 giờ sáng hôm 6/8. Trong số các học sinh được đón có bé trai tên Long, 6 tuổi, ngồi ở hàng ghế sau cùng. Khi các bé xuống xe, ông Phiến – người lái xe và người đón trẻ là bà Quy không kiểm tra nên không biết cháu Long còn trên xe. Sau đó, ông Phiến đưa xe về bãi trông giữ.

Vào sáng ngày 27/8, bà Nguyễn Bích Quy, người phụ trách đưa đón trẻ trường Gateway, đã bị khởi tố bị can về tội ‘Vô ý làm chết người’ và bị bắt tạm giam 3 tháng.

Đến ngày 3/9, tài xế Doãn Quý Phiến, người lái chiếc xe cháu bé bị bỏ quên cũng bị khởi tố bị can về tội ‘Vô ý làm chết người’. Tuy nhiên ông được tại ngoại nhưng lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sang ngày 15/10 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đến Nguyễn Thu Thủy, chủ nhiệm lớp của bé trai đã tử vong.

Nhận xét về việc bắt giữ này, bà Võ Thị Cẩm Nhung cho rằng :

"Mình nghĩ nó không chỉ liên quan cô giáo chủ nhiệm mà liên quan cả mô hình đó và người đứng ra tổ chức mô hình đó chứ cô giáo chủ nhiệm chẳng phải là gì để bao che. Mọi cái hình thành theo kiểu có sự chuẩn bị trước, che đậy trước. Cái vụ khởi tố cô giáo không phải là áp lực của dư luận mà khởi tố cô giáo vì cô giáo chủ nhiệm chưa phải là gì để có vai trò cần che giấu trong vụ đó, chỉ giống như bà Quy, một trong những mắt xích trong quá trình thừa hành để xảy ra sai sót. Cái quan trọng hơn là cả một cơ chế, quy trình chưa rõ ràng mà mọi người cần biết nhiều hơn mà người nào chịu trách nhiệm trong vụ việc đấy".

Dưới góc nhìn của nhà quan sát xã hội, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương rút ra kết luận chung cho cả hai vụ việc nêu trên :

"Có những vụ tiếng nói công luận mạnh hơn phía bên kia, có vụ phía bên kia mạnh thì tiếng nói công luận chỉ ở mức độ nào đấy và người ta cũng đưa ra những giải pháp tạm thời thôi. Phải đợi để xem sau này việc xử lý đi đến đâu nữa thì phải theo dõi".

Do dó, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương bày tỏ hy vọng trong thời gian tới tiếng nói của công luận sẽ ngày càng được chú ý hơn, và việc xử lý các nghi phạm vi phạm pháp luật sẽ được công tâm hơn.

****************

Đề nghị khởi tố người hành hung cháu bé 12 tuổi ở Hà Nội (RFA, 16/12/2019)

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam vừa ra văn bản đề nghị khởi tố ông Trần Đức Hà, người bị tố hành hung cháu bé 12 tuổi tại khu đô thị Ciputra (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Lý do đề nghị khởi tố ông Hà được nêu ra là ông này có hành vi ‘cố ý gây thương tích với người dưới 16 tuổi’, gây hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần cháu bé.

dotlo8

Ông Trần Đức Hà, người bị tố hành hung cháu bé 12 tuổi tại khu đô thị Ciputra. Courtesy of Vietnamnet

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/12 trích văn bản của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết cơ quan này nhận được thông tin phản ảnh từ các cơ quan báo chí về vụ việc cháu N.A. (sinh năm 2007) trong lúc đang chơi thể thao cùng con của ông Hà vào chiều ngày 6/11 tại chung cư Ciputra, thì bị ông này hành hung dẫn đến thương tích nặng.

Trước đó, theo đơn phản ảnh của bà Trịnh Thị Hải Yến, mẹ cháu bé bị hành hung, thì ông Hà nghi ngờ cháu N.A. lấy vợt cầu lông của con mình nên đã ‘túm cổ cháu bé, đấm vào thái dương, ngực và đá vào chân cháu.’

Ông Hà còn bị cáo buộc đã thóa mạ cháu bé, ép cháu cầm vợt cầu lông để quay video và đe dọa nếu không làm theo sẽ ‘đánh chết’ và sẽ tung video lên mạng để ‘bỏ tù’ khi cháu bé 18 tuổi.

Mẹ của cháu N.A. cho biết có bằng chứng là hình ảnh từ camera chung cư, cũng như nhân chứng là người bảo vệ.

Các kết quả xét nghiệm của bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội) cho thấy cháu N.A. bị chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn động não và chấn thương phần mềm vùng ngực.

Văn bản đề nghị khởi tố ông Trần Đức Hà của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khẳng định hành vi của ông Hà có tính chất côn đồ, thể hiện ông Hà không biết hành vi của mình là sai, sẵn sàng dùng vũ lực và lời đe dọa để giải quyết sự việc, coi thường pháp luật.

Báo trong nước cho biết ông Trần Đức Hà sinh năm 1970 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông này từng là giáo viên tiểu học tại xã Quảng Cư, phường Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Sau khi nghỉ dạy và ra Hà Nội sống, ông này bị nói đã lập công ty riêng và từng bị tố tội lừa đảo, giả mạo giấy tờ, con dấu để chiêu sinh hệ cao đẳng, trung cấp.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 580 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)