Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

30/12/2019

Thực tế xã hội Việt Nam : Nguyễn Phú Trọng vẫn như trên mây

Tổng hợp

Nguyễn Phú Trọng : Mây đen toàn cầu, 'mặt trời vẫn tỏa sáng Việt Nam' (VOA, 30/12/2019)

Dự mt hi ngh vi chính ph Vit Nam hôm 30/12, Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng đ cp mc tăng trưởng kinh tế đt trên 7% trong năm 2019, cùng vi đó, GDP là 266 t đô la, bình quân gn 2.800 đô la/người, nhiu báo Vit Nam đưa tin.

npt1

Lãnh đạo cao nht Vit Nam, ông Nguyn Phú Trng, ti hi ngh vi chính ph hôm 30/12/2019

Nhà lãnh đạo cao nht ca Vit Nam nói mc dù "gp nhiu khó khăn, thách thc ln", nhưng nh s n lc phn đu ca "toàn Đng, toàn dân, toàn quân", đt nước đã đt được nhiu kết qu quan trng, toàn din, đáng mng mà ông cho là "tt hơn năm 2018", tin trên Soha, Người Lao Đng và Thi báo Tài chính cho hay.

u ý rng Vit Nam có được các kết qu như vy trong bi cnh kinh tế, thương mi toàn cu suy gim, ông Trng phát biu : "Không biết có phi vì thế mà Ngân hàng Thế gii đưa ra mt nhn đnh, mây đen ph lên toàn cu, nhưng mt tri vn đang to sáng Việt Nam", theo tường thut ca các báo.

Gần hai tun trước, hôm 17/12, ông Ousmane Dione, Giám đc Quc gia Ngân hàng Thế gii ti Vit Nam nói ti mt cuc hp báo rng "Vit Nam tiếp tc có thêm mt năm n tượng", vi tc đ tăng trưởng GDP cao trong khi n công gim so với năm 2016, và thương mi thng d liên tiếp 4 năm qua.

Đại din ca Ngân hàng Thế gii được các báo Soha và CafeF trích li nói rng "Mây đen tiếp tc kéo v trên kinh tế toàn cu vi tăng trưởng kinh tế và lưu lượng thương mi thp hơn d kiến cho năm 2019, tuy nhiên, mặt tri vn đang to nng nn kinh tế Vit Nam".

Về nhn xét do ông Ousmane Dione đưa ra, được Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng dn li, chuyên gia kinh tế kỳ cu Lê Đăng Doanh bình lun vi VOA :

"Có lẽ là ông Giám đc Ngân hàng Thế gii có cái nhìn lc quan. Theo tôi, thách thc đi vi Vit Nam không h nh. Vit Nam cn phi nhìn thy các hn chế, yếu kém ca mình và có các bin pháp hiu qu đ sa đi, ch không nên quá t mãn hoc t khen mình trong tình hình cnh tranh gay gắt hin nay".

Tiến sĩ Doanh, nguyên Vin trưởng Vin Qun lý Kinh tế Trung ương, ch ra các đim yếu ca Vit Nam trong giai đon hin nay bao gm biến đi khí hu đang đe da làm mt đi va lúa Đng bng sông Cu Long, nhân lc tr không được đào to tốt, và kinh tế tư nhân b cn đường bi các nhóm li ích gn vi các quan chc.

Mặc dù vy, ông Doanh cho rng vn có cơ hi đ Vit Nam phát trin, nhưng gii lãnh đo cn phi đy mnh ci cách. Ông nêu ra nhng vic có th làm ngay :

"Hiện nay, kh thi nhất là thc hin công khai minh bch. Công b công khai ra tài chính như thế nào, chi tiêu như thế nào, b nhim cán b thế nào, và chp nhn có s cnh tranh. B nhim cán b các chc v thì công b ra, ai có th tham gia được, tiêu chí như thế nào đ cho mọi người biết rõ hơn và có th tham gia đ chn lc được nhân tài".

npt2

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ti hi ngh hôm 30/12/2019

Cũng tại hi ngh hôm 30/12, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đưa ra nhn đnh rng vic tiếp tc duy trì được tăng trưởng cao như mc của năm 2019 trong 2 thp niên ti s giúp Vit Nam tr thành quc gia có thu nhp cao vào đúng năm 2045.

Mục tiêu này tng được v th tướng nói đến hi cui năm 2018 và đu năm 2019, theo đó, chính ph nhm đến duy trì phát trin kinh tế đ khi Vit Nam tròn 100 năm đc lp vào năm 2045, thu nhp bình quân đầu người s đt 18.000 đô la/năm, các bn tin trước đây ca Zing và Người Lao Đng tường thut.

Một mt nhc li rng Vit Nam tng đt ra mc tiêu tr thành nước công nghip hóa cơ bn vào năm 2020 nhưng đã tht bi, song chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thận trng cho rng không phi là không kh thi v mc tiêu đt thu nhp cao vào năm 2045.

Vị tiến sĩ lý gii vi VOA :

"Từ nay đến 2045, đang còn 25 năm. Trong 25 năm đó, nếu Vit Nam liên tc tăng trưởng 7 đến 8%/năm, Vit Nam hoàn toàn có th tr thành nước có thu nhp 10.000 đô, 12.000 đô la/đu người. Cái mc tiêu đó là có kh thi".

Để đt mc tiêu nêu trên, tiến sĩ Doanh nhc li rng Vit Nam phi ci cách mnh m.

Tại hi ngh gia chính ph vi đa phương din ra trong ngày 30 và sáng 31/12, Th tướng Nguyn Xuân Phúc cho biết thách thc to ln trong quá trình phát trin là đến năm 2045, dân s Vit Nam s là hơn 108 triu người, tăng thêm khong 12 triu người trong vòng 25 năm. Điu này cũng đng nghĩa là tng s lao đng tăng thêm cn có vic làm là gần 11 triu người.

Ngay trước mt, trong năm 2020 sp ti, Vit Nam s phi to vic làm cho hơn 1,1 triu người, ông Phúc nói.

*****************

Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ‘tự hào’ về công cuộc chống tham nhũng (RFA, 30/12/2019)

Lần đầu tiên Việt Nam xử được tội nhận hối lộ là thừa nhận của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại hội nghị Chính phủ với các bộ ngành, địa phương diễn ra vào sáng ngày 30/12.

npt3

Ảnh minh họa : Hình ông Nguyễn Phú Trọng chụp hôm 14/5/2019 AFP

Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng nguyên văn rằng ‘chưa bao giờ chúng ta xử được tội nhận hối lộ, như trước đây toàn là thiếu trách nhiệm và vi phạm việc nọ, việc kia, gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng chưa bao giờ chúng ta thu được tài sản lớn như thế. Vụ AVG thu được cho Nhà nước số tròn là 8.500 tỷ đồng".

Ông Nguyễn Phú Trọng còn cho biết sắp tới sẽ diễn ra một số vụ xử nữa.

Phiên xử hai cựu bộ trưởng thông tin- truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng 12 người khác trong thương vụ Mobifone mua AVG bắt đầu từ ngày 16/12.

Đến ngày 28/12 vừa qua, tòa án Hà Nội tuyên ông Nguyễn Bắc Son án chung thân, sau khi gia đình ông này nộp lại 66 tỷ đồng tiền ; mặc dù trước đó Viện Kiểm Sát đề nghị mức án tử hình. Hai tội danh đối với ông này là ‘nhận hối lộ’ và ‘vi phạm qui định quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Ông Trương Minh Tuấn bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù cũng với hai tội danh giống ông Nguyễn Bắc Son.

Ông Phạm Nhật Vũ, chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, người đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6 triệu 200 ngàn Mỹ kim chỉ bị tuyên án 3 năm tù giam.

***************

Cán bộ quốc phòng bị xử tội vì sản xuất 54 triệu lít xăng giả (RFA, 30/12/2019)

Tòa án quân sự Quân khu 7 vào sáng 30/12 bắt đầu mở phiên xử 16 bị can với tội danh "giả mạo trong công tác", "sản xuất, buôn bán hàng giả" xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Bô – Bộ Quốc phòng và một số công ty liên quan.

npt4

Ông Lê Quang Hiếu Hùng bị bắt sau một thời gian trốn lệnh truy nã. Courtesy of Bộ Quốc phòng

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày nêu rõ các bị cáo đã có hành vi pha trộn hóa chất rẻ tiền vào hằng triệu lít xăng Ron92, Ron95, rồi chi tiền hoa hồng cao để nhập lượng xăng pha này vào kho của Cục hậu cần Quân khu 7, Bộ Quốc phòng.

2 trong số 16 người bị nêu tên là ông Trần Văn Đồng (Đại tá, phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Chi nhánh Đầu tư Xây dựng miền Nam, Tổng công ty xây dựng Lũng Bô, Bộ Quốc phòng) và ông Lê Quang Hiếu Hùng (công nhân viên quốc phòng, Chi nhánh Đầu tư Xây dựng miền Nam, Tổng công ty xây dựng Lũng Bô).

Theo cáo trạng, ông Trần Văn Đồng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, làm giả bản sao lục quyết định của Tổng tham mưu trưởng về việc nâng lương và phiên quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho ông Lê Quang Hiếu Hùng.

Ông Đồng cũng đã bổ nhiệm ông Hùng giữ chức "trưởng phòng kinh doanh xăng dầu" dù biên chế của chi nhánh Lũng Lô Miền Nam không có chức năng kinh doanh xăng dầu.

Ông Đồng bị xác định cũng đã chỉ đạo mua quân hàm, quân phục, đặt biển tên, giao ô tô quân sự cho ông Hùng đi giao dịch với các đối tác trong và ngoài quân đội.

Năm 2015, ông Hùng và các bị cáo Nguyễn Văn Phương (giám đốc công ty Thái Sơn), Phan Trường Sơn và Lê Minh Anh (Tổng giám đốc công ty Đông Phương) bị nói đã lên kế hoạch pha chế xăng giả từ dung môi Naptha để kiếm lời.

Ông Lê Quang Hiếu Hùng bị nói đã mua lại công ty Năng lượng ITAVINA và đổi tên thành Vạn Xuân và liên hệ với các thương nhân đầu mối trong việc pha chế xăng để làm trung gian mua Naptha.

Ngoài ra, ông Hùng bị xác định đã thỏa thuận với ông Phan Hữu Phúc, thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên thống kê của kho VK102 Cục hậu cần Quân khu 7, để pha chế xăng giả Ron92, Ron 95 bằng cách pha trộn dung môi Naptha với các hóa chất khác.

Báo trong nước cho biết hơn 52 triệu lít dung môi Naptha đã được pha chế với hóa chất để trở thành 54 triệu lít xăng giả. Toàn bộ số xăng giả này đã được bán hết ra thị trường.

Kết quả định giá cho thấy 54 triệu lít xăng giả được sản xuất có giá trị tương đương hàng thật là hơn 850 tỷ đồng.

Công ty Vạn Xuân bị xác định không phải thương nhân đầu mối, không có giấy chứng nhận đăng ký pha chế xăng, không đủ điều kiện pha chế xăng.

Các bị cáo Hùng, Phương bị xác định làm giả hồ sơ hàng hóa để thế chấp vay vốn tại ngân hàng, lấy tiền sản xuất xăng giả. Số tiền bị chiếm đoạt từ các ngân hàng khoảng 500 tỷ đồng.

***************

Hà Nội 'xử lý’ doanh nghiệp xuất hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ Việt Nam sang Mỹ (VOA, 29/12/2019)

Tổng cc Hi quan Vit Nam hôm 27/12 cho biết đã "điu tra, phát hin và x lý" bn doanh nghip "gian ln xut x" hàng Trung Quốc đ xut khu sang M.

npt5

Một nhân viên chỉnh cờ Trung Quốc trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Quốc hội Việt Nam tháng 11 năm 2015. (Ảnh minh họa).

Thông cáo đăng trên trang web của cơ quan này viết rng k t gia năm 2018, khi cuc chiến thương mi M - Trung xy ra và Hoa Kỳ áp đt các mc thuế lên hàng hóa có xut x t Trung Quc, Tng cc Hi quan "thy ni lên một số doanh nghip có kim ngch xut khu vào th trường M tăng đt biến".

Tin cho hay, "cơ quan hi quan đã thng kê sơ b được 19 nhóm mt hàng có nguy cơ gian ln v xut x" và "t đó lp danh sách các doanh nghip có ri ro v gian ln, gi mo xut x trong phm vi toàn quc đ tiến hành kim tra".

"Cục Kim tra sau thông quan đã thc hin kim tra 9 doanh nghip thì đã phát hin hành vi gian ln đ hưởng xut x Vit Nam đi vi hàng hóa xut khu đi M ca 4 doanh nghip (3 doanh nghip lp ráp xe đp, xe đp đin và 01 doanh nghip lp ráp mt hàng sn phm g (giá, k bếp)", thông cáo ca Tng cc Hi quan cho biết, nhưng không nói rõ tên ca các doanh nghip được cho là "đã tha nhn hành vi vi phm v xut x Vit Nam đi vi hàng hóa xut khu".

"Hiện Cc Kim tra sau thông quan đang đ xut Tng cc Hi quan x lý theo quy đnh. Đi vi các doanh nghip còn li, Cc Kim tra sau thông quan đang tiếp tc cng cố, làm rõ các du hiu vi phm, tiếp tc m rng kim tra mt s nhóm hàng : Pin năng lượng mt tri, đèn LED…".

Trang web của chính ph Vit Nam tng dn li các quan chc trong nước nói rng các công ty Trung Quc xut khu hàng hóa sang Vit Nam, sau đó hàng hóa được thay bao bì và ghi "Made in Vietnam" trước khi bán sang M, Nht Bn hay Châu Âu đ tránh mc thuế cao đánh vào hàng hóa ca Trung Quc.

Phó thủ tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh được dn li nói rng "các hin tượng, hành vi này đã nh hưởng đến thương hiu, doanh nghip Vit Nam, quyn li người tiêu dùng, thm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước b xem xét khi xut khu vào một s th trường nước ngoài vì không rõ ngun gc, xut x, nh hưởng đến hot đng xut nhp khu" ca Vit Nam.

****************

Chặn cứ chặn, hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt đi Mỹ vẫn tiếp diễn (Người Việt, 29/12/2019)

Sản phẩm của Trung Quốc giả mạo sản phẩm "Made in Vietnam" để xuất cảng sang Mỹ và các nước khác vẫn tiếp diễn, dù nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách ngăn chặn.

npt6

Xe đạp Trung Quốc đội lốt xuất xứ Việt Nam.(Hình : Vietnamnet)

Tổng cục Hải quan Việt Nam mới đây "công bố thêm danh tính hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc gian lận xuất xứ "Made in Vietnam’ để xuất khẩu sang Mỹ" VietnamNet đưa tin hôm 29/12/2019.

Trong cuộc họp báo ở Hà Nội, cơ quan nói trên đưa ra danh sách 19 nhóm hàng được mô tả bị các công ty Trung Quốc gian lận nhiều nhất về xuất xứ là dệt may, da giày và túi xách, máy vi tính, điện tử và linh kiện, điện gia dụng và linh kiện, điện thoại và linh kiện, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, sắt thép và các sản phẩm sắt thép, xe đạp, xe đạp điện…

npt7

Một cửa hàng bán đồ trang trí Giáng Sinh trên phố Hàng Mã, Hà Nội. Đèn trang trí Giáng Sinh xuất cảng sang Mỹ từ Việt Nam nghi là hàng Trung Quốc. (Hình : Linh Pham/Getty Images)

Nhà cầm quyền Việt Nam buộc phải ráo riết ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc "đột lốt" hàng do Việt Nam sản xuất để tránh bị Mỹ trừng phạt thuế quan. Dù vậy, chống cứ chống, gian lận vẫn cứ gian lận. Nhiều công ty Trung Quốc mở cơ sở sản xuất tại Việt Nam chỉ để làm công đoạn chót là rắp ráp các bộ phận rời sản xuất tại Trung Quốc gắn nhãn "Made in VietNam" để qua mặt thuế quan Mỹ.

Theo bản tin VietnamNet, Cục Kiểm tra của Tổng cục Hải quan Việt Nam đã "kiểm tra 9 doanh nghiệp và chỉ đạo 9 Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra 24 doanh nghiệp. Trong đó, một vụ việc cụ thể đã có kết quả kiểm tra".

Bản tin nêu tên Công ty Xe đạp Excel có 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc, thành lập năm 2018, chỉ làm công việc lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu với "100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hoàn chỉnh, các linh kiện nhập khẩu về Việt Nam không trải qua bất kỳ công đoạn gia công sản xuất nào".

Mục đích duy nhất của họ là "lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi" để xuất cảng sang Mỹ. VietnamNet nói công ty Excel bị phạt hành chính và "tịch thu toàn bộ tang vật là sản phẩm hoàn chỉnh, các bán thành phẩm và các linh kiện chưa xuất khẩu đang lưu trong kho của công ty".

Không những vậy, công ty vừa kể còn "gian dối về thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền (VCCI chi nhánh Sài Gòn) cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O Form B)".

Giữa tuần trước, hãng tin Bloomberg cho hay đèn màu trang trí mùa Lễ Giáng Sinh ở Hoa Kỳ gia tăng nhập cảng từ Việt Nam với những dấu hiệu khiến người ta nghi không phải do Việt Nam sản xuất. Đèn trang trí Giáng Sinh nhập cảng vào Mỹ từ Việt Nam trong 10 tháng đầu của năm 2019 đã gia tăng bất thường quá gấp đôi so với năm 2018. Trong khi đó, loại đèn này nhập cảng từ Trung Quốc lại giảm tới 49%.

Bloomberg thuật lời bà Nguyễn Thị Hà, một người bán đồ trang trí mùa Giáng sinh trên phố Hàng Mã, Hà Nội là có một số công ty địa phương đã nhập cảng nguyên liệu, bộ phận rời ở Trung Quốc rồi lắp ráp thành các chuỗi dây đèn Giáng Sinh.

Tháng Năm vừa qua, trong cuộc thương chiến với Trung Quốc, Mỹ đã áp đặt thêm 25% thuế quan cho đèn Giáng Sinh nhập cảng từ Trung Quốc, tăng lên từ 10% thuế quan trước đó. Cũng vào dịp này Tổng Thống Trump đã lên án Việt Nam là nước "lợi dụng Mỹ còn tệ hại hơn Trung Quốc".

Trước lời đe dọa, Đảng cộng sản Việt Nam đã vội vàng siết chặt các biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại của các nhà sản xuất Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn. (TN)

****************

Vụ Nhật Cường : Quan chức Thành Ủy Hà Nội bị bắt, lo chỉ xử "từ vai trở xuống" (RFI, 29/12/2019)

Hôm 28/12/2019, cơ quan điều tra bộ Công An Việt Nam thông báo đã ra quyết định tạm giam ông Nguyễn Văn Tứ, chánh văn phòng Thành Ủy thủ đô Hà Hội, cùng một quan chức sở Đầu Tư thủ đô. Theo báo chí trong nước, vụ việc có liên quan đến chủ tịch Hà Nội.

npt8

Trụ sở chính quyền thành phố Hà Nội. @Wikipedia

Hai quan chức bị bắt liên quan trực tiếp đến vụ công ty viễn thông Nhật Cường "vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ bắt giữ nói trên diễn ra đúng vào lúc một tòa án tại Việt Nam vừa khép lại một vụ xử án tham nhũng khác, với việc ông Nguyễn Bắc Son, nguyên bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông, ủy viên Trung Ương Đảng bị tuyên án chung thân (thường gọi là vụ công ty "AVG").

Tổng giám đốc công ty Nhật Cường, ông Bùi Quang Huy, hiện đang bị Interpol truy nã, theo yêu cầu của Việt Nam. Vụ án "Nhật Cường", với quy mô thiệt hại về tài chính cho Nhà nước là nhỏ hơn nhiều so "vụ AVG", có ý nghĩa ra sao với xã hội Việt Nam.

Nhà báo Võ Văn Tạo nhấn mạnh đến hàng loạt vấn đề trong vụ án này, từ nguy cơ Trung Quốc thao túng mạng tin học của chính quyền Hà Nội, đến việc chính quyền ngang nhiên vi phạm quy định đấu thầu. Một mặt thừa nhận có dấu hiệu đấu đá của một số phe phái xung quanh vụ án Nhật Cường, nhưng nhà báo Võ Văn Tạo đặc biệt lo ngại là rất có thể chính quyền Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ chỉ xử lý vụ Nhật Cường "từ vai trở xuống", tương tự như vụ AVG mà tòa sơ thẩm vừa ra phán quyết. Các thủ phạm chính rất có thể vẫn sẽ không phải ra trước vành móng ngựa để đối mặt với công lý.

Sau đây mời quý vị theo dõi nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang.

***

Nhà báo Võ Văn Tạo : "Hai người bị bắt trong khuôn khổ một dự án cách nay mấy tháng. Đó là vụ án liên quan đến công ty Nhật Cường, kinh doanh điện thoại và viễn thông. Trên mạng củaViệt Nam, cũng như báo chí Nhà nước, lấp ló tiết lộ chuyện đây là công ty sân sau của ông Nguyễn Đức Chung. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Công ty này vốn là vô danh tiểu tốt mà lại trúng mối thầu rất lớn của Hà Nội về công nghệ thông tin, là vì nhờ được công ty của vợ ông Chung (công ty Minh Hoa).

Đây cũng là vụ án kế tiếp vụ đang xét xử, vừa tuyên án xong, là vụ AVG. Đấy là một vụ rất lớn. Vụ này tuy nhỏ hơn, nhưng có tính chất nóng bỏng riêng, vì liên quan đến bộ mặt của thủ đô Hà Nội. Theo tôi đánh giá, dù về quy mô tài chính là không lớn, nhưng tính chất của vụ này là trắng trợn. Chỉ định thầu, ra thầu, giá trúng thầu cách nhau chút xíu. Ở giữa thanh thiên bạch nhật, ngay giữa thủ đô mà người ta còn dám làm như thế, thế thì thử hỏi là ở những tỉnh xa xôi thì còn như thế nào.

Người ta còn lo ngại rằng, vụ gọi thầu về dịch vụ thông tin cho thành phố Hà Nội liệu có đảm bảo về an ninh, quốc phòng hay không, có yếu tố Trung Quốc hay không, trong khi tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều vấn đề căng thẳng.

Nhiều người nói rằng phe phái các ông ấy đánh nhau. Cá nhân tôi thì tôi cho rằng ông (Nguyễn Phú) Trọng, ông ấy thực sự lo ngại tham nhũng khiến Đảng của ông ấy sụp đổ. Còn chuyện giữ được Đảng, nhưng có để cho đất nước tiến lên được hay không thì lại là chuyện khác. Có khi ông ấy chẳng quan tâm.

Tôi chưa dám nghĩ là ông ấy phe phái gì đâu. Nhưng mà ông ấy không phải là người tài giỏi về lĩnh vực nội chính, vốn rất là phức tạp, chủ yếu là dính đến công an, Viện Kiểm sát, Tòa án. Ông ấy lại xuất thân không phải đi lên bằng con đường nội chính, nên ông ấy không thông thuộc địa hình đó. Người ta bảo thần thiêng nhờ bộ hạ. Bây giờ cái đám ở dưới thích thì làm, không thích thì thôi, thậm chí nó bè phái, thì ông ấy cũng không thể nào biết được thực chất là như thế nào.

Ví dụ như cái vụ Nhật Cường này thì chúng tôi có thông tin là mấy ông ngấp nghé lên thứ trưởng Công An, trong đó có chủ tịch Hà Nội đó. Đúng là họ cũng đánh nhau, nên họ mới tuồn tài liệu ra, nên báo chí mới nhận được. Thế nhưng, ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy ở trên cao, ông ấy không nắm được chuyện ấy đâu. Ông ấy chỉ biết là, đã phát động chống tiêu cực, thì anh nào dính tiêu cực là xử lý. Chẳng hạn cái vụ đang nóng này, vụ AVG vừa tuyên án xong.

Xem ra những người có tư duy về pháp luật, thì thấy vụ ấy chẳng giải quyết được gì. Nó thông đồng từ các bộ ngành, đến văn phòng chính phủ, đến thủ tướng. Xử như thế là nửa vời. Tôi nghĩ rằng ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải có trách nhiệm trong chuyện này (vì xếp hồ sơ Mobifone mua AVG vào dạng "mật", nên tất cả những người khác không thể tìm hiểu được – Võ Văn Tạo bổ sung). Ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là thủ tướng cho chủ trương (để Mobifone mua lại AVG) cũng thế.

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng phát động chống tiêu cực là đúng, tôi ủng hộ, và rất nhiều người dân, cán bộ đảng viên cũng ủng hộ. Nhưng đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Đừng có tắm từ vai tắm xuống ! Tắm phải tắm từ đầu xuống ! Đã xử lý là phải rốt ráo, anh nào có tội là phải đem ra hết, bất kể anh nào ! Không có vùng cấm ! Dù ông có là Tứ Trụ (tức bốn chức vụ cao cấp nhất trong chính quyền Việt Nam) dính vào tội lỗi, cũng phải lôi ra hết, thì mới gây được niềm tin, chứ còn nửa vời không ăn thua".

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 628 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)