Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

03/01/2020

Sạt lở miền Tây, xuất khẩu vượt trội, hàng Trung nhãn Việt, lãi suất 700%/năm

Tổng hợp

Sạt lở ở miền Tây : dân mất nhà, mất đất... (RFA, 03/01/2019)

Sạt lở tại QL91, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú

Một ngày cuối năm 2019, chúng tôi đã có mặt tại An Giang, chạy dọc theo Quốc lộ 91 thuộc tỉnh An Giang là con sông Hậu, nhưng đến đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, chúng tôi phải dừng lại vì gặp phải bảng cảnh báo này.

satlo1

Hàng chục căn nhà đã trôi tụt xuống sông do sạt lở nghiêm trọng trong những năm gần đây ở An Giang Photo : RFA

Các phương tiện giao thông không thể tiếp tục qua QL91 được bởi đoạn đường này đã bị sạt lở rất nghiêm trọng, đoạn đường dài 85m đã bị cuốn trôi, chưa kể các vết nứt xung quanh. Đây là tuyến giao thông huyết mạch từ Thành phố Long Xuyên đi Thành phố Châu Đốc và các huyện thị khác của tỉnh An Giang, đồng thời là tuyến giao thông chính đi Campuchia… Một người dân An Giang cho biết :

Ở đây sạt lở dưới kia một lần, là mười năm sau là sạt lở ở đây. Khi mà đi kiểm tra lòng sông là nó còn nhiều lỗ nữa chứ không phải hai lỗ này không. Trên kia cũng có, dưới này cũng có.

Đây sợ là dĩ nhiên phải sợ rồi. Ai cũng sợ hết. Lúc nó lở cái đây là 12g đêm, là bắt đầu nó sụp đó. Trước đó nó nứt, nó cũng báo cáo với mình trước khi nó lở là nó nứt trước rồi xong xuôi khoảng chừng ba bốn ngày sau là bắt đầu nó sụp xuống.

Theo người dân mô tả với chúng tôi thì thường những nơi trước khi sạt lở sẽ xuất hiện những vết nứt trên mặt đất.

Người dân cho biết thêm, phía cơ quan chức năng có đến xử lý điểm sạt lở này nhưng rồi gần đây cũng bó tay và không quan tâm đến nữa…

Sạt lở ở xã Vĩnh Trường huyện An Phú và xã Châu Phong thị xã Tân Châu

Trước tình hình sạt lở ngày một nghiêm trọng, ngày 16/8/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Trần Anh Thư đã ký một lúc hai quyết định khẩn cấp về tình trạng sạt lở bờ sông Hậu đoạn chảy qua xã Vĩnh Trường, huyện An Phú.

Người dân Vĩnh Trường cho biết điểm sạt lở khoảng 300 mét này là do bị ‘phá cho hư’ vì lúc đầu chỉ là một điểm sạt lở nhỏ nhưng sau đó các chuyên gia và kỹ sư tư vấn đến xử lý, cuối cùng điểm sạt lở càng lớn hơn.

Người dân sống tại đây (không muốn nêu tên) cho biết tại điểm này, ba căn nhà đã bị tuột xuống sông, ông nói :

Nó sụp góc cột, nó sụp một góc nhà xong rồi từ từ nó nghiêng cái nhà luôn.

Cũng do sạt lở mà hiện nay ở xã Châu Phong, nhiều căn nhà gần như bỏ trống, có nơi bị mất hoàn toàn, có nơi nhà chỉ còn trơ móng. Người dân Châu Phong thấy chúng tôi đến ghi hình, cho biết mỗi lần sạt lở là đất sụt vô từ 5 đến 6 thước và mỗi năm mất khoảng 5 đến 7 thước đất.

satlo2

Mỗi lần sạt lở đất sụt vô chừng 5-6 thước Photo : RFA

Theo lời hai người dân Châu Phong vừa kể, chúng tôi phát hiện quanh khu vực này, nơi nào cũng cắm bảng cảnh báo sạt lở.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn An Giang thì từ năm 2016 đến tháng 7/2019, đoạn này đã xảy ra 6 vụ sạt lở và 1 vụ rạn nứt, với tổng chiều dài 1.124 m ; trong đó sạt lở mới nhất vào cuối tháng 7/2019 với chiều dài 40 m, ăn sâu vào đất liền 10 m. Ông Lữ Cẩm Khường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang trong một lần nhận định về tình trạng sạt lở với truyền thông trong nước ông nói sạt lở bờ sông Hậu đoạn qua xã Châu Phong đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Người dân sống nơi đây cũng thừa nhận :

Khu sạt lở này lâu rồi, 5-10 năm nay rồi. Đường này ra ngoài mé sông tút ngoài kia kìa. Dãy nhà này đút đít sông mà dỡ hết trơn rồi. Nó có cái đường tuốt ngoài kia kìa.

Một trong những cách mà chính quyền địa phương áp dụng để giảm sạt lở đó là chỉnh sửa dòng chảy. Tuy nhiên, với người dân sống nơi đây thì việc chỉnh sửa của địa phương không mang lại kết quả tốt đẹp. Họ cho rằng thay vì chỉnh sửa dòng chảy thì chính quyền nên hạn chế tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Hậu xem ra khả thi hơn.

Nó liên quan tới chuyện khai thác cát đó. Hồi đó tui làm bên Long Thuận hen, Long Thuận bên Hồng Ngự là cũng khai thác cát. Người ta đi nó lở đất của người ta 1-2 công đất luôn. Lấy cát riết mà lở… cây cối này nọ là đi xuống sông hết trơn. Một người dân Châu Phong cho chúng tôi biết.

Trong khi đó, theo truyền thông trong nước đưa tin, mới đây dựa trên thông tin quan trắc của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang, Sở đã kết luận nguyên nhân sạt lở chính yếu là do độ sâu lòng sông thay đổi và do dòng chảy tác động.

Sạt lở ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chưa rõ nguyên nhân

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhiều căn nhà ven kênh 28 cũng đã bị cuốn xuống sông. Nơi này người dân vẫn chưa rõ nguyên nhân sạt lở. Phía chính quyền cũng chỉ xuống đo đạc lòng kênh rồi thôi.

Trước tình trạng sạt lở ở nhiều nơi, giữa những lo âu đó, người dân mong muốn phía chính quyền địa phương cần nhanh chóng khắc phục các điểm sạt lở và đưa ra các phương án an toàn cho người dân sinh sống. Họ cho biết :

Giờ nhà nước phải mua ruộng hay sao đó, làm đường xá đàng quàng, thổi cát vô, phân lô, rồi mới tiến hành cho mình vô trỏng. Giải tỏa ở đây. Đáng lẽ vậy là phải giải tỏa từ lúc đầu. […] Phía sau này có đường tránh đó, thành ra mấy ổng từ từ cho mình đi. Kỳ lở dưới kia, lở xong là mấy ổng cấp tốc làm một con đường để cho xe đi liền nếu không để tắc nghẽn sao. Bây giờ trên đây mấy ổng kinh nghiệm rồi mấy ổng làm đường phía trong này nè, khi sạt lở đây là có con đường cho xe chạy.

Tới chân lộ con lộ này đi mấy hồi, nó lở cấp tốc luôn. Con lộ này lở rồi thì cái này mấy hồi. Đi chừng hai ba tiếng đồng hồ là xong phim vụ này – cái tuyến dân cư mình nè. Bởi vậy tui nhu cầu là nhà nước phải tranh thủ mần sớm sớm chừng nào tốt chừng nấy. Hiện bây giờ nước cạn nè, mần dễ mần, dễ làm bờ kè nè.

Và khi khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu rõ nguyên nhân gây ra sạt lở để ngăn chặn. Có thực sự là do dòng nước hay không ? Hay là do khai thác cát làm lòng sông lõm sâu, gây ra sạt lở, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn nạn khai thác cát trong kỳ 2 của loạt phóng sự này.

******************

Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục xuất khẩu ‘vượt trội’ các nước Đông Nam Á khác (VOA, 02/01/2020)

Các kinh tế gia thuc tp đoàn ngân hàng đu tư Maybank Kim Eng có tr s Malaysia d báo rng xut khu ca Vit Nam s "vượt tri" so vi phn còn li ca Đông Nam Á vào năm 2020, ngay c khi đà gim xut khu trong khu vc này có th s chm đáy.

satlo3

Hoạt đng xếp d container ti cng quc tế Hi terminal of a port in Hai Phong, Vietnam, Aug. 12, 2019.

Thông tin trên được nêu ra trong mt bn tin hôm 2/1 ca báo Singapore The Business Times.

Bài báo viết rng trong khi mc tiêu tăng trưởng hàng năm ca Vit Nam được đt ra là s gim còn 6,6% trong các năm 2020 và 2021, thp hơn mc ước tính là 7%trong năm 2019, các nhà kinh tế Linda Liu và Chua Hak Bin cho biết trong mt báo cáo gn đây rng trin vng tăng trưởng ca Vit Nam "vn tích cc".

Xuất khu ca Vit Nam được d báo s tăng, có th do quan h thương mi được ci thin gia Hoa Kỳ và Trung Quc và sự phát trin ca th trường công ngh toàn cu. Điu này "s mang li li ích cho ngành chế to nhm đến xut khu và các dch v liên quan đến thương mi ca Vit Nam", báo cáo ca hai nhà kinh tế cho hay, vn theo bài báo ca The Business Times.

"Ngành chế to và xut khu có nhiu kh năng s tr nên tt hơn khi hot đng chế to được duy trì ( khu vc đu tư trc tiếp nước ngoài) chuyn thành sn lượng thc tế, cùng lúc, tăng trưởng khu vc phc hi làm cho cu bùng n tr li", hai nhà kinh tế viết thêm trong báo cáo, lưu ý rng các con s v ngoi thương ca Vit Nam tăng trưởng mnh hơn trong tháng 12, mang li thng dư thương mi c năm đt mc k lc 9,9 t đô la.

Bên cạnh nhng đóng góp t các nhà máy, hai nhà phân tích nêu trên ch ra rng "cầu nội đa mc cao và các hot đng xây dng có tim năng s tăng vt do đu tư công cao hơn" chính là đng lc trong nước cho tăng trưởng.

Việt Nam trong 3 tháng cui năm 2019 chng kiến lĩnh vc dch v m rng vi tc đ nhanh hơn, tăng 8,1%, vi doanh số bán l tăng so vi quý trước trong bi cnh tiêu dùng ni đa cao hơn, cũng như nh vào s phc hi v lượng khách du lch vi s du khách đến t Trung Quc đã tăng lên, bài báo ca The Business Times cho hay.

******************

Việt Nam bắt 3 container hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt xuất sang Mỹ (VOA, 03/01/2020)

Hôm 3/1/2020, Cục Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hin 3 container cha bc nm, qun áo có ngun gc Trung Quc nhưng ghi nhãn mác "Made in Vietnam" ti cng Cát Lái.

satlo4

Hôm 3/1/2020, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 3 container chứa bọc nệm, quần áo có nguồn gốc Trung Quốc như ng ghi nhãn mác "Made in Vietnam" t ại cảng Cát Lái. Photo Hai Quan Online.

Lô hàng này do Công ty Super Foam tại tnh Bình Dương đng tên nhp khu và trên h sơ lô hàng th hiện hàng hóa là bc nm, xut x Trung Quc.

Tuy nhiên, trang Hải Quan Online cho biết, khi kim tra thc tế, cơ quan Hi quan phát hin hàng hóa trong container là v bc nm, qun áo có gn mác "Made in Vietnam" trên tng sn phm.

"Bước đu cơ quan Hi quan xác định, Công ty Super Foam nhp khu hàng hóa gi mo xut x Vit Nam", trang Hi Quan Online cho biết thêm.

TTXVN cho biết lô hàng này chun b xut khu cho mt doanh nghip có đa ch ti California (Hoa Kỳ), đng thi nói rng Công ty Super Foam đã nhập khu hàng hóa gi mo xut x Vit Nam vi mc đích chuyn ti bt hp pháp sang tiêu th ti th trường Hoa Kỳ.

VOA ghi nhận rng nhng hình nh do truyn thông Vit Nam chp li t hin trường cho thy lô hàng này được sn xut cho nhà nhp khẩu Hoa Kỳ có địa ch thành ph Southfield, bang Michigan.

satlo5

Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.

Vào tháng trước, Công ty xe đp Excel ca Vit Nam nhp 100% linh kin xe đp, xe đp đin t Trung Quc, sau đó lp ráp đơn gin, ly xut x Vit Nam đ xut sang M nhm hưởng ưu đãi thuế quan.

"Xe xuất khu t Vit Nam sang M ly ngun gc xut x Việt Nam để được hưởng thuế nhp khu ưu đãi do chính ph M dành cho Vit Nam", báo Zing dn li Cc Kim tra sau thông quan cho biết.

Vào đầu tháng 6/2019, các quan chc Vit Nam nói Trung Quc c tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa ca h đ tránh bị áp thuế quan ca M, và phía Vit Nam yêu cu các cơ quan kim tra gt gao hơn vic chng nhn ngun gc xut x hàng hóa.

Ngày 20/6, trả li câu hi ca phóng viên nước ngoài v bin pháp ca Vit Nam trước thông tin cho rng thi gian qua xut hin tình trạng hàng Trung Quc gn nhãn "Made in Vietnam" đ xut sang M, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói Vit Nam "kiên quyết ngăn chn, x lý nghiêm" vic ly danh nghĩa hàng Vit Nam.

****************

Phát hiện thêm hàng nhập từ Trung Quốc dán nhãn "Made in Vietnam" (RFA, 03/01/2019)

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 cùng với Đội Kiểm soát Hải quan và Phòng Quản lý rủi ro Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3/1 đã tiến hành kiểm tra 3 container hàng hóa nhập khẩu là các tấm bọc nệm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng dán nhãn "Made in Vietnam".

satlo6

Hàng nhập từ Trung Quốc dán nhãn "Made in Vietnam" - Ảnh minh họa. AFP

Theo đó, 3 lô hàng này do công ty Super Foam có trụ sở tại xã Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương đứng tên nhập khẩu. Hồ sơ lô hàng ghi rõ là bọc nệm xuất xứ từ Trung Quốc nhưng sau khi kiểm tra Chi cục Hải quan phát hiện các lô hàng bọc nệm đều giả mạo dán nhãn "Made in Vietnam".

Hiện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn đang tiếp tục kiểm tra toàn bộ lô hàng bọc nệm nhập khẩu của công ty nêu trên. Tuy nhiên, khi cơ quan phát hiện thì công ty này đã làm hồ sơ xin tái xuất lô hàng như vừa nêu.

Theo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian gần đây liên tục kiểm tra và phát hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến gian lận xuất xứ, sở hữu trí tuệ và vận chuyển bất hợp pháp. Đã có 2 vụ bị khởi tố hình sự theo thẩm quyền.

Trong cùng ngày, lực lượng quản lý thị trường Quảng Bình vừa phát hiện một đường dây vận chuyển hơn 24.000 súng nhựa các loại đồ chơi cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc, hơn 900 súng nhựa bắn đạn lò xo có xuất xứ tại Việt Nam là đồ chơi thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam, với tổng giá trị lô hàng lên tới hơn 380 triệu đồng.

Ngoài ra, lực lượng này cũng phát hiện hơn 2.200 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại được sản xuất tại Trung Quốc có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, trên sản phẩm không có dấu hợp quy theo quy định về an toàn đồ chơi trẻ em và tổng trị giá lô hàng hơn 400 triệu đồng.

*********************

Bắt nhóm cho vay lãi suất lên đến 700% / năm (RFA, 03/01/2020)

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Công an Nghệ An vây bắt 6 điểm cho vay tín dụng đen ở 2 tỉnh này, trong đó có nhóm cho vay với lãi suất lên đến 700%/năm.

satlo7

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Công an Nghệ An vây bắt 6 điểm cho vay tín dụng đen ở 2 tỉnh này, trong đó có nhóm cho vay với lãi suất lên đến 700%/năm. Courtesy dansinh.vn

Truyền thông trong nước hôm 3/1/2020, trích thông tin từ đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, riêng ở Thừa Thiên Huế có 5 cơ sở cho vay nặng lãi đều là chi nhánh thuộc Công ty Tín Đạt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, do Nguyễn Sỹ Trung cầm đầu.

Năm người quản lý chi nhánh ở Huế cho Trung gồm Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Thị Nhụy, Hà Thị Thu Hiền, Vũ Duy Đức và Nguyễn Đức Thịnh.

Nếu muốn vay tiền, người vay dùng ôtô, xe máy có giấy tờ chính chủ của họ làm thủ tục bán cho nhóm của Trung. Sau đó nhóm này sẽ cho người vay thuê lại xe của họ vừa bán để đi lại.

Nếu không có tài sản để bán mà muốn vay tiền, nhóm này vẫn làm thủ tục cho vay và tính lãi suất theo ngày. Lãi suất dao động từ 109,5%/năm đến 182,5%, thậm chí có trường hợp cho vay với lãi suất hơn 700%/năm.

Theo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ tính tại tỉnh này từ tháng 8 năm 2016 đến nay, nhóm trên đã cho 1.420 người vay tổng số tiền hơn 21,2 tỉ đồng, thu lãi hơn 4,6 tỉ đồng. Không chỉ cho vay với lãi suất "cắt cổ", nhóm này còn hung hăng, sẵn sàng gây thương tích nếu người vay trả lãi không đúng hẹn.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 554 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)