Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sạt lở ở miền Tây : dân mất nhà, mất đất... (RFA, 03/01/2019)

Sạt lở tại QL91, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú

Một ngày cuối năm 2019, chúng tôi đã có mặt tại An Giang, chạy dọc theo Quốc lộ 91 thuộc tỉnh An Giang là con sông Hậu, nhưng đến đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, chúng tôi phải dừng lại vì gặp phải bảng cảnh báo này.

satlo1

Hàng chục căn nhà đã trôi tụt xuống sông do sạt lở nghiêm trọng trong những năm gần đây ở An Giang Photo : RFA

Các phương tiện giao thông không thể tiếp tục qua QL91 được bởi đoạn đường này đã bị sạt lở rất nghiêm trọng, đoạn đường dài 85m đã bị cuốn trôi, chưa kể các vết nứt xung quanh. Đây là tuyến giao thông huyết mạch từ Thành phố Long Xuyên đi Thành phố Châu Đốc và các huyện thị khác của tỉnh An Giang, đồng thời là tuyến giao thông chính đi Campuchia… Một người dân An Giang cho biết :

Ở đây sạt lở dưới kia một lần, là mười năm sau là sạt lở ở đây. Khi mà đi kiểm tra lòng sông là nó còn nhiều lỗ nữa chứ không phải hai lỗ này không. Trên kia cũng có, dưới này cũng có.

Đây sợ là dĩ nhiên phải sợ rồi. Ai cũng sợ hết. Lúc nó lở cái đây là 12g đêm, là bắt đầu nó sụp đó. Trước đó nó nứt, nó cũng báo cáo với mình trước khi nó lở là nó nứt trước rồi xong xuôi khoảng chừng ba bốn ngày sau là bắt đầu nó sụp xuống.

Theo người dân mô tả với chúng tôi thì thường những nơi trước khi sạt lở sẽ xuất hiện những vết nứt trên mặt đất.

Người dân cho biết thêm, phía cơ quan chức năng có đến xử lý điểm sạt lở này nhưng rồi gần đây cũng bó tay và không quan tâm đến nữa…

Sạt lở ở xã Vĩnh Trường huyện An Phú và xã Châu Phong thị xã Tân Châu

Trước tình hình sạt lở ngày một nghiêm trọng, ngày 16/8/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Trần Anh Thư đã ký một lúc hai quyết định khẩn cấp về tình trạng sạt lở bờ sông Hậu đoạn chảy qua xã Vĩnh Trường, huyện An Phú.

Người dân Vĩnh Trường cho biết điểm sạt lở khoảng 300 mét này là do bị ‘phá cho hư’ vì lúc đầu chỉ là một điểm sạt lở nhỏ nhưng sau đó các chuyên gia và kỹ sư tư vấn đến xử lý, cuối cùng điểm sạt lở càng lớn hơn.

Người dân sống tại đây (không muốn nêu tên) cho biết tại điểm này, ba căn nhà đã bị tuột xuống sông, ông nói :

Nó sụp góc cột, nó sụp một góc nhà xong rồi từ từ nó nghiêng cái nhà luôn.

Cũng do sạt lở mà hiện nay ở xã Châu Phong, nhiều căn nhà gần như bỏ trống, có nơi bị mất hoàn toàn, có nơi nhà chỉ còn trơ móng. Người dân Châu Phong thấy chúng tôi đến ghi hình, cho biết mỗi lần sạt lở là đất sụt vô từ 5 đến 6 thước và mỗi năm mất khoảng 5 đến 7 thước đất.

satlo2

Mỗi lần sạt lở đất sụt vô chừng 5-6 thước Photo : RFA

Theo lời hai người dân Châu Phong vừa kể, chúng tôi phát hiện quanh khu vực này, nơi nào cũng cắm bảng cảnh báo sạt lở.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn An Giang thì từ năm 2016 đến tháng 7/2019, đoạn này đã xảy ra 6 vụ sạt lở và 1 vụ rạn nứt, với tổng chiều dài 1.124 m ; trong đó sạt lở mới nhất vào cuối tháng 7/2019 với chiều dài 40 m, ăn sâu vào đất liền 10 m. Ông Lữ Cẩm Khường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang trong một lần nhận định về tình trạng sạt lở với truyền thông trong nước ông nói sạt lở bờ sông Hậu đoạn qua xã Châu Phong đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Người dân sống nơi đây cũng thừa nhận :

Khu sạt lở này lâu rồi, 5-10 năm nay rồi. Đường này ra ngoài mé sông tút ngoài kia kìa. Dãy nhà này đút đít sông mà dỡ hết trơn rồi. Nó có cái đường tuốt ngoài kia kìa.

Một trong những cách mà chính quyền địa phương áp dụng để giảm sạt lở đó là chỉnh sửa dòng chảy. Tuy nhiên, với người dân sống nơi đây thì việc chỉnh sửa của địa phương không mang lại kết quả tốt đẹp. Họ cho rằng thay vì chỉnh sửa dòng chảy thì chính quyền nên hạn chế tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Hậu xem ra khả thi hơn.

Nó liên quan tới chuyện khai thác cát đó. Hồi đó tui làm bên Long Thuận hen, Long Thuận bên Hồng Ngự là cũng khai thác cát. Người ta đi nó lở đất của người ta 1-2 công đất luôn. Lấy cát riết mà lở… cây cối này nọ là đi xuống sông hết trơn. Một người dân Châu Phong cho chúng tôi biết.

Trong khi đó, theo truyền thông trong nước đưa tin, mới đây dựa trên thông tin quan trắc của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang, Sở đã kết luận nguyên nhân sạt lở chính yếu là do độ sâu lòng sông thay đổi và do dòng chảy tác động.

Sạt lở ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chưa rõ nguyên nhân

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhiều căn nhà ven kênh 28 cũng đã bị cuốn xuống sông. Nơi này người dân vẫn chưa rõ nguyên nhân sạt lở. Phía chính quyền cũng chỉ xuống đo đạc lòng kênh rồi thôi.

Trước tình trạng sạt lở ở nhiều nơi, giữa những lo âu đó, người dân mong muốn phía chính quyền địa phương cần nhanh chóng khắc phục các điểm sạt lở và đưa ra các phương án an toàn cho người dân sinh sống. Họ cho biết :

Giờ nhà nước phải mua ruộng hay sao đó, làm đường xá đàng quàng, thổi cát vô, phân lô, rồi mới tiến hành cho mình vô trỏng. Giải tỏa ở đây. Đáng lẽ vậy là phải giải tỏa từ lúc đầu. […] Phía sau này có đường tránh đó, thành ra mấy ổng từ từ cho mình đi. Kỳ lở dưới kia, lở xong là mấy ổng cấp tốc làm một con đường để cho xe đi liền nếu không để tắc nghẽn sao. Bây giờ trên đây mấy ổng kinh nghiệm rồi mấy ổng làm đường phía trong này nè, khi sạt lở đây là có con đường cho xe chạy.

Tới chân lộ con lộ này đi mấy hồi, nó lở cấp tốc luôn. Con lộ này lở rồi thì cái này mấy hồi. Đi chừng hai ba tiếng đồng hồ là xong phim vụ này – cái tuyến dân cư mình nè. Bởi vậy tui nhu cầu là nhà nước phải tranh thủ mần sớm sớm chừng nào tốt chừng nấy. Hiện bây giờ nước cạn nè, mần dễ mần, dễ làm bờ kè nè.

Và khi khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu rõ nguyên nhân gây ra sạt lở để ngăn chặn. Có thực sự là do dòng nước hay không ? Hay là do khai thác cát làm lòng sông lõm sâu, gây ra sạt lở, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn nạn khai thác cát trong kỳ 2 của loạt phóng sự này.

******************

Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục xuất khẩu ‘vượt trội’ các nước Đông Nam Á khác (VOA, 02/01/2020)

Các kinh tế gia thuc tp đoàn ngân hàng đu tư Maybank Kim Eng có tr s Malaysia d báo rng xut khu ca Vit Nam s "vượt tri" so vi phn còn li ca Đông Nam Á vào năm 2020, ngay c khi đà gim xut khu trong khu vc này có th s chm đáy.

satlo3

Hoạt đng xếp d container ti cng quc tế Hi terminal of a port in Hai Phong, Vietnam, Aug. 12, 2019.

Thông tin trên được nêu ra trong mt bn tin hôm 2/1 ca báo Singapore The Business Times.

Bài báo viết rng trong khi mc tiêu tăng trưởng hàng năm ca Vit Nam được đt ra là s gim còn 6,6% trong các năm 2020 và 2021, thp hơn mc ước tính là 7%trong năm 2019, các nhà kinh tế Linda Liu và Chua Hak Bin cho biết trong mt báo cáo gn đây rng trin vng tăng trưởng ca Vit Nam "vn tích cc".

Xuất khu ca Vit Nam được d báo s tăng, có th do quan h thương mi được ci thin gia Hoa Kỳ và Trung Quc và sự phát trin ca th trường công ngh toàn cu. Điu này "s mang li li ích cho ngành chế to nhm đến xut khu và các dch v liên quan đến thương mi ca Vit Nam", báo cáo ca hai nhà kinh tế cho hay, vn theo bài báo ca The Business Times.

"Ngành chế to và xut khu có nhiu kh năng s tr nên tt hơn khi hot đng chế to được duy trì ( khu vc đu tư trc tiếp nước ngoài) chuyn thành sn lượng thc tế, cùng lúc, tăng trưởng khu vc phc hi làm cho cu bùng n tr li", hai nhà kinh tế viết thêm trong báo cáo, lưu ý rng các con s v ngoi thương ca Vit Nam tăng trưởng mnh hơn trong tháng 12, mang li thng dư thương mi c năm đt mc k lc 9,9 t đô la.

Bên cạnh nhng đóng góp t các nhà máy, hai nhà phân tích nêu trên ch ra rng "cầu nội đa mc cao và các hot đng xây dng có tim năng s tăng vt do đu tư công cao hơn" chính là đng lc trong nước cho tăng trưởng.

Việt Nam trong 3 tháng cui năm 2019 chng kiến lĩnh vc dch v m rng vi tc đ nhanh hơn, tăng 8,1%, vi doanh số bán l tăng so vi quý trước trong bi cnh tiêu dùng ni đa cao hơn, cũng như nh vào s phc hi v lượng khách du lch vi s du khách đến t Trung Quc đã tăng lên, bài báo ca The Business Times cho hay.

******************

Việt Nam bắt 3 container hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt xuất sang Mỹ (VOA, 03/01/2020)

Hôm 3/1/2020, Cục Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hin 3 container cha bc nm, qun áo có ngun gc Trung Quc nhưng ghi nhãn mác "Made in Vietnam" ti cng Cát Lái.

satlo4

Hôm 3/1/2020, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 3 container chứa bọc nệm, quần áo có nguồn gốc Trung Quốc như ng ghi nhãn mác "Made in Vietnam" t ại cảng Cát Lái. Photo Hai Quan Online.

Lô hàng này do Công ty Super Foam tại tnh Bình Dương đng tên nhp khu và trên h sơ lô hàng th hiện hàng hóa là bc nm, xut x Trung Quc.

Tuy nhiên, trang Hải Quan Online cho biết, khi kim tra thc tế, cơ quan Hi quan phát hin hàng hóa trong container là v bc nm, qun áo có gn mác "Made in Vietnam" trên tng sn phm.

"Bước đu cơ quan Hi quan xác định, Công ty Super Foam nhp khu hàng hóa gi mo xut x Vit Nam", trang Hi Quan Online cho biết thêm.

TTXVN cho biết lô hàng này chun b xut khu cho mt doanh nghip có đa ch ti California (Hoa Kỳ), đng thi nói rng Công ty Super Foam đã nhập khu hàng hóa gi mo xut x Vit Nam vi mc đích chuyn ti bt hp pháp sang tiêu th ti th trường Hoa Kỳ.

VOA ghi nhận rng nhng hình nh do truyn thông Vit Nam chp li t hin trường cho thy lô hàng này được sn xut cho nhà nhp khẩu Hoa Kỳ có địa ch thành ph Southfield, bang Michigan.

satlo5

Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.

Vào tháng trước, Công ty xe đp Excel ca Vit Nam nhp 100% linh kin xe đp, xe đp đin t Trung Quc, sau đó lp ráp đơn gin, ly xut x Vit Nam đ xut sang M nhm hưởng ưu đãi thuế quan.

"Xe xuất khu t Vit Nam sang M ly ngun gc xut x Việt Nam để được hưởng thuế nhp khu ưu đãi do chính ph M dành cho Vit Nam", báo Zing dn li Cc Kim tra sau thông quan cho biết.

Vào đầu tháng 6/2019, các quan chc Vit Nam nói Trung Quc c tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa ca h đ tránh bị áp thuế quan ca M, và phía Vit Nam yêu cu các cơ quan kim tra gt gao hơn vic chng nhn ngun gc xut x hàng hóa.

Ngày 20/6, trả li câu hi ca phóng viên nước ngoài v bin pháp ca Vit Nam trước thông tin cho rng thi gian qua xut hin tình trạng hàng Trung Quc gn nhãn "Made in Vietnam" đ xut sang M, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói Vit Nam "kiên quyết ngăn chn, x lý nghiêm" vic ly danh nghĩa hàng Vit Nam.

****************

Phát hiện thêm hàng nhập từ Trung Quốc dán nhãn "Made in Vietnam" (RFA, 03/01/2019)

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 cùng với Đội Kiểm soát Hải quan và Phòng Quản lý rủi ro Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3/1 đã tiến hành kiểm tra 3 container hàng hóa nhập khẩu là các tấm bọc nệm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng dán nhãn "Made in Vietnam".

satlo6

Hàng nhập từ Trung Quốc dán nhãn "Made in Vietnam" - Ảnh minh họa. AFP

Theo đó, 3 lô hàng này do công ty Super Foam có trụ sở tại xã Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương đứng tên nhập khẩu. Hồ sơ lô hàng ghi rõ là bọc nệm xuất xứ từ Trung Quốc nhưng sau khi kiểm tra Chi cục Hải quan phát hiện các lô hàng bọc nệm đều giả mạo dán nhãn "Made in Vietnam".

Hiện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn đang tiếp tục kiểm tra toàn bộ lô hàng bọc nệm nhập khẩu của công ty nêu trên. Tuy nhiên, khi cơ quan phát hiện thì công ty này đã làm hồ sơ xin tái xuất lô hàng như vừa nêu.

Theo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian gần đây liên tục kiểm tra và phát hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến gian lận xuất xứ, sở hữu trí tuệ và vận chuyển bất hợp pháp. Đã có 2 vụ bị khởi tố hình sự theo thẩm quyền.

Trong cùng ngày, lực lượng quản lý thị trường Quảng Bình vừa phát hiện một đường dây vận chuyển hơn 24.000 súng nhựa các loại đồ chơi cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc, hơn 900 súng nhựa bắn đạn lò xo có xuất xứ tại Việt Nam là đồ chơi thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam, với tổng giá trị lô hàng lên tới hơn 380 triệu đồng.

Ngoài ra, lực lượng này cũng phát hiện hơn 2.200 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại được sản xuất tại Trung Quốc có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, trên sản phẩm không có dấu hợp quy theo quy định về an toàn đồ chơi trẻ em và tổng trị giá lô hàng hơn 400 triệu đồng.

*********************

Bắt nhóm cho vay lãi suất lên đến 700% / năm (RFA, 03/01/2020)

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Công an Nghệ An vây bắt 6 điểm cho vay tín dụng đen ở 2 tỉnh này, trong đó có nhóm cho vay với lãi suất lên đến 700%/năm.

satlo7

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Công an Nghệ An vây bắt 6 điểm cho vay tín dụng đen ở 2 tỉnh này, trong đó có nhóm cho vay với lãi suất lên đến 700%/năm. Courtesy dansinh.vn

Truyền thông trong nước hôm 3/1/2020, trích thông tin từ đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, riêng ở Thừa Thiên Huế có 5 cơ sở cho vay nặng lãi đều là chi nhánh thuộc Công ty Tín Đạt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, do Nguyễn Sỹ Trung cầm đầu.

Năm người quản lý chi nhánh ở Huế cho Trung gồm Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Thị Nhụy, Hà Thị Thu Hiền, Vũ Duy Đức và Nguyễn Đức Thịnh.

Nếu muốn vay tiền, người vay dùng ôtô, xe máy có giấy tờ chính chủ của họ làm thủ tục bán cho nhóm của Trung. Sau đó nhóm này sẽ cho người vay thuê lại xe của họ vừa bán để đi lại.

Nếu không có tài sản để bán mà muốn vay tiền, nhóm này vẫn làm thủ tục cho vay và tính lãi suất theo ngày. Lãi suất dao động từ 109,5%/năm đến 182,5%, thậm chí có trường hợp cho vay với lãi suất hơn 700%/năm.

Theo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ tính tại tỉnh này từ tháng 8 năm 2016 đến nay, nhóm trên đã cho 1.420 người vay tổng số tiền hơn 21,2 tỉ đồng, thu lãi hơn 4,6 tỉ đồng. Không chỉ cho vay với lãi suất "cắt cổ", nhóm này còn hung hăng, sẵn sàng gây thương tích nếu người vay trả lãi không đúng hẹn.

Published in Việt Nam

Bộ Giao thông muốn kéo dài tuyến Cát Linh-Hà Đông, dân phản đối (VOA, 23/10/2019)

Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội "đang được nghiên cứu kéo dài" thêm 20 kilomet, báo chí trong nước cho hay hôm 22/10, trích dẫn một báo cáo của chính phủ Việt Nam gửi tới Quốc hội.

catlinh1

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông trong thời gian vận hành thử ở Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình Cafe.vn)

Báo cáo do Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể ký nói tuyến đường sắt đô thị hiện có chiều dài 14 km có thể sẽ được xây thêm để nối tới thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Dự án Cát Linh-Hà Đông được bộ phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư ban đầu là hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu đô la Mỹ), sử dụng vốn vay viện trợ ODA của Trung Quốc.

Được dự kiến hoàn thành vào năm 2013, nhưng dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện - theo điều kiện ràng buộc của khoản vay - bị chậm tiến độ tới 6 năm và đội vốn hơn gấp đôi, lên thành 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu đô la).

Ở thời điểm cuối tháng 10/2019, dự án vẫn chưa hoàn thành các thủ tục đánh giá an toàn và nghiệm thu để khai thác thương mại.

"…tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến nay dự án chưa được đưa vào khai thác", báo cáo cho hay, theo các bản tin trong nước.

Nhiều người dân Việt Nam đang phản đối ý tưởng kéo dài tuyến Cát Linh-Hà Đông bằng cách bày tỏ ý kiến qua Facebook cá nhân hoặc các diễn đàn mạng xã hội như Góc nhìn Báo chí-Công dân hay Diễn đàn Nhà báo và Chính sách.

Một số người đặt câu hỏi rằng dự án gốc dài 14 km phải mất 11 năm xây dựng mà vẫn chưa đưa vào sử dụng, vậy kéo dài 20 km nữa "bao giờ dự án mới xong?". Trong khi đó, một số người khác lo ngại về thực trạng "nợ chồng lên nợ" khi dự án hiện nay còn chưa trả nợ xong, Bộ Giao thông-Vận tại lại đề xuất ra ý tưởng về dự án mới.

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến nghi ngờ rằng đây là một "chiêu trò" của một số quan chức nhằm "tham nhũng thêm", gây "gánh nặng" cho ngân sách, cho nhân dân.

Không ít người khẳng định dự án Cát Linh-Hà Đông - đang trong tình trạng chưa biết bao giờ mới có tàu chạy - là một "bảo tàng về sự thất bại, về sự bê bối" nói lên khả năng xây dựng của nhà thầu Trung Quốc lẫn về khả năng quản lý của nhà chức trách Việt Nam.

"Lũ khốn nạn", "hại nước", "hại dân" là những từ được nhiều người dùng để nói về nhà thầu và các quan chức liên quan đến dự án.

catlinh2

Một đoàn tàu trong ga thuộc tuyến Cát Linh-Hà Đông chưa đưa vào sử dụng

Facebooker Lê Dũng Vova có nhiều ảnh hưởng đưa ra lý giải với VOA về phản ứng của người dân :

"Người ta đã thấy sự bết bát trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông. Người dân quá chán ngán rồi. Dự án này làm cho người dân Việt Nam nhìn thấy cách làm của nhà thầu Trung Quốc nó quá bê bết. Và ngay cả việc quản lý của Bộ Giao thông-Vận tải và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nó giống một bê bối không thể chấp nhận được. Người dân và báo chí đều coi dự án này giống như nỗi nhục trong ngành giao thông".

Ông Dũng, người có tổng cộng 21 năm kinh nghiệm làm nhà thầu xây dựng và từng là tư vấn quản lý cho hãng Delta, Mỹ, bình luận thêm rằng ý tưởng của Bộ Giao thông-Vận tải thật "điên rồ".

Nay là nhà báo độc lập điều hành một kênh truyền hình trên mạng xã hội được nhiều người theo dõi, ông Dũng đưa ra dự đoán rằng việc kéo dài tuyến hơn gấp đôi sẽ không phải là bước đi dễ dàng :

"Tôi nghĩ rằng ý tưởng của Bộ Giao thông-Vận tải ở thời điểm này mà trình ra quốc hội thì hơi khó thông qua tại vì những cái các ông đã làm ở dự án này đang làm cho quốc hội đau đầu. Những chứng tích về dự án Cát Linh-Hà Đông giống như một bảo tàng về sự bê bối trong quản lý. Cho nên là rất khó để qua mặt được quốc hội".

Với thực trạng dự án bị chậm tiến độ nhiều năm và đội vốn lên hơn gấp đôi nếu tính bằng tiền đồng Việt Nam, hoặc gấp rưỡi nếu tính bằng đô la Mỹ, trong thời gian tới, trung bình một năm Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay, theo thông tin do Bộ Tài chính Việt Nam công bố hồi đầu năm 2018.

Trong một bài viết trên trang cá nhân hồi cuối tháng 3/2019, Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu bày tỏ rằng ông và nhiều người Việt "đau xót và căm giận khôn tả" khi nói về đường sắt Cát Linh-Hà Đông, thậm chí càng phẫn nộ, rầu lòng khi so sánh với một tuyến metro nửa ngầm nửa trên ở Jakarta, Indonesia.

Theo tìm hiểu của VOA, tuyến metro mới vận hành ở thủ đô Indonesia có chiều dài gần 16 km, xây trong 5 năm rưỡi, từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2019, với số vốn hơn 1,1 tỷ đô la vay từ Nhật.

Vị tiến sĩ có tổng cộng hơn 31.000 người theo dõi trên Facebook đưa ra thông điệp gửi đến Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể rằng "hãy tránh xa Trung Quốc", đồng thời nhấn mạnh "dính vào các nhà thầu Trung Quốc là sẽ thành phá hoại".

*****************

Xe đạp Trung Quốc "Made in Vietnam" xuất đi Mỹ (RFA, 22/10/2019)

Hơn 300 chiếc xe đạp Trung Quốc thực hiện công đoạn lắp ráp cuối cùng tại Việt Nam, gắn "Made in Vietnam" chuẩn bị xuất đi Mỹ đã bị bắt giữ tại Bình Dương. Báo trong nước đưa tin hôm nay, 22/10/2019.

vn1

Xe đạp Trung Quốc gắn xuất xứ Việt chuẩn bị xuất đi Mỹ bị bắt giữ tại Bình Dương - Photo : Báo Thanhnien

Theo đó, hôm 21/10, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan kiểm tra, phát hiện một lô hàng xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam tổng trị giá trên 26.000 USD của Công ty trách nhiệm hữu hạn xe đạp E. chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Cũng theo truyền thông trong nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn xe đạp E. là một doanh nghiệp của Trung Quốc, đã nhập toàn bộ sản phẩm linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp giản đơn cuối cùng của sản phẩm tại Việt Nam, sau đó tráo xuất xứ trước khi xuất khẩu.

Từ đầu năm nay, Bộ Công thương đã lo ngại xe đạp điện Trung Quốc gắn mác Việt xuất sang EU để né thuế. Bộ này đã trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng xe đạp điện, trong đó đặc biệt lưu ý tới khả năng xuất hiện hành vi làm giả xuất xứ Việt Nam.

VnEconomy trích khuyến nghị của Bộ Công thương rằng, "Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy và bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống lẩn tránh và phòng vệ thương mại tại một số thị trường nhập khẩu".

Hiện Trung Quốc là nước đang có chiến tranh thương mại với Mỹ. Hàng hóa Trung Quốc phải chịu thuế nặng từ Mỹ trong cuộc chiến này. Nhiều công ty Trung Quốc đã tìm cách đưa hàng vào Việt Nam và xuất sang Mỹ để tránh thuế.

*******************

Báo cáo : Người Việt Nam ít hào phóng (RFA, 22/10/2019)

Người Việt Nam được cho là ít hào phóng hơn những người dân của các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á xét theo Chỉ số Từ thiện Toàn cầu, qua đánh giá của Quỹ Viện trợ Từ thiện (Charities Aid Foundation - CAF).

vn2

Các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang chờ nhận tiền từ thiện ở chùa Liên Trì, thành phố Hồ Chí Minh. Hình chụp ngày 09/04/15. AFP

CAF, một tổ chức từ thiện phi chính phủ có trụ sở ở Anh, vừa phổ biến trong tuần rồi một bảng xếp hạng về Chỉ số Từ thiện Toàn cầu, trong đó Việt Nam xếp thứ 84 trên 128 nền kinh tế với chỉ số tổng quan là 26%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar (xếp thứ 2), Indonesia (xếp thứ 10), Thailand (xếp thứ 21), Malaysia (xếp thứ 30), Philippines (xếp thứ 33) và Singapore (xếp thứ 46).

Việt Nam chỉ được xếp hạng trên một nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á là Campuchia.

CAF đã tiến hành khảo sát hơn 1,3 triệu người của 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2018.

Kết quả khảo sát của CAF cho thấy 42% người Việt Nam sẵn sàng giúp ngời lạ, trong khi chỉ có 23% quyên tiền cho từ thiện và 12% cho biết họ dành thời gian để giúp các tổ chức từ thiện.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hồi năm ngoái, Việt Nam có 9 triệu người sống trong tình trạng rất nghèo khổ, chỉ kiếm được ít hơn 2 đô la Mỹ (USD)/ngày.

Còn theo báo cáo của Knight Frank năm 2019, Việt Nam hiện có 142 cá nhân cực kỳ giàu có với giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu USD trong năm 2018.

****************

Vì sao người Việt Nam không muốn sinh thêm con ? (RFA, 21/10/2019)

25 năm kế hoạch hóa dân số

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII trong Hội nghị lần thứ 4, vào hôm 14/01/1993 đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những nguyên nhân chính mà chính sách này được ban hành là do vào thời điểm đó Việt Nam đứng đầu Châu Á về tỷ lệ nạo, phá thai ; đồng thời giải quyết vấn đề phân bổ dân số, nâng cao chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

vn3

Một khẩu hiệu kế hoạch hóa dân số ở Việt Nam. Courtesy : giadinhvanhoa.com.vn

Người Việt Nam rất coi trọng việc sinh con để duy trì nòi giống và luôn quan niệm con cháu là phúc đức Trời ban cho. Mặc dù từ ngàn xưa dân gian luôn cho rằng "trời sanh voi sanh cỏ", nhưng bởi do quan điểm "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô", đã góp phần không nhỏ khiến cho Việt Nam có tỷ lệ nạo, phá thai cao nhất ở Châu Á cách đây từ hơn 2 thập niên qua.

Thế nhưng, kể từ khi Việt Nam ban hành chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình với khắp nơi nơi từ thành thị đến nông thôn ngập tràn các biển khẩu hiệu "Kiên trì thực hiện mục tiêu mỗi gia đình chỉ có từ một tới hai con", "Con gái hay con trai đều là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình", "Dù gái hay trai chỉ hai là đủ"…cùng nhiều chương trình tuyên truyền khác dần dà làm thay đổi quan điểm sinh nhiều con của người Việt Nam. Đặc biệt, giới công nhân viên chức, nếu sinh hơn hai con thì họ không được xét duyệt lao động tiên tiến mỗi cuối năm.

Theo số liệu Tổng cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình, thuộc Bộ Y tế ghi nhận, trong hơn 20 năm thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam hạn chế được hơn 27 triệu người và trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở chỉ sinh 2,1 con.

Từ năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già dân số.

Bộ Y tế đã soạn thảo một Dự luật Dân số mới và cho biết các chuyên gia đề xuất nới lỏng chính sách sinh hai con trong Dự thảo luật này, theo đó các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con sẽ sinh, thời gian và khỏang cách giữa các lần sinh và Chính phủ quy định giảm sinh ở những tỉnh thành có mức sinh cao, ngược lại khuyến khích các vợ chồng sinh đủ 2 con ở vùng có mức sinh thấp.

Tâm lý ngại sinh con

Đài RFA ghi nhận trong nhịp sống chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình Việt Nam thực hiện đổi mới theo chủ trương "công nghiệp hóa-hiện đại hóa", dân chúng tại Việt Nam cũng bị thay đổi tâm lý ngại sinh con giống như một số quốc gia công nghiệp trên thế giới, gần nhất là các quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Một Tiến sĩ trong ngành giáo dục, không muốn nêu tên, cư ngụ tại Sài Gòn nói với RFA rằng ở độ tuổi ngoài 40, có hai đứa con gái nhỏ là quá đủ cho gia đình ông, và quyết định không sinh thêm con của vợ chồng ông không phải là trường hợp cá biệt. Vị Tiến sĩ ẩn danh chia sẻ thêm :

"Hồi xưa, quan niệm của những người bà mà mình từng quen biết thì cho rằng đẻ cho hết trứng. Thậm chí nói như vậy đó. Còn bây giờ gần như không có khái niệm là người ta muốn đẻ nhiều. Có thể là do áp lực cuộc sống. Không biết nếu cuộc sống thoải mái thì người ta có muốn đẻ không nhưng mình đi mình gặp toàn những con người bận rộn với công việc thì người ta không muốn đẻ nhiều. Tất nhiên, cũng có nhiều người thích có con đồng thì vui nhưng mà không có thời gian ; nhất là người lớn tuổi nữa, cứ nghĩ bây giờ đẻ con ra mà mình già rồi còn con nhỏ xíu thì rất tội nghiệp cho con".

Bà An, một người mẹ U40 của hai cậu con trai nhỏ cũng ở Sài Gòn cho biết áp lực cuộc sống mà bà đang rất vất vả vừa đi làm vừa phải chăm con, trong khi việc thuê mướn người giúp việc vừa ý thay mình chăm sóc con cái không phải là điều dễ dàng. Bà An cho biết :

"Cực lắm ! Nuôi đứa con bây giờ đủ thứ chuyện hết. Đưa đón đi học, lớn lên một chút thì tôi suốt ngày ở ngoài đường thôi. Đưa đi, rước về. Ăn uống…Hồi xưa đâu có học thêm nhiều như bây giờ. Hè thì cứ học suốt. Phải tranh thủ từng chút một mới có thời gian cho con đi chơi. Không học thì con không chịu vì con sợ không bằng bạn bè".

vn4

Một phụ nữ chở hai con dưới trời mưa ở Huế. Hình chụp ngày 27/04/19. AFP

Đài RFA cũng tìm kiếm trao đổi với một số gia đình được hai bên nội, ngoại hỗ trợ trong việc phụ giúp nuôi con. Chúng tôi cũng được nghe bà Lê Thị Năm, một giáo viên về hưu ở Cần Thơ, hiện giúp hai con gái đưa rước hai đứa cháu ngoại đi học mỗi ngày nói rằng :

"Ông bà ngày xưa có con là sanh đẻ được bao nhiêu thì cứ đẻ, nhưng mà cái chuyện là nuôi nỗi hay không. Tại vì bây giờ một đứa đi học cũng tốn tiền nhiều lắm. Đúng ra là với khả năng kinh tế thì không nên sanh nhiều, mới nuôi con được trọn vẹn".

Cô giáo nghỉ hưu Lê Thị Năm còn nhấn mạnh tuy mình từng sinh nở và nuôi dạy 3 đứa con khôn lớn trong thời kỳ bao cấp khó khăn hơn cuộc sống hiện tại rất nhiều, tuy nhiên với cuộc sống tất bật như bây giờ và với nhiều áp lực như công việc, kinh tế, thời gian, và cả sự chịu đựng đau đớn, vất vả của người phụ nữ thì cô giáo Năm không khuyến khích con của mình sinh thêm đứa thứ hai, dù bà sẵn sàng giúp đỡ trông cháu. Cô giáo Năm tâm tình :

"Nói vậy chứ mình đâu có sống hoài để tiếp con cháu được đâu. Tới một ngày nào đó rồi không còn sức khỏe nữa hay chết rồi thì cũng đâu có phụ giúp nuôi được. Cho nên do mấy đứa con tụi nó liệu thôi".

Vẫn không muốn sinh thêm dù được hỗ trợ ?

Tổng cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình tiến hành một cuộc khảo sát, lấy ý kiến về mong muốn sinh con của người Việt Nam. Và trên trang điện tử của cơ quan này tính đến chiều ngày 24/09/19 cho thấy có 14.400 ý kiến với hơn 49% muốn có 2 con, gần 43% mong có 3 con trở lên, 5,09% muốn có 1 con và hơn 1,5% không muốn sinh con.

Vào hôm 27/9 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, ông Nguyễn Doãn Tú trong một cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ Online cho biết hiện Tổng cục Dân số Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích sinh con, chẳng hạn như phụ nữ ở khu vực sinh con thấp được tăng thời gian nghỉ khi sinh con hay có trợ cấp xã hội ; khu công nghiệp hay khu chế xuất quy mô ở một mức độ nào đó thì bắt buộc có nhà trẻ, trường học… Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 cũng có nhiều thay đổi và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/19, như khi vợ sinh con thì chồng được hưởng trợ cấp và nghỉ chế độ thai sản nhiều hơn trước đây.

Mặc dù vậy, tại những khu vực được ghi nhận là vùng có tỷ lệ sinh con thấp như thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, qua tìm hiểu, chúng tôi được các gia đình, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh con không tỏ ra phấn khởi trước những chính sách khuyến khích sinh con của Nhà nước.

Bà An còn nhấn mạnh bản thân muốn sinh thêm con nếu có điều kiện, nhưng :

"Nếu được ở nhà thì tôi sẽ sanh nữa, vì tôi thích em bé, thích có con. Nhưng mà mình sợ xã hội bây giờ bị nhiều bệnh do thực phẩm, thức ăn không an toàn nên lo sợ không biết nuôi con có tốt không ? Vậy mà sợ, không dám sanh. Đủ thứ bệnh hết trơn. Sanh đứa con nhỏ mà hôm nay sốt, mai sốt là thấy lo rồi. Chứ còn như mình sống ở một xã hội sạch sẽ hơn, hiện đại hơn thì có thể cân nhắc việc sanh thêm con được dễ. Đằng này ở đây thì môi trường ô nhiễm cũng nhiều, thực phẩm cũng không an toàn, bệnh hoạn…Thôi, không dám sanh đâu. Sanh ra tội nghiệp nó".

Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân hồi trung tuần tháng 9 đã tuyên bố rằng "Nếu người phụ nữa không sinh được hai con thì đất nước đó sẽ ngày càng chao đảo".

Báo giới Việt Nam vào trung tuần tháng 10 còn đồng loạt đăng tải cảnh báo của các nhà khoa học dự báo tốc độ già hóa dân số của Việt Nam sẽ tăng thuộc hàng nhanh nhất thế giới và Việt Nam chỉ mất khoảng 20-22 năm để chuyển từ "giai đoạn già hóa dân số" sang "giai đoạn dân số già".

Published in Việt Nam

Hơn 1.200 đối tượng tội phạm Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài (RFA, 05/08/2019)

Bộ Công an cho biết, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có hơn 1.200 đối tượng tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 người đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ.

vn1

Ảnh minh họa. AFP

Báo trong nước đưa tin hôm 5/8/2019, trích dự thảo báo cáo của Bộ công an Tổng kết thi hành pháp luật về dẫn độ.

Theo báo cáo, tính đến hết tháng 5/2019, có 317 đối tượng có lệnh truy nã đỏ của Interpol lẩn trốn vào Việt Nam, trong khi đó có hơn 1.200 đối tượng tội phạm trong nước bỏ trốn ra nước ngoài.

Cũng theo báo cáo này, Bộ Công an đã lập và chuyển 35 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gồm 21 yêu cầu dẫn độ theo các hiệp định song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Úc, Séc ; 14 yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại với Anh, Hồng Kông, Nhật Bản, Thụy Điển.

Tính đến tháng 7, Việt Nam là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương, 11 hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quy định về dẫn độ và 12 hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn độ.

Bộ Công an nhận định số lượng người nước ngoài đến Việt Nam và số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng và dự báo số lượng tội phạm từ Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài, tội phạm từ nước ngoài lẩn trốn vào Việt Nam, người nước ngoài bị kết án tại Việt Nam và ngược lại có xu hướng gia tăng. Do đó Bộ Công an kiến nghị Quốc hội sớm ban hành đạo luật chuyên biệt về dẫn độ trên cơ sở tách quy định về dẫn độ trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007 ; xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong hoạt động dẫn độ và xác định, phân định lại cơ quan quản lý nhà nước về dẫn độ…

Riêng về Luật tương trợ tư pháp 2007, Bộ Công an đánh giá nhiều quy định không phù hợp với các điều ước quốc tế có quy định về dẫn độ cũng như không phù hợp với thông lệ pháp lý quốc tế. Nhiều trường hợp chưa được quy định trong luật dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền khó khăn, lúng túng trong xử lý.

****************

Giảm phụ thuộc nguồn vải từ Trung Quốc, ngành dệt may Việt Nam sẽ thu lợi hàng tỉ đô (RFA, 05/08/2019)

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 3,8 tỉ USD mua vải từ Trung Quốc, tăng hơn 10 % so với năm ngoái, khiến Trung Quốc hiện đang là quốc gia cung cấp vải may mặc lớn nhất cho Việt Nam với 60% tổng lượng vải may mặc nhập khẩu.

vn0

Các công nhân tại một xưởng dệt ở Hà Nội ngày 24/5/2019. AFP

Truyền thông trong nước loan tin ngày 5 tháng 8 cho biết nước đứng thứ nhì cung cấp vải may mặc cho Việt Nam là Hàn Quốc với 16% tổng lượng, kế tiếp là Đài Loan với 12% tổng lượng, và cuối cùng là Nhật chiếm 5,8%.

Báo Thanh Niên đưa tin, trong nửa đầu năm 2019, nhóm hàng vải may mặc các loại nhập khẩu vào Việt Nam đạt hơn 6,5 tỉ USD, chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước.

Theo đó, với tỷ lệ vải nhập từ nước ngoài lớn như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tận dụng được ưu đãi về thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU tại TP.HCM cuối tháng 7 qua cho rằng vướng mắc lớn nhất của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam là nguồn nguyên liệu vải phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, quốc gia không phải là thành viên EVFTA.

Theo EVFTA, để được cắt giảm thuế, nguyên liệu ngành may mặc phải đảm bảo được xuất xứ. Quy tắc cộng gộp của EVFTA chỉ chấp nhận sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng vải phải được làm từ Việt Nam.

Cũng theo ông Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu giảm phụ thuộc vải từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ thu hàng tỉ USD lợi từ đơn hàng dệt may của EU trong tương lai gần.

Ông Vũ Đức Giang cũng cho rằng chính phủ và các địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung bị thiếu hụt.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chỉ ra thực trạng các địa phương lo ngại ô nhiễm môi trường đối với các dự án dệt, nhuộm hiện nay, nhưng mặt khác cũng tin tưởng có những nhà đầu tư công nghệ tiên tiến cho việc xử lý nước thải dệt, nhuộm.

***************

Hải quan Hải Phòng bắt giữ một container hàng Trung Quốc dán nhãn "Made in Vietnam" (RFA, 05/08/2019)

Chi cục Hải quan cửa khẩu Hải Phòng vừa bắt giữ một container chứa lô sản phẩm linh kiện điện thoại di động nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại gắn nhãn là hàng Việt Nam, với dòng chữ "Made in Vietnam" ghi trên bao bì.

vn3

Chi cục Hải quan Hải Phòng bắt giữ một container chứa lô sản phẩm linh kiện điện thoại di động nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng dán nhãn "Made in Vietnam". Courtesy : haiquanonline.com.vn

VTC News vào ngày 5 tháng 8 cho biết vụ bắt giữ này được tiến hành trong cùng ngày.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Hải Phòng cho biết cụ thể lô hàng vừa bị bắt giữ thuộc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hoàng Bảo IMEX, có trụ sở tại thành phố Lạng Sơn nhập khẩu ủy thác cho một doanh nghiệp ở Hà Nội.

Công ty Hoàng Bảo IMEX được nói là làm giấy tờ nhập khẩu lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc ; tuy nhiên thông tin in trên bao bì của sản phẩm là hàng Việt Nam và còn có thông tin bảo hành của một doanh nghiệp trong nước.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Hải Phòng được VTC News dẫn lời cho biết lô hàng này được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% vì trên giấy tờ khai xuất xứ từ Trung Quốc và khi doanh nghiệp bán hàng ra thị trường thì lại được hoàn thuế giá trị gia tăng 10% vì nhãn hàng ghi xuất xứ Việt Nam.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Hải Phòng nhấn mạnh đây là một hình thức doanh nghiệp gian lận và chiếm dụng hàng trăm triệu đồng tiền thuế.

Trong thời gian gần đây, truyền thông quốc nội loan tin cơ quan Hải quan Việt Nam bắt giữ hàng chục lô hàng Trung Quốc dán mác "Made in Việt Nam", tạm nhập vào Việt Nam và tái xuất sang các thị trường khác trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ nhằm tránh mức thuế quan cao trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra căng thẳng.

Published in Việt Nam