Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/01/2020

Máu đổ, mạng vong, chính quyền Hà Nội quyết tâm chiếm đất Đồng Tâm

Tổng hợp

Giải tỏa đất đai tại Đồng Tâm : Ba công an, một người dân thiệt mạng (RFI, 09/01/2020)

Vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, Hà Nội đã dẫn đến chết người hôm 09/01/2020, với tổng cộng 4 người thiệt mạng, gồm 3 công an và 1 người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên, có những thông tin trái ngược nhau về vụ việc.

dongtam1

Ảnh tư liệu : Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường vào làng chống chính quyền cưỡng chế giải tỏa đất đai hôm 20/04/2017. STR / AFP

Theo thông báo của Bộ Công an, sáng nay, khi "một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng" đang xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, Hà Nội, thì đã bị "một số đối tượng có hành vi chống đối", tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... Hậu quả là có ba công an "hy sinh", và một "đối tượng chống đối" chết, nhưng Bộ Công an không nói rõ ba công an này đã thiệt mạng như thế nào.

Bản thông cáo của Bộ Công an cho biết các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ "các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật". Tuy nhiên, thông cáo không nói rõ vì sao những người này chống đối việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn.

Bạo động do tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, có công an bị chết trong một vụ tranh chấp như vậy. Một điểm đáng chú ý khác, đó là lần này chính quyền đã thông tin về vụ việc nhanh chóng một cách bất thường.

Vấn đề là theo các thông tin và hình ảnh do người dân Đồng Tâm phổ biến trên mạng Facebook, thì vụ việc xảy ra không giống như thông cáo của Bộ Công an. Cụ thể, vào lúc 4 giờ sáng, lực lượng cảnh sát cơ động khoảng 1.000 người đã đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, chặn các ngõ vào và bao vây nhà những người có vai trò chủ chốt trong vụ tranh chấp đất đai, ném hơi cay, lựu đạn cao su vào, rồi đánh đập nhiều người, kể cả người già và trẻ em. Người dân đã đáp trả bằng gạch đá, bom xăng.

Tuy nhiên, hiện giờ không thể phối kiểm thông tin của cả hai bên, vì chưa thể liên lạc trực tiếp với người dân Đồng Tâm.

Theo hãng tin AFP, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch kêu gọi tiến hành điều tra để "biết tường tận chuyện gì đã xảy ra" và để cho các nhà quan sát không thiên vị (phóng viên, nhà ngoại giao và quan chức Liên Hiệp Quốc) được tiếp cận hiện trường một cách không giới hạn.

Thanh Phương

********************

Đồng Tâm đổ máu : Chính quyền Việt Nam có còn là ‘của dân, do dân, vì dân’ ? (RFA, 09/01/2020)

Máu đổ, chết người !

Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đất canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh là thuộc sân bay Miếu Môn, đất quốc phòng ; người dân Đồng Tâm đã khẳng định :

"Nếu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cố tình vào cướp đất của người dân Đồng Tâm thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu và cũng sẵn sàng hủy diệt kẻ nào dám vào cướp đất".

"Dân Đồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh".

dongtam2

Hàng trăm Cảnh sát cơ động được huy động đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội vào đêm rạng sáng ngày 09/01/2020. Courtesy : Netizen photo

Những lời tuyên bố này thành hiện thực vào đêm rạng sáng ngày 9/1/2020, khi hàng trăm Cảnh sát cơ động được huy động đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để bắt giữ một số người dân dẫn đến vụ đụng độ nẩy lửa làm ít nhất 1 người dân và 3 cảnh sát thiệt mạng theo thông tin chính thức từ Bộ Công an.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thuộc Nhóm Luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng vào tối cùng ngày, qua ứng dụng messenger cho RFA biết rằng ông thật sự bị sốc trước thông tin vừa nêu. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chia sẻ :

"Sốc vì phía chính quyền đã chĩa súng về người dân, sử dụng bạo lực, hoả lực, vũ khí quân dụng đối với người dân…Họ xem người dân là kẻ thù, là đối tượng cần triệt hạ. Một bức tranh quá ảm đạm và những hành xử đáng phẫn nộ".

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do là ông cảm thấy rất đau buồn về những gì đang diễn ra ở Đồng Tâm :

"Sự thực mà nói kết quả này rất đáng buồn vì những câu chuyện đất đai mà lại dẫn đến có người phải hy sinh tính mạng. Tôi cho rằng rất đáng buồn và rất đáng tiếc đã xảy ra như vậy. Nhưng mà tôi cho rằng đây là vụ việc đã được xem xét khá dài ngày và cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tôi thì cũng cần phải biết chi tiết sự việc xảy ra như thế nào. Nếu giả sử như gọi là chưa vận động đủ người dân thì lại là một câu chuyện khác. Còn nếu đã vận động tốt rồi, đã làm rõ mọi việc về ranh giới, về quyền đối với đất đai mà xảy ra do những người bị quá nông nỗi, không hiểu biết pháp luật thì phải nói thật rằng những người đã sử dụng vũ khí tự tạo để xảy ra những tình huống như vậy thì dù muốn hay không muốn cũng là trái pháp luật".

Dư luận phẫn nộ tột cùng

Đài RFA ghi nhận "Khủng hoảng Đồng Tâm", theo cách gọi của Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung dường như chưa bao giờ lắng dịu kể từ khi người dân xã Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin hồi trung tuần tháng 4 năm 2017, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Vụ việc xảy ra khi chính quyền thành phố điều cảnh sát đến cưỡng chế khu đất 59 héc-ta đất ở đồng Sênh mà người dân coi là đất canh tác còn chính quyền một mực khẳng định là đất quốc phòng.

Vụ việc chỉ tạm lắng xuống khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đến Đồng Tâm đối thoại, hứa hẹn thanh tra và không truy tố những người phản đối cưỡng chế.

Trong suốt hơn hai năm qua, không chỉ người dân Đồng Tâm mà dư luận cùng trông đợi Chính quyền Việt Nam sẽ giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng đất đai tại xã Đồng Tâm được "hợp lòng dân, vừa ý Đảng" như theo tinh thần của chính những người nông dân xã Đồng Tâm, đồng thời mang lại niềm tin cho những người dân khiếu kiện đất đai về thực tâm của Nhà nước Việt Nam thượng tôn pháp luật, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ trong vấn đề đất đai.

Thế nhưng, "Khủng hoảng Đồng Tâm" trong mấy ngày qua lại gây bùng lên sự phẫn nộ đến tột cùng khi lực lượng vũ trang nhân dân chĩa súng về phía người dân.

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo bức xúc nói :

"Chuyện ở Đồng Tâm mà đem lực lượng vũ trang nhân dân, không chắc chắn có quân đội mà chỉ có cảnh sát cơ động thôi. Nhưng dù sao lực lượng đó dùng súng bắn đạn hơi cay, ném lựu đạn khói… vào người dân như thế thì đó là một việc làm rất tàn bạo, phản lại bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân và cũng phản lại mục tiêu và khẩu hiệu ban đầu của cách mạng ‘ruộng đất cho người cày-chiến đấu vì nhân dân’ rồi để cuối cùng đàn áp dân. Chuyện đó là vô lý".

Nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại vụ việc Chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đưa lực lượng vũ trang đến cưỡng chế 19 héc-ta đất đầm nuôi tôm của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, ở Cống Rộc hồi tháng 5 năm 2012. Vụ cưỡng chế này cũng vấp phải phản ứng mạnh từ người dân khiến 4 công an và 2 quân nhân bị thương. Nhà báo Võ Văn Tạo nhấn mạnh :

"Ông Lê Đức Anh trước đây là Bộ trưởng Quốc phòng đã trả lời một bài phỏng vấn dài và được báo chạy tít là ‘Cưỡng chế đã sai mà dùng quân đội cưỡng chế lại càng sai’. Thời ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Chính ủy Quân khu IV, cũng có một bài trả lời trên báo đã phản đối quân đội đi cưỡng chế, cho rằng mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền cũng là mâu thuẫn giữa ‘ta với ta’ chứ không phải giặc ngoại xâm thì không bao giờ được phép đem lực lượng vũ trang nhân dân ra đối đầu với nhân dân".

dongtam3

Khu đất Vườn Rau Lộc Hưng tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị cưỡng chế vào ngày 4 và 8/1/2019. Courtesy : Netizen photo

Dùng vũ lực với ngụ ý gì ?

Trên mạng xã hội, bên cạnh thông tin về vụ đụng độ vũ lực giữa chính quyền địa phương và người dân Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1, không ít người nhắc đến các vụ cưỡng chế đất đai ở Đắk Nông hồi năm 2016 khiến 3 người chết. Người nông dân nổ súng bảo vệ đất bị nhận án tử hình.

Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận rằng dù xã hội phản kháng mạnh mẽ đến mức nào đối với vấn đề đất đai tại Việt Nam mà Chính quyền Việt Nam vẫn dùng biện pháp vũ lực để cưỡng chế đất đai, là do :

"Có thể vì động cơ tham lam hay vì muốn tỏ ra tính hiếu thắng, nghĩa là không thua dân, nhà nước và chính quyền luôn luôn phải đúng, phải đè bẹp mọi ý chí phảng kháng của người dân. Đây được gọi là bệnh kêu ngạo cộng sản dẫn đến bất chấp mọi đạo lý".

Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài thay mặt cho Hội Anh Em Dân Chủ công bố "Bản lên án tội ác của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam" trong vụ Đồng Tâm.

Trong bản lên án vừa nêu, ghi rõ "Hành động dùng cảnh sát vũ trang, binh lính và vũ khí hiện đại tấn công để bắt và giết hại dân thường nhằm mục đích cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là vô cùng tàn bạo, độc ác và vô nhân tính. Không có một chính quyền nào trên trái đất này thực hiện hành vi tội ác với đồng bào của mình như vậy.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định với RFA về biện pháp sử dụng vũ lực của Chính quyền Hà Nội trong việc cưỡng chế đất đai trên lãnh thổ Việt Nam

"Họ muốn răng đe người dân rằng Chính quyền cộng sản cương quyết đập tan hay đàn áp tất cả những sự đối lập của người dân ở trong nước khi dám đứng lên thách thức quyền lực của họ trong việc giữ đất đai".

Qua vụ việc đang diễn ra ở Đồng Tâm, một giáo dân ở làng đạo Thạch Bích, thành phố Hà Nội tâm tình rằng bà con làng đạo đang khiếu nại đất đai với chính quyền địa phương tỏ ra sợ hãi :

"Theo quan điểm của tôi thì thấy là chính quyền gần như người ta áp đặt một cái gì đó thì người dân đều phải theo và tất nhiên một số bà con sợ".

Mặc dù vậy, đa số những dân oan như ở Dương Nội, Thủ Thiêm hay Lộc Hưng, những nơi đã từng bị cưỡng chế bằng vũ lực các năm qua, khẳng định rằng tâm lý sợ hãi sẽ bị lấn át khi người dân quyết tâm đòi công lý. Điều này sẽ khiến những nạn nhân mạnh mẽ hơn để đương đầu chống lại, thậm chí "hy sinh cả tính mạng" như tuyên bố của người dân Đồng Tâm.

Luật Đất đai cần được nhanh chóng sửa đổi

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc từng khẳng định Luật Đất đai hiện hành ở Việt Nam là yếu tố quan trọng khiến cho "Việt Nam trở thành cường quốc dân oan" và chỉ khi nào Luật Đất đai được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội, bằng không vấn nạn khiếu kiện đất đai sẽ không bao giờ được giải quyết dứt điểm.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, là người có nhiều đóng góp cho ngành quản lý đất đai Việt Nam cũng như đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003, cho RFA biết bản thân ông hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc :

"Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi cũng là người đưa ra nhiều ý kiến đề nghị phải sửa gấp Luật Đất đai, nhất là về cơ chế nhà nước thu hồi đất được áp dụng và thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất. Quan điểm của tôi thì cho rằng việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng chỉ khoanh lại như thế thôi. Thế còn những câu chuyện thu hồi để cho các dự án đầu tư mang lại những lợi nhuận, trong đó có lợi nhuận tư nhân của doanh nghiệp thì cần phải có những cơ chế khác chứ không nên áp dụng ơ chế nhà nước thu hồi đất. Quan điểm của tôi như thế thì mới tạo được ổn định xã hội và đảm bảo được quyền của người đang sử dụng đất".

Giáo sư Đặng Hùng Võ nhấn mạnh rằng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo liên quan vấn đề sửa đổi Luật Đất đai từ đầu năm 2016. Thế nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa thấy văn bản dự thảo cho việc sửa đổi Luật Đất đai được đưa ra lấy ý kiến.

Trong khi đó, giới quan sát tình hình Việt Nam khẳng định rằng qua vụ việc mới nhất đang xảy ra ở Đồng Tâm, là minh chứng rõ ràng rằng Nhà nước Việt Nam không còn là "của dân, do dân, vì dân" nữa, mà theo nhà báo Võ Văn Tạo là "coi dân như rơm như rác", hay như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng tuyên bố rằng "Chính quyền Việt Nam là một chính quyền hèn với giặc-ác với dân".

******************

Hà Nội : 1 người dân và 3 cảnh sát chết trong vụ đụng độ ở xã Đồng Tâm (RFA, 09/01/2020)

Công an thành phố Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 đem hàng trăm Cảnh sát cơ động về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội, để bắt giữ một số người dân dẫn đến vụ đụng độ nẩy lửa làm ít nhất 1 người dân và 3 cảnh sát thiệt mạng.

dongtam4

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cơ động đang tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày 9/1/2020. (trái). Người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 công an làm con tin rồi thả ra sau đó khi ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung có mặt tại địa phương để đối thoại với người dân hồi tháng 4/2017 (phải). RFA edited

Ngoài ra, một người dân khác cũng bị thương trong vụ việc nhưng không rõ tình trạng hiện nay như thế nào.

Đông Tâm là điểm nóng tranh chấp đất giữa người dân địa phương và chính quyền kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm. Chính quyền địa phương đã từng đưa lực lượng công an đến tìm cách cưỡng chế một khu đất của người dân Đồng Tâm vào năm 2017 nhưng không thành.

Lúc khoảng 10 giờ sáng ngày 9/1, phóng viên Đài Á Châu Tự Do liên lạc được với một phụ nữ không nêu danh tính vừa trốn thoát từ xã Đồng Tâm và cho biết vụ việc như sau :

"Họ ném bộc phá, ném hơi cay, ném đủ thứ… Bây giờ đánh sập nhà ông Kình rồi, thế nên là nó bắt được người đi rồi.

Đại loại từ lúc đấy đến giờ, trong nhà đấy lúc tối khoảng độ hơn 20 người ở trong đấy, nhưng bây giờ cháu nội của ông Kình đã bị bắt. Họ bắt mất 2 vợ chồng, 2 đứa con.

Thằng cháu nội bị bắn gãy tay thì nó bắt được, còn cái đứa dâu đấy thì nó mới đẻ tầm 3, 4 tháng thôi. Bây giờ nó ở nhà trông con thì nó bắt cả 2 đứa con với cái đứa đấy.

Lê Đình Quang cũng bị bắt. Lê Đình Quang nhảy xuống định chạy nhưng bị chó nghiệp vụ nó vồ, bị đánh, bị bắt rồi".

Người phụ nữ sau khi kể xong vụ việc thì vội vã tắt máy do lo ngại công an sẽ định vị được nơi ở của cô.

Ông Lê Đình Kình là một người được coi như thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm trong việc bảo vệ đất của người dân, chống cưỡng chế.

Phóng viên RFA gọi cho trực ban công an huyện Mỹ Đức, tuy nhiên người phụ nữ trực máy cho biết không có vụ việc gì xảy ra tại địa phương.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trưa ngày 9/1 đưa lên một bản tin ngắn xác nhận có 3 công an và 1 người dân qua đời sau vụ việc.

Trích nguyên văn : "Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hi sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.

Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật".

Bộ công an cũng nói rằng, các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.

Tuy nhiên, các đoạn clip do người dân đưa lên vào rạng sáng ngày 9/1 lại cho thấy hiện trường vụ đụng độ xảy ra ở thôn Hoành, cách trường bắn Miếu Môn của quân đội hơn 3 km, không phải là nơi xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn.

Một đoạn video ghi lại vụ việc cho thấy, tiếng nổ và ánh sáng chói lóa vang lên không dứt từ cổng Thôn Hoành không biết từ bên nào bắn ra, nhưng người quay clip cho biết là do cảnh sát bắn vào.

Các số điện thoại của người dân Đồng Tâm sau khi kêu cứu với một số nhà hoạt động vào rạng sáng 9/1/2020 sau đó đều không thể liên lạc được.

*****************

Đụng độ cưỡng chế đất Đồng Tâm : ít nhất 3 công an, 1 người dân chết (VOA, 09/01/2020)

Sáng ngày 09/01, người dân ti khu vực xã Đng Tâm, huyn M Đc, Thành phố Hà Nội đã phn đi lc lượng cưỡng chế đt đai trong mt v đng đ khiến 3 công an và 1 người dân đa phương chết, cùng mt s b thương. Theo tin ca Bộ Công an.

dongtam5

Cảnh sát cơ đng có mt t sáng sm ngày 09/01/2020. Photo Dong Tam TV.

Bộ Công an Vit Nam loan tin : "Mt s đi tượng có hành vi chống đi, s dng lu đn, bom xăng, dao phóng... tn công lc lượng chc năng, chng người thi hành công v, gây ri trt t công cng, dn đến hu qu 3 cán b chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đi tượng chng đi chết, 1 đi tượng b thương".

Anh Trịnh Bá Tư, nhà hot đng đt đai Hà Ni, nói vi VOA : "Đây là mt v cưỡng chế cc kỳ hung bo khi mà chính quyn huy đng đến 3 ngàn cnh sát cơ đng, công an và cán b đến uy hiếp người dân t na đêm hôm 8/1".

"Từ nhiu ngày trước công an đã bao vây làng Đồng Tâm h phát đi thông tin là s đàn áp người dân.

"Rạng sáng nay, khong 2 gi sáng bà con cho biết các lc lượng đã vây kín Đng Tâm và đến khong 4 gi sáng có khong 3 ngàn cnh sát cơ đng đã tn công, chia ct người dân thành các nhóm nhỏ, tiến vào bt nhng th lĩnh ca nhóm, làm gãy cánh tay ca anh Lê Đình Công, con trai ca ông Lê Đình Kình.

"Họ bt đi 10 người và đánh đp nhiu người khác, bao gm c người già, ph n và tr em".

Anh Trịnh Bá Tư cho biết, trong s nhng người b bt có anh trai ca anh là Trịnh Bá Phương, cùng mt s thành viên trong gia đình ông Lê Đình Kình, người có 57 tui Đng, hin được xem là "th lĩnh tinh thn" ca người dân Đng Tâm.

Luật sư Trn Đình Dũng mô t trên Facebook cá nhân : "T m sáng lc lượng cnh sát lên con s nhiu trăm người tiến v Đng Tâm, như mt cuc hành quân "đánh úp, bt ng, thn tc" trong giáo trình đánh gic".

Nhà báo Trần Đình Thu viết trên Facebook ti ngày 9/1 : "Vic nhà cm quyn cho phép mt đơn v quân đi bao vây và gii quyết vn đ, dù dưới góc đ nào cũng không th chp nhn. Quân đi không phi là cơ quan t tng trong vic gii quyết các v tranh chp".

Ông Thu viết tiếp : "Ngay sau đó, li cm báo chí tác nghip và bt buc ch đưa tin theo thông tin ca B công an là mt s vi phm Lut báo chí trắng trn mà chính Quc hi đã ban hành".

Trong khi đó, báo Thanh Niên trích lời người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam khng đnh, các phóng viên nước ngoài mun tác nghip ti Đng Tâm thì cơ quan có thm quyn s "xem xét".

"Đối vi các cơ quan báo chí nước ngoài khi tác nghip ti Vit Nam cn tuân th các quy đnh ca Vit Nam. Yêu cu ca báo chí nước ngoài đưa tin ti Đng Tâm s được cơ quan có thm quyn xem xét", bà Lê Th Thu Hng tr li báo gii chiu ngày 9/1.

dongtam3

Cảnh sát chn li vào xã Đng Tâm. Photo Dan Tri/VTV

Nhà hoạt đng Trnh Bá Tư nói :

"Đây là vụ vic đc bit nghiêm trng. Đây là mt xung đt rt ln gia người dân và chính quyn khi các nhóm li ích cu kết vi nhau đ thu hi hoc cướp trng đt đai ca người nông dân. V vic sáng nay là đỉnh điểm ca xung đt".

Luật sư Trn Đình Dũng nhn đnh : "Biến c Đng Tâm ( thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, Hà Ni) bt ngun t tranh chp đt đai kéo dài nhiu năm và tr thành đim nóng khi người dân xã Đng Tâm cho rng, hàng chc ha đt đng Sênh được quyết đnh giao cho Tp đoàn Viettel thc hin d án là đt nông nghip ca xã ch không phi đt quc phòng".

Theo Bộ Công an, t ngày 31/12/2019, mt s đơn v ca B Quc phòng phi hp vi lc lượng chc năng xây dng tường rào bo v Sân bay Miếu Môn, thành ph Hà Ni theo kế hoch.

Truyền thông Vit Nam cho biết trong quá trình xây dng tường rào, sáng 9/1/2020, "mt s đi tượng có hành vi chng đi, s dng lu đn, bom xăng, dao phóng... tn công lc lượng chc năng".

Căng thẳng Đng Tâm bắt ngun t vic 4 người dân nơi đây b bt đ phc v điu tra v án "Gây ri trt t công cng" liên quan đến gii ta đt đai trên đa bàn năm 2017.

Ngày 15/4/2017, người dân Đng Tâm đã bt gi 38 công an và cán b đa phương làm con tin. Cui tháng 7/2017, Thanh tra Thành phố Hà Nội ban hành kết lun thanh tra v đt đai Đng Tâm, theo đó khng đnh "toàn b din tích đt sân bay Miếu Môn thuc đa gii hành chính xã Đng Tâm là đt quc phòng".

Ngay hôm 9/1, Tổ chc Theo dõi Nhân quyn Quc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyn Vit Nam phi m mt cuc điu tra công khai và khách quan v v đng đ gia người dân và công an ti xã Đng Tâm khiến ít nht 4 người chết.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc ph trách khu vc Châu Á ca HRW viết trong thông cáo : "Giới chc Vit Nam cn tiến hành mt cuc điu tra minh bch và khách quan v nhng v vic này đ tìm được gc r ca vn đ, ai là người chu trách nhim cho v bo lc, liu cnh sát có s dng vũ lượng quá mc. Nhng người s dng bo lc phải chịu trách nhim".

HRW cũng kêu gọi chính quyn Vit Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoi giao và các quan chc thuc LHQ đến tìm hiu tình hình Đng Tâm và giám sát vic điu tra v vic ca chính phủ.

***************

HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm (RFA, 09/01/2020)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 9/1 đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến ít nhất 4 người chết vào sáng sớm cùng ngày.

dongtam7

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cơ động đang tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày 9/1/2020. Courtesy of Citizen. RFA edited.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo : "Giới chức Việt Nam cần tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm".

HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo vào ngày 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết vụ việc Đồng Tâm đã được báo Việt Nam và Bộ Công an đăng tải.

"Hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam cần tuần thủ các quy định liên quan của Việt Nam, yêu cầu của báo chí nước ngoài sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét", bà Hằng cho biết.

Tranh chấp đất ở Đông Tâm đã diễn nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Hồi tháng 4 năm 2017, chính quyền đã tìm cách cưỡng chế đất ở đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm bất chấp sự phản đối của người dân. Người dân đã bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, yêu cầu đối thoại với chính quyền. Căng thẳng chỉ chấm dứt khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm hứa thanh tra lại vụ tranh chấp đất đai và không truy tố những người phản đối.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 693 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)