Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/02/2020

Coronavirus : Việt Nam phải sống chung hay buộc phải vượt lên đe dọa ?

Tổng hợp

Việt Nam xác nhận có thêm ca nhiễm virus corona mới (RFI, 09/02/2020)

Ngày 09/02/2020, Việt Nam có thêm ca thứ 14 nhiễm virus corona. Trang thông tin của Bộ Y tế về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (nCoV), cập nhật đến 12g ngày hôm nay cho biết, nạn nhân là một phụ nữ 55 tuổi (N.T.Y), trú tại thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

ca1

Phun thuốc tẩy trung phòng virus corona trên đường quốc lộc, tỉnh Thái Nguyên ngày 07/02/2020. Reuters/Kham

Ca mới được xác nhận nhiễm nCoV là hàng xóm của nữ công nhân trẻ 23 tuổi trở về từ Vũ Hán, tâm ổ dịch bệnh tại Trung Quốc. Công nhân này cũng đã được xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 30/01. Trước đó, hôm 28/01, bà Y. đã đến chúc Tết nhà nữ công nhân nói trên và ở chơi khoảng 1 giờ rồi về. Đến ngày 04/02, bà bị sốt, đau đầu, sổ mũi và được đưa vào cách ly, khám và điều trị tại một Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tính đến trưa 09/02, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều trường hợp bị lây nhiễm virus corona nhất. 9/14 người dương tính với virus corona ở tỉnh này. Trên tổng số 759 mẫu xét nghiệm tại Việt Nam, Bộ Y tế ghi nhận 14 ca dương tính và 745 ca âm tính.

Trong khi đó, bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho biết, tính đến cuối ngày 08/02, đã có 63/63 tỉnh, thành phố báo cáo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng tránh dịch bệnh. 57 tỉnh cho học sinh nghỉ thêm một tuần, đến hết ngày 16/02, 1 tỉnh chỉ kéo dài thời gian nghỉ thêm đến ngày 11/02, 5 tỉnh còn lại chưa xác định ngày cụ thể.

Du thuyền Diamant Princess nhiễm virus corona đã ghé Việt Nam trước khi về Nhật

Theo trang Thế giới và Việt Nam chiều ngày 09/02, siêu du thuyền hạng sang Diamant Princess, với 64 người được xét nghiệm dương tính với virus corona mới, đã từng ghé hai cảng của Việt Nam : cảng Chân Mây (Huế), ngày 27/01 và cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) ngày 28/01. Có 21 hướng dẫn viên Việt Nam chia theo nhóm đã dẫn khách đi tour theo lịch trình. Trở về nhà sau khi dẫn đoàn, các hướng dẫn viên, do chưa biết trên tàu có khách nhiễm virus, nên vẫn tiếp xúc bình thường với người thân, không dùng khẩu trang, không thực hiện biện pháp cách ly phòng bệnh, một số hướng dẫn viên còn tiếp tục dẫn khách đi tour.

Hiện nay, du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama, gần Tokyo (Nhật Bản). Theo đặc phái viên Angélique Forget của đài RFI tại Yokohama, hơn 3.000 du khách và thành viên du hành đoàn hiện vẫn đang được theo dõi, cách ly nghiêm ngặt trên tàu. Hành khách được yêu cầu ở trong cabine. Chỉ những khách ở các phòng không có cửa sổ mới được lên cầu tàu mỗi ngày tối đa một giờ, nhưng phải đeo khẩu trang và không được tụ tập đông người.

Với 64 người dương tính với virus corona, du thuyền hạng sang Diamant Princess nay trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Chuyến du thuyền trong mơ đã biến thành một cơn ác mộng !

Thùy Dương

******************

Cúm Vũ Hán liệu có ảnh hưởng tới Giải đua Công thức 1 tại Việt Nam ? (VOA, 08/02/2020)

Dịch viêm phi cp do chng virus mi nCoV gây ra đã tác đng ti thế gii th thao gia lúc gii thm quyn ca Công thc 1, Gii Qun vt và Thế Vn Olympic hoãn khai mc mùa thể thao vì dch cúm virus corona.

cum1

liu : Ch tch và CEO Formula 1 Chase Carey, trái, Ch tch UBND tp Hà Nội Nguyn Đc Chung, th nhì t trái, và 2 quan chc khác ti Hà Nội, hôm th Tư 7/1/2018.

Báo Independent của Anh nói trong khi Gii đua Công thc 1 ti Trung Quc rõ ràng đang lâm nguy, có phn chc s b hy b vì dch cúm Vũ Hán, hin đang có du hi v Gii đua Grand Prix ln đu tiên t chc ti Vit Nam dự kiến vào ngày 5/4 năm nay, vn được các fan háo hc ch đi by lâu, có b hy b hay hoãn li ?

Giữa lúc s t vong do virus Corona gây ra vượt quá 600 người và con s ca lây nhim virus tiếp tc tăng, Liên đoàn Th thao Thượng Hi khuyến ngh nên tm ngưng tt c mi s kiên th thao cho ti khi đã khng chế được dch bnh virus Corona.

Địa đim t chc Grand Prix Vietnam (VGPC), th đô Hà Nội, cách Trung Quc không xa, cho nên đã có nhng du hi v gii đua xe mà theo lch trình đã đnh, s din ra hai tuần l trước s kin Trung Quc.

Báo Daily Mail của Anh bình lun rng Gii đua xe Công thc 1 ti Vit Nam cũng có th tr thành ‘nn nhân’ ca dch virus Corona.

Nhưng ngay trong lúc này, chng th 3 trong Gii vô đch thế gii FIA F1 ln th 22, lần đu tiên t chc Hà Nội, Vit Nam, vn còn trên lch, mc dù có nguy cơ s kin này b hy b nếu tình hình dch virus corona có chuyn biến xu.

Trong cuộc hp báo thường ngày ca B Ngoi giao vào chiu hôm qua, 6/2, phát ngôn viên ca B Ngoi giao Lê Thị Thu Hng nói Vit Nam "đang trin khai bin pháp quyết lit đ tránh lây lan, dn ti kim soát dch bnh" và bày t mong mun rng các hot đng quc tế thu hút nhiu khách nước ngoài "phi được t chc trong các điu kin an ninh, an toàn nht".

Ban tổ chc Công thc 1 bày t t tin rng Gii đua xe F1 trên Đường Đua Hà Nội, s được tiến hành như đã đnh.

Một người phát ngôn ca VGPC nói :

"Chúng tôi đang theo dõi tình hình xem biến chuyn ra sao. Ngay trong lúc này, chúng tôi không d kiến bt c tác đng nào đi vi s kin tháng Tư".

Nếu c Gii Grand Prix Vit Nam và Gii Grand Prix Trung Quc b hy b, thì lch Formula One s có mt khoảng trng, gia Grand Prix Bahrain vào ngày 22/3 và gii đua xe F1 Hà Lan vào ngày 3/5.

Việt Nam là nước th 22 trên thế gii đăng cai Gii đua xe công thc 1, mt trong nhng s kin th thao có nhiu fan hâm m nht thế gii, được xem là cơ hi ngàn năm để Vit Nam qung bá hình nh đt nước ti hàng triu khán gi trên thế gii.

*******************

Chính quyền cộng sản Việt Nam in thêm tiền ‘để giảm rủi ro lây nhiễm dịch virus Corona’ (Người Việt, 08/02/2020)

Hôm 8/2, một bản tin đăng đồng loạt trên nhiều báo nhà nước gây tranh cãi về chuyện Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam vừa chỉ thị tăng cường lưu hành tiền giấy mới in để "phòng lây nhiễm dịch virus Corona".

cogang1

Những xấp tiền mới cáu được lưu hành. (Hình : Vietnambiz.vn)

Trang tin Vietnambiz.vn dẫn lời ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cộng sản Việt Nam giải thích rằng biện pháp nêu trên được ban hành là do "thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch ở Việt Nam trong lúc Ngân Hàng Nhà Nước chưa có đủ phương tiện để khử trùng tiền mặt".

Theo tờ báo, lượng tiền cũ nhận về từ khách hàng "sẽ tạm thời lưu trong khu vực cách ly ở ngân hàng với thời gian đủ lâu và đưa vào sử dụng ở thời điểm thích hợp".

Các bản tin của báo đảng không cho biết Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam in thêm bao nhiêu tiền giấy trong đợt này.

cogang2

Hầu hết các giao dịch viên ở ngân hàng hiện đeo khẩu trang trong lúc tiếp khách hàng. (Hình : báo Kinh Tế Đô Thị)

Vài ngày trước, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết : "Tiền mặt có lẽ là thứ ít được chú ý tới khi một bệnh dịch lây qua đường hô hấp bùng phát. Với thói quen sử dụng tiền mặt lên tới 90% như của người Việt, tiền mặt hoàn toàn có thể trở thành một ổ bệnh nếu chẳng may dính phải một con virus Corona từ người nhiễm bệnh".

Tuy vậy, dường như công luận không mấy tin vào các bài báo có giọng điệu tuyên truyền của Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam về "nghĩa cử biết lo cho sức khỏe của người dân".

Trên mạng xã hội, một số ý kiến nói rằng tờ tiền dù mới in và khui thùng nhưng xét về mặt vệ sinh thì chỉ cần đưa cho một người cầm là đã thành tiền cũ. Do vậy, trong vấn đề lo ngại về tiền giấy có thể là mầm mống phát tán virus Corona, cái quan trọng là thói quen dùng tiền mặt chứ không phải tờ tiền đó. Cũng có ý kiến bày tỏ sự ngờ vực về việc Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam "đánh lận con đen", tìm được "lý do tốt đẹp và mang tính thời sự" để in tiền mà không sợ bị dư luận chỉ trích.

Mặt khác, việc đưa một lượng lớn tiền mặt vào lưu hành trên thị trường trong thời điểm này được đánh giá là hành động bất nhất với việc chính phủ cộng sản Việt Nam tuyên bố nỗ lực kiểm soát lạm phát để không ảnh hưởng chỉ số tăng trưởng kinh tế, nhất là trong lúc có bệnh dịch virus Corona.

Trong một diễn biến khác, tờ Người Lao Động hôm 8/2 dẫn lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế gia : "Dịch virus Corona là thách thức lớn với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay. Tuy chính phủ chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, trong đó có GDP, lạm phát… nhưng rõ ràng phải nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được mục tiêu. Chính phủ sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn về việc làm, tồn kho, thu ngân sách, lạm phát… Chỉ riêng vấn đề lạm phát, bài toán khó đặt ra là lạm phát phụ thuộc vào cung tiền [cung ứng, lưu hành tiền tệ ra thị trường], mà trong tình hình khó khăn này, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao thì rõ ràng cần tăng cung tiền". (N.H.K)

********************

Kinh tế Việt Nam 2020 vẫn lạc quan trong dịch bệnh coronavirus ? (RFA, 07/02/2020)

Kinh tế bị tác động bởi coronavirus

Một dự báo được đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, diễn ra hôm 5/2 là theo nghiên cứu và ước tính ban đầu thì tăng trưởng GDP của Việt Nam trong Quý I/2020 có thể giảm 1% và kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục ảnh hưởng nếu như kinh tế Trung Quốc giảm sâu.

cogang3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, ngày 05/02/2020. Courtesy : VGP News

Trung Quốc là quốc gia mà dịch virus corona chủng mới bùng phát tại thành phố Vũ Hán. Số người nhiễm và tử vong do virus corona được cơ quan chức năng báo cáo tăng hằng ngày.

Việt Nam vào ngày 31/1 đã tuyên bố bị dịch bệnh virus corona. Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn là cơ quan đầu tiên lên tiếng về mặt kinh tế phải gánh chịu do tác động của dịch virus corona gây nên.

Ngành Du lịch Việt Nam cũng được nói phải đối mặt với thiệt hại lên tới 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch bệnh do virus corona lây lan hiện nay.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, vào tối ngày 7/2 cho RFA biết ghi nhận của ông về ảnh hưởng của dịch bệnh virus corona lên kinh tế Việt Nam :

"Dịch viêm phổi virus corona đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu chiếm đến 28-30% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam và Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều phụ tùng, nguyên liệu cho ngành dệt may và cho các bộ phận khác. Cho nên kinh tế Trung Quốc bây giờ gặp khó khăn. Việc xuất khẩu cũng được kiểm tra chặt chẽ hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thứ hai nữa, với du khách Trung Quốc chiếm đến 36% tổng khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam. Cho nên ngành du lịch cũng như dịch vụ khách sạn cũng sẽ bị ảnh hưởng".

"Phản ứng nhanh về kinh tế"

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 cho biết Bộ Kế hoạch-Đầu tư báo cáo kịch bản tăng trưởng kinh tế trong đó tính tới ảnh hưởng bởi dịch coronavirus cho thấy Quý I/2020 sẽ tăng 6,27% nếu như khống chế được dịch trong Quý I. Và nếu khống chế được dịch trong Quý II thì tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 6,09%. Hai tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vừa nêu đều thấp hơn chỉ tiêu 6,8% của Quốc hội đưa ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong phiên họp nhấn mạnh rằng "phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh corona gây ra". Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng "không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng" ; đồng thời giữ các chỉ tiêu vĩ mô, nhất là lạm phát, tỷ giá và xuất khẩu.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố cần "tái cơ cấu lại sản xuất tiêu dùng, tín dụng để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội theo kịch bản mới, chủ động tìm kiếm thị trường" và "chỉ đạo mạnh mẽ phát động nhân dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh phát triển, không được ngành nào dừng lại".

cogang4

Hình minh họa. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ vào khu vực cách ly bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/1/2020 AFP

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ đạo "phản ứng nhanh về kinh tế" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chú trọng vào các yếu tố :

"Muốn giữ được mục tiêu tăng trưởng như Thủ tướng nói thì đòi hỏi phải có một nỗ lực rất cao và phải tìm kiếm thêm thị trường mới cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam và phải vận dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam".

Các đề xuất của chuyên gia kinh tế

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập đưa ra nhận định của ông với RFA rằng nếu như dịch bệnh coronavirus có kiểm soát trong vòng tháng 2 thì nền kinh tế thế giới sẽ trở lại bình thường và Việt Nam qua những hiệp định thương mại sẽ tiếp tục phát triển ngoại thương. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trong tháng 2 ảnh hưởng cả thế giới thì lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều bị tác động mạnh. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh những việc mà Chính phủ Việt Nam cần phải làm là :

"Trước nhất là chính phủ nên đi tìm những thị trường khác ngoài Trung Quốc để có thể bán nông sản của mình, có thể thay thế thị trường Trung Quốc. Điều thứ hai quan trọng là tất cả thông tin về dịch bệnh cần chính xác và minh bạch để tất cả mọi người trong nền kinh tế biết được dịch bệnh đang tác động thế nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới, từ đó các nhà kinh doanh có phương án đối phó với dịch bệnh. Điều thứ ba tất cả chính sách tiền tệ cần phải có sự hỗ trợ nông nghiệp một cách mạnh mẽ hơn chẳng hạn cho vay lãi xuất thấp, dồn lực vào vấn đề hỗ trợ nhà nông, nông nghiệp để vượt qua khó khăn trong lúc này".

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ qua trao đổi với RFA cho rằng khi Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy, hải sản thì cần phải "thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nuôi trồng và chế biến thực phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa các sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển".

Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ còn lưu ý :

"Hiện nay đang có một phong trào du lịch nghỉ hưu dành cho người đến tuổi nghỉ hưu ở Mỹ và phương Tây muốn tìm một nơi thoải mái và rẻ tiền để sống lâu dài lúc về hưu. Làn sóng người nghỉ hưu này đã tìm đến Nam Mỹ, các nước Nam Âu, Thái Lan và Malaysia. Nếu Việt Nam cải thiện các điều kiện xin visa sống lâu dài, bảo đảm quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, miễn thuế đối với các thu nhập có nguồn gốc ở nước ngoài, và cải thiện hệ thống y tế sẽ khuyến khích nhiều người Âu, Mỹ chọn nghỉ hưu ở Việt Nam. Họ sẽ là những khách du lịch dài hạn, thậm chí trong nhiều trường hợp trở thành những nhà đầu tư. Làm được vậy sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hóa nguồn khách du lịch, bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng nguồn thu ngoại tệ, kích thích đầu tư trong nước".

Một yêu tố khác Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ còn đề cập đến là :

"Sau cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh ở Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư thêm ra các nước khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư phòng ngừa rủi ro. Việt Nam nếu kiểm soát dịch bệnh tốt, cải thiện môi trường đầu tư, hạ tầng, thuế và cung cấp thêm nhân công có trình độ tay nghề thì sẽ trở thành một điểm đến cho các nhà đầu tư này".

Trong khi đó, dự báo về những triển vọng và rủi ro kinh tế trong năm 2020, Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhắc lại cảnh báo của giới chuyên gia kinh tế về hai nhược điểm của Việt Nam là quá lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam cần đổi mới hơn nữa và phải chú trọng nhiều hơn đến thành phần tư doanh vì đó mới là nội lực thật của kinh tế quốc gia.

********************

Du lịch Việt Nam thiệt hại hơn 7 tỷ đô la vì virus corona (RFA, 07/02/2020)

Du lịch Việt Nam đối mặt với thiệt hại lên tới 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch bệnh do virus corona phát xuất từ Trung Quốc gây nên.

cogang5

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 7/2/2020. AFP

Reuters trích thông tin vừa nói từ truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 7/2.

Cụ thể, ngành du lịch ước tính số du khách từ Trung Quốc sẽ giảm hơn hai triệu lượt người do virus corona, điều này có thể dẫn đến doanh thu du lịch bị mất từ 1,8 - 2 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái, là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, chiếm một phần ba trong số 18 triệu du khách năm 2019, theo số liệu chính thức từ cơ quan chức năng.

Việt Nam cho biết cũng sẽ ngừng cấp thị thực cho du khách nước ngoài đã đến Trung Quốc trong hai tuần qua.

Chính phủ Việt Nam hôm thứ Tư 5/2 cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong quý đầu tiên của năm nay có thể sẽ chậm hơn so với mục tiêu 6,8%.

********************

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam (Văn Nghệ, 06/02/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

cogang6

Muốn nhập quốc tịch Việt Nam, phải biết tiếng Việt

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc nhập, trở lại, thôi, tước quốc tịch Việt Nam ; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam ; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch ; đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam ; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch.

Trong đó, Nghị định quy định một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm :

1- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.

Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

3- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm :

1- Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.

2- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Nghị định cũng quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Cụ thể, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài :

1- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

4- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

5- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân ; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2020.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 575 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)