Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

22/05/2020

BOT : chất xúc tác làm sụp đổ hệ thống tài chính Việt Nam

RFA tồng hợp

Bộ Giao thông và vận tải xin ngân sách để ‘đền’ các trạm BOT (RFA, 22/05/2020)

Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam vừa có báo cáo và đề xuất một số kiến nghị xử lý bất cập tại các trạm thu phí BOT giao thông đường bộ đặt sai vị trí, khiến đa số người dân phản đối, trong đó có việc xin ngân sách để ‘đền’.

bot1

Trạm thu phí BOT giao thông đường bộ - Ảnh minh họa. RFA

Truyền thông trong nước loan tin hôm 22/5 dẫn báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi tới Quốc hội kỳ họp thứ 9 với nội dung các trạm BOT bị người dân phản đối hay giảm doanh thu thì Bộ sẽ dừng thu phí, xóa trạm và báo cáo Thủ tướng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thanh toán cho các nhà đầu tư.

Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đã khắc phục được tình trạng mất an ninh trật tự. 4 trạm còn lại vẫn còn bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây Thành phố Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan.

Bộ Giao thông và vận tải cho biết do có những khó khăn, vướng mắc về giải pháp xử lý bất cập nên đến nay, các trạm vẫn chưa được thu phí, gây sụt giảm doanh thu tại các dự án.

Trước đó vào ngày 18/5 Bộ Giao thông và vận tải cũng đưa ra nhiều lý do trong việc các trạm BOT bị sụt giảm doanh thu và trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT nhằm tăng phí tại các trạm BOT. Khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT thì nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT (Build-Operate-Transfer / Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao). Bộ Giao thông và vận tải quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.

*********************

Gần 65.000 tỷ cho vay các dự án BOT có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng (RFA, 21/05/2020)

Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng nhà nước) Việt Nam ngày 21/5 báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội gửi đến các đại biểu Quốc với quan ngại về việc các khoản vay 49 dự án BOT giao thông gần 65.000 tỷ đồng có nguy cơ trở thành nợ xấu.

bot2

Hình minh họa. Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang -RFA

Thông đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ông Lê Minh Hưng cho rằng, giai đoạn 2016-2019 dự nợ trong lĩnh vực dự án hợp đồng xây dựng - chuyển giao, xây dựng-vận hành-chuyển giao (dự án BT, BOT) tăng gần 11% .

Người đứng đầu Ngân hàng nhà nước bày tỏ lo ngại đến thời điểm hiện tại vẫn có khoảng 49 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 64.676 tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, trở thành nợ xấu ngân hàng.

Cũng tin liên quan, kiểm toán nhà nước vừa công bố sai phạm hàng nghìn tỷ đồng tại các dự án BT và BOT gửi đến Quốc hội, kết quả kiểm toán cho thấy hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư, có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án. Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư, chẳng hạn như Bắc Ninh có tới 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất.

Đa số các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT cho thấy nhiều vi phạm nghiêm trọng, có khả năng gây thất thu ngân sách, người dân phải chịu phí cao. Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai.

Kiểm toán cũng chỉ ra nhiều dự án lập thiết kế - dự toán còn sai sót, tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch, nghiệm thu, thanh toán còn sai sót, chậm phê duyệt quyết toán theo quy định của hợp đồng BOT. Phần lớn các dự án sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước thêm gần 2.000 tỉ đồng.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tồng hợp
Read 653 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)