Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

01/06/2020

Bạo tay mùa dịch : tượng búa liềm, công ty Nhật hối lộ, đốn cây vì sợ

Tổng hợp

Tượng đài Búa liềm trên Chim Lạc ở Thanh Hóa : lý do không nên xây ! (RFA, 01/06/2020)

ỉnh Thanh Hóa, một tỉnh nghèo ở Việt Nam đang đầu tư đến 50 tỷ đồng, để xây dựng Biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, với Tượng đài Búa liềm, Chim Lạc và Trống đồng... chồng lên nhau.

bualiem1

Biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường. Courtesy thanhhoa.gov.vn

Người dân Thanh Hóa nói gì về việc dùng 50 tỷ đồng tiền thuế của dân để xây tượng đài ? Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1/6, Một người dân ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nói :

"Theo tôi, nên dùng đồng tiền đó chi cho những việc khác như xây trường học hay giúp các gia đình nghèo chẳng hạn, nhiều hộ dân còn nghèo lắm… "

Một người dân ở địa phương khác tại tỉnh Thanh Hóa, cho biết ý kiến của mình :

"Đó là việc không hợp lý, lãng phí và không cần thiết. Thật ra thì tiền cần làm gì thì có lẽ người dân và chính quyền sẽ biết rõ hơn rất là nhiều".

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 6 năm 2020, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nhận định về việc xây dựng tượng đài lịch sử cách mạng Yên Trường tại địa phương mình :

"Thực tế nhu cầu của địa phương cũng muốn có biểu tượng để ghi dấu ấn thời kỳ cách mạng. Hiện nay cả xã và huyện đều được công nhận nông thôi mới, cho nên ở đây cũng là nguyện vọng của địa phương, cũng như là tạo dấu ấn lịch sử cho các thế hệ sau học tập và noi theo".

Theo ông Lê Văn Cuông đây cũng là một nguyện vọng chính đáng, tuy nhiên ông nói tiếp :

"Trong tình hình điều kiện kinh tế của đất nước nói chung và địa phương còn nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân chưa được giàu có. Mặt khác, nguồn thu của huyện Yên Trường thì đang ở mức độ khiêm tốn, cho nên nếu dùng kinh phí lớn trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang gồng mình chống đại dịch Covid-19, thì chưa phù hợp".

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu của dự án Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, là nhằm lưu giữ, bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Biểu tượng chính di tích lịch sử cách mạng Yên Trường là Tượng đài Búa liềm, Chim Lạc và Trống đồng... chồng lên nhau. Tượng đài được xây dựng bằng xi măng.

bualiem2

Dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Courtesy congluan

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khi trả lời báo chí trong nước cho biết, đã có hẳn một cuộc thi sáng tác biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường... và biểu tượng này đã được trưng bày để "lấy ý kiến nhân dân đánh giá"... cũng có các ý kiến khen ngợi với những "khí phách", "thế bứt phá"... Tuy nhiên khi biểu tượng được công khai trên mạng, thì nhiều người đã công khai phê phán trên mạng xã hội như : ‘Búa liềm đã ngồi lên chim Lạc và trống đồng Đông Sơn, ngồi lên biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt, khiến chúng trở nên bị méo mó’... Hay ‘Chim Lạc tồn tại 4.000 năm, để đến một ngày cõng búa và liềm bay cao, vươn xa’...

Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 6 năm 2020 liên lạc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà văn hóa, ngôn ngữ và được ông nhận định như sau :

"Tượng nói theo ngôn ngữ của tượng, người xem có thể phiên dịch theo cách hiểu của họ. Ví dụ nhiều cái phiên dịch mà chắc chắc, trái với chủ quan của người tạc tượng và người phê duyệt tượng, đó là ‘búa liềm’ tượng trưng cho đảng cộng sản, đâm toạc ‘Chim Lạc’ tượng trưng cho văn hóa, văn hiến của Việt Nam. Mà nếu hiểu như thế thì người tạc tượng và người phê duyệt tượng họ không thể hình dung được như vậy. Nhưng về mặt khách quan, cũng không ai có thể cấm họ nghĩ như vậy khi nhìn vào tượng".

Mặt khác, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nếu hiểu theo cách của các vị tạc tượng và người phê duyệt tượng, thì thực ra cũng không ổn, ông nói tiếp :

"Khi cho con Chim Lạc chở mấy ông Mác Lenin, thì gánh đó chắc là quá nặng. Ý các vị là đảng từ dân tộc mà lên, phục vụ dân tộc, các vị giải thích kiểu đó. Nhưng mà nếu hiểu Chim Lạc chở búa liềm, thì ai mà có một chút lương năng đều biết rằng ngay cả nói như thế cũng không được".

Dự án xây dựng tượng đài ở Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa không phải là công trình đầu tiên bị lên án tại Việt Nam. Trước đây, thành phố Hải Phòng cũng bị phê phán về hình tượng hai con rồng 60 tỷ ở thành phố này. Hay dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ Đồng ở Sơn La cũng được báo chí trong nước cho rằng đây là sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân.

Ngoài ra còn trường hợp tỉnh Đak Nông, một tỉnh nghèo vùng Tây nguyên Việt Nam đã đầu tư đến 146 tỷ đồng vào dự án mang tên "Tượng Đài N’Trang Long Và Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc 1912-1936, để tưởng nhớ N’Trang Long, một anh hùng dân tộc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Lê Văn Cuông, nhận định thêm :

"Hiện tại theo tôi nghĩ, không những ở Yên Trường, mà bất kỳ địa phương nào dùng số tiền quá lớn để xây tượng đài hoặc các khu văn hóa tưởng niệm, mặc dù cần thiết nhưng trong điều kiện hiện nay là chưa nên, mà có thể chờ khi nào có điều kiện hãy thực hiện. Chứ bây giờ mà thực hiện thì rất phản cảm và cũng tạo dư luận người dân chưa đồng tình".

Phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long khi trả lời RFA cho rằng, hiện tượng phổ biến là xây những tượng đài hàng chục tỷ, cuối cùng là quá khả năng ngân sách. Đáng lý tiền đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo thì sẽ tốt hơn nhiều. Hiện tượng này theo ông cần phải chấn chỉnh, vì những điều này hoàn toàn không hợp với lòng dân.

Ngày 29 tháng 5 năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết đang đầu tư gần 50 tỷ đồng để tôn tạo một trong 3 nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh. Đó là Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ tháng 7 năm 2017. Đây là công trình do Ủy ban Nhân dân huyện Thọ Xuân làm chủ đầu tư với 100% vốn ngân sách.

Throng khi đó theo báo cáo ngày 17 tháng 4 năm 2020, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh này có 112.307 người nghèo, 426.854 người thuộc hộ cận nghèo. Sau rà soát lại vào ngày 7/5/2020, toàn tỉnh Thanh Hóa vẫn có 475.703 người thuộc hai nhóm vừa nêu.

******************

Việt Nam ‘làm rõ nghi vấn’ công ty Nhật ‘hối lộ’ (VOA, 31/05/2020)

Bộ Tài chính Vit Nam mi cho biết đã ch th lp đoàn thanh tra đ "làm rõ nghi vn hi l" ca công ty con đt ti tnh Bc Ninh ca công ty Tenma Nht Bn.

bualiem3

Công ty Tenma tại Bắc Ninh.

Bộ trưởng B này, ông Đinh Tiến Dũng, hôm 25/5 đã yêu cu "thanh tra Cc Thuế Bc Ninh, Cc Hi quan Bắc Ninh và các t chc, cá nhân có liên quan v ni dung thông tin báo chí nêu v nhng nghi vn trong vic hi l ca Công ty Tenma Vit Nam và x lý nghiêm theo đúng quy đnh ca pháp lut".

"Sau khi có kết qu s công b công khai, rõ ràng", ông Dũng nói, theo thông cáo của B Tài chính.

Theo tờ Asahi Shimbun ca Nht, "chi nhánh Vit Nam ca công ty sn xut sn phm nha Tenma đã chi tng cng khong 25 triu yen [khong 5,4 t đng] cho các công chc đa phương" đ được min truy thu thuế.

Tờ báo của Nht hôm 11/5 đưa tin thêm rng "trưởng văn phòng ca Tenma đã t nguyn khai vi Công t viên Tokyo".

Phóng viên của Asahi Shimbun nói rng vic hi l các công chc nước ngoài b cm theo Đo lut Ngăn chn Cnh tranh Bt công bng ca Nht và công ty Tenma "đã thành lập mt y ban bên th ba đ điu tra v vic".

Theo tìm hiểu ca VOA Vit Ng, cùng ngày Asahi Shimbun đăng ti nghi vn hi l, Tenma đã ra thông cáo, trong đó nói rng vic thiết lp mt y ban điu tra này "nhm mc đích khôi phc lòng tin".

Tờ báo này cũng đưa tin thêm rng ch tch ca Tenma "s nhn trách nhim và hi hưu ti cuc hp ca c đông vào tháng Sáu".

VOA Việt Ng đã liên h vi Công ty Tenma đ tìm hiu các thông tin báo chí Nht và phía Vit Nam nêu ra, nhưng ti ngày 31/5 vẫn chưa nhn được hi đáp.

Theo báo điện t VnExpress, ngày 25/5, ông Trnh Hu Hùng, Chánh Văn phòng UBND tnh Bc Ninh cho biết đã nhn được đ ngh phi hp xác minh t phía B Ngoi giao Vit Nam, đng thi nói rng thông tin v hi l là "t li khai mt chiu, chưa th khng đnh có hay không".

Tin cho hay, Tenma Việt Nam đt cơ s sn xut ti Khu công nghip Quế Võ Bc Ninh t năm 2007 vi hot đng chính là sn xut linh kin nha cho thiết b văn phòng, xe máy, ôtô và đ dùng gia đình...

Trước khi vn hi l ca Tenma Vit Nam, cơ quan t tng ca Vit Nam đã da vào thông tin t báo chí Nht đ phanh phui hai v nhn hi l ca quan chc ngành giao thông trong khi làm vic vi phía Nht.

Đầu tiên là v ông Huỳnh Ngc S, Nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giám đc Ban qun lý d án đi lộ Đông Tây, nhn hi l trong v liên quan công ty Tư vn Thái Bình Dương ca Nhật Bn, còn gi là v PCI, hi năm 2010.

Vụ th hai xy ra 5 năm sau đó liên quan ti 6 b can nguyên là lãnh đạo Ban qun lý các d án đường st thuc Tng Cty đường st Vit Nam nhn lót tay 11 t đng t Công ty tư vn giao thông Nht Bn (JTC).

Tổ chc Minh bch Quc tế (Transparency International-TI) đu năm nay công b Ch s Cm nhn Tham nhũng (CPI) 2019, trong đó xếp hng 180 quốc gia và vùng lãnh th da trên cm nhn ca các doanh nhân và chuyên gia v tham nhũng trong khu vc công ti các quc gia và vùng lãnh th đó.

Năm 2019, Việt Nam đt 37/100 đim, tăng 4 đim so vi năm 2018, đng th 96/180 trên bng xếp hng toàn cầu. T chc Hướng ti Minh bch (Towards Transparency-TT) – cơ quan đu mi quc gia ca TI ti Vit Nam, cho rng "vic tăng 4 đim là mt ch du cho thy s chuyn biến tích cc trong công cuc phòng, chng tham nhũng ti Vit Nam trong năm va qua".

"Tuy nhiên, xét trên thang điểm t 0 - 100 ca CPI, trong đó 0 th hin cm nhn mc đ tham nhũng cao nht và 100 là mc đ tham nhũng thp nht, năm 2019 Vit Nam vn nm trong s hai phn ba các quc gia trên thế gii có đim dưới 50. Điu này cho thy tham nhũng trong khu vực công vn là vn đ nghiêm trng Vit Nam", TT nhn đnh.

Trong khi đó, theo một kho sát trong năm 2019 được t chc Hướng ti Minh bch công b đu năm nay, năm nhóm đi tượng b xem là tham nhũng nht Vit Nam gm : cnh sát giao thông (chiếm 30% bình chọn ca người dân), công an (20%), cán b thuế (17%), lãnh đo doanh nghip (15%) và cán b, công chc nhà nước (13%).

**********************

Đốn hàng loạt cây phượng trong sân trường do sợ trách nhiệm ! (RFA, 01/06/2020)

Sáng 26 tháng 5 năm 2020, một cây phượng vĩ trong sân trường Trung học cơ sở Bạch Đằng, quận 3, bật gốc đè 18 học sinh lớp 6 khiến một học sinh em tử vong. Sau sự việc thương tâm này, nhiều trường đốn hạ cây xanh, cây phượng trong sân khiến dư luận đặt vấn đề ‘tại sao các trường không tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý mà lại đốn hạ hàng loạt ?’

bualiem4

Hàng loạt cây phượng vĩ bị đốn hạ trong sân trường

Giảng viên Chế Quốc Long, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nêu ý kiến về vấn đề này qua ứng dụng facebook messenger :

"Chuyện một học sinh chết vì cây phượng đổ là một tai nạn đau lòng. Tuy nhiên, việc đốn hàng loạt cây phượng ở các trường học là điều không chấp nhận được.

Đã từ lâu, các trường không hề có sự chăm sóc cây xanh. Chỉ cần một năm kiểm tra một lần thì có thể phát hiện ngay cây nào mục ruỗng hoặc còn sử dụng được. Chưa kể việc bê tông hóa toàn bộ sân trường cũng làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Không có sự chăm sóc, khi sự việc đau lòng xảy ra thì phản ứng hết sức cực đoan là đốn hạ hàng loạt cây phượng. Đúng là kiểu quản lý không được thì cấm như xưa nay. Hành động đốn hàng loạt cây phượng ở các trường học, khiến chúng ta phải đặt câu hỏi : phải chăng quản lý cũng phản ứng theo kiểu bầy đàn hay sao ?"

Chuyện chính quyền chặt hạ cây xanh không lạ gì với người dân trong nước từ Bắc tới Nam.

Năm 2014, hàng loạt cây cổ thụ trên đường Lê Lợi cũng bị đốn hạ để xây dựng ga tàu điện ngầm. Năm 2018, hàng cây cổ thụ trên Tôn Đức Thắng bị di dời và đốn hạ để triển khai các dự án giao thông gồm tuyến tàu điện ngầm, cầu Thủ Thiêm 2, nhà ga Ba Son.khiến người dân Sài Gòn ngẩn ngơ tiếc nuối.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già từng chia sẻ với RFA rằng, sau khi đi tù về, ông ngỡ ngàng với con đường từng được coi là đẹp nhất Sài Gòn này, giờ trơ trụi như "cô gái đẹp trọc đầu".

Nay với việc các trường chặt cây phượng vĩ, ông cho rằng xã hội hiện nay nói chung và nền tảng giáo dục nói riêng, cái tính vô trách nhiệm nó quá lớn, vì vậy nó làm mất lương tri của những người đang đứng trên bục giảng và kể cả các cán bộ quản lý trong Bộ Giáo dục và đào tạo :

"Hành động một số trường chặt cây phượng thì tôi cho rằng đó là hành động vô văn hóa, phản giáo dục. Bởi vì cây phượng là biểu tượng của tuổi hoa niên, nó đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa. Tất cả những con người hiện nay dù ở bất cứ đâu, nhất là đang là giảng viên, là hiệu trưởng của các trường thì họ đều phải hiểu hình ảnh của cây phượng.

Ngoài ra nó còn có tính phản khoa học, bởi lỗi ở đây không phải tại cây phượng. Nếu nhìn dưới góc độ khoa học giữa cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, thì cây phượng bị ngã đổ nó phản ánh chuyện tất nhiên trong quá trình quản lý, chăm sóc cây phượng không đúng theo chăm sóc cây xanh. Và ngẫu nhiên cây đã ngã đổ".

Truyền thông trong nước dẫn phân tích của bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia rằng, vấn đề là các trường đem cây phượng về trồng khi nó đã lớn, đường kính 20-30 cm, để cây nhanh kết tán và có bóng mát. Chính vì thế, rễ cây thường ít phát triển, không bám sâu vào lòng đất và rất dễ bị mục. Hơn nữa, ở thành phố, mức độ bê tông hóa cao, cây không có không gian để phát triển bộ rễ nên rất dễ đổ.

Anh Nguyễn Văn Dũng, một người dân Sài Gòn có con học tiểu học, bày tỏ sự bất bình khi các trường chặt cây xanh do lo sợ cây gãy đổ. Theo anh thì đó không phải là cách giải quyết mà đó là một hình thức trốn tránh trách nhiệm. Anh phân tích :

"Cái bệnh sợ trách nhiệm nó vô trường học. Thay vì họ tìm giải pháp giải quyết cho tốt thì họ chặt luôn để khỏi chịu trách nhiệm cây gãy đổ. Mọi việc khác họ mặc kệ. Câu chuyện nó là vậy thôi.

Ở đất nước này chẳng ai có trách nhiệm. Ông hiệu trưởng nhận trách nhiệm rồi cũng thôi. Bao nhiêu ông cũng chỉ nói miệng cho xong.

Bất cứ trường học nào trên thế giới cũng có cây xanh. Ở Việt Nam đặc biệt có cây phượng mà bao nhiêu năm nay đâu có chuyện gì, bây giờ đổ ngã đem đi chặt hết. Họ làm những việc không có suy nghĩ. Cây phượng nó là thơ, là nhạc, là tâm hồn học trò bao nhiêu thế hệ mà bây giờ họ bất chấp".

Anh Dũng nói thêm rằng, ngoài việc sợ trách nhiệm thì cái gian dối nó ăn vào máu của rất nhiều người có trách nhiệm. Anh nêu ví dụ câu chuyện ở Hà Nội cách đây vài năm, hàng cây mới trồng bị đổ sau cơn giông lộ ra bầu đất bọc túi nylon nên rễ cây không thể ăn xuống đất.

Người dân Việt Nam không lạ gì những tấm bảng được gắn lên những cây cổ thụ ghi tên các vị lãnh đạo trồng cây lưu niệm, mà khi trồng thì các cây này đã trưởng thành.

Đầu năm 2015, theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014-2015, khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố bị đưa vào diện chặt bỏ, thay cây mới. Dự án vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Đến ngày 20 tháng 3 năm 2015, Chủ tịch Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.

Ngoài chuyện cây phượng trong sân trường Trung học cơ sở Bạch Đằng, thành phố Hồ Chí Minh bật gốc, hôm 28 tháng 5, một cây phượng vĩ cổ thụ tại sân Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên cũng bật gốc, ngã đổ. Nhiều trường quá lo sợ đã chặt hết cây xanh, cây phượng trong sân trường khiến người dân bất bình với những hình ảnh cây bị chặt tan hoang. Ông Nguyễn Ngọc Già đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ :

"Đặc biệt tôi thấy từ hôm cây phượng ngã làm chết học sinh cho đến khi các trường đồng loạt đốn các cây phượng khác trong sân trường, thì ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ giáo dục không hề có tiếng nói nào lên tiếng nhận trách nhiệm trong tư cách một người thầy. Điều này phản ánh thêm cái ‘quản không được thì cấm’. Cái này đã trở thành chủ trương chung của toàn xã hội, trên mọi lãnh vực, ngành nghề. Không riêng gì ngành giáo dục !"

Theo nhà báo này, những người ra lệnh chặt các cây phượng trong sân trường chắc chắc phải là hiệu trưởng. Họ không thể nào mà không biết việc làm bị lên án ‘phản khoa học, vô văn hóa, phản giáo dục như vậy’.

Cây phượng là một trong những cây có tán rộng, hoa đẹp, gắn với kỷ niệm học trò của các thế hệ tại Việt Nam. Nhiều thành phố có những con đường rợp bóng hoa phượng khi mùa hè đến.

Hải Phòng được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ.

Diễm Thi

Quay lại trang chủ
Read 801 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)