Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

02/07/2020

Covid-19 : EU không mở cửa mời Việt Nam vì nghi ngờ số liệu thống kê rởm

Tổng hợp

Việt Nam cân nhắc việc nối lại các đường bay quốc tế (VOA, 02/07/2020)

bay1

liu : Máy bay Boeing 787-9 ca Vietnam Airlines bay ngang qua Đài Tưởng nim Tổng thống Washington th đô Washington, DC ngày 6/4/2015. (Screenshot of Australianaviation.Com.Au)

Bộ Giao thông và vân ti Vit Nam đang cân nhc vic m li các đường bay quc tế, khi s vi các nước và vùng lãnh th đt tiêu chun ‘an toàn’, tc là không có ca nhim Covid-19 mi nào trong 30 ngày liên tiếp, mt quan chc ca B Giao thông và vận tải cho biết.

Phát biểu vi VNA, quan chc xin giu tên nói rng ưu tiên s được dành cho các nước : Nht Bn, Trung Quc, Đài Loan và mt s quc gia Đông Nam Á đã kim soát được dch bnh.

Ông nói :

"Đại dch Covid-19 đang tiếp din ti nhiu nước trên khp thế gii. Theo chỉ th ca chính ph, vic m li các tuyến bay quc tế cn được xem xét mt cách thn trng".

Dự kiến vic tái tc các đường bay quc tế s khi s vào cui tháng By, da trên đ xut do Cc Hàng không Dân dng đ trình lên B Giao thông và vận tải mi đây.

Thủ Tướng Việt Nam Nguyn Xuân Phúc trước đó đã ch th là phi bo đm an toàn cho khách khi m li các chuyến bay quc tế, bi vì mt li lm nh có nghĩa là li phi thi hành các bin pháp giãn cách xã hi.

Quan chức B Giao thông và vận tải nói :

"Mở li các tuyến bay quc tế nhm mục đích phc v các nhà đu tư, chuyên viên k thut và nhân viên có tay ngh ti Vit Nam. Nó cũng to điu kin cho phép người Vit sinh sng nước ngoài có th tr v nước. Tuy nhiên, tt c mi người đu phi tuân th các th tc kim soát đ tránh dịch bnh lây lan ra cng đng".

Hiện ti, các đường bay ni đa ca Vit Nam đã được khôi phc li, nhưng các đường bay quc tế vn b đóng ca vì dch Covid-19 còn đang din biến phc tp ti nhiu nước.

Cổng Thông tin Chính ph trích dn s liu ca Cc Thống Kê cho biết s lượng hành khách quc tế ti Vit Nam trong 6 tháng đu năm 2020 đã gim 55,8%.

Theo nguồn tin này nguyên do s liu gim mnh là vì Vit Nam tiếp tc thi hành các bin pháp chng dch Covid-19, và chưa thc s m ca đón du khách quốc tế.

Trong tháng này, hành khách quốc tế ti Vit Nam ch yếu là các chuyên gia và nhân viên k thut đang thc hin các d án Vit Nam.

Cục Thng Kê ước lượng doanh thu t khách du lch quc tế trong giai đon 6 tháng đu năm 2020 - t tháng 1 ti tháng 6, là khoảng 10,3 nghìn t đng, tương đương vi 443 triu USD, gim 53,2% so vi cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đình ch tt c các chuyến bay quc tế t ngày 25/3, đng thi cm công dân nước ngoài nhp cnh t ngày 22/3 tr các trường hp đc bit.

VGP dẫn li phát biu ca Th Tướng Nguyn Xuân Phúc nói rng Vit Nam chưa sn sàng đ m ca đón du khách quc tế vì tình hình dch bnh ti nhiu nơi trên thế gii chưa được ci thin, và vì đt lây nhim th nhì đang bùng phát ti nhiu nước, k c Trung Quốc và Hàn quc.

Theo các số liu vào cui tháng 6, Vit Nam đã tri qua 75 ngày không có ca nhim virus corona mi nào trong cng đng. Vit Nam ghi nhn 355 ca nhim, và không có ca t vong nào.

*********************

Làn sóng corona thứ hai ở Việt Nam ? (VNTB, 02/07/2020)

Dường như làn sóng thứ hai này của dịch corona đang được chính quyền thành phố Hồ Chí Minh ‘khơi mào’ trước công luận, trong bối cảnh cả nước đang dồn dập tiến hành đại hội đảng các cấp.

corona1

Vài hôm trước, người dân ở chung cư Phạm Viết Chánh, gần chợ Thị Nghè đã bất ngờ khi có hàng loạt xe công vụ ‘đổ dồn dập’ ở cổng vào khu D. Một thông báo rất nhanh sau đó, tầng thứ 12 của khu D ở chung cư đang có một ca nghi tái nhiệm sau thời gian gần 20 ngày ‘dứt’ coronavirus. Các cư dân tầng 12 đã được lệnh cách ly, xét nghiệm.

Bất ngờ tiếp theo. "Vào lúc 8g30 ngày 1/7, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh – đã xác nhận thông tin với phóng viên Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh về trường hợp một người nước ngoài được Bệnh viện FV phát hiện dương tính với Covid-19.

Theo đó, có hai người đàn ông Indonesia nhập cảnh vào Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 3/2020. Họ đang làm việc tại tỉnh Bình Dương. Cách đây không lâu, hai người đàn ông trên có tới một phòng khám tại quận 2 đề nghị được làm xét nghiệm Covid-19, nhưng do phòng khám này không đủ điều kiện để làm xét nghiệm nên hai người này được chỉ dẫn sang Bệnh viện FV.

Tại Bệnh viện FV, một trong hai người đàn ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính nhẹ với Covid-19".

Tuy nhiên tin tức kể trên với dẫn nguồn cụ thể, sau khi được đăng rất sớm trên báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, bất ngờ bị ‘tháo’ xuống (hiện bản lưu tại *).

Phải đến tối ngày 1/7, tin tức trên mới được đăng trên một số tờ báo, nhưng nội dung nơi chữa bệnh và thời gian thì có khác. Trên báo Phụ Nữ lúc sáng, dẫn lời bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, "Bệnh viện FV đã có báo cáo gửi HCDC (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh). HCDC đã yêu cầu Bệnh viện FV gửi toàn bộ mẫu sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm lại".

Tối 1/7, trên báo Tuổi Trẻ (**), viết : "Sáng 30/6, anh cùng một đồng nghiệp là người Indonesia đi xe công ty đến phòng khám ở phường Thảo Điền, quận 2 để xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi về nước. Sau đó, bệnh nhân ghé chợ Bến Thành tham quan rồi về Bình Dương. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy bệnh nhân dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Bệnh nhân đã được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ngay trong đêm 30/6".

Tuy nhiên theo bản tin đã bị tháo trên báo Phụ Nữ thì do bên quận 2 không thể xét nghiệm SARS-CoV-2 nên các bệnh nhân này đã qua bệnh viện FV.

Điểm chung của cả hai bản tin là đang có khả năng về một làn sóng corona sẽ bùng phát trong cộng đồng tại Việt Nam. Báo chí thuật rằng, bệnh nhân là nam, sinh năm 1989, quốc tịch Indonesia, làm việc ở Bình Dương và ngụ tại một khách sạn ở thị trấn Bến Cát, Bình Dương. Người này nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/3/2020, sau đó đi ôtô của công ty về Bình Dương.

Trong thời gian làm việc tại Việt Nam đến ngày 29/6, anh này chỉ đi từ khách sạn tới công ty, ngoài ra có đến siêu thị, quán cơm mua thức ăn và trong thời gian này không tới Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên theo báo Tuổi Trẻ, vào sáng 30/6, khi bệnh nhân này cùng với một người bạn để xét nghiệm SARS-CoV-2 cho thủ tục trước khi về nước, thì lại phát hiện dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Còn báo Phụ Nữ thì lại viết "cách đây không lâu, hai người đàn ông trên có tới một phòng khám tại quận 2".

Như vậy, nguồn lây nhiễm ở bệnh nhân này đến từ đâu ? Liệu khả năng lây lan cộng đồng ra sao, vì từ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 6/2020 là khung thời gian rất dài ; trong đó có cả việc từ cách ly toàn xã hội, đến dần nới lỏng giãn cách và sau đó là bãi bỏ mọi yêu cầu về giãn cách trên toàn quốc.

Mỹ Thuận

Chú thích :

(*)https://www.phunuonline.com.vn/benh-vien-fv-phat-hien-mot-nguoi-nuoc-ngoai-duong-tinh-voi-covid-19-a1412053.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn" target="_blank"> https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache :crABhrAb-RwJ :https://www.phunuonline.com.vn/benh-vien-fv-phat-hien-mot-nguoi-nuoc-ngoai-duong-tinh-voi-covid-19-a1412053.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

(**)https://tuoitre.vn/nong-tp-hcm-ra-soat-cach-ly-nguoi-co-tiep-xuc-benh-nhan-covid-19-nguoi-nuoc-ngoai-20200629190117533.htm ;

Xem thêm liên quan như bản tin trên báo Phụ Nữ :

******************

Việt Nam không nằm trong danh sách 15 nước được dỡ bỏ việc đi lại vào khu vực EU (RFA, 01/07/2020)

Hội đồng Châu Âu ngày 30/6 ra thông báo mở cửa biên giới khu vực cho du khách từ 15 nước kể từ 1/7, tuy nhiên Việt Nam không được nêu tên trong danh sách này.

khongtin1

Kể từ 1/7, EU mở cửa biên giới với 15 nước - Hình minh họa - AFP

Truyền thông trong nước loan nội dung thông báo vào ngày 1/7.

Theo đó, Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất dỡ bỏ các hạn chế tạm thời đối với việc đi lại vào khu vực EU đối với công dân từ 15 nước gồm : Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia, Uruguay.

Trung Quốc cũng nằm trong danh sách này nhưng kèm theo một số điều kiện nhất định, trong đó có việc mở cửa biên giới cho công dân EU.

Thông báo nêu rõ, cơ sở để EU xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với các nước thứ 3 là số ca nhiễm mới/100 nghìn dân trong vòng 14 ngày qua, tương đương hoặc dưới mức trung bình (16 ca) ở EU tính từ ngày 15/6. Ngoài ra, còn tính đến tỷ lệ nhiễm mới không gia tăng đột biến hay khả năng ứng phó, kiểm soát hay thống kê chính xác tình hình dịch bệnh.

Tuy vậy, Việt Nam dù ghi nhận 76 ngày qua không có ca nhiễm trong cộng đồng và chưa có ca tử vong nào kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát nhưng lại không nằm trong danh sách trên.

Cùng ngày, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 6 Việt Nam đón gần 9 ngàn khách quốc tế. Lượng khách này chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài đến làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

Trước đó một ngày, Cục hàng không Việt Nam (HKVN) đề xuất chính phủ có thể nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại thường lệ đưa khách vào Việt Nam vào cuối tháng 7 với điều kiện chặt chẽ đó là quốc gia đó không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục hoặc hành khách phải có mặt trong nước 3 ngày trước khi bay.

Cục HKVN cũng kiến nghị dứt khoát không chấp nhận khách quá cảnh. Đặc biệt, khách phải có giấy chứng nhận âm tính Covid-19 được cấp trong vòng ba ngày trước lúc bay.

***********************

Covid-19 : EU mở cửa cho 15 nước nhưng không gồm Việt Nam (BBC, 01/07/2020)

Kể từ thứ Tư 1/7, EU quyết định bắt đầu mở cửa biên giới cho 15 nước ngoài khối, trong đó có bốn nước Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

khongtin2

Kiểm tra hộ chiếu tại sân bay Larnaca, Cyprus

Việt Nam, điểm đến quen thuộc của các công dân EU và là một trong những quốc gia được coi là có thành tích phòng chống Covid-19 tốt, với số ca nhiễm thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng Châu Á trên, không nằm trong danh sách.

Trung Quốc tuy nằm trong danh sách, nhưng chỉ được áp dụng theo quy tắc có đi có lại, nghĩa là với điều kiện Bắc Kinh cũng phải mở cửa cho công dân EU vào Trung Quốc.

Quyết định được Hội đồng Châu Âu thống nhất thông qua nhưng không có tính ràng buộc pháp lý. Vì vậy các quốc gia thành viên EU vẫn có quyền lựa chọn mở hoặc không mở đối với các nước đó.

Giới ngoại giao đã thảo luận suốt năm ngày về việc đưa hay không đưa nước nào vào danh sách trên.

Các nước được coi là "điểm đến an toàn", bên cạnh Trung Quốc, gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.

Anh Quốc và bốn quốc gia Châu Âu khác không thuộc EU là Thụy Sỹ, Iceland, Liechtenstein và Na Uy - được tự động gồm trong danh sách "an toàn".

Phóng viên BBC Gavin Lee từ Brussels nói rằng đã có các hoạt động vận động hành lang ráo riết từ đại diện các nước Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để được đưa vào danh sách an toàn.

Các quan chức EU nói rằng quyết định được đưa ra dựa trên một số yếu tố khoa học. Cụ thể là :

- Tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở quốc gia đó ở mức đủ thấp (có tỷ lệ lây nhiễm dưới 16 ca trên mỗi 100 ngàn người)

- Xu hướng các vụ lây nhiễm giảm xuống

- Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở "mức phù hợp"

Việt Nam nằm ngoài danh sách

Việt Nam không có trong sách mở cửa đi lại của EU tuy giới chức đang đưa ra các phương án nối lại đường bay quốc tế với các nước.

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất có thể nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại thường lệ đưa khách vào Việt Nam vào cuối tháng Bảy.

Theo các số liệu chính thức, tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức nêu trên, và trong nhiều ngày qua nước này nói không có lây nhiễm nào trong cộng đồng.

Cho đến nay, tổng số các ca được xác định dương tính với virrus corona ở Việt Nam là 355, trong đó đã có 336 người bình phục. Số còn đang điều trị là 19 người, tính đến 1/7.

Không có trường hợp nào tử vong do Covid-19, theo số liệu báo cáo chính thức của nhà nước.

khongtin3

Bệnh nhân 91 (phi công người Anh) tập đi trở lại

Việt Nam cũng 'ghi điểm' trong mắt quốc tế với vụ cứu một phi công người Anh, người được mang số BN91 (bệnh nhân 91), khỏi 'cửa tử' sau khi mắc virus corona.

Bất chấp những kết quả mà giới chức công bố, Việt Nam vẫn không được EU đưa vào danh sách an toàn, và việc này đã gây tranh luận mạnh mẽ giữa các công dân mạng Việt Nam.

Ngoài việc đáp ứng ba tiêu chuẩn tiên quyết, các nước cũng cần khiến cho EU cảm thấy tin tưởng rằng dữ liệu của các nước là có sẵn và đáng tin cậy, Reuters tường thuật. Việc chỉ báo cáo đơn giản là không có trường hợp nhiễm bệnh nào, chẳng hạn như Tanzania, Turkmenistan và Lào, là chưa đủ.

Cạnh đó còn có các yếu tố khác tác động.

"Bạn có thể cho rằng việc quyết định quốc gia ngoài EU nào là 'an toàn' là việc không phức tạp. Nhưng đó là một quá trình rất loanh quanh, gây chia rẽ, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và về chuyện an toàn sức khỏe cho cộng đồng", chủ biên theo dõi tin tức Châu Âu của BBC, Katya Adler, bình luận.

Đan Mạch và Áo và một số quốc gia thành viên đã muốn hạn chế số nước "an toàn" xuống thấp hơn 15 nước, nhưng cuối cùng, quyết định đã được toàn bộ các quốc gia thành viên thống nhất thông qua.

Mỗi nước nay sẽ phải công bố khi nào họ dự tính bắt đầu tái tiếp nhận các công dân từ một số hay toàn bộ các nước được đánh giá là an toàn.

Pháp nói họ dự kiến sẽ triển khai quyết định "trong những ngày tới".

Cộng hòa Czech đã công bố danh sách tám nước mà Prague coi là an toàn.

Danh sách của EU sẽ được cập nhật hai tuần một lần.

Quay lại trang chủ
Read 637 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)