Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

17/07/2020

Chuyện cười : Bảo tàng báo chí trong một nước không có tự do báo chí

VOA tiếng Việt

Bảo tàng Báo chí Việt Nam và truyền thông độc lập bị đàn áp !

RFA, 17/07/2020

Trang The Globe Post, một phần của Globe Post Media-tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là ‘Việt Nam mở Bảo tàng báo chí trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật’.

baochi3

Khai trương Bảo tang Báo chí Việt Nam 19/6/2020. Nguồn : báo Nhân dân

Bài báo nhận định rằng tất cả các tờ báo và truyền hình trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam, dù với thứ hạng ảm đạm về tự do truyền thông cũng như bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo tàng dành riêng cho báo chí.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội có giá khoảng 1 triệu đô la được chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 19/6.

Nhiều Ủy viên Bộ chính trị và Ủy viên trung ương đảng đã tham gia buổi lễ khánh thành bảo tàng như Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các đại biểu các ban, bộ, ngành, và các nhà báo.

Bảo tàng chia nội dung trưng bày ra thành năm phần : Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 – 1925 ; giai đoạn 1925 – 1945 ; giai đoạn 1945 – 1954 ; giai đoạn 1954-1975 và giai đoạn 1975 đến nay.

Trao đổi với RFA tối 17/7, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn đưa ra nhận định về việc mở bảo tàng báo chí tại Hà Nội vào tháng trước :

"Bảo tàng báo chí Việt Nam cũng như các bảo tàng khác phải thể hiện được tính lịch sử, ở đây là lịch sử ngành báo chí. Trong khi đó lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử báo chí Việt Nam nói riêng bị bóp méo, nhào nặn, phục vụ cho mục tiêu chính trị qua nhiều thời kỳ của đảng cộng sản Việt Nam nên tôi không tin sự chân thật của Bảo tàng báo chí Việt Nam. Bởi vì lịch sử là một dòng chảy mà dòng chảy của lịch sử báo chí Việt Nam như một ao tù, tách rời khỏi báo chí quốc tế quá lâu rồi".

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, bảo tàng là nơi lưu trữ, trưng bày cả một quá trình của báo chí Việt Nam để học tập, nghiên cứu, phục vụ cho dân trong ngành báo chí và phục vụ cho quảng đại quần chúng nếu ai cần thì có thể đến xem, nghiên cứu và học hỏi.

"Như vậy phải mang tính giáo dục mà giáo dục trong chế độ độc đảng toàn trị là một nền giáo dục phi triết lý thì tôi không trông mong gì tính giáo dục từ bảo tàng họ khai trương".

Trao đổi với phóng viên Đài AFP của Pháp, Giám đốc bảo tàng Trần Thị Kim Hoa cho hay việc chính phủ Hà Nội xây dựng bảo tàng này là một ví dụ đáng tự hào cho thấy rằng đất nước Việt Nam có tự do báo chí.

Không đồng tình với phát biểu của người đứng đầu Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ :

"Nếu theo như bà Thoa nói như vậy tôi cho rằng đó là một lời ngụy biện không chấp nhận được. Tổ chức Phóng viên không biên giới mới nhất vào năm 2020 vẫn xếp hạng Việt Nam ở mức cuối bảng tức là hạng 175/180, chỉ đứng trước được Trung Quốc và Bắc Hàn, thậm chí còn thua cả Lào. Như vậy tự do báo chí thông qua bảo tàng thì tôi cho rằng là lời nói ngụy biện và không thuyết phục được ai".

Từ Hà Nội, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu phóng viên Tạp chí Cộng sản cho rằng từ trước đến nay chính phủ Hà Nội luôn tuyên truyền rất nhiều để nói lên việc có tự do báo chí nên việc xây dựng bảo tàng báo chí hay phát ngôn vừa nêu của Giám đốc bảo tàng cũng là chuyện dễ hiểu :

"Bề ngoài hình thức để nói Việt Nam có tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng thực chất không như vậy, đâu phải vì những bảo tàng, số lượng của những đài phát thanh, tờ báo là nói lên tự do báo chí. Tự do báo chí nằm trong tiêu chí về việc đưa tin viết báo quan điểm nhà nước không phải là hình thức đó. Tại các nước cộng sản và Việt Nam luôn đưa ra những hình thức như thế để thay thế nội dung, chứng minh với thế giới như vậy nhưng không ai tin".

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng dù có những hạn chế nhất định trong ngành báo chí truyền thống, nhưng chinh phủ Hà Nội thời gian vừa qua cũng có một số cải thiện tiến bộ, dù chỉ trong thời gian ngắn :

"Nói đi cũng phải nói lại là tình hình báo chí rất khắt khe nhưng việc tự do ngôn luận qua mạng xã hội và qua hệ thống internet có phát triển hơn trước. Nhưng ra luật An ninh mạng để bắt bớ, giam cầm và đàn áp những người bất đồng chính kiến, có ý kiến về các vấn đề xã hội và đất nước".

Thời gian gần đây, hàng loạt các nhà báo độc lập, những nhà hoạt động dân sự xã hội đưa ra những ý kiến phản biện đã bị bắt giữ và tạm giam.

Điển hình như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập vào ngày 21/11/2019 đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam về tội ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo Điều 117-Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đến ngày 21/5/2020 vừa qua, Nhà văn Phạm Chí Thành (hay còn gọi là Phạm Thành), chủ trang blog Bà Đầm Xòe và là tác giả của một số cuốn sách chỉ trích chế độ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã bị Cơ quan An ninh điều tra, công an Hà Nội bắt giam với cùng tội danh theo Điều 117.

Chỉ 3 ngày sau đó, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam hôm 24/5 thông báo cho biết, ông Nguyễn Tường Thụy-Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt để mở rộng điều tra vụ án ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ do Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đứng đầu.

Một thành viên khác của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là anh Lê Hữu Minh Tuấn cũng bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa vào ngày 12/6.

Mới đây nhất, bốn người dân Dương Nội thường lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm là bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và dân oan Nguyễn Thị Tâm cũng đã bị công an trong nước bắt giữ vào ngày 24/6.

Qua những vụ bắt giữ nêu trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng nếu chỉ vì xây dựng bảo tàng mà cho rằng Việt Nam có tự do báo chí là chuyện không thể chấp nhận :

"Tự do báo chí phải được thể hiện qua nhiều vấn đề là những người tù chính trị, những tù nhân lương tâm và qua nhiều tiêu chuẩn khác chứ không phải chỉ có cái bảo tàng mà làm nên được tự do báo chí".

Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam được cho là tổng biên tập duy nhất của chừng 800 cơ quan truyền thông, báo chí trong nước.

**************************

Việt Nam, quốc gia không có báo chí độc lập, khai trương bảo tàng báo chí

VOA, 17/07/2020

Bất chấp bị xếp ha ̣ ng là mô ̣ t trong nh ng n ươ ́c kém nhất thế gi ơ ́i v t do báo chí và bắt b ơ ́ nhiều phó ng viên, Việ t Nam v ư ̀a khai tr ươ ng ba ̉ o tàng báo chí, theo AFP.

baochi0

Mộ t gian tr ư ng bày bên trong Ba ̉ o tàng Báo chí Viê ̣ t Nam, ngày 16/07/2020.

Hãng tin Pháp AFP hôm 17/7 cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam, được khai trương vào tháng trước, trưng bày các hiện vật từ nhng bc nh đot gii báo chí Pulitzer trong Chiến tranh Vit Nam cho đến câu chuyn v cuc đu tranh vì t do báo chí trong thi kỳ thc dân Pháp, nhằm tôn vinh "nền báo chí cách mạng" quc gia cng sn.

Việt Nam mở cửa Bảo tàng này hôm 19/6 tại Hà Nội, diễn ra vài ngày sau khi hai nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành bị chính quyền bắt giam với cáo buộc "tuyên truyền chng nhà nước" chỉ vì hai ông viết bài ch trích chính quyn.

Tổ chức Phóng viên Không Biên gii (RSF) xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quc gia v t do báo chí. RSF nói v bt gi các nhà báo này đã gi đi mt "thông đip lnh người" trước Đi hi Đng 13 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.

baochi2

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ở Hà Nội, ngày 16/07/2020.

Mặc dù vậy, đối với bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí, các sản phẩm trưng bày tại bảo tàng là "một bằng chứng đáng tự hào về nền tự do báo chí của đất nước".

Bà Trần Thị Kim Hoa nói với AFP hôm 16/7 : "Vi lut t do báo chí mà người Pháp mang đến Vit Nam, chúng tôi luôn ý thc cao như thế nào là tự do báo chí". Bà nói như thế khi đ cp đến mt bộ lut năm 1881 được áp dng cho Pháp và thuc đa ca Pháp, nhưng được s dng mt cách chp vá Vit Nam.

Bà nói thêm : "Việc chúng tôi có th xây dng bo tàng này cho thy chúng tôi có tự do báo chí".

Theo quan sát của AFP, không nơi nào trong bo tàng có đ cp đến vic chính quyền Vit Nam cm truyn thông đc lp.

Báo chí do chính quyền Việt Nam quản lý đưa tin hàng ngày về hàng loạt các sự kiện, đc bit là v các vn đ xã hi - t vic theo dõi tng phút rò r thy ngân t các nhà máy đến ô nhim trong h thng nước máy ca Hà Ni. Nhưng nhng tiếng nói ch trích lãnh đạo cấp cao ca Vit Nam thì không được dung th.

Truyền thông Việt Nam cho biết Bảo tàng Báo chí được xây dựng với kinh phí khoảng 24 tỷ đồng, với không gian trưng bày trên din tích gn 15.000 mét vuông, với trên 20 nghìn hin vt, tài liu.

VAO năm 2017, Thủ t uo ng Nguye n Xuân Phúc ra Quyet đi ̣ nh thành Lâ ̣ p Ba ̉ o t ang Báo chí Vie t Nam, tr u c JEU. o c s u qu un n lý c u a H o i Nhà báo Vi t Nam, v ơ ́i nhi m v "ph n ánh ti ế n trình hình thành và phát tri n c a n n báo chí Vi t Nam" .

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt
Read 603 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)