Ban hành nghị định xử lý hoạt động thăm dò dầu khí trái phép trong vùng biển của Việt Nam
RFA, 31/08/2020
Hôm 26/8/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định mới về xử phạt đối với các hành vi xâm phạm vùng biển của Việt Nam nhằm khai thác dầu khí với mức tiền phạt từ 1,8 đến 2 tỷ đồng.
Giàn khoan JDC Hakuryu - 5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018- Reuters
Nghị định số 99/2020/NĐ-CP có tên Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Đối tượng áp dụng trong Nghị định bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam và ác tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
Mức phạt tiền tuỳ theo mức độ vi phạm. Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động, tịch thu tang vật, trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định mới của Chính phủ Việt Nam có thể gây chú ý vào khi Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động thăm dò ở vùng biển của Việt Nam từ năm ngoái đến nay bằng cách liên tục điều các tàu khảo sát hải dương và hải cảnh vào vùng biển của Việt Nam.
Hồi năm 2012, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng công khai mời thầu quốc tế với 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (VPN) sau dó đã họp báo phản đối hoạt động này của Trung Quốc và khẳng định đây là các vùng đã được PVN và các đối tác tiến hành hoạt động dầu khí từ lâu.
Hồi năm 2014, Trung Quốc cũng điều giàn khoan dầu khí khổng lồ HD 981 vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền. Vụ việc đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước trong nhiều tháng trời cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan.
Hồi tuần trước, Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng Mỹ cũng liệt kê một loạt các doanh nghiệp thuộc nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen, tức là sẽ bị cấm làm ăn buôn bán với công ty của Mỹ. Trong danh sách 24 công ty Trung Quốc bị Bộ Thương mại Mỹ liệt kê có cả Công ty Xây dựng và Giao thông Trung Quốc (CCCC) và CNOOC. CCCC là công ty chịu trách nhiệm chính trong việc nạo vét các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. CNOOC là công ty đã triển khai giàn khoan dầu khí HD 981 vào vùng biển của Việt Nam.
The South China Morning Post hôm 31/8 trích thông báo từ CCCC cho biết các chi nhánh của công ty này sẽ không bị ảnh hưởng gì vì lệnh trừng phạt của Mỹ vì các hoạt động nạo vét của công ty này chiếm doanh thu rất nhỏ trong doanh thu toàn công ty và hoạt động nạo vét chủ yếu thực hiện trong nội địa. Bên cạnh đó, thiết bị, công nghệ dùng để nạo vét không mua của Mỹ.
Tuy nhiên, theo South China Morning Post, công ty này có hai chi nhánh đóng tại bang Texas của Mỹ và Australia. Vì vậy, khả năng hoạt động của các chi nhánh này bị ảnh hưởng vẫn có thể xảy ra.
******************
Hành vi vi phạm trong thăm dò, khai thác dầu khí có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng
Tài nguyên và môi trường, 31/08/2020
Theo Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, các hành vi vi phạm liên quan đến công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí…có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng cùng các hình thức xử phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả.
Hành vi vi phạm trong thăm dò, khai thác dầu khí có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng.
Theo Điều 6, Nghị định số 99/2020/NĐ-CP, hành vi khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Số tiền phạt sẽ tăng lên 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng.
Riêng hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng sẽ bị phạt từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng.
Đặc biệt, hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng bị phạt 1.800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
Cũng theo Nghị định trên, các hành vi như : Khai thác dầu khí với sản lượng làm giảm áp suất vỉa xuống thấp hơn mức áp suất đã được phê duyệt mà không được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền theo quy định ; Không thực hiện đúng quy trình về đốt và xả khí đồng hành ; Trong quá trình thử giếng mà khai thác vượt quá khối lượng đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đốt hoặc hủy ; Khai thác khí đồng hành trong trường hợp tỷ suất khí dầu cao hơn giới hạn đã phê duyệt khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Trong khi đó, phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm tương ứng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Phạt tiền từ 1.800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí.
Phạm Oanh
*********************
Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí
VCDEA, 31/08/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Một giàn khoan dầu ngoài khơi Việt Nam - Ảnh minh họa
Cụ thể, với hành vi vi phạm quy định về hoạt động thăm dò dầu khí :
Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với hành vi không nộp tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Phạt tiền từ 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định mức phạt với hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không lưu giữ sổ sách ghi chép về các hoạt động phát triển mỏ, khai thác dầu khí, công tác đo lường thiết bị, đo lưu lượng tổng hoặc thiết bị kiểm tra lưu lượng theo quy định.
Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây : khai thác dầu khí với sản lượng làm giảm áp suất vỉa xuống thấp hơn mức áp suất đã được phê duyệt mà không được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền theo quy định ; không thực hiện đúng quy trình về đốt và xả khí đồng hành ; trong quá trình thử giếng mà khai thác vượt quá khối lượng đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đốt hoặc hủy ; khai thác khí đồng hành trong trường hợp tỷ suất khí dầu cao hơn giới hạn đã phê duyệt khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: không thực hiện yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về việc bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam; không thực hiện đúng nội dung kế hoạch phát triển mỏ, kế hoạch khai thác sớm dầu khí đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm tương ứng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ; khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.
Phạt tiền từ 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 11/10/2020.
Hải Long
*********************
Phạt tới 2 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm về thăm dò, khai thác dầu khí
Thanh Tra, 29/08/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Một giàn khoan ngoài khơi Việt Nam - Ảnh minh họa. Nguồn : Internet
Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Cụ thể, đối với hoạt động thăm dò dầu khí, Nghị định quy định phạt tiền từ 300 - 400 triệu đồng đối với hành vi khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 1 tỷ đồng.
Phạt tiền từ 400 - 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 1 tỷ đồng.
Phạt tiền từ 600 - 800 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Nghị định quy định phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.
Phạt đến 600 triệu đồng khi khai thác dầu khí tại khu vực cấm
Đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí, Nghị định quy định phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau : Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm tương ứng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ; khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Phạt tiền từ 500 - 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.
Đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lực địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí bị phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng
H. Yến