Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

02/09/2020

Rosneft hủy hợp đồng khai thác dầu khí vì sợ hay không có lợi ?

Tổng hợp

Thêm tập đoàn nước ngoài hủy dự án dầu khí ở Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc !

RFA, 02/09/2020

Theo trang tin oilcaptial.ru của Nga, Công ty dầu khí Nga Rosneft bị buộc phải hủy bỏ hợp đồng với tập đoàn Noble Corporation của Anh trong việc khai thác dự kiến ngoài khơi Việt Nam, vì sức ép nặng nề từ Trung Quốc.

rosneft1

Giàn khoan Lan Tây, do Rosneft Việt Nam điều hành, ở Biển Đông ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2018. Reuters / Maxim Shemetov

Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển Đông, khi trả lời RFA hôm 2/9 liên quan việc này, nhận định:

"Sự việc này có lẽ là từ lâu người ta đã đoán được, bởi vì từ năm 2017 một lần Việt Nam đã rút khỏi lô 136.03, đến năm 2018 thì Việt Nam yêu cầu Repsol rút khỏi lô 07.03. Và hồi đầu tháng 5, giới thạo tin có theo dõi, thì thấy có người thuê một dàn thăm dò từ Tập đoàn Noble về đã neo hơn một tháng với số tiền 125 ngàn đô một ngày... rồi sau đó lại không thấy vấn đề gì... thì có tin cho rằng phía Việt Nam chịu sức ép và quyết định không tiếp tục thăm dò lô 06.1 này. Đến bây giờ thì thông tin từ báo Nga đã làm rõ hơn thông tin này".

Công ty Rosneft có phần lớn vốn của chính phủ Nga, nắm quyền sở hữu 2 lô dầu khí 06.1 và 05.3/11, ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Việt Nam và Rosneft dự kiến dùng các dàn khoan của tập đoàn Anh Noble Corporation để khoan các giếng này. Nhưng theo truyền thông Nga, vào giữa tháng 7, PetroVietnam hủy bỏ hợp đồng dàn khoan vì sức ép của Trung Quốc.

Nguyên do ?

Nhà nghiên cứu Biển Đông lâu năm Đinh Kim Phúc, nhận định với RFA hôm 2/9/2020 :

"Việc nhiều công ty của nước ngoài ví dụ như Repsol, hay công ty dầu khí của Nga là Rosneft, phải hủy bỏ hợp đồng với tập đoàn Noble Corporation của Anh trong việc khai thác dầu khí ở Việt Nam thì tôi có câu hỏi: Thứ nhất đây là sức ép Trung Quốc đối với Việt Nam bằng các tàu hải cảnh, các tàu thăm dò địa chất luôn áp sát khu vực Việt Nam đang khai thác... Hay là Trung Quốc đang gây sức ép đối với chính các tập đoàn bên ngoài bằng các quyền lợi béo bở ở Trung Quốc dành cho các tập đoàn này ? Câu hỏi này thì tôi cũng chưa nhận được thông tin, nhưng theo dõi tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam 20 năm qua, chúng ta đã thấy một số trường hợp các công ty nước ngoài bỏ Việt Nam để sang Trung Quốc với hợp đồng béo bở hơn. Tôi cũng không chắc Việt Nam có phải chịu sức ép từ Trung Quốc để phá vỡ các hợp đồng dầu khí trước đây cũng như trong tương lai ?".

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, vấn đề này cần phải xét toàn diện về mối quan hệ ‘Chiến lược đối tác toàn diện’ giữa Việt Nam đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục hay chấm dứt... Thứ hai theo ông, hiện giá dầu trên thế giới đang sụt giảm nghiêm trọng, thì liệu Việt Nam có lợi không khi khai thác tài nguyên của mình, hay tạm chấp nhận ngưng khai thác, để dành tài nguyên cho tương lai ? Ông nói tiếp :

"Đây là vấn đề giới nghiên cứu cần đặt ra, nhưng theo bản thân tôi, với việc hàng loạt công ty khai thác dầu khí nước ngoài hủy bỏ hợp đồng với Việt Nam, mà theo ý kiến chủ quan của Việt Nam vì phải nhân nhượng Trung Quốc, thì đây là thất bại của Việt Nam, từ thất bại này sẽ dẫn đến thất bại khác. Còn nếu không phải do sức ép của Trung Quốc, mà do tính toán lợi hại về mặt kinh tế, về mặt chiến lược trong quan hệ quốc tế, nhất là trong đỉnh điểm năm 2020, một đỉnh điểm mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi, và có nhiều tin đồn Việt Nam đanh nhích về phía phương Tây, hay cụ thể là về phía Mỹ thì đó là một vấn đề sai".

Vào năm 2019, khi Trung Quốc điều một tàu khảo sát và tàu tuần duyên đến khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam. Khi đó theo The Diplomat, Việt Nam được cho là đã phải gỡ bỏ một dàn khoan dầu dự kiến khoan thăm dò cho công ty Rosneft của Nga tại lô 06.01, gần lô 07.03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ trước đây của Repsol.

Theo The Diplomat, trước sức ép Trung Quốc, công ty Rosneft của Nga khi đó đã buộc phải xin thôi dự án của 1 trong 2 lô mà mình sở hữu.

Trước đó trong hợp đồng hợp tác với Repsol, Việt Nam phải rút 2 lô là lô 136.03 và lô 07.03 trước sức ép của Trung Quốc, khi đó Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol khá lớn.

rosneft2

Một chi nhánh của hãng dầu khí Nga Rosneft tại Việt Nam là Rosneft Vietnam BV, vừa triển khai hoạt động khoan tại một giếng dầu mới ngoài khơi vùng biển phía nam Việt Nam. Photo courtesy of Rosneft

Tác động như thế nào ?

Việc ngày càng nhiều công ty của nước ngoài như Repsol, hay công ty dầu khí của Nga là Rosneft, phải hủy bỏ hợp đồng khai thác ở Việt Nam sẽ tác động như thế nào? Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết:

"Về tác động của nó thì có hai vấn đề, thứ nhất là về kinh tế thì rõ ràng chúng ta thấy Việt Nam bị thiệt hại. Thông tin từ các đợt trước cho biết rằng Việt Nam phải bồi thường cho Repsol trong hai vụ năm 2017-2018 là hàng tỳ đô la. Còn trong vụ mới nhất thuê dàn khoan của Tập đoàn Noble 125 ngàn đô một ngày cũng mất hàng chục triệu đô. Thiệt hại thứ hai là về mặt chiến lược, sẽ dẫn tới khả năng là Việt Nam rất khó để khai thác được những lô tương tự, đặt biệt là lô 06.1 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở bồn trũng ở Nam Côn Sơn, cách biệt hoàn toàn với rãnh sâu ở giữa đối với Bãi Tư Chính, nhưng Trung Quốc cho rằng nó thuộc Bãi Tư Chính và cho rằng nó thuộc vùng tranh chấp, nhưng thực ra nó không nằm trong vùng tranh chấp.

Với tình trạng này thì dù trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng Việt Nam cũng khó để khai thác vì Trung Quốc cho là trong vùng tranh chấp. Việc Việt Nam rút 3 lần như vậy thì Trung Quốc sẽ thấy thành công và khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy. Tác động thứ ba là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, những mỏ gần bờ tập đoàn này đã khai thác gần hết. Nhưng những mỏ xa bờ thì Trung Quốc đe dọa và Việt Nam lại rút, dẫn tới những đe dọa sau này rất lớn".

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, thật ra không thể tránh sức ép từ Trung Quốc, mà vấn đề phải đối mặt sức ép đó như thế nào? Trung Quốc thấy rằng ép được và Việt Nam rút lui, tức là ép thành công. Trung Quốc cũng mạnh hơn, chưa kể ngoài cuộc chiến quân sự Trung Quốc còn có chiến dịch truyền thông tâm lý, là chiến dịch tam trùng chiến pháp đối với bên ngoài về vấn đề Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nói tiếp :

"Và việc quan trọng nhất là Việt Nam phải đối mặt với nó nếu mà Việt Nam muốn tiếp tục tồn tại. Đương nhiên việc đối mặt này cũng không đơn giản, phía lãnh đạo Việt Nam có lý do cho rằng là có nhiều vấn đề Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc như kinh tế... Nhưng nếu Việt Nam không có một kế hoạch rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới, từ chính phủ cho đến người dân, thì có lẽ Việt Nam không thể đối mặt Trung Quốc trong trường hợp bị ép tiếp theo. Và nếu như vậy thì có lẽ sẽ bị ép mãi mãi thôi".

Hợp tác khai thác với Trung Quốc ?

Trước thực tế này, một số nhà quan sát cho rằng liệu Việt Nam có nên hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác dầu khí ở Biển Đông ?

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định :

"Nói về nhà đầu tư, nó cũng giống tương tự như trường hợp Philippines trước đây, cho khai thác chung theo đúng luật và hiến pháp của Philippines. Chẳng hạn như Việt Nam học theo phương pháp đó, giống như liên danh Vietsopetro chẳng hạn, Việt Nam mời đối tác khai thác dầu khí CNOOC của Trung Quốc chẳng hạn, nhưng hoạt động theo luật Việt Nam thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ hoàn toàn chấp thuận điều đó.

Nhưng Trung Quốc sẽ không muốn điều đó, như đã nói ngay cái lô 06.1 mà Rosneft vừa rút, vì thế nói nó ở vùng tranh chấp là không đúng. Nhưng tình trạng này có lẽ là Trung Quốc không muốn cho các quốc gia khác khai thác, các nước khai thác là Trung Quốc đã cho tàu đến đe dọa. Từ đó Trung Quốc yêu cầu gác tranh chấp cùng khai thác, nhưng đúng là chủ quyền thuộc ta và gác tranh chấp cùng khai thác... Yếu tố tiên quyết là chủ quyền thuộc Trung Quốc".

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, chính vì Trung Quốc cứ đòi yếu tố tiên quyết trong hợp tác khai thác là chủ quyền thuộc Trung Quốc, do đó đã gây ra những khó khăn trong vấn đề này.

********************

Truyn thông Nga : Rosneft hủy hp đng khai thác Vit Nam dưới sc ép ca Trung Quc

VOA, 01/09/2020

Công ty du khí Nga Rosneft b buc phi hủy b hp đng vi tp đoàn Noble Corporation ca Anh trong vic hp tác khai thác du khí Vit Nam, theo truyn thông Nga.

rosneft3

"Rosneft t chi khoan thăm dò vùng bin có tranh chp ngoài khơi Vit Nam" trước sc ép t Trung Quc, theo ghi nhn ca truyn thông Nga. (nh chp màn hình oilcapital.ru)

Vic hủy b hp đng khai thác d kiến ngoài khơi Vit Nam vi tp đoàn có tr s London din ra trong bi cnh sc ép nng n t Trung Quc, theo ghi nhn t truyn thông Nga được trích dn trên trang oilcapital.ru.

Rosneft, công ty năng lượng có phn ln vn ca chính ph Nga, trước đó được cho là đã phi dng hot đng thăm dò mt giếng khoan ngoài khơi Vit Nam.

Công ty ca Nga nm quyn s hu 2 lô du khí 06.1 và 05.3/11 ngoài khơi Vit Nam và đ khoan các giếng này, Rosneft d kiến dùng các dàn khoan ca tp đoàn Anh Noble Corporation. Tuy nhiên, theo truyn thông Nga được oilcaptial.ru trích dn, vào gia tháng 7, PetroVietnam hủy b hp đng dàn khoan vì sc ép ca Trung Quc. Rosneft được cho là quan ngi v nhng tuyên b ch quyn ca Trung Quc đi vi m Lan Đ lô 06.1 khi thăm dò khu vc bin có tranh chp.

Theo ghi nhn ca The Diplomat, Vit Nam được cho là đã phi g b mt dàn khoan du sau hai tháng đng cng Vũng Tàu trong thi gian Trung Quc điu mt tàu kho sát và tàu tun duyên đến khu vc Bãi Tư Chính ca Vit Nam. Dàn khoan này được d kiến khoan thăm dò cho công ty Rosneft ca Nga ti lô 06.01, mt khu vc ngay gn lô 07.03 tc m Cá Rng Đ trước đây ca Repsol nm trong đường lưỡi bò 9 đon mà Trung Quc đơn phương tuyên b.

Trước áp lc chính tr ngày càng tăng t Trung Quc, công ty Rosneft ca Nga buc phi xin thôi d án và vic này cho thy thách thc ngày càng tăng đi vi các công ty đa quc gia ca Nga tìm cách phát trin Châu Á nhưng không th làm Bc Kinh "bc mình", theo The Diplomat.

Công ty du khí Tây Ban Nha Repsol hi tháng 6 va qua cũng đã chuyn nhượng toàn b c phn ca h 3 lô ngoài khơi Vit Nam sau khi d án khai thác du khí ca h vi PetroVietnam được cho là b dng hai ln vì sc ca Trung Quc. Tin cho hay, Vit Nam đã phi đn bù khong 1 t USD cho Repsol và Mubadala ca Các tiu Vương quc Rp Thng nht sau khi hủy b hp đng vi các đi tác này.

Nói vi VOA trong mt phng vn vào tháng trước, ông Nguyn Lê Minh, thành viên hi đng phn bin ca Tp chí Năng lượng Vit Nam, cho biết cui năm nay, trong chuyến thăm được d kiến ca Tng thng Nga Vladimir Putin ti Vit Nam, lô du khí mà Repsol va nhượng li cho PetroVietnam s được ưa vào trong ngh trình sp ti khi Tổng thống Nga qua đ đàm phán v hp tác thêm khu vc đó".

Theo ông Minh, khu vc này có Rosneft và Gazprom, đu là 2 tp đoàn ln có vn ca chính ph Nga (khong 50% vn chính ph) và rng Vit Nam mun ưu tiên các công ty này có chân đng trong hp tác sp ti vi Nga.

Vit Nam hin cũng đang hp tác vi tp đoàn năng lượng ExxonMobil ca M trong d án Cá Voi Xanh ngoài khơi Đà Nng, gn qun đo Hoàng Sa.

Hi năm ngoái, đã có nhng đn đoán v vic ExxonMobil rút lui khi d án gia lúc Bc Kinh được cho là "gây áp lc" vi Hà Ni v các d án du khí vi nước ngoài trên Bin Đông. B Ngoi giao Vit Nam ngay sau đó lên tiếng ph nhn nhng thông tin rng ExxonMobil s bán 64% c phn trong d án này.

B Ngoi giao M hi gia tháng 7 ra mt tuyên b v Bin Đông trong đó Ngoi trưởng Mike Pompeo mô t "chiến dch bt nt" ca Trung Quc nhm kim soát các ngun tài nguyên ngoài khơi trên hu hết Bin Đông là "hoàn toàn phi pháp".

Quay lại trang chủ
Read 590 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)