Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/04/2017

Môi trường Việt Nam tiếp tục bị phá hoại và xuống cấp

Tổng hợp

Hơn 40% diện tích rừng Sơn Trà bị chuyển đổi mục đích sử dụng (RFA, 28/04/2017)

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội Thảo Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững Bán Đảo Sơn Trà ngày 28 tháng Tư tổ chức tại Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.

moitruong1

Những móng nhà trên rừng Sơn Trà. Courtesy of danviet.vn

Buổi hội thảo có sự phối hợp giữa Trung Tâm Con Người Và Thiên Nhiên, Trung Tâm Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học, Nước Việt Xanh và nhóm nghiên cứu giảng dạy về môi trường của Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.

Tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc cắt giảm 41% diện tích rừng chuyển sang đất khác, tức chuyển đổi mục đích sử dụng, là quá lớn, trong lúc khu vực rừng bị cắt giảm nằm ở chân núi thuộc vùng đệm có khả năng bảo vệ cũng như bảo tồn sinh thái và động vật quí hiếm trước những hoạt động của con người.

Theo chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng, ông Huỳnh Tấn Vinh, việc phát triển du lịch ở Sơn Trà phải dựa trên nguyên tắc là giảm thiểu tác động đối với môi trường , cung cấp lợi ích tài chính thiệt thực cho việc bảo tồn thiên nhiên.

Vừa qua việc phát hiện 40 móng biệt thực xây dựng trên bán đảo Sơn Trà khiến dư luận bức xúc. Một chiến dịch kêu gọi cứu Sơn Trà được phát động trên mạng xã hội.

*******************

Hàng chục lò than trái phép thi nhau nhả khói, dân kêu trời không thấu (ANTD, 28/04/2017)

Tại xã Ea Kly của huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk có hàng chục lò đốt than củi trái phép tồn tại gần khu dân cư, ngày đêm xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường sống và làm giảm năng suất cây trồng của hàng trăm hộ dân.

moitruong2

Các khu lò than thải khói bụi mịt mù

Khu lò đốt than củi trái phép này rộng gần 3 héc ta, nằm gần khu dân cư ở buôn Krai B của xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Ở đây, vào thời điểm chúng tôi ghi hình đang có 43 lò than hoạt động. Trong đó, riêng ông Nguyễn Văn Chung có 31 lò nhưng chỉ 4 lò được cấp phép, còn 27 lò tự ý xây thêm không được cấp phép.

Theo người dân ở đây cho biết, các lò đốt than củi này hoạt động đã hơn 3 năm. Từ đó đến nay, trên địa bàn xã có rất nhiều người bị bệnh ung thư, mà người dân đang phân vân không hiểu có phải 1 phần do những nguồn ô nhiễm này không ? Chỉ tính trong năm 2016, ở xã Ea Kly đã có 22 người chết do bệnh ung thư và hiện còn trên 10 người đang bị bệnh.

Ông Nguyễn Tường Vi, thôn trưởng buôn Krai B, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, chia sẻ : "Ở thôn 13, 14, 6 nói chung bệnh ung thư khá nhiều. Người dân của buôn Krai B đã đề xuất nhiều lần về mấy lò than gây ô nhiễm môi trường, nhưng đến nay vẫn không thấy xử lý. Thực tế ở xa 1-2 km vẫn ngửi thấy mùi khét".

Gia đình ông Y Sơi Nia, ở Buôn Kra B, xã Ea Kly có vườn cà phê rộng 2 ha. Trước đây, khi chưa bị ô nhiễm bởi các khu lò than thì năng suất rẫy cà phê của ông đạt từ 20 đến 30 tấn tươi. Nhưng 3 năm nay chỉ đạt trên dưới 10 tấn/năm. Nhiều hộ dân khác có vườn cây gần lò than cũng rất bức xúc vì các lò đốt than gây ô nhiễm, làm sụt giảm năng suất, sản lượng rất lớn hàng năm, nhưng chả có ai chịu trách nhiệm bồi thường cho dân.

moitruong3

Công nhân đang đẩy củi vào lò để chuẩn bị đốt tại khu lò than của ông Nguyễn Văn Chung

Các lò đốt than củi này hoạt động như một cụm công nghiệp nhỏ gần khu dân cư lâu nay, nhưng không hiểu sao các cơ quan chức năng cùng chính quyền ở xã ở huyện Krông Pắk vẫn không có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở đây.

Tình trạng hàng chục lò đốt than trái phép nằm gần khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của rất nhiều hộ dân ở xã Ea kly, đã vượt qua tầm quản lý của xã. Thực trạng này đang cần các cơ quan chức năng của huyện Krông Pắk và tỉnh Đắk Lắk vào cuộc để phối hợp kiểm tra xử lý những lò than trái phép này.

Duy Hòa

Quay lại trang chủ
Read 771 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)