Cuộc ‘đốt lò’ của Việt Nam làm tiêu tan 40 tỷ đô la chứng khoán
VOA, 29/04/2022
Hàng loạt vụ bắt giữ doanh nghiệp cấp cao đã khiến chứng khoán Việt Nam bị xóa sổ 40 tỷ USD và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào một thời điểm mong manh đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh, hãng thông tấn Reuters nhận định.
Những cáo buộc về gian lận, thao túng thị trường và tham nhũng đã khiến một số công ty đang ở đỉnh cao nhất rơi tự do và giáng những cú giáng mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bắt đầu từ vụ bắt giữ tỷ phú Trịnh Văn Quyết cách đây một tháng, các nhà môi giới chứng khoán, phát triển bất động sản và thậm chí lãnh đạo hàng đầu đã bị bắt khi một chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm của Việt Nam mở rộng từ bộ máy hành chính sang các lãnh đạo doanh nghiệp.
Những cáo buộc về gian lận, thao túng thị trường và tham nhũng đã khiến một số công ty đang ở đỉnh cao nhất rơi tự do và giáng những cú giáng vào một trong những thị trường chứng khoán lấp lánh nhất thế giới.
Sau khi chỉ số chuẩn tăng hơn gấp đôi giá trị so với mức đáy vào tháng 3 năm 2020, cuộc đàn áp đã gây ra đợt lao dốc mạnh nhất trong một ngày của thị trường tuần này, kể từ những ngày đầu của đại dịch, xuống mức thấp nhất trong chín tháng vào hôm 26/4.
Thị trường chứng khoán hiện đã bị thổi bay 11% trong vòng ba tuần. Trái phiếu và tiền tệ cũng trượt giá.
Các nhà đầu tư nói rằng cuộc đàn áp đã làm lung lay ít nhất niềm tin ngắn hạn vào triển vọng của Việt Nam và có nguy cơ khiến cho dòng vốn bị rút đi giữa bối cảnh áp lực đang đến từ tỷ giá hối đoái tăng nhanh của Mỹ và nỗi lo lắng trên toàn cầu về cuộc chiến Ukraine và những căng thẳng địa chính trị khác.
"Đối với những người quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam như một phần của câu chuyện mở cửa trở lại (họ) có thể có chút lo ngại", Carlos Casanova, nhà kinh tế Châu Á cấp cao tại Union Bancaire Privée, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Singapore. "Môi trường chung không thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài".
Các vụ bắt giữ đang mở rộng chiến dịch chống tham nhũng của Đảng cộng sản cầm quyền mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy từ năm 2016.
Ông Trọng cho biết hôm 27/4 rằng nỗ lực này là nhằm cải thiện niềm tin vào "Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị", theo tuyên bố của chính phủ đưa ra sau cuộc họp của ủy ban chống tham nhũng.
Mặc dù thị trường đã ổn định vào ngày 27/4 với hy vọng tình trạng rớt giá được kiềm chế, nhưng nó vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Việt Nam là một trung tâm sản xuất đã được hưởng lợi khi các công ty toàn cầu đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt tăng trưởng 5% trong qúy đầu tiên.
Theo nhà cung cấp chỉ số MSCI, hầu hết tiền nước ngoài chảy trực tiếp vào xây dựng nhà máy và mua bất động sản, thay vì vào cổ phiếu tại quốc gia mà thị trường này chỉ được xếp hạng là "thị trường biên". Các nhà giao dịch ký quỹ chiếm phần lớn hoạt động.
Tuy nhiên, các vụ bắt giữ đã khiến một số người bất ngờ khi nó tấn công vào trung tâm thị trường vốn của đất nước và lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm khoảng 1/4 chỉ số.
Deirdre Maher, người đứng đầu bộ phận thị trường biên tại Amundi, nhà quản lý tài sản lớn nhất Châu Âu, nhận xét : "Nhiều người trong số các nhà đầu tư bán lẻ chưa quen với thị trường và chưa quen với sự biến động như vậy của thị trường".
"Đối với những nhà đầu tư này, tôi tin rằng hậu quả từ các cuộc điều tra tham nhũng sẽ làm giảm sút tình cảm. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư dài hạn, sự điều chỉnh gần đây thực sự cung cấp một khởi điểm thú vị".
Ngoài ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn bất động sản và giải trí FLC, cảnh sát đã bắt giữ ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Tân Hoàng Minh, và ông Đỗ Đức Nam, Giám đốc điều hành công ty môi giới chứng khoán Trí Việt.
Các quan chức tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị quy trách nhiệm về các vi phạm thị trường.
Ông Dũng không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters, trong khi FLC cho biết ông Quyết đang hợp tác với các cơ quan chức năng và chưa có kết quả điều tra nào được công bố. Chứng khoán Trí Việt cho biết đang phối hợp với điều tra viên.
Cổ phiếu FLC đã giảm khoảng 20% trong tháng 4 và cổ phiếu TVB giảm gần 40%.
(Việt Nam) sẽ phải mất một thời gian để phục hồi từ việc thúc đẩy chống tham nhũng. Erik Jonsson, một đối tác tại thành phố Hồ Chí Minh của công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu Antler, cho rằng : "Vượt qua những thay đổi tận gốc rễ như chống tham nhũng thường không phải trong một sớm một chiều".
Theo ông, "Những cuộc đàn áp kiểu này có thể là một phần trong hành trình lâu dài của Việt Nam" và "Mỗi sự kiện có thể dẫn đến những điều chỉnh trong một giai đoạn, nhưng nhìn chung đều đóng góp vào sức hấp dẫn và tăng trưởng tích cực".
Theo Reuters
***********************
Nhà thầu Việt Nam đến Texas để kiếm ‘lãi tỷ đô’
VOA, 29/04/2022
Một nhà thầu lâu năm của Việt Nam là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) có kế hoạch đấu thầu tại Mỹ vàÚc để tăng doanh thu hàng năm lên 20 tỷđô la và thu về khoản lợi nhuận đến 1 tỷđô la trong vòng 10 năm.
Một phần cảng Houston ở Pasadena, bang Texas, nơi được xem là có các điều kiện và chính sách thuế thuận lợi cho các công ty nước ngoài hoạt động.
"Đểđạt được các cột mốc này thì Hòa Bình không thể không ra nước ngoài", tờ VnExpress dẫn lời ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, nói tại phiên họp thường niên ngày 25/4, đồng thời cho biết thêm rằng hai văn phòng tại Sydney và Brisbane, Australia vàở Texas, Hoa Kỳ, của tập đoàn sẽ bắt đầu hoạt động trong qúy này.
Theo kế hoạch dự kiến, vào qúy IV, tập đoàn sẽ bắt đầu xây dựng dựán tại nhiều khu vực ở Australia nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Brisbane sẽ diễn ra vào năm 2032.
Tại Hoa Kỳ, tập đoàn Hòa Bình cho rằng Texas là bang có tăng trưởng kinh tếđáng kể, thị trường xây dựng sôi động, và các điều kiện và chính sách thuế của bang cũng rất thuận lợi cho các công ty nước ngoài hoạt động. Đặc biệt, cảng quốc tế Houston là một điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật liệu xây dựng.
Nhà thầu Việt Nam đặt ra mục tiêu doanh thu đến năm 2032 là 20 tỷ USD và lợi nhuận là 1 tỷ USD, tương đương 437.000 tỷđồng và 21.800 tỷđồng. Tập đoàn hy vọng sẽđạt được mục tiêu trên bằng cách đưa ra mức giá cạnh tranh dựa trên khả năng tiếp cận vật liệu và công nghệ chi phí thấp, cùng với số lượng lớn công nhân mà họ có thể huy động.
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được thành lập vào năm 1987 vàđãđược hưởng lợi từ nền kinh tếđang phát triển mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng bịảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái vìđại dịch Covid-19.
Theo lời ông Lê Viết Hải, tham vọng ra nước ngoài của tập đoàn Hòa Bình có từ nhiều năm trước nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Nguyên nhân một phần là do dịch bệnh nên công ty tạm ngưng rót vốn vào các dựán bất động sản nghỉ dưỡng, dân dụng suốt hai năm qua để bảo toàn vốn. Lý do còn lại là vì công ty thiếu và yếu về một số mặt như tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài, nhân lực có trình độ ngoại ngữ và chứng chỉ chuyên môn quốc tế, vẫn theo tường thuật của VnExpress.
Tại cuộc họp thường niên năm ngoái, ông Hải cho biết năm 2020 là năm khó khăn nhất trong suốt 33 năm hoạt động của tập đoàn, bao gồm cả việc giá cổ phiếu rớt đến 42%.
*********************
Việt Nam trấn an EU về Luật An ninh mạng
VOA, 28/04/2022
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nói với nhà ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) rằng Luật An ninh mạng của nước này "không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài", đồng thời đề nghị EU tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an ninh mạng đối với các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của Việt Nam.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tiếp ông Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEAS). Photo CAND.
Hôm 27/4, khi tiếp ông Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEAS), Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói : "Luật An ninh mạng không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trên không gian mạng là nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia, nhiều quốc gia cũng ban hành các văn bản Luật tương tự như Việt Nam...", theo Cổng thông tin Bộ Công an.
Luật An ninh mạng của Việt Nam, thông qua vào tháng 6/2018, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó yêu cầu các công ty Internet phải dỡ bỏ các nội dung mà chính quyền cho là ‘độc hại’, đồng thời cũng cấm những người sử dụng Internet ở Việt Nam lan truyền những thông tin được cho là "chống phá Nhà nước, chống phá chính quyền".
Hôm 27/4, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị EU tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an ninh mạng đối với các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu, kinh nghiệm quản lý dữ liệu xuyên biên giới, cơ chế bảo vệ dữ liệu trong một số lĩnh vực quan trọng. Ông Lâm cũng yêu cầu hai bên tăng cường thảo luận, chia sẻ quan điểm, tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quốc gia về an ninh mạng.
Trước khi Luật An ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực, đại diện các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu cảnh báo việc thực thi này có thể gây ra "thiệt hại kinh tế nghiêm trọng", cũng như "ảnh hưởng" đến sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của Việt Nam.
*************************
Sau Covid, doanh nghiệp Việt chật vật tìm lao động
Nguyễn Lại, VOA, 29/04/2022
Đại dịch Covid tại Việt Nam đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính sách ‘sống chung với dịch’ và việc gỡ bỏ hoàn toàn những lệnh phong tỏa hay các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trước kia giúp cuộc sống trở lại bình thường. Vào thời điểm này, Việt Nam cũng đang bước vào mùa du lịch biển. Khách quốc tế đang dần trở lại Việt Nam sau 2 năm đại dịch, hứa hẹn nguồn thu từ lĩnh vực quan trọng này sẽ góp sức phục hồi dần nền kinh tế.
Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online)
Tuy vậy, nhiều chủ khách sạn, resort nghỉ dưỡng trên cả nước cho biết đang lâm vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng, dù tất cả các địa phương đã mở cửa trở lại và việc đi lại không còn phải hạn chế.
Chị Nguyễn Thúy Hằng, chủ chuỗi khách sạn 4 sao ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho hay các khách sạn của chị cũng như nhiều công ty taxi trong thành phố hiện không thể tìm được lao động.
"Đăng tuyển các nơi mà chúng tôi không thể tìm được nhân sự cho các hoạt động như dịch vụ phòng, bếp hay thậm chí cả bảo vệ cũng không thể tuyển được luôn. Căng lắm vì nếu không đủ nhân sự mà mình vẫn cho chạy thì các dịch vụ của mình nó không tốt được", chị Hằng chia sẻ với VOA.
Không hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cần nhiều lao động, chị Nguyễn Thu Huyền, chủ một công ty lớn về truyền thông, cho biết doanh nghiệp của chị cũng cùng chung cảnh ngộ dù chị đã tìm mọi cách, đưa ra nhiều ưu đãi cao để lôi kéo nhân viên từ các cơ quan báo chí nhà nước hay các doanh nghiệp khác.
"Không tuyển được nhân viên luôn. Nhân viên bây giờ buồn cười lắm. Có những đứa nó đang làm với mình thì nó nhảy sang học về digital vì lĩnh vực đấy đang hot tại Việt Nam, thế là người người digital, nhà nhà digital… Xong hồ sơ là nhảy việc liên tục, vài ba tháng các bạn lại nhảy một chỗ... Thế là mình quyết định sử dụng cộng tác viên ở ngoài, chả phải nuôi, làm theo job, chứ không lao vào tuyển dụng. Nhưng thực sự thì đến lúc mình cũng phải tìm, thì tìm không ra", chị Huyền cho biết.
Theo chị Hằng thì do dịch kéo dài và lệnh phong toả-hạn chế đi lại áp dụng quá lâu nên sau khi các lao động về quê, họ đã quen với cuộc sống tại địa phương trong khi tại các thành phố thì giá cả leo thang, tình hình công việc và thu nhập chưa chắc chắn nên ít ai muốn quay trở lại thành phố làm việc ngay vào thời điểm này.
"Ngay trong đợt dịch, dù mình có hỗ trợ cho các bạn nhưng các bạn vẫn bỏ về quê vì các bạn sợ quá. Và khi họ đã về quê và ở 2 năm rồi thì họ không còn muốn lên lại nữa", chị nói.
Đồng tình với nhận định này, chị Huyền cho biết thêm : "Họ không lên lại vì họ sợ chứ. Cả đợt dịch vừa rồi họ sợ quá đi chứ. Họ ở nhà họ làm việc vớ vẩn cũng còn có cái ăn. Bây giờ lên ví dụ như lên thành phố Hồ Chí Minh thì cái gì cũng đắt đỏ mà tiền kiếm không ra nên họ sợ. Trong khi chỉ thời gian trước thôi, xóm trọ nào cũng có người chết. Có xóm chết cả xóm ấy. Khiếp lắm".
Nguyễn Lại