Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

26/04/2022

Gửi tâm thư gì cũng bị bắt, hoa hồng Việt Á đi đâu

RFA tổng hợp

Doanh nhân gửi "tâm thư" cho Tổng bí thư : Gây rối vì lẽ gì ?

RFA, 26/04/2022

Không còn niềm tin vào Chính quyền ?

Công an thành phố Hải Phòng hôm 25/4/2022 đã khởi tố ông Tạ Quyết Thắng – Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường – để điều tra về tội "gây rối trật tự công cộng" xảy ra tại bến xe Thượng Lý.

niemtin1

Ông Tạ Quyết Thắng – Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường – bị khởi tố về tội gây ri trt t công cng

Trước đó, vào ngày 10/10/2021, gần 100 người dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Sơn Trường đã đến bến xe Thượng Lý ở số 52 đường Hùng Vương, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng – Hải Phòng để khống chế lực lượng bảo vệ tại đây, nhằm cưỡng chế lấy lại đất cho thuê vì bến xe không thanh toán tiền thuê, nhưng cũng không trả đất theo yêu cầu của công ty Sơn Trường.

Ông Tạ Quyết Thắng là doanh nhân, người được nhiều người biết đến khi ông này trong năm 2018 đã gửi ‘tâm thư’ đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh về việc doanh nghiệp bị ‘hành’ các thủ tục hành chính.

Khi đó ông Thắng cho rằng nếu im lặng, mọi việc sẽ trì trệ và mong muốn Tổng bí thư suy nghĩ tới việc nên bắt đầu bằng những cải cách về thủ tục hành chính.

Ngoài ra, theo thông tin chúng tôi có được từ truyền thông Nhà nước, ông Tạ Quyết Thắng cũng là người từng góp nhiều tiền, của cho thành phố Hải Phòng để xây dựng nhiều công trình dân sinh.

Vì lẽ gì một người từng có những tâm huyết với địa phương và đất nước như vậy lại phải hành xử "không theo pháp luật" đến nỗi bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng ?

Nhà báo Võ Văn Tạo, từng nhiều năm làm hội thẩm nhân dân, nhận định với RFA về việc này hôm 26/4 :

"Ông Thắng ở Hải Phòng, một người có nhân ang tốt, từng đóng góp nhiều cho đất nước, thậm chí từng viết tâm thư cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để hiến kế làm lợi cho quốc tế dân sinh, nhưng khi có tranh chấp đất đai mà phải đưa người của mình cưỡng chế thì rõ ang theo pháp luật thì doanh nghiệp của ông Thắng sai. Đúng ra phải thông qua chính quyền, nhưng trên thực tế hiệu năng làm việc của bộ máy công quyền thì vô cùng trì trệ ai cũng biết. Do đó người ta ngại va chạm, hoặc đối tác bên kia cũng có tiền lo lót chạy chọt. Và do bê bối của chính quyền làm người ta không tin tưởng nữa, phải tự làm mới giải quyết được vấn đề…".

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, những năm gần đây bộ máy công quyền cũng có tiến bộ nhất định, nhưng vẫn không theo kịp yêu cầu công việc cũng như nguyện vọng của người dân. Dù theo ông Tạo, không một nước nào có số lượng công chức nhiều so với số dân như ở Việt Nam, nhưng công việc hành chính vẫn không hiệu quả. Ông Tạo lý giải tiếp :

"Một quốc gia mà nguồn thu hạn chế, nuôi bộ máy khổng lồ như thế thì làm sao có thu nhập thỏa đáng cho người công chức. Bất cứ ngành nào trong bộ máy Nhà nước thì đồng lương đều không đủ sống. Do đó họ làm đủ cách để có tiền, từ tham nhũng cho đến làm khó dân khi đến làm thủ tục để có tiền chạy chọt bù đắm đồng lương chết đói, để có thể nuôi được gia đình, đó là cái dở của nhà nước hiện nay. Ở Việt Nam có thành ngữ vui từ lâu : Chủ nghĩa xã hội là gì ? Là hình thái kinh tế xã hội mà ‘Ai cũng có việc làm, nhưng không ai làm việc. Ai cũng không làm việc, nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương, nhưng không ai đủ sống. Không ai đủ sống, nhưng ai cũng sống. Ai cũng không đồng ý, nhưng ai cũng giơ tay’. Tổng kết lại nó là như thế".

niemtin2

Ngày 10/10/2021, gần 100 người dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Sơn Trường đã đến bến xe Thượng Lý ở số 52 đường Hùng Vương, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng – Hải Phòng để khống chế lực lượng bảo vệ tại đây

Chính sách pháp luật có vấn đề ?

Nhiều luật sư cho rằng, luật pháp ở Việt Nam chưa hoàn hảo mà người thừa hành cũng chưa có tinh thần tuân thủ pháp luật, đẩy vấn đề pháp lý vào tình trạng hết sức bấp bênh. Ngoài ra, do có nhiều án oan và những bản án chính trị bỏ túi khiến người dân hầu như mất lòng tin rất nhiều vào hệ thống xét xử và tình trạng thực thi luật pháp nói chung.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí cộng sản nói với RFA hôm 26/4 :

"Thường thường dân nghèo, hay dân không có thế lực gì, thì hầu như người ta không tin tưởng gì luật pháp và sự ngay thẳng của chính quyền hiện nay. Nhưng ông này từng là người giúp đỡ thành phố Hải Phòng, có góp ý. Tức là người có thế lực là người theo đường hướng của đảng mà không làm theo cái đấy. tức là chính sách pháp luật có vấn đề…".

Ở Việt Nam, giới chức lãnh đạo thường hay hô hào khẩu hiệu ‘do dân, nghe dân, vì dân’ nhưng thực tế hoàn toàn khác. Nhiều chuyên gia quan sát tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam nhận định, thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân và người dân cũng ít có cơ hội hay phương tiện để biểu đạt ý nguyện của họ với chính quyền như ở các nước dân chủ. Thậm chí nếu ai nói gì trái ý người có chức quyền có thể bị trả thù, trù dập hoặc thậm chí bị bị chụp mũ cho là phản động…

Chia sẻ ý kiến của mình với câu chuyện ở Hải Phòng như nêu trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai hôm 26/4 nhận định :

"Việc này xuất phát từ thực tế là luật của chúng ta hiện nay là luật rừng, xử thế nào cũng được, không thể bảo đảm được cái gọi là văn minh, công bằng dân chủ. Sửa được cái này thì may ra dân mới yên ổn. Tôi nói thật trong năm năm tới mà không sửa tới nơi tới chốn thì không thể chọn ra người tử tế để làm việc. Bởi vì hiện nay, chỉ một hệ thống xấu mới làm việc với nhau được. Do đó bây giờ dân không tin vào luật pháp, không tin vào thể chế, không tin vào đội ngũ cầm quyền, nên mới tự phát Cái này rất nguy hiểm đối với xã hội. (Hội nghị) Trung ương 5 tới đây mà không bàn vấn đề này cho thiết thực, chỉ nói huyên thuyên trên trời dưới đất thì sẽ có lỗi lớn với dân tộc".

Dù pháp luật Việt Nam chưa hoàn hảo, nhưng luật sư Đặng Đình Mạnh khi trả lời RFA trước đây cho rằng, nếu muốn người dân tin tưởng thì các cán bộ công nhân viên chức tại Việt Nam cần có một tinh thần chấp pháp tốt, tuân thủ theo luật hiện có, và nhà nước phải là cơ quan đứng ra đảm bảo công chức thực thi đúng pháp luật.

Nguồn : RFA, 26/04/2022

***********************

Vụ Việt Á : "Hoa hồng" đi đâu ?

RFA, 26/04/2022

Không ai chịu nhận…

Cơ quan điều tra vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Lưu - giám đốc CDC tỉnh Nam Định - để điều tra về những sai phạm liên quan việc mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Việt Á. Trước đó, khi vụ án kit xét nghiệm Việt Á bị khởi tố, ông Lưu từng khẳng định với truyền thông nhà nước rằng ông không nhận một đồng "hoa hồng" nào trong cả bốn hợp đồng mà CDC Nam Định ký kết với Công ty Việt Á liên quan mua kit xét nghiệm.

niemtin3

Xét nghiệm Covid-19 ở Việt Nam - Reuters

Tuy vậy hôm 25/4, cơ quan điều tra xác định ông Lưu có một số vi phạm liên quan đến việc địa phương mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Cụ thể là lãnh đạo, cán bộ của CDC tỉnh Nam Định đã nhận "hoa hồng" 1,25 tỉ đồng từ Công ty Việt Á sau khi ký một số hợp đồng mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 với giá cao.

Với vụ bắt tạm giam giám đốc CDC Nam Định, Bác sĩ Đinh Đức Long bình luận với RFA :

"Ông ta không phải là người đầu tiên. Giám đốc CDC Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước cũng nói không nhận. Có ông nào nói có nhận tiền hoa hồng đâu nhưng cuối cùng vẫn bị bắt. Nhận hay không thì chỉ họ biết nhưng công an đã bắt là họ phải có chứng cứ. Một là nhận tiền, hai là vai trò quản lý nhà nước sai.

Tại sao không mua của thằng giá rẻ mà lại mua của thằng giá đắt ? Ít nhất là chức năng quản lý nhà nước của anh đã sử dụng đồng ngân sách nhà nước không hiệu quả, không đúng mục đích. Thứ hai, về tâm lý mà nói, nếu anh không được lợi gì trong đó tại sao anh lại chịu mua với giá cao ? Chuyện này trẻ con cũng biết dù anh có nhận hay không. Chỉ có bị lộ hay chưa bị lộ mà thôi".

Đúng như nhận định của bác sĩ Đinh Đức Long, tại thời điểm vụ án nâng giá kit xét nghiệm Covid-19 bị khởi tố, một số giám đốc CDC như ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang hay ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế cũng từng khẳng định với truyền thông "không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á".

Trong khi đó, theo lời khai của ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á với Bộ công an, doanh nghiệp này đã chi gần 800 tỷ đồng tiền "hoa hồng" cho các "đối tác" trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm lên khoảng 45%.

Nói một đàng, làm một nẻo

Theo nhận định của một số người trong ngành y tế, người đầu tiên chịu trách nhiệm trong vụ mua kit test của Việt Á với giá cao ở cả 62 tỉnh thành phải là Bộ trưởng Bộ Y tế. Người thứ hai là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chịu trách nhiệm mảng văn hóa xã hội y tế. Ông Vũ Đức Đam có thời làm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, Ủy viên trung ương Đảng, quyền còn to hơn Bộ trưởng Bộ Y tế. Thực chất ông Vũ Đức Đam là người quyết định về ngành y tế vì trong cơ cấu quyền lực ở Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế là người quyết định hết.

Qua câu chuyện Việt Á bị phanh phui nhiều tháng qua và vẫn còn diễn biến khó lường, nhiều người dân Việt Nam hiện chia sẻ câu nói nửa đùa nửa thật rằng : "Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ" để "bàn" về các vị lãnh đạo ở các bộ, ngành đang trong "tầm ngắm" của cơ quan điều tra.

Góp thêm ý kiến về vụ giám đốc CDC tỉnh Nam Định mới bị bắt mà trước đó khẳng định không ăn một đồng ‘hoa hồng’ nào, blogger Nguyễn Ngọc Già nói :

"Theo tôi, cái thứ nhất là nó phản ánh chủ trương học và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh từ năm 2005. Chủ trương này đã hoàn toàn phá sản. Nó tự chứng minh đó chỉ là loại đạo đức giả mà thôi. Thứ hai, qua sự việc này nó bộc lộ bản chất người cộng sản Việt Nam là ‘nói một đàng làm một nẻo’. Thứ ba, với tư cách của một giám đốc CDC Nam Định, ông Đỗ Đức Lưu đã tự tố cáo việc nhận hoa hồng là điều bình thường chứ ông ta không coi đó là một hành vi tham nhũng. Tức là ông ta không thức được bổn phận và trách nhiệm của một đảng viên cũng như của một công bộc đối với dân.

Ông ta coi đó là việc mua bán bình thường nên mới dám dùng chữ "hoa hồng" như một sự trong sạch. Vì vậy, tham nhũng tại Việt Nam hiện nay nó đã trở thành điều bình thường. Chỉ có phát hiện hay chưa phát hiện mà thôi".

Blogger Nguyễn Ngọc Già kết luận, mong muốn chống tham nhũng ở Việt Nam hoàn toàn bất khả thi bởi tính duy ý chí và phương pháp chống tham nhũng cũng bất khả thi khi họ muốn sử dụng thuật "đức trị" và "kỹ thị" vốn không thể tồn tại ở thể chế này từ hàng chục năm qua. 

Đại dịch Covid-19 khiến người dân Việt Nam, nhất là người nghèo lâm cảnh khốn cùng khi hàng chục triệu lao động mất việc làm. Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến người dân thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ những mất mát về sức khỏe, tính mạng của người dân thành phố trong đại dịch Covid-19. Ông Phúc khẳng định "gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân", đồng thời kêu gọi tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn giữa chính quyền với nhân dân.

Hai tháng sau phát biểu của ông Phúc, một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam phê bình cách đối phó dịch Covid-19 của Chính phủ tăng rất cao trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối tháng 10, trùng với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2021.

Dịch bệnh vừa bớt thì vụ Việt Á bùng lên, người dân lại phẫn nộ khi biết mình bị các vị lãnh đạo ‘móc túi một cách hợp pháp’.

Nguồn : RFA, 26/04/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 377 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)