Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

26/04/2022

Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ quan ngại về tình hình tôn giáo ở Việt Nam

RFA tiếng Việt

Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022 vào ngày 25/4. Theo đó, tổ chức này đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.

uscirf1

Tín đồ theo đạo Chăm Bà-ni, một tôn giáo nhỏ, có nguy cơ biến mất ở Việt Nam - Reuters

Các khuyến nghị của USCIRF

Trong buổi họp báo công bố bản báo cáo này, khi trả lời các câu hỏi về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF đề cập đến Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018, quan ngại rằng luật này cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam, bao gồm người Thượng, người H'mông và các nhóm sắc tộc khác đặc biệt dễ bị tổn thương.

USCIRF cũng nêu lên tình trạng bắt bớ nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vỉ niềm tin tôn giáo của mình. Điển hình là trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang chịu án 11 năm tù giam vì tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Qua đó, USCIRF đã đưa ra một số khuyến nghị dành cho Chính phủ Hoa kỳ nhằm cải thiện, thúc đẩy tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cụ thể như tham gia cùng Chính phủ Việt Nam, các nhóm xã hội dân sự và giới chuyên môn nhằm thúc đẩy việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các Nghị định thi hành Luật, để phù hợp vi các tiêu chuẩn quốc tế ; Chỉ đạo Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam chú ý và và giám sát tình trạng của các tù nhân lương tâm về tôn giáo và vận động, đảm bảo quyền lợi trong tù và trả tự do cho họ ; Quốc hội Hoa Kỳ nên ủng hộ luật liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như Đạo luật Nhân quyền Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của RFA về các khuyến nghị này đã được Chính phủ Mỹ thực hiện như thế nào, và kết quả đạt được ra sao, đại diện USCIRF cho biết :

"Chúng tôi đã liên tục đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Harris đều nêu quan ngại về nhân quyền trong các cuộc gặp với Việt Nam. Đã có rất nhiều cam kết với Việt Nam trong năm qua, và đảm bảo tự do tôn giáo, nhân quyền là một phần của các cuộc đối thoại đó.

Ngoài ra, chúng tôi đã nói chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Mark Knapper, về các mối lo ngại của chúng tôi đối với vấn đề tự do tôn giáo. Trong đó có việc nhiều người bị bỏ tù hoặc đang bị quấy rối chỉ vì ủng hộ tự do tôn giáo hoặc vì niềm tin của họ. Và chúng tôi vận động cho sự tự do của họ.

Vào tháng 11/2021, trong cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 25 của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tự do tôn giáo là một phần trong cuộc đối thoại đó. Chúng tôi thấy một số khuyến nghị mà chúng tôi đã nêu ra với Chính phủ Hoa Kỳ có tác dụng, và chúng tôi muốn tiếp tục gia tăng áp lực đó, để đảm bảo rằng Việt Nam đi đúng hướng".

Tiếp tục chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cũng tại buổi họp báo công bố báo cái này cho biết trong những năm gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ tập hđồng minh để đẩy lùi Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, cho nên Hoa Kỳ đã có những ưu đãi dành cho Việt Nam.

Tiến sĩ Thắng cũng cho rằng nhiều giới chức tập trung vào quyền lợi của Hoa Kỳ không muốn Việt Nam bị chế tài, không muốn Việt Nam bị đưa vào danh sách các quốc gia phải được quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng (CPC). Ông Thắng nói tiếp :

"Tuy nhiên, luật Hoa Kỳ rất rõ ràng rằng khi mà Việt Nam vi phạm đến một cái ngưỡng nào đó thì không thể tránh né mãi được. Chúng tôi cần phải chứng minh rằng Việt nam đã hoặc đang vượt qua cái ngưỡng đó.

Những việc làm của Việt Nam rất khôn khéo, bằng cách là "ném đá giấu tay". Nhà nước không trực tiếđàn áp nữa. Có một vài trường hợhọ (chính quyền -PV) nới lỏng, họ thay đổi cách đối đãi, có vẻ như như nhân nhượng hơn đối với các tôn giáo, sắc tộc.

Nhưng mặt khác, họ lại thúc đẩy quần chúng tự phát, mà thật sự đằng sau là các cán bộ nhà nước, kích động bạo lực hận thù đứng ở đằng sau. Những người này hoàn toàn vô can, không bị điều tra khởi tố. 

Bây giờ chúng tôi cần phải chứng minh rằng nhà nước Việt Nam đứng đằng sau các vụ kích động hận thù, để chứng minh rằng Việt Nam vẫn vi phạm vượt qua cái ngưỡng được ấn định bởi luật pháp Hoa Kỳ, và phải chế tài Việt Nam vì vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng".

Tiến sĩ Thắng đồng thời cho rằng, để chứng minh với quốc tế những hành vi vi phạm nhân quyền mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện, hoặc chỉ đạo quần chúng thực hiện, sắp tới BPSOS sẽ tổ chức, cũng như đồng tổ chức nhiều sự kiện về tự do tôn giáo, như Hội nghị thượng đỉnh về Tự do tôn giáo quốc tế ở thủ đô Hoa Kỳ ; hội nghị về Tự do tôn giáo quốc tế trong vùng Đông Nam Á ở Indonesia vào tháng 11/2022 mà theo ông, trong đó, các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sẽ được nêu lên trước Thế giới.

Việt Nam đã từng bị Hoa Kỳ xếp vào danh sách CPC vào năm 2004 nhưng sau đó Mỹ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách này vào năm 2006 do có những đánh giá về tiến bộ trong tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Sau năm 2006, tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam lại bị USCIRF đánh giá là không có tiến triển đáng kể thậm chí còn xấu đi. USCIRF các năm sau đó tiếp tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ không đồng ý.

RFA, 26/04/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 429 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)