Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

12/07/2022

Nghèo nhưng muốn chơi tay trên : Việt Nam hăm dọa Amazon

VOA, RFA

Amazon thúc các công ty Vit Nam chuyn d liu lên đám mây gia Ngh đnh 72

VOA, 12/07/2022

Amazon, công ty công ngh đa quc gia ca M, đang kêu gi các công ty Vit Nam chuyn d liu vào kho lưu tr đám mây vi các máy ch được đt nước ngoài trong khi chính ph Hà Ni yêu cu h phi lưu tr trong nước, theoNikkei Asia.

amazone1

Amazon đang m rng th trường Vit Nam vi các máy ch đt nước ngoài trong khi chính ph Hà Ni yêu cu công ty đin toán đám mây ln nht thế gii phi lưu tr gi liu ti đây.

Tp chí tiếng Anh chuyên v Châu Á ca Nht cho biết rng Amazon Web Services (AWS) là công ty đi đu trong vic tìm kiếm khách hành s dng trung tâm d liu ti Vit Nam. Tuy nhiên, công ty đin toán đám mây ln nht thế gii đang m rng th trường Vit Nam trong khi Hà Ni tht cht các quy đnh v lưu gi d liu ti đa phương.

Amazon hi tháng 3 va qua công b s xây 10 trung tâm d liu cho dch v AWS ti 6 quc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam. AWS là trung tâm d liu đa phương có quy mô nh hơn so vi các trung tâm d liu "chun" được gi là Mega Center ca Amazon, theoVnBiz News.

Vn theo t báo này, Hà Ni là mt trong các đa đim mà Amazon công b s xây trung tâm d liu đa phương và Vit Nam là mt th trường ha hn rt tim năng cho các công ty cung cp dch v đin toán đám mây.

Trong khi AWS có máy ch đám mây được đt bên ngoài Vit Nam, chính ph Hà Ni li mun các nhà cung cp dch v lưu tr d liu chn ni dung người dùng b coi là "bt hp pháp", mt điu mà các nhà cung cp gi là "không kh thi v mt k thut", theo Nikkei.

Các điu khon sa đi b sung ca Ngh đnh 72 ca Chính ph Vit Nam mi được son tho cm các hành vi li dng vic cung cp và s dng dch v Internet cũng như thông tin trên mng nhm mc đích "chng phá nhà nước", "tiết l bí mt nhà nước" hay "phá hoi khi đi đoàn kết dân tc".

Vit Nam trước đây đã yêu cu các công ty công ngh ln ca M như Facebook và Google phi đt máy ch qun lý d liu người dùng trên lãnh th Vit Nam theo Lut An ninh mng vn gây nhiu tranh cãi.

Giám đc giáo dc đào to ca AWS khu vc ASEAN, Emmanuel Pillai, nói vi Nikkei rng "bo mt là ưu tiên hàng đu" ca công ty này và rng Amazon mun tuân th các quy tc và quy đnh ca chính ph bt c nơi nào công ty hot đng nhưng cũng mun đm bo d liu ca khách hàng được bo v.

D tho sa đi b xung ca Ngh đnh 72 cũng cm các công ty thc hin vic truyn d liu xuyên biên gii mà không được phép. Theo Nikkei, Liên minh Phn mm, mt nhóm vn đng hành lang gm AWS, SAP và Cisco, nói rng chính sách mi được đ xut này s mâu thun vi các cam kết thương mi ca Vit Nam.

Ngành công nghip đin toán đám mây Vit Nam cũng đang gp vn đ vi d tho sa đi b sung ca Ngh đnh 72, trong đó yêu cu chn ni dung ca khách hàng b chính ph cho là "bt hp pháp".

Mt nhà qun lý chính sách ti Liên minh Phn mm, Tham Shen Hong, cho biết trong mt bc thư gi B Thông tin và truyền thông rng điu này "v mt k thut và thc tế là không kh thi", theo Nikkei.

Bc thư được Nikkei trích dn nói rng trung tâm d liu và "các nhà cung cp dch v đin toán đám mây b ràng buc bi các nghĩa v hp đng và đc bit là b hn chế quyn truy cp vào d liu ca khách hàng doanh nghip ca h".

B Thông tin và truyền thông cho biết th trường d liu và đin toán đám mây ca Vit Nam đt giá tr 196 triu USD vào năm 2020 và s tăng gp 3 ln vào năm 2026. Theo Nikkei, Amazon khi tham gia vào th trường Vit Nam s cnh tranh vi các công ty trong nước như Viettel, FPT và VNG.

Các công ty Vit Nam chiếm 19,7% th trường đin toán đám mây trong nước vi mc tiêu nâng con s này lên 70%, theo mt bn tin đăng ngày 23/11/2021 trên trang web ca B Thông tin và Truyn thông.

*******************

Nghị định 72 có thể ngăn cản Amazon mở rộng thị phần lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam ?

RFA, 12/07/2012

Theo bài viết của tác giả Lien Hoang đăng trên Tạp chí Nikkei Asia hôm 11/7, Amazon Web Services hiện là công ty đi đầu trong việc tìm kiếm khách hàng tại Việt Nam sử dụng trung tâm dữ liệu của họ. Trong khi Công ty Điện toán Đám mây (cloud computing) lớn nhất thế giới đang tìm cách mở rộng thị trường ở Việt Nam thì chính phủ Hà Nội thắt chặt các quy định về lưu giữ dữ liệu tại địa phương.

amazone2

Ảnh minh họa. AFP / RFA Edited

Theo tác giả bài viết, các nhà phân tích cho rằng một vấn đề đối với Amazon Web Services và các đối thủ nước ngoài như Alibaba và Schneider Electric là các máy chủ chứa dữ liệu trên không gian mạng của họ được đặt bên ngoài Việt Nam. Một lý do khác là nhà nước muốn các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu chặn nội dung khách hàng, việc này bị coi là bất hợp pháp, các nhà cung cấp gọi là ‘không khả thi về mặt kỹ thuật’.

Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney – Úc, giải thích với RFA hôm 12/7 :

"Tôi nghĩ Amazon tính toán về vấn đề kinh tế hơn là vấn đề chính trị, đương nhiên khi họ để máy chủ trong một nước nào đó thì họ phải thỏa mãn quy định của nước đó. Nhưng những quy định của Việt Nam rất khắt khe, vì họ muốn kiểm soát toàn bộ thông tin ra vào. Điều này có thể ảnh hưởng chính sách của Amazon, đó là những khó khăn về mặt chính trị. Nhưng về kinh tế lại càng khó khăn hơn, vì muốn xây dựng một Data Center (Trung tâm Dữ liệu) tại Việt Nam chi phí rất lớn. Trong khi họ đã thiết lập một Data Center rất lớn ở Singapore đủ sức cung cấp dịch vụ cho các quốc gia láng giềng".

Vì vậy theo ông Diêu, về mặt kinh tế không có lý do thuyết phục để xây dựng thêm một Data Center tại Việt Nam để thỏa mãn nhu cầu của chính phủ Hà Nội. Ông Diêu cho biết điều này rất khó cho Amazon, vì có những quy định về bảo mật thông tin khách hàng mà Amazon phải chịu trách nhiệm khi đưa thông tin lên cloud mà bị chính quyền lấy được. Đó là tài sản trí tuệ của khách hàng, Amazon phải đền nếu bị rò rỉ.

Trong khi đó, khi trả lời RFA hôm 12/7, Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV, lại cho rằng :

"Tôi được biết các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng của Việt Nam hiện nay cũng đang làm dịch vụ này, và họ cũng làm đại lý cho Amazon nữa. Họ cung cấp dịch vụ của họ lẫn của Amazon hoặc Microsoft. Tôi nghĩ quy định đặt máy chủ ở Việt Nam là hợp lý, nhiều nước trên thế giới cũng quy định như vậy. Trong trường hợp này tôi nghĩ Amazon sẽ phải cân nhắc về mức doanh số của họ, nếu đủ lớn thì tôi tin rằng họ sẽ đặt một Data Center tại Việt Nam. Chuyện đấy cũng khả thi, tôi được biết một số công ty hạ tầng tại Việt Nam đang xây dựng Data Center để cho các công ty như Amazon thuê, tùy thuộc vào doanh số của họ có lớn hay không thôi".

Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đủ đáp ứng cho Amazon, vì Việt Nam cũng thuộc nhóm các nước phát triển internet cao, internet phủ rộng khắp mọi nơi, người dân hưởng ứng cũng rất tích cực. Ông nói tiếp :

"Thị trường phát triển đến đâu thì họ sẽ đáp ứng được đến đấy. Kinh tế Việt Nam theo hướng mở, tôi thấy các công ty vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Chẳng hạn như FPT, họ cung cấp dịch vụ của Amazon và họ cũng có dịch vụ riêng của mình".

Trả lời Nikkei Asia mới đây, ông Emmanuel Pillai - Giám đốc Giáo dục và Đào tạo tại Amazon Web Services ASEAN cho biết : ‘Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, tôi có thể nói với bạn điều đó’, ông cũng khẳng định ‘Đám mây Amazon Web Services được kiến trúc để linh hoạt và an toàn nhất’.

Khi được hỏi về các quy tắc chặn nội dung, ông Emmanuel Pillai nói : ‘Bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động, chúng tôi muốn tuân thủ các quy tắc và quy định của chính phủ’. Tuy nhiên ông cho biết, Amazon Web Services cũng muốn đảm bảo dữ liệu của khách hàng được bảo vệ.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy khi trao đổi với RFA hôm 12/7 cho rằng, để lưu trữ dữ liệu trong nước thì Amazon sẽ đối mặt với bốn việc :

"Việc thứ nhất là hạ tầng nhất là hệ thống năng lượng của Việt Nam chưa ổn định. Việc thứ hai đó là luật pháp Việt Nam chưa đủ trung lập để bảo vệ Amazon trong trường hợp muốn bảo vệ dữ liệu của mình khỏi sự can thiệp của chính quyền. Việc thứ ba đó là chi phí để xây dựng các trung tâm dữ liệu rất tốn kém. Và việc cuối cùng đó là có đủ kỹ sư để vận hành".

Theo ông Vũ, cả bốn điều đó không dễ giải quyết trong hoàn cảnh hiện tại nhất là đối với một chính quyền độc đoán, sẵn sàng quản lý bằng mệnh lệnh thay vì bằng luật lệ và lý lẽ. Ông Vũ nói tiếp :

"Thị trường Việt Nam có tiềm năng nhưng hiện tại còn nhỏ. Cho nên rất khó mà thuyết phục Amazon ngay lập tức đầu tư một trung tâm dữ liệu. Cách thực tế nhất là tạo môi trường thuận lợi cho các công ty lưu trữ hoạt động và lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam và khi mà thị trường đủ lớn và môi trường hoạt động thuận lợi, ít nhất là ngang bằng với các nước khác trong khu vực, thì doanh nghiệp tự khắc xây dựng các trung tâm lưu trữ ở Việt Nam".

Tuy nhiên Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp - nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á – Iseas, Singapore khi trả lời RFA hôm 12/7, lại cho rằng, Chính phủ Việt Nam không thể bắt ép được Amazon Web Services đặt máy chủ ở Việt Nam. Theo ông Hợp, Amazon Web Services không nghe Chính phủ Việt Nam thì cũng sẽ không sao ?

Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam khi thêm các điều khoản sửa đổi bổ sung đã cấm các hành vi lợi dụng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ internet cũng như thông tin trên mạng nhằm mục đích ‘chống phá nhà nước’, ‘tiết lộ bí mật nhà nước’ hay ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’. Từ nhiều năm nay, Chính phủ Hà Nội cũng đã yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ như Facebook và Google phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng trên lãnh thổ Việt Nam theo Luật An ninh mạng vốn gây nhiều tranh cãi của Việt Nam.

Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu nhận định thêm về yêu cầu đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng trên lãnh thổ Việt Nam :

"Yêu cầu này tạo nên một rào cản rất lớn trong phát triển kinh tế và phát triển kỹ thuật của Việt Nam. Vì ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam là phải kiểm soát, nên đương nhiên cản trở phát triển. Những nước khác họ có mức độ tự do nhất định trong việc kiểm soát thông tin. Chứ đưa vào một hệ thống mà lúc nào cũng đặt nặng chuyện kiểm soát thì các tập đoàn đầu tư sẽ ngại không muốn đầu tư. Vì sẽ dính líu đến vấn đề trách nhiệm mà họ phải gánh chịu. Cho nên việc phát triển công nghệ thông tin cao cấp tôi thấy rất là mờ mịt ở Việt Nam. Tôi thấy rất khó để chính phủ Việt Nam thay đổi, vì chính sách của họ là chính sách phải kiểm soát. Ngay cả những tập đoàn làm việc không dính líu gì đến chính trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vốn đa nghi nên họ không dễ dàng chấp nhận".

Tác giả Lien Hoang trên tờ Nikkei Asia cho rằng các trung tâm dữ liệu có thể tốn hàng tỷ đô la để xây dựng và sử dụng nhiều năng lượng, vì vậy các công ty luôn chọn lọc quốc gia để xây dựng. Amazon cũng có kế hoạch xây dựng một ‘trung tâm dữ liệu địa phương’ nhỏ hơn tại Việt Nam để tổ chức một phần hoạt động theo quy tắc bản địa hóa.

Theo Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam, các công ty Việt Nam hiện chiếm 19,7% thị trường điện toán đám mây trong nước và Bộ này đặt mục tiêu nâng con số lên 70%. Liệu Chính phủ Việt Nam có chấp thuận kế hoạch này của Amazon Web Services nhằm giúp phát triển khoa học kỹ thuật cho đất nước ?

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA, RFA
Read 438 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)