Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

03/06/2017

Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động trong vụ Formosa

VNTB

Các nhà chức trách Việt Nam đang tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, những người đã nêu quan ngại về vụ xả thải phá hoại môi trường của Formosa trong năm 2016 và hậu quả của vụ việc này.

amnesty0

Hoàng Đức Bình (trái) đã bị bắt và Bạch Hồng Quyền đang bị truy nã do lên tiếng về vụ Formosa.  RFA photo

******************

Ân xá Quốc tế, ngày 01/6/2017

Ngày 12/5/2017, Việt Nam ban hành một lệnh bắt đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người hiện đang phải ẩn giấu, trong khi người bảo vệ nhân quyền và blogger Hoàng Đức Bình đã bị giam giữ từ ngày 15/5/2017. Nhiều nhà hoạt động khác cũng đang phải đối mặt với sự quấy rối và hăm dọa và có nguy cơ bị bắt.

Sáng ngày 15/5, nhà hoạt động nhân quyền và blogger Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền ở Nghệ An bắt giữ. Ông bị buộc tội "chống lại người thi hành công vụ" theo Điều 257 và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 của Bộ Luật hình sự năm 1999. Với mỗi một cáo buộc, Hoàng Đức Bình phải chịu án tù từ sáu tháng đến bảy năm.

Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch của Phong trào Lao động Việt Nam độc lập, đã viết blog về thảm họa Formosa và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi vụ việc xảy ra vào tháng 4/2016, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá ở nhiều tỉnh của Việt Nam. Anh đã đi cùng với một linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục vào thời điểm bị bắt và bị buộc phải ký một bản thú tội với các nhà chức trách sau khi bị giam ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Hiện không ai biết chính xác nơi anh bị giữ. Cha Nguyễn Đình Thục, người cũng hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng môi trường, cũng đã phải đối mặt với những mối đe dọa của chính quyền và có nguy cơ bị bắt.

Một blogger hoạt động khác của Việt Nam là Bạch Hồng Quyền, một thành viên của tổ chức Phong trào Đường Việt Nam, một nhóm theo đường lối cải cách ôn hòa bị coi là bất hợp pháp, cũng đang bị các nhà chức trách truy nã sau khi lệnh bắt giữ được đưa ra để bắt anh vào ngày 12/5. Anh hiện đang phải ẩn giấu và phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" khi tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 3/4 yêu cầu chính quyền Việt Nam giải trình và minh bạch liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Cả vợ và cha mẹ đều đã bị các nhà chức trách đến quấy nhiễu.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của bạn để kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam :

Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình, một tù nhân lương tâm, người thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa, và hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại anh và Bạch Hồng Quyền, người mà cảnh sát đã ra lệnh bắt giữ ;

Chấm dứt ngay các vụ bắt giữ, truy tố và quấy rối tùy tiện các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động những người kêu gọi minh bạch và trách nhiệm giải trình cho thảm hoạ môi trường xảy ra vào tháng 4 năm 2016 ;

Tăng cường và tạo điều kiện cho các quyền tự do lập hội, hội họp và biểu đạt ôn hòa.

Đề nghị gửi khiếu nại trước ngày 13/7/2017 đến :

1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, Việt Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam

Fax : + 844 3823 1872

3. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Bộ Ngoại giao, 1 Tôn Thất Đạm, Quận Ba Đình Hà Nội, Việt Nam

Fax : + 844 3823 18

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Và đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu gửi khiếu nại sau ngày trên.

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

-------------------

Thông tin bổ sung

Những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa sinh thái Formosa xảy ra vào tháng 4/2016 khi cá chết hàng loạt ở vùng nước gần bờ biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Nghệ An. Khoảng 270.000 người, bao gồm cả ngư dân và phụ nữ và những người khác dựa vào ngành đánh bắt để kiếm sống, cũng như gia đình họ, đã bị ảnh hưởng khi hàng triệu con cá chết dạt vào bờ. Sau cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về thảm họa này, chính phủ đã xác nhận những lời cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, đặt trụ sở tại Hà Tĩnh, là nguồn thải độc hại vào vùng biển ven bờ. Vào cuối tháng 6/2016, Formosa đã xin lỗi công khai và thông báo sẽ bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng những người bị ảnh hưởng nói rằng số tiền quá nhỏ so với hậu quả mà Formosa gây ra.

Ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó nêu rõ cách thức phân bổ bồi thường. Quyết định cho biết chỉ có các nạn nhân từ 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được đưa vào kế hoạch bồi thường. Quyết định đã được đưa ra vài ngày sau khi 506 khiếu nại đã được đệ trình lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bởi những người dân đã phải chịu thiệt hại do thảm họa môi trường này. Vào ngày 5/10/2016, Tòa án Hà Tĩnh đã từ chối 506 khiếu nại với lý do là các nguyên đơn không đưa ra bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và tòa án không được quyền đưa ra quyết định về vụ việc mà đã có quyết định của chính phủ. 619 khiếu nại đã được chuyển đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/2/2017 bởi các cá nhân từ Nghệ An, những người không có trong kế hoạch bồi thường của Quyết định 1880.

Thảm họa Formosa đã trở thành vấn đề quan tâm lớn của công chúng ở Việt Nam. Nước này đã chứng kiến ​​các cuộc biểu tình trên một quy mô chưa từng thấy trước đây cả về tần suất và số người tham gia. Các nhà chức trách đã phản ứng quyết liệt đối một loạt các cuộc biểu tình diễn ra khắp cả nước vào tháng 5 năm 2016, và trong tháng 10 năm 2016, một cuộc biểu tình chống lại Formosa ở Hà Tĩnh có sự tham gia của khoảng 20.000 người. Chính quyền đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn cản và trừng phạt những người tham gia biểu tình, dẫn tới một loạt các vụ vi phạm nhân quyền bao gồm tra tấn và các hình thức xử phạt và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, cũng như vi phạm quyền hội họp ôn hòa và tự do đi lại.

Các cuộc biểu tình yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình tiếp tục trong năm 2017, và nhà chức trách đang đối phó bằng đe dọa, quấy rối, đánh đập đối với những người tham gia vào việc tổ chức và đưa khiếu nại. Các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tham gia tổ chức các cuộc biểu tình trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền.

Ngày 15/2/2017, Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa, một blogger ở huyện Kỳ Anh, Hà Tinh, người đã bị bắt vào ngày 11/01/2017. Anh đã giúp đỡ những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái Formosa.

Quay lại trang chủ
Read 689 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)