Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

03/10/2022

Bỏ quy định thu hồi đất - không gian xã hội dân sự bị thu hẹp

Tổng hợp

Bỏ quy định thu hồi đất khi 80% dân đồng thuận, có giúp giảm dân oan ?

RFA, 03/10/2022

Dân oan : Không tin những "sửa đổi"

Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu rõ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới không quy định trường hợp thu hồi khi có 80% người có đất thu hồi đồng ý như trong dự thảo trước đó tại phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban kinh tế của Quốc hội vừa diễn ra tuần qua.

bo1

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh Quảng Ngãi trước đây. AFP Photo

Có ý kiến về điểm sửa đổi mới trong dự thảo Luật Đất đai, ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm, hôm 3 tháng 10 năm 2022 nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Người ta làm như vậy để đối phó tình hình thôi, chứng tỏ họ quan tâm thôi, nhưng thực chất theo tôi nghĩ nó sẽ còn ác ôn hơn trước nữa. Thứ hai là đất đai của dân bây giờ cũng gần hết rồi, họ chiếm chia cho các công ty sân sau của họ gần hết rồi, nên cũng chẳng còn bao nhiêu. Điều đó là chắc chắn, bởi vì đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà nước, người dân chỉ có quyền sử dụng. Nhà nước sở hữu thì Nhà nước muốn lấy thì lấy thôi, nếu Nhà nước lấy để phát triển quốc gia, lợi ích công cộng thì còn đỡ, nhưng họ lấy chia cho sân sau của họ thì đó mới là vấn đề".

Bà Đoàn Thị Nữ, một dân oan mất đất ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cũng trong ngày 3/10, cho ý kiến :

"Nếu giải quyết theo đúng quy định pháp luật thì không còn dân oan, nhưng đằng này họ giải quyết theo ý của mấy ổng thì dân oan phát sinh hoài… Như trường hợp của tôi, họ làm giả chữ ký để lấy đất của tôi mà tòa án giải quyết bên kia thắng. Dù tôi đã được Bộ Công an giám định chữ ký đã là giả, nhưng tòa án vẫn xử tôi thua. Nên làm sao mà tôi không bức xúc, không đi kiện hoài".

Theo Báo cáo của Chính phủ công bố hôm giữa tháng 9/2022, số lượt người đến cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng 67,6% trong năm năm qua. Trong đó các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp chủ yếu thuộc lĩnh vực hành chính có nội dung khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai trước thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực.

Chuyên gia : Nhiều điều còn lấp lửng

Liên quan đến các qui định trong Dự thảo luật đất đai (sửa đổi), một số thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng tự thỏa thuận khi chuyển nhượng đất để xây nhà ở thương mại khó khả thi, vì không dễ để 100% người dân đồng thuận.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này hôm 3/10 cho rằng :

"Mọi người Việt Nam vẫn có suy nghĩ rằng đã là thị trường thì phải đồng thuận 100%. Tôi cho rằng điều đó hơi lệch lạc, bởi vì theo kinh nghiệm của thế giới thì đồng thuận với phương án chuyển dịch đất đai là cỡ từ 70% đến 80%, thậm chí 90% nhưng không bao giờ yêu cầu 100%. Nhưng mà điều đó chỉ là hình thức, nội dung cần làm rõ để thấy rằng chỉ cần đại đa số đồng thuận là phù hợp. Cần phải có sự vận động với người dân, công khai phương án tài chính, sau đó phải hiểu rõ người không đồng thuận ấy vì sao họ không đồng thuận… nếu hợp lý thì chúng ta phải thỏa mãn cao nhất. Điều đó lại chưa được nêu trong dự thảo luật đất đai sửa đổi lần này".

Về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, Luật Đất đai 2013, điều 74 quy định việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Đứng ở góc độ chuyên môn nhìn nhận về Dự thảo Luật đất đai có sửa đổi của Việt Nam, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 3/10 cho rằng :

"Trong tình hình hiện nay, khi mà còn quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, tức cái quyền sở hữu cá nhân của người dân với mảnh đất tài sản của mình không tồn tại, thì chính nó đã ngầm tước đi quyền sở hữu, làm yếu đi quyền bảo vệ tài sản đất đai của người dân. Điều luật quy định 80% hộ dân đồng ý thì chính quyền mới được thu hồi đất nó chưa phải là điều luật hoàn hảo nhưng chí ít nó cũng cho phép số đông người dân bảo vệ được mảnh đất của mình trong hoàn cảnh hiện nay. Còn ngược lại, nếu không có một cơ chế luật hóa rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu đất của người dân, nó dễ dàng khiến cho đất đai trở thành cơ hội trục lợi của các nhóm lợi ích khác nhau".

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, việc chính quyền can thiệp để giải tỏa đất đai hầu như ở các nước đều làm, nhưng việc giải tỏa hay thu hồi phải vì mục đích ích lợi cộng đồng, chứ không phải làm giàu túi tiền của một nhóm nào đó. Ông Vũ cho rằng, một chính sách đất đai đúng đắn phải quy định rõ như thế nào là vì mục đích ích lợi cộng đồng và đền bù ra sao. Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói tiếp :

"Bên cạnh đó, trong bối cảnh mà đất đai của Việt Nam cần quy hoạch lại để tối ưu nguồn lực đất đai, chính quyền cần phải có những bộ luật trong đó bảo vệ quyền sở hữu đất của người dân và cho phép họ góp vốn bằng đất vào các dự án phát triển bất động sản. Có như vậy thì cả những doanh nghiệp bất động sản và người sở hữu đất đều được lợi, quốc gia cũng được lợi vì nguồn lợi đất đai được sử dụng tối ưu. Xã hội vì vậy cũng sẽ ổn định không còn xung đột".

Dự án Luật Đất đai sửa đổi, theo đúng lộ trình, sẽ chính thức được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022, sau đó tiếp tục được xem xét tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2023. Sau cùng sẽ được biểu quyết thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vào tháng 10/2023.

Nguồn : RFA, 03/10/2022

*************************

Nhóm c vn EU lo ngi không gian xã hi dân s b 'thu hp' Vit Nam

VOA, 03/10/2022

y ban C vn Trong nước ca Liên Hiệp Châu Âu (EU DAG) cho Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA) va lên tiếng lo ngi v vic không gian xã hi dân s ngày càng b thu hp ti Vit Nam sau nhng v bt gi và b tù các nhà hot đng môi trường gn đây ti quc gia Đông Nam Á.

bo2

Các lãnh đo xã hi dân s - (t trái qua) Đng Đình Bách, Mai Phan Li, Bch Hùng Dương và Ngy Th Khanh - b Vit Nam kết án nhiu năm tù ti "trn thuế". y ban C vn ca EU cho hip đnh EVFTA lo ngi v s thu hp ca xã hi dân s Vit Nam sau các bn án này.

Chính quyn Vit Nam gn đây đưa ra xét x và kết án nhiu năm tù các nhà hot đng môi trường đng thi là nhng lãnh đo các t chc xã hi dân s, gm Ngy Th Khanh, Mai Phan Li, Đng Đình Bách và Bch Hùng Dương. H đu b cáo buc ti "trn thuế", mt ti danh mà các t chc nhân quyn cho rng chính quyn Vit Nam dùng đ bt b các nhà hot đng xã hi và môi trường trong mt xu thế đáng lo ngi ti quc gia đo Đng Cng sn cm quyn.

Trong mttuyên b được đưa ra sau cuc hp vào tháng trước, EU DAG nói rng có nhng "lo ngi đáng k đã được nêu lên trong cuc hp v s thu hp không gian cho xã hi dân s Vit Nam" và rng nhóm "vn quan ngi sâu sc v các v bt gi, b tù và kết án mt s nhà bo v quyn môi trường ni tiếng Vit Nam".

Tuyên b ca y ban này, đưa ra hôm 29/9, nói rng nhóm đã nghe các báo cáo t y ban Châu Âu và các t chc khác v tiến trình thc hin EVFTA, mt hip đnh thương mi b nhiu t chc nhân quyn và các nhà hot đng vì dân ch cho Vit Nam phn đi nhưng đã có hiu lc t tháng 8 năm ngoái. Theo nhóm C vn, ngày càng có nhiu báo cáo, ý kiến, tuyên b và ngh quyết do Liên Hp quc và Liên Hiệp Châu Âu đưa ra ghi li "nhng vi phm nhân quyn nghiêm trng xy ra Vit Nam".

"S quy ri nhng người bo v nhân quyn, các nhà lãnh đo xã hi dân s và các nhà báo da trên vic s dng tùy tin cách din đt quá rng ca B lut Hình s và Lut Thuế ( Vit Nam) đã b EU và các cơ chế giám sát nhân quyn ca Liên Hiệp Quốc, bao gm Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc (HRC) và Nhóm làm vic v giam gi tùy tin (WGAD), t cáo", tuyên b ca EU DAG cho biết.

Đài Quan sát Bo v người Bo v Nhân quyn vào gia tháng trước đưa ra likêu gi khn cp đến chính quyn Vit Nam trước nhng quan ngi v vic nhà cm quyn s dng ti danh trn thuế đ bt b và hình s hóa bn nhà hot đng môi trường nêu trên. T chc này cho rng chính quyn Hà Ni đã sách nhiu pháp lut đi vi h.

Ông Bách, mt lut sư v quyn môi trường đng thi là giám đc Trung tâm nghiên cu pháp lut và chính sách phát trin bn vng (LPSD) b tòa phúc thm tuyên y án 5 năm tù hôm 11/8. Cùng ngày hôm đó, ông Li và ông Dương đu là lãnh đo ca Trung tâm truyn thông giáo dc cng đng (MEC), b tuyên ln lượt 4 năm và 2 năm rưỡi tù sau trong mt phiên x phúc thm riêng bit. Trước đó hi tháng 6, bà Khanh, nhà bo v quyn môi trường ni danh nht ca Vit Nam và là giám đc ca Green ID, b tuyên án 2 năm tù.

Các t chc nơi ông Bách, ông Li và ông Dương làm vic tc LSPD và MEC cùng y ban Bo v Quyn làm người Vt Nam (VCHR) cho rng ba nhà lãnh đo dân s này b bt gi là do h đã thúc đy s tham gia ca xã hi dân s trong vic giám sát EVFTA. Nhóm C vn, EU DAG, hi tháng 7 năm ngoái cho biết rng ông Bách và ông Li b bt sau khi np đơn xin làm thành viên ca nhóm này.

Các v bt gi và kết án các nhà lãnh đo dân s v quyn môi trường được xem là mâu thun vi nhng cam kết mnh m ca Vit Nam vi quc tế v môi trường và biến đi khí hu khi quc gia Đông Nam Á cam kết có phát thi ròng bng 0 vào năm 2050 và s t b nhit đin than đến năm 2040.

Chính quyn Vit Nam nhiu ln khng đnh rng các bn án này "không liên quan gì đến hot đng môi trường". Người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng hi tháng 6 nói rng "Vit Nam luôn cam kết nghiêm túc và mnh m trong bo v môi trường, ng phó vi biến đi khí hu, phát trin xanh và bn vng".

Tuy nhiên, nhà báo David Hutt hi tháng 7 nhn đnh trên t Diplomat rng s dĩ các nhà hot đng môi trường ni bt như bà Khanh b bt là vì Đng Cng sn Vit Nam lo s rng các yêu sách ban đu v môi trường sđi quá xa đến mc đòi hi nhng thay đi v chế đ.

Các chính ph phương Tây, gm M và Anh, cùng các t chc nhân quyn đã lên án vic Vit Nam kết án các nhà hot đng môi trường, đc bit là bà Khanh, người được quc tế công nhn vi vic thúc đy các vn đ v biến đi khí hu và năng lượng bn vng Vit Nam.

EU DAG nhc li li kêu gi tôn trng các quyn ca các t chc xã hi dân s trong vic xem xét và giám sát vic thc hin EVFTA. y ban này cho rng hip đnh thương mi "ch có th được thc hin đúng như cam kết nếu xã hi dân s có th giám sát minh bch và xem xét k lưỡng vic thc hin".

Nhân quyn được xem là mt yếu t thiết yếu ca Hip đnh Đi tác và Hp tác (PCA) gia liên minh Châu Âu và Vit Nam và do đó bao trùm toàn b EVFTA. Hơn 60 ngh sĩ Châu Âu hi tháng 9 năm 2020 đã đ xut kích hot điu khon nhân quyn đ đình ch EVFTA sau khi đưa ra quan ngi v các bn án t hình v tranh chp đt đai gia chính quyn và người dân Đng Tâm. Tuy nhiên, hip đnh thương mi này cui cùng vn được EU và Vit Nam phê chun và có hiu lc gn mt năm sau đó.

Báo cáo Đánh giá tác đng dài hn ca EVFTA cho biết hin ti, Liên Hiệp Châu Âu là đi tác thương mi chính ca Vit Nam vi kim ngch xut khu đt 21,3 t EUR. Khong 1/4 kim ngch xut khu ca Vit Nam được xut sang EU, và kim ngch nhp khu ca Vit Nam t EU chiếm khong 13% tng kim ngch nhp khu ca quc gia Đông Nam Á.

Nguồn : VOA, 03/10/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 257 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)