Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/06/2017

Quan hệ Việt Nhật : lối thoát mới của Việt Nam ?

Tổng hợp

Quan hệ kinh tế Việt – Nhật rất tốt đẹp (RFA, 05/06/2017)

Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, đang có mặt tại Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến công du Nhật Bản từ ngày 4 đến 8 tháng 6 theo lời mời của người tương nhiệm nước chủ nhà.

vietnhat1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo ngày 5 tháng 6 năm 2017. AFP photo

Chuyến thăm này được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế.

Chuyến thăm Nhật của Thủ tướng

Đây là chuyến thăm thứ 4 của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong nửa đầu năm nay. Mở đầu là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào hồi giữa tháng 1. Tiếp theo đó là chuyến thăm của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ 28 tháng 2 đến 5 tháng 3. Sau đó là là chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, Oshima Tadamori và phu nhân theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân từ ngày 4 đến 6 tháng 5.

Nói với đài Á Châu Tự Do, Nhà báo Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản nhận định chuyến thăm này có ý nghĩa tăng cường thêm mối quan hệ kinh tế, thương mại, an ninh giữa hai nước :

Có thể nói quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây nhìn chung là ổn định và khá tốt đẹp. Nhật Bản vẫn là quốc gia viện trợ với lượng tiền lớn nhất cho Việt Nam suốt một thời gian dài. Hiện tại mức viện trợ khoảng 1,8 đến 2 tỷ USD/năm. Ngoài ra, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong vấn đề xây dựng hạ tầng, kể cả vấn đề hoàn thiện luật pháp hình sự, cũng như cố vấn những đường hướng xây dựng đất nước,… Và đặc biệt Nhật cũng hỗ trợ việc cung cấp một số tàu tuần duyên. Khi thủ tướng Abe lên cầm quyền cách đây gần 5 năm, nơi đầu tiên ông đi là Việt Nam và đã hứa hẹn cung cấp cho Việt Nam 10 tàu tuần duyên. Việc đó vẫn đang tiến hành. Ngoài ra các tàu chiến của Nhật Bản hàng năm đều ghé thăm Việt Nam.

Trước đây ông Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, và các Thứ trưởng cũng thường xuyên ghé thăm Nhật Bản. Thành ra chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể nói là tăng cường thêm sự hợp tác giữa hai bên.

Trong chuyến thăm này thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam có buổi làm việc với người tương nhiệm phía Nhật là thứ trưởng quốc phòng Ro Manabe về các lĩnh vực : đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh thông qua công tác xử lý bom, mìn ; tẩy rửa chất hóa học/dioxin, an ninh mạng, an ninh biển…

Phía đoàn Việt Nam đã đề nghị phía Nhật xem xét hỗ trợ ODA để Việt Nam thực hiện hợp tác thử nghiệm công nghệ xử lý chất độc hóa học/dioxin tại Sân bay Biên Hòa, giúp Việt Nam thực hiện các dự án rà phá bom mìn còn lại sau chiến tranh.

Cũng về an ninh quốc phòng, trong chuyến thăm hồi tháng giêng của Thủ tướng Nhật Bản tới Việt Nam, Nhật Bản đã cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra mới với trị giá 338 triệu đô la. Trước đó, Nhật bản cũng cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra đã qua sử dụng nằm trong khuôn khổ vốn ODA trị giá 500 triệu Yên dành cho Việt Nam.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ và hiện là thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, chuyến thăm này mang ý nghĩa quan trọng với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á :

Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng để chứng tỏ nỗ lực của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam và tạo ra các mối quan hệ về kinh tế, quốc phòng, an ninh, hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tôi đánh giá chuyến thăm này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là rất tích cực. Không những chỉ có ý nghĩa với kinh tế Việt Nam mà còn đóng góp vào hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á đầu năm 2014, ký Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt - Nhật năm 2015. 

Quan hệ kinh tế giữa hai nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, vào chiều ngày 5 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam để thảo luận với các doanh nghiệp và quỹ đầu tư tại Nhật Bản.

Sự kiện này được đánh giá là quy mô lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam tổ chức tại Nhật Bản, với sự tham dự của 1600 đại biểu, doanh nghiệp ; trong số này có 200 đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyến thăm Nhật lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông trong nước nói là để thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản ở cấp trung ương và địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng việc Việt Nam mở rộng hợp tác kinh tế xuống cả cấp địa phương là một chiến lược tiếp theo giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước :

Sau khi cấp trung ương ký kết quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, nối tiếp là đặt ra quan hệ hợp tác giữa các tỉnh của Việt Nam và các tỉnh của Nhật Bản, khuyến khích hợp tác trên cơ sở bổ sung cho nhau hai bên cùng có lợi. Thí dụ như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và các địa phương khác đều có thể ký kết các bản ghi nhớ để hợp tác giữa hai bên.

Giải thích về sự hợp tác hai bên cùng có lợi, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng Nhật Bản muốn tận dụng nguồn lao động trẻ, giá rẻ tại Việt Nam trong khi đó Việt Nam cần thị trường Nhật để xuất khẩu các mặt hàng nông sản như rau củ, trái cây, hay hàng công nghiệp như dệt may.

Nhận xét về quan hệ kinh tế giữa hai nước, Nhà báo Đỗ Thông Minh cho là rất tốt đẹp mặc dù trong quá khứ Việt Nam từng có những hận thù với Nhật trong chiến tranh :

Trong hoàn cảnh Việt Nam cần sự hỗ trợ của các nước và Nhật Bản được coi là người bạn chí cốt không những về viện trợ mà còn cả về quân sự. Hàng Nhật ai cũng biết là rất tốt. Có thể nói là 90% người Nhật thích người Việt Nam và ngược lại người Việt cũng thích Nhật. Kinh tế hai nước hiện tại rất phát triển. Ngoại thương hai chiều giữa hai bên hiện lên đến 30-40 tỷ đô la, tức là xếp vào hàng ngũ 5 quốc gia đối tác quan trọng của Việt Nam.

Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam với hơn 1.600 doanh nghiệp đang hoạt động có số vốn đăng ký tới 42 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật cũng là đối tác lớn thứ ba về du lịch, lớn thứ tư về thương mại đối với Việt Nam.

Nhật cũng là nước cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Một số nguồn tin cho biết Đà Nẵng chuẩn bị mở lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố này.

Lan Hương, phóng viên RFA

*********************

Việt – Nhật ‘thúc đẩy thương mại tự do’ (BBC, 06/06/2017)

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố cùng Việt Nam "thúc đẩy thương mại đầu tư tự do" giữa "làn sóng bảo hộ và chống lại toàn cầu hóa".

vietnhat2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe có buổi gặp gỡ báo chí chung

Ông Shinzo Abe phát biểu tại buổi tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tokyo hôm 6/6, theo trang web chính phủ Việt Nam.

Lãnh đạo Nhật cũng hứa hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chấp pháp trên biển thông qua việc cung cấp những chiếc tàu tuần tra mới.

Hai bên đã ký kết Công hàm trao đổi vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá khoảng 100,3 tỷ yên, tương đương 1 tỉ đôla.

Số tiền này dành cho bốn dự án : Bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải ; Quản lý nước ở Bến Tre ; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa (giai đoạn 1) ; và Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2).

Hai bên cũng loan báo Nhật Bản sẽ hỗ trợ các dự án hạ tầng lớn trong đó có đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị.

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ 2 về đầu tư FDI vào Việt Nam.

********************

Việt Nam tôn trọng quyết định rút khỏi TPP của Mỹ (VOA, 06/06/2017)

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc nói rng Vit Nam tôn trng quyết đnh ca Hoa Kỳ rút khi Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP.

vietnhat3

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump đón Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti Nhà Trng, 31/5/2017.

Hôm 5/6, trong một cuc phng vn riêng vi báo Nikkei ca Nht, ông Phúc nói rng ông tôn trng quyết đnh ca Mỹ :

"Mỹ rút ra khi TPP, chúng tôi tôn trng quyết đnh ca phía Hoa Kỳ. Và vic tiếp tc bàn v TTP-11 nước, vn đ này chúng tôi đang nghiên cu. Chúng tôi đã giao cho B Trưởng Thương mi làm vic vi Bộ trưởng thương mi các nước trong 12 nước đ chúng ta tìm một phương án tt nht, cùng có li nht cho các nước chúng ta, và s có kết lun sau".

Báo Nikkei dẫn li Th tướng Phúc nói rng chính ph Vit Nam đang "cn trng cân nhc v vic ni dung nào trong TPP - có th thương tho li sau khi M rút đi".

Theo báo Nikkei, Việt Nam gia nhp TPP trong mc tiêu nhm đến nhng li ích to ln v xut khu hàng dt may cũng như nhiu sn phm khác vào th trường M. Tuy nhiên vào tháng 1 năm nay, Tng thng M Donald Trump đã chính thc rút M ra khi TPP.

vietnhat4

Tổng thng Trump tuyên b rút Hoa Kỳ ra khi TTP vào tháng 1/2017.

Chuyên gia kinh tế Nguyn Bá Lc cho VOA – biết vì sao Vit Nam vn mong mun thắt chặt kinh tế vi M, dù M không tham gia TPP :

"Sau khi Tổng Thng Trump rút M khi TTP thì Vit Nam rt lo ngi, rt mong có s hp tác, giúp đ t M. Vì kinh tế Vit Nam đang suy sp, t 2011 ti nay rt khó khăn, và tương lai rt mù mt, cho nên Hoa Kỳ là nước chính yếu có th giúp Vit Nam cu nguy nn kinh tế".

Trong số nhng thành viên còn li ca TPP, chính ph mt s nước như Nht, New Zealand rt mun tiếp tc các vòng đàm phán cho TPP-11. Trước khi lên đường sang Tokyo, tr li phng vn ca báo Nikkei và báo chí Nhật ti Vit Nam, Th tướng Phúc cho biết s tiếp tc làm vic vi chính ph Nht và nhiu nước khác đ hin thc hóa TPP.

Thủ tướng Phúc cũng khng đnh "chính ph các nước Châu Á không nên đ các ri ro an ninh hay xu hướng bo h cn tr n lc cng c quan h gia các quc gia trong khu vc cũng như trên thế gii".

Với Hoa Kỳ - đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam – Th tướng Phúc nói vi báo Nikkei rng chính ph s xúc tiến đàm phán mt tha thun song phương. Nikkei cũng đánh giá cao việc gn đây, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã tr thành lãnh đo đu tiên ca ASEAN thăm và hi đàm vi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump ti Nhà Trng.

Ông Nguyễn Bá Lc cho biết thêm vic Vit Nam luôn "trông ch" vào th trường Hoa Kỳ trong tương lai :

"Đầu tư nước ngoài ca Hoa Kỳ Vit Nam cũng rt tích cc, hu hiu, cùng vi lượng trao đi mu dch ca hai nước rt ln, lên ti 40 t đôla, Vit Nam vn trông ch th trường ca M trong tương lai vi mt tha thun tương t như TPP".

Ngoài ra, theo tờ Sankei, ti 5/6 nhn mnh trong bài phát biu khai mc ti Hi ngh Xúc tiến đu tư Vit Nam do T chc Xúc tiến ngoi thương Nht Bn (JETRO) t chc, đ cp đến TPP, Th tướng Phúc đã nói rng : "Cho dù M rút khi TPP, Vit Nam vn mong mun hp tác với Nht Bn đ đi đến đích".

Theo báo Tiền Phong, tr li câu hi ca Ch tch Tp đoàn Sumitomo Kuniharu Nakamura v quan đim ca Vit Nam đi vi TPP, Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói rng : "Vic M rút khi TPP là điu mà Vit Nam không mong đi, song cho dù không có Mỹ tham gia, Vit Nam vn mun các cân nhc vic xúc tiến tha thun này".

vietnhat5

Quanh cảnh sau mt phiên hp 11 nước TPP, Hà Ni, Vit Nam, 21/5/2017

Khi nói về vai trò ca Châu Á trong nn kinh tế toàn cu, Th tướng Nguyn Xuân Phúc nhn mnh : "Chúng tôi thường nghe v gic mơ M hay gic mơ Trung Quốc, nhưng dường như trên các phương tin thông tin đi chúng, gic mơ Myanmar, gic mơ Lào, gic mơ Campuchia hay gic mơ Vit Nam hu như không được nói đến. Tôi tin rng trong tương lai, Châu Á s là mt khu vc - nơi gic mơ ca tt c các quc gia, lớn hay nh, phát trin hay đang phát trin, tt c đu s được lng nghe và tôn trng".

"Lịch s chng minh dù chúng ta phn đi hay ng h toàn cu hóa, xu thế này vn c din ra", báo Nikkei Asian Review dn li Th tướng Nguyn Xuân Phúc phát biu trong Hội ngh quc tế v tương lai Châu Á ln th 23 đang din ra ti Nht Bn.

Về các vn đ an ninh Châu Á như tranh chp ch quyn ti Bin Đông và Hoa Đông hay căng thng trên bán đo Triu Tiên, Nikkei dn li kêu gi ca Th tướng Phúc rng các bên nên "hành động có trách nhim trên cơ s bình đng, tôn trng ln nhau và phù hp vi lut pháp".

Nguồn : Asia Nikkei, VOV, Infonet, Tin Phong

Quay lại trang chủ
Read 690 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)