Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/10/2022

2022 : Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet

VOA tiếng Việt - RFA tiếng Việt

Freedom House : Vit Nam vn không có t do Internet trong năm 2022

VOA, 21/10/2022

T chc Freedom House có tr s Hoa K va ra báo cáo "T do Internet 2022", trong đó xếp hng Vit Nam là mt trong năm quc gia kém t do Internet nht trên thế gii.

internet1

Báo cáo ca Freedom House v T do Internet Vit Nam năm 2022.

Báo cáo công b hôm 18/10 ln na cho biết Vit Nam không có t do Internet, ch đt 22 đim trên thang đim 100, trong đó 12 đim cho danh mc "tr ngi đ truy cp", 6 đim cho "gii hn ni dung" và 4 đim cho "vi phm quyn ca người dùng".

Năm nay Vit Nam ch xếp trên Cuba (20 đim), Iran (16), Myanmar (12) và Trung Quc (10) v t do Internet. Theo Freedom House, đây là năm th ba liên tiếp Vit Nam b đim 22/100, và là năm th 7 liên tiếp Vit Nam không có t do Internet.

Bng xếp hng T do Internet 2022 này da vào các tiêu chí như hành vi ngăn chn các trang web, s tác nghip ca dư lun viên ng h chính ph, ban hành chính sách mi đ kim duyt, bt b và giam cm người dùng, s dng bo lc đi vi người dùng, và các bin pháp tn công k thut, đ đánh giá v tình hình t do Internet Vit Nam.

Báo cáo cho biết quyn t do Internet vn b hn chế Vit Nam do chính ph thc thi các bin pháp kim soát nghiêm ngt đi vi môi trường trc tuyến ca đt nước.

Báo cáo ghi nhn rng mc dù chính quyn Vit Nam không làm gián đon kết ni hoc ngăn chn các máy ch ca Facebook như đã làm trước đây, nhưng nhà nước vn tiếp tc yêu cu các công ty xóa, g ni dung các bài đăng và tuyên các bn án hình s hà khc đi vi nhng người phn bin trên mng xã hi.

Báo cáo ghi nhn các s kin din ra trong khong thi gian t tháng 6/2021 đến tháng 5/2022 vi các đim đáng lưu ý ti Vit Nam, trong đó có vic các quan chc chính ph đã ra lnh cho các công ty truyn thông xã hi quc tế g b hàng nghìn ni dung, đc bit nhm vào nhng li ch trích quan chc nhà nước ; chính quyn áp dng các bn án tù đi vi nhng người bo v nhân quyn và nhng người s dng internet vì các hot đng trc tuyến ca h, bao gm c bn án 10 năm tù dành cho nhà hot đng Trnh Bá Phương.

VOA c gng liên lc B Ngoi giao Vit Nam, đ ngh h phn hi v báo cáo này ca Freedoom House, nhưng chưa được h tr li.

Báo cáo T do Internet là nghiên cu hàng năm ca Freedom House v quyn con người trong lĩnh vc k thut s. Kho sát đánh giá quyn t do Internet 70 quc gia, chiếm 89% người dùng Internet trên thế gii.

Vào tháng 6, sau khi Freedom House ra báo cáo v "Bo v nn dân ch khi sng lưu vong", báo Công an Nhân dân ca B Công an Vit Nam cho rng ni dung ca báo cáo có nhiu thông tin "ba đt, sai trái v tình hình thc tế ti Vit Nam", "vu cáo" v tình hình t do, dân ch nước này.

Trong báo cáo ngày 2/6, Freedoom House cho rng Vit Nam là mt trong s các quc gia "thc hin đàn áp xuyên quc gia nhm bt ming người đu tranh ngay c khi h ri quê hương" ; "tiến hành tn công mng vào các t chc h tr người Vit t nn và thúc đy nhân quyn" ; "quy ri, cm xut cnh hoc b tch thu h chiếu đi vi các "nhà dân ch" ch vì h báo cáo vi phm nhân quyn ca chính ph lên các cơ chế nhân quyn Liên Hp Quc.

Vào tháng 3, Freedom House đánh giá mc đ t do ca Vit Nam mc 19/100 đim, trong đó 3/40 đim v các quyn t do chính tr và 16/60 đim cho các quyn t do dân s, là quc gia có đim s áp chót khu vc Đông Nam Á.

Vào tháng 9 năm ngoái, người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng khng đnh báo cáo ca Freedom House xếp Vit Nam vào nhóm các quc gia không có t do trên mng internet 2021 "là vô giá tr".

Truyn thông Vit Nam dn li bà Hng khi y nói : "Thc tế nhng n lc thúc đy và bo đm quyn con người Vit Nam được các nước, t chc quc tế đánh giá cao ti Cơ chế Rà soát đnh k ph quát (UPR) ca Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc qua các chu kỳ".

***************************

Xếp hạng Tự do Internet 2022 : Nga tụt điểm nghiêm trọng nhưng vẫn hơn Việt Nam

RFA, 20/109/2022

Việt Nam đứng thứ năm trong nhóm sáu quốc gia có điểm số thấp nhất toàn cầu về tự do Internet, xếp ngay sau Nga - quốc gia tụt hạng nghiêm trọng trong năm nay vì cuộc chiến xâm lược đối với nước láng giềng Ukraine.

internet2

Người dân dùng internet tại một trạm xe buýt có quảng cáo mạng 4G ở Hà Nội hôm 29/8/2017 - Reuters

Tổ chức Freedom House hôm 18/10 công bố báo cáo mang tên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên Mạng 2022), quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á tiếp tục bị liệt vào nhóm "không có tự do" Internet với điểm số 22 theo thang điểm 100 là tự do hoàn toàn.

Cụ thể, Việt Nam có 12 điểm ở mục những trở ngại tiếp cận, 6 điểm ở mục giới hạn nội dung và 4 điểm ở tiêu chí những vi phạm quyền của người sử dụng.

26/70 quốc gia được khảo sát có điểm số cải thiện trong năm 2022, trong khi đó Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ so với năm ngoái, bốn quốc gia theo sau là Cuba (20), Iran (16), Myanmar (12) và Trung Quốc (10).

Trong khi đó, với việc chính quyền Putin kiểm duyệt tin tức về cuộc xâm lược ở Ukraine, chỉ số tự do Internet của Nga tụt từ 30 trong năm 2021 xuống còn 23 trong năm nay.

Bình luận về điều này, ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật Khoa Tạp Chí, người có đóng góp vào báo cáo của Freedom House, nói với Đài Châu Á Tự Do qua tin nhắn :

"Về điểm số đúng là Việt Nam dậm chân tại chỗ, nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ ngày càng quản lý Internet chặt hơn, kiểm duyệt nội dung trên mạng gắt gao hơn, bỏ tù và phạt hành chính nhiều người hơn với mức phạt cao hơn.

Chính phủ Việt Nam cũng thu thập dữ liệu online của công dân ở quy mô lớn hơn, và ngày càng ép được các công ty công nghệ nước ngoài như Facebook, Google tuân thủ các yêu cầu của chính phủ hơn".

Ông cho rằng điểm số của Việt Nam giữ nguyên so với năm ngoái mặc dù tự do Internet tệ đi, tuy nhiên cũng theo ông Long có lẽ tình hình chưa tệ đến mức có thể hạ điểm của Việt Nam trong nhiều tiêu chí xuống ngang với Trung Quốc.

Tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ chuyên thực hiện nghiên cứu và vận động về dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền trên thế giới, dẫn báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết, tỷ lệ sử dụng Internet ở quốc gia Đông Nam Á này là 71% vào cuối năm 2021.

Tính đến tháng 12/2021, tín hiệu 4G phủ sóng 99,8% lãnh thổ Việt Nam, trong khi 5G đã được thử nghiệm tại 16 tỉnh, tuy nhiên các "sự cố đứt cáp Internet" xảy ra nhiều lần trong giai đoạn cả nước bị phong tỏa vì đại dịch Covid-19.

Cũng theo Freedom House, các nhà chức trách Việt Nam thiết lập một hệ thống lọc nội dung hiệu quả, việc kiểm duyệt thường nhắm vào các blog hoặc trang web nổi tiếng có nhiều người theo dõi, cũng như nội dung được coi là đe dọa đến sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm thảo luận về bất ổn xã hội hoặc bất đồng chính kiến, vận động cho nhân quyền và dân chủ, và chỉ trích phản ứng của chính phủ ở biên giới và các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.

Việc truy cập vào các trang web quốc tế như của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và các ấn bản tiếng Việt của Đài Châu Á Tự do (RFA), BBC không ổn định và không thể đoán trước được.

Ông Trịnh Hữu Long đưa ra dự báo, Việt Nam "đang đi theo mô hình độc tài kỹ thuật số của Trung Quốc, mặc dù còn xa mới đạt được năng lực kiểm soát Internet như Trung Quốc".

Trả lời câu hỏi người dân và các nhà hoạt động có thể làm gì để chính phủ dỡ bỏ các hạn chế Internet trong thời gian tới trong bối cảnh Việt Nam vừa mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông nói :

"Hội đồng Nhân quyền, rất tiếc không phải là cơ chế đủ mạnh để gây được sức ép với chính phủ Việt Nam làm gì đó có ý nghĩa thực chất về nhân quyền. Việc Việt Nam được bầu thậm chí còn chính danh hoá những gì chính phủ đã và đang làm.

Các nhà hoạt động có thể tiếp tục làm những gì họ vẫn đang làm, tôi nghĩ điều đó là tốt và cần thiết, nhưng nếu đặt mục tiêu chính phủ sẽ dỡ bỏ một số hạn chế Internet thì tôi e rằng quá xa vời". 

Báo cáo được thực hiện một cách công phu cho biết, mặc dù không có cuộc tấn công mạng nào nhằm vào các nhà bảo vệ nhân quyền và các trang web truyền thông được tiết lộ công khai trong thời gian tiến hành khảo sát, nhưng các báo cáo trước đây cho thấy rằng chính phủ và các ban ngành liên quan có khả năng đã tiếp tục sử dụng chiến thuật này.

Một chuyên gia bảo mật Internet ở Việt Nam giấu tên vì lý do an ninh cho rằng :

"Cách tốt nhất để có thể cải thiện tình hình là từng bước nâng cao ý thức bảo mật của người dùng Internet, rồi từ đó họ sẽ tự hiểu được quyền riêng tư của họ có ý nghĩa ra sao. Nếu mỗi người biết cách tự bảo vệ tốt không gian quyền riêng tư của mình thì sẽ có thể tự thúc đẩy được tự do Internet".

Chính phủ Việt Nam là một trong ít nhất 55 nhà cầm quyền trên thế giới áp dụng chính sách điều tra, bắt giữ và kết tội những người đưa lên mạng xã hội những bài viết của họ.

Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 40 nhà hoạt động và Facebooker bị bắt hoặc bị kết án, phần lớn trong số này bị cầm tù với những tội danh mơ hồ như "tuyên truyền chống nhà nước" hay "lợi dụng quyền tự do dân chủ".

****************************

Việt Nam không có tự do trên mạng "do việc bắt giam các nhà hoạt động trên mạng xã hội"

RFA, 19/10/2022

Hôm 18/10, Freedom House đã tổ chức hội thảo trực tuyến với tiêu đề "Freedom on the Net 2022" (Tự do trên mạng 2022), thu hút sự tham gia của các diễn giả đến từ Bộ Ngoại giao Đan Mạch và các tổ chức như Paradigm Initiative và Google.

internet3

Các bạn trẻ dùng laptop và điện thoại di động truy cập internet tại một quán cà phê ở Hà Nội. AP | Minh họa

Tự do Internet toàn cầu suy giảm

Tại hội thảo, báo cáo của Freedom House đưa ra nhiều số liệu không mấy sáng sủa về tự do mạng internet toàn cầu.

Cụ thể, theo Freedom House, tự do mạng toàn cầu tiếp tục suy giảm năm thứ 12 liên tiếp. Một trong những nguyên do mà Freedom House đưa ra là nhiều chính phủ độc tài đang phá vỡ cấu trúc mạng internet toàn cầu để tạo ra các không gian trực tuyến dễ kiểm soát hơn.

Góp ý tại Hội thảo, bà Allie Funk, Giám đốc Nghiên cứu về Công nghệ và Dân chủ của Freedom House và một trong ba nhà nghiên cứu đã thực hiện bản báo cáo, đưa ra nhận xét về các diễn biến nhân quyền trên mạng trong năm 2022 :

"Chúng tôi nhận thấy rằng tự do mạng trên toàn cầu đã suy giảm đến năm thứ 12 liên tiếp vào năm 2022, báo hiệu một cuộc khủng hoảng nhân quyền đang tiếp diễn trong thời đại kỹ thuật số Trên một mạng internet phân mảnh, nhiều người không thể truy cập các ứng dụng nhắn tin an toàn mà các thành viên gia đình của họ hoặc các thành viên của cộng đồng cư dân ở nước ngoài có.

Việc xây dựng tình đoàn kết toàn cầu và truy cứu trách nhiệm cũng khó khăn hơn nếu người dân không được chia sẻ tài liệu về việc vi phạm nhân quyền trong các cuộc biểu tình hoặc chiến tranh trên thế giới. Và nếu bạn sống ở một quốc gia nơi Nhà nước kiểm duyệt truyền thông, mạng internet phân mảnh này sẽ hạn chế việc truy cập các nguồn thông tin toàn cầu đáng tin cậy để giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn về chính phủ của mình".

internet4

RFA thực hiện theo nguồn Freedom House

Việt Nam tăng kiểm soát mạng xã hội

Theo phân tích trên trang web của Freedom House, Việt Nam bị xếp hạng thấp trong báo cáo này là vì :

"Nhà nước Việt Nam sàng lọc hàng nghìn bài viết trên mạng xã hội chỉ trích chính phủ, ban hành các điều luật mới nhằm siết chặt và hạn chế nội dung các trang web lưu trữ quảng cáo (Nghị định 70), tăng mức phạt hành chính đối với các công ty bị phát hiện lưu trữ các ý kiến mà chính quyền cho là bất hợp pháp (Nghị định 53), và bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền vận động trên mạng xã hội".

Theo thang đánh giá với số điểm tự do nhất là 100 và ít tự do nhất là 0, Việt Nam năm nay ở mức 22 điểm, trong đó quốc gia này đạt 12 điểm về những trở ngại tiếp cận, sáu điểm về giới hạn nội dung và bốn điểm về những vi phạm quyền của người sử dụng. Điểm số này đã suy giảm từ mức 24 điểm vào năm 2019.

Đánh giá về điểm số tự do trên mạng tại Việt Nam trong những năm trước, nhà hoạt động xã hội dân sự Tiến sĩ Nguyễn Quang A từng nói rằng :

"Liên quan đến tự do nhân quyền, dân chủ thì đấy là lĩnh vực bị siết chặt nhiều nhất. Tức là những người dùng internet, nhất là mạng xã hội để cất lên tiếng nói của mình có thể bị đàn áp, thậm chí bắt bớ tù nếu làm những việc chính quyền cho là không được phép".

Trong cùng bài phỏng vấn của RFA về đề tài này, luật sư Hà Huy Sơn cũng chia sẻ ý kiến :

"Tự do internet ở Việt Nam bị hạn chế bởi mấy điều luật trong Bộ luật Hình sự 2015 như tội tuyên truyền chống Nhà nước, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ và một tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Mấy cái đấy rất mơ hồ, định tính, không có gì là định lượng để cân đong đo được nên nhà nước hay chính quyền có thể dựa vào tội đấy để nguời ta bắt bớ hay bỏ tù những nguời có quan điểm trái ngược với Đảng, với nhà nước. Tôi cho rằng đấy là những công cụ làm cho internet bị hạn chế tự do".

Nga trong số bốn quốc gia suy giảm tự do mạng trầm trọng

Ngoài Việt Nam, theo Freedom House, bốn quốc gia suy giảm về tự do mạng trầm trọng nhất năm nay gồm Nga, Myanmar, Sudan và Libya. Tại Nga, tự do mạng giảm đến ngưỡng thấp kỷ lục trong lịch sử nhất là sau cuộc xâm lược bất hợp pháp tại Ukraine. Còn tại Myanmar, tự do mạng tiếp tục suy giảm sau cuộc đảo chính quân sự đầu năm 2021, hiện thấp nhì trong 70 quốc gia được thống kê, chỉ cao hơn Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm chung này, theo Freedom House, 26 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ trong số 70 quốc gia được thống kê đang thúc đẩy các nỗ lực hợp tác nhằm cải thiện luật pháp, phát triển khả năng phục hồi của các phương tiện truyền thông và đảm bảo trách nhiệm giải trình giữa các công ty công nghệ.

Bà Alexandria Walden, lãnh đạo Nhân quyền toàn cầu tại Google, một trong những tham luận viên tại hội thảo, cũng trình bày các nỗ lực của công ty này trong việc cải thiện nhân quyền trên mạng :

"Từ việc tung ra các sản phẩm mới, đến việc mở rộng hoạt động trên toàn cầu, chúng tôi luôn làm theo các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến nhân quyền và luật nhân đạo Với tư cách là một công ty thông tin, chúng tôi hiển nhiên coi trọng trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông đáng tin cậy cho mọi người khi họ cần. Ví dụ, chúng tôi đã thấy có bao nhiêu người Crimea dùng Google để tìm nơi trú ẩn hoặc viện trợ nhân đạo, hoặc chúng tôi đã làm những việc như cài đặt cảnh báo không kích cho mọi người trên điện thoại của họ".

Qua đó, bà Funk, đại diện Freedom House đưa ra khuyến nghị :

"Lãnh đạo các công ty tư nhân nên đầu tư mạnh mẽ hơn vào xã hội dân sự. Họ cần nguồn kinh phí để đào tạo các quan tòa có hiểu biết về các vấn đề kỹ thuật số phức tạp, giúp chúng ta cải tạo các chính sách có vấn đề.

Mặc dù còn nhiều việc cần làm nhưng nhìn chung, chúng tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách dân chủ, các công ty tư nhân, và xã hội dân sự có thể hợp tác tăng cường khả năng phục hồi trong thời đại kỹ thuật số và mang lại một tương lai dân chủ hơn".

Nguồn : RFA, 19/10/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA, RFA
Read 346 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)